Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG PHONG ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRỊNH HỮU THUẬN

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
PHONG ĐIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 /2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRỊNH HỮU THUẬN

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
PHONG ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích triển vọng
phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam” do Trịnh Hữu Thuận, sinh viên khóa
2008 – 2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

_______________________________
Ngày

Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

___________________________

__________________________

Ngày


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này là một trong những việc khó khăn nhất mà
tôi phải thực hiện từ khi bước chân vào cổng trường đại học cho đến nay. Trong quá
trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nếu không có sự giúp
đỡ và lời động viên chân thành của nhiều người có lẽ tôi khó có thể hoàn thành khóa
luận này.
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Ngoại, Mẹ và tất cả những người thân trong gia
đình lời cám ơn sâu sắc nhất vì đã vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tôi được
bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn, luôn luôn sát cánh và động viên tôi cả về
mặt vật chất và tinh thần mỗi khi tôi gặp khó khăn.
Trên con đường góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các thầy
cô, bạn bè trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM là những người đã cùng tôi sát cánh và
trải nghiệm. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Minh Phương,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô
cùng bổ ích trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn anh Hiền, anh Dương, chị Hằng và tất cả
những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cũng như hỗ
trợ tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô thân yêu để bước vào một

hành trình mới. Kính chúc trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM ngày càng phát triển
hơn nữa, kính chúc quý thầy cô sức khỏe và hạnh phúc để tiếp tục sự nghiệp “Trồng
người” cao cả! Chúc tất cả các bạn thành công!
Xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM, ngày 05 tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Trịnh Hữu Thuận


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH HỮU THUẬN. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Triển Vọng Phát
Triển Năng Lượng Phong Điện Ở Việt Nam”.
TRINH HUU THUAN. June 2012. “Analysis of Potential Wind Energy
Development in Vietnam”.
Trước tình hình thiếu điện như hiện nay, để đảm bảo cho nền kinh tế đất nước
có thể duy trì hoạt động hiệu quả thì phải có đủ nguồn điện. Tạo ra điện đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh nhưng giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo phát triển bền
vững là những việc rất cần thiết. Phong điện được nhìn nhận như một hướng để tham
gia giải quyết vấn đề trong dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay ngành phong điện vẫn phát
triển với tốc độ rất chậm chạp, chưa có đóng góp thiết thực và không tương xứng với
tiềm năng của nó.
Để đánh giá triển vọng phát triển năng lượng phong điện ở nước ta trong thời
gian sắp tới, đề tài đã tiến hành phân tích, dự báo khả năng phát triển công nghệ và giá
bán các thiết bị phong điện trong những năm tiếp theo. Kết quả cho thấy chi phí đầu tư
cho 1 MW phong điện có xu hướng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, áp dụng
phương pháp dự báo giá theo xu hướng thời gian bằng mô hình hồi quy và mô hình
ARIMA, đề tài đã dự báo được giá nhiên liệu dầu mỏ từ năm nay đến năm 2020 sẽ
tăng khoảng 90% lên mức 213,5 USD/thùng, kèm theo đó là giá nhiệt điện cũng sẽ
tăng khoảng 60% (ở mức 2.400 đồng/kWh). Do đó, dự báo phong điện sẽ phát triển

một cách mạnh mẽ trong vòng 5 – 7 năm tới vì các nhà máy phong điện sẽ đạt hiệu
quả kinh tế rất cao do chi phí sản xuất điện từ gió chỉ khoảng 1.800 đồng/kWh.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về Việt Nam

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14


3.1.1. Ô nhiễm môi trường

14

3.1.2. Ô nhiễm không khí

14

3.1.3. Hiệu ứng nhà kính

15

3.1.4. Tài nguyên tái sinh

16

3.1.5. Tài nguyên không tái sinh

16

3.1.6. Năng lượng gió

16

3.1.7. Năng lượng điện từ gió – Phong điện

16

3.1.8. Một số lý luận cơ bản về mô hình dự báo ARIMA


16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thu nhập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu

24

3.2.3. Phương pháp thống kê miêu tả

24

3.2.4. Phương pháp dự báo giá dầu thô

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình phát triển năng lượng phong điện trên thế giới
vi

26



4.2. Tiềm năng khai thác và thực trạng phát triển phong điện ở nước ta

33

4.2.1. Tiềm năng khai thác phong điện của VN

33

4.2.2. Một số dự án phong điện đã và đang thực hiện ở VN đến năm 2011

35

4.2.3. Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của dự án nhà máy phong điện An Phong

38

4.3. Những lợi ích về mặt môi trường và xã hội của phong điện

43

4.4. Tình hình cung - cầu điện năng ở nước ta

46

4.5. Dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ trong thời gian sắp tới

48

4.5.1. Diễn biến tình hình giá dầu thô thế giới trong thời gian vừa qua


48

4.5.2. Dự báo bằng mô hình hồi quy

50

4.5.3. Dự báo bằng mô hình ARIMA

53

4.6. Phân tích khả năng phát triển công nghệ và dự báo giá bán các thiết bị phong điện 56
4.6.1. Nguồn cung tuabin phong điện và các thiết bị liên quan

56

4.6.2. Sự phát triển vượt bậc về mặt công suất, kỹ thuật và hiệu suất làm việc của các
thiết bị phong điện

59

4.6.3. Dự báo giá bán của thiết bị phong điện trong thời gian sắp tới

63

4.7. Dự báo khả năng phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam

66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận


70

5.2. Kiến nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CER

Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (Certified
Emission Reduction)

CP TM SX & DV

Cổ phần Thương mại Sản xuất và Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính


EIA

Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy
Information Administration)

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FOB

Miễn trách nhiệm trên boong tàu (Free On Board)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GWEC

Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (Global Wind
Energy Council)

NLG

Năng lượng gió

ONKK

Ô nhiễm không khí


REVN

Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam

SXCN

Sản xuất công nghiệp

TNHH – TM - DL

Trách nhiệm Hữu hạn – Thương mại – Du lịch

TTTH

Tính toán tổng hợp

VN

Việt Nam

WWEA

Hiệp hội Năng lượng Gió Thế giới (World Wind
Energy Association)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

 

Bảng 4.1. Sản Lượng Điện Sản Xuất Thực Tế (Tính Bình Quân Cho 1 Tuabin)

39

Bảng 4.2. Chi Phí Đầu Tư cho Giai Đoạn 1 của Dự Án

40

Bảng 4.3. Chi Phí Đầu Tư cho Giai Đoạn 2 của Dự Án

40

Bảng 4.4. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế của Dự Án

42

Bảng 4.5. Các Chỉ Tiêu Tài Chính của Dự Án

42

Bảng 4.6. Điểm Hòa Vốn của Dự Án

43

Bảng 4.7. Giá Dầu Thô Brent (FOB Europe) Giai Đoạn 1987 – 2011

49


Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hồi Quy

51

Bảng 4.9. Kết Quả Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 2012 - 2020

52

Bảng 4.10. Kết Quả Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 2012 - 2020

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Nước CHXHCN Việt Nam

7

Hình 4.1. Top 10 Quốc Gia Có Tổng Công Suất Phong Điện Lớn Nhất Thế Giới 26
Hình 4.2. Tổng Công Suất Phong Điện Lắp Đặt Toàn Cầu 1996-2011

27

Hình 4.3. Tổng Công Suất Phong Điện Đã Lắp Đặt trên Thế Giới đến Cuối Năm 2011
Phân Theo Khu Vực

27


Hình 4.4. Tổng Công Suất Lắp Đặt của Úc qua Các Năm (MW)

28

Hình 4.5. Trang Trại Gió Hétomesnil ở Picardie Nước Pháp

29

Hình 4.6. Công Viên Phong Điện Maranchón ở Guadalajara, Tây Ban Nha

30

Hình 4.7. Tổng Công Suất Lắp Đặt của Đức qua Các Năm (MW)

