Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Luận văn ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ THẢM THỰC VẬT DƯỚI TÁN RỪNG U MINH HẠ, CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

NGUYỄN VIỆT TRUNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRỒNG KEO LAI ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT
VÀ THẢM THỰC VẬT DƯỚI TÁN RỪNG
U MINH HẠ, CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

2015


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “đánh giá ảnh hưởng của việc trồng Keo Lai đến
tính chất đất và và thảm thực vật dưới tán rừng U Minh Hạ, Cà Mau” do học viên
Nguyễn Việt Trung thực hiện theo sự hướng dẫn của ...................... Luận văn đã
báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày………………

Ủy viên

Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2



Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

2


Nguyễn Việt Trung, 2015. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG
KEO LAI ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ VÀ THẢM THỰC VẬT DƯỚI TÁN
RỪNG U MINH HẠ, CÀ MAU. Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai. Khoa Môi
trường và TNTN, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn:
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện với mục tiêu xác định sự thay đổi tính chất hóa học
đất tác động đến môi trường trong vùng trồng Keo Lai. Nghiên cứu được thực
hiện bằng việc khoan khảo sát và phân tích đất, từ đó so sánh và đánh giá tác
động đến môi trường. Chọn 2 khu vực rừng: Keo Lai và tràm để nghiên cứu, mỗi
khu vực rừng được chia ra làm hai nhóm đất: phèn nông và phèn sâu, mỗi nhóm
đất phèn chia làm 2 mức độ diện tích là < 10ha và > 30ha, mỗi tiểu vùng khảo sát
trên 3 cấp tuổi khác nhau và mẫu được thu lập lại 3 lần trên mỗi cấp tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng đất rừng được lên líp trồng Keo Lai có
tổng cộng 13 loài thực vật phát triển được dưới tán rừng, sự đa dạng loài thực vật
thấp hơn so với vùng rừng trồng Tràm (có đến 19 loài hiện diện). Đồng thời mức
độ che phủ của thảm thực vật dưới tán của vùng đất rừng trồng Keo Lai cũng thấp
hơn so với vùng rừng trồng Tràm tương ứng là 27,5% và 63%. Kết quả phân tích
một số tính chất đất cho thấy: đối với vùng trồng Keo Lai hàm lượng chất hữu cơ,
TPA, Al trao đổi và tỷ trọng đất ở nhóm đất phèn nông cao hơn so với nhóm đất
phèn sâu. Tuy nhiên, chỉ số pH có biến động ngược lại. Ngoài ra, hàm lượng
Fe2O3, EC, TAA và dung trọng đất qua các khu vực có biến động không khác biệt

nhau. Đối với vùng trồng Tràm: hàm lượng chất hữu cơ, Fe 2O3, TAA, TPA, EC ở
nhóm đất phèn nông có xu hướng cao hơn so với nhóm đất phèn sâu. Trong khi
đó, hàm lượng Al trao đổi, chỉ số pH, dung trọng đất thì ở nhóm đất phèn nông
thấp hơn so với nhóm đất phèn sâu. Khi so sánh giữa vùng trồng Keo Lai và vùng
trồng Tràm cho thấy: các tính chất lý học đất như dung trọng và tỷ trọng có biến
động không lớn nhưng nhìn chung ở vùng trồng Keo Lai có xu hướng cao hơn so
với vùng trồng Tràm. Chỉ số pH ở cả hai vùng đều thấp. Hàm lượng Fe 2O3 và
TAA ở vùng trồng Keo Lai cao hơn so với vùng trồng Tràm. Tuy nhiên, khi lên
liếp đã làm cho nhôm trao đổi và EC được rữa trôi nên có hàm lượng giảm hơn so
với vùng trồng Tràm. Tương tự, hàm lượng chất hữu cơ và TPA trong đất ở vùng
trồng Keo Lai thấp hơn so với vùng trồng Tràm.

3


Qua đánh giá cho thấy việc lên liếp trồng cây Keo Lai trong vùng nghiên
cứu đã làm thay đổi một số tính chất đất, làm giảm tính đa dạng sinh học và có
khả năng ảnh hướng xấu đến môi trường so với rừng tràm. Do đó, cần có những
nghiên cứu thêm về tác động của việc lên liếp trồng Keo Lai đến nguồn nước và
các động vật thủy sinh.
Từ khóa: Keo Lai, U Minh Hạ, đất phèn, lên liếp, tính chất đất

4


Nguyen Viet Trung, 2015. EVALUATION OF THE EFFECTS OF HYBRID
ACACIA CULTIVATION ON THE SOIL QUALITY AND THE UNDERSTORY
VEGETATION AT U MINH HA FOREST, CA MAU PROVINCE. Master thesis in

