Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

KẾ TOÁN DOANH – CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***************

PHAN THỊ XUÂN

KẾ TOÁN DOANH – CHI PHÍ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT ĐẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ XUÂN

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT ĐẠI

Ngành: Kế toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TH.S NGUYỄN Ý NGUYÊN HÂN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

 

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Doanh Thu –
Chi Phí – Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại” do
PHAN THỊ XUÂN sinh viên khóa 2008 - 2012, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày __________________

NGUYỄN Ý NGUYÊN HÂN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký và họ tên)


Ngày

tháng

(Chữ ký và họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn tới cha mẹ - người đã sinh thành và nuôi
dưỡng con nên người, luôn yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ cho con những điều tốt
đẹp nhất. Cám ơn các anh chị đã luôn sát cánh bên em, giúp đỡ em những lúc khó
khăn. Cám ơn cả gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em có thể học tập.
Em xin gửi lời cám ơn tới toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng, đã dạy dỗ tận tình và
truyền đạt cho em những kiến thức hết sức quý báu và bổ ích.
Em xin gửi lời cám ơn tới cô Nguyễn Ý Nguyên Hân – người đã hết lòng giúp
đỡ và tận tình chỉ bảo cho em để hoàn thành bài luận văn này.
Em xin gửi lời cám ơn tới các cô chú, anh chị trong Doanh nghiệp tư nhân Việt
Đại nói chung và các a chị trong phòng kế toán nói riêng đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và
tạo mọi điền kiện thuận lợi nhất cho em được tìm hiểu và tiếp cận thực tế làm cơ sở để
hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên

và giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…
Sinh viên

PHAN THỊ XUÂN


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ XUÂN Tháng 06 năm 2012. “Kế Toán Doanh Thu – Chi Phí –
Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại”.
PHAN THI XUAN. June 2012. “Revenue and Expense Recognition, and
Determining Profit or Loss At Viet Dai Private enterprise”.
Trên cơ sở lý luận đã được học tại nhà trường, để công ty hoạt động có hiệu quả
cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài chính
kế toán, phải nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản và hạch toán các
khoản doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, hợp lệ
và tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nhất.
Từ những vấn đề nêu trên tôi đặc biệt quan tâm và tìm hiểu đến công tác kế
toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh từ đó đưa ra những nhận xét và
kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x

Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ..........................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp ..............................................3
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp ...........................................4
2.2.1. Chức năng: ....................................................................................................4
2.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động: .................................................................4
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp...........................................................4
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp..........................................4
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng ban ..........................................5
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại ..............................6
2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại DN ...........................................................6
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán ..........................................6
2.5. Chế độ kế toán áp dụng tại DN .............................................................................7
2.5.1. Hệ thống tài khoản và báo cáo kế toán: ........................................................7
2.5.2. Chứng từ kế toán: ..........................................................................................7
2.5.3. Hình thức kế toán và ghi sổ kế toán: .............................................................8
2.5.4. Những nguyên tắc kế toán áp dụng tại DN ...................................................9
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................10
3.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................10
3.1.1. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................10
3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh............................................10
 

v



3.2. Kế toán quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa .............................................10
3.2.1. Khái niệm: ...................................................................................................10
3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .......................................10
3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu........................................................13
3.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán ............................................................................15
3.2.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh ............................................................17
3.3. Kế toán hoạt động tài chính ................................................................................20
3.3.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính........................................................20
3.3.2. Kế toán chi phí tài chính .............................................................................23
3.4. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác ...........................................................25
3.4.1. Kế toán thu nhập khác .................................................................................25
3.4.2. Kế toán chi phí khác ....................................................................................27
3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................29
3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................................31
3.7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................33
3.7.1. Phương pháp thu thập: ................................................................................33
3.7.2. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................33
3.7.3. Phương pháp mô tả......................................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................34
4.1. Những quy định và đặc điểm kinh doanh của DN ..............................................34
4.1.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hóa.............................................................34
4.1.2. Hình thức thanh toán ...................................................................................34
4.1.3. Lưu chuyển chứng từ ..................................................................................35
4.2. Kế toán hoạt động kinh doanh hàng hóa tại DN .................................................37
4.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .......................................37
4.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu........................................................42
4.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán ............................................................................44
4.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh ............................................................49
4.3. Kế toán hoạt động tài chính ................................................................................59
4.3.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính........................................................59

4.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính ............................................................61
 

vi


4.4. Kế toán hoạt động khác .......................................................................................64
4.4.1. Kế toán thu nhập khác .................................................................................64
4.4.2. Kế toán chi phí khác ....................................................................................64
4.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................67
4.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................................68
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................73
5.1. Kết luận ...............................................................................................................73
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76
PHỤ LỤC ......................................................................................................................77

