Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.93 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGÔ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Đà Nẵng – 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Phản biện 1: GS.TS Trương Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS Võ Văn Nhị

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều có
mục tiêu cần hướng đến, để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp cần
thực hiện thông qua các kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Để
thực hiện các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra, cần thiết phải có nguồn
lực, nghĩa là doanh nghiệp phải lập dự toán. Dự toán là một công cụ,
một phương tiện để thiết lập mối quan hệ phù hợp giữa các mục tiêu
dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Có thể nói việc lập
dự toán là một nội dung quan trọng trong công tác tài chính cũng như
sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
Để có thể vững vàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi tiêu
tài chính phù hợp. Việc lập dự toán là công cụ quản lý khoa học
nhằm làm hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm, cắt giảm chi phí, tận dụng
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế việc ứng dụng kế toán
quản trị nói chung và lập dự toán nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hiệu
quả, các số liệu trình bày trong bảng dự toán còn chưa phản ánh đúng
tiềm năng thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, với mong muốn đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống lập dự toán, để nó thực
sự là công cụ hữu ích cho nhà quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.



2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng đến những mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng việc lập dự toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự
toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, đề xuất các chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy
công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập dự toán và các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác lập dự toán tại doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, không khảo sát các
doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực như: tài chính, bảo hiểm,
ngân hàng, các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được
tiến hành năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn
hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp
định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi.
Phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực
tiếp thông qua bảng câu hỏi bằng giấy được gửi đến các đối tượng.
Thông tin thu thập được được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc

thực hiện công tác lập dự toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn


3
tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc bổ
sung những nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Các nhà quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dự toán
như là phương tiện để cải thiện thành quả hoạt động và duy trì khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ
trợ cho các nhà nghiên cứu trong việc hoạch định chính sách về công
tác lập dự toán trong tương lai.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lập dự toán và các nhân tố ảnh
hưởng tới việc lập dự toán trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu nước ngoài
Qi (2010) trong nghiên cứu về tác động của quá trình dự
toán ngân sách đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Trung Quốc đã đưa ra 7 yếu tố chính liên quan đến dự toán
ngân sách, đó là: (1) Hoạch định ngân sách, (2) Mục tiêu ngân sách
rõ ràng, (3) Sự phức tạp trong ngân sách (Công nghệ và mô hình
được sử dụng trong ngân sách), (4) Kiểm soát quá trình ngân sách,
(5) Sự tham gia vào ngân sách, (6) Quy mô doanh nghiệp và (7) Loại

hình doanh nghiệp.


4
Nghiên cứu của Warue và Wanjira (2013) đưa ra 5 yếu tố
ảnh hưởng đến dự toán ngân sách là: (1) Sự tham gia của người lao
động, (2) Quy mô doanh nghiệp, (3) Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp,
(4) Trình độ và kỹ năng của nhà quản trị và (5) Hệ thống thông tin kế
toán.
Nghiên cứu trong nước
Trần Thúy Hằng (2016) đã đề xuất mô hình nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa bao gồm 7 yếu tố: (1) Nguồn nhân lực thực hiện dự toán
ngân sách, (2) Quy trình lập dự toán ngân sách, (3) Cơ sở vật chất,
công nghệ kỹ thuật, (4) Chế độ, chính sách Nhà nước, (5) Tổ chức
công tác kế toán, (6) Kiểm soát quá trình lập dự toán ngân sách và
(7) Môi trường hoạt động.
Nghiên cứu của Lê Thị Quyên (2015) đã chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng bao gồm: quy mô, lĩnh vực hoạt động, thời gian
hoạt động, cạnh tranh, phân cấp quản lý, trình độ nhân viên kế toán
và ứng dụng công nghệ thông tin. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố
cạnh tranh, phân cấp quản lý, trình độ nhân viên kế toán, ứng dụng
công nghệ thông tin có tác động mạnh đến việc mức độ lập dự toán.
Trần Thị Thủy Vân (2015) trong nghiên cứu về vận dụng lập
dự toán ở Việt Nam cho thấy việc áp dụng dự toán hoạt động và dự
toán tiền là dự toán thường xuyên được sử dụng trong các doanh
nghiệp Việt Nam. Ngược lại, dự toán đầu tư và dự toán linh hoạt
dường như ít được sử dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có xu hướng
sử dụng dự toán truyền thống nhiều hơn so với dự toán hiện đại.



