Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẨT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VÀ HẠ TẦNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.12 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẨT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG
LƯỢNG VÀ HẠ TẦNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ
tầng Việt Nam
2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị
2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, các chi phí khác mà doanh
nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định.
- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp gồm nhiều loại có nội dung
kinh tế khác nhau, mục đích công dụng khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản
lý và hạch toán thì việc phân loại chi phí sản xuất là rất cần thiết.
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất
có thể được phân loại theo những tiêu thức chủ yếu sau:
 Phân loại theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế)
-Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 7 yếu tố
như sau:
+ Yếu tố nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, VL phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...sử dụng cho hoạt động sản xuất
trong kỳ.
+ Yếu tố nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công, tiền trích BHXH, BHYT
và KPCĐ của công nhân sản xuất và của toàn bộ doanh nghiệp.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong
kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt
động sản xuất ngoài những yếu tố chi phí đã nêu.
Cách phân loại này giúp ta biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí


trên tổng chi sản xuất kinh doanh trong kỳ, phục vụ cho yêu cầu thông tin cho các
nhà quản lý.
 Phân loại theo khoản mục chi phí:
Bao gồm các khoản mục
- Khoản mục Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
- Khoản mục Chi phí nhân công trực tiếp.
- Khoản mục chi phí máy thi công.
- Khoản mục Chi phí sản xuất chung.
 Phân loại Chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Theo tiêu thức này thì chi phí gồm có:
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí hoạt động Tài chính.
- Chi phi hoạt động khác.
2.1.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp cần
căn cứ vào các yếu tố cơ bản như:
- Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp.
- Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản xuất xây lắp, về tổ
chức sản xuất và quá trình sản xuất thi công nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất
thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt
hàng.
2.1.2. Khái niệm giá thành, phân loại giá thành sản phẩm và đối tượng
tính giá thành tại đơn vị.
2.1.2.1. Khái niệm giá thành
Trong quá trình thi công 1 công trình hay 1 hạng mục công trình, doanh
nghiệp xây lắp phải đầu tư một lượng chi phí nhất định.Tất cả các chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra sẽ cấu thành nên giá thành của công trình.

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm: chi phí
NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác tính
cho từng công trình, hạng mục công trình hay đến khối lượng xây lắp hoàn thành
đến giai đoạn quy ước, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Mỗi sản phẩm xây lắp có giá thành riêng nên giá thành sản phẩm xây lắp
mang tính cá biệt. Doanh nghiệp có thể biết được giá bán trước khi biết giá thành
sản xuất thực tế của công trình.
2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Đối với doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 3
loại:
 Giá thành dự toán: là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành một khối
lượng xây lắp. Giá dự toán được xác định trên cơ sở định mức theo thiết kế được
duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dụng theo từng vùng lãnh
thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành.
 Giá thành kế hoạch: là giá sản phẩm được lập dựa vào định mức chi phí nội
bộ của doanh nghiệp xây lắp. Về nguyên tắc, định phí nội bộ phải tiến bộ hơn định
mức dự toán. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức hạ giá thành kế hoạch
Lợi nhuận đinh mức_Giá trị dự toán=Giá thành dự toán
 Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định và được
xác định theo số liệu mà kế toán cung cấp.
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình xây lắp.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật trong quá trình
sản xuất, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của đơn vị
Do tính chất quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp, loại hình sản xuất sản
phẩm đơn chiếc, bộ phận thi công là các công trường nên đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất tại công ty là các công trình, hạng mục công trình xây lắp theo từng điểm

