Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.29 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HỒNG XUYẾN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ HỒNG XUYẾN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN SƠN NHÌ

Ngành : Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Bích Phương



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Hoạt Động
Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi nhánh Tân
Sơn Nhì” do Mai Thị Hồng Xuyến, sinh viên khoá 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

.

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn
( Chữ ký)

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến đấng sinh thành - Cha Mẹ đã
sinh con ra và nuôi nấng con nên người. Cha Mẹ là điểm tựa, là động lực giúp con
vượt qua mọi khó khăn trong thời gian học tập cũng như những trở ngại trong cuộc
sống để con có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn tất cả Quý thầy cô Khoa kinh tế, trường đại học Nông Lâm
TPHCM đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời
gian học tập tại trường.
Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc đã tạo điều kiện cho
tôi được thực tập tại ngân hàng ACB chi nhánh Tân Sơn Nhì. Qua đó tôi cũng xin cám
ơn các anh chị phòng tín dụng và chị Phương bộ phận TTQT đã cung cấp những thông
tin cũng như số liệu có liên quan giúp tôi thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tất cả mọi
người đã giúp đỡ tôi.



NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI THỊ HỒNG XUYẾN. Tháng 5 năm 2012. “Phân Tích Hoạt Động
Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – Chi Nhánh
Tân Sơn Nhì”.
MAI THI HONG XUYEN. May 2012. “Analysing The Internationnal
Payment Method in Asia Commercial Bank, Tan Son Nhi Branch”.
Khóa luận được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng ACB chi nhánh Tân Sơn Nhì và đề ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại đây .
Để đạt được mục tiêu này, khóa luận đã thu thập số liệu thứ cấp ở các phòng
ban tại ngân hàng từ năm 2009-2011 và trên các báo, Internet,.. đã tiến hành tìm hiểu
về các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, đi sâu phân tích và đánh giá thực
trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu doanh số, phí TTQT, tỉ số
lợi nhuận TTQT /Số nhân viên …..qua đó thấy được ưu điểm, hạn chế trong hoạt động
TTQT , thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Từ đó khóa luận đã
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTQT của
Ngân hàng ACB – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì. Để các nhận định, phân tích và đề xuất
mang tính khách quan hơn, tác giả cũng đã tìm hiểu các đánh giá, mức độ hài lòng của
40 công ty khách hàng hiện đang giao dịch TTQT tại Ngân hàng về dịch vụ, về nhân
viên TTQT .....
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trong khóa luận:
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp ..


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung. ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.4. Cấu trúc khoá luận ....................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tổng quan về Ngân hàng ACB ................................................................................4
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .............................................................4
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB.........................................................6
2.1.3. Mục tiêu hoạt động trong năm 2012......................................................................8
2.2. Tổng quan về Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì ......................................9
2.2.1. Sự ra đời của ACB – CN Tân Sơn Nhì .................................................................9
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh .................................................................9
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB Chi Nhánh Tân Sơn Nhì .............10
2.2.4. Các hoạt động kinh doanh chính tại Chi Nhánh Tân Sơn Nhì ............................12
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................14
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................14 
3.1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế ......................................................14 
3.1.2. Điều kiện thực hiện thanh toán quốc tế ..............................................................15 
3.1.3. Các phương thức TTQT thông dụng ..................................................................17 
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động TTQT ..........................................................22 
3.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT ..........................................24 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................25 
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.............................................................25 
v



3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................26 
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................26 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27 