Land Management, College of the Environment and Natural Recourses, Can Tho

University.
Supervisor: PhD. Tran Van Dung.
ABSTRACT
The objective of research want to determine the change of soil chemical
properties that influence to environment by the raising beds for planting of
Hybrid Acacia . The study was conducted by using the methods of soil servey and
soil analysis then comparing and evaluating the effects. Research was carried out
on Hybrid Acacia forest area and Melaleuca Cajuputi forest area. For each forest
area was divided into two soil types: deep acid sulfate soils and shallow acid
sulfate soils. Each soil types divided into 2 sub-region with <10 ha and > 10 ha,
the soil samples were took at 3 different age levels and repeated 3 times.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu xác định sự thay đổi tính chất hóa học
đất tác động đến môi trường trong vùng trồng Keo Lai. Nghiên cứu được thực
hiện bằng việc khoan khảo sát và phân tích đất, từ đó so sánh và đánh giá tác
động đến môi trường. Chọn 2 khu vực rừng: Keo Lai và tràm để nghiên cứu, mỗi
khu vực rừng được chia ra làm hai nhóm đất: phèn nông và phèn sâu, mỗi nhóm
đất phèn chia làm 2 mức độ diện tích là < 10ha và > 30ha, mỗi tiểu vùng khảo sát
trên 3 cấp tuổi khác nhau và mẫu được thu lập lại 3 lần trên mỗi cấp tuổi.

The results showed that there were total 13 understory vegetation species
which were observed in the Hybrid Acacia cultivation area . The plant species
diversity in this area was lower than that in the Melaleuca Cajuputi area (19
species). In addition, the coverage of the understory vegetation in the Hybrid
Acacia cultivation area was also lower than that in the Melaleucacultivation area,
i.e. 27,5% and 63%, respectively. Results analyzed some soil properties showed
that: For the Hybrid Acacia, the content of organic matter, TPA, Exchangeable Al
and Particle density in shallow alkaline soil group is higher than depth alkaline
soil group. However, the pH change backwards. In addition, the content of Fe 2O3,
EC, TAA and Bulk density through the area have not significantly different. For
5



the Melaleuca cultivation area, the content of organic matter, Fe 2O3, TAA, TPA,
EC in shallow alkaline soil group is higher than depth alkaline soil group. While,
Exchangeable Al, pH, Bulk density in shallow alkaline soil group is lower than
depth alkaline soil group. When comparing between regions Hybrid Acacia and
melaleuca showed: the soil physical properties such as Particle density and Bulk
density of Hybrid Acacia region tends to be higher than Melaleuca Cajuputi
forest region. pH is low in both two regions of Hybrid Acacia forest and
Melaleuca Cajuputi forest. The content of Fe2O3 and TAA in Hybrid Acacia forest
region is higher than Melaleuca Cajuputi forest region. However, when raised
beds made of content organic matter, Exchangeable Al, TPA and EC in Hybrid
Acacia forest region is lower than Melaleuca Cajuputi forest region.
The research results indicated that the raising beds for cultivation of Hybrid
Acacia has resulted in change in some soil properties, decrease in biodiversity
and therefore negative impacts on environment. For this reason, there is a need
for doing more research on the impact of the raising beds for cultivation of
Hybrid Acacia on water enviroment and aquatic animals.
Keywords: Hybrid Acacia, U Minh Ha, acid sulfate soils, raised beds, soil
properties

6


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Nguyễn Việt Trung

7


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
LÝ LỊCH KHOA HỌC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
CAM KẾT KẾT QUẢ
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁNH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TẢI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây Keo Lai
2.2 Tổng quan về cây tràm

2.2.1 Nguồn gốc
2.2.2 Phân bố
2.2.3 Đặc điểm hình thái
2.2.4 Sinh trưởng
2.2.5 Hệ sinh thái rừng tràm ở Việt Nam
2.3 Tổng quan rừng U Minh Hạ
2.3.1 Vị trí địa lý
2.3.2 Khí hậu thủy văn
2.3.3 Địa hình và đất đai
2.3.3.1 Địa hình
2.3.3.2 Đất đai
2.3.4 Hệ động thực vật
2.4 Một số tính chất đất
2.4.1 Tỷ trọng của đất
2.4.2 Dung trọng đất
2.4.3 pH đất
2.4.4 Độc chất Nhôm trong đất
8


2.4.5 Độc chất Sắt trong đất
2.4.6 Chất hữu cơ
2.4.7 Độ dẫn điện (EC)
2.4.8 Tổng độ chua hiện tại (TAA) và tổng độ chua tiềm tàng (TPA)
2.5 Một số tác động của việc lên liếp
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu diễn biến môi trường đất

3.2.1.1 Bố trí nghiên cứu
3.2.1.2 Khoan và khảo sát đất
3.2.1.3 Phương pháp lấy mẫu đất
3.2.1.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu cần phân tích
3.2.3 Nội dung 3: phân tích, đánh giá số liệu
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đa dạng thảm thực vật dưới tán
4.1.1 Đối với Keo Lai
4.1.2 Đối với Tràm
4.1.3 Mức độ che phủ thực vật dưới tán giữa vùng trồng Tràm và Keo
Lai
4.2 Kết quả khảo sát đất.
4.2.1 Đặc tính hình thái phẫu diện ở vùng đất trồng Keo Lai
4.2.1.1 Nhóm đất đất phèn nông
4.2.1.2 Nhóm đất phèn sâu
4.2.2 Đặc tính hình thái phẫu diện ở vùng đất trồng Tràm
4.2.1.1 Nhóm đất phèn nông
4.2.1.3 Nhóm đất phèn sâu
4.3 Kết quả phân tích đất
4.3.1 Đối với vùng trồng Keo Lai
4.3.1.1 Dung trọng đất (g/cm3)
4.3.1.2 Tỷ trọng đất (g/cm3)
4.3.1.3 Chất hữu cơ (%)
4.3.1.4 Hàm lượng Fe2O3 (%)
4.3.1.5 Chỉ số pH
4.3.1.6 Al trao đổi (meq/100g)
4.3.1.7 TAA (mol/cm3)
4.3.1.8 TPA (mol/cm3)
4.3.1.9 Độ dẫn điện EC (mS/cm)