dừng kỹ thuật hợp lý.
2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán Chi phí sản xuất tại Công ty
Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam
Xuất phát từ các đặc trưng ngành như: quá trình thi công lâu dài, phức tạp, sản
phẩm mang tính đơn chiếc, Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế
toán, tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam các
khoản chi phí được hạch toán sản xuất được hạch toán và theo dõi riêng theo từng
công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình, dự án đều được mở các sổ chi tiết
riêng để tập hợp và theo dõi từng khoản chi phí phát sinh. Chi phí sản xuất bao
gồm các loại sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Trong phạm vi của bài viết này em
xin trình bày phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công
trình thi công từ trong quý IV năm 2008 do đội thi công XLĐ2 nhận khoán để
minh họa.
Công trình: XD trạm biến áp 560 KVA khu du lịch và nghỉ dưỡng nước
khoáng nóng Cúc Phương. Công trình khởi công từ 01/10/2008.
2.2.1. Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí NVL là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các công
trình xây lắp, vì vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản mục chi phí này là yêu
cầu đặt ra cho kế toán nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý, từ đó đưa ra
các biện pháp tiết kiệm NVL trong quá trình thi công để hạ giá thành mà chất
lượng công trình vẫn được đảm bảo.
Chi phí NVL là loại chi phí trực tiếp nên được hạch toán trực tiếp vào từng
công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế của loại vật liệu đó. Giá trị thực
tế của vật liệu gồm giá mua ghi trong hóa đơn cộng với các chi phí thu mua. Sau
khi hợp đồng nhận thầu công trình được ký kết, dựa vào các tài liệu dự toán công
trình, các định mức kinh tế kỹ thuật mà công ty xác định nhu cầu vật liệu. Vật liệu
dùng cho công trình được công ty mua và xuất đến công trình hoặc là giao khoán
cho các đội thi công mua. Tại Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và
Hạ tầng Việt Nam không tổ chức phòng kế toán độc lập cho từng công trình mà

mỗi công trình chỉ có một thủ kho, ban cung ứng vật liệu theo dõi và tập hợp các
chứng từ có liên quan sau đó chuyển về phòng kế toán công ty để tiến hành hạch
toán và vào sổ. Khi vật tư về đến kho của đội căn cứ vào hóa đơn mua hàng thủ
kho tiến hành lập phiếu nhập kho.
Khi công trình cần vật liệu cho thi công thì Đội trưởng và quản lý công trình
sẽ báo với bộ phận kho để xin cấp vật tư, thủ kho sẽ xuất kho theo yêu cầu đồng
thời lập phiếu xuất kho.
Đơn vị: Cty CPĐTPT Năng lượng & Hạ tầng VN
Địa chỉ: 48/283 Trần Khát Chân- HBT- HN
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Nợ TK 621 115.200.000
Số: PX18/12 Có TK152 115.200.000
- Họ và tên người nhận hàng: Lê văn Nam
- Địa chỉ: Đội XLĐ 2
- Lý do xuất kho: Trạm biến áp 560 KVA Cúc Phương
- Xuất tại kho: Đội XLĐ 2 Địa chỉ: Cúc Phương- Ninh Bình
ST
T
Tên hàng hóa, vật tư Mã số Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Măng xông co nhiệt
600 (1+1)
Bộ 20 20 2.600.000 52.000.000
2 Măng xông co nhiệt

600 (2+2)
Bộ 02 02 2.600.000 5.200.000
3 Tủ cáp Bộ 20 20 150.000 3.000.000
4 Cáp điện mét 100 100 550.000 55.000.000
Tổng cộng 115.200.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm mười lăm triệu hai trăm nghìn đồng chẵn.
Đội trưởng Người lập phiếu Người nhận Thủ kho
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Biểu 2.1 Phiếu Xuất Kho
Cuối mỗi quý, căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu, kế toán tổng hợp và lập
bảng phân bổ vật liệu xuất dùng và chuyển cho kế toán chi phí và giá thành để ghi
sổ giá thành sản phẩm.
BẢNG PHÂN BỔ CPNVL
Quý IV năm 2008
Đơn vị: VNĐ
STT TK ghi Nợ
TK ghi Có
Tổng số TK 152
I TK 621: CPNVLTT 663.534.122 663.534.122
1 TK 621- CP: Trạm biến áp 560 KVA Cúc
Phương
450.726.500
2 TK 621.2- VP: Đường dây 110KVA Văn Phú-
Hà Đông
107.595.127
3 TK 621.2- XL: Trạm biến áp Xa La- Hà Đông 105.212.495
II TK 623: CPNVLMTC 6.815.000 6.815.000
1 TK 623.2- CP: Trạm biến áp 560 KVA Cúc
Phương
1.179.000

