BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********
NGÔ THỊ THU HOÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********
NGÔ THỊ THU HOÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: GV. TIÊU NGUYÊN THẢO
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá khả năng xảy
ra rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Trung tâm Thanh toán
quốc tế - Ngân hàng TMCP Á Châu” do Ngô Thị Thu Hoài, sinh viên khóa 34, ngành
Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Quản trị Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày: _______ .
GV. TIÊU NGUYÊN THẢO
Người hướng dẫn,
______________________
Ngày
tháng
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_________________________
_________________________
Ngày
Ngày
tháng
năm 2012
năm 2012
tháng
năm 2012
LỜI CẢM TẠ
Tôi đã lại sắp bước qua một chặng đường mới, bước qua khỏi cánh cổng trường
đại học sau 4 năm học tập và rèn luyện. Trên suốt chặng đường ấy, từ những ngày đầu
của thời tân sinh viên cho đến lúc hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp này, ngoài
những cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên rất
nhiều từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người yêu quý tôi.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến cha mẹ tôi lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn cha mẹ đã
sinh ra, nuôi dưỡng tôi nên người; cảm ơn cha mẹ, gia đình tôi đã luôn yêu thương,
bao bọc, cho tôi điểm tựa trước những bản ngã của cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô đang công tác tại trường Đại học
Nông Lâm, đặc biệt là các thầy cô của Khoa Kinh Tế và các thầy cô đã tận tình giảng
dạy tôi trong suốt 4 năm học qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Tiêu Nguyên Thảo, một người
thầy rất tận tụy và gần gũi với sinh viên. Ngoài việc được thầy giảng dạy nhiều môn
học, tôi còn may mắn được thầy hướng dẫn để hoàn thành luận văn này, cảm ơn sự
nhiệt tình và tận tâm của thầy đối với những sinh viên như chúng tôi.
Cảm ơn tất cả những người bạn của tôi đã luôn động viên và giúp đỡ tôi khi tôi
gặp phải những khó khăn. Cảm ơn những anh/ chị/ em của CLB Kỹ Năng Sống, nơi
mà tôi đã gắn bó suốt 3 năm qua, đây thực sự là nơi tôi được cho đi và nhận rất nhiều,
giúp tôi vững tin hơn.
Xin chân thành cảm ơn các anh/ chị đang công tác tại Trung Tâm TTQT- Ngân
hàng TMCP Á đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại Trung
Tâm.
Xin kính chúc cha mẹ, thầy cô, anh/ chị và bạn bè tôi có thật nhiều sức khỏe và
công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ THỊ THU HOÀI. Tháng 06 năm 2012. “Đánh giá khả năng xảy ra rủi
ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Trung tâm Thanh toán
quốc tế - Ngân hàng TMCP Á Châu”.
NGO THI THU HOAI. June 2012. "Assessing the capability of risk in
method of payment by Letter of Credit in Trade Services Center of Asia
Commercial Bank".
Khóa luận tìm hiểu về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm
TTQT- Ngân hàng TMCP Á Châu bằng phương thức tín dụng chứng từ, từ việc phân
tích, xử lý các số liệu báo cáo cùa Trung tâm TTQT. Dựa vào việc tìm hiểu quy trình
nghiệp vụ từ các tài liệu có sẵn của Trung tâm về phương thức tín dụng chứng từ, để
rút ra những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ngân hàng thực hiện tác nghiệp; làm
cơ sở để khảo sát và đánh giá khả năng rủi ro.
