Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.55 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
…………………..

LÊ THỊ MỸ CHÂU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: THS. TRẦN ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex ”
do Lê Thị Mỹ Châu, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TRẦN ĐÌNH LÝ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________


Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

i

tháng


năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị và những người
thân trong gia đình đã động viên và lo lắng để tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, thử
thách và đạt được thành tựu như ngày hôm nay.
Sau tôi xin chân thành tri ân đến Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu, là hành
trang cho tôi vào đời. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đình Lý, người đã
tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất biết ơn Ban giám đốc cùng các anh, chị làm việc ở
công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi thực tập
hiệu quả.
Lời cuối cùng cảm ơn những người bạn đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi
nhiệt tình cho sự thành công khóa luận tốt nghiệp hôm nay.
Chân thành tri ân!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2012
Lê Thị Mỹ Châu

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ MỸ CHÂU. Tháng 06 năm 2012. Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả
Hoạt Động Marketing Của Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex..
LE THI MY CHAU. June 2012. Solution

to Improve Efficiency of


Marketing Activities in Vimedimex Medi - Pharma Joint Stock Company
Khóa luận tập trung phân tích các nội dung chính:
Phân tích các yếu tố môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, tìm ra các cơ hội,
nguy cơ của môi trường bên ngoài cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của môi
trường bên trong tác động đến hoạt động Marketing của công ty
Thu thập các tài liệu, số liệu về tình hình kinh doanh của công ty để đánh giá
hiệu quả hoạt động Marketing hiện tại của công ty thông qua 4 chiến lược chính:
chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị cổ
động.
Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt
động Marketing của công ty, đồng thời rút ra một số kết luận và kiến nghị giúp công
ty nâng cao hoạt động Marketing và hoạt động sản xuất kinh doanh.

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

CT

Công ty

HĐKD

Hoạt động kinh doanh


HĐTC

Hoạt động tài chính

KH

Khách hàng

LN

Lợi nhuận

MTV

Một thành viên

NTD

Người tiêu dùng

SO

Strengths- Opportunities ( Điểm mạnh – Cơ hội)

ST

Strengths – Threats ( Điểm mạnh – Thách thức)

SWOT


Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats
( Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức)

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTH

Tính toán tổng hợp

WT

Weaknesses –Threats ( Điểm yếu – Thách thức)

WO

Weaknesses – Opportunities ( Điểm yếu – Cơ hội)

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ ii 
NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................................ iii 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ iv 
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v  
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... ix 
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ x 
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 
1.2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 
1.2.1. Mục tiêu chung : .................................................................................................. 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể : .................................................................................................. 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 
1.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................................. 2 
1.3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 2 
1.3.3. Phạm vi nội dung và giới hạn đề tài..................................................................... 3 
1.4. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 3 
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 4 
TỔNG QUAN ........................................................................................................................ 4 
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex ..... 4 
2.1.1. Giới thiệu công ty ................................................................................................ 4 
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................ 4 
2.2. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................... 5 
2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty .......................................................... 6 
2.3.1.Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 6 
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa các phòng ban chính ............................. 8 

v


2.4. Thực trạng của công ty ............................................................................................... 9 

2.4.1. Kết quả kinh doanh qua 2 năm 2010 – 2011 ....................................................... 9 
2.4.2. Tình hình lao động ............................................................................................. 10 
2.4.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty .......................................................... 11 
2.5. Mục tiêu và định hướng phát triển ............................................................................ 12 
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 14 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 14 
3.1. Cở sở lý luận ............................................................................................................. 14 
3.1.1. Khái niệm thị trường .......................................................................................... 14 
3.1.2. Khái niệm Marketing ......................................................................................... 14 
3.1.3. Mục tiêu và chức năng của Marketing ............................................................... 15 
3.1.4. Marketing-mix ................................................................................................... 17 
3.1.5. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing .............................................. 25 
3.1.6. Công cụ phân tích môi trường kinh doanh......................................................... 27 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 28 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 28 
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 28 
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 28 
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 29 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................. 29 
4.1. Khái quát về thị trường dược phẩm tại Việt Nam .................................................... 29 
4.2.Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây ..................................... 31 
4.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.......................................................... 31 
4.2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 2 năm 2010 - 2011 ........................ 32 
4.2.3. Khái quát hoạt động marketing của công ty. ..................................................... 33 
4.3. Phân tích môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. ................... 34 
4.3.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................... 34 
4.3.2. Môi trường vi mô ............................................................................................... 36 
4.4. Thực trạng hoạt động maketing- mix của công ty trong những năm gần đây .......... 40 
4.4.1. Chiến lược sản phẩm .......................................................................................... 40 
4.4.2. Chiến lược giá .................................................................................................... 43 


