Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.91 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LOGISTICS
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA LOGISTICS
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LOGISTICS
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 13
1.1. KHÁT QUÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ............................................. 13
1.1.1. Khái quát về dịch vụ Logistics...................................................... 13
1.1.2 Phân loại dịch vụ Logistics ............................................................ 14
1.1.3. Mối quan hệ của dịch vụ logistics với hiệu quả hoạt động kinh
doanh các doanh nghiệp .................................................................................. 19
1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ LOGICSTICS ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................. 20
1.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 20
1.2.2. Các hoạt động logistics cơ bản có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp................................................................. 27
1.2.3. Các yếu tố chủ yếu của dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh ...................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 36
CHƢƠNG 2. MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 37
2.1. SƠ LƢỢC VỀ CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN



THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................. 37
2.1.1. Sơ lƣợc về thành phố Đà Nẵng ..................................................... 37
2.1.2. Sơ lƣợc về các doanh nghiệp may mặc trên thành phố Đà Nẵng . 40
2.1.3. Đặc điểm hoạt động logistics của doanh nghiệp may mặc ........... 41
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH VỤ
LOGISTICS ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHỆP MAY MẶC TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................ 42
2.2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 42
2.2.2. Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................. 43
2.2.3. Nghiên cứu chính thức.................................................................. 60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 63
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ
LOGISTICS ĐẾN DOANH NGHIỆP MAY MẶC TRÊN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................ 64
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 64
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ
CRONBACH’S ALPHA ................................................................................. 65
3.2.1. Thang đo Chất lƣợng logistics nội bộ ........................................... 66
3.2.2. Thang đo Chất lƣợng Logistics đầu vào ....................................... 67
3.2.3. Thang đo Chất lƣợng Logistics đầu ra .......................................... 68
3.2.4. Thang đo Chất lƣợng Logistics hỗ trợ .......................................... 68
3.2.5. Thang đo Chi phí Logistics ........................................................... 70
3.2.6. Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................... 70
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ĐỐI VỚI CÁC NHÂN TỐ
TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................. 71
3.3.1. Phân tích nhân tố đối với các thang đo thuộc biến độc lập .......... 71
3.3.2. Phân tích nhân tố đối với thang đo thuộc biến độc lập ................. 74



3.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU KHẢO SÁT THỰC TẾ ...................... 75
3.5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH ....................................... 77
3.5.1. Phân tích ma trận tƣơng quan R.................................................... 77
3.5.2. Phân tích hồi quy bội .................................................................... 79
3.5.3. Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu ............................. 81
3.6. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP MAY MẶC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................. 81
3.6.1. Thực trạng về chất lƣợng hoạt động logistics nội bộ.................... 81
3.6.2. Thực trạng về chất lƣợng hoạt động logistics đầu vào ................. 82
3.6.3. Thực trạng về chất lƣợng hoạt động logistics đầu ra .................... 83
3.6.4. Thực trạng về chất lƣợng hoạt động logistics hỗ trợ .................... 83
3.6.5. Thực trạng về chi phí logistics của các doanh nghiệp may mặc .. 84
3.6.6. Mức độ tác động đến hiệu quả kinh doanh của dịch vụ logisitics 85
3.7. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 85
3.7.1. Hàm ý về nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics nội bộ ............... 85
3.7.2. Hàm ý về nâng cao chất lƣợng logistics đầu vào.......................... 86
3.7.3. Hàm ý về nâng cao chất lƣợng logistics đầu ra ............................ 87
3.7.4. Hàm ý về nâng cao chất lƣợng logistics hỗ trợ............................. 87
3.7.5. Hàm ý về giảm chi phí logistics .................................................... 88
3.8. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO ..................................................................................................... 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN


: Doanh nghiệp

DNMM

: Doanh nghiệp may mặc

DNSX

: Doanh nghiệp sản xuất

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tổng hợp các nhân tố thuộc dịch vụ logistics ảnh hƣởng