Sau khi khảo sát và xử lý số liệu sơ cấp, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá và kết
luận về những rủi ro này. Từ đó, đưa ra một số đề xuất về biện pháp phòng ngừa rủi ro
trong phương thức tín dụng chứng từ. Đồng thời cũng có những kiến nghị đối với
Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng nhà nước và chính phủ để việc kiểm soát rủi ro được
thực hiện hoàn thiện hơn, đem lại hiệu quả tốt nhất cho ngân hàng.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
viii
Danh mục các bảng
ix
Danh mục các hình
x
Danh mục phụ lục
xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1. Mục tiêu chung
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
2
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
2
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Cấu trúc luận văn
2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
4
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
4
2.1.2. Thành tựu đạt được
7
2.2. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm TTQT - Ngân hàng TMCP Á Châu
10
2.1.1. Sơ lược chung về Trung tâm TTQT
10
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm TTQT
10
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTQT
12
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm TTQT
13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
17
17
3.1.1. Phương thức tín dụng chứng từ
17
3.1.2. Thư tín dụng
21
vi
4
3.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng khi thanh toán bằng TDCT
3.2. Phương pháp nghiên cứu
23
27
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
27
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
27
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
29
4.1. Thực trạng hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại Trung tâm TTQT
– Ngân hàng TMCP Á Châu
29
4.1.1. Quy trình nghiệp vụ của phương thức TDCT
29
4.1.2. Tình hình hoạt động thanh toán bằng phương thức TDCT
33
4.2. Điều tra khảo sát đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro trong phương thức
TDCT tại Trung tâm TTQT – Ngân hàng TMCP Á Châu
38
4.2.1. Kết quả khảo sát đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro
38
4.2.2. Đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro qua điều tra khảo sát
39
4.2.3. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa rủi ro
49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
58
5.1. Kết luận
58
5.2. Đề nghị
59
5.2.1. Đối với Chính phủ
59
5.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
60
5.2.3. Đối với Ngân hàng ACB
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
B/C
Bộ phận kiểm tra chứng từ
BCT
Bộ chứng từ
CSR
Dịch vụ khách hàng
L/C
Thư tín dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHPH
Ngân hàng phát hành
NHTM
Ngân hàng thương mại
SWIFT
Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc
tế
T/A
Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin
T/T
Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện
TCBS-TTQT
Phần mềm quản lý hoạt động TTQT của ACB
TDCT
Tín dụng chứng từ
Testkey
Mã khóa trong điện Swift
TMCP
Thương mại cổ phần
TTQT
Thanh toán quốc tế
Workflow
Chương trình giao tiếp và thực hiện nghiệp vụ nội bộ của Trung
tâm TTQT ACB
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số Lượng Giao Dịch và Doanh Thu (2007 – 2011)
14
Bảng 4.1. Bảng Thống Kê giữa 2 Phương Thức T/T và L/C (2007 - 2011)
35
Bảng 4.2. Doanh Số và Số Lượng Giao Dịch L/C Xuất – Nhập Khẩu (2007 - 2011) 36
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vị Trí của Trung Tâm TTQT trong Bộ Máy ACB
10
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Trung Tâm TTQT
13
Hình 2.3. Biểu Đồ Tình Hình Thu Phí Dịch Vụ (2007 – 2011)
16
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Tả Quy Trình Thanh Toán bằng Phương Thức Tín Dụng
Chứng Từ
19
Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Thanh Toán Nhập Khẩu bằng Phương Thức L/C
30
Hình 4.2. Sơ Đồ Quy Trình Thanh Toán Xuất Khẩu bằng Phương Thức L/C
32
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số của L/C (2007 – 2011)
33
Hình 4.4. Biểu Đồ Tỷ Lệ Doanh Số của Các Phương Thức TTQT (2007 – 2011)
34
Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Doanh Số của Thanh Toán Xuất – Nhập Khẩu
bằng L/C (2007 – 2011)
37
Hình 4.6. Khả Năng Xảy Ra Rủi Ro của Nghiệp Vụ L/C
40
Hình 4.7. Khả Năng Xảy Ra Rủi Ro Khi Trung Tâm Phát Hành L/C
41
Hình 4.8. Khả Năng Xảy Ra Rủi Ro Khi Trung Tâm Chiết Khấu L/C
44
Hình 4.9. Khả Năng Xảy Ra Rủi Ro Khi Trung Tâm Thông Báo L/C
47
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Điều Tra Khảo Sát Nhân Viên
Phụ lục 2. Bảng Biểu Phí Thanh Toán L/C
Phụ lục 3. Biểu Phí Dịch Vụ Bảo Lãnh Nước Ngoài
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế mậu dịch
thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và dịch vụ ngày càng được mở
rộng và phát triển sôi động hơn giữa Việt Nam với các quốc gia trên toàn thế giới. Vì
vậy, trong kinh doanh ngày nay, TTQT đang càng trở nên phổ biến. Những phương
thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương
thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Chính vì thế, hệ thống NHTM ngày
càng khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng của mình.