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB - CN Tân Sơn Nhì năm
2009-2011 ......................................................................................................................27 
4.1.1. Hoạt động huy động vốn tại ACB – CN Tân Sơn Nhì Năm 2009-2011 .........27 
4.1.2. Hoạt động cho vay .............................................................................................29 
4.1.3. Kết quả, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân Sơn Nhì
năm 2009-2011.............................................................................................................32 
4.2. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại ACB – Chi nhánh Tân sơn Nhì các
năm 2009 – 2011 ...........................................................................................................34 
4.2.1. Doanh thu TTQT của Chi nhánh từ năm 2009-2011 .........................................34 
4.2.2. Cơ cấu doanh thu TTQT từ năm 2009-2011 .....................................................35 
4.2.3. Phương thức thanh toán chuyển tiền ..................................................................36 
4.2.4. Phương thức thanh toán nhờ thu ........................................................................39 
4.2.5. Phương thức thanh toán L/C ..............................................................................42 
4.3. Đánh giá hoạt động TTQT tại Ngân hàng ACB – Tân Sơn Nhì.......................47 
4.3.1. Đánh giá kết quả hoạt động TTQT ...................................................................47 
4.3.2. Nhận xét của khách hàng đối với dịch vụ TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi
nhánh Tân Sơn Nhì ......................................................................................................50 
4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi
nhánh Tân Sơn Nhì ........................................................................................................54 
4.4.1. Yếu tố bên trong .................................................................................................54 
4.4.2. Yếu tố bên ngoài ................................................................................................56 
4.5. Những thành quả và hạn chế trong TTQT tại ngân hàng ACB Chi nhánh Tân
Sơn Nhì ..........................................................................................................................58 
4.5.1. Thành quả ...........................................................................................................58 

4.5.2. Hạn chế...............................................................................................................59 
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng
ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì .....................................................................................59 
4.6.1. Phương hướng phát triển hoạt động TTQT........................................................59 
vi


4.6.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT .............................60 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65 

5.1. Kết luận .............................................................................................................65 
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................66 
5.2.1. Đối với Chính Phủ..............................................................................................66 
5.2.2. Đối với Ngân hàng .............................................................................................66 
5.2.3. Đối với khách hàng ............................................................................................66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

B/L


Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

CN

Chi nhánh

CL

Chênh lệch

ĐHNL

Đại học Nông Lâm

Eximbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

GTBQ

Giá trị bình quân

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HSBC

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam


KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHCN

Khách hàng cá nhân

KH

Khách hàng

MSB

Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (Maritime Bank)

NK

Nhập khẩu

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHĐL

Ngân hàng đại lý

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

NVNT

Nghiệp vụ ngoại thương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TTQT

Thanh toán quốc tế

TT

Tỷ trọng

Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam


USD

Đô la mỹ (United Sates Dollar)

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)

VND

Việt Nam Đồng

XK

Xuất khẩu
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì .........................27
Bảng 4.2 Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế ...................................................28
Bảng 4.3 Dư Nợ Cho Vay Theo Kỳ Hạn Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì ........................30
Bảng 4.4 Kết Quả, Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân hàng ACB – CN Tân Sơn
Nhì .................................................................................................................................32
Bảng 4.5 Cơ Cấu Doanh Thu CN Năm 2009-2011.......................................................34
Bảng 4.6 Cơ Cấu Doanh Thu TTQT các Năm 2009-2011...........................................35
Bảng 4.7 Doanh Số Chuyển Tiền các Năm 2009-2011 ................................................37
Bảng 4.8 Biểu Phí Dịch Vụ Chuyển Tiền Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì ......................38