5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm dự toán
Dự toán là một kế hoạch toàn diện, phối hợp các hoạt động
và nguồn lực của doanh nghiệp trong tương lai. Dự toán cụ thể hóa
các mục tiêu mà tổ chức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách
thức huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu
đó thông qua hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một
khoảng thời gian xác định trong tương lai.
1.1.2. Phân loại dự toán
a. Phân loại theo chức năng:
Phân loại theo chức năng dự toán gồm hai loại: dự toán hoạt
động và dự toán tài chính
b. Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo tiêu thức này dự toán được phân thành hai loại: dự toán
tĩnh và dự toán linh hoạt
c. Phân loại theo thời gian
Phân loại theo thời gian dự toán gồm hai loại: dự toán dài
hạn và dự toán ngắn hạn
1.1.3. Tầm quan trọng của lập dự toán
a. Mục đích lập dự toán
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Phối hợp các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp và

thuận tiện hóa quá trình truyền đạt


6
- Khai thác các nguồn lực
- Kiểm soát các hoạt động
- Đánh giá tình hình hoạt động
b. Vai trò của lập dự toán
Dự toán là cơ sở định hướng, chỉ đạo, kiểm tra và kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh cũng như phối hợp các chương trình hành
động ở các bộ phận trong doanh nghiệp. Qua các báo cáo dự toán,
nhà quản trị dự tính được những gì sẽ xảy ra trong tương lai, kể cả
những điều bất lợi, thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực
hiện dự toán. Các báo cáo dự toán đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện các chức năng hoạch định, kiểm tra, kiểm soát của quản trị.
c. Sự hữu ích của lập dự toán
- Dự toán cung cấp cho các nhà quản trị phương tiện thông
tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp.
- Dự toán giúp truyền đạt kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của
nhà quản trị đến tất cả các bộ phận.
- Dự toán làm cho các mục tiêu và cách thức để đạt được các
mục tiêu được biểu hiện một cách rõ ràng. Vì vậy, dự toán giúp cho
việc quản lý trở nên thuận lợi hơn trong việc định hướng hoạt động
kinh doanh theo các mục tiêu đã định.
- Dự toán khuyến khích việc lập kế hoạch, liên kết, đánh giá
kết quả thực hiện.
1.1.4. Quy trình lập dự toán
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn soạn thảo
- Giai đoạn kiểm soát



7
1.1.5. Hệ thống các báo cáo dự toán
a. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
b. Dự toán sản lượng sản xuất
c. Dự toán chi phí sản xuất
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
- Dự toán chi phí sản xuất chung
d. Dự toán giá vốn hàng bán
e. Dự toán chi phí bán hàng
f. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
g. Dự toán vốn bằng tiền
h. Dự toán Bảng cân đối kế toán
i. Dự toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LẬP DỰ TOÁN
1.2.1. Quy mô doanh nghiệp
1.2.2. Loại hình doanh nghiệp
1.2.3. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
1.2.4. Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp
1.2.5. Trình độ, năng lực lập dự toán của doanh nghiệp
1.2.6. Phân cấp quản lý doanh nghiệp
1.2.7. Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp
1.2.8. Chế độ, chính sách Nhà nước
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


8
CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng công tác lập dự toán tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Câu hỏi 2: Những nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động
của các nhân tố đó đến việc lập dự toán tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nhằm làm tăng mức độ thực hiện
công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình?
2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1. Quy mô doanh nghiệp
Giả thuyết H1: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán khác
nhau ở các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.
2.2.2. Loại hình doanh nghiệp
Giả thuyết H2: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán khác
nhau ở các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau.
2.2.3. Thời gian hoạt động
Giả thuyết H3: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán ở các
doanh nghiệp lâu năm lớn hơn các doanh nghiệp mới hoạt động.
2.2.4. Kế hoạch, chiến lược
Giả thuyết H4: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ
thuận với mức độ lập kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp.
2.2.5. Trình độ, năng lực lập dự toán
Giả thuyết H5: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ
thuận với trình độ, năng lực lập dự toán của doanh nghiệp.