2 TK 623.2-VP: Đường dây 110KA Văn Phú-
Hà Đông
2.636.400
3 TK 623.2- XL: Trạm biến áp Xa La- Hà Đông 3.000.000
III TK 627: CPNVL SXC 29.806.761 29.806.761
1 TK 627.2- CP: Trạm biến áp 560 KVA Cúc
Phương
10.977.836
2 TK 627.2-VP: Đường dây 110KA Văn Phú-
Hà Đông
7.450.000
3 TK 627.2-XL: Trạm biến áp Xa La- Hà Đông 11.378.925
Tổng cộng 700.155.883 700.155.883
Biểu 2.2 Bảng phân bổ CPNVL
Hàng tháng(cuối tháng) căn cứ vào các chứng từ (phiếu nhập, phiếu xuất, hóa
đơn ...) mà kế toán công trình gửi về, kế toán Công ty nhập số liệu vào máy tính và
máy tự động vào Sổ chi tiết TK621, Sổ NKC, sổ cái TK 621
Đơn vị: Cty CPĐTPT Năng lượng & Hạ tầng VN
Địa chỉ: 48/283 Trần Khát Chân- HBT- HN
SỔ CHI TIẾT TK 621-CP Chi phí NVLTT
Trạm biến áp 560 KVA Cúc Phương Đơn vị: VNĐ
Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh
SH NT Nợ Có
......... ........ ............
........ ............. ........
PX 12/12 04/12 Xuất vật liệu phụ
cho SX
152 21.925.000
PX 18/12 10/12 Xuất vật liệu chính
cho SX

152 115.200.000
Kết chuyển
CPNVLTT
154 450.726.500
Tổng cộng
450.726.500 450.726.500
Biểu 2.3 Sổ chi tiết TK 621-CP
Đơn vị: Cty CPĐTPT Năng lượng & Hạ tầng VN
Địa chỉ: 48/283 Trần Khát Chân- HBT- HN
Trích NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ
Biểu 2.4 Trích Nhật Ký Chung
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ư
Số phát sinh
SH NT
Nợ Có
Số trang trước chuyển sang *** ***
30/
12
px12/
12
4/12
Xuất kho vật liệu phụ 621
152
21.925.000

21.925.000
px16/
12
8/12
Xuất vật liệu cho MTC- TBA
Cúc Phương
623
152
11.944.400
11.944.400
px17/
12
9/12
Xuất vật liệu cho SXC- TBA
Cúc Phương
627
152
15.249.142
15.249.142
px18/
12
10/12
Xuất vật liệu cho SX- TBA
Cúc Phương
621
152
115.200.000
115.200.000
H Đ 10/12
Tiền điện thoại

VAT đầu vào
Phải trả nhà cung cấp
627
133
331
15.000.000
1.500.000
16.500.000
.....
.... ....
......................... ..... .................. ..................
Cộng chuyển
trang sau
Đơn vị: Cty CPĐTPT Năng lượng & Hạ tầng VN
Địa chỉ: 48/283 Trần Khát Chân- HBT- HN
SỔ CÁI TK 621 Quý IV
Chi phí NVLTT Đơn vị: VNĐ
NTG
S
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ư
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kì
31/
12
px12/12 04/12 Xuất VLP cho sx
152 21.925.000