vi


4.4.3. Chiến lược phân phối ......................................................................................... 47 
4.4.4. Chiến lược chiêu thị cổ động ............................................................................. 56 
4.5. Phân tích ma trận SWOT .......................................................................................... 60 
Nguồn: Phòng Marketing. ................................................................................................ 60 
4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ................................................... 61 
4.6.1. Chiến lược sản phẩm .......................................................................................... 61 
4.6.2. Chiến lược giá .................................................................................................... 63 
4.6.3. Chiến lược phân phối ......................................................................................... 64 
4.6.4. Chiến lược chiêu thị cổ động ............................................................................. 67 
CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................... 70 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 70 
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 70 
5.2. Kiến nghị................................................................................................................... 71 
5.2.1. Đối với nhà nước................................................................................................ 71 
5.2.2. Đối với doanh nghiệp ......................................................................................... 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 72 
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 73 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty qua 2 Năm 2010 – 2011 .................... 9 
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011 ..................................................... 10 
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Công Ty Qua 2 Năm 2010 -2011 ......................................... 11 

Bảng 2.4. Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu của Công Ty................................................................ 12 
Bảng 4.1. Giá Trị Sản Lượng Của Công Ty Từ Năm 2010 Đến Năm 2011 ....................... 32 
Bảng 4.2. So Sánh Quy Mô Vimedimex Với Các Công Ty Cùng Ngành (31/12/2011) ..... 38 
Bảng 4.3. So Sánh Sự Chênh Lệch giữa Các Nhóm Sản Phẩm ........................................... 40 
Bảng 4.4. Tỉ Trọng Theo Nhóm Sản Phẩm ......................................................................... 41 
Bảng 4.5. Giá Bán Các Sản Phẩm........................................................................................ 43 
Bảng 4.6. Kênh Phân Phối Theo Nhóm Khách Hàng .......................................................... 51 
Bảng 4.7. Kênh Phân Phối Theo Các Khu Vực ................................................................... 52 
Bảng 4.8 Bảng Mức Chiết Khấu Theo Doanh Thu ............................................................ 53 
Bảng 4.9. Các Chương Trình Khuyến Mãi trong 2 Năm 2010 – 2011 ................................ 58 
Bảng 4.10. Kế Hoạch Chi Phí Quảng Cáo ........................................................................... 68 
 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex ...................... 7 
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011 ....................................... 11 
Hình 3.1 Mục Tiêu của Marketing....................................................................................... 15 
Hình 3.2 Chức Năng của Marketing: Phát Hiện và Thõa Mãn Nhu Cầu của Khách Hàng . 17 
.............................................................................................................................................. 17 
Hình 3.3 4P Trong Marketing-Mix ...................................................................................... 18 
Hình 3.4. Các Yếu Tố Cần Xem Xét Khi Định Giá ............................................................ 20 
Hình 3.5. Các Loại Kênh Phân Phối .................................................................................... 23 
Hình 3.6. Các Yếu Tố Tác Động Đến Doanh Nghiệp Từ Môi Trường Vi Mô ................... 26 
Hình 3.7. Các Yếu Tố Tác Động Đến Doanh Nghiệp Từ Môi Trường Vĩ Mô ................... 27 
Hình 3.8. Sơ Đồ Cấu Trúc Ma Trận SWOT ........................................................................ 28 
Hình 4.1. Tốc Độ Tăng GDP và Tăng Doanh Thu Ngành Dược ........................................ 29 

