Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.86 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HÒA

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HÒA

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI

Ngành Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tiêu Nguyên Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các Giải Pháp
Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng
Ngoại Thương Đồng Nai” do Mai Thị Hòa, sinh viên khóa K34, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, chuyên ngành Quản Trị Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày 30 tháng 06 năm 2012.

Người hướng dẫn,
ThS. Tiêu Nguyên Thảo
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đặc biệt là
quý thầy cô khoa Kinh tế đã kiến tạo cho em những kiến thức nền tảng ban đầu vững
chắc cũng như một môi trường học tập chất lượng.
Em xin cảm ơn thầy Tiêu Nguyên Thảo đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn để
em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ỏn ban lãnh đạo và các anh chị công tác tại ngân hàng
Ngoại Thương Đồng Nai đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập tại chi nhánh.
Cuối cùng em xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận đã
dành thời gian để nhận xét.
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Hòa



NỘI DUNG TÓM TẮT
Mai Thị Hòa. Tháng 06 năm 2012. “Các Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Rín
Dụng Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Ngoại Thương
Đồng Nai”.
Mai Thi Hoa. June 2012. “The Solution of Credit Rick Management to
Improve Operational Efficiency in The Bank Foreign Trade Of Vietnam –
Đongnai Branch”.
Nội dung của khóa luận đã tập trung nêu lên một số lý luận cơ bản về tín dụng
ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng. Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng
tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Đồng Nai để thấy được tình hình rủi ro tín dụng
tồn tại trong ngân hàng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra một số giải pháp quản lý rủi
rỏ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
1.5 Kết cấu luận văn ...................................................................................................3
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI ...........................................................4
2.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ...................................4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam. .....................................................................................................4
2.1.2 Các giai đoạn phát triển NHNT .......................................................................5
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai ...............9
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh......................................................9
2.2.2 Tổ chức và chức năng của các phòng ban tại Vietcombank Đồng Nai ........11
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ....................................................................14
2.3 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai tác động tới sự phát triển của
Vietcombank Đồng Nai..............................................................................................15
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................16
3.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ................................16
3.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................................16
3.1.2 Tín dụng ngân hàng .......................................................................................17
v


3.1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................17
3.1.4 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ngân hàng........................................26
3.1.5 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng .........................................................................................................................27
3.2 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...................27
3.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng..................................................................27
3.2.2. Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng ...............................................27
3.2.3 Quy trình tín dụng hiện hành của VCB ĐN ..................................................28
3.2.4 Phân tích tín dụng – nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng .................35
3.2.5 Đánh giá rủi ro tín dụng .................................................................................36
3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................39
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................39

3.3.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................39
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................41
4.1 Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai...................................41
4.2 Tổng quan kết quả kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương Đồng nai ............42
4.2.1 Tình hình huy động vốn.................................................................................42
4.2.2 Tình hình cho vay ..........................................................................................44
4.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................46
4.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai......................47
4.3.1. Tổ chức, củng cố và sắp xếp lại hoạt động của ngân hàng...........................48
4.3.2. Hoạt động theo cơ chế lãi suất linh hoạt.......................................................48
4.3.3. Tích cực xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ .........................................49
4.3.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro tín dụng ...............................49
4.4. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Đồng
Nai trong thời gian vừa qua........................................................................................50
4.4.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan .................................................50
4.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan ....................................................52
4.5 Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân
hàng Ngoại thương Đồng Nai ....................................................................................55
vi


4.5.1 Chiến lược kinh doanh trong các năm tới của ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam ...................................................................................................55
4.5.2 Giải pháp thực hiện ........................................................................................57
5.4.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại VCB ĐN .........................59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................67
5.1 Kết luận ................................................................................................................67
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................68
5.2.1 Đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ......................................68

5.2.3 Đối với chính quyền tỉnh Đồng Nai ..............................................................68
5.2.4 Đối với ngân hàng nhà nước ..........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VCB:

Vietcombank

VCB ĐN:

Vietcombank Đồng Nai

NHNN:

Ngân hàng nhà nước

NHNT:

Ngân hàng ngoại thương

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTMCP NTVN: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
CBCNV:


Cán bộ công nhân viên

TCTD:

Tổ chức tín dụng

GHTD:

Giới hạn tín dụng

HĐTDCS:

Hội đồng tín dụng cơ sở

CBKH:

Cán bộ khách hàng

QLRR:

Quản lý rủi ro

TPKH:

Trưởng phòng khách hàng

QLN:

Quản lý nợ


TPQLN:

Trưởng phòng quản lý nợ

CBQLN:

Cán bộ quản lý nợ

GĐ/PGĐ:

Giám đốc/Phó giám đốc

TSTCCC:

Tài sản thế chấp cầm cố

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng Theo Dõi Chất Lượng Khoản Vay ......................................................38
Bảng 4.1: Tình Hình Huy Động Vốn tại VCB ĐN từ 2009-2011 ................................42
Bảng 4.2: Bảng công tác sử dụng vốn tại VCB ĐN từ 2009-2011 ..............................45
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN từ 2009-2011 ...............................46
Bảng 4.4: Công cụ đo lường rủi ro tín dụng .................................................................47
Bảng 4.5: Quỹ Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng VCB ĐN .................................................49
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu hoạt động chính của Vietcombank Việt Nam trong năm 2012:
.......................................................................................................................................57


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Bố Trí Các Phòng Ban.......................................................................12
Hình 3.1 Quy Trình Tín Dụng Hiện Hành của VCB ĐN .............................................29
Hình 4.1: Cơ cấu ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................41
Hình 4.2: Tình Hình Huy Động Vốn Tại VCB ĐN Từ 2009-2011 .............................44
Hình 4.3: Doanh Số Cho Vay Tại VCB ĐN Từ 2009-2011 ........................................46
Hình 4.4: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN từ 2009-2011 ...............................47

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đất nước càng phát triển, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước càng thành công thì nhu cầu vốn cho nền kinh
tế càng lớn. Ngành ngân hàng ngày càng có điều kiện phát triển, tốc độ tăng trưởng tín
dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng cũng đi đôi với sự gia tăng rủi
ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Hơn nữa với xu thế hội nhập khu vực, và toàn cầu hóa kinh tế, gia nhập tổ chức
thương mại WTO mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và hoạt
động của ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn
không chỉ giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là giữa ngân hàng trong
nước với ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ làm cho các ngân hàng trong nước phải
tìm mọi cách để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao nhằm đảm bảo kết quả hoạt động
kinh doanh của mình. Chính vì lẽ đó sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc trong quá trình

cho vay của ngân hàng mà nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng trưởng tín dụng không
chú ý đến chất lượng tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng luôn gắn liền với chất lượng tín dụng, đó là điều mà các
ngân hàng luôn phải đặt ra trong hoạt động của mình. Tuy nhiên trong thực tế, không
phải lúc nào mục tiêu đó cũng hoàn thành và đạt kết quả cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối
với các ngân hàng nói chung và ngân hàng ngoại thương Đồng Nai nói riêng là tăng
trưởng bền vững, nghĩa là tăng trưởng tín dụng phải kết hợp với đảm bảo chất lượng
tín dụng. Do đó việc đưa ra các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng là mối quan
tâm đặc biệt. Cũng chính vì lý do đó, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Ngoại
Thương Đồng Nai, em đã chọn đề tài “Các Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng


Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Ngoại Thương Chi
Nhánh Đồng Nai”.
1.2

Mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai từ
đó đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của tín dụng, tín dụng ngân hàng và quản lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
- Nghiên cứu các phương thức, tổ chức của nghiệp vụ tín dụng phù hợp với đặc
điểm của ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai hiện nay và định hướng phát triển trong
năm 2012 và các năm tới của ngân hàng.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng
của ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai, những hạn chế trong tầm vĩ mô và vi mô ảnh
hưởng đến công tác quản lý tủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể trong công tác quản lý rủi ro tín
dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương
Đồng Nai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ tiêu tác động đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, đề tài nghiên cứu hoạt động của ngân hàng Ngoại Thương chi
nhánh Đồng Nai
- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của ngân hàng từ
năm 2009 đến năm 2011.

2


1.4

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào kiến thức các môn kinh tế, đặc biệt là

chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng. Việc phân tích các số liệu dựa
trên phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp, phân tích để đánh giá
tình hình hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Ngoại Thương
Đồng Nai.
1.5

Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu

Lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài “Các Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín

Dụng Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Ngoại Thương Đồng
Nai”. Ngoài ra là các mục tiêu và bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan về ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng
Nai
Một vài nét về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, đặc điểm của vùng đất Đồng Nai với sự phát triển
của ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nhận biết đươc rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các phương pháp được sử
dụng trong đề tài để phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng VCB ĐN
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Thực trạng rủi ro tín dụng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Đồng Nai
Dựa vào các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại ngân hàng Ngoại
thương Đồng Nai, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tìm
ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp quản lý rủi ro
tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGOẠI THƯƠNG
ĐỒNG NAI


2.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam.