45


bảng
2.1

đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2

Tiêu chí đánh giá chất lƣợng logictics nội bộ

46

2.3

Tiêu chí đánh giá chất lƣợng logictics cung cấp nguyên

47

vật liệu (đầu vào)
2.4

Tiêu chí đánh giá chất lƣợng logictics đầu ra

49

2.5

Tiêu chí đánh giá chi phí logistics

52


2.6

Tiêu chí đánh giá tác động của dịch vụ logistics đến hiệu

54

quả hoạt động kinh doanh
2.7

Thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu và mã hóa

58

3.1

Thông tin về doanh nghiệp khảo sát

64

3.2

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang ðo

66

Logistics nội bộ (lần 1)
3.3

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang ðo


67

Logistics nội bộ (lần 2)
3.4

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang ðo

67

Logistics ðầu vào
3.5

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang ðo

68

Logistics ðầu ra
3.6.

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang đo Logistics

69

hỗ trợ
3.7

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang ðo Logistics
hỗ trợ (lần 2)

69



3.8

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang đo Chi phí

70

Logistics
3.9

Thống kê mối quan hệ biến – tổng của thang đo Hiệu quả

70

hoạt động kinh doanh
3.10

Hệ số KMO and Bartlett's Test của thang đo biến độc lập

71

3.11

Thống kê phƣơng sai giải thích

72

3.12


Ma trận xoay nhân tố

72

3.13

Hệ số KMO and Bartlett's Test của thang đo biến độc lập

74

3.14

Thống kê tổng phƣơng sai giải thích của biến phụ thuộc

75

3.15

Hệ số tải nhân tố của biến phụ thuộc

75

3.16

Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tƣơng quan R

77

3.17


Hệ số phù hợp của mô hình hồi quy bội

79

3.18

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

79

3.19

Thống kê hệ số hồi quy và đa cộng tuyến

80

3.20

Mô tả về chất lýợng hoạt ðộng logistics nội bộ

81

3.21

Mô tả về chất lýợng hoạt ðộng logistics ðầu vào

82

3.22


Mô tả về chất lýợng hoạt ðộng logistics ðầu ra

83

3.23

Mô tả về chất lýợng hoạt ðộng logistics hỗ trợ

83

3.24

Mô tả về chi phí logistics của các doanh nghiệp may mặc

84

3.25

Mô tả về mức độ tác động đến hiệu quả kinh doanh của

85

dịch vụ logisitics


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình


hình

Trang

1.1

Qui trình logistics ngoại biên

17

2.1

Thống kê về quy mô vốn của doanh nghiệp may mặc

40

2.2

Loại hình doanh nghiệp của các công ty may mặc

41

2.3

Quy trình nghiên cứu của luận văn

42

2.4


Mô hình tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả

43

HĐKD của DNSX
2.5

Mô hình các yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics tác động

44

đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn Quảng
Bình của Nguyễn Xuân Hảo
2.6

Mô hình nghiên cứu đề xuất

60

3.1

Loại hình doanh nghiệp

65

3.2

Quy mô doanh nghiệp may mặc trên địa bàn TP Đà Nẵng


65

3.3

Mô hình nghiên cứu thực tế

76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh giữa các
quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Phát triển dịch
vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế và quốc gia. Những nƣớc kết nối tốt với mạng lƣới dịch vụ logistics
toàn cầu thì có thể tiếp cận đƣợc nhiều thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng từ các
nƣớc trên thế giới. Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong
các lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
Khi thị trƣờng toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là
việc mở cửa thị trƣờng ở các nƣớc đang phát triển, logistics đƣợc các nhà quản
lý coi nhƣ là công cụ, một phƣơng tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của
chiến lƣợc doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm
cho các hoạt động của doanh nghiệp. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn
đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ƣu hoá quá trình chu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ… giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến
lƣợc và hoạt động logistics đúng đắn. Nhƣng cũng không ít doanh nghiệp gặp
khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động

logistics nhƣ: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không
hiệu quả… Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Makerting.
Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi
cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn
khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đƣợc với khách hàng đúng thời
hạn, địa điểm quy định. Vì thế, dịch vụ logistics đã, đang và sẽ có ảnh hƣởng
đến hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các doanh nghiệp.