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHTM, TTQT ra đời
và phát triển không ngừng là một yếu tốt khách quan. Ngày nay, các NHTM thường
áp dụng những hình thức thanh toán như: Chuyển tiền (Remittance), Uỷ thác thu
(Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Chuyển tiền dường như bất lợi
với người mua, uỷ thác thu dường như bất lợi với người bán. Với vai trò trung gian,
phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho các bên
tham gia: người mua nhận được hàng, người bán nhận được tiền.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại
những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực
tiếp cho đất nước, cho ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Vậy, đối với NHTM những rủi ro nào có nguy cơ xảy ra nhất? Các NHTM cần
quản lý rủi ro để phát triển lĩnh vực tiềm năng này như thế nào?
Với tình hình đó, trong thời gian thực tập tại Trung tâm TTQT- Ngân hàng
TMCP Á Châu, trên cơ sở những kiến thức đã học và qua nghiên cứu các tài liệu, tôi
đã quyết định chọn đề tài:”Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ tại Trung tâm Thanh toán quốc tế - Ngân hàng TMCP Á
Châu”.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về tình hình hoạt động thanh toán bằng L/C và đánh giá những khả
năng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng hình thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi
ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nắm rõ được thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của Trung tâm
TTQT – Ngân hàng ACB.
Tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ tại Trung
tâm TTQT.
Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng thông qua điều tra khảo sát.
Đề xuất các biện pháp phòng ngừa cụ thể đối với phương thức tín dụng chứng
từ để thu được kết quả hoạt động tốt nhất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm thanh toán quốc tế - Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Địa
chỉ: 455, Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02/2012 đến tháng 04/2012.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
của Trung tâm TTQT – Ngân hàng Á Châu từ năm 2007 đến năm 2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Bài khóa luận này được chia thành 5 chương. Chương 1 nêu lên lý do chọn đề
tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 giới thiệu tổng quan về Ngân hàng và
Trung tâm TTQT - Ngân hàng Á Châu để người đọc nắm được sơ lược về cơ cấu tổ
chức, tình hình hoạt động của Ngân hàng và Trung tâm TTQT. Chương 3 nêu lên cơ
sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ, các rủi ro đối với ngân hàng khi thanh
toán bằng phương thức tín dụng chứng từ và các phương pháp thực hiện nghiên cứu cụ
thể dùng cho việc phân tích ở chương sau. Chương 4 trình bày nội dung kết quả
2
nghiên cứu thực trạng, khảo sát khả năng xảy ra rủi ro sau đó đưa ra thảo luận về các
biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại mà trong quá trình thu nhận kết quả
tìm ra được. Chương 5 là dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị lên
các cấp Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng nhà nước và chính phủ Việt Nam nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các biện pháp nêu trên.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu, có tên giao dịch quốc tế: Asia commercial bank
(ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước
(NHNN) Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UP do UBND Thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993, thời hạn hoạt động là 50 năm.
Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính đặt tại số
442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ ban đầu là
20 tỷ đồng.
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương
phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm
dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán
quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài
chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ
và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngày 27/04/1996, ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành
thẻ tín dụng quốc tế ACB – Mastercard.
Ngày 15/10/1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visa.
Năm 1997, ACB tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
Thành lập Hội Đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành
lập hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB.
Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp dịch vụ cho
khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngày càng
minh bạch và được khách hàng ủng hộ.
Năm 1999, ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông
tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.
Năm 2000, chính thức tái cấu trúc (2000 – 2004) như là một bộ phận của chiến
lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định
hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân/
Khối khách hàng doanh nghiệp/ Khối ngân quỹ, các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công
nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị
nguồn nhân lực và một số phòng ban.
Ngày 29/06/2000, tham gia thị trường vốn: thành lập ACBS, với sự ra đời của
công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy
mới nhưng được đánh giá là tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách ra khỏi
hoạt động NHTM.
