Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ (IFC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.4 KB, 72 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN TRIỆU HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ (IFC)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 
 


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN TRIỆU HƯƠNG



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ (IFC)

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành: Quản Trị Tài Chính

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: LÊ VĂN MẾN

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012
 
 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Tình Hình
Tài Chính tại Công Ty Liên Doanh Đồ Gỗ Quốc Tế (IFC)” do Trần Triệu Hương, sinh
viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Quản Trị Tài Chính đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________

Ngày
tháng
năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Ngày

 
 

tháng

năm


 
 

LỜI CẢM TẠ
Thời gian thấm thoát trôi đi thật nhanh, 4 năm qua là cả một quãng đường mà
trong đó tôi đã gắn bó học tập trên ghế của trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, ngôi

trường mà tôi đã chọn để làm nền tảng cho tương lai. Trong đó, tôi đã được tiếp thu
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực Quản Trị Tài Chính.
Để có được hôm nay, trước hết xin cám ơn gia đình đã luôn sát cánh cỗ võ và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin cám ơn thầy Lê Văn Mến đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm
khóa luận này. Xin cám ơn quý thầy cô giáo của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thời gian qua.
Xin chân thành cám quý cô chú và anh chị trong công ty Liên Doanh Đồ Gỗ
Quốc Tế (IFC) đã tạo điều kiện hướng dẫn tôi tìm hiểu thực tế tại công ty.
Cuối cùng, xin cám ơn các bạn lớp DH08TC đã sát cánh và khích lệ tôi trong 4
năm vừa qua.
Xin chân thành cám ơn.

 
 


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN TRIỆU HƯƠNG. Thán 6 năm 2012. “Phân Tích Tình Hình Tài Chính
Tại Công Ty Liên Doanh Đồ Gỗ Quốc Tế (IFC)”.
TRAN TRIEU HUONG. JUNE 2012. “The analysic of finance situation at
International Furniture Corporation”
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng tài chính tại công ty trên cơ sở thu thập dữ
liệu từ các phòng ban của công ty, dùng các phương pháp phân tích, so sánh các số
liệu của ba năm gần nhất có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình
hoạt động và kết quả thực hiện kế hoạch của công ty. Từ đó tìm ra được những điểm
mạnh cũng như hạn chế, để tìm ra các giải pháp khắc phục và cải thiện giúp công ty đi

đúng hướng và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Nội dung của đề tài này tập trung phân tích các phần sau:
- Phân tích sự biến động của TS
- Phân tích sự biến động của NV
- Phân tích kết quả hoạt động SXKD

 
 


 
 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix 
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 1 
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 
1.4. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................... 2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3 
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty .................................................................................. 3 
2.1.1. Thông tin chung về công ty ................................................................................. 3 
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 3 
2.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty .................................................... 5 
2.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 5 

2.2.2. Phương hướng phát triển ..................................................................................... 5 
2.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty....................................................... 5 
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................................... 5 
2.4. Thuận lợi và khó khăn................................................................................................ 8 
2.4.1. Thuận lợi .............................................................................................................. 8 
2.4.2. Khó khăn .............................................................................................................. 8 
2.5. Sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty ............................................................... 9 
CHƯƠNG 3 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN......................................... 11 
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 11 
3.1.1. Các khái niệm .................................................................................................... 11 
3.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tài chính ........................................................... 11 
3.1.3. Nội dung và vai trò của PTTC ........................................................................... 12 
3.1.4. Thông tin sử dụng trong PTTC .......................................................................... 13 
v


 
 

3.1.5. Nội dung phân tích............................................................................................. 14 
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 21 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 21 
3.2.2 Phương pháp so sánh .......................................................................................... 21 
3.2.3. Phương pháp chênh lệch .................................................................................... 22 
3.2.4. Phương pháp phân chia...................................................................................... 22 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 23 
4.1. Phân tích chung tình hình tài chính .......................................................................... 23 
4.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT ........................................ 23 
4.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng KQHĐ SXKD ...................................... 36 
4.2. Phân tích các tỷ số tài chính ..................................................................................... 38 