2

Tại Việt Nam, May mặc là ngành đứng thứ hai về kim ngạch xuất nhập
khẩu. Do vậy, ngành Logistics có vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập
khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu, vật liệu của doanh nghiệp trong quá trình
hội nhập kinh tế toàn cầu. Có thể nói, chi phí vận chuyển, kho bãi lƣu trữ
hàng hóa, nguyên phụ liệu... đã tạo ra áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp
sản xuất hàng hóa may mặc quy mô lớn tham gia thị trƣờng xuất khẩu và
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện nay, ngành Logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế. Theo xếp hạng của World Bank, năm 2016, logistics tại Việt Nam
xếp hạng 64/160 trên toàn thế giới, tụt hạng so với năm 2015. Trong khu vực
ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Hầu hết
doanh nghiệp logistics Việt Nam là nội địa có quy mô nhỏ, dịch vụ đơn lẻ,
còn rất manh mún, không có tính liên kết tạo chuỗi dịch vụ giữa các doanh
nghiệp, chủ yếu chỉ là giao nhận vận tải cơ bản, chịu chi phí cao, phụ thuộc
chỉ định dịch vụ của các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài với tỷ lệ dịch vụ chƣa đến
30%; phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, trình độ nhân lực chƣa
chuẩn hóa, ứng dụng công nghệ ở mức thấp, thiếu hụt trầm trọng về số lƣợng
nhân lực có trình độ quản lý lĩnh vực logistics cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ.
Tại thành phố Đà Nẵng, trong Hội thảo “Xúc tiến đầu tƣ và phát triển

dịch vụ logistics Đà Nẵng” do UBND thành phố tổ chức năm 2015, nhiều ý
kiến chuyên gia cho rằng hoạt động logistics đến nay vẫn chƣa phát triển
tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Cảng Đà Nẵng thì lƣợng hàng hóa ít nên
giá thành còn cao. Hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một
số địa phƣơng lân cận, cũng nhƣ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây đã
cải thiện nhiều. Tuy nhiên, vẫn chƣa thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển dịch vụ
cảng biển nói riêng cũng nhƣ dịch vụ logistics nói chung. Điểm hạn chế lớn
nhất chính là việc khớp nối hạ tầng giao thông giữa cảng biển với đƣờng bộ,
đƣờng sắt, đƣờng hàng không vẫn còn độ vênh, điều này khiến cho thời gian


3

vận chuyển trên đƣờng kéo dài thêm ra, phí sẽ tăng, công tác bảo quản hàng
hóa không tốt. Điều này làm cho hiệu quả HĐKD và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may mặc (DNMM) nói
riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chƣa thực sự hiệu quả so với các nƣớc
khác trong khu vực.
Do vậy, để thực hiện mục tiêu hoàn thành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc đến năm 2020 và góp phần nâng cao hiệu quả HĐKD
và khả năng cạnh tranh của các DNMM ở Đà Nẵng, việc lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của logistics đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là
cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển các doanh nghiệp may mặc tại
Đà Nẵng hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cƣờng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các dịch vụ
logistics đối với hiệu quả HĐKD của các DNMM trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng. Để thực hiện mục tiêu tổng quát của đề tài, luận án thực hiện các mục
tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn dịch vụ logistics và
ảnh hƣởng của các dịch vụ đó đến hiệu quả HĐKD của các DNMM.
- Phân tích ảnh hƣởng của dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của
các DNMM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất hàm ý chính sách về nâng cao chất lƣợng dịch vụ logistics nhằm
nâng cao hiệu quả HĐKD của các DNMM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tác động dịch vụ logistics đến hiệu quả HĐKD của các DNMM.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động của


4

dịch vụ logistics đầu vào (vật tƣ, nguyên liệu), dịch vụ logistics đầu ra (tiêu
thụ sản phẩm) và một số dịch vụ logistics khác đối với các DNMM trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm dịch vụ do doanh nghiệp tự đảm nhiệm và
dịch vụ logistics thuê ngoài. Số liệu thống kê các DNMM từ năm 2016, số
liệu khảo sát từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng
nhằm giải quyết đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Để thực hiện, tác giả tiến hành
xây dựng khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu, phát triển mô hình nghiên
cứu và thang đo, chọn mẫu nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu.
- Xây dựng khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu: Nghiên cứu sinh
tiến hành thu thập, đánh giá các công trình khoa học chủ yếu trong nƣớc và
nƣớc ngoài liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng khung lý thuyết và quy
trình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
- Phát triển mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở mô hình lý thuyết (từ tổng