9
2.2.6. Phân cấp quản lý doanh nghiệp

Giả thuyết H6: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ
thuận với mức độ phân cấp quản lý doanh nghiệp.
2.2.7. Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Giả thuyết H7: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ
thuận với mức độ áp dụng cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật tiên
tiến trong doanh nghiệp.
2.2.8. Chế độ, chính sách Nhà nước
Giả thuyết H8: Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tỉ lệ
thuận với mức độ cập nhật và phổ biến chế độ, chính sách Nhà nước
trong doanh nghiệp.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu
Quy mô doanh nghiệp
Kiểm định giả thuyết bằng

Loại hình doanh nghiệp

T-Test và ANOVA

Thời gian hoạt động
Biến
thuộc

phụ Mức độ thực hiện công tác lập
dự toán tại doanh nghiệp
Kế hoạch, chiến lược

Mô hình hồi quy

Trình độ, năng lực lập dự toán

Biến độc lập

Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Cơ sở vật chất, công nghệ-kỹ
thuật
Chế độ, chính sách Nhà nước


10
2.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp định tính
2.4.2. Phương pháp định lượng
a. Phương pháp thống kê mô tả
b. Kiểm định giả thuyết bằng T-Test và ANOVA
c. Phân tích hồi quy bội
2.5. XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ CỦA MÔ HÌNH
2.5.1. Mức độ thực hiện công tác lập dự toán
Các nội dung đánh giá mức độ thực hiện công tác lập dự toán
được đo lường bằng thang đo Likert từ 1(không sử dụng) đến 5 (sử dụng
rất nhiều).
2.5.2. Quy mô doanh nghiệp
Các doanh nghiệp được phân loại thành 3 nhóm (nhỏ, vừa và
lớn) theo tiêu chí phân loại được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30/6/2009 của Chính phủ.
2.5.3. Loại hình doanh nghiệp
Nhân tố này được chia theo các loại hình chủ yếu trên địa
bàn tỉnh, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn (2 thành viên trở
lên), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình khác.
2.5.4. Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được phân thành 2
nhóm: nhóm các doanh nghiệp mới thành lập (thành lập từ dưới 10

năm) và nhóm các doanh nghiệp lâu năm (thành lập trên 10 năm).
2.5.5. Kế hoạch chiến lược
Nhân tố kế hoạch chiến lược được đo lường tương tự như
nghiên cứu của Horngren và cộng sự (2008), Hồ Mỹ Hạnh (2013)
theo thang đo Likert từ 1 (không có) đến 5 (rất nhiều).


11
2.5.6. Trình độ, năng lực lập dự toán
Dựa trên thang đo Likert đề xuất bởi Ismail và King (2014)
trong nghiên cứu tại Malaysia, tác giả đề xuất thang đo trình độ,
năng lực lập dự toán trong nghiên cứu này theo thang đo Likert với 1
(kém) đến 5 (rất tốt).
2.5.7. Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Nghiên cứu này sử dụng cách đo lường biến phân cấp quản
lý theo thang đo Gordon và Narayanan (1984) xây dựng. Người tham
gia khảo sát được yêu cầu trả lời cho mỗi khía cạnh dựa trên thang
đo Likert với 1 (không có) đến 5 (rất cao).
2.5.8. Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Nghiên cứu này sử dụng cách đo lường biến phân cấp quản
lý theo thang đo Tayles và Drury (1994) xây dựng. Người tham gia
khảo sát được yêu cầu trả lời cho mỗi khía cạnh dựa trên thang đo
Likert với 1 (không có) đến 5 (rất nhiều).
2.5.9. Chế độ, chính sách Nhà nước
Nhân tố này được đo lường tương tự nghiên cứu của
Pomberg và cộng sự (2012), Lê Thị Minh Huệ (2014). Người tham
gia khảo sát được yêu cầu trả lời cho câu hỏi dựa trên thang đo Likert
từ 1 (không có) đến 5 (rất nhiều).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2



