Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÀ B’LAO THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

TRẦN THIÊN VĂN

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU TRÀ B’LAO THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH
LÂM ĐỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Quá Trình
Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu Trà B’Lao Thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm
Đồng” do TRẦN THIÊN VĂN, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Ts. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn

________________________
Ngày


tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

 
 
 
 

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn như ngày hôm nay, đó không chỉ là sự cố gắng
của riêng tôi mà còn là của những người đang bên cạnh tôi. Lời cảm ơn chân thành
đầu tiên tôi xin gửi đến ba mẹ, các anh chị là người luôn ở bên tôi chăm lo, động viên,

khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành để có được như ngày nay.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và đó sẽ là
hành trang giúp tôi bước vào đời một cách vững chắc hơn.
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông đã hướng dẫn tôi rất
tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn đến chú Triêm và toàn thể nhân viên phòng Kinh tế, phòng Thống kê
UBND Thành phố Bảo Lộc. Đặc biệt, cảm ơn anh Công, anh Chiến, chị Toàn, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi, thực tập, làm việc để hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã bên
cạnh tôi trong suốt quãng đời của sinh viên, đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn
tốt đẹp nhất thời sinh viên.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người sức khỏe thật dồi dào, luôn thành công
và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp Hồ Chí Minh, Tháng 06/2012
TRẦN THIÊN VĂN

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THIÊN VĂN. Tháng 6 năm 2012. “Nghiên Cứu Quá Trình Xây
Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Trà B’Lao Thành Phố Bảo Lộc Tỉnh Lâm
Đồng”.
TRAN THIEN VAN. June 2012. “Research On The Process of Building up
B’Lao Tea Brand in Bao Loc City Lam Dong Province”.
Khóa Luận tìm hiểu về thực trạng ngành sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và
Việt Nam; thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chè

trên địa bàn thành phố Bảo Lộc. Từ đó, đề tài có cái nhìn tổng quan về hoạt động sản
xuất chè; Đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng thương hiệu, NHCN Trà B’Lao và
phân tích quá trình trình xây dựng thương hiệu trà B’Lao trong thời gian qua. Từ đó,
khóa luận tìm ra những thành công, hạn chế và kế hoạch phát triển thương hiệu Trà
B’Lao trong thời gian tới, thông qua các công cụ phân tích: ma trận SWOT, ma trận
EFE, IFE, IE.
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động phát triển thương hiệu Trà
B’lao thành phố Bảo Lộc. Tôi nhận thấy thương hiệu Trà B’Lao đã được hình thành và
nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao đã được xây dựng. Ngoài ra, các cơ sở, doanh nghiệp
chè Bảo Lộc có những đặc điểm riêng và có những thế mạnh đặc trưng của vùng. Vấn
đề đặt ra, thương hiệu Trà B’Lao cần có những hành động thúc đẩy phát triển hơn nữa
trong thời gian tới.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển thương hiệu B’Lao trong giai đoạn tới.

 
 


 

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xiii

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian


2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

3

2.1. Tổng quan về địa bàn Bảo Lộc

3

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

3

2.1.2. Kinh tế - Xã hội

6

2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông

8

2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Thế giới

9


2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam

9

2.3. Lịch sử hình thành và phát triển cây chè tại Bảo Lộc

12

2.4. Tổng quan về nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao

13

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Khái niệm thương hệu

15

3.1.2. Lợi ích của thương hiệu

15

3.1.3. Phân loại thương hiệu

16


3.1.4. Quy trình xây dựng thương hiệu

18

3.1.5. Định vị thương hiệu

21
v

 

9


 

