Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ THANH PHÚC

THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI
CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ THANH PHÚC

THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI
CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU,


THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƢU KIẾM THANH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Lƣu Kiếm Thanh. Các tƣ liệu, số
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, dựa trên sự khảo sát trực tiếp và
tổng hợp của bản thân và các nguồn tài liệu tin cậy, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực, đƣợc các cơ quan cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày …. tháng …. năm 201
Học viên

Lê Thị Thanh Phúc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài luận văn........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................ 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn....................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG .................................................................................................12
1.1. Chính sách và chính sách đối với ngƣời có công..................................................... 12
1.1.1. Chính sách............................................................................................................. 12
1.1.2. Chính sách đối với ngƣời có công ...................................................................... 14
1.2. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách đối với ngƣời có công ..................... 22
1.2.1. Thực thi chính sách và thực thi chính sách đối với ngƣời có công ................. 22
1.2.2. Ý nghĩa của thực thi chính sách đối với ngƣời có công ................................... 23
1.2.3. Quy trình thực thi chính sách đối với ngƣời có công ....................................... 26
1.2.4. Nội dung thực thi chính sách đối với ngƣời có công ........................................ 29
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách đối với ngƣời có công ................ 31
1.4. Kinh nghiệm của các tỉnh trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công ......... 36
1.4.1. Tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 37
1.4.2. Tỉnh Đồng Nai ...................................................................................................... 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................41


Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ...................................................42
2.1. Khái quát về quận Liên Chiểu ................................................................................... 42
2.1.1. Về dân số............................................................................................................... 43
2.1.2. Về kinh tế .............................................................................................................. 43
2.1.3. Về văn hóa, xã hội................................................................................................ 45

2.2. Tình hình ngƣời có công đang quản lý trên địa bàn quận Liên Chiểu................... 45
2.3. Thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên
Chiểu ......................................................................................................................................... 47
2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với ngƣời có công trên
địa bàn quận Liên Chiểu ..................................................................................................... 47
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với ngƣời có công ............................... 57
2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với ngƣời có công .................. 63
2.3.4. Duy trì chính sách đối với ngƣời có công .......................................................... 71
2.3.5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công
............................................................................................................................................... 75
2.4. Đánh giá việc thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên
Chiểu ......................................................................................................................................... 76
2.4.1. Ƣu điểm................................................................................................................. 76
2.4.2. Hạn chế.................................................................................................................. 78
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................ 79
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................81
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG .......................................................................................................................82
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .............................................................................................. 82
3.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 82
3.1.2. Cơ sở thực tế ......................................................................................................... 86
3.2. Một số giải pháp cụ thể............................................................................................... 87


3.2.1. Thành lập một ban thƣờng xuyên rà soát tình hình đối tƣợng chính sách đang
quản lý cũng nhƣ phát sinh trên địa bàn kết hợp ứng dụng tin học hóa trong quản lý đối
tƣợng chính sách .................................................................................................................. 87
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức đồng thời
phân công rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ .................................................................... 89

3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ngƣời
có công .................................................................................................................................. 90
3.2.4. Nhóm giải pháp về thu hút nguồn lực cho thực thi chính sách đối với ngƣời
có công .................................................................................................................................. 93
3.2.5. Xây dựng các mô hình, chƣơng trình thiết thực cho ngƣời có công trên địa
bàn quận Liên Chiểu ........................................................................................................... 96
3.3. Kiến nghị ...................................................................................................................... 99
3.3.1 Đối với Trung ƣơng .............................................................................................. 99
3.3.2. Đối với Thành phố Đà Nẵng............................................................................. 101
3.3.3. Đối với quận Liên Chiểu ................................................................................... 101
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................................103
KẾT LUẬN ............................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................106
PHỤ LỤC ...............................................................................................................110