Ngày 02/01/2002, ACB chính thức vận hành TCBS_The Complete Banking
Solution (Giải pháp ngân hàng toàn diện/ Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng). Đây là hệ
thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các
giao dịch tại bất kì chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ và tập
trung, cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra được nhiều tiện
ích hơn để phục vụ khách hàng.
Ngày 06/01/2003, ACB đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000:2001 trong
các lĩnh vực: Huy động vốn; cho vay ngắn hạn; trung và dài hạn; thanh toán quốc tế;
cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Ngày 14/11/2003, ACB phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB - Visa Electron.
Năm 2003, các sản phẩm như Phone Banking, Mobile Banking, Home Banking,
Internet Banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.
Năm 2004, ACB đưa vào hoạt động Tổng đài 247, cung cấp thêm các tiện ích
cho khách hàng thông qua kênh điện thoại.
Tháng 04/2005, Call Center 247 đi vào hoạt động dựa trên sự phát triển từ Tổng
đài 247.
5
Ngày 17/06/2005, ACB và Standard Chartered Bank ký kết thỏa thuận hỗ trợ
kỹ thuật. Kể từ thời điểm này, SC Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai
bên cam kết khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam dựa trên thế mạnh
mỗi bên.
Ngày 22/06/2005, ACB ra mắt công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Ngân hàng Á
Châu (ACBD).
Ngày 25/06/2005, Công ty cổ phần Sài Gòn kim hoàn ACB (ACB-SJC) được
thành lập.
Ngày 21/11/2006, Cổ phiếu ACB chính thức được giao dịch tại sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HASTC).
Ngày 25/05/2007, Sàn giao dịch vàng Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động.
Đây là mô hình kinh doanh vàng đạt độ an toàn và hiệu quả cao. SJC là loại vàng duy
nhất được giao dịch tại sàn, với giá giao dịch được xác định trên cơ sở cung cầu của
các thành viên và khách hàng qua hệ thống đặt giá và khớp lệnh liên tục. ACB và các
thành viên của sàn giao dịch còn cung cấp thêm các tiện ích: Thanh toán giao nhận
vàng ngay sau khi khớp lệnh, cung cấp tín dụng cho các thành viên và khách hàng theo
nguyên tắc ký quỹ một tỷ lệ nhất định trên giá giao dịch.
Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới
31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác
với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt
lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý,
hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá
100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với
American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.
ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực,
tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng
bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng
đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính
6
thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại
Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm
2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn: Asiamoney,
FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Banker và The Asset.
Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách
phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng trung tâm dữ liệu dự
phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thong
như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi bật là trong
quý 3, Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB. Đến
08/04/2010, ACB đã có 248 phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc.
Tháng 1/2011, Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 –
2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó, nhấn mạnh đến chương trình chuyển
đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và
hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành
Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. Hồ Chí Minh
với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu
chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi
nhánh và phòng giao dịch. Trải qua gần 20 năm hoạt động và phát triển đến cuối năm
2011 vốn điều lệ của ngân hàng đã lên đến 11.252 tỷ đồng.
2.1.2. Thành tựu đạt được
Ngày 18/11/1997: Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất
Việt Nam. Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
Ngày 05/12/1998: Báo The Asian Wall Street Journal nhận định “ACB nổi bật
là ngân hàng mạnh tại Việt Nam”.
Ngày 15/10/1999: Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất
Việt Nam năm 1999.
Ngày 18/12/2002: Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì ACB có thành tích
nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ trong nhiều năm qua và giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2002.
Ngày 04/10/2003: Tổ chức chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQO) trao
giải thưởng chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
7
Ngày 04/01/2005: Nhận cúp vàng top ten thương hiệu Việt Nam.
Ngày 09/06/2006: Nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam
năm 2005” do The Asian Banker trao tặng.
Ngày 28/07/2006: Nhận 03 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm
2005” do tạp chí The Banker, The Asian Banker và tạp chí Euromoney trao tặng.
Ngày 25/03/2007: Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám Đốc ACB nhận giải thưởng
“Nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương”, “The best leader for Vietnam 2006” tại Indonesia.