3.1.6. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

22

3.1.7. Công cụ phân tích phân tích chiến lược phát triển thương hiệu

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


27

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn thành phố Bảo Lộc

29
29

4.1.1. Vùng nguyên liệu

29

4.1.2. Nhân lực

32

4.1.3. Tình trạng thiết bị - công nghệ chế biến

32

4.1.4. Loại hình doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư.

34

4.1.5. Giá bán, sản lượng, doanh thu sản xuất


35

4.1.6. Thị trường tiêu thụ

36

4.1.7. Quản lý chất lượng sản phẩm

38

4.1.8. Đặc điểm hoạt động quảng bá thương hiệu các Cơ sở, DN chè Bảo Lộc

39

4.2. Đối thủ cạnh tranh

41

4.2. Trong nước

42

4.2. Thế giới

43 

4.3. Phân tích hoạt động xây dựng thương hiệu Trà B’Lao

43


4.3.1. Hoạt động triển khai NHCN chè B’Lao TP Bảo Lộc

43

4.3.2 Kết quả thực hiện

49

4.4. Hoạt động phát triển thương hiệu Trà B’Lao

53

4.4.1. Hoạt động khi chưa xây dựng NHCN Trà B’Lao

53 

4.4.2. Khi đã xây dựng NHCN Trà B’Lao

57

4.4.3. Kết quả đạt được từ các kỳ lễ hội văn hóa Trà

54

4.4.3. Các hoạt động trong thời gian tới

56

4.5. Phân tích sự thành công, hạn chế trong xây dựng và phát triển thương hiệu Trà

B’Lao

57

4.5.1. Thành công

57

4.5.2. Hạn chế

58

4.5.3. Khó khăn

59
vi

 


 

4.6. Phân tích ma trận trong phát triển thương hiệu

59

4.6.1. Phân tích ma trận SWOT dưới góc độ Các cơ sở, doanh nghiệp Trà

59


4.6.2. Phân tích Bên trong – Bên ngoài (IE)

60

4.7. Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu Chè Bảo Lộc

63

4.7.1. Giải pháp 1: Quy hoạch, ký kết hợp đồng vùng nguyên liệu chất lượng cao
giữa doanh nghiệp và nông dân

63

4.7.2. Giải pháp 2: Xây dựng website riêng cho sản phẩm chè Bảo Lộc

65

4.7.3. Giải pháp 3: Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Trà B’Lao

66

4.7.4. Giải pháp 4: Xây dựng trung tâm thương mại và triển lãm chè TP. Bảo Lộc 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69


5.2.1. Cơ quan chính quyền tỉnh và địa phương

69

5.2.2. Các cơ sở, doanh nghiệp chè

69

5.2.3. Nông dân

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

 

 

vii
 

68


 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
B’Lao

Tên Gọi Trước Kia Của Bảo Lộc

CP

Cổ Phần

DN

Doanh Nghiệp

DNTN

Doanh Nghiệp Tư Nhân

ĐK

Đăng Ký

EFE

External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi)

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội


GAP

Tiêu Chuẩn Chất Lượng EUREP GAP (thực hành canh tác tốt)

HACCP

Tiêu Chuẩn Chất Lượng Phân Tích Mối Nguy và Điểm Kiểm

Soát
Tới Hạn
HCM

Hồ Chí Minh

IFE

Interal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)

ISO

International Standards Organization (Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu
Chuẩn Hoá)

KĐ&CN

Kiểm Định và Chứng Nhận

KH&CN

Khoa Học và Công Nghệ


KTXH

Kinh Tế Xã Hội

NHCN

Nhãn Hiệu Chứng Nhận

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP

Thành Phố

PTTH

Phân Tích Tổng Hợp

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Gới (World Trade Organization)

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

viii
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn TP Bảo Lộc Năm 2010

5

Bảng 2.2: Diện Tích và Dân Số Thành phố Bảo Lộc Giai Đoạn 2005 – 2010

6

Bảng 2.3: Tình Hình Kinh Tế Thành phố Bảo Lộc Giai Đoạn 2009-2011

8

Bảng 3.1: Phân Biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu

23

Bảng 4.2: Sản Lượng Chè Chế Biến Qua Các Năm


31

Bảng 4.3: Giá bán bình quân các loại chè trên địa bàn TP bảo Lộc

35

Bảng 4.4: Tình Hình Doanh Thu Từ Hoạt Động Sản Xuất Chè

35

Bảng 4.5: Phân Bố Chi Phí Thực Hiện Dự Án

45

Bảng 4.6 : Danh Sách Sản Phẩm Đạt Tiêu Chuẩn NHCN Trà B’Lao

50

Bảng 4.8: Ma Trận SWOT

60

Bảng 4.9: Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE)

61

Bảng 4.10: Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (EFE)

62


Bảng 4.11: Kinh Phí Dự Trù Thực Hiện Giải Pháp 1

65

Bảng 4.12: Kinh Phí Dự Trù Thực Hiện Giải Pháp 2

66

Bảng 4.11: Chi Phí Dự Kiến Thực Hiện Giải Pháp 3

66

Bảng 4.13: Chi Phí Dự Kiến Thực Hiện Giải Pháp 4

67

ix
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản Đồ Thành phố Bảo Lộc

3

Hình 2.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Theo Ngành TP Bảo Lộc

