Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Triết mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.68 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay nhiều nhà xã hội học tư sản giải thích sự phát triển của xã hội theo
quan điểm kỹ thuật. Họ không nói đến các quan hệ kinh tế xã hội nguồn gốc sản sinh
và thay thế các chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử.
Ăng-ghen viết : Mác là người đầu tiên “ đã phát hiện ra quy luật phát triển của
lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn...là trước hết con người cần
phải ăn, uống, ở và mặc,trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ
thuật, tôn giáo......”
Con người phải sản xuất của cải vật chất đó là yếu cầu khách quan của sự sinh
tồn xã hội.Xã hội không thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cái đã có sẵn
trong tự nhiên, để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống của mình con người phải tiến
hành sản xuất của cải vật chất,nếu không có sản xuất thì xã hội sẽ diệt vong.Vì thế sản
xuất của cải vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử
mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây người ta vẫn phải tiến hành từng ngày
từng giờ để duy trì cuộc sống của con người.
Sản xuất vật chất không những là cơ sở cho sự sinh tồn của xã hội, mà còn là cơ
sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác.Nó còn là cơ sở cho sự
tiến bộ xã hội . Sản xuất( sx) không phải lúc nào cũng ở trình độ như cũ mà nói chung
là không ngừng tiến lên từ thấp đến cao.Mỗi khi sx phát triển đến một giai đoạn
mới,cách thức sx của con người đã thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động
4nâng cao thì quan hệ giữa người và người trong quá trình sx có sự biến đổi và mọi mặt
của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo.
Bên cạnh đó sx vật chất trong mỗi giai đoạn của lịch sử được biểu hiện ở một
phương thức sản xuất ( PTSX) nhất định .Do đó chúng ta phải hiểu rõ được thế nào là
PTSX và những nhân tố cấu thành nên nó.
1


NỘI DUNG
I - NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PTSX VÀ LLSX
PTSX là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất.Đó là nhân tố quyết


định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội.
Tính chất và kết cấu của xã hội như thế nào không phải do nguyện vọng và ý
muốn của con người, không phải do tư tưởng và lý luận,cũng không phải do hình thức
nhà nước và pháp quyền quyết định, mà do PTSX quyết định . PTSX thống trị trong
mỗi xã hội như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy. Các giai cấp, kết cấu
giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về
chính trị pháp quyền, đạo đức, triết học...ra sao, tất cả đều do PTSX quyết định.
PTSX quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử.
Khi một PTSX mới ra đời thay thế cho PTSX cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống
xã hội cũng có sự thay đổi căn bản về kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan
điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội.Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch
sử của sx, lịch sử của các PTSX kế tiếp nhau trong quá trình phát triển.
Hai nhân tố hợp thành PTSX là : Lực lượng sản xuất( LLSX) và quan hệ sản
xuất( QHSX). Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau,chúng tồn tại không tách rời
nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ
lịch sử loài người, quy luật về sự phù hợp của QHSX vơí tính chất và trình độ của
LLSX. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát
triển của LLSX và QHSX cũng tác động trở lại đối với LLSX.Quy luật này còn là quy
luật cơ bản của sự phát triển xã hội loài người. Sự tác động của nó trong lịch sử làm
cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội khác cao
2


hơn. Nó đã đưa xã hội loài người trải qua các PTSX : công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và PTSX cộng sản tương lai.Nhưng không phải bất
cứ quốc gia nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả các PTSX mà loài người đã
biết đến.
Trong quá trình sx để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn con người
luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo những công cụ lao động
mới tinh xảo hơn .Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh

nghiệm sx, thói quen lao động, kỹ năng sx, kiến thức khoa học của con người cũng tiến
bộ.LLSX trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất còn QHSX là yếu tố tương
đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của LLSX. LLSX là nội dung
của PTSX còn QHSX là hình thức xã hội của nó.LLSX thường phát triển nhanh còn
HSX có xu hướng tương đối ổn định .Khi LLSX đã phát triển lên một trình độ mới
QHSX cũng không còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển
của nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX. Trong xã hội có giai cấp
mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện ra ở mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng.
Giai cấp thống trị muốn duy trì QHSX cũ vì lợi ích của nó, còn giai cấp tiến bộ tiêu
biểu cho LLSX mới thì muốn xóa bỏ QHSX lỗi thời, thiết lập QHSX mới để giải phóng
LLSX. Mâu thuẫn đó là tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, tất yếu nổ ra cách mạng xã
hội thay thế QHSX cũ, lạc hậu bằng QHSX mới tiến bộ hơn, dẫn đến sự ra đời của
PTSX cao hơn trong lịch sử.Vì vậy, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX cũng thể hiện
trong mâu thuẫn xã hội- chính trị.
LLSX biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Trình độ của LLSX thể
hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người.Đó là kết quả của năng lực thực tiễn
của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho
sự tồn tại và phát triển của loài người.
LLSX bao gồm:
3


Tư liệu sản xuất (TLSX)do xã hội tạo ra,trước hết là công cụ lao động;
Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất thói quen lao động biết sử dụng
TLSX để tạo ra của cải vật chất.
TLSXbao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.Trong tư liệu lao động có
công cụ lao động và những tư liệu lao động cần thiết cho việc vận chuyển bảo quản sản
phẩm v.v..Đối tượng lao động không phải là toàn bộ số tự nhiên mà chỉ có một bộ phận
của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất,được con người sử dụng mới là đối tượng lao
động trực tiếp.Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động

có sẵn mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động.Sự phát triển của sản xuất có
liên quan tới việc đưa những đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sx.Điều đó
hoàn toàn có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới mở rộng khả năng sx của con
người.
Tư liệu lao động là vật thể hay là phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình
với đối tượng lao động,chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối
tượng lao động.Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của quá
trình lao động sx hợp thành tư liệu sx.
Trong tư liệu lao động,công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của
sản xuất.Trong quá trình sx công cụ lao động luôn luôn được cải tiến.Nó là yếu tố đông
nhất và cách mạng nhất trong LLSX.Cùng với sự cải tiến và hoàn thiện công cụ lao
động thì kinh

nghiệm sx của loài người cũng được phát triển và phong phú

thêm,những ngành sx mới xuất hiện,sự phân công lao động phát triển.
Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước
đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người,là cơ sở xác định trình độ phát triển của
sx,là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.

4


Đối với mỗi thế hệ mới những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành
điểm xuất phát của sự phát triển tương lai.Vì vậy nhưng tư liệu đó là cơ sở của sự kế
tục của lịch sử.
Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi
chúng kết hợp với lao động sống. Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình
đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sx. Tư liệu lao động dù có ý
nghĩa lớn lao đến đâu, nhưng nếu tách khỏi nhân dân lao động thì cũng không thể phát

huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sx của xã hội.Sự hoạt động của tư
liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của con người.
Đồng thời bản thân những phẩm chất của con người, những kinh nghệm và thói quen
của họ đều phụ thuộc vào tư liệu sx hiện có, phụ thuộc vào chỗ họ sử dụng những tư
liệu lao động nào. Không có nền đại công nghiệp cơ khí thì không thể có người công
nhân hiện đại. Sự phụ thuộc về trình độ, kinh nghiệm, thói quen của người sx vào kỹ
thuật sx là một trong những biểu hiện sự phụ thuộc của nhân tố chủ quan vào nhân tố
khách quan, nhân tố con người sx vào nhân tố vật chất của sx. Hơn nữa, con người
không chỉ sử dụng những công cụ hiện có, mà còn sáng chế ra những tư liệu lao động
mới. Những tư liệu lao động này là lực lượng vật chất của tri thức con người. Những tri
thức khoa học, những kinh nghiệm, thói quen của con người đều cần thiết để hoàn thiện
kỹ thuật, phương pháp sx.Như vậy, sự phát triển của LLSX là sự phát triển của tư liệu
lao động thích ứng với bản thân con người, với sự phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật
của họ.
Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của LLSX. Đồng thời
xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt
lớn trong LLSX. Khoa học trở thành LLSX trực tiếp. Thực chất của cuộc cách mạng đó
là ở chỗ nó mở ra kỷ nguyên mới của sx tự động hoá với việc phát triển và ứng dụng
5