4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ............................................................................ 38 
4.2.2. Phân tích chỉ số hoạt động ................................................................................. 40 
4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty ................................................ 43 
4.2.4. Phân tích chỉ tiêu về Suất Sinh Lợi ................................................................... 45 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 48 
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 51 

vi


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

CĐKT

Cân đối kế toán

CP

Chi phí

CP QLDN


Chi phí quản lý doanh nghiệp

CSH

Chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

KPT

Khoản phải thu


HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

HTK

Hàng tồn kho

IFC

international Furniture Corporation

LN

Lợi nhuận

LNHĐTC

Lợi nhuận hoạt động tài chính

NNH

Nợ ngắn hạn

NV


Nguồn vốn

NVCSH

Nguồn vốn chủ sở hữu

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTTH

Tính toán tổng hợp

VCSH

Vốn chủ sở hữu


vii


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Phân tích biến động Tài Sản năm qua hai năm 2010 và 2011 ............24 
Bảng 4.2. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn..................................................25 
Bảng 4.3. Phân tích biến động về tiền .................................................................26 
Bảng 4.4. Phân tích biến động các khoản phải thu .............................................27 
Bảng 4.5. Phân tích biến động Hàng Tồn Kho....................................................28 
Bảng 4.6. Phân tích biến động TSNH khác.........................................................29 
Bảng 4.7. Phân tích biến động TSDH .................................................................31 
Bảng 4.8. Phân tích biến động Nguồn Vốn .........................................................32 
Bảng 4.9. Phân tích biến động nợ phải trả ..........................................................34 
Bảng 4.10. Phân tích biến động Vốn chủ sở hữu ................................................35 
Bảng 4.11. Phân tích kết quả HĐ SXKD ...........................................................37 
Bảng 4.12: Tỷ số thanh toán hiện thời ................................................................38 
Bảng 4.13. Tỷ số thanh toán nhanh ....................................................................39 
Bảng 4.14. Tỷ số thanh toán tức thời .................................................................40 
Bảng 4.15. Hệ số vòng quay KPT và kỳ thu tiền BQ ........................................40 
Bảng 4.16. Hệ số vòng quay HTK ......................................................................41 
Bảng 4.17. Hệ số vòng quay TSCĐ FAU (Fixed Assets Utilization) ................42 
Bảng 4.18. Hệ số vòng quay Tổng TS (TAR)....................................................42 
Bảng 4.19. Hệ số đòn bẩy tài chính.....................................................................43 
Bảng 4.20. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ...................................................43 
Bảng 4.21. Tỷ số lợi nhuận trên DTT ................................................................45 
Bảng 4.22. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ..............................................................46 

Bảng 4.23. Tỷ suất sinh lời trên VCSH ...............................................................46 

viii


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty IFC.................................................. 6
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty ........................................................................ 7
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện Doanh Thu Thuần qua các năm ................................................ 9
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện Lợi Nhuận Thuần qua các năm ............................................... 10
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Sự thay đổi các khoản mục trong TSNH ............................. 30
Hình 4.2. Biểu Đồ so sánh VCSH và Nợ Phải Trả............................................................. 33
Hình 4.3.Tỷ Suất các loại Chi Phí trên DTT ...................................................................... 47

ix


 
 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang

Phụ lục 1. Bảng Cân Đối Kế Toán Công ty Liên Doanh Đồ Gỗ Quốc Tế (IFC) năm
2011 .................................................................................................................................... 52
Phụ lục 2. Bảng Cân Đối Kế Toán Công ty Liên Doanh Đồ Gỗ Quốc Tế (IFC) năm

2010 .................................................................................................................................... 56
Phụ lục 3: Bảng Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 ................................................... 60
Phụ lục 4: Bảng Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 ................................................... 61

