Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIA CẦM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MAY MẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.51 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRẦN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
GIA CẦM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MAY MẮN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

TRẦN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
GIA CẦM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MAY MẮN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Thầy MAI HOÀNG GIANG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIA CẦM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MAY
MẮN”, do trần thị thu hiền, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương
Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________________ .
Th.Mai Hoàng Giang,
Người Hướng Dẫn

Ngày…tháng…năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày…tháng…năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên
tôi chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có được
như ngày hôm nay.
Các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TpHCM đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu đó là hành trang hết sức cần thiết để tôi có
thể bước vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm ơn và tôi sẽ

cố gắng phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy. Và đặc biệt
hơn nữa, xin gửi lòng biết ơn đến thầy Mai Hoàng Giang, người đã hướng dẫn tôi thật
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty TNHH Nhà May
Mắn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi những bài học thực tiễn và hoàn thành
bài luận văn này.Xin cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh đã hỗ trợ tôi có cơ hội cọ
sát thực tế, cung cấp cho tôi những thong tin bổ ích trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào và Công ty TNHH Nhà
May Mắn luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 06 /2012
Trần Thị Thu Hiền


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THU HIỀN. Tháng 6 năm 2012 “Nghiên Cứu Hệ Thống Phân
Phối Sản Phẩm Gia Cầm Của Công Ty TNHH Nhà May Mắn”
TRAN THI THU HIEN. JUNNE 2012. “Research On The Distribution
System Of Poultry Products Of Nha May Man Limited Company”
Hệ thống phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa
ra thị trường, quyết định thành bại việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong
thời điểm hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, sẽ có nhiều
cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước bước ra thị trường mới. Nhận thức vấn đề
quan trọng này tôi đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu Hệ Thống Phân Phối Sản Phẩm
Gia Cầm Của Công Ty TNHH Nhà May Mắn.
Quá trình nghiên cứu có những nội dung sau đây:
- Sơ lược tình hình gia cầm tại Việt Nam
- Khái quát tình hình phân phối tại Viet Nam
- Đánh giá tình hình phân phối của công ty.

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty.
- Tìm hiểu thực trạng của công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011:những điểm
mạnh cần phát huy, đồng thời thấy được những tồn tại. Từ đó đưa ra những giải pháp
để hoàn thiện hệ thống phân phối cho công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.4. Cấu trúc luận văn



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà May Mắn.



2.1.1. Giới thiệu chung



2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển




2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh



2.2. Cơ cấu tổ chức



2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban



2.4. Phương châm hoạt động của công ty



2.5. Nguồn nhân lực



2.6. Một số sản phẩm của công ty



2.7. Thị trường tiêu thụ



CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận


10 
10 

3.1.1. Khái niệm về phân phối và hệ thống phân phối

10 

3.1.2. Các thành viên của hệ thống phân phối

10 

3.1.3. Bản chất của hệ thống phân phối

12 

3.1.4. Chức năng của hệ thống phân phối

14 

3.1.5. Tổ chức hoạt động của hệ thống phân phối

15 

3.1.6. Vai trò của hệ thống phân phối

17 
v



3.1.7. Các nhân tô ảnh hưởng đến hệ thống phân phối

18 

3.1.8. Ma trận SWOT

18 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19 

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

19 

3.2.2. Phương pháp chuyên gia

19 

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

19 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21 

4.1. Sơ lược thị trường gia cầm Việt Nam


21 

4.2. Công nghiệp chế biến gia cầm tại Việt Nam

22 

4.3. Khái quát tình hình phân phối tại Việt Nam

23 

4.4. Tổng quan hệ thống phân phối của công ty

24 

4.4.1. Cấu trúc kênh phân phối

24 

4.4.2. Quy mô hệ thống phân phối

26 

4.4.3. Tổ chức nhân sự trong hệ thống phân phối

27 

4.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

29 


4.4.5. Thực trạng các trung gian phân phối

30 

4.4.6. Quy trình phân phối sản phẩm của Cty

34 

4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối

38 

4.5.1. Các nhân tố bên ngoài

38 

4.5.2. Các nhân tố bên trong

41 

4.5.3. Ảnh hưởng của chiến lược 4P đến hoạt động phân phối của công ty

44 

4.6. Đánh giá hoạt động phân phối của công ty

52 

4.6.1. Đánh giá hoạt động trưng bày sản phẩm tại kênh phân phối


52 

4.6.2. Đánh giá hoạt động chiêu thị cổ động tại kênh phân phối

53 

4.6.3. Đánh giá hoạt động vận chuyển hàng hóa của công ty

53 

4.6.4. Những ưu điểm tác động tích cực đến hoạt động phân phối của công ty 53 
4.6.5. Những vấn đề còn tồn tại gây hạn chế hiệu quả hoạt động phân phối của
công ty
4.7. Phân tích cạnh tranh