12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
Sau khi tiến hành sàng lọc những bảng câu hỏi trả lời không
đầy đủ thông tin, số bảng câu hỏi đáp ứng yêu cầu để tiến hành phân
tích là 188 bảng câu hỏi. Vậy kích thước mẫu thu thập được để phân
tích bao gồm 188 quan sát.
3.1.1. Cơ cấu mẫu phân loại theo quy mô doanh nghiệp
Mẫu nghiên cứu có 103 doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm
54,8% số lượng mẫu, 64 doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm 34% số
lượng mẫu và 21 doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 11,2% số lượng
mẫu.
3.1.2. Cơ cấu mẫu phân loại theo loại hình doanh nghiệp
Mẫu nghiên cứu có 108 công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên chiếm 57,4% số lượng mẫu, có 53 công ty cổ phần
chiếm 28,2% số lượng mẫu, có 22 doanh nghiệp tư nhân chiếm
11,7% số lượng mẫu và có 5 doanh nghiệp thuộc loại hình doanh
nghiệp khác chiếm 2,7%.
3.1.3. Cơ cấu mẫu phân loại theo thời gian hoạt động của
doanh nghiệp
Mẫu nghiên cứu có 107 doanh nghiệp có số năm hoạt động
từ dưới 10 năm chiếm 56,9% số lượng mẫu và có 81 doanh nghiệp
hoạt động trên 10 năm chiếm 43,1% số lượng mẫu.
3.2. MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC THÀNH PHẦN DỰ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH
Mức độ thực hiện các thành phần lập dự toán của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua Bảng 3.4.



13
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện các thành phần lập dự toán
Các thành phần lập dự toán

Trung
Độ lệch
hóa
bình
chuẩn
Dự toán tiêu thụ
DT1
2,94
0,672
Dự toán sản lượng sản xuất
DT2
2,59
0,838
Dự toán chi phí sản xuất
DT3
2,54
0,855
Dự toán giá vốn hàng bán
DT4
2,47
0,856
Dự toán chi phí bán hàng
DT5
2,83

0,810
Dự toán chi phí quản lý doanh
DT6
2,88
0,772
nghiệp
Dự toán vốn bằng tiền
DT7
2,66
0,695
Dự toán Bảng cân đối kế toán
DT8
2,71
0,696
Dự toán Báo cáo kết quả kinh
DT9
2,79
0,666
doanh
Trung bình
DT
2,7122
0,7622
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ LẬP DỰ
TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
3.3.1. Quy mô doanh nghiệp
Trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,000 nhỏ hơn
0,05 tức là giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị

biến định tính đã bị vi phạm, nghĩa là phương sai giữa các nhóm quy
mô doanh nghiệp là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng
bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi
phạm giả định phương sai đồng nhất.
Giá trị Sig ở kiểm định Welch có giá trị 0,014 < 0,05 do đó
với giả thuyết H1 đặt ra, ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, có sự


14
khác biệt về mức độ thực hiện lập dự toán ở các doanh nghiệp có
quy mô hoạt động khác nhau.
3.3.2. Loại hình doanh nghiệp
Trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,025 nhỏ hơn
0,05 tức là giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị
biến định tính đã bị vi phạm, nghĩa là phương sai giữa các nhóm loại
hình doanh nghiệp là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng
bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi
phạm giả định phương sai đồng nhất.
Giá trị Sig ở kiểm định Welch có giá trị 0,000 < 0,05 do đó
với giả thuyết H2 đặt ra, ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, có sự
khác biệt về mức độ thực hiện lập dự toán ở các doanh nghiệp có
loại hình khác nhau.
3.3.3. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Giá trị Sig của kiểm định Levene có giá trị là 0,754 > 0,05
nên phương sai giữa hai nhóm đối tượng là đồng nhất, do đó sẽ sử
dụng giá trị Sig của phương sai đồng nhất trong kiểm định T-Test.
Kết quả cho thấy giá trị Sig của T-Test có giá trị là 0,000 <
0,05 do đó ta kết luận: với mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt về mức
độ thực hiện công tác lập dự toán giữa 2 nhóm doanh hoạt động từ
dưới 10 năm và hoạt động trên 10 năm.

Kết quả thống kê điểm trung bình giữa các thành phần dự
toán theo thời gian cho thấy, doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm có
mức độ lập dự toán trung bình là 3,1233, nhóm doanh nghiệp có số
năm hoạt động từ dưới 10 năm có giá trị trung bình là 2,4056. Như
vậy với giả thuyết H3 đặt ra ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mức
độ thực hiện công tác lập dự toán ở doanh nghiệp lâu năm lớn
hơn các doanh nghiệp mới hoạt động.


