Tải bản đầy đủ (.doc) (208 trang)

Thiết kế hồ chứa nước Thượng Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 208 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành công trình thủy lợi

LỜI CẢM ƠN
Với đề tài: “ Thiết kế hồ chứa nước THƯỢNG TIẾN - Phương án 1’’. Sau 14 tuần
làm đồ án tốt ngiệp, với sự phấn đấu nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận
tình của thầy giáo Lê Thanh Hùng , em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình làm đồ án em đã hiểu được đây là một phần công việc của mình
ra trường sau này và cũng là dịp để củng cố kiến thức cho bản thân. Em cũng tự hiểu
rằng bản thân cần cố gắng học hỏi nhiều có thể trở thành người kỹ sư thiết kế thực thụ
trong tương lai.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong đồ án của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được chỉ bảo, hướng dẫn, sữa chữa của các thầy cô
giáo để em có thêm kiến thức phục vụ cho công việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tâm giảng dạy, trau dồi
kiến thức, đạo đức cho em trong thời gian học tập tại trường, giúp em có những hành
trang mới, vững tin bước tiếp trên con đường đã chọn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Lê Thanh Hùng đã tận tâm
hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành đồ án này.
Cuối cùng em kính chúc các thầy cô và gia đình sức khoẻ và công tác tốt.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Hà Quang Bằng

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành công trình thủy lợi

MỤC LỤC

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

1

Ngành công trình thủy

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1 Vị trí địa lý
Hồ chứa nước Thượng Tiến được xây dựng tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi
tỉnh Hoà Bình, cách thị trấn Bo khoảng 15 km về phía Tây trên suối Yên Sơn nhánh
của sông Bôi.
Vị trí đập nằm vào khoảng:

20038’ Vĩ độ Bắc.
105023’ Kinh độ Đông.

Khu hưởng lợi của vùng dự án có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc: giáp đường quốc lộ 12B.

Phía Đông: giáp bờ tả sông Bôi.
Phía Tây: giáp núi cao xã Xuân Phong và Tú Sơn.
Phía Nam: giáp núi cao xã Hợp Đồng, xã Kim Tiến và xã Kim Bôi.
Về mặt địa lý tự nhiên khu hưởng lợi nằm trong thung lũng đồng bằng sông Bôi,
dạng địa hình bậc thang, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hiện đã được khai
thác trồng lúa theo dạng ruộng bậc thang có cao độ từ +45 đến +120. Phần đồi kế cận
có độ dốc 25% thích hợp với các loại hình kinh tế vườn. Phần núi cao có độ dốc lớn
hiện là đất lâm nghiệp có thể cải tạo thành rừng tái sinh và rừng phòng hộ đầu
nguồn.thể cải tạo thành rừng tái sinh và rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu thuộc dạng địa hình vùng núi thấp có hướng dốc theo dạng
Tây Bắc - Đông Nam, theo từng dạng lưu vực sông, địa hình có dạng lòng máng, đáy
máng là dòng chảy sông Bôi, cao độ trung bình của vùng ở +75. Địa hình cao nhất là
đỉnh Yên Sơn có cao độ 1200m, ở đáy tập trung tương đối đầy đủ các dạng địa hình:
núi cao, đồi và thung lũng Sông.
Suối Yên Sơn là nhánh lớn của sông Bôi, chạy theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc. Cửa ra của suối Yên Sơn đổ vào sông Bôi tại làng Ben. Dòng chảy khá quanh co,
uốn khúc, độ dốc dòng suối lớn (18%). Suối có mặt cắt hình chữ U, hai bên thường dốc
đứng, lòng suối nhiều chỗ lộ đá gốc, rải rác gặp các tích tụ cuội sỏi trong một phạm vi
nhỏ hẹp.
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy


2

Địa hình khu vực nghiên cứu xây dựng mang đặc điểm của vùng miền núi bao
gồm: Vùng lòng hồ ở phía Tây Nam và hai vai đập tựa lên hai dãy núi cao, dốc, cao
trình từ +147 đến +700. Vùng lòng sông có cao trình từ +137 đến +165 trong khu vực
lòng hồ. Vùng hạ lưu là các vùng đồng bằng nằm xen giữa các dãy núi cao. Vùng đồng
bằng đây có dạng kéo dài thành dải với cao trình +140 thấp dần và mở rộng về phía
Đông Bắc, hai bên là các dãy núi cao.
Địa mạo ở đây chủ yếu là dạng địa mạo bào mòn, dạng địa mạo tích tụ là thứ
yếu phân bố ở lòng sông và các suối nhỏ.
Các đặc trưng lưu vực tính đến tuyến đập được xác định như sau:
Diện tích lưu vực

F = 32,10 Km2

Chiều dài suối chính

Ls = 9.15 Km

Độ dốc suối chính

Js = 46.7%0

Hình 1-1: Quan hệ F∼ Z, V∼ Z

Bảng 1-1: Các thông số đặc trưng hồ chứa
TT

Z (m)


F (106 m2)

V (106 m3)

1

144.00

0.000

0.000

2

148.00

0.011

0.004

3

154.00

0.036

0.145

Sinh viên: Hà Quang Bằng


Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

3

Ngành công trình thủy

4

156.00

0.057

0.238

5

158.00

0.097

0.392

6

160.00


0.119

0.608

7

162.00

0.164

0.892

8

164.00

0.189

1.246

9
10
11
12
13
14
15
16

166.00

168.00
170.00
172.00
174.00
176.00
178.00
180.00

0.211
0.231
0.257
0.284
0.310
0.336
0.361
0.393

1.646
2.088
2.576
3.117
3.711
4.356
5.053
5.808

17

182.00


0.424

6.624

0.457
0.492
0.531
0.566
0.606
0.648
0.691
0.733
0.773
0.815
0.854
0.902
0.944
0.992

7.505
8.453
9.476
10.573
11.746
13.000
14.339
15.763
17.269
18.857
20.527

22.283
24.129
26.064

18
184.00
19
186.00
20
188.00
21
190.00
22
192.00
23
194.00
24
196.00
25
198.00
26
200.00
27
202.00
28
204.00
29
206.00
30
208.00