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dân số quận Liên Chiểu ................................................................. 43
Bảng 2.2: Số lƣợng ngƣời có công đang quản lý trên địa bàn quận Liên Chiểu
......................................................................................................................... 46
Bảng 2.3: Kinh phí tổ chức thăm viếng, cấp phát quà cho đối tƣợng chính
sách .................................................................................................................. 48
Bảng 2.4: Trợ cấp khó khăn cho đối tƣợng chính sách .................................. 49
Bảng 2.5: Kinh phí tổ chức cho đối tƣợng chính sách đi tham quan, nghỉ
dƣỡng .............................................................................................................. 52
Bảng 2.6: Kinh phí khảo sát, sửa chữa, xây dựng nhà ở................................. 53
Bảng 2.7: Số liệu điều tra các hình thức phản hồi về chính sách với chính
quyền địa phƣơng ............................................................................................ 61
Bảng 2.8: Số liệu điều tra trình độ chuyên môn của công chức thực thi chính

sách của 05 phƣờng và công chức phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
quận Liên Chiểu .............................................................................................. 65
Bảng 2.9: Số liệu điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách đối
với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................ 74


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Chiến tranh đã đi qua nhƣng những gì nó để lại chính là những đau
thƣơng, mất mát. Trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến đế quốc
Mỹ với sự chiến đấu ngoan cƣờng không chịu khuất phục của nhân dân để giờ
đây chúng ta đƣợc sống trong hòa bình, no ấm. Mỗi giây phút chúng ta đƣợc
sống trong hòa bình, hạnh phúc chính là nhờ vào công lao của các chiến sĩ, của
đồng bào đã chiến đấu anh dũng và biết bao chiến sĩ ngƣời đã hy sinh để giành
độc lập cho dân tộc, họ đã đánh đổi cả xƣơng máu và nƣớc mắt vì nền độc lập
của dân tộc. Hòa bình đã trở lại nhƣng nỗi đau chiến tranh vẫn khắc khoải đè
nặng lên vai những ngƣời lính mang thƣơng tật trở về, ngƣời ở lại mang trong
tim một nỗi đau khôn nguôi, những ngƣời mẹ Việt Nam anh hùng có lẽ đã cạn
nƣớc mắt để trông ngóng những ngƣời con mãi nơi xa và có những anh hùng
đã mãi mãi nằm lại nơi đất Mẹ. Chính vì vậy, việc chăm lo cho ngƣời có công
là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy nhân ngày Thƣơng binh toàn quốc đầu
tiên (27/7/1947): “Thƣơng binh là những ngƣời đã hy sinh gia đình, hy sinh
xƣơng máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào…Vì vậy, Tổ quốc và đồng
bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những ngƣời con anh dũng ấy”. Thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc ngƣời có công, gia đình liệt sĩ và thân nhân của họ không
chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm
của toàn xã hội. Điều này thể hiện truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc và tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với
nhau. Để ghi nhớ công ơn của những ngƣời con ƣu tú của dân tộc, năm 1947

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL lấy ngày 27/7 hàng năm là
ngày để nhân dân ta tỏ lòng “Hiếu nghĩa bác ái” và lòng yêu mến đối với các
anh hùng liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh. Thực hiện tƣ tƣởng của Ngƣời, cùng

1


với sự tôn vinh, biết ơn, Đảng và Nhà nƣớc có những chính sách và việc làm
thích hợp để có sự đãi ngộ xứng đáng đối với những ngƣời có công đang còn
sống và thân nhân của những ngƣời đã hy sinh.
Chính sách không chỉ giúp cho ngƣời có công yên ổn về đời sống vật
chất và vui vẻ về tinh thần mà còn tôn vinh, khen thƣởng và ghi nhận công
lao với những danh hiệu cao quý, mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện
niềm tin của nhân dân nói chung và ngƣời có công nói riêng vào Đảng và Nhà
nƣớc. Hơn nữa thực thi chính sách đối với ngƣời có công tạo điều kiện cho
ngƣời có công có thể tiếp tục cống hiến, đóng góp những việc có ích cho xã
hội, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Hệ thống pháp luật trong thực thi chính sách đối với ngƣời có công
tƣơng đối đầy đủ, ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện đã đáp ứng phần nào
những nhiệm vụ trong thực thi chính sách, tuy nhiên vẫn còn những bất cập
và những thiếu sót gây khó khăn cho công tác thực thi chính sách và ảnh
hƣởng đến ngƣời thụ hƣởng chính sách. Số lƣợng văn bản đồ sộ cũng là một
trong những khó khăn lớn trong việc nắm bắt và thực thi chính sách.
Liên Chiểu là một địa bàn chiến lƣợc gồm các xã cánh Bắc của huyện
Hòa Vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc.
Liên Chiểu là mảnh đất hoạt động sôi nổi của các phong trào yêu nƣớc, số
lƣợng ngƣời có công trên địa bàn với khoảng 3000 đối tƣợng, chính vì vậy
công tác chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời có công với cách
mạng là nhiệm vụ đƣợc quan tâm hàng đầu. Với sự quan tâm của Đảng, thành
phố, Uỷ ban nhân Quận Liên Chiểu đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực

cho ngƣời có công trên địa bàn quận mang lại cuộc sống tốt hơn và niềm tin
cho ngƣời dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc thì việc thực chính
sách đối với ngƣời có công trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng
mắc về mặt thủ tục, thiếu sự thống nhất, nhiều gia đình đối tƣợng vẫn còn rất

2


khó khăn. Chính vì vậy bảo vệ quyền lợi cho ngƣời có công, chăm lo cho đời
sống ngƣời có công là nhiệm vụ vừa mang tính nhân văn sâu sắc vừa thể hiện
trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc để thực thi chính sách cho ngƣời có công
thật sự hiệu quả, đúng ngƣời, đúng chính sách.
Chính vì những lý do trên, đề tài “Thực thi chính sách đối với ngƣời
có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” đƣợc tác giả
chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công. Đề tài tập
trung đi sâu nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp
với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác thực thi chính sách đối với
ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ngày 27-7-1947 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chọn ngày
Thƣơng binh - Liệt sĩ để toàn Đảng toàn dân tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với
thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng. Sắc lệnh
số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 đã đặt nền móng cho sự ra đời của hệ
thống chính sách trong lĩnh vực chăm sóc ngƣời có công với cách mạng của
Việt Nam.
Ngày 27-7-1947 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chọn ngày
Thƣơng binh - Liệt sĩ để toàn Đảng toàn dân tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với
thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng. Sắc lệnh
số 20/SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 đã đặt nền móng cho sự ra đời của hệ
thống chính sách trong lĩnh vực chăm sóc ngƣời có công với cách mạng của

Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII trong thời
kì đổi mới của đất nƣớc đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền
đề để thực hiện các chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh,

3


gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng…vừa là trách nhiệm của Nhà
nƣớc, vừa là trách nhiệm của nhân dân.
Hệ thống chế độ, chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công ngày càng
đƣợc xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thì đối tƣợng hƣởng chế độ ƣu đãi
cũng thƣờng xuyên đƣợc xem xét mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Từ Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt
động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt
động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng đƣợc ban hành năm
1994 đến Pháp lệnh sửa đổi điều 21 của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động
cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động
kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi
điều 22 và điều 23 của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sĩ và
gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời
có công giúp đỡ cách mạng năm 2002; đặc biệt Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng (Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11), Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng
ngày 16 tháng 7 năm 2012; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nƣớc “
Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…[17]
Nghị quyết Trung ƣơng 5 và nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa XI) về
một số vấn đề tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công và
định hƣớng cải cách đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định
những định hƣớng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu tổng

quát: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời có
công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo
đảm các gia đình ngƣời có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn
mức sống trung bình của cƣ dân trên địa bàn.

4


Trên thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về đối tƣợng ngƣời có công với
những khía cạnh khác nhau, trong đó có một số đề tài nghiên cứu với nội
dung nhƣ:
TS. Mai Ngọc Cƣờng: Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội Việt
Nam hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia;
Từ thực tiễn thực hiện các chính sách cho thƣơng binh và liệt sĩ của
tỉnh Bình Phƣớc, kinh nghiệm của tỉnh bạn (Bình Dƣơng, Đồng Nai), những
yếu tố tác động đối với thực hiện chính sách sách đối với thƣơng binh và gia
đình liệt sĩ, thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng binh và gia đình liệt sĩ
trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc, đề tài “Những giải pháp chủ yếu đổi mới trong
tổ chức thực hiện chính sách đối với thƣơng binh và gia đình liệt sĩ tỉnh Bình
Phƣớc” đã đƣợc tác giả Huỳnh Quang Tiên nghiên cứu và đƣa ra những giải
pháp góp phần đổi mới việc tổ chức thực hiện chính sách, chăm sóc đối
tƣợng, huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng thực hiện xã hội hóa công
tác chăm sóc thƣơng binh và gia đình liệt sĩ [22].
Đề tài “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong thực
hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng” của tác giả Phạm Hải
Hƣng năm 2007. Đề tài nghiên cứu những lý luận về nâng cao năng lực của
cơ quan hành chính nhà nƣớc và thực trạng năng lực của cơ quan nhà nƣớc
trong thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, kinh nghiệm của các nƣớc
trên thế giới và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan
hành chính nhà nƣớc nhƣ hoàn thiện hệ thống pháp luật ngƣời có công, đổi