4.3.2 Đối với vùng trồng Tràm (Tràm Bản Địa)
4.3.2.1 Dung trọng đất (g/cm3)
4.3.2.2 Tỷ trọng đất (g/cm3)
9


4.3.2.3 Chất hữu cơ (%)
4.3.2.4 Chỉ số pH
4.3.2.5 Al trao đổi (meq/100g)
4.3.2.6 Hàm lượng Fe2O3 (%)
4.3.1.7 TAA (mol/cm3)
4.3.1.8 TPA (mol/cm3)
4.3.1.9 Độ dẫn điện EC (mS/cm)
4.3.3 So sánh tính đất đất giữa vùng trồng Keo Lai và vùng trồng Tràm
4.3.3.1 Dung trọng đất (g/cm3)
4.3.3.2 Tỷ trọng đất (g/cm3)
4.3.3.3 Chất hữu cơ (%)
4.3.3.4 Chỉ số pH
4.3.3.5 Al trao đổi (meq/100g)
4.3.3.6 Hàm lượng Fe2O3 (%)
4.3.3.7 Hàm lượng TAA (mol/cm3)
4.3.3.8 Hàm lượng TPA (mol/cm3)
4.3.3.9 Độ dẫn điện EC (mS/cm)
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị thực hiện các giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên Bảng
Trang

11


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang

DANH SÁNH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng việt

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TPA

Tổng độ chua tiềm tàng

TAA


Tổng độ chua hiện tại

CHC

Chất hữu cơ

OC

Cacbon hữu cơ tổng số

OM

Chất hữu cơ tổng số

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu long

12


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trước xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu, rừng không những có vai trò to
lớn trong việc hình thành môi trường, điều hòa khí quyển mà còn có vai trò kinh
tế - xã hội đặc biệt quan trọng. Hiện nay rừng trên thế giới nói chung và rừng tại
nước ta nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng về cả chất lượng và số lượng.
Những hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng vào những mục đích kinh tế

của con người đang làm cho diện tích rừng dần bị thu hẹp. Những diễn biến xấu
ấy sẽ gây ra những ảnh hưởng hết sức bất lợi đến môi trường và cuộc sống của
con người. Ở nước ta, việc trồng rừng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế
nói chung và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh lâm nghiệp nói riêng.
Trước sự suy giảm tài nguyên rừng ngành Lâm Nghiệp cần phải chú trọng
tới việc phục hồi diện tích rừng. Một trong những biện pháp đang được áp dụng
để thay thế rừng đã mất là trồng rừng sản xuất để thay thế. Rừng sản xuất với
những ưu điểm về độ thuần loài, sản xuất, tập trung sẽ thay thế dần những giá trị
mà rừng tự nhiên đem lại. Cây Keo Lai là một trong những loài cây được sử dụng
nhiều trong việc trồng rừng sản xuất hiện nay. Giá trị kinh tế của loài Keo Lai
được đánh giá cao, đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.
Năm 2009, Bộ NN & PTNT cho phép tỉnh Cà Mau bổ sung thêm cây Keo
Lai trồng trên đất rừng sản xuất đến nay toàn tỉnh đã trồng được trên 4.000 ha
Keo Lai. Một số nghiên cứu về Keo Lai và thực tế hiện nay tại Cà Mau cho thấy
đây là một loài cây có giá trị kinh tế cao và có nhiều triển vọng để gây trồng để
sản xuất bột giấy. Tuy nhiên, việc đưa cây Keo Lai vào trồng trên đất phèn đã tỏ
ra có tác động xấu làm thay đổi các tính chất và môi trường chung quanh so với
khu vực rừng tràm bản địa. Nhiều ý kiến cho rằng trồng Keo Lai làm thay đổi
tính chất đất từ đó dẫn đến bất lợi cho môi trường nước và các loài sinh vật trong
hệ sinh thái này như thảm thực vật dưới tán, nguồn lợi cá đồng và chất lượng mật
ong...Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm ngược lại. Vì thế việc nghiên cứu và
phân tích trên cơ sở khoa học thật sự cần thiết để giúp các nhà quản lý đất đai,
môi trường cũng như các doanh nghiêp và nông dân sản xuất cây Keo Lai có
quyết định và tầm nhìn đúng đắn hơn trong việc canh tác cây Keo Lai tại khu vực
rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Với thực tế đó đề tài"đánh giá ảnh hưởng của
việc trồng Keo Lai đến tính chất đất và thảm thực vật dưới tán rừng U Minh
Hạ, Cà Mau" được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tính chất đất và thảm thực vật dưới tán do ảnh hưởng của kiểu sử