31
210.00
1.3 Điều kiện khí tượng thủy văn
1.3.1 Tình hình khí tượng thủy văn :

Trong lưu vực hồ Thượng Tiến không có trạm đo KTTV, chỉ có các trạm KTTV
ở lân cận lưu vực. Lân cận lưu vực có trạm khí tượng Hòa Bình và Kim Bôi đo đủ các
yếu tố khí tượng như nhiệt độ (T oC), độ ẩm (U%), Gió (V), Nắng (h), Bốc hơi (Z);
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

4

Ngành công trình thủy

trạm thủy văn Lâm Sơn đo các yếu tố lưu lượng (Q), mực nước (H); ngoài ra còn có
một số trạm đo mưa như Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc. Thời gian và các yếu tố
quan trắc ghi ở bảng 1-2.
Bảng 1-2: Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
Trạm
Hòa Bình
Kim Bôi
Lâm Sơn
Lương Sơn
Cao Phong

Tân Lạc

Yếu tố KT quan trắc
To, U, V, h, Z
To, U, V, h, Z, X
Q, H
X
X
X

Thời gian quan trắc
1957 ÷ nay
1962 ÷ nay
1970 ÷ nay
1960 ÷ nay
1969 ÷ nay
1960 ÷ nay

Chất lượng đo đạc các tài liệu khí tượng thủy văn ở các trạm tốt, tin tưởng dùng
trong tính toán thuỷ văn công trình. Thời kỳ tính toán được tính đến năm 2006.
1.3.2 Các đặc trưng khí tượng
1.3.2.1 Chế độ mưa:
Tính lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực:
Lưu vực hồ Thượng Tiến nằm trong vùng ảnh hưởng của 3 trạm mưa Kim Bôi,
Cao Phong, Mường Khến. Lượng mưa bình quân lưu vực hồ Thượng Tiến được tính
bằng bình quân số học lượng mưa 3 trạm trên.
XThượng tiến = (X Kim Bôi +XCao Phong +XMường Khến) /3
Với: X Kim Bôi

= 2173 mm


X Cao Phong

= 1977mm

X Mường Khến

= 1887 mm

Xác định được: X thượng tiến

= 2012 mm.

Tính toán mưa tưới:
Như trên đã nói, lưu vực hồ Thượng Tiến cũng như khu tưới nằm trong vùng
ảnh hưởng của 3 trạm mưa Kim Bôi, Cao Phong và Mường Khến. Tuy nhiên, do trạm
đo mưa Mường Khến nằm ở vị trí tương đối xa khu tưới hơn so với 2 trạm đo mưa còn
lại. Do vậy, chúng tôi chỉ sử dụng số liệu đo mưa của hai trạm Kim Bôi và Cao Phong
để tính toán lượng mưa tưới thiết kế khu tưới.
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy

5


Trên cơ sở số liệu mưa 2 trạm Kim Bôi và Cao Phong tính toán mưa tưới theo
tần suất thiết kế p = 85%, kết quả cụ thể như ở bảng 1-3.
Bảng1 -3: Lượng mưa tưới các trạm
Thông số - Trạm

Kim Bôi

Cao Phong

X85% (mm)

1763,5

1607,4

Lượng mưa khu tưới thiết kế được tính toán theo 2 công thức:
Lấy bằng bình quân mưa 2 trạm Kim Bôi và Cao Phong:
X Thượng Tiến 85% = (X Kim Bôi 85% +X Cao Phong 85%) /2 = 1685,5 mm
Lấy bình quân theo trọng số: X

Thượng Tiến 85%

= (2.X

Kim Bôi 85%

+X

Cao Phong 85%


) /3

=1711,5 mm
Kết quả tính toán giữa 2 công thức chênh lệch không đáng kể. Để đảm bảo an
toàn, đề nghị chọn kết quả tính toán của công thức thứ nhất:
X Thượng Tiến = 1685,5 mm
Dùng một số mô hình mưa các năm có lượng mưa xấp xỉ lượng mưa tưới thiết
kế, thông qua tính toán thủy nông lựa chọn được mô hình bất lợi là mô hình năm 2003
trạm Kim Bôi, kết quả phân phối dòng chảy năm thiết kế ở bảng 1-4
Bảng 1-4: Phân phối dòng chảy năm thiết kế (P=75%)
Tháng
Qđến
(m3/s)
Wđến
Tháng
Qđến
(m3/s)
Wđến

I

II

III

IV

V


VI

0,181

0,191

0,179

0,169

0,432

2,332

0,438048
X

1,1570688
X

6,044544
XII

0,484794
VII

0,4620672 0,4794336
VIII
IX


2,512

1,16

0,606

0,414

0,225

0,191

6,7281408

3,106944

1,570752

1,1088576

0,5832

0,5115744

Tính toán mưa gây lũ:
Kết quả tính tần suất lượng mưa một ngày lớn nhất theo chuỗi số liệu 19602006 của trạm Kim Bôi được trình bày ở bảng 1-5.

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy

6

Bảng1 -5: Đặc trưng thống kê lượng mưa ngày lớn nhất trạm Kim Bôi
Đặc trưng thống kê

Lượng mưa ngày lớn nhất Hp (mm)

XTB

Cv

Cs

0,1%

0,2%

0,5%

1,0%

2,0%


5,0%

10%

167,5

0,45

1,80

592,6

544,2

480,0

431,2

382,1

316,8

266,8

1.3.2.2 Dòng chảy lũ thiết kế:
Bảng 1-6: Lưu lượng lũ thiết kế
TG (giờ)
0.00
0.50
1.00

1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
5.00
5.50
6.00
6.50
7.00
7.50
8.00
8.50
9.00
9.50
10.00
10.50
11.00
11.50
12.00
12.50
13.00
13.50
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Q lũ TK
0.00
16.40

32.80
49.20
99.80
150.40
201.00
333.00
465.00
567.00
663.33
729.67
846.00
749.67
653.33
537.00
437.67
338.33
239.00
202.67
166.33
130.00
127.00
124.00
121.00
118.00
115.00
112.00