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

GTGT

Giá trị gia tăng

XNK

Xuất nhập khẩu

NK

Nhập khẩu

TTĐB


Tiêu thụ đặc biệt



Hoá đơn

KD

Kinh doanh

KH

Khách hàng

KC

Kết chuyển

KQKD

Kết quả kinh doanh

QLKD

Quản lý kinh doanh

SP

Sản phẩm


HH

Hàng hóa

DV

Dịch vụ

PP

Phương pháp

BCTC

Báo cáo tài chính

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

HĐBH


Hóa đơn bán hàng

ĐĐH

Đơn đặt hàng

LBH

Lệnh bán hàng

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Doanh Nghiệp ..................................................5
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán ...................................................................6
Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán (Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính) ..............9
Hình 3.1: Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp DT Bán Hàng .................................................12
Hình 3.2: Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ DT ................................................15
Hình 3.3: Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Quát Giá Vốn Hàng Bán ........................................17
Hình 3.4: Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Phí Quản Lý Kinh Doanh ........................20
Hình 3.5: Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính ...................................23
Hình 3.6: Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Tài Chính ............................................................25
Hình 3.7: Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Thu Nhập Khác ..............................................27
Hình 3.8: Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Khác....................................................................29
Hình 3.9: Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Thuế TNDN........................................................31

Hình 3.10: Sơ Đồ Xác Định Kết Quả Kinh Doanh .......................................................33
Hình 4.1: Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Bán Hàng .....................................................36

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hóa đơn GTGT bán linh kiện máy chế biến gỗ
Phụ lục 2: Hóa đơn GTGT bán máy chế biến gỗ
Phụ lục 3: Hóa đơn GTGT hàng bán bị trả lại
Phụ lục 4: Phiếu xuất kho số 01005
Phụ lục 5: Phiếu nhập kho số 02001
Phụ lục 6: Phiếu xuất kho số 03013
Phụ lục 7: Hóa đơn GTGT số 0118256
Phụ lục 8: Bảng lương bộ phận bán hàng tháng 3/2012
Phụ lục 9: Hóa đơn GTGT số 0017767
Phụ lục 10: Phiếu chi số 01005
Phụ lục 11: Hóa đơn số 001154
Phụ lục 12: Phiếu chi số 02001
Phụ lục 13: Hóa đơn số 1333481
Phụ lục 14: Phiếu chi số 03001
Phụ lục 15: Báo cáo hàng tháng ngân hàng Indovina bank
Phụ lục 16: Sổ phụ ngân hàng NN & PTNT
Phụ lục 17: Tờ khai 52690 và phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Phụ lục 18: Giấy nộp tiền vào ngân sách ngày 26/01/2012
Phụ lục 19: Giấy nộp tiền vào ngân sách ngày 03/02/2012
Phụ lục 20: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 01/2012
Phụ lục 21: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 01/2012

Phụ lục 22: Sổ nhật ký chung từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2012

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì hàng loạt các
chính sách kinh tế và thể chế tài chính có sự thay đổi. Các doanh nghiệp phải đối đầu
với nhiều thử thách lớn và bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Vấn đề đặt
ra là trong điều kiện đó, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để
có thể nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành cơ hội phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục
tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh. Trong nền kinh tế hội nhập thì ngành thương
mại ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Nó thực hiện chức năng nối liền sản xuất
với tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại là hàng hóa và trong quá
trình kinh doanh đó thì có phát sinh những khoản chi phí, doanh thu. Các DN thường
căn cứ vào những khoản chi phí và doanh thu đó để xác định kết quả kinh doanh của
mình.
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là một phần quan
trọng và cơ bản của kế toán doanh nghiệp, thông tin kế toán cung cấp giúp doanh
nghiệp nắm bắt được hiệu quả hoạt động kinh doanh, thấy rõ được lãi (lỗ) của doanh
nghiệp được sinh ra từ đâu: từ các hoạt chính hay các hoạt động phụ, từ các mặt hàng
này hay các mặt hàng khác. Trên cơ sở các kết quả đạt được, doanh nghiệp xây dựng
kế hoạch cho kỳ tới.