Bảng 4.9 Doanh Số Phương Thức Nhờ Thu Từ Năm 2009-2011.................................40
Bảng 4.10 Biểu Phí Dịch Vụ Nhờ Thu Tại ACB – CN Tân Sơn Nhì ...........................41
Bảng 4.11 Doanh Số Thanh Toán L/C tại ACB – CN Tân Sơn Nhì .............................44
Bảng 4.12 Biểu Phí Dịch Vụ L/C Ngân Hàng ACB – CN Tân Sơn Nhì ......................46
Bảng 4.13 Kết Quả Hoạt Động TTQT Của Chi Nhánh Các Năm 2009-2011 .............47
Bảng 4.14 Số Món TTQT các Năm 2009-2011 ..........................................................48
Bảng 4.15 Kết Quả Hoạt Động TTQT và Dư Nợ Tín Dụng Ngoại Tệ .........................48
Bảng 4.16 Phí Dịch Vụ Và Tổng Số Cán Bộ TTQT .....................................................49
Bảng 4.17 Số Món TTQT Bình Quân Nhân Viên Thực Hiện Được.............................49
Bảng 4.18 So Sánh Doanh Số TTQT Của Ngân Hàng ACB Với Một Số Ngân Hàng
Khác Năm 2009-2011....................................................................................................57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của ACB ...................................................................7
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân hàng ACB - Chi Nhánh Tân Sơn Nhì ...........10
Hình 3.1 Quy Trình Thanh Toán Bằng Phương Thức Chuyển Tiền.............................18
Hình 3.2 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Trơn ..........................................................19
Hình 3.3 Quy Trình Thanh Toán Nhờ Thu Kèm Chứng Từ .........................................20
Hình 3.4 Quy Trình Thanh Toán L/C ............................................................................21
Hình 4.1 Vốn Huy Động Theo Loại Tiền Gửi ..............................................................29
Hình 4.2 Dư Nợ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế các Năm 2009-2011 ................31
Hình 4.3 Dư Nợ Cho Vay Theo Loại Tiền Tệ các Năm 2009-2011 .............................31
Hình 4.4 Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ACB – CN Tân Sơn Nhì ............33
Hình 4.5 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Doanh Thu của Chi Nhánh Năm 2011 ...............35
Hình 4.6 Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền Đi ..........................................................36
Hình 4.7 Quy Trình Nghiệp Vụ Chuyển Tiền Đến .......................................................36

Hình 4.8 Quy Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Nhập Khẩu ..................................................39
Hình 4.9 Quy Trình Nghiệp Vụ Nhờ Thu Xuất Khẩu ...................................................40
Hình 4.10 Biểu Đồ Doanh Số Thanh Toán Nhờ Thu các Năm 2009-2011 .................41
Hình 4.11 Quy Trình Nghiệp Vụ L/C Nhập Khẩu ........................................................42
Hình 4.12 Quy Trình Nghiệp Vụ L/C Xuất Khẩu .........................................................43
Hình 4.13 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Thanh Toán L/C các Năm 2009-2011 ..........44
Hình 4.14 Yếu Tố Thúc Đẩy Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ TTQT của ACB – CN
Tân Sơn Nhì ...................................................................................................................50
Hình 4.15 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Thoả Mãn của Khách Hàng Về Sản Phẩm
TTQT của ngân hàng ACB -Tân Sơn Nhì .....................................................................51
Hình 4.16 Biểu Đồ Thể Hiện Ý Kiến của Khách Hàng Về Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ
TTQT .............................................................................................................................52
Hình 4.17 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét Khách Hàng Đối Với Nhân Viên TTQT của
ACB – Tân Sơn Nhì ......................................................................................................53
x


Hình 4.18 Biểu đồ Thể Hiện Hình Thức Khuyến Mãi Khách Hàng Yêu Thích ...........53

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1. Bảng Câu Hỏi Khảo Sát
Phụ lục 2. Danh Sách Công Ty Khảo Sát

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong xu hướng kinh tế thế giới ngày càng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện
nay, các hoạt động mua bán giữa các nước càng có cơ hội phát triển, hầu như không có
biên giới. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại, trong đó có
nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đó cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng.
Là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ
vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ
đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương
tiện thanh toán thông dụng nào đó mà yêu cầu đặt ra là thanh toán quốc tế phải được
thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và
ngân hàng. Chất lượng thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời
gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan, tới khả năng thanh toán của khách
hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi
nước.
Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế từ khi mới
thành lập, với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, bao gồm hơn 800
đại lý tại 100 quốc gia. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Á Châu
đã nhận giải thưởng xuất sắc năm 2009 do các định chế tài chính hàng đầu bình chọn.
Tuy nhiên, Chi nhánh Tân Sơn Nhì chỉ mới chính thức triển khai hoạt động thanh toán
quốc tế từ năm 2008. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Tân
Sơn Nhì vẫn còn mới mẽ và gặp không ít khó khăn: quy mô thanh toán còn nhỏ, các
sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống, khách
hàng sử dụng thanh toán quốc tế ít, chưa thường xuyên…. .Việc tìm ra những giải


pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Ngân hàng TMCP
Á châu chi nhánh Tân Sơn Nhì là yêu cầu cấp thiết đối với Ban lãnh đạo chi nhánh
hiện nay
Từ những thực tế trên sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng tôi chọn
đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Á Châu – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì” làm luận văn tốt nghiệp cho mình với mong
muốn có thể có những đóng góp vào hoạt động thanh toán quốc tế tại đây.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế tại đây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng ACB - Chi
nhánh Tân Sơn Nhì.
- Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân
Sơn Nhì.
- Đánh giá hoạt động TTQT, rút ra được những ưu điểm và những hạn chế còn
tồn tại trong hoạt động TTQT của Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì.
- Nhận diện những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt
động TTQT tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Tân Sơn Nhì.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân
hàng ACB – Chi Nhánh Tân Sơn Nhì
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ACB – Chi
Nhánh Tân sơn Nhì.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu – Chi Nhánh Tân
Sơn Nhì
Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/03/2012- 30/04/2012
2


1.4. Cấu trúc khoá luận

Khoá luận gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Nội dung chương gồm các mục đặt vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của khoá luận, những mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là cấu trúc khoá luận.
Chương 2 .Tổng quan
Chương này giới thiệu khái quát về Ngân hàng ACB và Chi nhánh ACB Tân
Sơn Nhì
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các phương pháp
thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Đây là chương quan trọng nhất của luận văn. Nội dung của chương này phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích kết quả hoạt động TTQT. Từ đó nêu ra
những thành tựu và hạn chế của hoạt động TTQT và một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động TTQT phù hợp với tiềm năng của Chi nhánh.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Chương này tổng kết những nét chính về dịch vụ TTQT của Chi nhánh. Đồng
thời đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, Ngân hàng và khách hàng nhằm tạo
điều kiện phát triển hoạt động TTQT tại đây.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng ACB
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Bối cảnh thành lập
Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài

chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động
NHTM Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo giấy
phép số 0032NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ
ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính
thức đi vào hoạt động. Những năm qua cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát
trong suốt 16 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng
đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng
khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực
bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB
Năm 1993: ACB chính thức hoạt động.
Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB -Visa. Cũng trong năm
này ACB thành lập Hội đồng ALCO. ACB là Ngân hàng tiên phong trong cung cấp
các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam.
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân
hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hoá và tin học hoá hạot
động giao dịch.
Năm 2000: ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược
phát triển trong nửa đầu thập niên 2000, việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo
xuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và


được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát
triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Cuối năm 2001: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi
là TCBS ( The Complete Banking solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép
tất cả phòng giao dịch và chi nhánh giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời,
dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Năm 2003: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ

quốc tế ACB-Visa Electron. Trong năm này, các sản phẩm Ngân hàng điện tử được
đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. Cũng năm 2003, ACB đã xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt
tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn trung và dài hạn, thanh toán
quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
Năm 2004: ACB trở thành một trong các Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thoả thuận hỗ
trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai
giai đoạn hai của quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng bao gồm cơ cấu nâng
máy chủ, thay thế phần mềm giao dịch thẻ Ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả
năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có.
Năm 2006: Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và
phòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với
American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ của
Japan Credit Bureau (JCB). ACB là đơn vị đầu tiên khai trương sàn giao dịch vàng
quy mô lớn nhất Việt Nam và ACB đã đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hồng Kông.
Năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực,
tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng
khách hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín
5


dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng
chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên
tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm

liền (tạp chí Euromoney). ACB vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng huân chương
Lao động hạng II, nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính Phủ.
Kể từ ngày 27/11/2009: Vốn điều lệ của ACB đạt được hơn 7.814 tỷ đồng.
Tính đến ngày 28/02/2010: Tổng số nhân viên của ACB là 6.749 người. Cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB

6


Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của ACB
Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Ban kiểm toán nội bộ
Hội đồng quản trị
Các hội đồng

Văn phòng hội đồng quản trị
Tổng giám đốc

Khối

Khối

Khối

Khối


Khối

Khối

Trung

KHC

KH

Ngân

phát

vận

quản

tâm

N

DN

quỹ

triển

hành


trị

công

kinh

nguồn

nghệ

doanh

lực

thông
tin

Phòng

Phòng

Ban

Ban

Phòng

Ban chính


quản lý

đầu tư

đảm

chiến

kế toán

sách và

bảo

lược

rủi ro

quản lý rủi
ro tín dụng

chất
lượng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Trung tâm thẻ, Trung tâm ATM và
TT vàng
Các công ty trực thuộc: công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), Công ty cho thuê tài chính (ACBL)

Nguồn: Bản cáo bạch ACB năm 2010


7


Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh
Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân
hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng
chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân
hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ
thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hằng
năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính
của Ngân hàng.
Các hội đồng: Do HĐQT thành lập làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản
trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo cho sự phát triển
hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về
hoạt động hằng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng
giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, kế toán trưởng và bộ máy chuyên
môn nghiệp vụ.
2.1.3. Mục tiêu hoạt động trong năm 2012
Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu của ngành Ngân hàng Việt
Nam trong năm 5 tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với
tốc độ tăng trưởng bình quân ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong
đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt
nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa
dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn
nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoản cách đối với các NHTMNN. Tăng

trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất
trong vòng 5 năm tới.
Dự kiến trong vòng 5 năm tới tổng nguồn vốn huy động của ACB sẽ đạt 9 – 10
tỷ USD. Tổng tài sản của ACB khi đó đòi hỏi một nguồn vốn tối thiểu (để đảm bảo hệ
số an toàn vốn CAR = 8%) đối ứng là vào khoảng 6.600 tỷ đồng (trên 400 triệu USD).
8


2.2. Tổng quan về Ngân hàng ACB - Chi nhánh Tân Sơn Nhì
2.2.1. Sự ra đời của ACB – CN Tân Sơn Nhì
Căn cứ TCTD ban hành theo lệnh số 01/L.TCN ngày 26/02/1997 của Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ quyết định số 857/QĐ_NHNN
ngày 01/08/2003 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc chuẩn y bầu
chức danh thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát của ACB nhiệm kỳ 2003 –
2008. Căn cứ quyết định số 486/TCTD_HĐQT.05 ngày 21/10/2005 của HĐQT về
việc thông qua kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.
Chi nhánh Tân Sơn Nhì được thành lập vào ngày 10/10/2006, ngân hàng trực
tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng, dịch vụ theo phân
cấp uỷ quyền của Tổng Giám Đốc ACB.
+ Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – CN Tân Sơn Nhì.
+ Trụ sở: 360 Tân Sơn Nhì, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
ACB- Chi nhánh Tân Sơn Nhì có con dấu riêng, hạch toán kế toán riêng nội bộ,
có bảng cân đối tài khoản riêng để theo dõi việc thu chi và bảng kết quả hoạt động
kinh doanh.
ACB Tân Sơn Nhì có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và
đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội Sở.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
a) Chức năng
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức gửi tiền tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi VND, vàng.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển.
- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VND đối với các tổ chức kinh tế và
cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá khác.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài.
- Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác, dịch vụ bất động sản….