54 
55 

4.7.1. Đối thủ cạnh tranh trong nghành

55 

4.7.2. Hoạt động của đối thủ cạnh tranh so với Nhà May Mắn
vi

58 


4.7.3.Nhận diện đối thủ tiềm năng


59 

4.8. Ma trận SWOT

60 

4.9. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện HTPP

62 

4.9.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự

62 

4.9.2. Tăng cường hoạt động chiêu thị cổ động

63 

4.9.3. Đẩy mạnh hoạt động phân phối của các trung gian trong HTPP

63 

4.9.4. Hòan thiện Website

64 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

66 


5.1. Kết luận

66 

5.2. Kiến nghị

67 

5.2.1. Đối với công ty

67 

5.2.2 Đối với nhà nước

67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69 

PHỤ LỤC 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương


BGĐ

Ban giám đốc

Cty

Tông ty

DN

Doanh nghiệp



Giám đốc

HĐTC

Hoạt động tài chính

HTPP

Hệ thống phân phối

NNPTNT

Nông nghiệp phát triễn nông thôn

NTD


Người tiêu dùng

P

Phường

Q

Quận

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TGPP

Trung gian phân phối

TGTM

trung gian thương mại

TNBQ

Thu nhập bình quân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TX

Thị xã

VSATTP

vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguồn Nhân Lực Của Công Ty TNHH Nhà May Mắn



Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty



Bảng 4.1. Các Tỉnh, Thành trong Hệ Thống Phân Phối

27 

Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2010- 2011.

29 
Bảng 4.3. Tỷ Trọng Từng Kênh Qua Hai Năm 2010- 2011

31 

Bảng 4.4. Doanh Thu Bán Hàng qua Các Kênh Phân Phối

31 

Bảng 4.5. Tỷ Lệ Lạm Phát Của Việt Nam Qua Các Năm 2009 – 2011

38 

Bảng 4.6. Thống Kê Thu Nhập Bình Quân (TNBQ) của người lao động tại công ty qua
các năm 2009- 2011:

43 

Bảng 4.7. Bảng Giá Một Số Sản Phẩm Của Công Ty (xem phụ lục 2)

47 

Bảng 4.8. Giá So Sánh Một Vài Sản Phẩm Của Công Ty Với Một Số Đối Thủ

48 

Bảng 4.9. Số Lượng Trung Gian Phân Phối Của Công Ty Trong 2 Năm 2010- 2011 49 
Bảng 4.10. So Sánh Cty TNHH Nhà May Mắn Với Các Đối Thủ Cạnh Tranh

58 


Bảng 4.11. Ma trận SWOT

60 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH Nhà May Mắn



Hình 3.1. Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh

11 

Hình 3.2. Trung Gian Phân Phối Giúp Giảm Số Lượng Giao Dịch

13 

Hình 3.3. Kênh Truyền Thống Trong Thị Trường Hàng Hóa Tiêu Dùng

16 

Hình.3.4. Vị Trí Phân Phối

17 


Hình 4.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Công Ty

25 

Hình 4.2. Qui Trình Đặt và Giao Hàng Trong Hoạt Động Phân Phối

35 

Hình 4.3. Sơ Đồ Dòng Thông Tin Trong Hoạt Động Phân Phối Của Công Ty

37 

Hình 4.4. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Phục Vụ

44 

Hình 4.5. Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng SP

46 

Hình 4.6. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Giá Sản Phẩm48 
Hình 4.7. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Đáp ứng Của
Các Kênh Phân Phối

50 

Hình 4.8. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Hình Thức
Khuyến Mãi