13


dụng đất trồng Keo Lai làm cơ sở đánh giá tác động môi trường và giúp quản lý
bền vững hệ sinh thái rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự khác biệt tính chất đất trong vùng trồng Keo Lai tại khu vực
rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
- Đánh giá thảm thực vật dưới tán rừng vùng trồng Keo Lai tại khu vực rừng
U Minh Hạ, Cà Mau.
- Xác định các tác động và đề xuất các giải pháp khắc phục các bất lợi của
kiểu sử dụng đất trồng Keo Lai nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái rừng U Minh
Hạ, Cà Mau.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
Tính chất đất và thảm thực vật dưới tán trong vùng trồng cây Keo Lai và
rừng trồng tràm tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau tại
Công ty lâm nghiệp Thúy Sơn thuộc xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau.
Khu vực 2 tại Trạm nghiên cứu Kênh Đứng thuộc Trung tâm nghiên cứu thực
nghiệm Tây Nam Bộ thuộc xã Khánh Hội, huyện U Minh, Cà mau và Keo tại
Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau.

14


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TẢI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây Keo Lai

Keo Lai là tên gọi của giống Keo được lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo Lai này
được Messrs Herburn và Shim phát hiện đầu tiên vào năm 1972 trong số những
cây Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của
Malaysia. Năm 1976, M. Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa
Keo tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo Lai có nhiều đặc điểm hình thái
trung gian giữa bố và mẹ, dòng đời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có
hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn loài bố mẹ, có
khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Đến tháng 7
năm 1978 Pedgley đã xác nhận đó cũng là giống lai tự nhiên (Lê Đình Khả,
1999).
Keo Lai (Hybrid Acacia) là một giống lai tự nhiên của Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo Lai có nhiều đặc
điểm hình thái giữa bố và mẹ, có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng, hiệu suất bột
giấy, độ bền và độ trắng của giấy, có khả năng cố định đạm nhờ các nốt sần ở hệ
rễ (Bộ NN & PTNN, 2007).
Trong những năm 1980, các loài Keo đã được đưa vào trồng thí nghiệm ở
nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống
xói mòn, năng suất cao. Nghiên cứu năm 1987, của Rufels đã thấy rằng, tại miền
Bắc Sabah Keo Lai xuất hiện từ 3-4 cây/ha, còn Wong thì thấy xuất hiện ở tỷ lệ
1/500.
Trong nghiên cứu của Rufels (1987) thì không tìm thấy sự sai khác nào đáng
kể của Keo Lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính
trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra
rằng Keo Lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ
hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng song độ thẳng thân, hình
dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết
quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi (1991) thì trong nhiều trường hợp
cây Keo Lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo Lai tự nhiên ở đời F1 là tốt

15


hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn
kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về chỉ tiêu chất lượng của cây Keo Lai,
Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn
đều của thân,... đều tốt hơn bố mẹ và cho rằng rất phù hợp với các chương trình
trồng rừng thương mại.
Theo Lê Đình Khả (1999), ở Việt Nam, Keo lá tràm và Keo tai tượng được
nhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến những năm 90 thì Keo Lai
tự nhiên được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phát hiện đầu tiên tại Ba Vì
(Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Theo đó, từ năm 1993 cho
đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về cải
thiện một số giống Keo Lai.
Đặc điểm hình thái của Keo Lai là thân thẳng hơn Keo lá tràm và tròn hơn
Keo tai tượng, cành nhánh nhỏ và có khả năng tự tỉa cành cao hơn. Vỏ thân có
màu nâu nhạt, mặt vỏ mịn hơn vỏ thân Keo lá tràm, tán lá phát triển tốt, lá Keo
Lai thường lớn hơn lá Keo lá tràm và nhỏ hơn lá Keo tai tượng, bề rộng lá từ 4-6
cm, dài 15-20cm có gân trừ gân nằm mép lá là không hiện rõ, lá có màu xanh lục
nhạt hơn lá Keo tai tượng và không bị úa vàng vào dịp rét.
Hoa có màu kem đến màu trắng sắp xếp thẳng dài từ 4-10 cm. Mùa ra hoa
vào tháng 7, tháng 11. Keo Lai là loài ít quả và hạt bị biến tính không mang đặc
tính trội của bố mẹ. Keo Lai sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ tối cao từ 26340 oC và tối thấp từ 12-14 oC. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7, phân bố ở độ
cao 800m so với mặt nước biển. Cây cao đến 25-30 m, đường kính có thể đến 6080 cm.