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam năm 2011 được đánh giá là một năm đầy sóng gió. Năng lực
sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng
tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm.
Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Trong bối
cảnh nền kinh tế găp khó khăn như thế, việc vay vốn đầu tư và đầu tư sẽ trở nên rất
thận trọng, đòi hỏi phải nắm rõ tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, việc phân tích
tình hình tài chính là điều quan trọng không chỉ đối với lãnh đạo của doanh nghiệp mà
còn đối với các nhà đầu tư. Qua các phân tích đó, chúng ta sẽ thấy được sức khỏe của
doanh nghiệp mà có những quyết định đầu tư đúng đắn. Vì thế, với những kiến thức đã
tích lũy trên ghế nhà trường, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công
ty liên doanh đồ gỗ quốc tế (IFC).” Để hiểu rõ hơn về phân tích tài chính.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty liên doanh đồ gỗ quốc tế (IFC) nhằm
giúp đỡ những người sử dụng thông tin có cách nhìn khái quát hơn về tình hình tài
chính để từ đó có những đánh giá và quyết định đầu tư đúng đắn.
Tìm hiểu thực trạng của công ty, phân tích các chỉ tiêu tài chính như vốn, tài
sản kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ số khả năng thanh toán, sinh lời…
Đánh giá các chỉ tiêu tài chính vừa phân tích



 


 
 

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012. Tại
công ty Liên Doanh Đồ Gỗ Quốc Tế (IFC). Các dữ liệu được thu thập chủ yếu tại
phòng Kế Toán của công ty qua các năm 2010 và 2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở Đầu: Đặt vấn đề, nêu ra lý do chọn đề tài, sự cần thiết, mục tiêu
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Chương 2. Tổng Quan: Giới thiệu tổng quát sự hình thành và phát triển, cơ cấu
tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Những thuận lợi và khó khăn của
công ty. Bên cạnh đó còn giới thiệu sơ lược về tình hình lao động, vốn, và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các khái niệm là cơ
sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Việc trình bày đó sẽ giúp người đọc hiểu kỹ hơn khi
đi đến chương tiếp theo. Từ đó, nêu ra phương pháp thu thập và xử lý số liệu được sử
dụng trong khóa luận.
Chương 4. Kết Quả và Thảo Luận: Tiến hành phân tích, tính toán các chỉ số cần
thiết gắn với mục tiêu nghiên cứu theo các phương pháp trình bày ở trước.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị: Trình bày kết luận qua việc tính toán và
phân tích đã thực hiện. Phần cuối của chương là kiến nghị đối với công ty và với nhà
nước để vấn đề tài chính của công ty có hiệu quả hơn.



 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ (IFC)
Tên giao dịch: International Furniture Corporation
Tên viết tắt: IFC
Trụ sở chính: 18 Song Hành – KCN Tân Tạo – Q. Bình Tân – Tp HCM
Điện thoại : 08.37505723 – 08.37505724
Fax: 08.37505725
Email:
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ khi thành lập đến nay, CÔNG TY LIÊN DOANH SCANVIWOOD, trụ sở
đặt tại: 52 An Dương Vương – Huyện Bình Chánh – Tp HCM, giấy phép đầu tư số
388/GP do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp ngày 24/03/1992 với vốn pháp
định là 587,000 USD đã có những thành công to lớn trên đường phát triển, sản lượng
và doanh số ngày một tăng cao, thị trường ngày thêm rộng mở. CÔNG TY LIÊN
DOANH SCANVIWOOD là một công ty chuyên chế biến các sản phẩm gỗ ngoài trời
có kim ngạch dẫn đầu trong ngành chế biến gỗ của cả nước.
Năm 1997, công ty đã dành lợi nhuận tích lũy của mình để đầu tư xây dựng một
chi nhánh tại Thừa Thiên Huế. Vào đầu năm 1999, do nhu cầu thị trường về các sản
phẩm đồ gỗ trong nhà tại các nước Bắc Âu và Mỹ mà yêu cầu về dây chuyền công
nghệ hiện tại của CÔNG TY SCANVIWOOD chuyên về sản xuất đồ gỗ ngoài trời
không thể đáp ứng được nên Hội Đồng Quản Trị quyết định đầu tư thêm một công ty