Q lũ KT
0.00
18.86

37.72
56.58
114.77
172.96
231.15
382.95
534.75
652.05
762.83
839.12
972.90
862.12
751.33
617.55
503.32
389.08
274.85
233.07
191.28
149.50
146.05
142.60
139.15
135.70
132.25
128.80
Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

lợi

Ngành công trình thủy

7

14.00
14.50
15.00
15.50
16.00
16.50
17.00
17.50
18.00

109.00
106.00
103.00
100.17
97.33
94.50
91.53
88.57
0.00

125.35
121.90
118.45
115.20

111.93
108.68
105.26
101.86
0.00

1.3.2.3 Gió:
Vận tốc gió trạm Kim Bôi như trong bảng 1-7
Bảng1 -7: Vận tốc gió trung bình
Tháng
V(m/s
)

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X


XI

XII Năm

1,08 1,09 1,16 1,29 1,11 1,04 1,05 1,02 1,03 1,11 1,02 1,06 1,09
Bảng 1-8: Tốc độ gió lớn nhất các hướng
Vmax(m/s)

P(%)



N

NE

E

SE

S

SW

NW

NW

2


25,7

25,9

22,5

24,6

23,5

21,8

26,4

27,5

hướng
28,0

4

22,9

26,3

19,1

21,1


19,7

19,0

23,2

25,1

26,3

30

13,8

14,4

9,73

11,2

8,90

10,5

13,1

16,4

19,9


50
10,9 11,4
7,51
1.3.2.4 Nhiệt độ không khí:

8,92

6,19

8,08

9,81

13,1

22,4

XI

XII Năm

Bảng 1-9: Các đặc trưng nhiệt độ không khí
Tháng

I

II

III


IV

V

VI

VII VIII I X

X

TTB(0C) 16,3 17,4 20,3 24,1 26,9 28,1 28,2 27,6 26,3 23,8 20,6 17,5 23,1
Tmax(0C) 34,5 37,1 38,1 39,7 40,7 39,4 39,3 39,4 36,6 36,0 35,5 33,7 40,7
Tmin(0C) 2,60 4,50 6,70 12,2 15,8 17,3 19,2 20,3 15,9 10,7 7,00 2,10 2,10
1.3.2.5 Độ ẩm không khí:

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy

8

Độ ẩm tương đối cao về mùa mưa và thấp về mùa khô, trong thời kỳ mùa khô.
Các đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm ghi ở bảng 1-10 sau:
Bảng 1-10: Các đặc trưng độ ẩm tương đối

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII I X

X

XI

XII Năm

Ucp (%) 84,2 85,6 86,1 85,3 83,8 84,4 84,7 86,7 86,3 84,2 82,2 81,4 84,6
Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng tháng đều đạt tới Umax= 100%
1.3.2.6 Nắng:
Thời kỳ nhiều nắng từ tháng V đến tháng IX, số giờ nắng trung bình đạt trên
150 giờ/ tháng, thời kỳ từ tháng I đến tháng IV số giờ nắng trung bình chỉ dưới 100
giờ/tháng. Tổng cộng số giờ nắng trung bình nhiều năm là 1490,5 giờ. Biến trình số giờ
nắng trong năm ghi ở bảng 1-11.
Bảng1 -11: Số giờ nắng trong năm

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Giờ nắng 69,1 50,6 57,8 98,2 165,8 157,4 177,1 161,5 164,6 142,9 128,8 116,7 1490,5
1.3.2.7 Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình hàng tháng và trung bình năm ghi trong bảng 1-12


Bảng 1-12: Bốc hơi trung bình năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Z(mm) 48,6 42,6 48,9 59,1 74,5 69,6 69,4 56,5 56,0 60,8 59,2 57,5 702,8
1.4 Điều kiện địa chất:
Điều kiện địa chất công trình:

Kết quả khảo sát địa chất vùng tuyến 1 khu vực đầu mối có các lớp phân bố từ
trên xuống dưới theo thứ tự như sau:

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

9

Ngành công trình thủy

- Lớp 1d: hỗn hợp cuội sỏi, tầng cát kết, bazan phocphyr riolit, granit và các hạt
mịn đến vừa, màu xám nâu, xám vàng bão hoà nước kém chặt. Nguồn gốc bồi tích
sông (aQ), phân bố ở lòng sông, nằm trên mặt, chiều dày từ 0,9 đến 2,0 m.
- Lớp 2: á sét nặng lẫn ít sạn sỏi, màu xám nâu nhạt ít ẩm đến ẩm, dẻo cứng đến
dẻo mềm, chặt vừa đến kém chặt nguồn gốc (adQ), phân bố ở thềm sông cả bờ trái, bờ
phải, nằm trên mặt chiều dày 1,2 đến 1,3 m. Lớp có sức chịu tải nhỏ, tính thấm mất
nước trung bình đến nhỏ K = 5x10-5 cm/s.
- Lớp 2a: Hỗn hợp á sét nặng và cuội sỏi, ít đá lăn, tảng màu xám nâu nhạt, xám
vàng, ít ẩm đến ẩm, chặt vừa đến kém chặt. Cuội sỏi phân bố không đều chiếm khoảng
35 – 40%. Kích thước chủ yếu 1,0 – 3,0 cm, ít lớn hơn 3cm đến 30cm, thành phần là đá
cát kết, bazan phocphyr, ít granit bionit nguồn gốc (daQ), phân bố ở lòng sông và thềm
hai bờ, nằm dưới lớp 1 và lớp 2 dày 1,2 đến 2,8 m. Lớp có tính chịu tải tốt tuy nhiên
tính thấm mất nước lớn 5 x10-3 cm/s.
- Lớp 3: á sét nặng lẫn sạn, ít dăm, màu nâu vàng, xám vàng ít ẩm, dẻo cứng đến
nửa cứng, kém chặt, dăm sạn chiếm khoảng 5-25%, thành phần là đá bazan phocphyr

