Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
***********

VÕ QUỐC ĐẠT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUẬN 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
***********

VÕ QUỐC ĐẠT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUẬN 2

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VIẾT SẢN

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 2” do Võ Quốc Đạt, sinh viên khóa 34,
ngành Quản Trị Kinh Doanh đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn

__________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________


_____________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Ba, Mẹ - người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ tôi đến ngày hôm nay. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc nhất của
tôi, luôn dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để chuyên tâm vào việc học tập. Xin
cảm ơn những người thân đã luôn động viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
nói chung và các thầy cô khoa kinh tế nói riêng. Thầy cô đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức giúp tôi vững bước vào đời. Tôi cũng chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Viết
Sản – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi để hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp.
Tôi chân thành biết ơn sâu sắc đến Ban giám đốc ngân hàng VIB – chi nhánh Quận
2 đã tạo điều kiện cho tôi thực tập. Và tôi cũng không thể quên sự giúp đỡ tận tình của
anh Hoàng và các anh chị trong phòng tín dụng đã hỗ trợ, cung cấp thông tin tư liệu
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn thân luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Quốc Đạt


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ QUỐC ĐẠT, Khoa kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng 05 năm 2012. “ Phân tích tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh quận 2”.
VO QUOC DAT, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh
City. May 2012. “ The anylysis of the credit risk management at Vietnam International
Bank – District 2 Branch”.
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc tế Việt Nam (VIB) – chi nhánh Quận 2 tại số 01A đường Trần Não,
Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM. Thông qua việc phân tích tình hình huy đông vốn
và cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2009 – 2011 cùng với việc phân tích thực trạng
rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tác giả phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản
lý rủi ro. Thông qua đó tác giả đưa ra mặt tích cực và hạn chế của công tác quản lý rủi
ro tín dụng được áp dụng tại chi nhánh. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VIB – chi nhánh quận 2.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề:

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

2

1.2.1 Mục tiêu chung:

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu:

2

1.4 Cấu trúc của luận văn:

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan tài liệu:

4

2.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)

6

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng:

6

2.2.2 Khái quát về chi nhánh VIB quận 2:


7

2.2.3 Cơ cấu tổ chức:

8

2.2.4 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh:

9

2.2.5. Quy trình tín dụng:

10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng:

14

3.1.2 Rủi ro tín dụng:

15

3.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng


23

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

29

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:

29

3.2.2. Phương pháp xử lý, trình bày số liệu:

29

v


3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB và chi nhánh :

31

4.2. Tình hình nguồn vốn:


35

4.2.1. Vốn huy động:

37

4.2.2. Vốn điều hòa:

40

4.3. Tình hình cung cấp tín dụng:

42

4.3.1. Doanh số cho vay:

42

4.3.2.Doanh số thu nợ:

45

4.4. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VIB chi nhánh Quận 2:

51

4.4.1. Đánh giá rủi ro tín dụng của chi nhánh thông qua các chỉ tiêu:

51


4.4.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại chi nhánh:

56

4.4.3 Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:

59

4.5 Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng:
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63
66

5.1. Kết luận:

66

5.2. Kiến nghị:

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBA

Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

GĐKD

Giám đốc kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


QLKH

Quản lý khách hàng

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương mại cổ phần

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp

TTĐ


Tái thẩm định

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình Hình Tổng Tài Sản Và Lợi Nhuận VIB qua 15 năm

31

Bảng 4.2: Tình Hình Tổng Tài Sản Và Lợi Nhuận VIB Quận 2

32

Bảng 4.3: Cơ Cấu Nguồn Vốn Của VIB Quận 2

35

Bảng 4.4: Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng VIB và DAB

38


Bảng 4.5: Cơ Cấu Vốn Huy Động Theo Khối

39

Bảng 4.6.Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Theo Khối Qua 2 Năm

40

Bảng 4.7: Doanh Số Cho Vay Theo Khối

42

Bảng 4.8. Doanh Số Thu Nợ Theo Khối

47

Bảng 4.9. Tình Hình Dư Nợ Theo khối

50

Bảng 4.10. Tình Hình Dư Nợ Theo Nhóm Nợ Của 2 khối

52

Bảng 4.11. Tình Hình Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu Của Chi Nhánh

53

Bảng 4.12. Hệ Số Rủi Ro Tín Dụng Của Chi Nhánh Qua 3 Năm


53

Bảng 4.13. Hệ Số Thu Nợ Của Chi Nhánh Qua 3 Năm.