quan) và thông qua phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý cơ quan chức
năng, phát triển mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng về dịch vụ
logistics tác động đến hiệu quả HĐKD của DNMM trên địa bàn Đà Nẵng.
- Phát triển thang đo: Luận văn sử dụng từ thang đo có sẵn của công
trình nghiên cứu trƣớc.
- Mẫu nghiên cứu: Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp phi ngẫu
nhiên kết hợp với phƣơng pháp phân loại theo địa bàn từ tổng thể nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp đƣợc tiến hành thu
thập, chọn lọc qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, dữ liệu
của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã công bố. Đối với dữ
liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ mẫu điều tra, thông qua phiếu điều tra trực tiếp
tại các DNMM trên địa bàn Đà Nẵng.


5

- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 20 làm công cụ
để xử lý, phân tích dữ liệu đã thu thập.
- Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô
tả và phân tích hồi quy bội nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận án.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về ảnh hƣởng của dịch vụ logistics đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chƣơng 2: Mô tả đối tƣợng nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Hàm ý chính sách về dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến
logistics và vai trò của nó đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD)
của doanh nghiệp cũng nhƣ đối với nền kinh tế, cụ thể nhƣ sau:
Nghiên cứu về phát triển logistics:
Phát triển dịch vụ logistics ở nƣớc ta trong điều kiện hội nhập quốc tế
(Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, 2010). Đề tài đã nghiên cứu các vấn
đề lý luận cơ bản về logistics, dịch vụ logistics trong nền kinh tế quốc dân,
thực trạng phát triển dịch vụ logistics và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam. Từ
đó, đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm phát triển các dịch vụ logistics
trong hội nhập và phát triển.
Về phát triển dịch vụ hậu cầu (Logistics) của Nhật Bản (Lê Tố Hoa,
2012). Trong công trình này, tác giả đã phân tích tình hình, đặc điểm của dịch


6

vụ logistics Nhật Bản và một số kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ logistics
của quốc gia phát triển nhất Đông Á này. Từ đó, đề ra 3 xu hƣớng phát triển
chính của logistics trên thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21 mà Việt Nam
cần quan tâm.
Nghiên cứu về giải pháp khai thác tiềm năng, cơ hội và ứng dụng
logistics:
Nghiên cứu tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Xuân
Hào, 2015). Tác giả đã trình bày những nghiên cứu cơ bản về tác động của
logistics đến hiệu quả HĐKD thực tế tại Quảng Bình, đồng thời đề ra các giải
pháp giúp nâng cao hiệu quả của dịch vụ logistics cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp tại đây.
Giải pháp phát triển hệ thống trung tâm logistics Việt Nam nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nƣớc ta (Trần Sĩ Lâm, 2012). Tác giả
đã chỉ ra vai trò quan trọng của trung tâm logistics, quyết định sự vận hành
hiệu quả của hệ thống logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành
kinh tế, thực trạng phát triển còn hạn chế của hệ thống trung tâm logistics
của nƣớc ta. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống
trung tâm logistics Việt Nam trên cơ sở chiến lƣợc phát triển khu vực dịch
vụ nƣớc ta đến năm 2020 và kinh nghiệm thành công của một số nƣớc trên
thế giới.
Giải pháp tăng cƣờng chức năng logistics cho hệ thống cảng biển Việt
Nam (Đinh Lê Hải Hà, Từ Quang Phƣơng, 2012). Nội dung bài báo chỉ rõ,
Việt Nam nên phải chớp lấy cơ hội đầu tƣ để phát huy hết tiềm năng và lợi
thế về cảng biển. Vấn đề quan trọng nhất để phát triển mạnh về cảng biển là
những cảng đó phải đƣợc đầu tƣ bài bản, kết nối thông suốt và áp dụng đƣợc
logistics, logistics là một một trong ba chức năng quan trọng, rất cần thiết