hạt mịn nguồn gốc (dQ). Phân bố chủ yếu ở sườn núi bờ phải và một phần ở trên sườn
núi cao của bờ trái tuyến đập, nằm trên mặt có chiều dày 1,2 đến 2,4m ở vai phải dày
1,5m trên sườn vai trái. Lớp có sức chịu tải và tính ổn định trung bình, tính thấm nước
trung bình đến nhỏ K = 2 x10-5 ÷ 9 x10-5 cm/s.
- Lớp 3a: Hỗn hợp á sét nặng và dăm sạn, ít tảng màu nâu vàng, ít ẩm, cứng đến
nửa cứng, kém chặt đến chặt vừa nguồn gốc (dQ). Phân bố ở sườn núi bờ trái tuyến
Đập nằm dưới lớp 3 và phân bố cục bộ ở phần Thượng lưu bờ phải tuyến đập chiều dày
từ 1,7 đến 1,8 m. Lớp có sức chịu tải trung bình đến cao, tính ổn định tốt, tính thấm
nước trung bình đến lớn K = 3x10-4 cm/s.
- Lớp 3b: Hỗn hợp đá lăn, tảng, dăm sạn và á sét nặng, màu xám nâu nhạt, nâu
vàng, xám vàng, kém chặt. Đá lăn, tảng dăm sạn chiếm khoảng 60 đến 70%, thành
phần là đá bazan phocphyr hạt mịn nguồn gốc (dQ). Lớp có sức chịu tải lớn tuy nhiên
tính ổn định không tốt dễ bị sạt trượt khi nằm ở những vùng sườn đồi núi dốc, tính

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

10

Ngành công trình thủy

thấm nước lớn K = 6,4x10-4 cm/s. Phân bố ở vùng thấp của sườn núi vai trái tuyến đập,
nằm trên mặt và ở vai phải tuyến đập nằm dưới lớp 3, chiều dày từ 0,5 đến 3,0 m.
- Lớp 4: á sét nặng đến sét lẫn dăm sạn, màu nâu vàng, xám vàng, xám nâu, ít
ẩm, dẻo cứng, kém chặt đến chặt vừa. Dăm sạn chiếm khoảng 10 đến 20%, nguồn gốc

(eQ). Lớp có sức chịu tải và tính ổn định trung bình, tính thấm nước trung bình K= 8
x10-5 cm/s, phân bố chủ yếu trên sườn núi bờ phải và cục bộ thượng lưu bờ trái.
- Lớp 5: Đá bazan phocphyr đặc sít phong hoá hoàn toàn gần thành đất màu nâu
vàng, xám nâu nhạt, dẻo cứng đến dẻo, kém chặt, trong tầng còn sót lại ở dạng dăm đá
phong hoá mạnh mềm bở đến cứng vừa. Lớp có sức chịu tải và tính ổn định trung bình,
tính thấm nước trung bình đến nhỏ K = 3x10 -5 cm/s đến 5x10-5 cm/s. Phân bố trên các
sườn núi cao của bờ trái và bờ phải tuyến đập nằm dưới lớp 3a, chiều dày từ 1,8 đến
5,8m.
- Lớp 6: Đá bazan phocphyr đặc sít phong hoá mạnh. Đá bị phong huỷ mạnh, vò
nhàu, nứt nẻ rất mạnh theo nhiều phương khác nhau tạo thành các mảnh dăm kích
thước 1 đến 10cm là chủ yếu, màu xám vàng, xám nâu đen, xám trắng, mềm bở có thể
bẻ gãy hoặc bóp vỡ bằng tay, các khe nứt được lấp nhét bởi đất á sét và đá phong hoá
hoàn toàn. Đới này có sức chịu tỉa và tính ổn định khá cao, tuy nhiên tính thấm nước
thay đổi từ trung bình đến lớn K = 4,2x10 -5 cm/s đến 8,4x10-4 cm/s, phân bố hầu hết
trong toàn tuyến. Chiều dày biến đổi khá rộng từ 0,3m đến 9,8m.
- Lớp 7: Đá bazan pocphyr đặc sít phong hoá vừa. Đá bị biến màu nhạt, còn
tương đối cứng chắc, màu xám vàng, xám nâu, xám xanh đen, nứt nẻ mạnh đến đến rất
mạnh theo nhiều phương khác nhau, khe nứt hở nhỏ đến lớn, mặt nứt chủ yếu bám oxit
sắt, ít ở dạng canxit, ở các khe nứt lớn được lấp đầy bằng đất á sét và đá phong hoá
hoàn toàn. Đới này có sức chịu tải và tính ổn định cao, tính thấm nước thay đổi từ
trung bình đến lớn K = 3,0x10-5 cm/s đến 4,6x10-4 cm/s. Đới này nằm dưới đới phong
hoá mạnh. Chiều dày 2,0 đến 4,0 m.
- Lớp 8: Đá bazan pocphyr đặc sít phong hoá nhẹ. Đá bị biến màu nhẹ, xám
xanh đen, cứng đến rất cứng, ít nứt nẻ, mặt nứt chủ yếu bám canxit, ít ở dạng oxit sắt.
Đời này có độ bền cao, sức chịu tải và tính ổn định tốt đến rất tốt, tính thấm nước thay
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

11

Ngành công trình thủy

đổi từ trung bình đến nhỏ, q = 0,028 đến 0,145 (l/ph.mm), K = 1,4 x10 -4 cm/s đến 1,9 x
10-5 cm/s. Phân bố hầu hết trong vùng tuyến nằm dưới lớp 7. Chiều dày lớp 2,8 đến 4,9
m, nhiều nơi chiều dày của đới chưa xác định.
- Lớp 9: Đá bazan pocphyr đặc sít, cứng chắc, ít nứt nẻ, khe nứt kín, mặt khe nứt
bám canxit hoặc ở dạng mạch canxit nhỏ. Đới này có độ bền rất cao, sức chịu tải và độ
ổn định rất tốt, tính thấm nước thay đổi từ trung bình đến nhỏ, q = 0,008 đến 0,05
(l/ph.mm) cục bộ > 0,05 đến 0,08 (l/ph.mm). Lớp 9 nằm dưới đới đá phong hoá nhẹ
(lớp 8), gặp ở trên vùng sườn núi thấp, lòng sông, thềm sông và trên sườn núi cao bờ
phải. Chiều dày lớp chưa xác định.