54

Bảng 4.14. Vòng Quay Vốn Tín Dụng Của Chi Nhánh Qua 3 Năm.

55

Bảng 4.15: Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Chi Nhánh Năm 2010 và 2011

60

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Chi Nhánh VIB Quận 2

9

Hình 3.1: Sơ Đồ Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng

17

Hình 4.1: Biểu Đồ Tổng Tài Sản Và Lợi Nhuận VIB Qua 15 Năm

32


Hình 4.2: Biểu Đồ Tổng Tài Sản Và Lợi Nhuận VIB Quận 2 Qua 3 Năm.

33

Hình 4.3: Biểu Đồ Tăng Trưởng Nguồn Vốn VIB Quận 2 Qua 3 Năm

36

Hình 4.4: Biểu Đồ Huy Động Vốn Của 2 Khối

39

Hình 4.5: Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Qua 3 Năm.

41

Hình 4.6: Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Theo 2 Khối.

43

Hình 4.7: Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Số Cho Vay Theo Loại Tiền Tệ Năm 2011.

45

Hình 4.8: Cơ Cấu Thu Nợ Tại Chi Nhánh VIB Quận 2 Qua 3 Năm

46

.


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VIB
PHỤ LỤC 2: BẢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA VIB
PHỤ LỤC 3: BẢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP NĂM 2011
PHỤ LỤC 4: BẢNG CHỈ TIÊU PHÂN BỔ KHỐI DOANH NGHIỆP NĂM 2011
PHỤ LỤC 5: TÓM TẮT TỜ TRÌNH TÍN DỤNG

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, với bất kì một quốc gia nào, bất kì một nền kinh
tế nào thì vốn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng của
nền kinh tế đó. Và sự ra đời của ngành ngân hàng cùng với hoạt động của nó là một
bước tiến lớn đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết. Tín dụng ngân hàng là chất xúc tác
cho cả kênh huy động và kênh phân phối vốn. Chính vì thế tín dụng ngân hàng góp
phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đẩy nhanh quá trình sản xuất và phát triển xã hội. Cùng với sự phát triển cả nước, nhu
cầu vốn cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng cao, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín
dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro
tín dụng hơn, cụ thể nợ quá hạn cao, cho vay ra nhưng không thu hồi vốn gốc và lãi…
Vì vậy công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng đang là mối quan tâm hàng đầu
của các NHTM nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của NHTM một cách bền vững,

trong đó ngân hàng VIB cũng không ngoại lệ.
Ngân hàng VIB chi nhánh Quận 2 ra đời năm 2004, nhìn chung hoạt động tín
dụng của chi nhánh đang trên đà phát triển tốt trong cơ chế thị trường ngày nay, trong
môi trường cạnh tranh gay gắt của WTO. Hiện nay có thể nói công tác quản lý rủi ro
tín dụng tại VIB chi nhánh Quận 2 được thực hiện khá tốt với tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
Trong tình hình nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng lên, để giảm thiểu rủi ro tín
dụng và giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì chi nhánh cần phải hoàn thiện công tác quản lý rủi ro
tín dụng hơn nữa.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau thời gian được hỗ trợ thực tập tại ngân
hàng VIB chi nhánh Quận 2 cùng sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, trường
1


Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Viết Sản,
tác giả đã chọn đề tài “Phân tích tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh quận 2” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng VIB – chi nhánh quận 2 trong
thời gian qua. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng VIB – chi nhánh quận 2.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của VIB – chi nhánh quận 2.
Phân tích rủi ro tín dụng và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi
nhánh.
Xác định nguyên nhân rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực quản
lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VIB – chi nhánh quận 2.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng VIB –

chi nhánh quận 2.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ngân hàng VIB – chi
nhánh quận 2 tại số 01A đường Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012.
1.4 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu ý nghĩa của đề tài, mục tiêu khi thực hiện đề tài, giới hạn không gian, thời
gian của đề tài cũng như cấu trúc sơ lược của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phần còn lại tổng quan về ngân hàng VIB bao gồm giới thiệu quá trình hình thành và
phát triển của ngân hàng, cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2