 


 
 

mới đó là: CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ chuyên sản xuất xuất khẩu
các sản phẩm gỗ trong nhà đặt tại khu công nghiệp Tân Tạo.
Việc thành lập CÔNG TY LÊN DOANH ĐỒ GỖ QUỐC TẾ – tên tiếng anh là:
INTERNATIONAL FURNITURE CORPORATION – viết tắt IFC – đặt tại: số 18
Song Hành – KCN Tân Tạo – Q. Bình Tân – Tp HCM thực chất là dùng lợi nhuận của
CÔNG TY SCANVIWOOD để tái đầu tư theo chiến lược phát triển của mình. Điều
này minh chứng cho hướng đi đúng đắn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của CÔNG
TY SCANVIWOOD, khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong ngành nghề chế biến
gỗ của cả nước, tạo được chỗ đứng trên thương trường Quốc Tế, góp phần đáng kể vào
sự phát triển nền kinh tê quốc dân.
Sự hiện diện của công ty IFC đã tạo thêm công ăn việc làm cho khỏang 600 lao
động thường trực tại nhà máy, kéo theo sự phát triển của các đơn vị gia công cung ứng
NVL, bao bì, hoá chất… làm cho giá trị của nền kinh tế tăng thêm khoảng 12 triệu
USD/1 năm.
Với ý nghĩa tốt đẹp ấy, ngày 22/10/1999 ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp Tp HCM đã ra quyết định số 39/KCN-HCM chính thức đánh dấu sự ra đời của
công ty IFC một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng đồ gỗ trong nhà với vốn pháp
định 1.500.000USD và tổng vốn đầu tư là 2.500.000 USD theo tỷ lệ thành phần góp
vốn như sau.
a) Bên Việt Nam
Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, trụ sở đặt tạI 53-B Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò
Vấp, Tp HCM do ông Dương Đức Hoà quốc tịch Việt Nam làm đại diện tỷ lệ góp vốn
48%.
b) Các bên nước ngoài

Scansia A/S, trụ sở đặt tại: Stathelevn 55,3970 Langesund, Norway do Ông Jens
Aver Varleite (quốc tịch Nauy) làm đại diện với tỷ lệ góp vốn 24%.
Steathorient Limited, trụ sở đặt tại: The Old Manase, Stratheblane Glasgow
G63 9AQ, Scotland do Ông Alastain William Rrew Wallace (quốc tịch Anh) làm đại
diện với tỷ lệ góp vốn 20%.


 


 
 

Scansia Soldbhd, trụ sở đặt tại: 98 Lorong Semarak 4, Taman semarle 0900,
Kusin Kedad do Ông Jens Arve Varletire ( quốc tịch Nauy) làm đại diện với tỷ lệ góp
vốn 4%.
Centrobanle, trụ sở đặt tại: Tegetthoff Str.1, 1015, Austrilia do Ông Chritian
Dkfm Sperk ( quốc tịch Áo) làm đại diện với tỷ lệ góp vốn 4%.
2.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty
2.2.1. Mục tiêu
- Gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đào tạo tay nghề cho công nhân trong
doanh nghiêp.
- Phát triển sản phẩm mới.
- Tìm và phát triển vị thế trên thương trường thế giới.
2.2.2. Phương hướng phát triển
Với những mục tiêu đề ra, công ty IFC đã xác định cho những năm tới phương
hướng phát triển sẽ là: Nguyên liệu gỗ dùng cho hoạt động sản xuất được nhập khẩu
100%, có nguồn gốc rõ ràng.
2.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty

2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Để khẳng định vị thế của mình trên thương trường, ngay từ bước đầu công ty đã
tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức chất lượng theo tiêu chuẩn ISO “9001-9002” và
thực hiện theo sơ đồ tổ chức sau:


 


 
 

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty IFC

PHÒNG TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
HCNS

PHÒNG KẾ
TOÁN

PX1: XẺ, GHÉP,
ĐỊNH VỊ

PHÒNG KỸ
THUẬT

PX 2: CHÀ
NHÁM, LẮP RÁP


PHÒNG KINH
DOANH

PX 3: PHUN SƠN,
ĐÓNG GÓI
Nguồn: Phòng nhân sự

Giới thiệu về bộ máy quản lý:
Bộ phận quản lý của công ty IFC gồm các phòng ban và có chức năng sau:
- Phòng Tổng Giám Đốc: Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh toàn công ty
- Phòng Hành chánh nhân sự: Có chức năng quản lý các tổ chức, các bộ phận,
chịu trách nhiệm nhận, sa thải công nhân, giải quyết bảo hiểm cho công nhân khi gặp
tai nạn, chế độ thai sản, ốm đau, thăm hỏi…
- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý tình hình tài chính toàn công ty.
-Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về tình hình cung ứng vật tư cho từng phân
xưởng sản xuất, tình hình nhập, xuất vật liệu và tồn kho vật liệu.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về việc thiết kế bản vẽ, triển khai sản xuất
và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong sản xuất.
- Phòng kinh doanh : Chịu trách nhiệm về việc cung ứng hàng hoá cho khách
hàng, chủ động tạo ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và phải luôn
tìm kiếm thị trường mới cho công ty.


 


 
 


- Phân xưởng: Có nhiệm vụ sản xuất theo sự hướng dẫn của phòng kho và
phòng kỹ thuật.
2.3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Với sự sắp xếp các công đoạn một cách hợp lý và kinh tế, mỗi phân xưởng đều
thực hiện đúng chức năng của mình và do quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã tạo
thành một chu trình sản xuất khép kín quy trình công nghệ sản xuất sau:
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty

NGUYÊN
LIỆU SẤY

ĐÓNG
GÓI

PHA SẺ
ĐỊNH HÌNH

ĐỊNH VỊ CHÀ
NHÁM

CHÀ NHÁM
PHUN SƠN

LÀM MỘNG
CHÀ NHÁM
Nguồn: Phòng kỹ thuật

Nhiệm vụ của từng bộ phận sản suất:

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty IFC là quy trình công nghệ
được đầu tư xây dựng mới 100%, được phân thành 3 phân xưởng sản xuất chính, có
khả năng sản xuất tối đa là 240 container mỗi năm.
-Phân xưởng I: Thực hiện việc pha xẻ gỗ, định hình bán sản phẩm sau đó
chuyển sang phân xưởng II
-Phân xưởng II: Tiếp nhận bán thành phẩm của phân xưởng I chuyển qua và
tiếp tục làm mộng: khoan, chà nhám, định vị và lắp ráp. Sau khi lắp ráp đạt yêu cầu kỹ
thuật sẽ chuyển bán thành phẩm sang phân xưởng III.
-Phân xưởng III: Nhận được bán thành phẩm từ phân xưởng II tiến hành chà
nhám, trám trét, phun sơn. Sau khi đã thành thành phẩm thì tiến hành đóng gói thành
phẩm và chuyển giao thành phẩm vào kho.


 


 
 

2.4. Thuận lợi và khó khăn
2.4.1. Thuận lợi
- Thị trường:
IFC là công ty thành lập được 10 năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối
thuận lợi vì thị trường của IFC là thị trường của công ty Scanviwood, công ty dẫn đầu
cả nước về kim ngạch xuất khẩu trong ngành chế biến gỗ. Thị trường đồ gỗ chia làm
hai dòng sản phẩm là đồ gỗ ngoài trời và đồ gỗ trong nhà. Các đồ gỗ ngoài trời chỉ
chiếm 5% thị phần trong khi thị phần còn lại thuộc về các sản phẩm đồ gỗ trong nhà.
Thị trường mục tiêu của công ty IFC chủ yếu dựa vào thị trường và khách hàng
truyền thống của Scanviwood tại các nước Châu Âu như: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Ý và các nước Bắc Âu như: Đan Mạch, Nauy, Phần Lan.

- Nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu 100% từ các nước Bắc Âu nên ổn
định. Hiện nay các mặt hàng của IFC được làm từ gỗ mềm như: thông, vân sam, tuyết
tùng. Đây là những chủng loại gỗ có nhiều tại các nước Châu Âu, đặc biệt là các nước
Bắc Âu như: Thụy Điển và Nauy.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào và là nguồn thuận lợi lớn, là vấn đề sống còn
đối với ngành chế biến gỗ trong nước vì:
-Các nước Bắc Âu có sản lượng gỗ thông rất dồi dào do biết kết hợp tốt việc
khai thác và tái sử dụng
- Nhà nước có chính sách và phát triển tài nguyên rừng hợp lý
- Các nước Bắc Âu có công nghệ phát triển, gỗ nguyên liệu sau khi khai thác
được cưa sẻ đúng quy cách, ngâm, tẩm và sấy để bảo đảm duy trì chất lượng trong
suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.
2.4.2. Khó khăn
IFC chuyên sản xuất mặt hàng đồ gỗ trong nhà nên chịu sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường thế giới vì các đơn vị cung cấp trên thế giới chuyên sản xuất đồ gỗ
trong nhà chiếm tỷ trọng lớn so với ngành sản xuất gỗ ngoài trời. Điều này tạo một áp
lực rất lớn với IFC trong chiến lược giá thành và giá cả.
Vì nguyên liệu gỗ không thể thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu sản xuất và chế
biến gỗ nên IFC phải nhập khẩu 100% nguyên liệu gỗ từ các nước Châu Âu, Bắc Âu.

 


 
 

Điều này làm tăng giá thành sản phẩm đáng kể vì chi phí vận chuyển và nhập khẩu
nguyên liệu rất lớn và chu kỳ đặt hàng dài ngày làm ứ đọng vốn của IFC trong việc ký
quỹ L/C nhập nguyên liệu cũng như thường xuyên không cung ứng nguyên liệu kịp

thời cho sản xuất làm gián đoạn sản xuất, trễ tiến độ giao hàng như hợp đồng đã ký.
2.5. Sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty
Mục tiêu chính của công ty là nâng cao lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất.
Vì thế, trong những năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các
thành viên trong công ty không ngừng nỗ lực đóng góp để vượt qua khó khăn và phát
triển. Sau đây là kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2011.
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện Doanh Thu Thuần qua các năm
ĐVT: Triệu đồng

Doanh Thu Thuần

Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0

97,017

104,560

105,010

Năm 2008

Năm 2009


Năm 2010

131,811

Năm 2011

Nguồn: TTTH


 


 
 

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện Lợi Nhuận Thuần qua các năm

Lợi Nhuận Thuần

ĐVT: Triệu đồng
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0

Biểu Đồ Thể Hiện Lợi Nhuận Thuần

25,398
18,496

20,159

11,265

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nguồn: TTTH
Qua hai biểu đồ 2.3 và 2.4 cho thấy doanh thu thuần và lợi nhuận thuần đều
tăng qua các năm, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Lợi nhuận thuần tăng tương
ứng với mức tăng của doanh thu. Với kết quả đạt được qua bốn năm thì có khả năng
những năm tiếp theo sẽ không ngừng phát triển.