7


Hình 2.3: Diện Tích Các Vùng Sản Xuất ở Việt Nam

10

Hình 2.4: Sản Lượng và Xuất Khẩu Chè Việt Nam

11

Hình 2.5: Thị Trường Xuất Khẩu của Việt Nam 2010

11

Hình 2.6: Nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao

13

Hình 3.1: Sơ Đồ các Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu

21

Hình 3.2: Mô Hình Ma Trận Bên Trong - Bên Ngoài (IE)

26

Hình 3.3: Sơ Đồ Nghiên Cứu

28

Hình 4.1: Tỷ Lệ Hình Thức Sử Dụng Nguyên Liệu


29

Hình 4.2: Xu Hướng Thay Đổi Diện Tích Đất Trồng Chè Qua Các Năm

31

Hình 4.3: Tình Hình Sử Dụng Lao Động tại Các Cơ Sở, DN Chè

32

Hình 4.4: Công Suất Huy Động Thực Tế của Máy Móc Thiết Bị

33

Hình 4.5: Tình Hình Dây Chuyền Công Nghệ

33

Hình 4.6: Cơ Cấu Cơ Sở, Doanh Nghiệp Sản Xuất Chè

34

Hình 4.7: Tỷ Lệ Sản Lượng và Doanh Thu giữa Khối DN và Cơ Sở Cá Thể

36

Hình 4.8 :Tỷ Lệ Sản Lượng Các Loại Chè Trên Địa Bàn TP Bảo Lộc

36


Hình 4.9: Hình Thức Tiêu Thụ Các Cơ Sở, Doanh Nghiệp Chè

37

Hình 4.10: Số Lượng Các Doanh Nghiệp Thực Hiện Cung Ứng Chè qua Siêu Thị Và
Xuất Khẩu

38

Hình 4.11: Tình Hình Quản Lý Chất Lượng Sản Phẩm

38

Hình 4.12: Tỉ Lệ Cơ Sở, DN Thực Hiện Công Tác Tiếp Thị

39

Hình 4.13: Biểu đồ Tỷ Lệ Các Cơ Sở, Doanh Nghiệp có Website Riêng

40

Hinh 4.14: Tình Hình Xây Dựng Thương Hiệu Chè TP Bảo Lộc Tính Đến 2011

40

Hình 4.15: Tem NHCN Trà B’Lao

47


Hình 4.16 : Mô Hình Thí Điểm Quản Lý Và Phát Triển NHCN Trà B’Lao

48

Hình 4.17: Tỷ lệ Đơn Vị Đạt Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

49

x
 


 

Hình 4.18: Diện tích Vùng Nguyên Liệu Các Cơ Sở Và Công Ty Chè Đạt NHCN Trà
B’Lao

50

Hình 4.19: Sản Lượng Chế Biến Chè Theo Kế Hoạch và Thực Tế của Các Đơn Vị
Năm 2011

51

Hình 4.20: Bảng Hiệu Quảng Bá NHCN Trà B’Lao

56

Hình 4.21: Mô Hình Ma Trân Bên Trong - Bên Ngoài (IE)


63

Hình 4.22: Kết Hợp Giữa Phòng Kinh Tế, Doanh Nghiệp Và Nông Dân

64

xi
 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Hình Ảnh Vườn Chè Bảo Lộc
Phụ Lục 2: Hình Ảnh Một Số Logo và Website Của Các Cơ Sở, DN chè
Phụ Lục 3: Sản Phẩm Chè Bảo Lộc
Phụ Lục 4: Phong Tục Uống Trà, Tách, ấm Trà
Phụ Lục 5: Hình Ảnh Lễ Hội Trà 2011
Phụ Lục 6: Quy Chế Cấp Quyền Sử Dụng NHCN Trà B’Lao
Phụ Lục 7: Quy Định Về Sử Dụng Và Quản Lý Tem, NHCN Trà B’Lao
Phụ Lục 8: Quy Trình Sử Lý Vi Phạm NHCN Trà B’Lao