Hình 4.2. Quy Mô Thị Trường Ngành Dược Việt Nam ...................................................... 30 
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Giá Trị Sản Lượng Từ Năm 2010 Đến Năm 2011 ................ 33 
Hình 4.5. Thị Phần của Các Công Ty Trên Thị Trường ..................................................... 38 
Hình 4.6. Cơ Cấu Sản Phẩm Theo Từng Nhóm Sản Phẩm ................................................. 41 
Hình 4.7. Quy Trình Định Giá ............................................................................................. 46 
Hình 4.8. Tổ Chức Hệ Thống Phân Phối Của CTCP Y Dược Phẩm Vimedimex .............. 48 
Hình 4.9. Cấu Trúc Kênh Phân Phối của CTCP Y Dược Phẩm Vimedimex ...................... 49 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các công ty con và đơn vị trực thuộc.
Phụ lục 2: Danh hiệu Top 100 Nhà cung cấp đáng tin cậy – Gold Trust Supplier
2011

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (viết tắt WTO) vào ngày
11/01/2007 (theo vietbao.vn). Thu nhập bình quân đầu người đạt 1300 USD năm
2011 (theo tổng cụ thống kê đưa ra trong phiên họp báo tổng kết 31/12/2011) , đời
sống nhân dân ngày một nâng cao. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, nhu cầu
của người dân cũng không ngừng tăng lên. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản
xuất cũng như doanh nghiệp thương mại là phải chọn lựa lĩnh vực kinh doanh nào

vừa đem lại lợi nhuận cao nhất vừa đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Marketing ngày nay đã trở thành một phần quan trọng của hoạt động kinh
doanh hiện đại. Trong bối cảnh nền kinh tế thi trường thì áp lực cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến lược, cách
thức kinh doanh riêng vượt trội hơn các đối thủ và không ngừng cải tiến, đổi mới để
bắt kịp nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng. Ngày nay cạnh tranh không chỉ tập
trung ở việc sản xuất ra sản phẩm tốt hơn đối thủ vì một sản phẩm dù tốt nhưng
khách hàng không biết đến hoặc không có nhu cầu sử dụng thì cũng không thể thành
công. Doanh nghiệp bằng mọi cách phải tìm hiểu, nắm rõ nhu cầu của khách hàng
rồi tìm cách đáp ứng nhu cầu đó và song song với việc sản xuất ra sản phẩm còn cần
phải có chiến lược để đưa sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Khi đó tất yếu
doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing. Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp và không phải yếu tố nào doanh
nghiệp cũng có khả năng kiểm soát, do đó khi triển khai chiến lược marketing doanh

1


nghiệp thường tập trung vào một công cụ mang tính chiến thuật bao gồm các yếu tố
có thể kiểm soát được đó là Marketing mix. Với tất cả những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty cổ
phần Y Dược phẩm Vimedimex”.
Do thời gian và khả năng còn hạn chế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý công ty, thầy, cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung :
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động marketing của công ty CP Y Dược
phẩm Vimedimex và đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể :
Khái quát tình hình hoạt động của công ty CP Y Dược phẩm Vimedimex từ
năm 2010 đến năm 2011.
Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Đánh giá hoạt động marketing của CT thông qua các chiến lược : chiến lược
sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của CT CP Y Dược phẩm Vimedimex.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu hoạt động marketing và thu thập số liệu tại công ty CP Y Dược
phẩm Vimedimex.
Đại chỉ: 602/45D Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thu thập số liệu công ty qua 2 năm 2010-2011
Thời gian thực tập từ 25/02/2012 đến 25/04/2012.
2


1.3.3. Phạm vi nội dung và giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động marketing của công ty CP Y Dược phẩm
Vimedimex xoay quanh lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.
Hiện tại, ngoài lĩnh vực kinh doanh dược phẩm công ty còn có mảng kinh
doanh bất động sản (dịch vụ cho thuê văn phòng), kinh doanh kho vận, dịch vụ xuất
nhập khẩu ủy thác. Đề tài xin bỏ qua không nghiên cứu các lĩnh vực này.
1.4. Cấu trúc luận văn
Gồm 5 chương: chương 1 là chương mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, xác
định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày khát quát cấu trúc của
luận văn. Chương 2 (tổng quan) trình bày tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có