51 


Hình 4.9. Sự Lựa Chọn Hình Thức Khuyến Mãi

52 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng
Phụ lục 2. Bảng giá một số sản phẩm của công ty
Phụ lục 3. Danh sách các hệ thống cửa hàng của công ty
Phụ lục 4. Danh sách các hệ thống cửa hàng bình ổn giá
Phụ lục 5. Hình ảnh một số sản phẩm của công ty

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hội nhập phát triễn kinh tế toàn cầu hiện nay, các công ty cũng
như các đơn vị sản xuất kinh doanh, muốn tồn tại và phát triễn cần phải có những
chiến lược kinh doanh cụ thể, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Do đó,
các doanh nghiệp phải biết khai thác tối đa những lợi thế về tài chính, nhân sự, công
nghệ…
Khi sản phẩm được làm ra thì mong muốn hàng đầu của doanh nghiệp là làm
sao để mang chúng đến với người tiêu dùng, được sự tin dùng và hài lòng của mọi
người bên cạnh đó là thu về lợi nhuận.Nhưng làm sao để khách hàng biết đến và sử

dụng hàng hoá của nhà sản xuất? Đây là nhiệm vụ quan trọng của HTPP.
Xã hội phát triển và đời sống người dân càng được nâng cao thì xu hướng tiêu
dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm chất lượng an toàn. Đáp ứng những tiêu chuẩn
của thị trường hiện nay,Công ty TNHH Nhà May Mắn, là một trong những doanh
nghiệp có uy tín về lĩnh vực thực phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, đơn
vị bình ổn giá cả thị trường, chú trọng đến sự phát triển bền vững lâu dài và chiếm lĩnh
vị trí hàng đầu trên thị trường thực phẩm gia cầm khu vực miền nam. Như chúng ta
biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và cạnh tranh được thì cần thiết phải
làm song song hai việc, vừa cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm vừa
phải đầu tư xây dựng và hoàn thiện HTPP.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phân phối trong thực tiễn hiện nay
đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại, được
sự đồng ý của khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm, được sự giúp đỡ hỗ trợ của Công ty
TNHH Nhà May Mắn, và sự hướng dẫn của thầy Mai Hoàng Giang, tôi thực hiện đề
1


tài: ”Nghiên Cứu Hệ Thống Phân Phối sản phẩm gia cầm của Công ty TNHH Nhà
May Mắn” . Đề tài nhằm tìm hiểu những thành công của công ty và những hạn chế cần
khắc phục đồng thời qua việc nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục hạn
chế đó.
Trong quá trình nghiên cứu do trình độ và thời gian có hạn, đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình hệ thống phân phối các sản phẩm gia cầm tại công ty. Từ đó
thấy được tầm quan trọng của HTPP đối với doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những đề
xuất để hoàn thiện, mở rộng, phát triển hệ thống phân phối của công ty TNHH Nhà
May Mắn.

Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu về công nghiệp chế biến gia cầm tại Việt Nam và tình hình phân
phối sản phẩm của công ty.
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HTPP
Xây dựng ma trận SWOT: Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội đe dọa của
công ty; Khai thác cơ hội bằng điểm mạnh; Khắc phục điểm yếu để nắm lấy cơ hội;
Dùng điểm mạnh vượt qua đe dọa; Phòng thủ đe dọa tối thiểu.
Nghiên cứu tổ chức và hoạt động PP của công ty để thấy được những ưu và
khuyết điểm trong HTPP.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của
công ty.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: việc nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Nhà
May Mắn.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và trình bày sơ
lược về sản phẩm.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề cập đến một số vấn đề lý luận có liên quan và phương pháp nghiên cứu làm
cơ sở phân tích HHPP của công ty.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu thực trạng về công nghiệp chế biến gia cầm tại Việt Nam, và thực
trạng phân phối trên thị trường Việt Nam. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động phân phối, đánh giá hoạt
động phân phối của công ty. Sử dụng ma trận SWOT để xác định những mặt mạnh,
mặt yếu, đe dọa, thách thức ảnh hưởng tới hoạt động phân phối. Từ đó đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số đề nghị đối với các đối
tượng liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nhà May Mắn.
2.1.1. Giới thiệu chung
● Tên doanh nghiệp