10 
 


CHƯƠNG 3
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
 
 
3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Các khái niệm
a) Tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ
tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều
kiện nhất định.
b) Phân tích tài chính (PTTC)
PTTC là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo
tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và các kết luận
hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. PTTC còn là việc sử dụng các báo cáo
tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty, và để đánh giá
năng lực tài chính trong tương lai.
3.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tài chính
a) Ý nghĩa
- Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích, cần
thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu
tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, các nhà cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và
những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra
quyết định đầu tư, quyết định cho vay.
- Phân tích tài chính cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho các chủ
doanh nghiệp, các chủ đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính
khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào và dòng tiền ra,
11 
 


 
 

tình hình sử dụng tài sản kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh

nghiệp.
- Phân tích tài chính cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản
nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, tình hình biến đổi các nguồn vốn và các khoản
nợ của doanh nghiệp để họ có quyết định ứng xử kịp thời.
 

b) Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin

chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản
xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và kết
quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh khoản.
- Tính toán và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh
nghiệp, nhằm đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục, và khai thác những
năng lực tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.1.3. Nội dung và vai trò của PTTC
a) Nội dung
Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thường bao gồm:
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh.
+ Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Vai trò
PTTC là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình
tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả
kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối
với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với

những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, PTTC là mối quan tâm của nhiều nhóm
khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, chủ nợ, khách
12 
 


 
 

hàng, ngân hàng. Ngoài ra, PTTC cũng làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự
đoán và những trực giác trong kinh doanh.
3.1.4. Thông tin sử dụng trong PTTC
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin liên quan đến doanh
nghiệp, từ thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài đều giúp nhà phân tích có
thể đánh giá được tình hình. Trong đó, báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng nhất
được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo
được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
các khoản nợ, nguồn vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh
giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng hoạt động tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình
hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 loại:
-Bảng cân đối kế toán.
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong quá trình phân tích, chỉ đề cập đến hai loại là bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

a) Bảng cân đối kế toán (CĐKT)
Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định.
 

Bảng CĐKT được trình bày theo kết cấu ngang hoặc kết câu dọc tùy theo kế

toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính
- Kết cấu ngang : Bên trái là phần Tài Sản, bên phải là phần Nguồn Vốn.
- Kết cấu dọc : Bên trên là Tài Sản, bên dưới là Nguồn Vốn.
Kết thúc mỗi phần Tài Sản và Nguồn Vốn trong bảng cân đối kế toán la dòng Tổng
Cộng và số Tổng Cộng của hai phần luôn luôn bằng nhau.
13 
 


 
 

Tài Sản = Nguồn Vốn
Hay Tổng Tài Sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay
báo cáo lợi tức, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản
ảnh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh.
Báo cáo này gồm ba phần là: lãi (lỗ), phần thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và phần
thuế GTGT. Kết quả hoạt động của một doanh nghiệp do ba bộ phận tạo thành là: kết
quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết
quả cuối cùng và quan trọng nhất là LN.

Các kết quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu thuần = TDT – Các khoản giảm trừ
LN Gộp = DTT – GVHB
LNT từ hoạt động sản xuất kinh doanh = LNG – (Chi phí bán hàng + chi phí
quản lý DN)
LNHĐTC = Thu nhập HĐTC – Chi phí HĐTC.
Tổng hợp cả hai hoạt động sẽ là LN trước thuế của doanh nghiệp.
LN sau thuế = Tổng LN trước thuế - Thuế TNDN phải nộp.
3.1.5. Nội dung phân tích
a) Phân tích tài chính thông qua bảng CĐKT
- Phân tích cơ cấu tài sản
Xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu chi tiết tài sản so với tổng tài sản hoặc so
với chỉ tiêu tổng hợp để thấy được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, so sánh cơ cấu tài
sản thực tế với cơ cấu tài sản theo kế hoạch của doanh nghiệp mình hoặc cơ cấu tài sản
của các doanh nghiệp điển hình. Từ đó, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến
việc thay đổi cơ cấu tài sản như: do sự tăng giảm của các chỉ tiêu khoản mục tài sản,
do sự thay đổi của ngành nghề kinh doanh…
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn được chia thành hai dạng: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn để xác định tỷ trọng của mỗi nguồn vốn so với tổng
nguồn vốn, sau đó, so sánh cơ cấu kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc với các doanh
14 
 


×