Trình bày lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị RRTD, nguyên nhân và hậu quả
RRTD.
Sau đó là phần trình bày về phương pháp nghiên cứu của khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày thực trạng tình hình tín dụng và RRTD tại ngân hàng.
Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của RRTD, đánh giá mặt tích cực và hạn chế mà
ngân hàng gặp phải khi quản trị RRTD. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận chung về vấn đề nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng VIB.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu:
Trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày nay diển ra trên
thế giới và ở Việt Nam ta, tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên 2 phương
diện: quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn
thông thường ở các ngân hàng thương mại dù là châu lục nào, tín dụng thường chiếm
khoảng 70% tổng tài sản có và do vậy cũng là khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của
ngân hàng thương mại. “Tín dụng là một quan hệ giữa hai chủ thể, trong đó có một bên
là chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một khoảng thời gian
nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn thỏa
thuận” (Nguyễn Viết Sản, 2004. Giáo trình tín dụng ngân hàng).
Vì tín dụng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng là khoản mục rủi ro chủ
yếu của ngân hàng thương mại. Căn cứ vào khoản 01 điều 02 của quy định về phân
loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN thì “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình theo cam kết” (PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị ngân hàng
thương mại hiện đại. Nhà xuất bản phương đông). “Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát
sinh rủi ro tín dụng có thể chia thành: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục” (TS. Nguyễn
Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê). Ngoài ra
có thể chia rủi ro tín dụng thành nhiều loại: rủi ro không hoàn trả, rủi ro trả chậm, rủi
ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro tỷ giá…Nhận thức được tầm quan trọng của tín
dụng và sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng nên tất cả các ngân hàng đều chú trọng công
tác quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB cũng không
ngoại lệ.
4



Sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do các tổ chức uy tín
trong và ngoài nước trao tặng như giải thưởng “ Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh
toán quốc tế xuất sắc”, giải thưởng “ Siêu cúp nhãn hiệu cạnh tranh nỗi tiếng” do Hội
sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng các năm từ 2007 đến 2011 (www.vib.com.vn). Cùng
chung mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng VIB đã thành lập được phòng Quản lý rủi ro tín
dụng thuộc Khối Quản lý rủi ro, đây là bước tiến quan trọng để “ Phân định rõ cơ cấu
tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản lý rủi ro tín dụng trong ngân
hàng” cũng như “ xây dựng hệ thống công cụ đo lường và định dạng rủi ro tín dụng”
(PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất
bản phương đông).
Mặc dù có những thành công và hoạt động tín dụng quản lý rủi ro khá tốt nhưng
để hoàn thành mục tiêu: “VIB trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần
hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2013” (www.vib.com.vn) thì ngân hàng VIB nói chung
và chi nhánh Quận 2 nói riêng phải nổ lực hơn nữa. Bởi lẽ môi trường cạnh tranh trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khóc liệt hơn và môi trường kinh tế
luôn thay đổi. Cụ thể: năm 2009, tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng
nóng, mức tăng trưởng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%. Sang
năm 2010 con số này được kiềm chế lại chỉ còn khoảng 27% ( Năm 2011,
với bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao, chính phủ đã ban hành
Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế trong đó có chính sách tiền tệ chặt chẽ, làm cho
tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức khoảng 12%. Năm 2012, kinh tế thế giới dự báo sẽ
còn rất nhiều khó khăn. Các yếu tố bất ổn và tác động xấu đến đà phục hồi của các nền
kinh tế trong năm 2011 vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2012. Kinh tế Việt Nam
mặc dù có một số tín hiệu tích cực trong đầu năm 2012 tuy nhiên nợ xấu sẽ tiếp tục là
vấn đề nóng bỏng trong năm 2012.