31

Hình 4.8. Cánh đồng phong điện London Array ngoài khơi nước Anh

33

Hình 4.9. Tiềm Năng về NLG của Việt Nam

35

Hình 4.10. Những Cánh Quạt Gió Đầu Tiên ở VN (Dự án nhà máy điện gió số 1 Bình
Thuận)

37


Hình 4.11. Chi Phí Xã Hội của Phong Điện So với Điện Được Sản Xuất Bằng Các
Phương Pháp Truyền Thống

45

Hình 4.12. Cơ cấu phân bổ điện thương phẩm ở nước ta hiện nay

47

Hình 4.13. Đồ Thị Diễn Biến Giá Dầu Thô Brent Giai Đoạn 1987 – 2011

50

Hình 4.14. Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 1987 – 2020 Bằng Phương Pháp OLS53
Hình 4.15. Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 1987 – 2020 Mô Hình ARIMA (1,1,1)55
Hình 4.16. Sự Thay Đổi Kích Thước và Công Suất của Tuabin Gió (1981-2002) 60
Hình 4.17. Cấu Hình Tuabin Gió Sử Dụng Hộp Số Điển Hình

61

Hình 4.18. Cấu Hình Tuabin Gió Thế Hệ Mới Nguyên Tắc Điều Khiển Trực Tiếp 63
Hình 4.19. Một Góc Xưởng tại Nhà Máy Sản Xuất Tuabin Gió (thuộc GE Energy
Company)

65

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Giá Dầu Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 2. Kết Xuất Kiểm Định LM Cho Mô Hình Hồi Quy Giá Dầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS
Phụ lục 3. Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ Kiểm Định Đa Cộng Tuyến
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình ARIMA Dự Báo Giá Dầu
Phụ lục 5. Bảng Giá Bán Lẻ Điện Từ 20/12/2011 Của EVN

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, sức gió đã được con người ở nhiều nơi trên thế giới vận dụng vào
phục vụ cuộc sống, nhưng mãi đến những năm cuối của thế kỷ 20, sức gió mới được
sử dụng hiệu quả với quy mô như một ngành công nghiệp năng lượng. Năng lượng gió
có khả năng làm quay tuabin và truyền cơ năng phát sinh đến máy phát điện để chuyển
thành năng lượng điện (phong điện). Theo kết quả báo cáo của Hiệp hội Năng lượng
Gió Thế giới (WWEA) về tình hình phát triển năng lượng gió năm 2011, tổng công
suất phong điện được lắp đặt trên toàn cầu đạt mức 237.669 MW. Tổng sản lượng điện
tạo ra từ các nhà máy phong điện này được ước tính nhiều hơn tổng nhu cầu về điện
của nước Anh (nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới) hay bằng 2,5% tổng lượng điện tiêu thụ
trên toàn cầu. Dự kiến đến năm 2020, tổng công suất các trạm điện gió của thế giới sẽ
đạt 2 - 3 triệu MW (gấp 20 - 30 lần so với hiện nay).
Chính vì những ưu điểm nổi bật như: sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, không
tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch, không gây ô nhiễm môi trường, dễ chọn địa điểm cho
nên người ta có thể đặt các trạm phát phong điện ở những khu vực và vị trí khác nhau,
với những giải pháp rất linh hoạt và phong phú. Bên cạnh những vùng đất ven biển có
gió mạnh thì những mỏm núi và những đồi hoang không sử dụng được cho công

nghiệp, nông nghiệp cũng có thể đặt được trạm phong điện. Trong trường hợp này thì
không cần làm trụ đỡ cao, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Ngay tại các khu
công nghiệp, nếu có thể tận dụng được các khoảng không gian trống ở phía trên các
nhà xưởng để đặt các trạm phong điện thì sẽ giảm tới mức thấp nhất diện tích đất xây
dựng và chi phí làm đường dây dẫn điện. Theo các chuyên gia về năng lượng thì việc
đặt một trạm phong điện ngay bên cạnh các trạm bơm thủy lợi nằm xa lưới điện quốc