Xuất phát từ thực tế trên thấy được tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh, kết hợp với những kiến thức đã được tích lũy ở
trường và thời gian thực tập tiếp xúc thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp, tôi


quyết định chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh”
làm đề tài báo cáo thực tập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu, mô tả và phân tích đánh giá công tác kế
toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại DN tư nhân Việt Đại. Từ kết
quả nghiên cứu đó đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất góp phần làm cho
công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của DN ngày càng
hoàn thiện hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại doanh nghiệp tư nhân Việt Đại;
Phạm vi thời gian: Từ 02/2012 đến 04/2012
Số liệu được phân tích là số liệu của quý 1 năm 2012
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp tư nhân Việt Đại: quá trình hình
thành và phát triển cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hình thức
kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý thuyết cơ bản về doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh, phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc nghiên cứu thực tế.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại doanh

nghiệp, từ đó đưa ra những nhận xét và đề xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số ưu khuyết điểm, từ đó rút
ra những nhận xét kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế
toán tại doanh nghiệp

 

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại được thành lập từ năm 2008, giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp
lần đầu ngày 14/05/2008, thay đổi lần hai ngày 09/12/2009.
Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng phát triển góp phần cho việc hiện
đại hóa công nghiệp hóa các ngành nghề
- Tên doanh nghiệp viết bằng Tiếng Việt: Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: Viet Dai Private Enterprise
- Tên doanh nghiệp viết tắt: DNTN Việt Đại
- Địa chỉ: Trụ sở chính giao dịch 56/10 ấp Tây B, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ
An, Bình Dương
Điện thoại: 06503782072
Fax: 06503782071
Mã số thuế: 3700916918
- Kho hàng: Đường số 2, khu công nghiệp Đồng An, phường Bình Hòa, thị xã
Thuận An, Bình Dương.

- Chủ doanh nghiệp: Diệp Tuyết Lan
- Ngành nghề kinh doanh: Mua bán máy, linh kiện và phụ tùng máy chế biến gỗ
- Vốn diều lệ: 2.500.000.000đ.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại hạch toán hoàn toàn độc lập, có đầy đủ tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về các
hoạt động KD của DN. Mặc dù thành lập chưa được lâu nhưng nhờ nắm bắt được nhu
cầu về máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho ngành chế biến gỗ DN đã gặt hái được
những thành tích đáng kể và có được một lượng khách hàng đông đảo ở Bình Dương,


Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh…Với một đội ngũ nhân sự, kỹ thuật chuyên nghiệp có
nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chế biến gỗ giúp cho doanh nghiệp luôn hoạt
động tốt.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp
2.2.1. Chức năng:
Mua bán các loại máy, linh kiện và phụ tùng máy chế biến gỗ như:
- Máy cuốn nguyên liệu 4 trục EC – 204
- Máy chà nhám thùng 237 RRC
- Máy lăn keo 2 mặt ECG – 610
- Máy bào 2 mặt EC – 610
- Máy mài lưỡi cưa ESA – 280
………
2.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động:
- Doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo
pháp luật hiện hành và theo hướng dẫn của Bộ Thương Mại về thực hiện mục đích và
nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp theo đúng chế độ chính sách nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo tự trang trải về tài
chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, chấp hành các chính sách, chế độ pháp
luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Thương Mại.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chứng từ, sổ sách theo luật kế toán
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán
- Sử dụng đội ngũ nhân viên theo đúng pháp luật, thực hiện tốt chế độ quản lý
lao động tiền lương, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và cân bằng xã hội.
- Nghiên cứu thì trường để xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các
phương án kinh doanh.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

 

4


Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Doanh Nghiệp
Chủ DN

Phòng Kế toán

Bộ phận
chứng từ

Kho

Phòng kinh doanh

Bộ phận
bán hàng

Bộ phận

thanh toán

Bộ phận
giao nhận

Nguồn tin: Phòng kế toán
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng ban
a) Chủ doanh nghiệp
- Là người đứng đầu DN, có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức điều
hành toàn bộ hoạt động của DN và chịu trách nhiệm trước Pháp luật Nhà nước
b) Phòng kinh doanh
- Cùng lãnh đạo DN xây dựng các kế hoạch và chiến lược KD của DN.
- Quản lý việc mua bán hàng hóa, có kế hoạch mở rộng thị trường tiệu thụ,
kiểm soát giá cả đầu vào, đầu ra phù hợp với thị trường từng thời điểm đảm bảo tính
hiệu quả.
- Có chức năng tìm hiểu thị trường, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách
hàng, trực tiếp giao dịch và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
c) Phòng kế toán
- Theo dõi tình hình thu chi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sổ sách theo đúng chế độ kế toán.
- Tổ chức thực hiện các chế độ kế toán tài chính hiện hành, báo cáo thuế đúng
theo pháp lệnh kế toán Nhà nước và các văn bản hướng dẫn khác của các cơ quan có
thẩm quyền.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ DN trong việc thực hiện đầy đủ chế độ
kế toán, quyết toán năm đúng theo quy định của pháp luật.
 