điều khiển học và vô tuyến điện tử.Khoa học trở thành điểm xuất phát cho những biến
đổi to lớn trong kỹ thuật sx, tạo ra những nghành sx mới, kết hợp khoa học kỹ thuật
thành một thể thông nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ mới đem lại hiệu quả
cao trong sx : phát hiện và đề ra hàng loạt những phương pháp khai thác các nguồn
năng lượng mới, chế tạo ra những vật liệu mới đã có tác dụng mà trước kia loài người
chưa biết tới, tạo ra sự thay đổi trong chức năng của người sx. Con người không còn
thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là sáng tạo điều khiển quá trình
đó một cách tự động, tri thức khoa học trở thành một tất yếu trong hoạt động của người

sx thay cho thói quen và kinh nghiệm thông thường.
Do khoa học trở thành LLSX trực tiếp mà thành phần người cấu thành LLSX
cũng thay đổi. Người lao động trong LLSX không chỉ bao gồm lao động chân tay, mà
còn bao gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư và những cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá
trình sx.
Tính chất của LLSX là tính chất của tư liệu sx và của lao động. Nó thể hiện tính
chất của tư liệu sx là sử dụng công cụ thủ công và tính chất của lao động là lao động
riêng lẻ.Những công cụ sx như búa, rìu, cày bừa..v..v..do một người sử dụng để sx ra
vật dùng, không cần tới lao động tập thể, LLSX có tính chất cá nhân. Khi máy móc ra
đời đòi hỏi phải có nhiều người mới sử dụng được, để làm ra một sản phẩm cần phải có
sự hợp tác của nhiều người, mỗi người làm một bộ phận công việc mới hoàn thành
được sản phẩm ấy thì LLSX mang tính chất xã hội hoá.
Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật,
trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, quy mô sx, trình độ phân
công lao động xã hội..v...v.. Trình độ LLSX càng cao thì sự phân công lao động càng tỷ
mỷ. Trình độ phát triển của phân công lao động thể hiện rõ ràng nhất trình độ của các
LLSX

6


II- XÉT LLSX QUA BA PTSX TRƯỚC TBCN
Trước CNTB, lịch sử loài người đã trải qua ba PTSX : công xã nguyên thuỷ,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Mỗi phương thức đó đều vận động trong sự tác động qua
lại giữa LLSX và QHSX. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định và trở nên
mâu thuẫn không thể điều hoà với QHSX nữa thì sẽ dẫn đến sự diệt vong của một
PTSX lỗi thời và sự ra đời của một PTSX mới.Chúng ta sẽ đi sâu vào từng PTSX dưới
đây:
1) PTSX công xã nguyên thuỷ
PTSX công xã nguyên thuỷ là PTSX đầu tiên và đã tồn tại lâu nhất trong lịch sử

loài người. Trong xã hội nguyên thuỷ, LLSX và năng suất lao động hết sức thấp kém.
Người nguyên thuỷ chưa có khái niệm tư hữu. Đất đai, cây trái, súc vật, mọi tư liệu sx
và tư liệu sinh hoạt đều thuộc sở hữu chung của công xã.
Ban đầu người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn, lao động tập thể theo kiểu hiệp
tác giản đơn, phân phối bình quân sản phẩm lao động, không có bóc lột.Sử dụng công
cụ bằng đá và cũng đã biết sử dụng lửa để săn bắn và hái lượm.Trải qua quá trình lao
động hàng vạn năm , người nguyên thuỷ dần dần cải tiến và chuyên môn hoá các loại
công cụ. Các công cụ mới lần lượt xuất hiện và ngày càng hoàn thiện.Họ chuyển từ
đời sống bầy đàn sang hình thức thị tộc, từ thời kỳ đồ đã cũ sang thời kỳ đồ đá mới.
Nền nông nghiệp sơ khai, trồng trọt, chăn nuôi.Sử dụng cuốc, cày, rìu mài, cung nỏ và
đồ gốm.
Đến khoảng 4000-5000 năm trước công nguyên thì người nguyên thuỷ đã biết sử
dụng công cụ bằng đồng, LLSX phát triển, trồng trọt và chăn nuôi thay thế cho hái
lượm và săn bắt, xuất hiện thêm thủ công nghiệp,năng suất lao động tăng lên và mâu
7