16


Hình 2.1: Keo lai 1 năm tuổi
Các kết quả nghiên cứu giống lai cho thấy Keo Lai là loài ưu việt, nhưng khi

nghiên cứu về hiệu quả của rừng trồng Keo Lai mang lại thì ngoài lợi ích sinh
thái như các dịch vụ môi trường thì còn phải nhắc đến các hiệu quả kinh tế khác
như các lâm sản ngoài gỗ. Trong đó đặc biệt chú ý đến các sản phẩm chủ yếu như
nguồn lợi về mật ong rừng. Đây là loại sản phẩm luôn gắn liền với các hệ sinh
thái rừng tự nhiên, mang tính chất đặc trưng cho từng hệ sinh thái rừng khác
nhau.
Đoàn Hoài Nam (2003) đã tiến hành điều tra sinh trưởng, dự đoán sản lượng
Keo Lai tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy rằng tăng trưởng bình quân về lượng
của Keo Lai lớn hơn 27 m 3/ha/năm. Như vậy cây Keo Lai mọc nhanh có thể đáp
ứng yêu cầu về trồng rừng công nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã xây dựng được
mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của rừng trồng Keo Lai vùng
Đông Nam Bộ góp phần làm cơ sở cho viêc lập bẳng cấp đất, sản lượng và tỉa
17


thưa, chặt nuôi dưỡng phục vụ kinh doanh rừng Keo Lai. Nguyễn Đức Minh và
cộng sự (2004) đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng
khoáng (N,P,K) và chế độ nước của một số giống Keo Lai và Bạch đàn ở giai
đoạn vườn ươm và cây non", đã đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy rừng trồng
được bón phân tốt hơn nhiều so với không bón phân, mặc dù cây Keo Lai là cây
cố định đạm, ở rừng non cũng cần một lượng phân nhất định để thúc đẩy quá
trình sinh trưởng. Tác giả đưa ra kết luận rằng rừng trồng Keo Lai được bón lót
100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây vào năm thứ hai cho lượng tăng trưởng
cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng.
Lê Đình Khả cùng các cộng sự sau khi đã chọn lọc, khảo nghiệm và đưa các
giống Keo Lai có năng suất cao và gây trồng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước
cho thấy răng các giống Keo Lai có khả năng thích ứng với điều kiện lập địa vùng
đồi núi thấp ở nhiều nơi. Khi nghiên cứu về khả năng sử dụng sản phẩm từ gỗ
Keo Lai chủ yếu phục vụ sản xuất giấy, sản xuất ván dăm, ngoài ra còn sử dụng
làm gỗ chống lò, gỗ gia dụng. Lê Đình Khả (1995) cùng cộng sự đã tiến hành

nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của Keo Lai, tác giả đưa ra kết luận là Keo Lai
có hiệu quả bột giấy cao, độ chịu kéo, độ gấp và độ trắng giấy của Keo Lai cũng
cao hơn rỏ rệt so với Keo tai tượng và Keo lá tràm.
Ngoài các sản phẩm từ gỗ thì thì rừng trồng Keo Lai cũng mang lại nhiều
hiệu quả khác như kinh tế và môi trường, cải tạo đất và tăng thu nhập cho người
dân. Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo Lai và hai loài cây bố
mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy lá Keo lá
tràm và Keo tai tượng là những loài cây có nốt sần chứa vi khuẩn cố định Nitơ tự
do. Trong điều kiện tự nhiên ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi số lượng và khối
lượng nốt sần trên rễ cây Keo Lai nhiều gấp 3-10 lần hai loài Keo bố mẹ. Đặc biệt
dưới tán rừng Keo Lai 5 tuổi, số lượng vi sinh vật và số lượng tế bào vi khuẩn cố
định N tự do trong 1gram đất cao hơn rõ rệt so với đất dưới tán rừng Keo tai
tượng và Keo lá tràm. Vì thế đất dưới tán rừng Keo Lai được cải thiện hơn đất
dưới tán rừng hai loài keo bố mẹ về hóa tính, lý tính lẫn số lượng vi sinh vật đất.
Ngô Đình Quế và các cộng sự (2008) đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Ảnh
hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam". Tác giả đã tính toán sự
hấp thụ khí CO2 của Keo Lai ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là: rừng
trồng Keo Lai các vùng sinh thái, độ tuổi khác nhau thì lưu trữ lượng Cacbon
khác nhau. Cụ thể là Keo Lai 2 tuổi ở Chợ Mới Bắc Cạn là 7,3 tấn Carbon, 26,7
tấn CO2; Keo Lai 8 tuổi ở Cam Lộ Quảng Trị thì lưu trữ 90 tấn Carbon, 330 tấn
18


CO2; Keo Lai ở Triệu Phong Quảng Trị 7 tuổi lưu trữ 57,9 tấn Carbon và 212,4
tấn CO2... Tác giả cũng khẳng định, mật độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau thì lưu
giữ lượng Carbon khác nhau.
Năm 2008, Võ Đại Hải thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thụ và
giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam". Tác giả đã
tiến hành nghiên cứu rừng trồng Keo Lai ở 4 cấp độ khác nhau (I,II,III.IV) ở mỗi
cấp tác giả tiến hành nghiên cứu sự hấp thụ cacbon ở các cấp tuổi khác nhau từ 17 tuổi. Tác giả đưa ra các kết quả như sau: Ở các cấp tuổi khác nhau thì hấp thụ