mới phƣơng thức và tổ chức quản lý, giải pháp về cơ chế thanh tra kiểm
tra…[13]
Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội đối
với ngƣời có công trên địa bàn tỉnh An Giang, nghiên cứu những thuận lợi,
khó khăn, hạn chế, kinh nghiệm của tỉnh bạn (Kon Tum, Quảng Ngãi), những

5


nhân tố tác động đến thực hiện chính sách đối với ngƣời có công, đề tài “Thực
hiện chính sách ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công ở tỉnh An Giang” của tác
giả Lê Thị Hải Âu năm 2012 đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi chính sách đối với ngƣời có công ở An Giang [1].
Một số bài viết của các tác giả đƣợc đăng trên Tạp chí cộng sản nhƣ:
Bài viết của tác giả Bùi Hồng Lĩnh - Thứ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2009), “Kết quả thực hiện Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời
gian tới”. Bài viết đề cập đến 3 vấn đề chính: Thành tựu thực hiện pháp lệnh
sau 3 năm ban hành, một số tồn tại và vƣớng mắc từ đó tác giả xác định
những nhiệm vụ và giải pháp để khắc phục [15].
Trong bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi ngƣời có
công, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn
Thị Kim Ngân - Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Nguyên Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2011) đã đề cập đến ba vấn đề chính: Thành tựu chủ
yếu trong lĩnh vực chăm sóc ngƣời có công trong thời gian qua đặc biệt hệ
thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, sự chung tay của các lực lƣợng xã hội
và Nhà nƣớc trong nâng cao đời sống cho ngƣời có công; những tác động của
bối cảnh thế giới trong thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời đƣa ra
những giải pháp nâng cao công tác chăm sóc ngƣời có công [17].
Bài viết của tác giả Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (2014), “Tăng cƣờng và đa dạng hóa nguồn lực tài
chính để thực hiện hiệu quả chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng”.
Bài viết xác định hai nguồn lực chính trong thực hiện chính sách đối với

ngƣời có công bao gồm nguồn lực từ ngân sách Nhà nƣớc và nguồn lực từ xã
hội hóa đồng thời nhấn mạnh đến vấn đề đa dạng, tăng cƣờng các giải pháp
huy động nguồn lực để thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công [4].

6


Bài viết “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống ngƣời có
công với cách mạng” của tác giả Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ƣơng
Đảng, Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã khái quát về tình
hình thực hiện chính sách đối với ngƣời có công ở nƣớc ta trong thời gian
qua, đồng thời xác định hai nguồn lực chính trong thực hiện chính sách đó là:
Ngân sách Nhà nƣớc và nguồn xã hội hóa, trong đó nguồn lực từ Nhà nƣớc
giữu vai trò chủ đạo. Theo tác giả “các chế độ ƣu đãi ngƣời có công đã đƣợc
xây dựng và thực hiện tƣơng đối toàn diện”. Tuy nhiên, theo tác giả bài viết
trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và một trong những nguyên
nhân xuất phát từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Bài viết đƣa ra những giải pháp
cần tập trung nhƣ: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công; tiếp tục nghiên cứu toàn diện
các vấn đề tồn tại, vƣớng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách ngƣời có
công; thực hiện xử lý hồ sơ tồn đọng; thực hiện tốt việc xác định danh tính hài
cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phƣơng pháp thực chứng và giám định
AND; tăng cƣờng phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong công tác kiểm tra, thanh tra; tiếp
tục tuyên truyền sâu rộng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về
chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công [7].
Các công trình nghiên cứu cũng nhƣ những bài viết là cơ sở để tác giả
tham khảo về cơ sở lý luận cũng nhƣ có cách nhìn sâu hơn về ngƣời có công
và chính sách cho ngƣời có công hiện nay, giúp tác giả có thể vận dụng tốt
hơn trong việc nghiên cứu đề tài của mình.