Bảng 1-13: Chỉ tiêu đất nền công trình đầu mối dùng cho tính toán

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

12

Ngành công trình thủy


1.5 Địa chất thủy văn
Nước mặt ở đây bao gồm nước sông được cung cấp chủ yếu từ thượng lưu và
nước mưa. Thông thường vào mùa khô mực nước sông khoảng 0,5m đến 2,0m, cục bộ
có chỗ sâu đến 3,0 đến 5,0m. Nước trong vùng khá phổ biến được cung cấp bởi các dãy
núi cao ở hai bên bờ sông.
Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu có những tầng chứa nước có đặc điểm
sau:
- Nước trong vùng bồi tích diện phân bố hẹp, chiều dày mỏng phân bố ở vùng
dọc lòng sông, mực nước nông so với mặt đất và có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với nước
sông và các vùng giáp bờ sông, nước ở đây khá phong phú.

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

13

Ngành công trình thủy

- Nước trong lớp pha tàn tích sườn núi có trữ lượng không nhiều và tầng
phủ pha tàn tích trong phạm vi sườn đồi mỏng, lớp đất là á sét nặng đến sét có tính
chứa nước kém. Nước xuất lộ ở đây phát hiện ở những vùng núi cao có lưu lượng nhỏ
đến trung bình từ 1,0 đến 5,0 lít/phút. Nước khá trong, không mùi, không vị. Nguồn
cung cấp là nước trên các dãy núi cao.
- Nước trong tầng nứt nẻ của các đá trầm tích phân bố rộng tàng trữ khá lớn.

Nước sông vùng dự kiến xây dựng tuyến đập vào mùa khô có cao trình khoảng +153
đến +140 (sâu từ 0,5 đến 1,0 m). Vào mùa lũ nước sông dâng cao hơn từ 2,0 đến 3,0 m,
cá biệt mực nước ở đây có năm dâng lên cao hơn 5,0 đến 7,0m. Nước sông ở đây hầu
như chưa bao giờ cạn, lưu lượng nước khá dồi dào cả vào mùa khô (kể cả những năm
khô hạn)
- Nước dưới đất chứa trong đới nứt nẻ của đá phong hoá mạnh đến nhẹ dao
động theo mùa là chính. Mực nước ngầm trong các hố khoan nằm ở độ sâu từ 1,1 đến
2,3 m ở vùng thềm sông, từ 5,3 đến 13,5 m vùng sườn đồi chủ yếu được cung cấp ở các
sườn đồi núi cao.
1.6 Tình hình vật liệu xây dựng
1.6.1 Vật liệu đất xây dựng:
1.6.1.1 Vị trí các mỏ vật liệu:
- Mỏ vật liệu A1: nằm trên sườn núi vùng thượng lưu tuyến đập bờ trái lòng hồ,
cách tuyến đập khoảng 200m đến 1200m.
- Mỏ vật liệu đất A2: nằm trên sườn núi vùng Thượng lưu đập, bờ phải lòng hồ,
cách tuyến đập 1400m đến 1800m.
- Mỏ vật liệu đất B: trên dãy núi hạ lưu vai phải tuyến đập, cách tuyến đập
khoảng 200m đến 1000m.
- Mỏ vật liệu đất C: trên dãy núi hạ lưu vai trái tuyến đập, cách tuyến đập
khoảng 200m đến 1400m
- Mỏ vật liệu D: nằm trên quả đồi hạ lưu tuyến đập, cách tuyến đập khoảng
2,5km đến 3,0 km.

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi


Ngành công trình thủy

14

1.6.1.2 Địa tầng:
- Tầng phủ á sét nhẹ đến vừa lẫn hữu cơ, lẫn dăm sạn màu xám nâu, xám đen, ít
ẩm đến ẩm, kém chặt. Chiều dày lớp từ 0,2m đến 0,4m.
- Lớp 3: á sét nặng lẫn sạn, ít dăm, màu nâu vàng, xám vàng ít ẩm, dẻo cứng đến
nửa cứng, kém chặt. Thành phần là đá bazan pocphyr. Nguồn gốc (đQ).
- Lớp 4a: hỗn hợp á sét nặng và dăm sạn, màu xám vàng, xám nâu, ẩm vừa nửa
cúng đến cứng, chặt vừa đến kém chặt, thành phần đá bazan pocphyr. Nguồn gốc tàn
tích (eQ).
- Lớp 5: Đá bazan pocphyr đặc sít, phong hoá hoàn toàn gần thành đất màu nâu
vàng, xám nâu nhạt, dẻo cứng đến cứng, kém chặt, trong tầng còn sót lại ở dạng đá
dăm phong hoá mạnh, mềm bở đến cứng vừa.
Bảng 1-14: Bảng tổng hợp khối lượng của các mỏ vật liệu đất
Khối

Khối lượng khai thác (m3)

lượng
TT

Tên

Diện tích

bóc bỏ


mỏ
1
A1
2
A2
3
B
4
C
5
D
Cộng
Mỏ VLXD, đất dự

(m2)
109609
353071
236972
286204
96653
1082509

(m3)
29520
78212
52876
86277
19294
266179


kiến. Mỏ Đ
Tổng cộng

900
1982509

360
626179

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp 3
116116
297683
316948
561497
103897
1396141

Lớp 4a
98898
147574
255326
25227
36672
563697
T

Lớp 5
25589

18397
9503
53489

Tổng
240603
463654
572274
596227
140569
2013327
2.000.000
4013327

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy

15

Bảng 1-6: Chỉ tiêu cơ lý VLXD dùng cho tính toán
TT

1

2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chỉ tiêu
Thành phần hạt %
Hạt sét %
Hạt bụi %
Hạt cát %
Hạt sạn %
Hạt cuội %
Hạn độ chảy Wt (%)
Hạn độ dẻo Wp (%)
Chỉ số dẻo WN (%)
Độ ẩm tự nhiên Wn (%)
Tỷ trọng Δ
Độ ẩm tốt nhất WOP (%)
Dung trọng khô lớn nhất γmax (T/m3)
Độ ẩm chế bị Wcb (%)
Độ ẩm chế bị hiệu chỉnh đất chứa

dăm sạn
Dung trọng khô chế bị γcb (T/m3)
Dung trọng khô chế bị hiệu chỉnh đất
chứa dăm sạn γccb (T/m3)
Lực dính C (kg/cm2)
Góc masat trong φ (độ)
Hệ số thấm K (cm/s)