Ngày 18/11/2007: ACB nhận giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc
nhất” hạng mục sử dụng người lao động (The most Admired ASEAN Enterprises) tại
Singapore.
Ngày 16/03/2008: Ông Đỗ Minh Toàn Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu
nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007” do The Asian
Banker trao tặng.
Ngày 17/03/2008: Ông Bùi Tấn Tài_Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu
nhận giấy chứng nhận “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng khu vực Châu ÁThái Bình Dương và vùng vịnh” do The Asian Banker trao tặng.
Ngày 09/01/2009: ACB được trao tặng giấy chứng nhận “Doanh nghiệp thương
mai và dịch vụ tiệu biểu 2008 do Bộ Công Thương trao tặng.
Ngày 07/04/2009: Nhận cờ thi đua 2008 của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 13/06/2009: ACB được trao tặng huân chương lao động hạng nhì của nhà
nước.
Ngày 03/09/2009: ACB nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
do Finance Asia trao tặng.
Ngày 24/09/2009: ACB nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
do Asiamoney trao tặng.
Ngày 06/10/2009: ACB nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
do Global Finance trao tặng .
Ngày 12/10/2009: ACB nhận cúp “ Doanh nghiệp tiêu biểu trên Sở chứng
khoán Hà Nội 2009” do báo Đầu tư chứng khoán và SGD chứng khoán Hà Nội trao
tặng.
8
Ngày 30/11/2009: ACB nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
do Euromoney trao tặng.
Ngày 03/12/2009: ACB nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009
do The Banker trao tặng.
Ngày 13/01/2009: ACB nhận cúp ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do tạp chí
The Asset trao tặng.
Ngày 11/01/2010: Dịch vụ Ngân hàng Á Châu đạt chứng nhận Tin & Dùng
2009 do người tiêu dùng bình chọn nhận giải tại lễ "Công bố kết quả chương trình TIN
& DÙNG 2009" do Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo điện tử VnEconomy tổ chức.
Ngày 13/01/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí
The Asset trao tặng.
Ngày 25/3/2010: tại Hongkong, tạp chí The Asset - tạp chí tài chính quốc tế
phát hành tại châu Á, có trụ sở đặt tại Hồng Kông – đã trao giải thưởng “Ngân hàng có
dịch vụ thanh toán vượt trội tại Việt Nam năm 2010” (Rising Star Cash Management
Bank in Vietnam 2010) cho Ngân hàng Á Châu (ACB). ACB là ngân hàng đầu tiên tại
Việt nam được bình chọn danh hiệu này.
Ngày 18/04/2010: Nhận giải thưởng "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam
2010" do tạp chí The Asian Banker trao tặng. Ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc ACB
nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010".
Ngày 01/07/2010: Nhận giải thưởng ""Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm
2010"" do tạp chí FinanceAsia trao tặng (The Best Bank in Vietnam 2010).
Ngày 18/08/2010: Nhận giải thưởng "Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010" do
người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát.
Ngày 01/09/2010: Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010" do
tạp chí The Finance Asia trao tặng (Best Bank in Vietnam 2010).
Ngày 09/10/2010: Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010" do
tạp chí tài chính Global Finance trao tặng (Best Emerging Market Bank 2010).
Năm 2011: Nhân giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011” do tạp chí
Euromoney, tạp chí Global Finance, tạp chí World Finance; “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam năm 2011” do tạp chí Asiamoney trao tặng.
9
2.2. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm TTQT - Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Sơ lược chung về Trung tâm TTQT
Tên đơn vị: Trung tâm thanh toán quốc tế Ngân hàng Á Châu
Địa chỉ : 455 Tô Hiến Thành , quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm thanh toán quốc tế được thành lập theo quyết định số 1665/TCQĐKDN08 của ACB, ngày 27/5/2008. Theo đó Trung tâm là một đơn vị nằm trong khối
khách hàng doanh nghiệp (KHDN) và trực thuộc Hội sở.