px18/12 10/12 Xuất VLC cho sx
152 115.200.000
... .... ..... ......................
..... ................. ...........
31/
12
Kết chuyển
CPNVLTT
154 663.534.122
Tổng cộng
663.534.122 663.534.122
Biểu 2.5 Sổ Cái TK 621
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm một phần không nhỏ trong giá thành công
trình, do đó, việc tổ chức theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có một
ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đặc điểm địa bàn tổ chức hoạt động sản xuất xây
lắp xa công ty, rải rác khắp nơi, có khi phải thực hiện nhiều công trình, do đó mà
lực lượng lao động của công ty không chỉ có khối lao động trong biên chế mà còn
có lao động hợp đồng dài hạn đóng bảo hiểm và khối lao động thuê ngoài ngắn
hạn (lao động thời vụ).
Tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam, bộ
phận lao động thuộc biên chế chủ yếu là những lao động gián tiếp tại các công
trình như bộ phận quản lý đội, kỹ thuật, kế hoạch, trắc địa, thủ kho... bộ phận này
được đóng bảo hiểm và hưởng các chế độ theo quy định. Lao động trực tiếp tham
gia vào thi công công trình thì Công ty thường tiến hành kí hợp đồng thời vụ, thuê
tại địa bàn mà có công trình, dự án đang thi công nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh
tại công trình. Đối với bộ phận này, công ty áp dụng tính lương theo thời gian lao
động. Bộ phận lao động này không được hưởng các chế độ về BHXH, BHYT,
KPCĐ. Công ty Cổ Phần đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam thực
hiện 2 hình thức trả lương.

- Với khối thuộc biên chế và hợp đồng dài hạn của công ty lương được tính
như sau:
Tiền lương
trả lao động
=
Lương tối thiểu
*
Hệ số
lương
*
Số ngày công
+
Phụ cấp
khác
26
- Với lao động thời vụ thì lương được tính như sau:
Tiền lương trả lao
động thuê ngoài =
Số ngày công
thực hiện *
Đơn giá
ngày công
Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí sau: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương (kể cả các khoản phải trả về tiền công cho lao động thuê ngoài) của bộ phận lao động thuê trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất xây lắp. Riêng đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận
công nhân trực tiếp sản xuất không được tính vào chí phí nhân công trực tiếp, mà hạch toán vào chi phí sản xuất
chung. Đây cũng chính là một trong những nét đặc thù của kế toán tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Công ty sử dụng tài khoản TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi
và hạch toán chi phí tiền lương, tiền công lao động của công nhân trực tiếp sản
xuất. TK622 cũng được theo dõi riêng cho từng công trình dự án.

Cuối tháng, Kế toán công trình chuyển toàn bộ chứng từ liên quan đến chi phí
nhân công như bảng thanh toán lương, bảng chấm công và giấy đề nghị thanh toán tạm
ứng... về phòng Kế toán- Tài chính công ty, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền
lương và BHXH cho các công trình. Từ đó kế toán nhập số liệu vào máy tính, máy sẽ
tự động vào sổ chi tiết TK622, sổ NKC và sổ cái TK622.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Công trình: Trạm biến áp 560 KVA Cúc Phương
Quý IV năm 2008 Đơn vị: VNĐ
Ghi Có
Ghi Nợ
Tài khoản 334
TK 338
Lương chính Lương phụ Các khoản khác Cộng có
TK 622 118.982.290 17.167.564 25.252.846 161.402.700 30.666.513
TK 623 7.000.000 3.000.000 10.000.000 1.900.000
TK 627 3.860.000 856.000 4.716.000 896.040
Cộng 129.842.290 17.167.564 29.108.846 176.118.700 33.462.553
Biểu 2.6 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Đơn vị: Cty CPĐTPT Năng lượng & Hạ tầng VN
Địa chỉ: 48/283 Trần Khát Chân- HBT- HN
SỔ CHI TIẾT TK 622-CP Chi phí NCTT
Trạm biến áp 560 KVA Cúc Phương
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ư
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
BTL Lương NCTT có

BHXH Tháng 10
334 45.800.900
BCC Lương NCTT
thuê ngoài Tháng 10
13.885.000
BTL Lương NCTT có
BHXH tháng 11
334 58.538.000
BCC Lương NCTT
thuê ngoài tháng 11
16.288.000

×