5



2.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng:
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên viết tắt là VIB Bank) được thành lập
vào ngày 18 tháng 9 năm 1996, tại 198B Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, với số vốn
điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày
25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài
chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động lành mạnh, cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Ngoài trụ sở tại Hà Nội ngân
hàng có 150 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng
Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mạng lưới 37 tổ công tác tại 35
tỉnh thành phố trên cả nước.
Sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4250 tỷ
đồng, mạng lưới chi nhánh có 160 đơn vị kinh doanh trên cả nước. VIB luôn được xếp
hạng A theo các chỉ tiêu xếp hạng của NHNN.
Năm 2007, VIB là doanh nghiệp lớn đứng thứ 137 trong tổng số 200 doanh
nghiệp hàng đầu trong nước và là doanh nghiệp đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam về doanh thu do Báo Việt Nam Net bình chọn.
VIB cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và
ngoài nước trao tặng. Cụ thể, VIB nhận cờ khen và bằng khen của thống đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua
ngành Ngân hàng, được các tập đoàn tài chính có uy tín như HSBC, Citigroup, Wells
Fargo …trao giải thưởng “Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”.
VIB còn vinh dự nhận giải thưởng “ Siêu cúp nhãn hiệu cạnh tranh nỗi tiếng” do
Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng các năm từ 2007 đến 2011.


( />Vào ngày 9/9/2009, VIB thực hiện dự án tái định vị thương hiệu được đánh dấu
bằng sự kiện VIB ra mắt chiến lược thương hiệu và logo mới:

6


Xuất phát từ quan điểm mong muốn mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng,
cho cổ đông, cho cán bộ nhân viên và toàn xã hội, VIB phấn đấu với tầm nhìn: “ Trở
thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”.
Giai đoạn 2009- 2013, dưới sự tư vấn của tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới
Boston Consluting Group (BCG), ngân hàng VIB xây dựng chiến lược kinh doanh với
mục tiêu: “VIB trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt
Nam vào năm 2013”.
Để hoàn thành mục tiêu đó, vào năm 2010 VIB đã đánh dấu bước phát triển quan
trọng bằng việc hợp tác chiến lược với ngân hàng Commonwealth (Commonwealth
Bank of Australia) – một trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới và là một trong 14
ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Việc hợp tác với ngân hàng bán lẻ
hàng đầu của Úc giúp cho VIB nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng bán lẻ,
công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, quản trị nguồn nhân lực và tài chính.
2.2.2 Khái quát về chi nhánh VIB quận 2:
VIB Bank Quận 2 được thành lập vào ngày 29/09/2004, trụ sở đặt tại địa chỉ số
01A đường Trần Não, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một trong
những vị trí có mặt bằng thoáng mát và rộng, nằm ngay khu đông dân cư tập trung các
công ty nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của đơn vị. Với chi phí thuê
mặt bằng khoảng 40 triệu đồng/tháng, toàn bộ diện tích mặt bằng được sử dụng hết cho
hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh VIB
quận 2 đã đạt được nhiều giải thưởng kinh doanh từ ngân hàng VIB. Trong sơ kết hoạt
động kinh doanh đầu năm 2011, chi nhánh VIB quận 2 là đơn vị nhận giải nhất giải
“đơn vị đạt thành tích xuất sắc về kinh doanh thẻ”.
Quận 2 được thành lập ngày 4 tháng 1 năm 1997 trên cơ sở các xã An Phú, An

Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi của huyện Thủ Đức cũ. Quận 2 có dân
7


số khoảng 145.981 người, là quận mới đô thị hóa nơi có Khu đô thị Thủ Thiêm trong
tương lai gần là trung tâm tài chính thương mại mới của Thành phố Hồ Chí Minh
(nguồn:).
Khi mới thành lập Quận 2 là vùng đất có kết cấu hạ tầng kỹ thuật kém, thiếu
điện, nước, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao … nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, hòa với dòng phát triển của nền kinh tế cả nước, Quận 2 không ngừng phát
triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh và xã hội.
Đối với VIB Bank thì Quận 2 là một khu vực đáng chú ý trong chiến lược phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tọa lạc ở số 01A Trần Não, phường Bình
An, chi nhánh VIB Quận 2 chiếm được ưu thế và thuận lợi trong công tác huy động và
cho vay, bởi lẽ đường Trần Não là một trong những con đường huyết mạch và là khu
vực trong chủ trương phát triển kinh tế của Quận 2. Đồng thời chất lượng cuộc sống
dân cư nơi đây ngày một nâng cao, đặc biệt có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động sản
xuất tốt đang có nhu cầu vốn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức:
VIB là một trong những ngân hàng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (xem bảng phụ
lục số 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VIB). Trong năm 2011, VIB đã đưa 27 chi nhánh,
phòng giao dịch mới vào hoạt động, nậng tổng số lên 160 đơn vị kinh doanh trên cả
nước.
Dưới sự quản lý tập trung chi nhánh VIB Quận 2 hoạt động theo sơ đồ cơ cấu tổ
chức như sau:

8


Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Chi Nhánh VIB Quận 2


CN VIB Quận 2.

Giám đốc

Giám đốc





P. Tín dụng

P. Dịch vụ

P. Tín dụng

Cá nhân

Khách Hàng

Doanh Nghiệp

2.2.4 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh:
Chi nhánh VIB quận 2 là một bộ phận của VIB nên nó cũng có những hoạt động
nghiệp vụ tương tự như tại trụ sở chính của ngân hàng. Cụ thể chi nhánh có các hoạt
động như sau:
Sản phẩm, dịch vụ dành cho Doanh nghiệp
- Tiền vay: tài trợ vốn lưu động , tài trợ vốn trung dài hạn (cho vay đồng tài trợ,
cho vay ủy thác, cho vay mua ô tô 48h), trái phiếu doanh nghiệp (bảo lãnh phát hành

TPDN, đầu tư TPDN).
- Tài trợ thương mại: thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu), tài trợ xuất khẩu, tài trợ
nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế.
- Ngoại hối: Spot, Swap, Forward, Option (quyền chọn bán, quyền chọn mua)
- Quản lý dòng tiền: dịch vụ tài khoản (TK TGTT, VIBizAcount), tiền gửi có kỳ
hạn, chuyển tiền trong ngoài nước, quản lý dòng tiền, gói trả lương.
- Bao thanh toán: bao thanh toán nội địa.
- Ngân hàng điện tử: ngân hàng trực tuyến VIB4U (tài khoản trực tuyến, chuyển
tiền trực tuyến, cho vay trực tuyến, mở L/C trực tuyến), Mobile Banking.
9


Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân:
-

Tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.

-

Tiền vay: cho vay mua ô tô dành cho cá nhân, cho vay mua nhà dự án, tài chính

du học, vay tín chấp tiêu dùng, vay thấu chi tài khoản, vay cá nhân kinh doanh, vay
cầm cố giấy tờ có giá…
-

Thẻ: thẻ trả trước, thẻ ghi nợ nội địa VIB Values, thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip

Master Card.
-


Chuyển tiền: chuyển tiền kênh ngân hàng, chuyển tiền kênh công ty chuyển tiền

nhanh.
-

Ngân hàng điện tử: ngân hàng trực tuyến VIB4U, ngân hàng di động Mobile

Banking, ví điện tử VIB-Mobivi.
-

Sản phẩm và dịch vụ khác: sản phẩm hợp tác Ngân hàng- Bảo hiểm, dịch vụ bảo

lãnh cá nhân trong nước, dịch vụ thanh toán và hổ trợ thủ tục chuyển nhượng.
2.2.5. Quy trình tín dụng:
Phạm vi áp dụng:
Quy trình này quy định trình tự QLKH phải thực hiện kể từ khi tiếp nhận nhu
cầu tín dụng của KH đến khi hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay.
Các nhu cầu tín dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình này bao gồm:
-

Cấp hạn mức vay vốn/mở L/C/bảo lãnh/chiết khấu.

-

Cho vay món (ngắn, trung và dài hạn) (ngoại trừ trường hợp đảm bảo 100%
bằng giấy tờ có giá loại A).

-

Phát hành các loại bảo lãnh theo món (ngoại trừ trường hợp ký quỹ 100% hoặc

đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá loại A).