9


b) Nhiệm vụ
- Tổ chức, triển khai, thi hành các văn bản pháp quy về tiền tệ, tín dụng thanh
toán ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế.
- Đảm bảo công việc kinh doanh của Ngân hàng an toàn hiệu quả, bảo tồn và
phát triển nguồn vốn.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ACB Chi Nhánh Tân Sơn Nhì
a) Tổ chức bộ máy
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân hàng ACB - Chi Nhánh Tân Sơn Nhì

Ban Giám Đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng


tín dụng

thanh

ngân

hành

toán

quỹ

chính
nhân sự

quốc tế

nhân sự
KSV.TD

KSV.GD

PFC

CSR

Loan

Teller


CSR
Thủ

R/A

quỹ
Nguồn: Phòng hành chánh – Nhân sự

10


b) Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Ban Giám đốc
- Ban Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh, đồng thời là trưởng ban tín dụng Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
hằng năm do Tổng giám đốc giao.
- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
- Đề xuất, thực hiện quản lý các kế hoạch về nguồn lực và ngân sách hoạt động
hàng năm của Chi nhánh. Nghiên cứu đề xuất và thực hiện mở rộng phạm vi kinh
doanh tại Chi nhánh, tại địa bàn thông qua việc mở các phòng giao dịch trực thuộc CN
Phòng ngân quỹ
- Có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt, chứng từ và các tài sản có giá của Chi nhánh.
- Là nơi trực tiếp giao dịch thu chi tiền với khách hàng.
- Có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình tồn quỹ tại Chi nhánh.
- Quản lý hoạt động của sàn vàng.
Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các nhiệm vụ mở và thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ.
- Hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu.
Phòng tín dụng

- Thực hiện nghĩa vụ cho vay, sử dụng nguồn vốn khả dụng để cho vay đảm
bảo thu hồi vốn cho Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp đối với
những mức vay thuộc thẩm quyền.
- Tổ chức theo dõi kiểm tra sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi
đến hạn.
Phòng hành chính nhân sự
- Là nơi tham mưu cho Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của
Chi nhánh, đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, ngoài ra còn là bộ phận
thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
- Đảm nhiệm công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc.

11


c) Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận
Kiểm soát viên tín dụng (KSV.TD): Theo dõi, kiểm soát hoạt động tín dụng
của Chi nhánh.
Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR): Tiếp khách hàng, hướng dẫn khách
hàng lập hồ sơ vay vốn; lập hợp đồng tín dụng và nhắc nhở thu nợ khách hàng; thực
hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
Nhân viên pháp lý chứng từ (R/A): Thực hiện thủ tục công chứng tài sản thế
chấp, cầm cố, đăng kí giao dịch đảm bảo.
Nhân viên tư vấn tài chính (PFC): Tìm kiếm cho khách hàng và tư vấn cho
khách hàng về các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
Kiểm soát viên giao dịch (KSV.GD): Chịu trách nhiệm về hoạt động giao dịch
tiền gửi, thực hiện công tác huy động vốn.
Dịch vụ khách hàng (CSR): Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử
dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Giao dịch viên (Teller): Thực hiện công tác liên quan đến hoạt động giao dịch
tiền gửi của khách hàng.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng vay,
khách hàng có nhu cầu rút lãi và vốn gốc tiền gửi.
2.2.4. Các hoạt động kinh doanh chính tại Chi Nhánh Tân Sơn Nhì
a) Huy động vốn
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 1,2,3,4,6,9,12 và trên 12 tháng.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ, vàng và
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng.
- Chiết khấu giấy tờ có giá: bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái do Chính
phủ phát hành; thẻ tiết kiệm; kỳ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ tiền gửi do MSB phát
hành; các loại giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành.
b) Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
- Tài trợ thương mại trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Thấu chi và các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân.
12


c) Bảo lãnh
Thực hiện ngiệp vụ bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân như bảo lãnh cho vay, bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu...
d) Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, sec.
e) Ngân quỹ
- Thu đổi ngoại tệ, mua bán các loại chứng khoán, chứng từ có giá.
- Thu, chi hộ bằng VND và ngoại tệ...
f) Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế.
- Dịch vụ thẻ ATM.

13


×