Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH KINH TẾ KHI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC TRỪ SÂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.17 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

PHƯƠNG BẢO YẾN

PHÂN TÍCH KINH TẾ KHI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC TRỪ SÂU TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

PHƯƠNG BẢO YẾN

PHÂN TÍCH KINH TẾ KHI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC TRỪ SÂU TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Kinh Tế
Khi Áp Dụng Luật Thuế Môi Trường Đối Với Nhóm Thuốc Trừ Sâu tại Thành
Phố Hồ Chí Minh”, do Phương Bảo Yến sinh viên khóa 2008-2012, ngành Kinh Tế
Tài Nguyên Môi Trường thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gì tôi đạt
được trong thời gian qua là sự động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, tất
cả tôi xin ghi mãi trong lòng.
Đầu tiên tôi xin gởi sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người dưỡng dục tôi đạt
được ngày hôm nay là Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nâng đỡ tôi trong
cuộc sống và là nguồn động lực rất lớn để tôi phấn đấu trong học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi, cho tôi những ý kiến quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu. Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang để
tôi vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Sau cùng tôi muốn gởi lời cám ơn của mình đến tất cả bạn bè đã ủng hộ, giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phương Bảo Yến



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHƯƠNG BẢO YẾN. Tháng 06 năm 2012. “Phân Tích Kinh Tế Khi Áp
Dụng Luật Thuế Môi Trường Đối Với Nhóm Thuốc Trừ Sâu tại Thành Phố Hồ
Chí Minh”.
PHUONG BAO YEN. June 2012. “Analyzing Economy When Applying The
Environtment Tax for Pesticide Group in Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng sản xuất tiêu dùng thuốc trừ sâu tại Thành phố
Hồ Chí Minh và nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến nhu cầu sử dụng
thuốc trừ sâu hóa học của Thành phố. Thông qua công cụ phân tích hồi quy, tác giả đã
thiết lập được hàm cầu thuốc trừ sâu hóa học theo hàm Cobb – Douglas là:
Q = 2.0828 * GIA-0.0973
Mức thuế hợp lý để làm giảm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học là ở mức 100%,
tổn hại làm giảm được trên 1ha diện tích đất trồng lúa là 1.9 triệu đồng, chi phí làm
giảm được cho toàn Thành phố là 24,700 triệu đồng/năm và tổng chi phí thiệt hại về
sức khỏe của toàn Thành phố giảm được là 56.66 tỷ đồng/năm.
Nghiên cứu cung cấp cho các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương
cái nhìn rõ hơn về lợi ích của luật thuế môi trường đối với thuốc trừ sâu hóa học. Từ
đó, chính quyền địa phương có chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nông
dân được tiếp cận với các sản phẩm sinh học.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên


5

2.2.2. Tình hình kinh tế

8

2.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội

9

2.3. Tổng quan hoạt động sản xuất nông nghiệp của TP.HCM

12

2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp

13

2.3.2. Tình hình sản xuất cây lúa và công tác BVTV trên địa bàn Thành phố

14

2.4. Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc BVTV ở Việt Nam

16

2.4.1. Tình hình sản xuất thuốc BVTV

16


2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Một số khái niệm

18
v


3.1.2. Cơ sở lý luận về cầu

20

3.1.3. Lý thuyết về thuế

23

3.1.4. Sơ lược về tác dụng và tác hại của thuốc BVTV hóa học và thuốc BVTV
sinh học

24


3.1.5. Vai trò của thuốc BVTV sinh học trong nền nông nghiệp

25

3.1.6. Quy trình sản xuất cây lúa

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

31

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

31

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

31

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


34

4.1. Tình hình sản xuất TTS

34

4.2. Thực trạng sử dụng TTS trên cây lúa tại TP.HCM

35

4.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuốc BVTV

35

4.2.2. Cách sử dụng thuốc BVTV

36

4.2.3. Nguồn thông tin lựa chọn loại TTS

37

4.2.4. Cơ sở sử dụng TTS

37

4.2.5. Liều lượng sử dụng TTS

38


4.2.6. Các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trên địa bàn TP.HCM

38

4.3. Ước lượng mô hình hàm cầu TTS

41

4.3.1. Đặc trưng của mẫu điều tra

41

4.3.2. Ước lượng mô hình hàm cầu TTS

42

4.3.3. Kiểm định mô hình hàm cầu đã được ước lượng

43

4.3.4. Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và tác động biên

45

4.3.5. Xây dựng hàm cầu TTS hóa học

47

4.4. Tác động của chính sách thuế vào tiêu dùng TTS hóa học


48

4.4.1. Xác định mức thuế cho TTS hóa học

48

4.4.2. Phân tích tác động của chính sách thuế vào tiêu dùng TTS hóa học

49

4.5. Đề xuất giải pháp hoàn thiện

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vi

55


5.1. Kết luận

55

5.2. Kiến nghị

55

5.2.1. Đối với cơ quan chức năng


55

5.2.2. Đối với người nông dân

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

ĐHST

Điều hòa sinh trưởng

ĐT & TTTH


Điều tra và tính toán tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

KN

Kim ngạch

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

NNPTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn



Quyết định

STT

Số thứ tự



Thủ Đức


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNBQ

Thu nhập bình quân

TTS

Thuốc trừ sâu

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang
Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp của TP.HCM

13 

Bảng 2.2. Năng Suất Vụ Mùa Năm 2010 và 2011 Trên Địa Bàn TP.HCM

15 

Bảng 2.3. Số Lượng Các Hoạt Chất và Tên Thương Phẩm Thuốc BVTV Được Phép

Sử Dụng Trong Nông Nghiệp Năm 2011 và Năm 2012

16 

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước lượng

33 

Bảng 4.1. Thị Trường Nhập Khẩu TTS và Nguyên Liệu Tháng 2, 2 Tháng Năm 2012
35 
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Các Nhóm Thuốc Sử Dụng Trên Cây Lúa tại Địa Bàn TP.HCM Năm
2011

39 

Bảng 4.3. Các Loại TTS Được Nông Dân Sử Dụng Trên Địa Bàn TP.HCM Năm 2011
40 
Bảng 4.4. Hiệu Quả Sử Dụng Thuốc BVTV Trên Cây Lúa tại Địa Bàn TP.HCM

41 

Bảng 4.5. Quy Mô Diện Tích của Các Hộ Điều Tra

41 

Bảng 4.6. TNBQ của Các Hộ Tra

42 

Bảng 4.7. Kết Quả Ước Lượng Các Hệ Số Hồi Quy


42 

Bảng 4.8. Kết Quả Kỳ Vọng Dấu của Các Biến Sau Khi Ước Lượng

43 

Bảng 4.9. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Quy Bổ Sung

45 

Bảng 4.10. Ý Kiến của Hộ Nông Dân về Sử Dụng TTS Khi Có Thuế Môi Trường

50 

Bảng 4.11. Chi Phí Sản Xuất Lúa Trung Bình của Một Hộ Điều Tra

52 

 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH 
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính TP.HCM




Hình 3.1. Đường Cầu

21 

Hình 3.2. Lý Thuyết Về Thuế

23 

Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lựa Chọn Thuốc BVTV của Nông Dân

36 

Hình 4.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Cách Sử Dụng Thuốc BVTV của Nông Dân

36 

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nông Dân Lựa Chọn Loại TTS Theo Các Nguồn Thông Tin
37 
Hình 4.4. Biểu Đồ Tỷ Lệ Thời Điểm Quyết Định Phun Thuốc của Nông Dân

38 

Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Liều Lượng Sử Dụng TTS của Nông Dân

38 

Hình 4.6. Đường Cầu TTS Theo Dạng Cobb –Douglas

47 


Hình 4.7. Đường Cầu TTS Hóa Học của Toàn Thành phố

48 

Hình 4.8. Đường Cầu TTS Hóa Học của Một Hộ Khi Có Thuế Môi Trường

49 

Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mức Giảm Sử Dụng TTS của Các Hộ Điều Tra

50 

Hình 4.10. Biểu Đồ Tỷ Lệ Hộ Nông Dân Ủng Hộ - Không Ủng Hộ Đánh Thuế Môi
Trường đối với TTS Hóa Học

51 

Hình 4.11. Đường Cầu TTS của Một Hộ Khi Có Thuế Môi Trường

52 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Cầu TTS
Phụ lục 2. Kiểm Định White của Mô Hình Hàm Cầu TTS
Phụ lục 3. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung Hàm Cầu TTS
Phụ lục 4. Kiểm Định BG – Breusch & Godfrey của Mô Hình Hàm Cầu TTS
Phụ lục 5. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả Các Biến của Mô Hình Hàm Cầu TTS