-

Mở L/C theo món (ngoại trừ trường hợp ký quỹ 100% hoặc đảm bảo 100%
bằng giấy tờ có giá loại A).
Sơ đồ quy trình tín dụng:

10


QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CHUNG
KHÁCH HÀNG

QLKH

CẤP PHÊ
DUYỆT
CƠ SỞ

TTĐ

CẤP PHÊ
DUYỆT
CAO HƠN

ĐỊNH GIÁ TSBĐ

GDTD


BẮT ĐẦU

B.1

Tư vấn thủ tục hồ sơ
cấp tín dụng

1. Kiểm tra hồ sơ,
thẩm định sơ bộ
2. Đối chiếu các
chính sách của VIB

B.2

Cung cấp hồ sơ

B.3

1. Lên lịch hẹn thẩm
định thực tế
2. Lập đề nghị định
giá

Nếu cần

Thẩm định
thực tế
B.4

Định giá

TSBĐ

1.Chấm điểm KH
2.Lập tờ trình

Phê duyệt

Trong thẩm
quyền?

N

Tái thẩm định
(nếu có)

Phê duyệt

Y

B.5

Phê duyệt
tín dụng

Soạn thông báo kết
quả phê duyệt

Ký thông báo

B.6


Gửi thông báo đồng
ý/từ chối (*)

Đồng ý
các điều
kiện?

Lập và gửi Đề nghị
thực hiện giao dịch

Thực hiện
theo yêu cầu

Phê duyệt

Lưu hồ sơ theo quy
định

Lưu hồ sơ theo
quy định

B.7

N

Y

KẾT THÚC
(*): Nếu là thông báo từ chối thì lưu hồ sơ và kết thúc quy trình


11

THỜI
GIAN


Bước 1: Tư vấn Khách hàng
QLKH tư vấn, hướng dẫn KH về thủ tục hồ sơ theo quy định của VIB – tham
khảo Danh mục hồ sơ.
+ Đối với KH mới chưa có quan hệ giao dịch tại VIB, QLKH tư vấn về thủ tục
mở tài khoản. Trường hợp KH đồng ý mở tài khoản, QLKH chủ động giúp KH hoàn
thiện các mẫu biểu liên quan, phối hợp cùng dịch cụ KH để mở tài khoản cho KH.
+ QLKH cần chuẩn bị trước những câu hỏi, nghiên cứu trước về ngành nghề và
đặc điểm kinh doanh trước khi tiếp xúc KH; ghi lại những nội dung đã trao đổi để
tránh trường hợp KH phải trả lời lại trong những lần gặp tiếp theo.
Bước 2: Thẩm định sơ bộ
Sau khi KH chuyển hồ sơ, QLKH tiếp nhận và thực hiện:
- Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của các loại chứng từ và yêu cầu bổ sung (nếu
có). Việc giao nhận cần có xác nhận của KH.
- Đối chiếu các chính sách hiện hành của VIB, nếu KH đủ điều kiện vay vốn
QLKH kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng trên CIC, thu thập các nguồn
thông tin khác (nếu cần).
Với những thông tin ban đầu, nếu đánh giá KH đạt yêu cầu sơ bộ QLKH báo cáo
GĐKD/Người được ủy quyền về việc tiếp xúc và xin ý kiến, đề xuất GĐKD/Người
được ủy quyền cùng tham gia thẩm định trực tiếp (nếu cần), sử dụng Mẫu “Báo Cáo
Tiếp xúc Khách hàng” (nếu cần).
Bước 3: Lập kế hoạch thẩm định thực tế
QLKH lên lịch hẹn KH về kế hoạch thẩm định thực tế tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm và thông báo cho GĐKD/Người được ủy quyền về

lịch thẩm định (trường hợp cần GĐKD/Người được ủy quyền thẩm định trực tiếp).
Nếu xét thấy tài sản bảo đảm cần được định giá độc lập, QLKH lập đề nghị định
giá gửi Bộ phận định giá độc lập của VIB để phối hợp thực hiện.
Bước 4: Thẩm định thực tế
QLKH và/hoặc GĐKD/Người được ủy quyền, tiến hành đi thẩm định thực tế
tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản bảo đảm của KH.
Phối hợp với Bộ phận định giá độc lập của VIB để định giá TSBĐ (nếu có)
Bước 5: Đề xuất và phê duyệt tín dụng
12