7

không thể tách rời khỏi cảng biển. Chính việc chƣa quan tâm đúng mức
chức năng logistics để đầu tƣ đã làm giảm sức hấp dẫn của cảng biển Việt
Nam. Vì thế, hoạch định cảng biển không bao giờ tách khỏi hoạt động
logistics, bởi chính logistics làm giảm chi phí phân phối của các nhà sản xuất.
Tác giả khẳng định, ở bất cứ đâu, khi sản xuất công nghiệp phát triển,
cảng biển hình thành thì hoạt động logistics phải có.
Nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics cho cấp độ doanh nghiệp, có
các công trình tiêu biểu sau đây:
Giải pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động M&A các doanh nghiệp
logistics tại Việt Nam (Nguyễn Thị Hƣờng, 2013). Ở đây, tác giả đã bàn về
bản chất của mua bán và sáp nhập (M&A), thực trạng và các xu thế M&A
giữa các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đề

xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động mua bán và sáp
nhập (M&A) các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các DNMM kinh doanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội (Đặng Đình Đào, 2009). Đề tài nghiên cứu các dịch
vụ logistics của các DNMM, trong đó chủ yếu là các dịch vụ logistics đi và
logistics đến nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho
các doanh nghiệp [7]. Tuy vậy, công trình này chƣa đề cập đến các dịch vụ
logistics chuyên nghiệp tức là các dịch vụ do chính doanh nghiệp logistics
cung cấp. Đồng thời, đề tài cũng chƣa xem xét đầy đủ các dịch vụ logistics
tập trung mà chỉ đi sâu vào các dịch vụ phi tập trung tại các doanh nghiệp hay
các dịch vụ do chính các DNMM kinh doanh tự đảm nhiệm.
Đổi mới và tổ chức lại dịch vụ phân phối hàng hoá phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn Thuý Hiền, 2011). Tác giả đã
chỉ rõ vai trò của dịch vụ phân phối hàng hoá ở Việt Nam là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao


8

sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trƣớc nhu cầu thực tế hiện nay, theo tác
giả, để dịch vụ phân phối hàng hoá phát triển theo hƣớng văn minh hiện đại,
cần xây dựng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp,
có chiến lƣợc phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hoá và đổi mới và tổ
chức lại dịch vụ phân phối hàng hoá.
Nghiên cứu về bản chất, vai trò, nội dung logistics:
Logistics những vấn đề cơ bản (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010), tác giả đã
nghiên cứu và đƣa ra các nội dung: tổng quan về logistics, ngành dịch vụ
logistics, giải pháp logistics, quản trị logistics, dịch vụ khách hàng, hệ
thống thông tin, dự trữ, quản trị vật tƣ, xác định nhu cầu vật tƣ và dự báo
nhu cầu vật tƣ, vận tải và kho bãi. Có thể nói công trình này có giá trị giúp

những ngƣời nghiên cứu, học tập cũng nhƣ các nhà kinh doanh tiếp cận với
lĩnh vực mới mẽ và đầy cuốn hút này.
Những vấn đề cơ bản về hậu cần vật tƣ doanh nghiệp (Đặng Đình Đào,
2003). Nội dung cuốn sách chuyên khảo này đã trực tiếp quan tâm vào các
vấn đề tổ chức công tác hậu cần, xác định nhu cầu vật tƣ, triển khai công tác
nghiệp vụ và tổ chức cấp phát vật tƣ trong nội bộ doanh nghiệp và các vấn đề
liên quan đến phân tích đánh giá công tác hậu cần (logistics) của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chƣa đề cập đến tác động của dịch vụ logistics đến
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hay các vấn đề liên quan đến sử
dụng hợp lý và tiếp kiệm vật tƣ trong sản xuất, vấn đề phế liệu phế phẩm, vấn
đề môi trƣờng liên quan đến lĩnh vực logistics ngƣợc.
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu của thời đại
ngày nay, làm cho giao thƣơng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới
phát triển mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các
dịch vụ phụ trợ,... Bởi vậy, hệ thống logistics của các quốc gia, các khu
vực đều có một điểm chung, đó là sự kết hợp khéo léo, khoa học,