gia sẽ giúp chúng ta không cần phải xây dựng đường dây tải điện với chi phí lớn gấp
nhiều lần so với chi phí xây dựng một trạm phong điện. Bên cạnh đó, việc bảo quản
một trạm phong điện cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc bảo vệ đường dây tải
điện. Một trạm phong điện với công suất 4 kW có thể cung cấp đủ điện cho một trạm
kiểm lâm trong rừng sâu hoặc một ngọn hải đăng xa đất liền. Một trạm 10 kW đủ cho
một đồn biên phòng trên núi cao, hoặc một đơn vị hải quân nơi đảo xa. Một trạm 40
kW có thể đủ cho một xã vùng cao, một đoàn thăm dò địa chất hay một khách sạn du
lịch biệt lập, nơi đường dây tải điện chưa thể vươn tới được.
Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá
lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió là khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này
đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không chỉ bao
gồm chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoại tác (external cost – như chi
phí về xã hội do phải tái định cư hay về môi trường do ô nhiễm). Đồng thời, cùng với
sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, giá thành của các trạm điện gió ngày
càng rẻ hơn.
Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi và có chiều dài bờ biển trên 3.200 km nằm
dọc theo hướng Bắc Nam nên có rất nhiều tiềm năng về năng lượng gió. Theo số liệu
điều tra ban đầu của Chính phủ, Việt Nam có khoảng hơn 17.400 héc ta được đánh giá
là thích hợp cho các dự án, công trình phát triển năng lượng gió. Với những lợi thế của
phong điện như vậy, đồng thời nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong tương lai
gần và tình trạng thiếu điện thường trực luôn xảy ra, nhưng phong điện vẫn chưa được
quan tâm đúng mức, chưa thấy được phương hướng phát triển nó. Do đó, đề tài “Phân

tích triển vọng phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam” hướng tới tìm hiểu
nguyên nhân, khả năng phát triển trong tương lai nhằm đóng góp phương hướng và đề
xuất ý kiến cho ngành năng lượng để phát triển ngành công nghiệp phong điện ở nước
ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích triển vọng phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình phát triển năng lượng phong điện trên thế giới.
2


- Phân tích thực trạng phát triển phong điện ở Việt Nam.
- Tìm hiểu tình hình cung – cầu điện năng ở nước ta.
- Dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ trong thời gian sắp tới.
- Phân tích khả năng phát triển kỹ thuật và dự báo giá bán trụ phát phong điện
trong tương lai.
- Dự báo khả năng phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Về thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 02/2012 đến 06/2012.
1.3.2. Về không gian
Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu là những khu vực có tiềm năng về năng lượng
gió, vận tốc gió trung bình hàng năm tương đối cao, có khả năng phát triển phong điện
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
1.3.3. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu và thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong các
nội dung chính sau:
- Tình hình phát triển phong điện trên thế giới.
- Tiềm năng về năng lượng gió và thực trạng phát triển phong điện ở Việt Nam.

- Lợi ích môi trường và xã hội của điện gió.
- Tình hình cung – cầu điện năng của nước ta hiện nay.
- Dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ trong thời gian sắp tới.
- Phân tích khả năng phát triển công nghệ và dự báo giá bán tuabin gió.
- Dự báo khả năng phát triển năng lượng phong điện ở nước ta.
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp để phát triển hơn nữa ngành điện gió.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Đề cập đến sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan

3


Tổng quan về một số tài liệu tham khảo; giới thiệu tổng quan về khu vực nghiên
cứu như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế xã
hội.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những lý thuyết liên quan như: khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, năng lượng gió, sự hình thành năng lượng gió, lý
thuyết dự báo, tính chất và quy trình của dự báo, mô hình ARIMA và các chỉ tiêu đánh
giá.
Trình bày một số phương pháp tiến hành nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu;
- Phương pháp thống kê mô tả;
- Phương pháp dự báo bằng mô hình hồi quy;
- Phương pháp dự báo giá bằng mô hình ARIMA.