: Công ty TNHH Nhà May Mắn

● Ngày thành lập

: 16/12/2005

● Điện thoại

: 08.3894.2508 – 3921.2036


●Văn phòng giao dịch : 51/8 Trần Bình Trọng, P.5, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
● Email
● Fax

:
: 08.3916.5288

● Website: www.nhamayman.com.vn
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nhà May Mắn được cấp GPKD ngày 16/12/2005, đi vào hoạt
động từ năm 2006. Với vốn kinh doanh là 5tỷ đồng.Trụ sở chính tại 51/8 Trần Bình
Trọng, P.5, Q. Bình Thạnh, TP-HCM.
Qua một năm hoạt động, doanh nghiệp Nhà May mắn đã tạo được uy tín với
các đối tác là doanh nghiệp, cơ quan, các đơn vị quản lý nhà nước và khách hàng tiêu
thụ sản phẩm.
Công ty không ngừng đầu tư và cải tiến qui trình sản xuất giết mổ gia cầm chủ
yếu là thịt gà tươi. Để có được nguồn nguyên liệu đạt chất lượng trước khi đưa vào
giết mổ, BGĐ công ty luôn chú trọng củng cố và phát triển hệ thống chuồng trại chăn
nuôi. Hiện tại công ty Nhà May Mắn có 3 trang trại chăn nuôi rộng lớn ở các tỉnh :
Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh đã trở thành xu thế tất yếu và là
vấn đề cực kỳ quan trọng có tính chất sống còn đối với mọi doanh nghiệp, việc cải tiến
chất lượng mẫu mã sản phẩm, hạ chi phí giá thành, giảm giá cả thị trường, chất lượng
4


dịch vụ là những yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Hiểu sâu sắc điều đó, công ty TNHH Nhà May Mắn, một doanh nghiệp tuy
còn non trẻ, song đã tạo được những bước đi vững chắc để chiếm lĩnh một phần thị

trường gia cầm tươi sống ở TP- HCM và các tỉnh thành lân cận.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Mua bán thực phẩm tươi sống- chế biến, thịt gia súc -gia cầm, hàng nông- thủy
sản (không mua bán nông sản tại trụ sở), hàng trang trí nội thất, hàng kim khí điện
máy, phế liệu (không mua bán phế liệu tại trụ sở). Gia công giết mổ thịt gia súc-gia
cầm (không hoạt động tại trụ sở). Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô. Dịch vụ
giao nhận hàng hóa. Cho thuê xe ô tô. Mua bán xe ô tô du lịch, ô tô tải, xe chuyên
dùng, phụ tùng xe ô tô. San lấp mặt bằng. Xây dựng công trình dân dụng-công nghiệp.
Sửa chữa nhà. Trang trí nội thất.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TNHH Nhà May Mắn
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
Nhân
Sự và
Hành
Chính

Phòng
Tài
ChínhKế
Toán

Phòng
Kế
Hoạch
– Kinh

Doanh

Quản lý
Xưởng

Trưởng
Bộ Phận
GiaoNhận
Hàng

Nguồn: Phòng nhân sự và hành chính
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Văn phòng công ty:
Văn phòng công ty có chức năng giao dịch, lưu trữ hồ sơ, quản lý công nợ, đặt và
nhận đơn đặt hàng sau đó liên hệ với kho để giao hàng, giúp giám đốc quản lý, điều
5


hành trong các lĩnh vực: thông tin, hành chính, quản trị, tổ chức nhân sự tiền lương,
thanh tra pháp chế. Kế toán được giao cho công ty kiểm toán chuyên trách, công ty
chịu trách nhiện giám sát.
Tổng giám đốc: phụ trách chung- trực tiếp chỉ đạo các phòng: Nhân sự- Hành
chính, Tài chính, Kế toán- Kinh doanh.
Phó giám đốc: thay mặt cho Tổng giám đốc giải quyết công việc khi Tổng giám
đốc đi vắng. Giúp cho Tổng giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật. Giao nhiệm vụ trực tiếp
chỉ đạo quản lý xưởng, bộ phận giao hàng.
Phòng nhân sự- Hành chính:
Công tác nhân sự:
Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trên lĩnh vực quản lý, sắp xếp bộ máy,
công tác nhân sự toàn Công ty.