Vị trí của Trung tâm trong hệ thống ACB:
Hình 2.1. Vị Trí của Trung Tâm TTQT trong Bộ Máy ACB
ACB
Khối
Ngân
quỹ
Khối
phát
triển
kinh
doanh
Khối
Quản
trị
nhân
lực
Khối
Công
nghệ
thông
tin
Khối
Vận
hành
Khối
khách
hàng
cá
nhân
Khối
khách
hàng
doanh
nghiệp
Trung
tâm
thanh
toán
quốc tế
Nguồn tin: Phòng nhân sự ACB
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm TTQT
a) Chức năng
Trung tâm TTQT là đơn vị trực thuộc khối khách hàng doanh nghiệp, được
thành lập với mục đích quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho
toàn hệ thống, bao gồm ba chức năng chính sau:
10
- Tổ chức duy trì và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế áp dụng thống nhất
trong hệ thống.
- Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ của các văn bản liên quan nghiệp vụ, các
thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống.
- Quản lý và vận hành hệ thống Swift và Testkey.
b) Nhiệm vụ
Trung tâm gồm có bốn bộ phận: bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin, bộ phận
chuyển tiền và thanh toán, bộ phận kiểm tra chứng từ, bộ phận tư vấn và hỗ trợ; tương
ứng với các nhiệm vụ như sau:
Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin (T/A)
- Tiếp nhận, kiểm tra và phân phối chứng từ liên quan đến hoạt động thanh toán
quốc tế đến trung tâm.
- Kiểm tra và gửi chứng từ đến các đơn vị kinh doanh và các ngân hàng trong
và ngoài nước.
- Quản lý hệ thống mẫu chữ ký, Testkey và Swift.
- Hỗ trợ cài đặt các ứng dụng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế khi có
yêu cầu.
Bộ phận chuyển tiền và thanh toán (O/R)
- Nhận kiểm tra và duyệt các bức điện, chứng từ liên quan nghiệp vụ chuyển
tiền (T/T), thanh toán bộ chứng từ (L/C, nhờ thu) theo quy định của ngân hàng do các
đơn vị chuyển đền trước khi chuyển ra nước ngoài.
- Nhận, lập điện và kiểm soát chứng từ liên quan nghiệp vụ chuyển tiền đi bằng
điện theo quy định của ngân hàng đối với các đơn vị chưa được phép hoạt động thanh
toán quốc tế.
- Trả lời các thắc mắc của các đơn vị liên quan nghiệp vụ chuyển tiền đi bằng
điện, thanh toán bộ chứng từ (L/C, nhờ thu).
- Hạch toán kế toán:
+ Hạch toán kế toán các khoản báo có bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức
L/C và nhờ thu.
+ Hạch toán kế toán các lệnh thanh toán nhập khẩu theo L/C và nhờ thu.
11
- Tham gia đào tạo nhân viên nghiệp vụ chuyển tiền theo nhu cầu của các đơn
vị.
Bộ phận kiểm tra chứng từ (B/C)
- Nhận kiểm tra và duyệt các bức điện, chứng từ liên quan nghiệp vụ xuất, nhập
khẩu (L/C, nhờ thu) theo quy định của ngân hàng do các đơn vị chuyển đền trước khi
chuyển ra nước ngoài.
- Nhận, lập điện và kiểm soát chứng từ liên quan nghiệp vụ xuất, nhập khẩu
(L/C, nhờ thu) theo quy định của ngân hàng đối với các đơn vị chưa được phép hoạt
động thanh toán quốc tế.
- Trả lời thắc mắc của các đơn vị liên quan nghiệp vụ xuất, nhập khẩu (L/C, nhờ
thu).
- Tham gia đào tạo nhân viên nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ xuất, nhập khẩu
(L/C, nhờ thu) theo nhu cầu của các đơn vị kinh doanh.
Bộ phận tư vấn và hỗ trợ (T/C)
- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, các đơn vị kinh doanh, các
đối tác liên quan nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Nghiên cứu các quy tắc thực hành thống nhất, thông lệ quốc tế và các văn bản
pháp quy có liên quan để hướng dẫn thực hiện thống nhất torng toàn hệ thống.
- Đầu mối tiếp nhận và hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác của ngân hàng trong hoạt
động thanh toán quóc tế.