liên quan, đồng thời trình bày tổng quan về CT CP Y Dược phẩm Vimedimex.
Chương 3 là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày
những kiến thức liên quan dùng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu như một số kiến
thức chung về marketing, thị trường, các chiến lược marketing (phối thức marketing
mix) và phân tích các công cụ phân tích môi trường kinh doanh. Đồng thời nêu lên
những phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài. Chương 4 (kết quả và
thảo luận) trình bày các thông tin, kết quả của quá trình nghiên cứu được phân tích,
tổng hợp theo hướng phản ánh môi trường vi mô, vĩ mô, ảnh hưởng đến hoạt động
marketing, đánh giá hoạt động kinh doanh hiện tại thông qua chiến lược marketing
mix của CT. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược marketing
của CT. Chương 5 (kết luận và kiến nghị) là chương cuối cùng. Từ các kết quả
chương 4 đưa ra một số nhận định và kết luận đồng thời có một số kiến nghị đối với
nhà nước và CT.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Y Dược phẩm
Vimedimex
2.1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Tên tiếng Anh : Vimedimex Medi - Pharma Joint Stock Company (VIMEDIMEX).
Địa chỉ : 246 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM
Văn phòng : 602/45D Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại : (08) 38.99.01.64
Fax
Email


Hotline : (08) 35.12.53.84

: (08) 38.99.01.65
: ,

Website : www.vietpharm.com.vn
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
CT CP Y Dược phẩm Vimedimex tiền thân là CT Xuất nhập khẩu Y tế, được
thành lập ngày 06/11/1984 theo quyết định số 1106/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y
tế với tư cách là CT Xuất nhập khẩu đầu tiên của Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam - trực thuộc Liên hiệp các Xí Nghiệp Dược Việt Nam.
Ngày 22/04/1993, theo Quyết định số 415/BYT – QĐ của Bộ Trưởng Bộ Y
Tế, CT được chính thức đổi tên thành CT Xuất Nhập Khẩu Y Tế II TP HCM gọi tắt
là VIMEDIMEX II (HCM).
Năm 2006, CT chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức CT CP với
tên gọi là CT CP Y Dược Phẩm VIMEDIMEX theo Quyết định số 5077/QĐ – BYT

4


ngày 26/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế. Vốn điều lệ của CT tại thời điểm này là
25 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103004872 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 12/06/2006.
Đến tháng 04/2010, trải qua 3 lần tăng vốn vào các năm 2008 và 2010, Công
ty đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 81.411.960.000 (tám mươi mốt tỷ bốn trăm
mười một triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng) thông qua việc phát hành cổ phiếu
cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên.
Đến nay, công ty đã có 4 công ty con, 05 chi nhánh, 01 trung tâm nghiên cứu,
sản xuất cây thuốc và hệ thống Nhà thuốc Việt cùng hệ thống phân phối trên khắp

cả nước.
2.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu ủy thác và phân phối dược phẩm, nguyên
liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế và hóa chất xét nghiệm: Đây là hoạt động kinh
doanh chính của công ty, chiếm đến 90% tổng doanh thu của CT. Các sản phẩm rất
đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng
loại từ các CT dược nổi tiếng thế giới. Các sản phẩm này được nhập từ 02 nguồn
chính là trong nước và nước ngoài. Sau đó thông qua các hệ thống chi nhánh CT
thực hiện phân phối cho các đại lý, hiệu thuốc, các bệnh viện trên toàn quốc.
- Sản xuất và nuôi trồng: Gồm sản xuất, chế biến các loại dược liệu, đông
nam dược, thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên công nghệ sản xuất đạt chuẩn GMP và
nuôi trồng các loại cây dược liệu, cây công nghiệp khác.
Hoạt động sản xuất thuốc của CT được thực hiện ở CT con là CT TNHH
MTV Vimedimex Tây Ninh, đây không phải là hoạt động chính nên chiếm tỷ trọng
rất ít trong doanh thu của CT.
- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu nuôi trồng dược liệu, nghiên cứu bào
chế, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ các loại cây cỏ, động vật; Nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ về nuôi trồng, chế biến và sản xuất thuốc từ dược liệu.
- Các hoạt động khác:
+ Nghiên cứu, sản xuất với CT CP B.V. PHARMA
5