xii
 

 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Thời gian qua, cùng với sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vấn
đề thương hiệu ngày càng trở nên bức thiết và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triền của một sản phẩm. Thương hiệu mạnh đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú trọng việc xây
dựng và phát triển thương hiệu. Vì thế, để xây dựng thương hiệu và làm thế nào để
phát triển thương hiệu thành một thương hiệu mạnh là vấn đề cần được chú ý.
Trong quá trình phát triển kinh doanh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham
gia vào thị trường. Với sản lượng rất lớn và gần như không khác biệt về sản phẩm, khi
đó điểm phân biệt giữa các doanh nghiệp dần thuộc vào uy tín và thương hiệu của sản
phẩm.
Chè là sản phẩm đặc trưng của Bảo Lộc và tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, vẫn có
nhiều người tiêu dùng chưa thực sự quen thuộc với thương hiệu chè Bảo Lộc. Họ còn
có thể bị ảnh hưởng bởi những thương hiệu chè khác như chè Thái Nguyên, chè Yên
Bái, … Vì vậy làm thế nào nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thương hiệu để
các doanh nghiệp chè tự bảo vệ mình trong tiến trình hội nhập kinh tế? Làm thế nào
xây dựng được một thương hiệu chè bền vững cho thành phố Bảo Lộc? Là những câu
hỏi cho thấy.
Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với chè Bảo
Lộc. Để nghiên cứu nhiều hơn về lĩnh vực này, tôi thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Quá
Trình Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu Chè B’Lao thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm
Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


 

- Nghiên cứu quá trình xây dựng thương hiệu chè B’Lao trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng

- Phân tích những thành công, hạn chế trong quá trình phát triển thương hiệu chè
B’Lao trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011
- Đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu chè B’Lao trong thời gian tiếp theo.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chè
B’Lao thông qua nghiên cứu các cơ sở, doanh nghiệp chè TP Bảo Lộc và công tác
thực hiện tại phòng Kinh Tế UBND. Tp. Bảo Lộc.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012
nghiên cứu số liệu trong 7 năm từ năm 2005 đến năm 2011
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu. Nêu ra lý do thực hiện của đề tài và đề ra mục tiêu nghiên
cứu từ đó xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Tổng quan. Trình bày tổng quan về địa bàn thành phố Bảo Lộc,
nhành chè của thế giới, Việt Nam và tổng quan về tình hình xây dựng NHCN Trà
B’Lao.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương này
trình bày các lý thuyết về xây dựng thương hiệu, các công cụ sử dụng trong phân tích
cũng như tầm quan trọng của thương hiệu và phương pháp để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Từ những dữ liệu thu thập được,
đề tài tiến hành phân tích tiến trình xây dựng thương hiệu chè B’Lao; Đánh giá những
thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu chè B’Lao
trong những năm qua và sử dụng các công cụ để phân tích chiến lược phát triển
thương hiệu; Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu chè
trong thời gian tới.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nhận định và kiến nghị một số giải pháp giúp
đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu chè B’Lao trong những
năm tới.
2

 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn Bảo Lộc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a). Vị trí địa lý
Thành phố Bảo Lộc có vị trí địa lý, các điều kiện phát triển kinh tế lợi thế vượt
trội để phát triển toàn diện về các lĩnh vực: công nghiệp - nông nghiệp - lâm nghiệp thương mại - dịch vụ - du lịch và đầu tư. Bảo Lộc là tâm điểm cách thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai 200 km và là vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh,
cách thành phố Đà Lạt 115km, cách thành phố Phan Thiết 200km và cách sân bay
Liên Khương (Đức Trọng) 90km.
Hình 2.1: Bản Đồ Thành phố Bảo Lộc

Nguồn: Phòng Kinh tế UBND TP Bảo Lộc, 2011
Bảo Lộc nằm trên tuyến giao thông thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các
vùng kinh tế trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh và là điều kiện thuận lợi để Bảo Lộc phát
triển nền kinh tế hàng hoá.


 

b). Địa hình
Địa hình thành phố Bảo Lộc thuộc cao nguyên Di Linh, có ba dạng địa hình
chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng.
Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao
gồm các ngọn núi cao từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển, độ dốc lớn. Diện tích
khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thành phố.

Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn
đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng, với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m.
Độ dốc sườn đồi tương đối lớn, rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng
diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng
diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau
các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy, địa hình này thích hợp với
phát triển cà phê và chè, cũng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.
c). Thổ nhưỡng
Ở thành phố Bảo Lộc chủ yếu là loại đất nâu màu vàng trên đất Bazan chiếm tỷ
lệ lớn, đất có tầng dày đến rất dày, hơi chua, hàm lượng chất hữu cơ từ trung bình đến
giàu, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất khá tơi xốp rất thuận tiện để trồng các loại
cây công nghiệp dài ngày. Hiện trạng đất đã được sử dụng đến cuối 2010 như sau:

4
 


 

Bảng 2.1: Tình Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn TP Bảo Lộc Năm 2010
Diện Tích Đất (ha)
Tổng số
Tổng Số