QLKH tiến hành chấm điểm KH, lập tờ trình và gửi các hồ sơ liên quan trình
Cấp phê duyệt cơ sở.
Cấp phê duyệt cơ sở tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định phê duyệt trong trường
hợp thuộc thẩm quyền hoặc cho ý kiến đề xuất trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Trường hợp vượt thẩm quyền, QLKH tiếp nhận ý kiến cấp phê duyệt cơ sở và
chuyển lên Cấp phê duyệt cao hơn theo phân cấp phê duyệt tín dụng của VIB.
Chú ý:Trong trường hợp cần TTĐ tham gia thẩm định trực tiếp món vay (theo
chính sách của VIB từng thời kỳ), sau khi tiếp nhận ý kiến phê duyệt từ Cấp phê
duyệt cơ sở, QLKH lập yêu cầu hỗ trợ thẩm định gửi đến TTĐ. Trình tự và thủ tục
phối hợp thẩm định QLKH tham chiếu theo Quy trình của Phòng TTĐ.
Bước 6: Thông báo kết quả phê duyệt tín dụng
Sau khi nhận kết quả phê duyệt, QLKH soạn Thông báo kết quả phê duyệt tín
dụng trình Cấp phê duyệt cơ sở ký 02 bản : gửi cho KH 01 bản, lưu hồ sơ 01 bản.
- Trường hợp thông báo từ chối: QLKH trao đổi lý do từ chối, tư vấn giới thiệu
cho KH sử dụng các dịch vụ khác (nếu phù hợp) và tiếp tục duy trì mối liên lạc để
khai thác, cung cấp các sản phẩm khác khi KH có nhu cầu. Lưu hồ sơ tín dụng theo
quy định. Kết thúc quy trình.
- Trường hợp thông báo chấp thuận/chấp thuận có điều kiện: QLKH trao đổi về
các điều kiện theo nội dung phê duyệt. Nếu KH đồng ý với các điều kiện phê duyệt,

QLKH chuyển sang thực hiện Bước 7. Nếu KH không đồng ý với các điều kiện,
QLKH ghi nhận ý kiến, xét thấy tính khả thi thì thực hiện trình phê duyệt lại (trở lại
Bước 5), nếu không thì Lưu hồ sơ và Kết thúc quy trình.
Bước 7: Hoàn thiện thủ tục sau phê duyệt
- QLKH lập Đề nghị thực hiện giao dịch chuyển Cấp phê duyệt cơ sở duyệt và gửi các
hồ sơ liên quan theo quy định đến GDTD để thực hiện theo phê duyệt - Thủ tục, trình
tự, phương thức giao nhận hồ sơ tham chiếu theo Quy trình GDTD.
- QLKH lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định. Kết thúc quy trình.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng:
Khái niệm:
Tín dụng là một quan hệ giữa hai chủ thể, trong đó có một bên là chuyển giao
tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng
thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn thỏa thuận.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng.
Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Chức năng của tín dụng:
¾ Phân phối lại tài sản dưới hình thức tiền tệ.

Vốn tiền tệ của người cho vay tạm thời chưa sử dụng, chuyển cho người đi vay
tạm thời cần sử dụng, như vậy đã có sự chuyển quyền sử dụng vốn. Việc luân chuyển
vốn tiền tệ này xuất phát từ lợi ích của hai bên, được thực hiện một cách tự giác, tự
nguyện. Chức năng này thúc đẩy sự vận động liên tục của đồng tiền.
Các tổ chức cá nhân có vốn nhàn rỗi không muốn vốn đó nằm im, không sinh
lời nên đã nhượng lại cho người khác, tổ chức khác thiếu vốn cần sử dụng, tạo ra hiệu
quả kinh tế xã hội. Ngân hàng đã sử dụng chức năng này của tín dụng để thu hút vốn
nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay. Các cá nhân, tổ chức thừa vốn và thiếu vốn được
thực hiện thông qua tín dụng, vừa khắc phục được tình trạng thừa thiếu vốn mà vừa
phát huy được hiệu quả sử dụng vốn.
14


×