Xây dựng thực hiện các định mức lao động, kế hoạch tiền lương, phương pháp
phân phối tiền lương và tiền thưởng trong nội bộ đơn vị.
Thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động, các chính sách về xã
hội có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Tổ chức thực hiện công tác đào tạo và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của
sản phẩm kinh doanh theo kế hoạch thống nhất của công ty.
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ lao động, công tác đào tạo, chế độ tiền lương,
nâng bậc cho người lao động.
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo về tổ chức lao động kịp thời cho lãnh đạo
Công ty và các đơn vị quản lý chức năng.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn Châu
Âu.
Công tác hành chính quản trị:
Theo dõi, kiểm tra thực hiện Nội quy và Quy chế của công ty quy định.
Kiểm tra và giám sát lao động ở tại khu vực tập thể Công ty quản lý.
Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh toán, thủ tục hành chính về thực hiện
qui định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phối hợp với các phòng chức năng để quản lý tốt tài sản, phương tiện và dụng
cụ phục vụ trong toàn công ty.
6


Phòng tài chính- kế toán:
Công tác tổ chức vốn: Cân đối và sử dụng hợp lý nguồn vốn kinh doanh.
Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để lập các kế hoạch tài chính
tương ứng. Tham mưu, đề xuất việc phân phối lợi nhuận.
Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu Kế toán – Thống kê đúng theo quy định của Nhà
nước.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh:
Hoạch định, xây dựng kế hoạch, triển khai phương án SXKD, các dự án SXKD,

các dự án hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết. Theo dõi báo cáo kết quả tiến độ hực
hiện kế hoạch hàn quý, năm, xây dựng giá thành sản xuất, tính toán hiệu quả từng mạt
hang sản xuất – kinh doanh.
Tham mưu kí kết các hợp đồng kinh tế trong nước, theo dõi thúc đẩy tiến độ
thực hiện hợp đồng.
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện và báo cáo tổng hợp, có đánh giá, nhận xét, kiến
nghị tình hình SXKD hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất.
Tổ chức đầy đủ các chương trình quản lý chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu theo
chức năng nhiệm vụ công ty quy định.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nắm bắt tình hình thị trường nội địa, nhu cầu, thị
hiếu khách hang để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Tìm kiếm thị trường
ngoài tỉnh, cũng cố và mở rộng thị trường trong tỉnh (thành phố), phát triễn mạnh các
hình thức TGPP, ký gửi hàng hóa.
Điều phối công tác quản lý hàng hóa thành phẩm.
Trực tiếp quản lý các hoạt động tại chi nhánh TP.HCM liên quan đến các lĩnh
vực kinh doanh của Công ty.
Tìm hiểu sản phẩm của các đối thủ, trên cơ sở đố so sánh điểm mạnh, điểm yếu
với sản phẩm Công ty mình.
Xưởng và kho đông lạnh:
Xưởng là nơi sơ chế và đóng gói bao bì đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.
Vì tính chất của sản phẩm nên cần có kho đông lạnh để dự trữ và bảo quản tốt cho sản
phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng mọi lúc và để tăng uy tín cũng như lợi
thế cạnh tranh của Công ty.
7


Bộ phận nhận và giao hàng:
Bộ phận này sẽ nhận đơn đặt hàng từ văn phòng và có nhiệm vụ vận chuyển,
phân phối sản phẩm đúng hẹn mọi lúc mọi nơi. Đội giao hàng được bố trí các xe tải để
chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm.

2.4. Phương châm hoạt động của công ty
- Phương châm hoạt động của công ty luôn là: cố gắng đem đến nguồn thực
phẩm sạch, an toàn chất lượng, uy tín và lợi ích chung cho mọi người, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống cộng đồng, đem lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người, mọi
nhà.
- Công ty luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của quý khách hàng để xây dựng sản
phẩm ngày càng tốt hơn và tạo dựng uy tín rộng lớn.
- Củng cố và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nu cầu
ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
- Chấp nhận cạnh tranh bằng chính năng lực của mình
- Mở rộng mạng lưới phân phối.
2.5. Nguồn nhân lực
Bảng 2.1. Nguồn Nhân Lực Của Công Ty TNHH Nhà May Mắn

Diễn giải

Đại học,
trên đại
học
lý 2

Khối
quản
chung
Giám đốc
Phó giám đốc
Hành chánh.nhân
sự
Tài chính-kế toán
Phòng KD