9

chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động nhƣ: marketing, sản xuất, tài chính,
vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối,... để đạt đƣợc mục đích phục vụ khách
hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Đoàn Thị Hồng Vân (2010) cho rằng, có ba xu
hƣớng phát triển chính của logistics. Từ đó tác giả đã luận giải ảnh hƣởng của
dịch vụ logistics đến quy mô hoạt động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc
biệt, khẳng định việc thuê ngoài dịch vụ logistics là một tất yếu bởi vì sẽ giảm
chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
6.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Kho vận hiệu quả - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh
tranh của nhóm tác giả Luis, John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, Wendy

Tao. Nhóm tác giả cho rằng: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh
tranh là tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính để nâng cao độ tin cậy và tính
hiệu quả - chi phí của hoạt động vận tải, kho vận trong các chuỗi cung ứng
trong và ngoài nƣớc của Việt Nam. Những nhóm giải pháp này bao gồm
hiện đại hóa đồng bộ hệ thống hải quan để bảo đảm thông quan hàng hóa
thông suốt, kịp thời; tăng cƣờng minh bạch luật định nhằm hạn chế việc áp
dụng tùy tiện các quy định về thƣơng mại; tăng cƣờng công tác quy hoạch
tuyến hành lang vận tải đa phƣơng tiện; tăng cƣờng cạnh tranh, nâng cao
tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ; nâng cao năng lực theo
hƣớng chiến lƣợc cho các cảng cửa ngõ lớn.
Mỗi doanh nghiệp đều có sử dụng dịch vụ logistics. Đặc biệt, các
doanh nghiệp có tham gia các HĐKD thƣơng mại quốc tế thì các dịch vụ
logistics càng đóng vai trò quan trọng. Logistics đƣợc nhìn nhận bao gồm tất
cả các vấn đề đối với nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu
hàng hóa hoặc liên quan đến các hoạt động thƣơng mại quốc tế nhƣ: thủ tục,
các điều kiện thanh toán, điều khoản trong thƣơng mại, các hợp đồng phân
phối và bán hàng đại lý, thủ tục hải quan, đóng gói và vận tải… Đi sâu


10

nghiên cứu về các vấn đề này phải kể đến nghiên cứu International Logistics
(Pierre A David và Richard D Stewart, 2006), nghiên cứu các cơ sở lý luận
logistics và vai trò của hệ thống logistics quốc tế trong quản lý chuỗi cung
ứng toàn cầu, tài liệu International Logistics (Donald F. Wood, Anthony
Barone, Paul Murphy và Daniel L. Wardlow, 2002) còn làm rõ hệ thống
thông tin logistics và kế hoạch hóa việc phân bổ nguồn lực trong logistics.
Môi trƣờng logistics đƣợc đánh giá ngày càng trở nên năng động, phức
tạp và không ổn định. Vòng đời sản phẩm có xu hƣớng ngày một ngắn hơn
và điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên thay đổi. Tất cả các yếu tố này

buộc các công ty phải thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình.
Reverse logistics (Nguyễn Vân Hà, 2010) đã chỉ rõ tầm quan
trọng của logistics thu hồi đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Tác giả đã khẳng định rằng ngày nay, thu hồi hàng hóa là một vấn
đề hiển nhiên của các nhà sản xuất, các trung gian phân phối độc quyền, bán
buôn, bán lẻ truyền thống và bán trực tuyến cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch
vụ logistics. Logistics thu hồi sẽ là một cách để giảm chi phí, tăng doanh thu
và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành đƣợc lợi thế cạnh
tranh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ rõ tỷ lệ thu hồi phụ thuộc
vào từng ngành cũng nhƣ phụ thuộc vào quy trình logistics thu hồi. Tuy
nhiên, tác giả chƣa chỉ ra mức độ tác động của logistics thu hồi đến hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể mà chỉ đƣa ra
minh chứng cho vấn đề này.
Phát triển đến một trình độ cao, thị trƣờng xuất hiện những vấn đề mới,
mà nổi lên đó là sự dƣ thừa về năng lực ở nhiều ngành sản xuất khác nhau
chắc chắn sẽ dẫn đến áp lực cạnh tranh toàn cầu về giá và chi phí sản xuất.
Cạnh tranh về giá cả luôn là một yếu tố tác động mạnh nhất ở tất cả các thị
trƣờng hàng hóa, dịch vụ và các dấu hiệu của nó sẽ trở thành những vấn đề
thậm chí lớn hơn cả “quá trình chuyển sản phẩm thành hàng hóa tiêu dùng”.