Nông

Lâm

CN -


Chưa

nghiệp

nghiệp

nhà ở

sử dụng

23.256

17.207

1.625

3.679

745

1. Phường Lộc Phát

2.573

1.971

-

587


15

2. Phường Lộc Tiến

1.301

1.098

-

188

15

3. Phường II

662

307

-

355

-

4. Phường I

431


33

-

398

-

5. Phường B'Lao

533

421

-

110

2

6. Phường Lộc Sơn

1.236

664

-

563


9

7. Xã DamBri

3.282

2.621

154

383

124

8. Xã Lộc Thanh

2.081

1.901

-

126

54

9. Xã Lộc Nga

1.603


1.317

-

266

20

10. Xã Lộc Châu

3.629

2.903

139

366

221

11. Xã Đại Lào

5.924

3.972

1.332

334


286

Nguồn: Chi cục thống kê TP Bảo Lộc
Đất nông nghiệp đã sử dụng chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày với diện
tích 17.207 ha, trong đó cây chè 8.208 ha, cà phê 6.694 ha, cây dâu tằm 500 ha, cây ăn
trái 626 ha. Nhìn chung, hiệu quả khai thác tiềm năng của đất còn thấp, hiện nay còn
cả ngàn ha chưa đưa vào sử dụng, một số khu đô thị đã được quy hoạch có dự án
nhưng chưa đủ điều kiện về tài chính để thực hiện .
d). Khí hậu
Bảo Lộc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do độ cao trên 800 m so với mặt
nước biển và tác động của địa hình, nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với
những đặc trưng chính như sau: Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao
nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm
190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. Độ ẩm trung bình hàng
năm khá cao từ 80-90%. Gió chủ đạo theo hai hướng chính: Gió Đông Bắc thịnh hành
từ tháng 1 đến tháng 4, gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9.
5
 


 

Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo
nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc, chính khí hậu này là điều kiện lý
tưởng để cây chè phát triển.
Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày, mùa khô nắng
nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo
Lộc và cũng là điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm.

2.1.2. Kinh tế - Xã hội
a). Tình hình dân số
Dân số năm 2010 của TP Bảo Lộc là 150.006 người (12,86% của dân số toàn
tỉnh)
Bảng 2.2: Diện Tích và Dân Số Thành phố Bảo Lộc Giai Đoạn 2005 – 2010
Diện tích

Dân số

Mật độ

Tỉ lệ tăng dân

(km2)

(người)

(người/km2)

số (%)

2005

232,38

143.965

620

-


2006

232,38

145.252

625

0,89

2007

232,56

146.705

631

1,00

2008

232,56

147.760

635

0,72


2009

232,56

148.654

639

0,61

2010

232,56

150.006

645

0,91

Năm

Nguồn: Chi cục thống kê TP Bảo Lôc
Thành phố Bảo lộc có mật độ cao nhất tỉnh. Năm 2010 là 645 người/km2 so với
mức bình quân của tỉnh là 118 người/km2 và phân bố không đồng đều giữa các phường
xã, trong đó cao nhất là phường I với mật độ 2.731 người/km2 và thấp nhất là xã Đại
Lào là 194 người/km2.
b). Kinh tế
Trong giai đoạn từ 2006-2010, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng

cao. Giá trị sản xuất tăng hàng năm 20% và giữ vai trò trung tâm công nghiệp của tỉnh.
Ngành thương mại – dịch vụ phát triển ổn định, tăng 16%/năm. Tổng kim ngạch xuất
khẩu giai đoạn 2006-2010 đạt 814,3 triệu USD, tăng 17,89%. Hoạt động du lịch phát
triển, lượng du khách đến Bảo Lộc tăng 9%.
6
 


 

Sản xuất nông nghiệp: Phát triển khá toàn diện, bình quân từ 2006-2010 giá trị
sản xuất tăng 5%/năm. Cơ cấu các ngành dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng ngành
chăn nuôi từ 20%/năm (2005) lên 35%/năm (2010). Nông nghiệp đã đẩy mạnh ứng
dụng, chuyển giao công nghệ, tạo chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh sản phẩm sạch, chất lượng cao và
chú trọng đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn
nước phục vụ dân sinh, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Kinh tế hộ phát triển hình
thành các trang trại và các hình thức liên doanh, liên kết giữa nông đân và các cơ sở
chế biến, tiêu thụ, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
Ngành lâm nghiệp: đang từng bước chuyển từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm
nghiệp xã hội, tập trung đẩy mạnh dân sinh, quản lý bảo vệ và trồng rừng gắn với định
canh định cư vùng đồng bào dân tộc, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng vào
phát triển kinh tế một cách bền vững.
Hình 2.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Theo Ngành TP Bảo Lộc 2009 – 2011
ĐVT: %
50

41,3 42,6 42,2

40

30
20

38,9 38,5 38,7

2009
2010
2011

19,8 18,8 18,8

10
0
Nông nghiệp

Công nghệp xây dựng

Dịch vụ

Nguồn: Chi cục thống kê TP Bảo Lộc và PTTH
Qua hình 2.2, trong 3 năm từ 2009 đến 2011 ta thấy, kinh tế TP có xu hướng
chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong các năm gần đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế TP
Bảo Lộc.