Kỹ thuật sản xuất
Bô phận trực tiếp
sản xuất
Tổng cộng

1
1
3
2
1
1

11

Trung
học
chuyên
nghiệp
3

Cao
đẳng
5

1

1

2
2


1
3
2

10

Công
nhân

Tổng
10
1
1
5

10

200

5
6
3
200

200

231

Nguồn : Phòng hành chính- nhân sự

8


2.6. Một số sản phẩm của công ty
Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty
Stt

Tên sản phẩm

Stt

Tên sản phẩm

bọng gà

9

chân gà

2

gà nguyên con

10

đùi tỏi

3

cánh gà


11

cánh gà

4

ức gà

12

phi lê không da

5

đùi ¼

13

má đùi

6

xương gà

14

đầu gà

7


phi lê có da

15

gà cúng

8

tim gà

1

Nguồn: phòng kế hoạch và kinh doanh
2.7. Thị trường tiêu thụ
Khu vực tiêu thụ lớn nhất là Tp. HCM. Đây là thị trường tiềm năng với số đông
người thu nhập cao và nhu cầu sử dụng những sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh an
toàn là rất lớn.Ngoài ra, công ty cũng tăng cường mở rộng mạng lưới tại các tỉnh thành
lân cận như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Đây là thị trường tiềm năng trong
tương lai.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm về phân phối và hệ thống phân phối
Phân phối được hiểu là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành

và vận chuyển các hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt
hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu. Phân phối bao gồm toàn bộ các quá trình hoạt
động theo thời gian và không gian từ lúc kết thúc sản xuất đến lúc khách hàng cuối
cùng nhận được sản phẩm tiêu dùng.
Cấu trúc chính của hoạt động phân phối là hệ thống các kênh phân phối, những
trung gian phân phối và các hoạt động tổ chức điều hành như xác định vai trò trách
nhiệm của cơ cấu, mối quan hệ thông tin và mối quan hệ lợi ích.
Theo quan điểm tổng quát thì HTPP là một tập hợp các doanh nghiệp và cá
nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản
xuất tới người tiêu dùng, nói cách khác, đây là một tổ chức và cá nhân thực hiện các
hoạt động làm cho các sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hay sử
dụng công nghiệp để họ có thể mua và sử dụng. Các HTPP tạo nên dòng chảy từ người
sản xuất qua hoặc không qua trung gian tới tay người tiêu dùng.
3.1.2. Các thành viên của hệ thống phân phối
Các thành viên tham gia trong hệ thống kênh phân phối được là các thành viên
chính thức và các tổ chức bổ trợ. Các thành viên và tổ chức này sẽ thực hiện chức năng
phân phối sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Phân loại những người tham gia kênh.
a) Các thành viên của hệ thống phân phối
Có 3 loại thành viên cơ bản là:
- Người sản xuất
10


- Người trung gian
- Người tiêu dùng cuối cùng
Hình 3.1. Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh
Tất cả những người
tham gia vào kênh
Có thực hiện đàm phán


Không tham gia đàm phán

Thành viên của
kênh Marketing

Nhà
SX

Nhà
BB

Nhà
BL

Các tổ chức bổ trợ

Người
TDCC

CT
vận
tải

CT
kho
hàng

CT
tài

chính

CT
bảo
hiểm

CT
NCTT

Nguồn: TS. Trương Đình Chiến, “Quản Trị Kênh Phân Phối (Kênh
marketing)”, Nxb Thống kê Hà Nội – 2004, trang 44
Người trung gian được chia thành hai cấp độ là trung gian bán buôn và trung
gian bán lẻ.
- Người sản xuất: Người sản xuất bao gồm rất nhiều loại ngành nghề kinh
doanh Công nghiệp, Nông nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ…các ngành nghề khác
nhau nhưng đều có một điểm chung là cùng tồn tại để đưa ra những sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của thị trường. Người sản xuất luôn phải tìm ra những thị trường để tiêu
thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên phần lớn các công ty không ở trong tình trạng thuận
lợi để phân phối sản phẩm của mình ra thị trường, vì họ sẽ gặp nhiều trở cản của đối
thủ cạnh tranh,....
- Trung gian bán buôn: bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng
hóa để bán cho những người bán lại hoặc sử dụng như những người bán lẻ. Các loại
hình bán buôn được đưa ra bởi “niên giám thống kê về bán buôn” được xuất bản bởi
phòng thương mại Mỹ 5 năm một lần, đã chia thành ba loại chính: Bán buôn hàng hóa.
11