11

Mặc dầu việc quản lý logistics và chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề trung
tâm trong vòng hai thập kỷ qua nhƣng sự thừa nhận vấn đề này vẫn còn khá
mới mẻ với các nhà quản lý. Việc quản lý tốt hoạt động logistics đồng nghĩa
với việc khách hàng đƣợc phục vụ một cách hiệu quả và theo đó, chi phí cung
ứng dịch vụ cũng đƣợc tiết giảm.
Global Logistics Management: A Competitive Advantage for the 21st
Century - Quản lý Logistics toàn cầu: Một lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21

(Kent Gourdin, 2006) đã đề cập khá rõ vấn đề quản lý logistics. Đồng thời, tác
giả chỉ ra đặc trƣng mỗi hình thức và các phân đoạn thị trƣờng của logistics,
khám phá các công cụ thích hợp để tiếp cận hiệu quả hoạt động logistics. Bên
cạnh đó còn cung cấp thông tin trong việc kiểm soát hệ thống logistics, tìm
cách để tăng cƣờng hoạt động chuỗi cung ứng nhằm có thể tiết kiệm đƣợc thời
gian một cách tối ƣu.
Các dịch vụ logistics đƣợc đề cập và xem xét một cách toàn diện về sự
phát triển và dƣới giác độ quản lý. Nhìn từ tổng thể nền kinh tế là hệ thống
mạng lƣới dịch vụ cung ứng logistics cho doanh nghiệp, bao gồm cả các dịch
vụ công. Dƣới góc độ một doanh nghiệp đó là việc quản lý, xây dựng chiến
lƣợc và phối hợp giữa hoạt động logistics trong doanh nghiệp và giữa doanh
nghiệp với các doanh nghiệp logistics khác.
Các nghiên cứu: Logistics Engineering & Management (Benjamin S.
Blanchard. Prentice Hall, 2003), đề cập đến các biện pháp nhận biết, duy trì,
phân tích logistics và khả năng hỗ trợ từ đó thiết kế và phát triển hệ thống, các
công đoạn sản xuất, sử dụng, các giai đoạn hỗ trợ ổn định, rút lui và quản lý
logistics. Logistics: Principles and Applications (John Langford, 2006) đề cập
các nguyên tắc và ứng dụng. Integrated Logistics Support Handbook -Liên kết
hỗ trợ trong logistics (James Jones, 2006) chú trọng vào việc thiết kế các
dịch vụ logistics và triển khai, nhận dạng sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất


12

lƣợng, cung cấp các kỹ thuật về chuỗi cung ứng…Tất cả các nghiên cứu này
đều có chung một điểm đến, đó là tập trung vào việc thiết kế xây dựng, duy
trì sự hỗ trợ bền vững của hệ thống logistics.
Mặc dù, có nhiều công trình trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về dịch
vụ logistics, nhƣng đi sâu đến vấn đề tác động của dịch vụ logistics đối với
nâng cao hiệu quả HĐKD của DNMM và cụ thể tại địa bàn Thành phố Đà

Nẵng, tính đến hiện nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào đƣợc
công bố.


13

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA LOGISTICS
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁT QUÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1.1. Khái quát về dịch vụ Logistics
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về logistics, mỗi nhà nghiên cứu ở mỗi
góc độ khác nhau nên đƣa ra các khái niệm cũng có sự khác biệt. Điển hình
nhƣ một số khái niệm dƣới đây:
- Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa K : Logistics là quá trình lập
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lƣu kho những nguyên
vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và
những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi
đƣợc tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của ngƣời tiêu dùng. [4]
- Theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc (2002), Logistics là hoạt động
quản lý quá trình lƣu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lƣu kho, sản xuất
ra sản phẩm cho tới tay ngƣời tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. [15]
- Theo Giáo sƣ ngƣời Anh Martin Christopher thì cho rằng: “Logistics
là quá trình quản trị chiến lƣợc công tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một
công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại
và tƣơng lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”.
- Logistics là quá trình tối ƣu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và

dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu
sản xuất phân phối cho đến tay ngƣời tiêu d ng cuối cùng, thông qua hàng
loạt các hoạt động kinh tế”. [17]