7


 


Bảng 2.3: Tình Hình Kinh Tế Thành phố Bảo Lộc Giai Đoạn 2009-2011
ĐVT: tỷ VNĐ
Cơ cấu kinh tế theo ngành
Tổng
Tổng
Thu NS Chi NS Tốc độ
giá trị GT xuất
địa
địa
tăng
Nông
Công
Dịch
khẩu
phương
phương
trưởng
nghiệp nghiệp vụ
(triệu
GDP
Xây
USD)
(%)
dựng
601,4
1.337,8 1.234,4 3.034,3
134
305,9
121,7
13,1

663,9
1.525,3 1.356,8 3.524,1
150
352,0
140,0
13,9
803,8
1.819,7 1.654,2 4.055,4
173
509,6
153,0
13,1
Nguồn: Chi cục thống kê TP Bảo Lộc

Năm

2009
2010
2011

Đến năm 2011, Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,1%, trong cơ cấu kinh tế: Nông
Lâm nghiệp – Thủy sản chiếm 18,79%, Phi nông nghiệp chiếm 81,21% . Giá trị sản
xuất ngành Công nghiệp đạt 1819,7 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp –
Thủy sản đạt 803,8 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ đạt 1654,2 tỷ
đồng. GDP bình quân đầu người: 27 triệu đồng/người/năm. Tổng kim ngạch xuất
khẩu: 17,3 triệu USD, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 509,6 tỷ đồng.
Theo định hướng phát triển KTXH năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP phấn
đấu đạt 15-16%. Cơ cấu kinh tế: khu vực sản xuất phi nông nghiệp chiếm trên 83%;
khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản dưới 17%. GDP bình quân đầu người đạt 31-32
triệu đồng /người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước 550 tỷ đồng, Tổng kim ngạch

xuất khẩu 194 triệu USD, Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 200 tỷ đồng, giải
quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông
Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ TP Bảo Lộc đã đến tất cả các xã,
phường và cụm dân cư. Các tuyến QL nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ,
thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và
các tỉnh duyên hải miền trung.
Đi qua thành phố Bảo Lộc có 2 quốc lộ: Quốc lộ 20 theo hướng Đông đi TP Đà
Lạt dài 120km và các tuyến quốc lộ đi các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Thuận, Ninh
Thuận.

8
 


 

Quốc lộ 55 từ ngã ba Lộc Sơn đi thủy điện Hàm Thuận- Đạ Mi và cùng với
quốc lộ 28 tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn ở cửa ngõ phía Tây Bắc
Bình Thuận, nối thông Nam Tây Nguyên (TP Bảo Lộc) với duyên hải Đông Nam Bộ,
tạo động lực mới phát triển KTXH không chỉ cho Bình Thuận mà cả khu vực Nam
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đặc biệt, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương cho đầu tư xây dựng tuyến đường
cao tốc từ Dầu Giây đi Đà lạt và tuyến đường Đông Trường Sơn từ Đà lạt đi Quảng
Nam và các tỉnh trong khu vực. Dự kiến trong tương lai, tuyến đường cao tốc chạy qua
phía bắc thành phố Bảo Lộc sẽ là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế thành phố,
cũng như phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Thế giới
Hiện nay, trên thế giới có hơn 60 quốc gia sản xuất chè, hơn 03 tỷ người sử