Lớp 3

Lớp 4a

Lớp 5

27.5
26.5
37.3
7.6
1.1
68.10
47.10
21.00
34.1
2.78
37.2
1.3
36.5

21.4
16.4

23.7
34.6
3.9
68.60
48.40
20.20
33.1
2.79
36.3
1.32
38

21.0
13.0
26.0
40.0
64.00
45.20
18.80

34-36

27-28

28-30

1.27

1.26


1.26

1.27

1.47

1.43

0.25
150
2.10-5

0.24
160
5.10-5

0.2
150
2.10-5

2.78
36.90
1.30
36.9

1.6.2 Vật liệu cát sỏi xây dựng:
Vị trí địa hình:
Mỏ vật liệu cát sỏi xây dựng (mỏ CS1) nằm dọc bờ trái sông Bôi thuộc Đầm
Giàn, Xóm Mới, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, cách tuyến đập khoảng
22 km về phía Đông Nam, cách bãi xe xã Nam Thượng về phía Đông Nam khoảng

1km. Địa hình là bãi bồi khá bằng phẳng, cao độ +32,5 đến+ 34,5.
Địa tầng:
Lớp 1a: á sét nhẹ đến á cát, xám nâu, xám đen, nâu nhạt khô đến ẩm, chặt vừa
đến kém chặt. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ).

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

16

Ngành công trình thủy

Lớp 1c: Cát hạt nhỏ đến thô lẫn sỏi cuội, màu xám nâu, nâu nhạt, khô đến ẩm,
kém chặt dến chặt vừa. Nguồn gốc bồi tích (aQ), chiều dày 1,4 đến 2,1m. Lớp khai
thác làm vật liệu.
Lớp 1d: Hỗn hợp cuội sỏi, tảng và cát hạt mịn đến vừa, màu xám nâu, xám
vàng, bão hoà nước, kém chặt. Nguồn gốc bồi tích sông (aQ), chiều dày 0,8 đến 1,2m.
Lớp khai thác làm vật liệu.
Các chỉ tiêu cơ lý thí nghiệm trong phòng và các chỉ tiêu dùng để tính toán xem
báo cáo địa chất.
1.6.3 Vật liệu đá xây dựng:
Kết quả khảo sát vật liệu đá xây cho thấy khả năng khai thác đá từ cự ly gần đến
xa (trong lòng hồ và sau hạ lưu đập đến 10km). Tuy nhiên các mỏ khảo sát không đáp
ứng được về chất lượng cũng như trữ lượng của vật liệu. Dự kiến sẽ lấy vật liệu đá xây
ở mỏ đá vôi tại khu vực xóm Lạng, xã Kim Bình huyện Kim Bôi, cách tuyến đập

khoảng 12km. Tại đây hiện đang được khai thác làm vật liệu xây dựng, mỏ đá này có
quy mô và diện tích khá lớn, đủ đáp ứng yêu cầu về vật liệu đá xây dựng công trình.
1.7 Điều kiện dân sinh kinh tế
1.7.1 Tình hình dân sinh kinh tế
Xã Thượng Tiến là một trong những đơn vị sản xuất nông nghiệp trọng điểm
của huyện Kim Bôi..
Vùng dự án là khu vực miền núi, địa hình bị chia cắt nên diện tích canh tác phần
lớn là nhỏ, ngày càng có xu hướng bị thu hẹp do mở rộng đất đô thị và các khu dân cư
do dân số tăng nhanh. Diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ
thấp nên việc mở rộng diện tích đất hoa màu vụ xuân và trồng cây dài ngày trên đất
dốc là một việc làm hết sức cần thiết.
Cùng với ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình, ngành nông nghiệp huyện Kim
Bôi đã có mức tăng trưởng khá, Giá trị GDP của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
cao trong nền kinh tế quốc dân, đó là nhân tố đã tạo ra sự ổn định và phát triển của xã
hội trong nhũng năm vừa qua.

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

17

Ngành công trình thủy

Tuy vậy, nông nghiệp trong vùng vẫn mang nặng tính chất sản xuất tự cung tự cấp, độc
canh cây lương thực nên sản xuất hàng hoá có quy mô quá nhỏ, còn ở mức thấp, nhiều

mặt mất cân đối. Cơ sơ hạ tầng yếu kém, sản xuất nông nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu.
Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
1.7.2 Hiện trạng thủy lợi và điều kiện cần thiết xây dựng công trình
1.7.2.1 Hiện trạng thủy lợi
- Cấp nước sinh hoạt:
Nước sinh hoạt của người dân chủ yếu vẫn sử dụng các khe suối tự nhiên lợi
dụng địa hình để dẫn nước hoặc lấy nước trực tiếp trên các suối, các mỏ nước vùng đá
vôi.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước và của tỉnh, vùng dự
án đã xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung bằng đường ống cho các khu vực
đông dân, thị trấn và trung tâm các xã. Tại những xã miền núi vận động nhân dân đóng
góp vốn tự có xây dựng đường ống nước tự chảy về cụm hộ gia đình. Tuy nhiên những
công trình này còn chưa đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là
vùng sâu vùng xa.
- Hiện trạng công tác tưới:
Trong quá trình phát triển sản xuất nhân dân ở các xã trong vùng dự án đã tích
cực bằng mọi biện pháp công trình, mọi hình thức vốn nhà nước, vốn hợp tác xã và vốn
dân bỏ ra tự làm đã tạo ra được một tài sản quý báu về thuỷ lợi cho xã hội.
Các loại đập nhỏ do dân làm hầu hết sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ, không
có khảo sát thiết kế, nguồn nước ít nên khả năng phục vụ kém. Sau mỗi trận lũ, công
trình phải phục hồi rất khó khăn tốn kém.
Các loại đập dâng trên các nhánh suối nhỏ đều được xây dựng theo quy trình
xây dựng cơ bản, có đường tràn kiên cố nhưng do loại đập không có điều tiết nên
diện tích bảo đảm rất thấp thường chỉ đạt từ 30 – 35% năng lực thiết kế.
1.7.2.2 Điều kiện cần thiết xây dựng công trình