15
3.3.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại theo mô
hình hồi quy tuyến tính bội
a. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Các nhân tố thành phần lập dự toán; kế hoạch, chiến lược;
trình độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý; cơ sở vật chất,
công nghệ - kỹ thuật đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6
cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo. Bên cạnh đó, các biến
quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 thỏa mãn
yêu cầu về độ tin cậy.
b. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng và
thang đo mức độ lập dự toán cho thấy các giá trị đều thỏa mãn điều kiện
và các biến quan sát có sự tương quan tuyến tính với biến đại diện.
c. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội
- Phân tích tương quan
Kết quả phân tích tương quan cho thấy nhân tố chế độ,
chính sách Nhà nước (CS) có giá trị Sig lớn hơn 0,05 nên nhân tố
này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Do đó, cần phải loại
biến chế độ, chính sách Nhà nước trước khi phân tích hồi quy. Như
vậy với giả thuyết H8 đặt ra, ta bác bỏ giả thuyết H8, tức là: Mức độ

cập nhật và phổ biến chế độ, chính sách Nhà nước không ảnh
hưởng đến mức độ lập dự toán trong doanh nghiệp.
Nhân tố mức độ lập dự toán và 4 nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ lập dự toán là kế hoạch chiến lược (KHCL), trình độ, năng
lực lập dự toán (NL), phân cấp quản lý doanh nghiệp (PC), cơ sở vật
chất, công nghệ - kỹ thuật (CSVC) có sự tương quan tuyến tính với
hệ số tương quan thấp nhất là 0,434 (nhân tố CSVC) và hệ số tương
quan cao nhất là 0,633 (nhân tố KHCL). Do đó, 4 nhân tố ảnh


16
hưởng đến mức độ lập dự toán: KHCL, NL, PC, CSVC có thể đưa
vào mô hình để giải thích cho nhân tố DT.
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 3.21. Tóm tắt mô hình

hình

R

R2

R2 điều
chỉnh

Sai số ước
lượng

Durbin Watson


1

0,727a

0,528

0,518

0,39182

1,768

a. Biến độc lập: cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật; kế hoạch, chiến
lược; trình độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý
b. Biến phụ thuộc: mức độ lập dự toán
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)
Kết quả hồi quy tuyến tính bội tại Bảng 3.21 cho thấy mô
hình có hệ số R2 là 0,528 và hệ số R2 điều chỉnh là 0,518. Như vậy 4
biến độc lập đưa vào mô hình có ảnh hưởng 51,8% đến sự thay đổi
của biến phụ thuộc, còn lại 48,2% là do các biến ngoài mô hình và
sai số ngẫu nhiên.
Bảng 3.22. Bảng phân tích phương sai ANOVAb
Tổng
Bậc
Bình
Giá trị Giá trị
Mô hình
các bình tự do phương
F
Sig.

phương
(df)
độ lệch
Hồi quy
31,435
4
7,859
51,189
0,000b
1
Phần dư
28,095
183
0,154
Tổng
59,530
187
a. Biến phụ thuộc: mức độ lập dự toán
b. Biến độc lập: cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật; kế hoạch, chiến
lược; trình độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý
(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)


17
Kết quả kiểm định trị thống kê F có giá trị Sig = 0,000 nhỏ
hơn 0,05 từ bảng phân tích phương sai ANOVA cho thấy mô hình
hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng
được.
Bảng 3.23. Kết quả hồi quy tuyến tính bội
Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa

Thống kê đa cộng
Hệ số hồi
quy đã

Mô hình
Hệ số

Hằng số
Kế hoạch, chiến
lược
Trình độ, năng
lực lập dự toán
Phân cấp quản lý

Sai số

chuẩn

chuẩn

hóa

0,358

0,191

0,311


0,044

0,173

tuyến
T

Sig.
Tolerance

VIF

1,878

0,062

0,427

7,018

0,000

0,697

1,434

0,056

0,185


3,096

0,002

0,719

1,391

0,109

0,046

0,146

2,366

0,019

0,675

1,482

0,172

0,046

0,207

3,696


0,000

0,820

1,220

Cơ sở vật chất,
công nghệ - kỹ
thuật
a. Biến phụ thuộc: mức độ lập dự toán

(Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu từ khảo sát)
Kết quả hồi quy tại Bảng 3.23 cho thấy giá trị Sig tương ứng
với các biến kế hoạch, chiến lược; trình độ, năng lực lập dự toán;
phân cấp quản lý; cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật đều nhỏ hơn
0,05. Vì vậy, có thể khẳng định các biến này có ý nghĩa trong mô
hình.