Những công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học đã nghiên cứu về
ngƣời có công cũng nhƣ chính sách ngƣời có công ở những góc độ khác nhau
và ở những cơ quan, đơn vị khác nhau. Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên
cứu về thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên

7


Chiểu. Do đó đề tài “Thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” đƣợc tác giả nghiên cứu là không có sự
trùng lắp và rất cần thiết nhằm đánh giá thực trạng, những khó khăn cũng nhƣ
đƣa ra những giải pháp phù hợp với thực tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phƣơng trong thực thi chính sách đối với ngƣời có
công để tạo điều kiện tốt hơn cho ngƣời thụ hƣởng chính sách. Những văn
bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng nhƣ những đề tài
nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, bài báo là cơ sở để tác giả tham khảo và
nghiên cứu luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi chính
sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;
luận văn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thực thi chính
sách với đối tƣợng ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận của thực thi chính sách
đối với ngƣời có công nhƣ: chính sách đối với ngƣời có công, thực thi chính
sách đối với ngƣời có công, quy trình thực thi chính sách đối với ngƣời có
công, nội dung thực thi chính sách đối với ngƣời có công và các nhân tố ảnh
hƣởng đến thực thi chính sách đối với ngƣời có công.

Phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa
bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế.

8


Xác định mục tiêu, quan điểm và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
hoàn thiện thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: từ năm 2012 đến 2016.
Về không gian: quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Về nội dung: đề tài tiếp cận theo hƣớng quy trình thực thi chính sách.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng hai nhóm phƣơng pháp chính là phƣơng pháp luận
và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1. Phương pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở các
quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản
pháp quy của nhà nƣớc về thực thi chính sách đối với ngƣời có công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp
tổng hợp, thống kê, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp điều tra xã hội
học.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong bài luận văn của mình,
học viên đã sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Những tài liệu

tham khảo bao gồm: Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội quốc phòng an
ninh các năm và một số báo cáo khác có liên quan.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Học viên cũng tiến hành phát 150
phiếu điều tra xã hội học cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách và thân nhân

9


ngƣời có công với cách mạng; tổng số phiếu phát ra 150, số phiếu thu về 146
(hợp lệ) và tiến hành phát 07 phiếu cho công chức thực thi chính sách ở 05
phƣờng và công chức phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận Liên
Chiểu; tổng số phiếu phát ra 07, số phiếu thu về 07 (Phiếu điều tra ở phần phụ
lục). Phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm làm rõ hơn công tác thực thi
chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận nhằm có những đánh giá
khách quan, làm cơ sở đƣa ra những kết luận và đề xuất các giải pháp trong
Chƣơng 3 của đề tài này.
Phương pháp xử lý số liệu:
- Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc dùng để thống kê câu trả lời của các đối
tƣợng điều tra trong phiếu điều tra xã hội học.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Tổng hợp các ý kiến trả lời thông qua phiếu
điều tra xã hội học, tổng hợp phân tích các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp đã
thu đƣợc.
Đề tài còn sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh,
phỏng vấn đối tƣợng chính sách và công chức thực thi chính sách tại phòng
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quận Liên Chiểu…
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế thừa
kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nƣớc có
liên quan để làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống lại đƣợc một số các khái niệm nhƣ chính

sách, thực thi chính sách, ngƣời có công và xây dựng khái niệm mới đó là
thực thi chính sách đối với ngƣời có công. Góp phần phân tích rõ hơn công
tác thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Về mặt thực tiễn: Đƣa ra những giải pháp phù hợp với tình hình của
quận dựa trên những nguyên nhân phân tích nhằm góp phần hoàn thiện hơn