Chương 4. Kết quả và thảo luận
Chương này tiến hành tìm hiểu sự phát triển điện gió trên thế giới; thực trạng,
tiềm năng, khả năng khai thác và sử dụng điện gió ở nước ta; những lợi ích về mặt môi
trường và xã hội của phong điện; tình hình cung – cầu điện năng ở nước ta; dự báo khả
năng phát triển kỹ thuật và giá bán tuabin phong điện; dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ;
việc ứng dụng mô hình sản xuất điện từ nguồn gió tự nhiên của nhà máy điện gió. Từ
đó tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của năng lượng phong điện so với những nguồn
năng lượng truyền thống và dự báo khả năng phát triển năng lượng phong điện ở nước
ta.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả có được ở chương 4, chương này sẽ tóm tắt lại những kết quả
và đưa ra những nhận xét, đánh giá triển vọng phát triển năng lượng phong điện ở Việt
Nam trong thời gian sắp tới. Cuối cùng, đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển hơn
nữa nguồn năng lượng hiệu quả này.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về triển vọng phát triển của việc sản xuất điện năng từ nguồn
năng lượng tái tạo (năng lượng gió) ở Việt Nam để giảm bớt phần nào tình trạng ô
nhiễm môi trường và thiếu hụt điện năng do phương pháp sản xuất truyền thống gây
ra, đây là một vấn đề mới. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tài liệu
nghiên cứu được tổng hợp từ rất nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ internet.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tham khảo các bài giảng của các Thầy, Cô và
nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trước có liên quan.
Luận văn “Xác định hiệu quả kinh tế của nhà máy điện gió Văn Thanh huyện Bắc

Bình tỉnh Bình Thuận” của Đoàn Tấn Dương, 2011. Luận văn đã tiến hành phân tích
lợi ích – chi phí của nhà máy điện gió Văn Thanh thông qua số liệu thu thập từ Công
ty Cổ phần Phong điện Fuhrleander Việt Nam. Kết quả tính toán được là NPV =
34.391,863 > 0 và BCR = 1,021 > 1 cho thấy việc đầu tư của nhà máy điện gió Văn
Thanh là có hiệu quả. Đề tài cũng xác định được giá thành cho mỗi kWh điện trong 10
năm đầu là 1.886 đồng, giá thành cho mỗi kWh trong 10 năm tiếp theo là 264,4 đồng
và sau khoảng thời gian 12 năm thì có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu kèm theo chi phí
cho quản lý, vận hành và bảo trì trong 12 năm đầu. Đây là cơ sở giúp đề tài này phân
tích triển vọng của việc đầu tư và phát triển các nhà máy phong điện ở nước ta trong
thời gian sắp tới.
Đồng thời, đề tài còn tham khảo những tài liệu nghiên cứu về phong điện như:
tài liệu “Phong điện, nguồn năng lượng tái tạo cho Việt Nam” của nhóm tác giả TS.
Trần Văn Bình, TS. Nguyễn Thế Việt, Lê Vi – Nguyên Ngọc, của nhà xuất bản Lao
động năm 2011; tài liệu “Điện gió” của tác giả Nguyên Ngọc, của nhà xuất bản Lao
động năm 2012. Hai tài liệu này tập trung nghiên cứu về các thông số kỹ thuật của các