18
- Kiểm định các giả định hồi quy


Giả định liên hệ tuyến tính

Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán Scatter cho phần dư chuẩn
hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa
(Standardized Predicted Value). Kết quả cho thấy phần dư phân tán
ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình
dạng nào cụ thể. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.



Kiểm định hiện tương tự tương quan

Hiện tượng tự tương quan trong mô hình được kiểm định
thông qua hệ số Durbin – Watson. Nếu hệ số Durbin – Watson lớn
hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình được cho là không có hiện tượng tự
tương quan. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Durbin – Watson là
1,768. Do đó, mô hình không có hiện tượng tự tương quan.


Hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều có
giá trị nhỏ hơn 2 (Bảng 3.23) nên đạt yêu cầu. Vậy mô hình hồi quy
tuyến tính bội không có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa
các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô
hình.


Giả định phần dư có phân phối chuẩn

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối
phần dư xấp xỉ chuẩn (giá trị trung bình Mean gần bằng 0 và độ lệch
chuẩn Std. = 0,989 tức là gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có
phân phối chuẩn không bị vi phạm.


Giả định phương sai của sai số không đổi


Các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá
trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này
có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.


19
- Phương trình hồi quy tuyến tính bội
Phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện 4 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ thực hiện công tác lập dự toán như sau:
DT = 0,427* KHCL + 0,185* NL + 0,146* PC + 0,207* CSVC
Trong đó:
DT là mức độ lập dự toán
KHCL là mức độ lập kế hoạch chiến lược
NL là trình độ, năng lực lập dự toán
PC là mức độ phân cấp quản lý
CSVC là mức độ áp dụng cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Như vậy, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ lập dự toán
là kế hoạch, chiến lược với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0,427;
tiếp đến lần lượt là các nhân tố cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0,207; trình độ, năng lực lập dự
toán với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0,185 và phân cấp quản lý
doanh nghiệp với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0,146.
- Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy mức độ lập dự toán
chịu tác động thuận chiều của 4 nhân tố: kế hoạch, chiến lược; trình
độ, năng lực lập dự toán; phân cấp quản lý doanh nghiệp; cơ sở vật
chất, công nghệ - kỹ thuật. Do đó, các giả thuyết H4, H5, H6, H7
được chấp nhận. Nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước bị loại bỏ do
không có tự tương quan tuyến tính với biến phục thuộc là mức độ lập
dự toán nên giả thuyết H8 bị bác bỏ.



20
3.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.1. Mức độ thực hiện công tác lập dự toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các thành phần dự toán
được khảo sát, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có
thực hiện lập dự toán nhưng tỷ lệ còn khá thấp. Các thành phần lập
dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi
phí quản lý doanh nghiệp, dự toán Bảng cân đối kế toán, dự toán Báo
cáo kết quả kinh doanh có tỷ lệ áp dụng cao nhất. Điều này cho thấy
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã vận dụng công cụ
lập dự toán, tuy nhiên việc vận dụng công cụ này còn chưa nhiều và
các doanh nghiệp còn chưa chú trọng trong việc thực hiện công tác
lập dự toán để cung cấp thông tin trong việc đưa ra quyết định kinh
doanh của doanh nghiệp.
3.4.2. Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán tại
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
a. Quy mô doanh nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng ANOVA cho thấy có sự
khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp có quy
mô khác nhau.
b. Loại hình doanh nghiệp
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng ANOVA cho thấy có sự
khác biệt về mức độ lập dự toán của các nhóm doanh nghiệp thuộc
các loại hình khác nhau.
c. Thời gian hoạt động
Kết quả kiểm định giả thuyết bằng T-Test cho thấy mức độ
thực hiện công tác lập dự toán khác nhau đối với các doanh nghiệp