cacbon cũng sẽ khác nhau. Tổng lượng cacbon hấp thụ trên 1ha rừng trồngKeo
Lai là rất lớn và dao động trong khoảng 43,85 đến 108,82 tấn/ha. Trong cùng một
cấp đất, khi tuổi rừng tăng lên thì lượng cacbon hấp thụ trong lâm phần cũng có
xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, tổng lượng cacbon hấp thụ phụ thuộc vào mật độ
rừng, tình trạng cây bụi, thảm thực vật tươi.
2.2 Tổng quan về cây tràm
2.2.1 Nguồn gốc
Cây Tràm được nói đến đầu tiên trong tác phẩm ”HEBARIUM
AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph vào giữa thế kỷ 18 (1744 1755).
Tại Việt Nam, cây Tràm được định danh là Melaleuca cajuputi từ năm 1993,
là một loài thuộc nhóm Melaleuca leucadendron (Hoàng Chương, 2004).
2.2.2 Phân bố
Theo Hoàng Chương (2004) tràm là loài bản địa duy nhất của nước ta và là
loài có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi tràm. Theo các tài liệu khoa học
mới đượccông bố gần đây thì loài tràm có thể gặp trên nhiềuloại đất khác nhau ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam
Trung Quốc, Malaysia, miền duyên hải Bắc nước Úc, Ghine và Nigieria ở châu
Phi và Brasil ở Nam Mỹ.
Về mặt phân loại học loài tràm (Melaleuca cajuputi) có 3 loài phụ là:
Melaleuca cajuputi subsp. Cajuputi powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
Melaleuca cajuputi subsp. Cumingiana barlow, phân bố ở Myanma, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam
Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla barlow, phân bố ở Papua New Ghine,
Australia và là giống tràm bản địa chính mọc ở Indonesia.
19


Ở ĐBSCL, rừng tràm phát triển mạnh ở các vùng đất ngập nước, đất than
bùn. Tràm thường mọc tập trung ở những nơi trũng phèn thường gọi là rừng tràm
tự nhiên ở vùng U Minh hay Đồng Tháp Mười, hoặc gặp phía sau rừng Sác như ở

bán đảo Cà Mau, Bến Tre, Duyên Hải. Cà Mau là tỉnh có diện tích rừng tràm tập
trung khá lớn, trong đó rừng tràm thuần chủng chiếm 62,8%.
Theo Phùng Ngọc Lan et at., (2006) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tràm
phân bố tập trung ở 7 tỉnh và hình thành 3 vùng: Vùng Đồng Tháp Mười (Long
An, Tiền Giang và Đồng Tháp); Vùng Tứ Giác Long Xuyên (An Giang và Kiên
Giang); Vùng U Minh thượng và U Minh Hạ (Cà Mau và Kiêng Giang).
2.2.3 Đặc điểm hình thái
Theo Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm sinh trưởng
mạnh thành quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng
trên đất phèn có độ pH trên dưới 4. Là loài cây ưa sáng, tán tương đối thưa, tăng
trưởng nhanh trong 10 năm đầu và kết trái vào khoảng 5-7 tuổi.
Về mặt thủy chế, theo Phùng Trung Ngân (1986) trong Thái Văn Trừng
(1999) thì trong hệ sinh thái rừng úng phèn, Tràm là loài cây thích nghi nhất, từ
lúc hạt nẩy mầm thành cây mạ đã có thể sinh trưởng trong nước ngập phèn,
nhưng không có năng suất cao.
Cây tràm là một loại cây nếu phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m. Trên
thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuốn màu xanh
vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu
mỏng và mềm về sau dầy, cứng và giòn; thường dài 4 -8 cm, rộng 10-20 mm (Võ
Văn Chi, 2005). Hoa hình gié ở đầu cành, màu trắng, dài từ 3-7 cm trên chót gié
có chùm lá nhỏ; lá hoa hình giáo dài 5 - 20mm. Hoa không cuống, tụ thành 2-3
hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ, có lông mềm, có 5 thùy, dài 0.6mm. Năm
cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2-2.5mm, tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10-12 mm,
quả nang gần tròn, dường kính khoảng 4 mm, khai thành 3 lỗ trên 3 buồng, có
nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1mm, tử diệp dày. Trổ hoa vào tháng 5, kết trái vào
tháng 11 (Thái Văn Trừng, 1999).
2.2.4 Sinh trưởng
Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) đã nhận xét rằng rừng Tràm
trông ở những nơi có điều kiện thoát nước, rửa phèn tốt thì tăng trưởng nhanh
hơn, thân cây thẳng đẹp, rừng tràm mọc ở những nơi thấp trũng, úng nước thì