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

18

Ngành công trình thủy

Vùng dự án có tài nguyên thiên nhiên và các tiềm năng về đất đai và nguồn
nước phong phú, nằm trong quy hoạch xây dựng phát triển thành vùng phát triển trọng
điểm về lương thực thực phẩm của huyện Kim Bôi.
Đây còn là vùng đất rộng người thưa, đời sống kinh tế văn hoá của đồng bào
đang ở mức thấp, dân trí chưa cao. Việc đầu tư phát triển kinh tế cho vùng này đã được
Tỉnh quan tâm, nhưng mới chỉ là bước khởi đầu, quy mô còn nhỏ.
Trong định hướng phát triển kinh tế từ nay cho đến năm 2020, nhằm đảm bảo an toàn
lương thực tại chỗ tạo ra, nông lâm sản đa dạng phong phú, thúc đẩy công nghiệp chế
biến phát triển, đảm bảo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề kinh tế xã hội ở nông
thôn, để tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường đầu tư tiến bộ kỹ thuật thì công tác thuỷ lợi tưới,
tiêu phải được quan tâm hàng đầu.
1.8 Phương án sử dụng nguồn nước, nhiệm vụ công trình
Với điều kiện cụ thể của vùng dự án (điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, địa
mạo, tình hình khí tượng thuỷ văn, dòng chảy,…), có thể nói việc xây dựng hồ chứa tại
thượng nguồn lưu vực để giải quyết nước tưới và phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong
vùng dự án là giải pháp duy nhất và kinh tế nhất. Việc lấy nước từ các lưu vực khác để
tưới cho vùng này sẽ rất khó khăn, không thể thực hiện được hoặc sẽ có giá thánh quá
cao.
Lựa chọn giải pháp xây dựng mới công trình đầu mối tạo hồ chứa và dâng nước.
Hồ này làm việc theo chế độ điều tiết năm hoàn toàn, xả nước về hạ lưu theo yêu cầu
dùng nước. Xây dựng hệ thống kênh dẫn nước về khu hưởng lợi.

Công trình đầu mối hồ chứa nước Thượng Tiến là công trình tạo nguồn có
nhiệm vụ như sau:
- Cấp nước tưới ổn định cho 1300 ha diện tích tưới đất canh tác của các xã
Thượng Tiến, Hợp Đồng, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Hạ Bì, Kim Bình, Kim Bôi và thị trấn
Bo, đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân.
- Cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 dân sống trong vùng dự án, góp phần
cải thiện môi trường sinh thái.
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

Ngành công trình thủy

19

- Cấp nước cho chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Giảm lũ quét chính vụ cho hạ lưu sông Bôi.
- Kết hợp nuôi trồng Thuỷ sản vùng lòng hồ.
Bảng 1-76: Nhu cầu dùng nước năm thiết kế
Tháng

I

II

III


IV

V

VI

Qdùng( P = 85% )

1.23

1.47

1.01

0.79

0.35

0.80

Wdùng (P = 85% ) 3.30164 3.54908 2.71554 2.04768 0.94547

2.08137

Tháng

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Qdùng( P = 85% )

0.48

0.36

0.19

0.31

0.11

0.71

Wdùng (P = 85% ) 1.29634 0.95886 0.50284 0.82226 0.28252

1.89898

1.9 Giải pháp công trình và thành phần công trình
1.9.1 Giải pháp công trình
Căn cứ kết quả nghiên cứu quy hoạch vùng thượng nguồn sông Bôi cho thấy sử

dụng nguồn nước thuộc lưu vực suối Yên Sơn để cấp nước tưới cho 1300 ha diện tích
canh tác của 7 xã và 1 thị trấn với biện pháp công trình là xây dựng hồ chứa trên suối
Yên Sơn có dung tích điều tiết năm để cấp nước tưới tự chảy là hoàn toàn hợp lý.
Với điều kiện cụ thể của vùng dự án (điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, địa
mạo, tình hình khí tượng thuỷ văn, dòng chảy,…), có thể nói việc xây dựng hồ chứa tại
thượng nguồn lưu vực để giải quyết nước tưới và phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong
vùng dự án là giải pháp duy nhất và kinh tế nhất. Việc lấy nước từ các lưu vực khác để
tưới cho vùng này sẽ rất khó khăn, không thể thực hiện được hoặc sẽ có giá thánh quá
cao.
Lựa chọn giải pháp xây dựng mới công trình đầu mối tạo hồ chứa và dâng nước.
Hồ này làm việc theo chế độ điều tiết năm hoàn toàn, xả nước về hạ lưu theo yêu cầu
dùng nước. Xây dựng hệ thống kênh dẫn nước về khu hưởng lợi.
1.9.2 Thành phần công trình
Công trình hồ Thượng Tiến bao gồm các hạng mục:
Đập dâng nước
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

20

Ngành công trình thủy

Tràn xả lũ
Cống lấy nước
Hệ thống Kênh nội đồng

1.10 Cấp bậc công trình và các chỉ tiêu thiết kế
1.10.1 Cấp bậc công trình
Theo QCVN 04 - 05 ta có:
Công trình cấp nước tự chảy cho 1300ha đất nông nghiệp (< 2x10 3 ha), ta thấy
công trình là cấp IV.
Đập vật liệu đất ( sơ bộ chọn 50m) ta thấy Hđ > 25m đến 70m công trình cấp II
 Từ 2 điều kiện trên ta kết luận công trình là công trình cấp II
1.10.2 Chỉ tiêu thiết kế
+ Tần suất lũ thiết kế: P = 1%
+ Tần suất lũ kiểm tra: P = 0,2 %
+ Tần suất dẫn dòng thi công: P = 10%
+ Mức đảm bảo tưới: P = 85%
+ Mức đảm bảo cấp nước sinh hoạt: P = 85%
+ Yêu cầu dùng nước trong năm : 18.219.484 m3
+ Hệ số tưới: q = 1,2 l/s/ha.
+ Tổng diện tích tưới: Ft = 1300ha.
1.11 Vị trí tuyến công trình đầu mối
Vùng tuyến được chọn để khảo sát nghiên cứu tuyến áp lực công trình đầu mối
nằm tại vị trí đoạn suối uốn cong có giới hạn trên cách đoạn suối uốn cong khoảng
800m về phía Thượng lưu, giới hạn dưới cách đoạn suối uốn cong khoảng 500m về
phía hạ lưu.
Đây là vùng tuyến có địa hình tương đối thuận lợi để tạo hồ chứa và gần như
duy nhất hợp lý, không thể tìm thấy vị trí nào khác thuận lợi hơn. Nếu dịch lên phía
trên (Thượng lưu) lưu vực hứng nước sẽ giảm nhỏ, đập sẽ phải có chiều cao lớn. Nếu
dịch về phía hạ lưu bắt gặp địa hình rộng mở, đập sẽ phải dài ra khối lượng xây dựng
lớn.
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