thuẫn với QHSX công xã nguyên thuỷ. Phân công lao động xã hội phát triển, năng
suất lao động tăng lên, bắt đầu xuất hiện sản phẩm thặng dư và trao đổi và bắt đầu có
bóc lột. Chế độ công hữu tan rã và chế độ tư hữu xuất hiện. Xã hội phân chia thành
giai cấp với các lợi ích kinh tế khác nhau. Chế độ nô lệ ra đời.
2) PTSX chiếm hữu nô lệ
PTSX chiếm hữu nô lệ là PTSX đầu tiên dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu
sx, lao động cưỡng bức, có sự đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ. LLSX trong
PTSX này có đặc điểm là: Công cụ lao động và kỹ thuật canh tác lúc đầu còn thô sơ,
năng suất lao động thấp, nhưng vẫn cao hơn ở xã hội nguyên thuỷ.Công cụ chủ yếu là
đồ đồng(cày, cuốc, kiếm, bánh xe..). Sự phân công lao động trong nội bộ nghành xuất
hiện. Xã hội có các nghành sx chính là trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Vào
đầu công nguyên người lao động sử dụng công cụ bằng sắt, sáng tạo ra thuyền, biết
xây dựng và sử dụng sức nước. Trao đổi phát triển, thương nhân tách khỏi sx.Thành

thị và thương mại quốc tế bắt đầu.
Tuy chế độ nô lệ có tạo ra một sự phát triển nhất định trong LLSX nhưng đồng
thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nô và nô lệ, giữa lao động
trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, giữa chủ nô và lao động tự
do…Đến một giai đoạn nhất định chế độ chiếm hữu nô lệ trở thành nhân tố kìm hãm
sự phát triển hơn nữa của LLSX thể hiện ở chỗ:Lao động cưỡng bức của nô lệ, sự
chiếm đoạt của chủ nô đối với hầu hết các sản phẩm làm ra là nguyên nhân khiến
người nô lệ thờ ơ với việc cải tiến, hoàn thiện công cụ, thậm chí họ còn phá hoại công
cụ lao động.
-Đấu tranh của nô lệ và những người bị áp bức chống lại giai cấp chủ nô ngày
càng tăng lên.
8


Do kinh tế suy sụp, nhiều chủ nô trả tự do cho nô lệ, đem ruộng đất chia thành
những mảnh nhỏ giao cho nông dân tự do canh tác và chịu một số nghĩa vụ nên năng
suất lao động tăng lên …Đó là cơ sở ra đời PTSX phong kiến.
3) PTSX phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó
được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng quá
trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không
giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những
điểm khác biệt.
Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và cả ở phương Tây đều
sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sx
nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn( như ở phương Đông),
hay trong các lãnh địa phong kiến( như ở châu Âu) với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người
nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô thuế. Từ đó ta có thể thấy rõ hai
giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến đó là: địa chủ và nông dân lĩnh canh ở phương

Đông, lãnh chúa phong kiến và nông nô ở phương Tây. Địa chủ, lãnh chúa bóc lột
nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.Địa tô trong thời kì này tồn tại dưới ba hình
thức: địa tô lao dịch, địa tô hiện vật và địa tô tiền.Trong chế độ phong kiến, nông
nghiệp là nghành kinh tế giữ vai trò thống trị. Nông nghiệp chuyên canh, hình thành
vùng sx, chế độ hữu canh và luân canh.Ở thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, nông cụ
còn thô sơ, sau đó nông cụ bằng sắt trở thành phổ biến, phân bón được sử dụng rộng
rãi trong trồng trọt, dùng ngựa trong sx để cày và chuyên trở. Bên cạnh đó còn sử dụng
cối xay gió, bánh xe, đồng hồ, lò cao đúc đồng và gang… Nông nghiệp và thủ công
9


nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển của sx và trao đổi. Nhiều trung tâm kinh tế,
thành thị dần dần mọc lên, trong đó các thợ thủ công và thương nhân tổ chức ra
phường hội và hội buôn.Song song với những thay đổi đó thì các nghành ngề mới ra
đời hương liệu, thuỷ tinh, mỹ nghệ…Hình thành hệ thống kiến thức làm nền tảng cho
các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật : thiên văn, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc,
phân kim, y học…Tuy vậy, nhìn chung những biến đổi kỹ thuật dưới chế độ phong
kiến diễn ra chậm chạp, sx dựa chủ yếu vào lao động thủ công của nông dân và thợ thủ
công.
Ta có thể nhận ra rằng trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến phân công lao
động kém phát triển, cơ cấu nghành đơn điệu, mới chỉ có một số nghề thủ công tách
khỏi nông nghiệp, sx chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, có tính chất tự cung tự
cấp.Mặc dù QHSX phong kiến thúc đẩy LLSX phát triển lên một bước so với chế độ
chiếm hữu nô lệ, nhưng đối với sự phát triển hơn nữa của LLSX, đặc biệt khi diễn ra
các cuộc cách mạng công nghiệp thì QHSX phong kiến không còn thích ứng và trở
thành lực cản. Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX phong kiến ngày càng trở nên sâu
sắc, đó là nguyên nhân làm cho nền kinh tế phong kiến bị đình đốn, khủng hoảng, mâu
thuẫn cơ bản của xã hội phong kiến thêm gay gắt. LLSX càng phát triển càng làm cho
xã hội phong kiến thêm bất ổn định.Do đó, QHSX phong kiến nhường cho QHSX mới
tiên tiến hơn đó là QHSX tư bản chủ nghĩa mà cơ sở cho sự ra đời của nó tức là sự

phát triển của sx hàng hoá giản đơn đã được chuẩn bị sẵn chính trong lòng xã hội
phong kiến.
III- MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH QÚA ĐỘ LÊN CNXH
Cơ cấu và quy luật phổ biến tác động trong mọi hình thái kinh tế xã hội( KTXH)
được biểu hiện theo những kiểu riêng biệt trong mỗi hình thái KTXH cụ thể (công xã
10


nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa).Ở
mỗi hình thái KTXH cụ thể những quy luật phổ biến đó lại thể hiện theo những hình
thức đặc thù ở những nước khác nhau,trong những dân tộc khác nhau.Điều đó cho
phép chúng ta có thể vận dụng những quy luật phổ biến để nghiên cứu một hình thái
KTXH cụ thể.Nước ta lựa chọn con đường XHCN không qua giai đoạn phát triển
TBCN với ý nghĩa là bỏ qua chế độ TBCN đặc biệt về mặt chính trị của chế độ đó.Tức
không để hình thành một hệ thống chính trị của giai cấp tư sản ,trong đó đa số sống
phụ thuộc vào lợi ích và quyền lực của thiểu số.Không qua giai đoạn phát triển TBCN
không có nghĩa là gạt bỏ tất cả quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân chỉ còn lại chế độ công
hữu và tập thể.Trái lại tất cả những gì thuộc về sở hữu tư nhân góp phần vào kinh
doanh thì chấp nhận nó như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế xây dựng
CNXH, khuyến khích mọi hình thức kinh tế để phát triển SX và nâng cao cuộc sống
của nhân dân.Để xây dựng PTSX xã hội chủ nghĩa chúng ta chủ trương một nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhằm
phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ LLSX để xây
dựng cơ sở kinh tế của CNXH, từng bước xã hội hóa XHCN.Trong thực tế nền SX đi
lên SX lớn XHCN trên cơ sở LLSX phát triển.Quá trình đó được thực hiện không phải
bằng sự tước đoạt, gò ép theo chủ nghĩa hình thức như trước đây mà được thực hiện
từng bước thông qua hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần ,CNTB nhà
nước, các hình thức hợp tác xã...để dần dần hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn
trong đó các đơn vị quốc doanh là nòng cốt.Tức là chúng ta chỉ bỏ qua những gì mà
xã hội mới có thể thay thế vào những QHXH cũ đem lại hiệu quả kinh tế cao