có thời gian hoạt động khác nhau, cụ thể với các doanh nghiệp có


21
thời gian hoạt động trên 10 năm thì mức độ lập dự toán cao hơn các
doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ dưới 10 năm.
d. Kế hoạch, chiến lược
Kết quả chỉ ra rằng mức độ lập kế hoạch, chiến lược có ảnh
hưởng nhiều nhất đến mức độ lập dự toán trong doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình với hệ số 0,427.
e. Cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Kết quả phân tích hồi quy bội cũng chỉ ra nhân tố cơ sở vật
chất, công nghệ - kỹ thuật có tác động tích cực đến việc lập dự toán
với hệ số 0,207.
f. Trình độ, năng lực lập dự toán
Trình độ, năng lực lập dự toán cũng có mối quan hệ cùng
chiều với mức độ lập dự toán với hệ số 0,185.
g. Phân cấp quản lý doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố phân cấp quản lý và
mức độ thực hiện công tác lập dự toán có mối quan hệ cùng chiều
với hệ số 0,146.
h. Chế độ, chính sách Nhà nước
Nhân tố chế độ, chính sách Nhà nước do không có sự tương
quan với mức độ thực hiện công tác lập dự toán nên bị loại khỏi mô
hình hồi quy tuyến tính bội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


22
CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1.1. Lập kế hoạch, chiến lược cụ thể, rõ rang
Để phát triển một kế hoạch, chiến lược kinh doanh bền vững,
đầu tiên các doanh nghiệp cần phải thiết lập mục tiêu mà doanh
nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải
mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì
doanh nghiệp muốn đạt được. Tiếp theo, nhà quản trị cần phải đánh
giá đúng thực trạng về môi trường kinh doanh và nguồn lực của
doanh nghiệp mình để xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như
những cơ hội và thách thức để từ đó có thể xây dựng một bản kế
hoạch, chiến lược tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình.
4.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ - kỹ thuật
Dự toán là một công việc được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ
liệu. Do vậy, khi hệ thống thông tin của doanh nghiệp được trang bị
hiện đại thì việc xử lý dữ liệu sẽ trở nên nhanh chóng, công việc dự
toán được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Hầu hết các
doanh nghiệp lớn đã có một sự đầu tư nhất định về trang thiết bị. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đầu tư các trang thiết bị hiện đại và
mạng nội bộ nhằm cung cấp thông tin cho công tác lập dự toán được
tốt hơn. Trang thiết bị là công cụ quan trọng trong công tác lập dự
toán, nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thu
thập, xử lý thông tin và tiến hành lập các dự toán.
4.1.3. Nâng cao trình độ, năng lực lập dự toán
Doanh nghiệp cần làm tốt công tác huấn luyện nhân viên các
cấp, các bộ phận có liên quan thông qua việc tổ chức huấn luyện quy
trình lập dự toán, giúp họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc cung


23

cấp thông tin cần thiết, kịp thời, đầy đủ, chính xác, góp phần nâng
cao tinh thần trách nhiệm và tự giác trong công việc. Mặt khác, việc
hiểu rõ quy trình dự toán giúp nhân viên chủ động trong việc tổ chức
thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất, giúp xử lý kịp
thời, chính xác các tình huống phát sinh.
4.1.4. Thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp
Để làm tăng mức độ áp dụng các công cụ kế toán quản trị
trong đó có lập dự toán, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện phân
cấp, phân quyền quản lý. Các doanh nghiệp có sự phân cấp rõ ràng
và sử dụng các thông tin từ các báo cáo dự toán vào quá trình quản lý
sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4.2. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
4.2.1. Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về
mức độ thực hiện công tác lập dự toán trong các doanh nghiệp. Đồng
thời nghiên cứu này cũng đóng góp những nhân tố ảnh hưởng đến
việc lập dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,
giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện
hơn về việc sử dụng cũng như mức độ thực hiện công tác lập dự toán
ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4.2.2. Hạn chế và phương hướng phát triển đề tài
Nghiên cứu này có những hạn chế nhất định đó là thông tin
phản hồi từ một số doanh nghiệp có thể có những sai sót khách quan
liên quan đến sự nhiệt tình, thái độ, trình độ chuyên môn và thời gian
đầu tư của người tham gia trả lời bảng câu hỏi. Nếu có sự hợp tác tốt
của người tham gia phỏng vấn thì thông tin thu thập được sẽ có mức
độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn mang tính tổng



×