5



- Phân tích tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn và tham mưu cho giám
đốc về công tác tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Thường xuyên cập nhật những thông tin về luật kế toán do BTC ban hành.
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Việt Đại
2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại DN
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

THỦ KHO, THỦ QUỸ
Nguồn tin: Phòng kế toán

2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán
Bộ máy kế toán tại DN được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tất cả các
công việc, hồ sơ, chứng từ kế toán được áp dụng đều tập trung thực hiện tại phòng kế
toán như: phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí,…được thực hiện theo chế
độ hiện hành.
a) Phụ trách bộ phận kế toán
Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của phòng theo chức năng nhiệm vụ được
giám đốc phân công. Trực tiếp điều hành và chỉ đạo các mặt sau:
- Công tác quản lý tài chính và kế hoạch trong phạm vi DN;
- Công tác kiểm tra kế toán tài chính trong nội bộ DN;
- Trực tiếp tham mưu giúp giám đốc trong công tác liên doanh, mở rộng các
phương thức loại hình kinh doanh, góp ý về những khoản thu, chi không hợp lý
- Phân tích báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê;
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế GTGT, bảng thanh
toán tiền lương;
- Theo dõi và quản lý công tác cân đối tiền hàng, công tác bán hàng trả chậm tại
DN, tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa, doanh thu của DN.

b) Nhân viên kế toán
 

6


- Lập phiếu thu, chi tiền mặt, xuất hóa đơn, phân tích hạch toán, định khoản các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày;
- Tổng hợp, theo dõi báo cáo công nợ của DN;
- Giao dịch với ngân hàng, làm việc với cơ quan thuế,…
c) Thủ quỹ - Thủ kho
- Cùng với nhân viên kế toán quản lý, theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt,
kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày. Thực hiện các công việc thu, chi tiền mặt căn cứ
phiếu thu, phiếu chi do kế toán viên lập. Kiểm tra mọi khoản thu, chi trước khi thực
hiện việc thu, chi.
- Phát lương cho công nhân viên.
2.5. Chế độ kế toán áp dụng tại DN
Doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và các thông tư sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn đi kèm.
2.5.1. Hệ thống tài khoản và báo cáo kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC và được
chi tiết hóa phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của DN.
Báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo KQHĐSXKD
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh BCTC
2.5.2. Chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 5

chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương…
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
- Chỉ tiêu bán hàng: thẻ quầy hàng…
- Chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi…
- Chỉ tiêu TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ...
 

7


Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác: hóa đơn GTGT,
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…
2.5.3. Hình thức kế toán và ghi sổ kế toán:
DN thực hiện ghi sổ kế toán bằng hình thức kế toán trên máy vi tính dưới sự hỗ
trợ của phần mềm Unesco để hạch toán và ghi sổ các nghiệp kinh tế phát sinh. Phần
mềm kế toán này được thiết kế theo hình thức nhật ký chung. Hàng ngày, kế toán căn
cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm
tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có để nhập dữ liệu vào sổ nhật ký chung hay các bảng kê được thiết kế sẵn trên
chương trình của phần mềm, từ sổ nhật ký chung các thông tin cần thiết được tự động
chuyển sang bảng cân đối số phát sinh đã được thiết kế sẵn, rồi sau đó từ bảng cân đối
số phát sinh và sổ nhật ký chung thông tin tự động nhập vào sổ cái.
Cuối tháng hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu
chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với BCTC.
Cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành

quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán.

 

8


Hình 2.3: Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán (Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính)
Sổ kế toán

Chứng từ kế toán
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán 

MÁY VI TÍNH

Nguồn tin: Phòng kế toán
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
2.5.4. Những nguyên tắc kế toán áp dụng tại DN

- Niên độ kế toán của doanh nghiệp là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ kế toán là: đồng Việt Nam (VND)
- Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo PP khấu hao đường thẳng.
- Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

 