chậm lớn nhưng gỗ chắc (nặng) hơn.
20


Theo Võ Thị Gương (2009) rừng tràm trên đất than bùn cao đến 10-15 m,
đường kính đạt 30-40 cm và mang nhiều dây keo quấn quanh thân. Vì sinh trưởng
trên lớp than bùn dày nên cây tràm tăng trưởng kém cùng với xuất hiện của các
loại thảo mộc khác như: Dây Choại (Stenochloena palustris), Dớn (Polybotrya
appenddiculata), Mốp (Alstonia spathulata),… Đồng thời, trên loại đất này cũng
hàm chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của rừng Tràm như dễ bị đổ ngã
dưới tác dụng ngoại lực (gió…), các loài Dương xỉ, Dớn, Choại phát triển nhanh
trên đất than bùn, bao phủ mặt đất làm cây tràm con khó phát triển.
Tràm là loài cây ưa sáng mạnh ngay khi giai đoạn còn nhỏ. Vì vậy, tràm tái
sinh nhiều ở nơi đất trống, sau khi rừng tràm bị cháy. Tràm bị chìm ngập trong
môi trường nước nhiều ngày nhưng vẫn sống và tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ
cây tràm tái sinh vẫn có khả năng quang hợp và hô hấp trong môi trường nước.
Đặc tính sinh thái đặc biệt này đã được hình thành trong một quá trình chọn lọc tự
nhiên lâu dài. Đây cũng là đặc điểm chung của những loài cây sống trong môi
trường ngập nước, nét độc đáo của loài tràm là sống được trong môi trường nước
mặn. Tuy nhiên cũng chỉ nên coi đây là khả năng chống chịu của loài tràm trong
môi trường ngập nước vì trong môi trường ngập nước trên 70 cm và thời gian
ngập nước hàng năm kéo dài trên 8 tháng, sinh trưởng của tràm bắt đầu bị ức chế.
Sinh trưởng của tràm bị ảnh hưởng rõ rệt trong môi trường ngập nước sâu và
ngập quanh năm. Tính chống chịu của tràm cũng có giới hạn. Độ mặn của môi
trường nước cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ nẩy mầm của hạt tràm và tốc độ
sinh trưởng của cây con. Mức độ phèn hoá cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của
tràm. Tràm sinh trưởng thuận lợi trên đất phèn hoạt động yếu và trung bình. Trên
đất phèn hoạt động mạnh tràm sinh trưởng kém. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của tràm. Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong đất
dưới 8% thì tràm sinh trưởng rất tốt. Tràm sinh trưởng tốt nhất ở hàm lượng chất

hữu cơ từ 8 - 15%. Nếu hàm lượng chất hữu cơ trên 15%, dày 40 cm thì sinh
trưởng của tràm bị hạn chế (Nguyễn Như Ngọc, 2014).
Với rừng Tràm trên đất phèn, do lửa rừng hàng năm tiêu diệt các loài cây
khác nên Tràm trở thành thuần loại do có lớp vỏ cấu tạo đặc biệt chịu được lửa.
Khi lớp than bùn bị cháy hết để lộ ra lớp đất sét ở bên dưới. Tùy đặc tích của lớp
đất này, rừng Tràm - Dớn - Chọi trên đất than bùn đã chuyển thành rừng Tràm Sậy hoặc Tràm - Sậy - Năng trên đất sét (Whitmore TC (1975) trong Thái Văn
Trừng (1999)). Với cây tràm ở tầng trên, cao khoảng 10-15m thân thẳng đứng, tán
lá hình tháp và ở bên dưới là sậy cao từ 1-2m nơi đất phèn nhẹ, sậy năng nơi đất
21


phèn rất nhiều (Võ Ngươn Thảo, 2004). Trên loại đất này Tràm sinh trưởng thuận
lợi hơn, thân cây thẳng, ít cành nhánh do mật độ cao hơn vì ít cạnh tranh với các
loài cây khác. Mặt khác, Tràm thường thích đất sét, có phèn và ẩm ướt (Lâm Bỉnh
Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972).
2.2.5 Hệ sinh thái rừng tràm ở Việt Nam
Theo cẩm nang lâm nghiệp (2006), hệ sinh thái rừng tràm Việt Nam có
những đặc điểm sau:
Đặc trưng cơ bản nhất của hệ sinh thái rừng tràm là hình thành trên đất
phèn, ở 3 loại trầm tích: tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (phèn
nặng), trầm tích đầm lầy đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình
và phèn nhẹ. Tầng sinh phèn khi tiếp xúc với không khí sẽ biến từ phèn tiềm tàng
sang phèn hoạt động. Đất hệ sinh thái rừng phèn có hai nhóm chính là đất phèn và
đất than bùn.
Hệ sinh thái rừng tràm phân bố ở độ cao dưới 2m so với mực nước biển.
Chế độ thuỷ văn ở đây bị chi phối bởi chế độ mưa, chế độ nước nguồn và nước lũ
của hệ thống sông Cửu Long và chế độ thuỷ triều mang nước mặn từ biển vào lục
địa. Chế độ ngập nước của rừng tràm được chia làm 3 mức: Ngập nước nông dưới
50 cm, thời gian ngập nước hàng năm từ 5 - 6 tháng (tháng 6 đến tháng 12), vùng
này có thể không chịu ảnh hưởng hệ thống sông Cửu Long hoặc nếu bị ảnh