thiết bị phát phong điện, các loại tuabin gió phổ biến hiện nay, sự phát triển công nghệ
và quy trình đầu tư cho một nhà máy phong điện. Bên cạnh đó, hai tài liệu cũng trình
bày các khái niệm về nguồn năng lượng gió, quá trình tạo ra điện từ nguồn năng lượng
gió và các ưu điểm của phong điện so với các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền
thống.
Ngoài ra, đề tài này sử dụng mô hình ARIMA để dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ
trong thời gian sắp tới để làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng năng
lượng phong điện thay thế cho một số loại năng lượng hóa thạch truyền thống trong
tương lai. Phương pháp dự báo bằng mô hình ARIMA này đã được thực hiện trong
một số luận văn tốt nghiệp như: luận văn của Hà Cẩm Hằng, 2011, luận văn tiến hành
“Xác định đường cung, cầu đất sét cho sản xuất vật liệu xây dựng và một số biện pháp
trong quản lý nguồn tài nguyên ở huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương”. Luận văn đã xác
định được đường cầu sét cho mỗi cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch dưới dạng hàm

Cobb - Douglas: Q = e-3,667*P-0,2037*LSP0,996*e0,231D1*e0,189D2
Đường cung sét gạch thực tế Q = 2.197.021 m3/năm.
Ứng dụng kết quả đường cầu và đường cung khai thác thực tế, luận văn đã xác định
được giá sét là khoảng 298.385 đồng/m3.
Áp dụng phương pháp dự báo ARIMA, luận văn cũng đã dự báo được từ quý 1 năm
2011 đến quý 1 năm 2015 lượng sét sử dụng cho sản xuất gạch khoảng 768.936
m3/quý, lượng sét khai thác trong một quý của thời gian này gần bằng với lượng hiện
nay cho phép khai thác trong một năm. Để quản lý và sử dụng tài nguyên sét trên địa
bàn có hiệu quả cao cần có kế hoạch khai thác theo quy hoạch đã được đề ra, biện
pháp xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác sét gạch không phép.
2.2. Tổng quan về Việt Nam
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam
Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km
tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông
giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ
23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất
6


liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. Đường bờ biển Việt Nam dài 3.260 km
tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và
hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa
bờ, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
khoảng trên 1 triệu km².
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Nước CHXHCN Việt Nam


Nguồn: chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam
b) Địa hình, địa chất
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản
ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm,
phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể
hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình
thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi
7


núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1.400 km, từ
Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc
với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143 m). Càng ra phía đông,
các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải
Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có
những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là
những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành
dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành
nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng
Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông
Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng
nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông
Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây - Nam trông ra biển với bờ biển dài
3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông
thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các
đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể
gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát

Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam
và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
c) Khí tượng – thủy văn
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ
ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí
hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất
liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình
thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo
mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác
động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt
độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á.

8


Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân - hạ - thu - đông), chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ
ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên
khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô
và mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí
hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có
nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La.
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ
Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế
25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất
vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo,
Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000

giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí
trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam
thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km),
chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là
sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ
thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông
ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm và
thường gây ra lũ lụt.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng
5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước năm 2011 tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện

9


tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,2% so với năm 2010, bao
gồm: Nông nghiệp tăng 4,8%; lâm nghiệp tăng 5,7%; thuỷ sản tăng 6,1%.
Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8% so với
năm 2010, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,1%; công nghiệp chế biến tăng
9,5%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 10%.
Hoạt động dịch vụ : Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
năm 2011 ước tính đạt 2004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2010, nếu loại trừ
yếu tố giá thì tăng 4,7%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 1.578,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,8%
tổng mức và tăng 24,1% so với năm trước; khách sạn nhà hàng đạt 227 nghìn tỷ đồng,
chiếm 11,3% và tăng 27,4%; dịch vụ đạt 181 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,0% và tăng
22,1%; du lịch đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 12,2%.
Xây dựng, đầu tư phát triển: Giá trị sản xuất xây dựng năm 2011 theo giá thực
tế cả nước ước tính đạt 676,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6
nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011
ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế
trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả
dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 47,2 tỷ USD, tăng 38,4%
so với năm trước.
b) Tình hình dân số
Theo kết quả điều tra, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là
85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ
(chiếm 50,6%). Quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là
vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ
và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng
10


sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với
khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công
bố thì vào tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên
thế giới (Ethiopia vượt lên vị trí 13).
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông vận tải: Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ,
huyện lộ,…có tổng chiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ

và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện
lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất.
Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường
bộ ven biển Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi
Ngọc (xã Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã Hà Tiên,
Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041 km.
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2.652 km, trong đó tuyến
đường chính Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1.726 km được gọi là Đường sắt
Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng (hướng
đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai (hướng tây bắc).
Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến
bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện
đang khai thác là Tân Sơn Nhất (Tp. Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) và
Nội Bài (Hà Nội), và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian
tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế).
Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải
Phòng, cảng Cái Lân (miền Bắc), cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn (miền Trung) và cảng
Sài Gòn, cảng Thị Vải (miền Nam). Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo
hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông
Tiền, sông Hậu (miền Tây Nam bộ) và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền Đông
Nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam.
Hệ thống điện: Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới
điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá
trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam.
11


- Nhà máy điện: Là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng
lượng khác.
+ Nhà máy nhiệt điện (Phả Lại, Uông Bí…)

+ Thủy điện (Hòa Bình, Sơn La...)
+ Điện hạt nhân (Ninh thuận vào năm 2012 - 2017, công suất 2.000 MW)
- Lưới điện: Làm nhiệm vụ truyền tải và phân phổi điện năng từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ.
+ Lưới hệ thống: Nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực.
Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 KV.
+ Lưới truyền tải: Phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp
cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110 - 220KV do A1, A2,
A3 quản lý.
+ Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải
(trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6 - 35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và
phân phối hạ áp (380/220V).
- Hộ tiêu thụ: Do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên
phụ tải điện được chia ra:
+ Hộ loại 1: Hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến
sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
+ Hộ loại 2: Nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản
xuất bị gián đoạn.
+ Hộ loại 3: Là những hộ còn lại.
Hệ thống y tế - giáo dục: Về cơ sở hạ tầng y tế: Hiện nay, cả nước có 876 bệnh
viện, 75 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, trên 1.000 phòng khám đa khoa và nhà
hộ sinh khu vực. Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống
y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015
cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần
làm giảm bớt sự quá tải ở các bệnh viện nhà nước.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu
vực Đông Nam Á và trên thế giới. Ở Việt Nam có 4 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở
12



hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay Việt Nam có tổng số 376
trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản
lý 54 trường, các bộ, ngành khác quản lý 116 trường, các tỉnh, thành phố là cơ quan
chủ quản của 125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000
người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000
người/kỳ thi.

13


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Ô nhiễm môi trường
Sự làm biến đổi theo hướng tiêu cực toàn thể hay chỉ một phần môi trường bằng
những chất gây tác hại (gọi là chất gây ô nhiễm). Chất gây ô nhiễm chủ yếu do con
người tạo ra một cách trực tiếp hay gián tiếp. Những sự biến đổi môi trường như vậy
có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống con người và sinh vật, gây hại
cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng của môi trường tự nhiên và môi
trường sống của con người.
3.1.2. Ô nhiễm không khí
a) Khái niệm
Sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không
khí: khí cacbon tăng lên nhiều lần, bụi, hơi nước và các khí độc hại cũng tăng lên, làm
không khí không sạch và có mùi khó chịu.
b) Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có nhiều nguồn gây ONKK nhưng có thể chia thành 2 nguồn chính: nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.

- Nguồn gốc tự nhiên: phun núi lửa, hiện tượng cháy rừng với các khí cacbon
monoxit (CO), cacbon dioxit (CO2), quá trình phân hủy giải phóng ammoniac (NH3),
metan (CH4), Nitrogen dioxide (NO2).
- Nguồn gốc nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu
là do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động
của các phương tiện giao thông.
+ Công nghiệp: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá
trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra:


×