10


hoạt động thực thi chính sách đối với ngƣời có công, nâng cao đời sống cho
ngƣời có công trên địa bàn quận.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của thực thi chính sách đối với ngƣời có công.
Chƣơng 2: Thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên
địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đối với ngƣời có
công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

11


Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG
1.1. Chính sách và chính sách đối với ngƣời có công
1.1.1. Chính sách
1.1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ chính sách đƣợc sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội nhƣ chính sách kinh
tế, chính sách xã hội, có thể thấy chính sách đƣợc hiểu theo nhiều cách khác
nhau và đƣợc thể hiện trong các sách cũng nhƣ những tài liệu.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), “Chính sách là những chuẩn
tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong
một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội
dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối,
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [24, tr.475]
Từ điển Hành chính (2003) đã đƣa ra khái niệm: “Chính sách là chiến
lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối
chính trị chung và tình hình thực tế” [8, tr.55].
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (2002), “Chính sách là
sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào
đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế” [23, tr.99].
Theo Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công (2008)
“Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tƣợng tồn
tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định”
[10, tr.14].
Nhƣ vậy chính sách đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau, đó có
thể là chiến lƣợc, sách lƣợc, kế hoạch hay chuẩn tắc cụ thể và tác giả chọn

12


cách tiếp cận theo hƣớng “Chính sách là những hành động ứng xử của chủ
thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt
được mục tiêu nhất định”.
1.1.1.2. Phân loại
Chính sách đƣợc xem nhƣ công cụ quản lý quan trọng của Nhà nƣớc
đối với mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, là những hành động ứng

xử của Nhà nƣớc với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng do đó
chúng rất đa dạng, chính sách công phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau,
trong đó phổ biến một số cách phân loại sau:
Căn cứ theo chủ thể ban hành gồm có:
Chính sách của Trung ƣơng ban hành: Gồm những chính sách do Quốc
hội, Chính phủ, liên Bộ và các Bộ ban hành. Những chính sách này có tác
dụng điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trên phạm vi toàn quốc gia, có
ảnh hƣởng đến lợi ích của nhiều địa phƣơng, nhiều nhóm dân cƣ khác nhau
trong xã hội [16, tr. 57].
Chính sách do địa phƣơng ban hành: Là những chính sách do các cấp
chính quyền địa phƣơng đề ra, nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong
phạm vi địa phƣơng đó [16, tr. 58].
Căn cứ theo lĩnh vực tác động chính sách có thể chia thành một số
loại nhƣ sau: Chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa,
chính sách đối nội, chính sách đối ngoại [16, tr. 55, 56].
Chính sách kinh tế: Là những chính sách điều chỉnh các mối quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực kinh tế nhằm tạo ra những động lực phát triển kinh tế.
Chính sách xã hội: Là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã
hội làm cho xã hội phát triển theo hƣớng công bằng, dân chủ, văn minh.

13


Chính sách văn hóa: Là những chính sách phát triển nền văn hóa với tƣ
cách là nền tảng tinh thần của xã hội, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã
hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.
Chính sách đối nội: Là những chính sách hƣớng vào việc tăng cƣờng
tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nƣớc, bảo vệ vững chắc độc lập, an
ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nƣớc, tạo điều kiện cho công
cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Chính sách đối ngoại: Là những chính sách hƣớng dẫn và điều tiết các
quan hệ đối ngoại của nhà nƣớc với các quốc gia trên thế giới.
Căn cứ theo thời gian ban hành có thể phân thành: Chính sách dài
hạn, chính sách ngắn hạn, chính sách trung hạn [16, tr. 59]
Chính sách dài hạn: Là những chính sách đƣợc áp dụng lâu dài, điều
tiết những mối quan hệ lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, nhằm tạo sự phát
triển ổn định trong lĩnh vực thực thi chính sách.
Chính sách trung hạn: Là những chính sách đƣợc áp dụng trong khoảng
thời gian từ 3 đến 5 năm. Những chính sách này tập trung vào vấn đề có ảnh
hƣởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội nhƣng có thể giải quyết trong
một thời gian nhất định.
Chính sách ngắn hạn: Là những chính sách đƣợc áp dụng trong một
khoảng thời gian không lâu (dƣới 2 năm) đối với những vấn đề phát sinh
trong có thể giải quyết tƣơng đối nhanh chóng.
1.1.2. Chính sách đối với ngƣời có công
1.1.2.1. Người có công
Khái niệm
Mặc dù Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công đƣợc thực hiện từ năm 1995
nhƣng cho tới nay vẫn chƣa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm
ngƣời có công. Ngƣời có công là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu

14


tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Ngay từ những ngày
đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hằng năm chọn
một ngày để đền ơn đáp nghĩa ghi nhớ tri ân những ngƣời có công lao với Tổ
quốc, với nhân dân. Ngƣời nói: “Thƣơng binh là những ngƣời hy sinh gia
đình, hy sinh xƣơng máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của
Tổ quốc, của đồng bào, các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ

quốc, đồng phải biết ơn, phải giúp đỡ những ngƣời con anh dũng ấy…Ngày
27 tháng 7 là dịp để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến
thƣơng binh”.
Theo nghĩa rộng, ngƣời có công là những ngƣời đã tự nguyện hiến
dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nƣớc. Họ có
những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất nƣớc,
của dân tộc. Ngƣời có công gồm những ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín
ngƣỡng, dân tộc, nam nữ tuổi tác, miễn là họ có những hành động xuất sắc có
lợi cho dân tộc [1, tr.9].
Theo nghĩa hẹp, khái niệm ngƣời có công để chỉ những cá nhân, không
phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ,…có những đóng góp, cống
hiến xuất sắc trong thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc
kháng chiến dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
có thẩm quyền công nhận [1, tr.10].
Nhƣ vậy, tiêu chí cơ bản để xác định ngƣời có công đó là phải có đóng
góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc. Những đóng góp, những cống hiến
của họ có thể là trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và
cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Từ những phân tích nêu trên, khái niệm ngƣời có công đƣợc hiểu là:
“Người có công là người không biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,…có
những cống hiến, sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

15


Tổ quốc, độc lập dân tộc hay đem lại thành tích vẻ vang cho đất nước được
cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật” [6, tr.260].
Ở nƣớc ta, Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của
Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng thì ngƣời có công bao gồm

các đối tƣợng:
Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945,
Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945,
Liệt sĩ,
Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến,
Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh,
Bệnh binh,
Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,
Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày,
Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế,
Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ta ngƣời có công không chỉ là ngƣời trực tiếp chiến
đấu ở chiến trƣờng mà còn bao gồm những đối tƣợng đã giúp đỡ, cống hiến
(ngƣời có công giúp đỡ cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng) cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công chủ yếu điều chỉnh
các đối tƣợng theo nghĩa hẹp.

16


Phân loại Người có công
Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng
số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng thì ngƣời có công bao gồm các đối tƣợng [28].
Một là, ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945
Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 là ngƣời

đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách
mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945.
Hai là, ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc
thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Ba là, liệt sĩ
Liệt sĩ là ngƣời đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nƣớc, của
nhân dân đƣợc Nhà nƣớc truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, thuộc một trong
các trƣờng hợp sau đây:
Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn
không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trƣơng vƣợt
tù, vƣợt ngục mà hy sinh;
Làm nghĩa vụ quốc tế;
Đấu tranh chống tội phạm;

17


Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng, an nính; dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân;
Do đau ốm, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập

phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
Thƣơng binh hoặc ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh chết vì vết
thƣơng tái phát;
Ngƣời mất tin, mất tích trong các trƣờng hợp quy định tại Pháp lệnh ƣu
đãi ngƣời có công với cách mạng.
Bốn là, bà mẹ Việt Nam anh hùng
Theo Điều 1 Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng” ngày 29 tháng 8 năm 1994 thì Bà mẹ Việt Nam anh
hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế [29].
Năm là, anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thƣởng
số 39/2013/QH ngày 16 tháng 11 năm 2013
Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân là những ngƣời đƣợc Nhà nƣớc
tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng [20].
Sáu là, anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến
Anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến là ngƣời đƣợc nhà nƣớc
tuyên dƣơng Anh hùng lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao
động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Bảy là, thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh

18


×