Tên gọi: NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK OF FOREIGN
TRADE OF VIETNAM
Trụ sở chính: 198 TRẦN QUANG KHẢI, QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI
Tên giao dịch: VIETCOMBANK. Viết tắt: VCB
Điện thoại: (84.4) 9.343.137
Fax: (84.4) 8.241.395
Telex: 411504/411209 VCB
VTSWIFT: BFTV VNVX
Website: www.vietcombank.com.vn
Đăng ký kinh doanh : Gíây đăng ký kinh doanh số 105922 do trọng tài kinh tế
Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993,cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11
năm1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05năm 2003.


Mã số thuế : Mã số thuế 0100112437 tại Cục Thuế HN
Tài khoản : Số 453100301 mở tại Sở Giao Dịch NHNN
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo quyết định
số 115/CP do hội đồng chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách
ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung Ương (nay là NHNN). Theo
quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy
nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tề đối ngoại bao
gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo
hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các
ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ,
viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban

lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của
Nhà nước và về quan hệ với ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền
tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.2 Các giai đoạn phát triển NHNT
a) Giai đoạn 1963 – 1975:
Trong giai đoạn này, NHNT đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được
nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đối ngoại độc quyền, tiếp nhận
viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ
công cuộc giải phóng miền Nam
b) Giai đoạn 1975 – 1990:
Sau ngày giải phóng miền Nam, NHNT đã tham gia trực tiếp quản các ngân
hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với
vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản
quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.

5


Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm viện,
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa bị giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối
nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bị bội chi, NHNT đã thực hiện chủ
trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế
khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại
tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập
khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.
c) Giai đoạn 1990 – 1996:

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT
chuyển NHNT theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của Hội đồng Bộ trưởng
ngành NHTM quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là
Ngân Hàng Ngoại Thương. Cùng với việc Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh
Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài
chính ngày 23 tháng 5 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên
doanh , độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một Ngân hàng thương mại
Quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hành Ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995, NHNT đã tham gia vào hệ thống
thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước.
d) Giai đoạn 1996 – 1999
Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt
động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân
hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng lõi – Core
Banking (Vietcombank Vision 2010), trở thành thành viên của tổ chức thanh toán thẻ
quốc tế Visa Card, Master card… Cũng trong giai đoạn này, NHNT cũng tham gia đầu
tư vào một loạt các dự án lớn trong lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống
Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
e) Giai đoạn 1999 – 2006:
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi
quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị
trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và là
NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh
6


doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh
đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện
tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngoại thương Việt Nam được cộng đồng
trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, NHNT là một trong những thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác như Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002.
Tính đến thời điểm hiện tại NHNT đã có quan hệ đại lý với khoảng 1200 ngân hàng và
định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt
các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, NHNT còn là NHTM
duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker”- tạp chí ngân hàng uy tín trong giới
tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên
tục trong 5 năm 2000-2004.
Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai
cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, Ban lãnh đạo NHNT đã xây dựng chiến lược phát triển
tới năm 2010 với mục tiêu trở thành một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng hoạt
động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, giữ vị trí
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc tế trong khu
vực. Nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển nói trên, NHNT đã xây dựng đề án Tái cơ
cấu NHNT giai đoạn 2001-2005 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
126/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án bao gồm:
nâng cao năng lực tài chính; mở rộng hoạt động kinh doanh; hiện đại hóa công nghệ và
phát triển sản phẩm mới; xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác
quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
f) Giai đoạn 2006 đến nay:
Năm 2006, NHNT vinh dự là một trong bốn đơn vị được trao danh hiệu “Điển
hình sáng tạo” trong Hội nghị quốc gia và thúc đẩy sang tạo cho Việt Nam. Năm 2007,
NHNT được trao tặng giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do thời báo
Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt
vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đoạt giải. NHNT
được bầu chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất
7



năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn. Sự kiện Vietcombank chính thức cổ
phần hóa (IPO) vào ngày 26 tháng 12 năm 2007 thật sự như là một “thỏi nam châm cỡ
bự” thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Báo chí cũng
như các chuyên gia liên tục có những đánh giá, bình luận xung quanh sự kiện được dự
báo sẽ là một trong những dấu mốc quan trọng trong năm của hoạt động tài chính –
ngân hàng– chứng khoán.
Tháng 01 năm 2008, Vietcombank được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh
năm 2007 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN. 4/2008, Vietcombank
là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng được lựa chọn tham gia chương
trình Thương hiệu Quốc gia. 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính
thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép
thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày
23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công
ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008.
Và 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam
năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm
2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải
thưởng duy nhất cho danh hiệu này. Ngoài ra trong năm 2008, ngân hàng còn nhận
được nhiều giải thưởng khác do doanh nghiệp bình chọn. Tháng 12/2008, Thủ tướng
Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Quyết
định số 1697/QĐ-TTg vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất
khẩu, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2009 và 2010 vào tháng 6, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB)
chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM. Ngoài ra trong năm
ngân hàng đạt nhiều giải thưởng và tôn vinh. Đặc biệt vào 4/2011, Vietcombank được
The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt
Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance
Bank, VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker

Talent and Leadership Development Award). Ông Phạm Quang Dũng – Phó Tổng
8


giám đốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng
trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker
Promising Young Banker Award, 2011) .Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết
thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho
đối tác 15% vốn cổ phần.
Đến nay, NHNT đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra thông qua việc: xử
lý về cơ bản nợ xấu và từng bước nâng cao năng lực tài chính; đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng tập đoàn đầu tư
tài chính ngân hàng đa năng; tạo dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao trình
độ quản lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tiện ích cho khách hàng;
từng bước áp dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế thông qua việc cơ cấu
lại tổ chức, phát triển mạng lưới, ứng dụng các chuẩn mực quản lý tốt nhất.
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh
Tên gọi: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai
Tên giao dịch quốc tế: Bank For Foreign Of Vietnam-Dongnai Branch
Địa chỉ: 77C Hưng Đạo Vương, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
Lãnh đạo: Lê Văn Quyết – Giám đốc
Điện thoại: 061 3823666
Đúng vào dịp kỷ niệm 28 năm ngày thành lập NHNT Việt Nam (1/4/1963 –
1/4/1991), chi nhánh NHNT Đồng Nai đã chính thức ra đời (tiền thân là Phòng ngoại
hối trực thuộc Ngân hàng nhà nước tỉnh) trong hoàn cảnh rất khó khăn: tình hình kinh
tế đang biến động xấu, các ngân hàng thương mại đang lâm vào khủng hoảng tài
chính; bản thân Phòng ngoại hối cũng đang đối mặt với những thách thức mang tính
sống còn, hơn 90% vốn tín dụng bị đóng băng, thị phần co cụm, dư nợ nhỏ bé, cơ sở

vật chất nghèo nàn, đội ngũ cán bộ vừa mỏng về lực lượng vừa non về nghiệp vụ. Vào
thời điểm này, sự ra đời của một chi nhánh ngân hàng đối ngoại trực thuộc hệ thống
NHNT Việt Nam nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế trên địa bàn nhất là đáp ứng nhu
cầu tài chính cho các lĩnh vực công nghiệp và xuất nhập khẩu.
9


Chặng đường 20 năm chứng kiến bao sự chuyển mình to lớn của vùng đất Biên
Hòa – Đồng Nai trên mọi mặt KT-XH đồng thời cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực
của nhiều doanh nghiệp trong đó có VCB Đồng Nai. Huân chương lao động hạng 3
của thủ tướng Chính phủ cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của UBND tỉnh mà chi
nhánh đã vinh dự nhận được quả là những phần thưởng rất có ý nghĩa dành cho tập thể
CBCNV của chi nhánh. Nhìn lại quá khứ chúng ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của
những thành quả mà chi nhánh đạt được hôm nay và trân trọng sự nỗ lực phấn đấu
không biết mệt mỏi của tập thể CBCNV chi nhánh.
VCB ĐN luôn chú trọng công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ và
phong cách phục vụ cho đội ngũ cán bộ. Chính vì thế, đội ngũ CBCNV của chi nhánh
không ngừng được tăng cường về số lượng ( 242CBCNV) nâng cao về chất lượng và
tính chuyên nghiệp trong tác phong (hơn 90% CBCNV có trình độ đại học và trên đại
học). Bên cạnh đó công tác Đảng và phong trào đoàn thể cung ngày càng lớn mạnh,
thể hiện được sự quan tâm của cấp lãnh đạo trong chi nhánh đối với cán bộ công nhân
viên trong tổ chức, vừa quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ vừa quan tâm đến đời
sống tinh thần, giúp mọi cá nhân trong cơ quan có thể gần gũi, quan tâm nhau thông
qua các buổi giao lưu nghiệp vụ, hội thao, cắm trại, tổ chức học khiêu vũ, anh văn tại
chi nhánh…
Chi nhánh Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp để đổi mới công nghệ, áp
dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Công tác thanh toán quốc tế đã phát
huy được lợi thế của một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán
toàn cầu qua mạng SWIFT, hệ thống thanh toán trực tuyến VCB online đạt tiêu chuẩn
quốc tế, triển khai thành công đề án ngân hàng bán lẻ VCB-silverlake, dịch vụ giao