hưởng thì thời gian không quá ba tháng. Ngập nước trung bình từ 50 - 150 cm,
thời gian ngập nước hàng năm từ 8 - 9 tháng (từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau),
vùng này chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu Long từ 3 - 4 tháng và ngập
nước sâu trên 150 cm, thời gian ngập nước hàng năm kéo dài hơn 9 tháng chịu
ảnh hưởng mạnh của hệ thống sông Cửu Long. Độ mặn của nước biến động từ 5 20 %.
Hệ sinh thái rừng tràm có cấu trúc đơn giản về thành phần loài cây và tầng
thứ. Chiều cao đạt khoảng 20 - 25 m, đường kính đạt 40 cm. Ngoài ra còn có các
ưu hợp rừng tự nhiên như ưu hợp vồ mốp, vồ trâm, vồ bùi, vồ dơi... Rừng TRÀM
cừ là một kiểu phụ thổ nhưỡng của hệ sinh thái rừng úng phèn có diện tích rộng.
Tràm Cừ là loại tràm có kích thước lớn nhất trong các loại tràm, cây thân gỗ có
chiều cao từ 15 - 20 m và đường kính 30 - 40 cm. Thân cây tràm cừ vặn vẹo, vỏ
dầy mầu trắng xám, tán nhỏ tương đối dày, cành nhỏ và lá hơi rủ.
Rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt. Rừng tràm cung cấp gỗ xây
dựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê,
22


cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn
như tinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với
nhiều loài sếu, cò, vạc, diệc, quắm, bồ nông v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên
hải sản, thuỷ sản vô cùng phong phú. Đây là một mô hình tự nhiên kết hợp hữu
cơ giữa lâm - ngư - nông có tính ổn định nếu không bị tác động phá hoại của con
người. Tràm là loài cây rừng bảo đảm tốt yêu cầu " chung sống với lũ " ở đồng
bằng sông Cửu Long. Với diện tích hàng trăm ngàn hécta, rừng tràm giữ vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, phòng hộ
nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tràm là một hệ sinh thái đặc biệt
chứa đựng nhiều ý nghĩa khoa học. Đây là một hệ sinh thái tổng hợp của nhiều hệ
sinh thái khác nhau và là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh
thái lục địa cần được bảo tồn lâu dài. Vì vậy, hệ sinh thái này có tính đa dạng sinh
học cao, có nhiều loài thực vật động vật quý hiếm đang bị đe doạ diệt chủng. Với

nhiều sân chim nổi tiếng, nơi đây còn điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch sinh
thái trong và ngoài nước.
2.3 Tổng quan rừng U Minh Hạ
2.3.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 30km về
phía Tây Bắc, gồm vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, một phần của
Lâm ngư trường U Minh III và Lâm ngư trường Trần Văn Thời trên địa bàn các
xã Khánh Lâm, Khánh An huyện U Minh, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi huyện
Trần Văn Thời.

23


Hình 2.2: Sơ đồ vùng nghiên cứu
Vị trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xác định bởi tọa độ địa lý và ranh
giới như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 9012’30” tới 9017’41” Vĩ độ Bắc.
+ Từ 104054’11” tới 104059’16” Kinh độ Đông.
- Ranh giới:
+ Bắc giáp giới hạn tuyến kênh số 27 (từ Kênh T90 đến Kênh T100);
+ Nam giáp kênh đê bao phía nam giới hạn (Khu rừng trồng dân cư đội II và
đội III ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà);
+ Đông giáp kênh số 100 đến đê bao phía Ðông giới hạn (Ấp 14 Xã Khánh
An và hậu đội I, T19 Ấp Vồ Dơi);
+ Tây giáp kênh T90 đến đê bao phía Tây giới hạn phân trường Công ty
Lâm Nghiệp U Minh Hạ.

24



- Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích là 8.527,8 ha và được phân
thành 3 phân khu chức năng:
+ Phân khu Bảo tồn hệ sinh thái trên đất than bùn: 2.592,6 ha.
+ Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái ngập nước:
5.134,2ha.
+ Phân khu Dịch vụ hành chính: 801 ha.
2.3.2 Khí hậu thủy văn
Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trong vùng vĩ độ thấp mang đặc tính khí
hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời ảnh hưởng của khí hậu Biển Đông, nên trong
năm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình trong năm là 2.336mm. Độ ẩm trung bình cả năm là
79,8%, vào tháng khô là 75%, đôi khi thấp đến 25% (tháng 3). Nhiệt độ không
khí bình quân hàng năm 26,50C, tháng nóng nhất (tháng 5) là 27,60C, tháng lạnh
nhất (tháng 01) nhiệt độ bình quân là 250C.
Chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều biển Đông và Vịnh Thái Lan, dao động từ
1-3m. Mực nước lớn nhất (triều cường) xuất hiện vào tháng 10,11 và mực nước
xuống thấp nhất vào tháng 6,7 hàng năm.
2.3.3 Địa hình và đất đai
2.3.3.1 Địa hình
Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc miền địa mạo đồng bằng lòng chảo Nam
Bộ, Phụ miền đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ, vùng địa mạo đồng bằng sinh vật U
Minh. Đặc điểm chung nhất của vùng địa mạo đồng bằng sinh vật U Minh là kiểu
kiến trúc hình thái trũng, phù sa mới và sụt võng. Độ cao địa hình từ 0,2m đến
1,5m.
2.3.3.2 Đất đai
Theo kết quả điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Trường Đại
học Cần Thơ thì Cà Mau là vùng đất trầm tích trẻ: Trầm tích biển, trầm tích lòng
sông.

Theo Nguyễn Hữu Thịnh (2008) U Minh Hạ được phân chia thành hai loại
đất: đất than bùn và đất phèn. Kết quả khảo sát hai phẩu diện đất điển hình trên
khu vực nghiên cứu như sau:
25


×