dụng chè tại 160 nước. Nhu cầu đối với trà không có dấu hiệu suy yếu trên thế giới
trong thời gian qua.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ từ chè đen sang chè xanh có xu hướng
ngày càng tăng. Tiêu thụ chè xanh tại Châu Âu và Châu Mỹ tăng 10%/năm (năm
2011). Nhu cầu sử dụng chè xanh tăng do người tiêu dùng thế giới ngày càng quan tâm
đến đồ uống có lợi cho sức khỏe.
Quốc gia có ngành sản xuất chè lớn là: Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, 4 thị
trường tiêu thụ chè trọng điểm là: Iran, Irắc, Bangladesh và Đài Loan.
Các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Châu Âu nói chung và cả
Nam Phi, Chile, Úc có dấu hiệu bão hòa. Đến thời điểm hiện tại, thị trường chè Nhật
Bản cũng đang chuyển sang giai đoạn bão hòa.
Trong khi đó, các thị trường ngày càng khắt khe hơn với sản phẩm và yêu cầu
về chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là cơ hội và là thách thức
đối với các quốc gia sản xuất chè.
2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai rất phù hợp cho ngành chè phát triển.
Việt Nam đã có những thương hiệu chè nổi tiếng như: Shan Tuyết (Hà Giang), Suối
Giàng (Yên Bái), chè B’lao, chè Oolong Cầu Đất... Ngành chè thu hút được một lực
9
 


 

lượng lao động lớn, hơn sáu triệu người ở 34 tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên.
Hình 2.3: Diện Tích Các Vùng Sản Xuất ở Việt Nam

ĐVT: Ha


27,533

7,550
88,944
Trung du miền núi phía Bắc

Bắc trung bộ

Tây Nguyên

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội chè Việt Nam, 2011
Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, mặc dù ngành chè đã có sự tăng
trưởng đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng, nhưng vẫn còn tồn tại không ít
yếu kém, bất cập. Trước tiên, việc áp dụng tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp Tốt
(GAP) đối với ngành chè đã được triển khai từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn đạt
tỷ lệ rất thấp, dưới 10%. Cùng với đó, đời sống của một bộ phận người trồng chè chưa
được cải thiện. Hiện cả nước có 436.000 hộ tham gia sản xuất chè với hơn 1 triệu lao
động, đa số chỉ đạt thu nhập 18 - 30 triệu đồng/người/năm, với hơn 450 cơ sở chế biến,
năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm. Hiện tượng tranh mua nguyên liệu
bất chấp tiêu chuẩn, đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, chè Việt Nam
xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là chè rời, còn chè có nhãn mác, được đóng gói rất hạn
chế nên giá bán chỉ bằng 60% giá chè bình quân của thế giới. Điều này đã gây tổn hại
cho chính các doanh nghiệp chè nói riêng và ngành chè nói chung.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ năm trên
thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè Việt Nam còn thấp chỉ đạt 1,4 USD/kg, thấp
hơn so với mặt bằng giá chung của thế giới. Một trong những nguyên nhân chính làm
giảm giá xuất khẩu chè Việt Nam là chất lượng chưa cao. Việt Nam chưa quản lý
được chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tế trong hoạt
động kinh doanh chè, Một bộ phận cá thể kinh doanh thiếu lành mạnh vì lợi nhuận
trước mắt mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.


10


 

Chè là sản phẩm lệ thuộc rất lớn thị trường quốc tế, tuy nhiên sự sẵn sàng hội
nhâp kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp chè Việt Nam còn quá lúng túng cả trong
việc đổi mới công nghệ lẫn xúc tiến thương mại để khai thác thị trường mới.
Hình 2.4: Sản Lượng và Xuất Khẩu Chè Việt Nam
200

160

ĐVT: Nghìn tấn
180

165

160
130

150

175
130

105.6

138


104

100
50
0
2006

2007

2008

Sản lượng

2009

2010

Xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo Hiệp Hội Chè Việt Nam, 2011
Tỷ lệ chè xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng chè sản xuất
của Việt Nam.
Hình 2.5: Thị Trường Xuất Khẩu của Việt Nam 2010
18600

ĐVT: Tấn

13619
6636


5095
20700
4158
3386
24000

Pakistan
Indonesia

Đài Loan
Mỹ

Nga
Malaysia

3347

Trung Quốc
UAE

Afghan

Nguồn: Báo cáo Hiệp Hội Chè Việt Nam, 2011
Chè Việt Nam được đánh giá là sản phẩm ở mức tương đối, giá cả mang tính
cạnh tranh cao. Tuy nhiên, Xuất khẩu chè Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất thô. Nhiều
doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào thương hiệu, quy trình đóng gói để nâng cao
giá cả và chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần có giải pháp đồng bộ, để tạo một bước đột