- Soạn giáo trình và tham gia đào tạo nghiệp vụ về thanh toán quốc tế cho các
nhân viên trong toàn hệ thống.
- Báo cáo định kỷ, đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc khối/ Tổng giám đốc về
tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của toàn hệ thống.
Ngoài ra, Trung tâm TTQT còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác khi được
Giám đốc khối phân công.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTQT
Trung tâm TTQT có cơ cấu tổ chức hoạt động theo sơ đồ Hình 2.2 như sau:
12
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Trung Tâm TTQT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Bộ phận kiểm
tra chứng từ
Bộ phận kiểm
tra chứng từ
xuất
Bộ phận tư
vấn & hỗ trợ
Bộ phận tiếp
nhận và xử lý
thông tin
Bộ phận kiểm
tra chứng từ
nhập
Bộ phận
chuyển tiền
và thanh toán
Bộ phận hạch
toán kế hoán
Nguồn tin: Phòng nhân sự Trung tâm TTQT
Đứng đầu Trung tâm là Giám đốc trung tâm: chịu trách nhiệm điều hành, tổ
chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc khối hoặc người được phân công, ủy quyền về mọi hoạt động của Trung tâm.
Giúp việc cho Giám đốc trung tâm có thể có Phó giám đốc trung tâm: chịu trách
nhiệm báo cáo với Giám đốc trung tâm về hoạt động của Trung tâm theo phân công cụ
thể.
Đứng đầu Bộ phận là Trưởng Bộ phận: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận, báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của Bộ phận trước Giám đốc trung tâm.
Các chuyên viên, kiểm soát viên, nhân viên trong Bộ phận làm việc độc lập,
báo cáo trực tiếp cho Trưởng Bộ phận.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm TTQT
Trung tâm TTQT đã và đang áp dụng bốn phương thức thanh toán quốc tế: nhờ
thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền và thanh toán CAD. Trong đó, phương thức
13
chuyển tiền (T/T) là đạt số lượng nhiều nhất, luôn chiếm ở trên mức 80% trong tổng số
các phương thức thanh toán.
Đối tượng khách hàng của Trung tâm là các doanh nghiệp, các cá nhân có nhu
cầu thanh toán ra nước ngoài. Trung tâm không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà
chỉ xử lý các chứng từ do các chi nhánh, phòng giao dịch gửi về.
Sau đây là thống kê về số lượng giao dịch và doanh thu của Trung tâm trong
các năm vừa qua được trình bảy ở Bảng 2.1, cho thấy sự phát triển vững mạnh, cũng
như sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng cao đối với Trung tâm TTQT nói riêng và
Ngân hàng ACB nói chung:
Bảng 2.1. Số Lượng Giao Dịch và Doanh Thu (2007 – 2011)
Năm
Số lượng
Tốc độ tăng
Doanh số
Tốc độ tăng
(giao dịch)
(%)
(Triệu USD)
(%)
2007
89.644
-
2.810,095
-
2008
102.910
14,80%
3.454,155
22,92%
2009
111.118
7,98%
3.070,383
-11,11%
2010
133.387
20,04%
4.335,185
41,19%
2011
150.616
12,92%
5.269,694
21,56%
Nguồn tin: Phòng Kế Toán Trung Tâm TTQT
Năm 2008 số lượng giao dịch thanh toán tăng 14.80% so với năm 2007 ứng với
mức tăng 13.266 giao dịch, nâng số lượng giao dịch lên 102.910 giao dịch. Doanh số
cũng tăng 22.92% ứng với mức tăng 644,06 triệu USD. Điều này cho thấy hoạt động
kinh doanh của Trung tâm đang trên đà phát triển tốt.
Đến năm 2009, trong bối cảnh chung là khủng hoàng tài chính và suy thoái toàn
cầu đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng sụt giảm nghiêm trọng, theo báo cáo của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
cho biết mức suy giảm thương mại quốc tế là 9%, mức cao nhất kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Trong đó, lượng xuất khẩu từ các nước phát triển giảm 10%, còn lại là
các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm dao
động trong khoảng từ 2 – 3%. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Á. Sự suy giảm này đã tác động mạnh đến
14