dịch ngân hàng tự động, các dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa Connect
24. Do không ngừng đổi mới và áp dụng những công nghệ tiên tiến trong hoạt động
ngân hàng, Chi nhánh đã đáp ứng yêu cầu thanh toán trong nước và quốc tế một cách
nhanh nhạy, kịp thời và chính xác; triển khai nhanh các loại hình nghiệp vụ mới của
ngân hàng đối ngoại VCB ĐN.

10


Địa bàn hoạt động được mở rộng từ một trụ sở đi thuê, sau 2 năm khai trương
chi nhánh đã có một trụ sở mới khang trang và mở thêm 3 phòng giao dịch. Đến nay,
sau 20 năm hoạt động chi nhánh đã thành lập 5 phòng giao dịch, từ 2 phòng giao dịch
của giai đoạn trước nay đã phát triển thành 2 chi nhánh cấp II trực thuộc tại 2 KCN
trọng điểm của tỉnh là KCN Biên Hòa và KCN Nhơn Trạch. Trong tương lai không xa
sẽ mở thêm các chi nhánh trực thuộc ở các KCN khác.
Hơn 20 năm, với nhiều nỗ lực, phấn đấu của tập thể lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên của chi nhánh mới có được những thành quả như trên, đó không chỉ là niềm
vui mà còn là niềm tự hào của mọi thành viên trong chi nhánh. Với kết quả đạt được
và kinh nghiệm trong thời gian qua, Vietcombank Đồng Nai hẳn cũng sẽ tự tin, vững
bước, lập thêm nhiều thành tích trong thời gian tới.
2.2.2 Tổ chức và chức năng của các phòng ban tại Vietcombank Đồng Nai
Theo thời gian, mô hình tổ chức ngày càng được cơ cấu lại cho phù hợp với quy
mô họat động của ngân hàng. Quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý điều hành
của ngân hàng Ngọai Thương Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Hướng họat động ngân hàng tới khách hàng bằng cách thay đổi lại tiêu thức
phân định các phòng ban sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng
và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro.
- Nâng cấp các khâu quản lý cho khoa học và rõ ràng hơn để nâng cao hiệu quả
hoạt động của các bộ phận và tăng cường hiệu lực của công tác quản trị điều hành.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh
Đồng Nai hiện nay có 15 phòng ban, mỗi phòng thực hiện chức năng riêng, đảm nhận
những công việc riêng và luôn luôn có sự cộng tác phối hợp hoạt động đồng bộ giữa
các phòng ban dưới sự điều hành của một Giám đốc và ba Phó giám đốc.

11


Các phòng ban được bố trí theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ Đồ Bố Trí Các Phòng Ban
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

P.KTRAGIÁM SATTUÂN THỦ

P.THANH
TOÁN QT

P.KD DỊCH
VỤ

P. QUẢN LÝ

NỢ

P.KH DOANH
NGHIỆP

P. VI TÍNH

P. NGÂN
QUỸ

P. KH SME

P.KD VỐNNGOẠI TỆ

CÔNG TÁC
HCQT

P.KẾ TOÁN
TT

CÁC P. GIAO
DỊCH

P.HÀNH
CHÍNHNHÂN SỰ

CÔNG TÁC
XDCB

P. THANH

TOÁN THẺ

Nguồn: Kỷ Yếu 20 Năm VCB ĐN
Đứng đầu là ban gián đốc, gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc, ngân hàng
có 15 phòng ban, tất cả các phòng đều chịu sự giám sát của Ban giám đốc.