21

Ngành công trình thủy

Vùng tuyến có nguồn sinh thuỷ chủ yếu bởi các nhánh suối nhỏ tập trung về
suối chính Yên Sơn chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, diện tích lưu vực khoảng
32 km2.
Trong vùng tuyến đã xác định được 2 tuyến áp lực:
- Tuyến 1 nằm ở phía thượng lưu cách UBND xã Thượng Tiến khoảng 1km. Hai
vai đập được gối lên hai sườn núi dốc. Lòng sông rộng khoảng 40m, tuyến đập cắt
chéo qua lòng sông có địa hình thoải đến dốc trung bình. Thềm sông hai bên khá hẹp.
Thềm trái là thềm bậc 1 rộng khoảng 20 đến 60m kéo dài khoảng 350m về thượng lưu
và 20m về hạ lưu. Thềm phải rộng 100m và bị thu hẹp tại tim đập.
- Tuyến 2 cách tuyến 1 khoảng 600m về phía thượng lưu, địa hình hai vai tuyến
đập là các sườn dốc. Lòng sông rộng khoảng 25m, tuyến đập cắt gần vuông góc qua
lòng sông. Lòng sông thoải. Chỉ có thềm sông ở bên bờ phải, bờ trái sát sườn đồi.
Thềm bờ phải là thềm bậc 1 rộng khoảng 80m
So sánh 2 phương án tuyến nhận thấy:
- Về dung tích của hồ chứa phương án tuyến 1 là tốt hơn tuyến 2, đảm bảo dung
tích cấp nước cho hạ lưu, đối với tuyến 2 dung tích là quá nhỏ khó có thể đảm bảo theo
yêu cầu.
- Về điều kiện địa hình, phương án tuyến 1 có điều kiện thuận lợi để bố trí các
hạng mục công trình và tổng mặt bằng thi công, còn tuyến 2 khó khăn hơn rất nhiều.
- Về điều kiện địa chất nền của tuyến 1 so với tuyến 2 là có phần tốt hơn. Đối
với tuyến 1 địa chất vùng bờ trái với các đới đá gốc (phong hoá nhẹ đến tươi) nằm ở độ
sâu nông hơn so với tuyến 2. Các lớp bồi tích kém ổn định tại khu vực lòng sông và

thềm sông của vùng tuyến 1 mỏng hơn, diện phân bố hẹp hơn so với tuyến 2.
Xem xét, so sánh các điều kiện địa hình, địa chất và dung tích hồ chứa, chọn
tuyến 1 để bố trí công trình đầu mối hồ chứa nước Thượng Tiến.
Phân tích chọn một phương án tuyến đập, tràn, cống...Cũng có thể so sánh chọn
phương án tuyến khi định tính khó bác bỏ tuyến không hợp lý.

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

22

Ngành công trình thủy

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THỦY LỢI
2.1 Lựa chọn tuyến công trình
2.1.1 Đập đất
Đập không tràn được bố trí có tim tuyến đập theo tuyến đã khảo sát
2.1.2 Đập tràn
Chọn bên nào sao cho thoát nước dễ dàng, không ảnh hưởng đến công trình lấy
nước. Ta chọn tuyến tràn bên vai trái của đập dâng .

Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
lợi

23

Ngành công trình thủy

2.1.3 Tuyến cống
Chọn bên vai phải của đập dâng .
2.2 Tính toán điều tiết
2.2.1 Xác định mực nước chết
2.2.1.1 Khái niệm
- Mực nước chết (MNC)là mực nước tối thiểu của hồ chứa khi xả hết dung tích
hữu ích theo điều kiện cho phép khai thác bình thường của hồ chứa.
- Dung tích chết (Vc) là dung tích tính từ đáy hồ đến mặt thoáng ứng với mực
nước chết.
2.2.1.2 Mục đích và nhiệm vụ
Do hồ có nhiệm vụ tưới nên MNC và dung tích chết trong hồ được xác định
theo hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: đảm bảo yêu cầu tưới tự chảy.
Điều kiện thứ hai: đảm bảo tuổi thọ công trình thì MNC hay Vc phải đảm bảo
đáy cửa vào lớn hơn dung tích bùn cát lắng đọng trong suốt thời gian hoạt động của
công trình tức: Vc > Vbc.T
Trong đó:
+ Vbc là thể tích bồi lắng hàng năm cuả bùn cát.
+ T: tuổi thọ của công trình.
2.2.1.3 Xác định giá trị của dung tích chết và mực nước chết
- Theo điều kiện lắng đọng của bùn cát: MNC phải đảm bảo chứa hết lượng
bùn cát lắng đọng ở hồ chứa trong suốt quá trình hoạt động của công trình:

Theo công thức tính:
MNC = Zbc + h + a

(2.1)

Trong đó:
Zbc: Cao trình bùn cát lắng đọng, ta tính lượng bùn cát lắng đọng trong thời gian

làm việc của công trình từ đó tra quan hệ Z ∼ V tìm đựơc Zbc
h: Độ sâu cần thiết trước cống để lấy đủ lưu lượng thiết kế.
Sơ bộ chọn h = 1 m
Sinh viên: Hà Quang Bằng

Lớp: 49C4


×