14

Luật thƣơng mại 2005 (thông qua tại k họp thứ 7, Khóa XI, Quốc hội
nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 14/6/2005) có qui định cụ thể khái
niệm dịch vụ logistics. Tại điều 233 – Mục 4 – Chƣơng VI của Luật Thƣơng
mại ngày 14/6/2005, Luật qui định “Dịch vụ logistics là hoạt động thƣơng
mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hƣởng th lao”. [10]
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics –
Những vấn đề cơ bản” (NXB Thống kê năm 2003): “Logistics là quá trình tối
ƣu hoá các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics đƣợc
mô tả là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao
gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi,
thủ tục phân phối, hải quan… Logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều
ngành nghề, công đoạn trong một quy t nh hoàn chỉnh. [16]
Từ các khái niệm trên có thể hiểu Logistics là những dịch vụ liên quan
đến hoạt động đảm bảo tối ƣu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm
từ việc cung ứng đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, đƣợc các doanh nghiệp tự tổ
chức thực hiện hoặc thuê ngoài mà có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của từng doanh nghiệp trên thị trƣờng.
1.1.2 Phân loại dịch vụ Logistics

a. Phân loại dựa trên cơ sở phạm vi doanh nghiệp
 Logistics nội biên (logistics nội bộ)

-Trong dòng chảy của vật tƣ có phân khúc trong nhà máy. Vật tƣ
nguyên liệu đƣợc đƣa từ kho vào nơi sản xuất và chúng đƣợc xử lý trong quá


15

trình sản xuất. Hoạt động này còn đƣợc gọi là logistics sản xuất hay logistics
nội bộ. Đó là một phần của qui trình sản xuất.
- Nhiệm vụ của logistics nội bộ là thiết lập mối quan hệ giữa các bộ
phận sản xuất trong công ty. Do đó, logistics nội bộ phải vận chuyển các
nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến các bộ phận trong qui trình sản xuất.
- Logistics nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với các công ty sản xuất
chế biến. Vai trò của logistics nội bộ đã và sẽ thay đổi bởi nó quyết định lƣợng
tồn kho, tính kịp thời trong sản xuất. Doanh nghiệp phải đảm nhận và hoàn
thiện chu trình logistics nội bộ, doanh nghiệp không thuê ngoài dịch vụ này.
 Logistics ngoại biên (logistics thuê ngoài)

- Logistics ngoại biên là cách thức mà công ty đặt mua nguyên vật liệu
từ các nhà cung ứng đến công ty hoặc nơi sản xuất và cách thức phân phối
hàng hóa đến thị trƣờng.
- Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thƣờng thuê các công ty bên
ngoài chuyên kinh doanh và cung ứng dịch vụ này thực hiện. Logistics ngoại
biên bao gồm logistics đầu vào (Inbound logistics), logistics đầu ra (Outbound
logistics) và logistics thu hồi (Reverse logistics).
o Logistics đầu vào - Inbound logistics: nhiệm vụ là vận chuyển, cung

cấp nguyên vật liệu và các yếu tố cần thiết cho sản xuất từ nhà cung ứng đến

nhà máy hoặc là nơi sản xuất. Logistics đầu vào còn chịu trách nhiệm điều tiết
mối quan hệ giữa công ty và nhà cung ứng nguyên vật liệu.
o Logistics đầu ra - Outbound logistics: vận chuyển, phân phối nguyên

liệu, thành phẩm từ nhà máy đến ngƣời sử dụng. Ngƣời sử dụng ở đây có thể
là các nhà sản xuất, những đại lý, những ngƣời bán lẽ hoặc là ngƣời tiêu
dùng cuối cùng.
Nhiệm vụ của logistics đầu ra còn có trách nhiệm thiết lập mối quan hệ
giữa công ty và khách hàng.


×