+ Xúc tiến thương mại: Môi giới, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại,
trưng bày và giới thiệu hàng hóa...
+ Tư vấn miễn phí việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và các vấn đề liên
quan đến sức khỏe theo hình thức trực tuyến và hệ thống nhà thuốc Việt.
+ Ngoài hoạt động chính liên quan đến ngành Dược, CT còn thực hiện cho
thuê cao ốc văn phòng tại Tòa nhà Citilight Tower - 45 Võ Thị Sáu, Quận 1,
TP.HCM. Hoạt động này cũng tạo cho doanh nghiệp doanh thu đáng kể, đứng vị trí

thứ ba sau hoạt động bán hàng thành phẩm, tân dược, nguyên liệu; thiết bị y tế, hóa
chất.
2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.3.1.Cơ cấu tổ chức

6


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex

Nguồn: www.vietpharm.com.vn

Mỗi phòng ban đảm nhận một nhiệm vụ, chức năng riêng, có cơ cấu tổ chức
riêng từ cao đến thấp nhưng lại thống nhất với nhau vì mục tiêu chung của công ty
là sản xuất sản phẩm đạt chất lượng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

7


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa các phòng ban chính
- Ban điều hành: là cơ quan cao nhất, quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của
công ty.
-Phòng nhân sự: quản lý tổ chức nhân sự, tuyển dụng, cho thôi việc đúng
theo bộ luật lao động và văn bản pháp quy của nhà nước, tổng hợp bảng chấm công,
làm thêm giờ, phiếu nghỉ phép, giao cho kế toán tiền lương.
-Phòng hành chính: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý công việc hành chính:
đóng dấu, nhà ở cho nhân viên, điện thoại, fax, hội nghị, du lịch…
-Phòng tài chính và kế toán: chịu trách nhiệm toàn bộ vốn phục vụ cho mọi
hoạt động của công ty, đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, kế hoạch lợi
nhuận. Đề ra các kế hoạch đầu tư thông qua việc phân tích tài chính.

-Phòng kế hoạch và đầu tư: là phòng tham mưu chính về mọi hoạt động kinh
doanh của công ty, hoạch định các phương án đầu tư của công ty trong thời gian tới
đồng thời kiểm tra, đánh giá tiến độ cũng như tính hiệu quả của kế hoạc đầu tư hiện
tại.
- Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho công ty trong việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra, các thông số, quy cách sản phẩm.
- Phòng Marketing: có trách nhiệm tiếp thị sản phẩm, xúc tiến công việc bán
hàng, nghiên cứu khai thác thị trường và các chiến lược MKT của công ty.
- Phòng kinh doanh: là phòng nghiệp vụ, nghiên cứu các quy luật cung cầu
trên thị trường và hệ thống các phương pháp, các nghệ thuật làm cho quá trình sản
xuất phù hợp với nhu cầu và đạt kết quả kinh tế cao.
- Phòng xuất nhập khẩu: phụ trách việc giao và nhận hàng khi có hợp đồng
xuất nhập khẩu.
- Phòng dược liệu: quản lý nguồn dược liệu của doanh nghiệp.
- Các công ty trực thuộc: quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của công ty chi
nhánh thuộc đơn vị trực tiếp quản lý.

8


- Phòng quản lý và khai thác cao ốc văn phòng: quản lý các hoạt động liên
quan lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
2.4. Thực trạng của công ty
2.4.1. Kết quả kinh doanh qua 2 năm 2010 – 2011
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty qua 2 Năm 2010 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu


Năm 2010

Năm 2011

Doanh Thu Thuần

5.980.353

7.320.492

1.340.139

22,41

Giá Vốn Hàng Bán

5.405.197

6.618.284

1.213.087

22,44

Lợi Nhuận Gộp

575.155

702.207


127.052

22,09

Tổng doanh thu HĐTC

33.085

97.318

64.233

194,15

Chi phí tài chính

57.390

132.909

75.519

131,59

Chi phí bán hàng

462.006

555.972


93.966

20,34

Chi phí quản lý doanh nghiệp

62.217

75.409

13.192

21,20

Tổng Chi phí hoạt động

581.613

764.290

182.677

31,41

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

26.627

35.236


8.609

32,33

Lợi nhuận khác

2.314

1.770

-544

-23,51

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

28.941

37.007

8.066

27,87

Chi phí thuế TNDN

5.834

7.874


2.040

34,97

Lợi nhuận sau thuế TNDN

23.107

29.133

6.026

26,08

±∆

%

Tỉ suất chi phí và tỉ suất LN (đơn vị tính: %)
Tỉ suất chi phí/ doanh thu

9,91

10,4

0,39

0,04

Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu


0,39

0,392

0,002

0,005

Nguồn: TTTH.
Doanh thu và lợi nhuận: Dựa vào bảng 2.1 ta thấy kết quả kinh doanh của
công ty năm 2011 có bước phát triển nhanh. Doanh thu và lợi nhuận của toàn công
ty năm 2011 cao hơn năm 2010. Trong năm 2011 CT đã thực hiện các kế hoạch đầu
tư đã đề ra trong năm 2010. Đó là các dự án: Dự án đầu tư phát triển cây thuốc từ
9


cây dược liệu trong nước, dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dự án phát
triển hệ thống phân phối, kho ở các khu vực được thực hiện đã làm tăng trưởng
doanh thu, đạt mức trên 7.000 tỷ đồng trong năm 2011 tương ứng với mức tăng
22,41% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 6.026 triệu đồng ứng
với 26,08% so với năm 2010. Với đà tăng trưởng như hiện nay là một tiền đề tốt CT
tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Tỉ suất chi phí và tỉ suất lợi nhuận: Dựa vào bảng 2.1 ta thấy tỉ suất chi phí
tăng 0,04% trong khi đó tỉ suất lợi nhuận chỉ tăng 0,005% điều này là không tốt.
Nghĩa là CT đang tăng chi phí cao hơn so với tăng lợi nhuận. Vì vậy, CT cần kiểm
soát tốt mọi hoạt động để giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
2.4.2. Tình hình lao động
Tổng số lao động: 314 người. Trong đó:
-Lao động trực tiếp: có 247 người.

-Phục vụ: có 45 người.
-Quản lý: có 22 người.
Trình độ lao động được thống kê qua bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011
Trình độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Trên đại học

5 người

1,6

Cao đẳng, đại học

153 người

48,7

Trung cấp trở xuống

156 người

49,7
Nguồn: Phòng Nhân Sự.

10



Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Năm 2011

1.6%

Trên đại học
49.7%

48.7%

Cao đẳng, đại học
Trung cấp trở xuống

Nguồn: TTTH
Qua hình 2.2 ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của công ty khá tốt, tỉ lệ lao
động có trình độ trên đại học và cao đẳng, đại học ở mức cao (1,6% + 48,7% =
50,3%). Điều đó chứng tỏ CT có nguồn lực tương đối mạnh với trình độ chuyên
môn cao. Đây là một ưu điểm để CT phát triển trong thời gian tới.
2.4.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
a) Tình hình tài sản
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Công Ty Qua 2 Năm 2010 -2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản

Năm 2010


Năm 2011

2.565,8

Chênh lệch
±∆

%

3.887,2

1.321,4

51,5

149,5

149,2

-0,3

-0,2

2.715,3

4.036,4

1.321,1

48,7


Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 31/12/2011.
Qua bảng 2.3 ta thấy nguồn tài sản của CT CP Y Dược phẩm Vimedimex
tăng qua các năm. Cụ thể: tài sản ngắn hạn của CT năm 2011 tăng 1.321,4 tỷ đồng
(tương ứng tăng 51,5%) so với năm 2010, tuy nhiên tài sản dài hạn giảm 0,3 tỷ đồng
(tương ứng giảm 0,2%), kết quả tổng tài sản năm 2011 tăng 1.321,1 tỷ đồng (tương
ứng tăng 48,7%).
b) Tình hình nguồn vốn

11


Bảng 2.4. Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu của Công Ty
Đơn vị tính: tỷ đồng.

Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng

Chênh lệch
%
±∆
2.573,0
3.864,7
1.291,7
50,2
142,3
171,7
29,4

20,7
2.715,3
4.036,4
1.321,1
48,7
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 31/12/2011

Năm 2010

Năm 2011

Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex ban đầu được thành lập với vốn
điều lệ 25 tỷ đồng.
Sau khi nghiên cứu kỹ và thấy được sự hấp dẫn của thị trường trong nước
đến nay công ty nâng vốn điều lệ lên 84.411.960.000 đồng thông qua hình thức phát
hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược.
Ngoài ra, công ty còn có thể huy động nguồn vốn vay từ các ngân hàng với
chính sách ưu đãi: ngân hàng TMCP Xuất - Nhập khẩu Việt Nam, ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín, ngân hàng TMCP Việt Á, ngân hàng TMCP Quân đội, ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội dưới hình thức vay ngắn hạn..
Nhận xét: Với tổng vốn đầu tư lớn cùng những phương án dự phòng đảm bảo
cho thấy khả năng tài chính của công ty rất vững mạnh. Đây là một lợi thế lớn của
công ty khi cạnh tranh với các đối thủ.
2.5. Mục tiêu và định hướng phát triển
a) Mục tiêu kinh doanh
Vimedimex xác định tầm nhìn “ Đến năm 2014, VIMEDIMEX trở thành
doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thương mại và dịch
vụ”. Bên cạnh đó, Vimedimex tăng cường hợp tác với các trung tâm nghiên cứu
khoa học, các nhà máy liên doanh sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế

(GMP, GSP,GLP) để tạo ra các sản phẩm dược phẩm từ nguồn dược liệu phong phú
của Việt Nam.
b) Định hướng phát triển

12


- Sản xuất kinh doanh:
Định hướng lại các sản phẩm kinh doanh: tập trung đầu tư sản xuất trong
nước các mặt hàng có công nghệ cao, sản phẩm: ung thư, tim mạch, rối loạn chuyển
hóa.
Phát triển kinh doanh tự có: hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Cơ cấu lại tổ chức phục vụ cho việc phát triển hệ thống phân phối.
Nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng quản trị của đội ngũ quản lý.
Nguồn nhân lực: tiếp tục các đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hoàn thiện phần mềm quản lý doanh nghiệp BFO.
- Chất lượng sản phẩm
Tăng cường công tác quản trị sản phẩm, thực hiện cam kết: “Chất lượng sản
phẩm là nhân cách của doanh nghiệp”.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
Tiếp tục đưa vào thành mục tiêu nhiệm vụ của công ty.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cở sở lý luận
3.1.1. Khái niệm thị trường
Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp tất cả những người mua
thực sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm. Khái niệm này cho phép
các doanh nghiệp có thể dự đoán được dung lượng thị trường một cách chính xác.
Thị trường tiềm năng là những thị trường mới, thị trường tương lai mà doanh
nghiêp hướng tới và khách hàng đó là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
3.1.2. Khái niệm Marketing
Có bao giờ bạn lấy làm lạ khi biết rằng cùng một loại sản phẩm và có cùng
công dụng mà người ta thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác? Có khi nào bạn tự
hỏi làm thế nào để người kinh doanh biết được khách hàng muốn thay thế sản phẩm
mà hiện tại họ tiêu dùng bởi một sản phẩm trong tương lai có công dụng nhiều hơn,
chất lượng tốt hơn... Một trong những công cụ chính để phát hiện nhu cầu và sự thay
đổi trong hành vi người tiêu dùng, và qua đó trả lời những câu hỏi được đặt ra ở trên
là thực hiện việc nghiên cứu marketing. Nghiên cứu marketing giúp cho người lập
kế hoạch chiến lược và tác nghiệp trong lĩnh vực marketing có những thông tin cần
thiết để hoạch định và đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu của người tiêu
dùng. Vấn đề đặt ra là cần phải hiểu rõ nghiên cứu marketing là gì, tại sao chúng ta
phải tiến hành hoạt động nghiên cứu marketing và tiến trình nghiên cứu marketing
sẽ thực hiện như thế nào?

14


×