Đại lý, môi giới và bán buôn hàng hóa ăn hoa hồng; Chi nhánh và đại diện bán của
người sản xuất.
- Trung gian thương mại bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp kinh

doanh bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình và các dịch vụ cho thuê bổ
trợ cho việc bán hàng hóa. Có 3 loại hình bán lẻ: Các nhà bán lẻ tự phục vụ cung cấp
rất ít dịch vụ. Các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế, chỉ cung cấp một số ít dịch vụ.
Các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ với nhiều loại dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp
cho khách hàng và với giá bán cao.
- Người tiêu dùng cuối cùng: bao gồm người tiêu dùng cá nhân, người sử dụng
công nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp. Người tiêu dùng cuối cùng là mục tiêu của tất
cả các hệ thống thương mại.
b) Các tổ chức bổ trợ
Các tổ chức bổ trợ là các tổ chức tham gia vào kênh bằng cách thực hiện các
chức năng khác giúp cho quá trình phân phối dễ dàng và hiệu quả hơn. Xã hội càng
phát triển thì các tổ chức bổ trợ càng nhiều.
Các tổ chức bổ trợ bao gồm các công ty kinh doanh trợ giúp cho việc thực hiện
các công việc phân phối khác ngoài mua, bán và chuyển quyền sở hữu. Sau đây là các
tổ chức bổ trợ phổ cập nhất cho hoạt động của kênh: Các tổ chức vận tải, các công ty
kho hàng, các đại lý quảng cáo, các tổ chức tài chính, các tổ chức bảo hiểm, các công
ty nghiên cứu thị trường.
3.1.3. Bản chất của hệ thống phân phối
Bản chất của hệ thống phân phối là một hệ thống trung gian mà qua hệ thống
này người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thỏa mãn và có lợi hơn trong việc
thực hiện bán và mua sản phẩm.
Theo Philip kotler và Gary Armstrong, bản chất của hệ thống phân phối là tập
hợp những tổ chức liên thuộc có liên quan đến tiến trình làm cho một sản phẩm hay
dịch vụ có sẵn cho khách tiêu dùng hay khách doanh thương sử dụng hay tiêu thụ.
- Người sản xuất chấp nhận từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm,
tránh được áp lực về tài chính khi tiến hành phân phối trực tiếp. Họ có điều kiện tập
trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư cho mạng lưới bán hàng
trực tiếp.
12



- Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, chuyên môn hóa, các TGTM sẽ thực hiện
tốt công tác phân phối hơn là công ty tự làm lấy.
Việc sử dụng các trung gian phân phối sẽ làm giảm số lượng giao dịch của
HTPP, thể hiện rõ trong sơ đồ sau:
Hình 3.2. Trung Gian Phân Phối Giúp Giảm Số Lượng Giao Dịch

SX

TD

SX

SX

TD

SX

SX

TD

SX

A. Số lượng tiếp xúc không có
NPP

= Nhà SX


TD

PP

TD
B. Số lượng tiếp xúc có NPP

MxC=3x3=9

SX

TD

M+C=3+3=6

PP

= Nhà PP

TD

Người tiêu dùng

Nguồn: Philip Kotler và Gary Armstrong, 2004. Những nguyên lý tiếp thị,
NXB Thống kê Hà Nội
Trong hình 3.2 Trên, chúng ta thấy phần A trình bày ba nhà sản xuất, mỗi nhà
đều tiếp xúc trực tiếp với ba người tiêu dùng. Hệ thống này đòi hỏi phải có chín tiếp
xúc khác nhau. Trong phần B trình bày ba nhà sản xuất thông qua một nhà phân phối,
người sẽ tiếp xúc trực tiếp với cả ba khách hàng. Hệ thống này chỉ cần sáu tiếp xúc.
Bằng cách này các trung gian giúp giảm bớt khối lượng công việc phải làm cho người

sản xuất lẫn người tiêu dùng.

13


×