11



 

phá cho ngành chè Việt Nam cần lấy khoa học công nghệ làm sự tất yếu để phát trển
ngành chè bền vững.
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển cây chè tại Bảo Lộc
Bảo Lộc từ lâu đã được xem là thủ đô của cây chè Nam Tây Nguyên với tên gọi
“Trà B’Lao”. Vào khoảng những năm 30, cây chè đã được người Pháp mang đến.
Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp giúp cây chè nhanh chóng phát triển trên vùng
đất mới B’Lao. Cây chè không chỉ được trồng trong phạm vi các nông trại, đồn điền
của người Pháp như Blao sierre, Felit Blao mà còn phát triển mạnh ra cộng đồng người
Việt ở đây dưới các vườn chè. Cùng với sự phát triển của cây chè, đội ngũ những
người chuyên chế biến loại nông sản này đã hình thành giúp chè đã trở thành thứ thức
uống được nhiều người ưa chuộng. Từ đó, trên vùng đất B’lao, một thế giới thiêng
liêng của những người chuyên sống bằng nghề trồng chè, chế biến chè được hình
thành và định hình thành nhiều doanh nghiệp trà nổi tiếng từ trên 50 năm trước như:
Đỗ Hữu, Quốc Thái, Ngọc Trang, Trâm Anh… đã gắn bó với địa danh B’lao như một
thương hiệu.
Cùng với quá trình phát triển, đổi mới, mở của kinh tế, Bảo Lộc trong những
năm gần đây còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Bảo Lộc lập nên
những trang trại chè có quy mô khá lớn với dây truyền sản xuất và chế biến hiện đại
như một sự tái khẳng định về vị thế, danh tiếng của vùng đất sản sinh ra sản phẩm và
thương hiệu Trà B’Lao.
Đến năm 2010, diện tích tồng chè trên địa bàn thành phố Bảo Lộc là 8.208 ha,
với sản lượng bình quân khoảng 77.000 tấn chè búp tươi/năm. Tổng kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm trà trên địa bàn khoảng 10 triệu USD, với khoảng 8.600 tấn chè các
loại. Giá xuất khẩu bình quân chè đen vào khoảng 0.8 USD/kg, chè xanh khoảng 2
USD/kg. hiện nay, thị trường xuất khẩu chè Bảo Lộc đã xuất khẩu qua các thị trường
như: Đài Loan, Nhật Bản, trung Quốc, Nga, Mỹ các nước Trung Đông và Châu Âu,…

Đến nay, Bảo Lộc có 4 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng.
Trong đó, 2 doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO là công ty Tâm Châu và Phương
Nam, 2 doanh nghiệp áp dụng têu chuẩn HACCP là công ty chè Ngọc Bảo và chè Lâm
Đồng. Đó cũng là những chuyển biến tích cực làm cơ sở cho những hoạt động xây
dựng cũng như phát triển thương hiệu Trà B’lao ngày càng lớn mạnh.
12
 


 

2.4. Tổng quan về nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao
Xuất phát từ yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đòi hỏi chính
đáng của người tiêu dùng và mong muốn khai thác các lợi ích kinh tế của các nhà sản
xuất, cũng như phát huy các giá trị của địa danh đối với một số đặc sản của địa
phương. Một số tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp cùng ngành nghề trong địa bàn
tỉnh đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể cho các sản
phẩm, dịch vụ của tỉnh như: nấm Đơn Dương, văn nghệ cồng chiêng Lang Biang, cà
phê Di Linh… nhằm khẳng định uy tín sản phẩm và bảo vệ quyền lợi của các thành
viên có đăng ký tham gia. Xuất phát từ nhu cầu của tiến trình hội nhập đồng thời đáp
ứng mong muốn của doanh nghiệp trong việc phát huy lợi thế về thương hiệu sản
phẩm trà B’Lao, là điều kiện để doanh nghiệp tiến xa hơn đến những thị trường khác ở
trong nước cũng như trên thế giới.
Ngày 20/10/2006 Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã gửi UBND tỉnh
Lâm Đồng công văn số 297/KHCN ngày 20/10/2006 về việc xây dựng nhãn hiệu
chứng nhân sản phẩm chè B’Lao.
Được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở KH&CN đã triển khai dự án “Xây dựng
nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm trà B’Lao” Thông qua công tác phối hợp hiệu quả
với các ngành, đơn vị liên quan và địa phương thực hiện việc tập huấn, soạn thảo quy
chế quản lý và sử dụng NHCN trà B’Lao, xây dựng logo… Ngày 09/11/2009 cục sở

hữu trí tuệ cấp giấy chúng nhận đăng ký nhãn hiệu số 136763 theo quyết định số
23552/QĐ-SHTT cho sản phẩm trà sản xuất trên địa bàn Bảo Lộc và Bảo Lâm.
Hình 2.6: Nhãn hiệu chứng nhận Trà B’Lao

Nguồn: Phòng Kinh tế UBND TP Bảo Lộc

13
 


×