hơn.Chúng ta không chủ trương gạt bỏ cái cũ để có cái mới mà thực hiện sự chuyển
hoá cái cũ thành cái mới.
Từ Đại hội lần VI Đảng ta đã tự phê phán nghiêm túc những sai lầm đã mắc phải
và đề ra đường lối đổi mới toàn diện.Đường lối đó đã từng bước đi vào cuộc sống, thể
11


hiện sinh động trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và thu được những kết quả ban
đầu rất quan trọng.Thực hiện công cuộc đổi mới là một quá trình vừa làm vừa học ,
vừa rút kinh nghiệm bởi vì chưa bao giờ có sẵn mô hình để căn cứ vào đó mà chủ
động vạch ra một chương trình đổi mới cụ thể chi tiết trên từng lĩnh vực.Song định
hướng cho sự quá độ lên XHCN không qua chế độ chính trị TBCN ở nước ta là :
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước, từng bước kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể sẽ
chiếm ưu thế về năng suất, chất lượng, hiệu quả và qua đó giữ vị trí chi phối.Xây dựng
hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân lao động là người chủ xã hội, bảo vệ
quyền dân chủ của mọi thành viên của xã hội
Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận và tận dụng những giá trị mới của văn minh
nhân loại.Tạo môi trường cho hoạt động tự do sáng tạo cho mọi sáng kiến cá nhân và
đơn vị.Khai thác triệt để yếu tố con người vì con người.
Khái quát lại xây dựng hình thái kinh tế XHCN ở nước ta là xây dựng một hệ
thống QHXH theo yêu cầu phát triển không ngừng của LLSX hiện đại.Xây dựng hệ
thống chính trị làm chủ của nhân dân lao động hoạt động theo nguyên tắc tất cả từ con
người vàvì con người.

12


13



KẾT LUẬN
Mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các PTSX tiền TBCN đều có nét
chung là nền kinh tế tự nhiên.Qua các PTSX đó chúng ta có thể thấy rõ tính chất, trình
độ của LLSX và mối quan hệ chặt chẽ cùng với sự tác động qua lại của LLSX và
QHSX. Chính tính chất và trình độ của LLSX đã quy định một cách khách quan tính
chất và trình độ của QHSX, do đó xét đến cùng LLSX quyết định quá trình vận động
và phát triển của hình thái kinh tế xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên .Bên cạnh
đó LLSX phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao
cũng đã thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người
Do sự hiểu biết của em có hạn, và đây cũng là lần đầu tiên viết tiểu luận nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô trong khoa Kinh Tế đọc
và đánh giá nhận xét để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế, đặc biệt là cô
Đào Thị Ngọc Minh đã nhiệt tình hướng dẫn em để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế học chính trị Mac- Lênin. NXB Chính trị quốc
năm 1999

gia

- Tài liệu tham khảo của khoa kinh tế trường ĐH Quản lý và kinh doanh HN

NHỮNG TỪ VIẾT TĂT SỬ DỤNG TRONG BÀI
PTSX : Phương thức sản xuất

QHSX : Quan hệ sản xuất
LLSX : Lực lượng sản xuất
SX : Sản xuất
KTXH : Kinh tế xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TBCN : Tư bản chủ nghĩa

15


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………….

1

NỘI DUNG………………………………….

2

I- NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PTSX VÀ LLSX

2

II-XÉT LLSX QUA 3 PTSX TRƯỚC TBCN

6

1.PTSX CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ

6


2.PTSX CHIẾM HỮU NÔ LỆ
3.PTSX PHONG KIẾN

7
8

III- MỘT SỐ NÉT VỀ VN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN LÊN CNXH

9

KẾT LUẬN…………………………………..

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………

13

MỤC LỤC……………………………………

16



×