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa DT thuần và trị
giá vốn hàng bán, chi phi bán hàng và chi phi quản lý doanh nghiệp.
3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh
Mục đích KD của DN trong nền kinh tế thị trường được quan tâm nhất hiện nay
là KQKD và làm thế nào để KQKD ngày càng cao thì càng tốt (tức lợi nhuận mang lại
càng nhiều). Điều đó còn phụ thuộc vào việc kiểm soát các khoản DT, CP và xác định
KQKD trong kỳ của DN. Do vậy công việc phân tích và xác định KQKD như thế nào
để cung cấp những thông tin cần thiết giúp các chủ DN hay giám đốc điều hành phân
tích đánh giá và lựa chọn những phương án KD và phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
3.2. Kế toán quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa
3.2.1. Khái niệm:
Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại, là quá trình

cung cấp HH cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận
thanh toán.
3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được và sẽ thu
được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh DT như: bán SP, HH và cung cấp DV
cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
*) Nguyên tắc ghi nhận DT:
Điều kiện để ghi nhận DT là thỏa mãn năm điều kiện:


- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc HH cho người mua.
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý HH như người sở hữu HH hoặc quyền
kiểm soát HH.
- DT được xác định là tương đối chắc chắn.
- DT đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định chi phí liên quan đến giao dich bán hàng.
*) Chứng từ sử dụng:
 Hóa đơn GTGT: Dùng cho các DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Hóa đơn bán hàng: Dùng trong các DN nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp.
 Ngoài các hóa đơn trên, hạch toán chi tiêt tiêu thụ còn sử dụng các bảng kê bán
lẻ HH, DV, bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi và sổ chi tiết bán hàng.
 Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng;
*) TK sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 511 có 4 TK cấp 2 như sau:
TK 5111 – DT bán hàng hóa
TK 5112 – DT bán các thành phẩm
TK 5113 – DT cung cấp dịch vụ
TK 5118 – DT khác

*) Kết cấu và nội dung phản ánh:
+ Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu, hoặc thuế GTGT theo PP trực
tiếp phải nộp tính trên DT bán hàng thực tế của sản phẩm, HH, dịch vụ, đã cung cấp
cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá khoản chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
- Kết chuyển DT thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
+ Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, HH, bất động sản đầu tư và cung cấp DV của DN
thực hiện trong kỳ.
 

11


TK 511 không có số dư cuối kỳ
*) Phương pháp hạch toán kế toán:
Đối với sản phẩm, HH, bất động sản đầu tư, DV thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ và DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh DT bán hàng
và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,…
Có TK 511
Có TK 3331
Cuối kỳ KC các khoản giảm trừ DT để xác định DT thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521 (5211, 5212, 5213)
Cuối kỳ KC DT bán hàng và cung cấp DV trong kỳ sang bên Có TK 911 “ Xác định
kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:

Nợ TK 511
Có TK 911
*) Sơ đồ hạch toán:
Hình 3.1: Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Dt Bán Hàng
333

511

111, 112,131…

Thuế GTGT phải nộp

DT bán hàng và cung cấp DV

theo PP trực tiếp, thuế

với DN nộp thuế GTGT theo

TTĐB, thuế XK phải nộp

pp khấu trừ (giá chưa thuế)

521

3331

Cuối kỳ KC các khoản

Thuế GTGT


giảm trừ DT

phải nộp

911
Cuối kỳ KC DT thuần

 

12


3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ DT bao gồm: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,
giảm giá hàng bán
*) Khái niệm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà DN đã giảm trừ hoặc đã thanh toán
cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo
thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết
mua, bán hàng.
Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, HH DN đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận
DT nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng
kinh tế như: hàng kém phảm chất, sai quy cách, không đúng chủng loại.
Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền mà bên bán giảm trừ cho bên mua hàng trong
trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kem phẩm chất, không đúng quy cách hoặc
không đúng thời hạn…đã ghi trong hợp đồng.
*) TK sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
TK 521 có 3 TK cấp 2 như sau:
TK 5211 – Chiết khấu thương mại

TK 5212 – Hàng bán bị trả lại
TK 5213 – Giảm giá hàng bán
*) Kết cấu và nội dung phản ánh:
+ Bên nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
- Trị giá của hàng bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ
phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
+ Bên có:
- Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ DT phát sinh trong kỳ sang TK 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 521 không có số dư cuối kỳ

 

13


*) Phương pháp hạch toán:
- Khi DN thực hiện chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua hàng với
khối lượng lớn, căn cứ HĐBH và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 111, 112, 131,…
- Khi DN nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, hạch toán trị giá vốn của hàng
bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 154, 155, 156,…
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
+) Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bị trả lại đối với sản
phẩm hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và DN nộp thuế GTGT

theo PP khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131
- Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số
lượng hàng đã bán do kém chất lượng, mất phẩm chất, sai quy cách, hợp đồng; kế toán
ghi:
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị
giảm giá)
Có TK 111, 112, 131…
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,giảm
giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”, kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ DT (5211, 5212, 5213)
*) Sơ đồ hạch toán:

 

14


×