12


- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: chỉ có một giám đốc duy nhất điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh. Đây là nhân tố quyết định nhất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi
nhánh (thực hiện ra quyết định, thiết lập các chính sách, đề ra chiến lược hoạt động,
phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của chi nhánh).
+ Phó giám đốc: các phó giám đốc nhận ủy quyền của giám đốc khi giám đốc
vắng mặt, trực tiếp quản lý các phòng được giao, tham mưu cho giám đốc trong họat
động ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các nghệip vụ thanh toán xuất nhập khẩu
bằng các phướng thức tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh, phát hành
bảo lãnh, quan hệ các tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nứơc
ngòai, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.
- Phòng kinh doanh dịch vụ: Phát hành thẻ ATM, thanh tóan thẻ tín dụng, dịch
vụ thanh toán liên ngân hàng, nhận mở tài khoản tiền gửi VND, ngọai tệ cho cá nhân,
tổ chức kinh tế, huy động tiết kiệm, kỳ phiếu.
- Phòng thanh toán thẻ:
- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngọai tệ, quản lý thu nhập,
chi tiêu, tài sản, các tài khoản tiền vay, tiền gửi của các tổ chức kinh tế Việt Nam và
liên quan nước ngoài.
- Phòng hành chính nhân sự: quản lý và tuyển dụng nhân viên tổ chức đào tạo
nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, mua sắm và sữa chữa tài sản, đảm bảo

an ninh cơ quan, cung ứng các công cụ làm việc…
- Phòng ngân quỹ : Thực hiện thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, ngọai tệ, séc du lịch,
quản lý các ấn chỉ quan trọng, các giấy tờ có giá, thực hiện các dịch vụ ngân quỹ.
- Phòng vi tính: Tiếp nhận và triển khai các chương trình vi tính của ngân hàng
Ngoại thương Trung ương, sửa chữa các phần mềm, nâng cấp máy vi tính, phối hợp
với các phòng công tác cuối ngày.
- Phòng kiểm soát nôi bộ: giúp ban giám đốc kiểm tra, nhắc nhở, sữa sai về các
mặt nghiệp vụ của chi nhánh, kiến nghị với trung ương và ngân hàng nhà nước về các
bất hợp lý trong nghiệp vụ.
13


- Phòng khách hàng DN: thu thập thông tin, tiếp xúc và đàm phán với khách
hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đề xuất việc thiết lập mối quan hệ tín dụng
đối với khách hàng, lập tờ trình đánh giá họat động sản xuất kinh doanh năng lực tài
chính, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực điều hành của lãnh đạo doanh
nghiệp, thẩm định để đưa ra quyết định cho vay hay không, lập báo cáo đề xuất giới
hạn tín dụng, sọan thảo và ký kết hợp đồng kiểm tra thủ tục rút vốn, kiểm tra việc sử
dụng vốn vay khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ…
- Phòng khách hàng SME:
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Là chi nhánh ngân hàng thương mại thuộc hệ thống ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, VCB Đồng Nai cung cấp một số dịch vụ ngân hàng gồm:
- Nhận tiền gửi thanh toán không kỳ hạn bằng đồng VNĐ, ngoại tệ
- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát sinh kỳ phiếu và trái
phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ với lãi suất ưu đãi.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế về mậu
dịch và phi mậu dịch thông qua nối mạng SWIFT thanh toán với 1250 ngân hàng đại
lý, với hơn 90 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Tham gia thẻ tín dụng quốc tế:
VISA, MASTERCARD, DINER CLUB, AMERICAN EXPRESS, JCB, AMEX...

- Thực hiện chuyển đổi, mua bán ngoại tệ, Séc lữ hành và chi trả kiều hối.
- Thực hiện chiết khấu các loại tín phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, hối phiếu có
giá trị bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Đầu tư vốn lưu động, vốn cố định, bảo lãnh vay vốn trong nước và nước
ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Dịch vụ trả lương cho công – nhân viên qua thẻ ATM.
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu,
dịch vụ bao thanh toán, thanh toán nhanh Money Gram.
- VCB Đồng Nai xác định chiến lược phát triển của mình là tập trung vào bán
buôn các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp thuộc các khu công
nghiệp trên địa bàn (tín dụng, tiền gửi,… ). Đồng thời, đối với mảng dịch vụ Ngân
hàng bán lẻ, tập trung phát triển dịch vụ ATM để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư. Về cho vay bán lẻ, tập trung vào các đối tượng dân cư bậc trung và các sản phẩm
14


×