Phụ lục 6. Danh Mục Thuốc BVTV Được Phép Sử Dụng, Hạn Chế Sử Dụng, Cấm Sử
Dụng ở Việt Nam Năm 1012
Phụ lục 7. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Phỏng Vấn Hộ Nông Dân

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp là một ngành kinh tế
quan trọng đối với đất nước. Có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát
triển của cây trồng, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của sâu
bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng do đó việc sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật
(BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng đã được người nông dân sử
dụng từ nhiều năm trước đây. Trong đó, thuốc trừ sâu (TTS) được người nông dân sử
dụng nhiều do có tính năng rộng diệt được nhiều loại côn trùng nhằm giảm thiểu
những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Mặt
khác, những năm gần đây do thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường làm cho các loại sâu
hại, dịch bệnh ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, bên cạnh đó do thâm canh tăng
vụ, tăng diện tích, dịch chuyển cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang các loại hoa màu,
cây ăn quả và các loại cây trồng khác làm cho nhu cầu sử dụng TTS của người nông
dân tăng cao.
Ngày nay, khi ngành hoá học và công nghiệp hoá chất không ngừng phát triển
và sản xuất ra hết loại thuốc sâu này đến loại thuốc sâu kia để đối phó với côn trùng có
hại làm cho giá thuốc rẽ nhanh chóng. Tính đến thập kỷ 70, toàn thế giới đã sử dụng
hơn 12.000 loại TTS. Ở Việt Nam, hàng năm chúng ta phải chi ra hàng triệu đô la Mỹ
để nhập khẩu thuốc hoặc các thành phần chính để sản xuất thuốc BVTV, thuế suất
nhập khẩu ở các mức tỷ lệ thấp gần như không đáng kể so với nhiều loại hàng hóa
nhập khẩu khác, điều này thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các đầu vào

sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự ưu đãi này cộng với tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất thuốc làm cho giá thuốc rẽ nhanh chóng và từ đó người nông dân sử
dụng với liều lượng quá mức cần thiết. Không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa
màng, mà các loại TTS còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
tới hệ sinh thái và con người.


Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong khoảng hơn 120 hóa chất trừ sâu bệnh thông
dụng thì có tới 90 chất độc hại, 33 chất gây đột biến di truyền, 22 chất gây dị dạng
khuyết tật, 14 chất gây u độc và ung thư cho các loài động vật máu nóng (Nguyễn
Xuyến, 2008). Hơn nữa, để phòng trừ sâu bệnh nông dân thường có thói quen phun
thuốc ở mức quá liều không cần thiết, pha trộn bừa bãi nhiều loại thuốc khác nhau làm
chi phí sản xuất tăng cao. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì TTS rất cần thiết,
tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
xung quanh và sức khỏe con người. Hàng năm trên thế giới có hơn 2000 người chết do
làm việc với thuốc BVTV, có khoảng 5472 người ngộ độc do sử dụng thuốc và thiệt
hại khoảng 108 triệu đôla Mỹ/năm (Nguyễn Minh Hào, 2009). Theo báo cáo của bệnh
viện Chợ Rẫy thì trong năm 2009 TTS gây ra 51% ca chết người do ngộ độc
(VietnamNet, 2009).
Với điều kiện khí hậu, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho lượng thuốc sử
dụng hàng năm rất lớn. Vì vậy, thiết nghĩ cần có một luật thuế môi trường đối với
nhóm TTS là rất cần thiết. Nhưng, khi có thuế môi trường thì người nông dân có giảm
sử dụng thuốc, những tác động của nó đến sản xuất và tiêu dùng TTS của người nông
dân như thế nào. Do đó, mà đề tài “Phân tích kinh tế khi áp dụng luật thuế môi
trường đối với nhóm thuốc trừ sâu tại Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn
nhằm tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của luật thuế này đối với sản xuất và tiêu
dùng TTS. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện luật thuế để có thể ứng dụng
vào trong đời sống.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích kinh tế khi áp dụng luật thuế môi trường đối với nhóm TTS.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng sản xuất tiêu dùng TTS.

-

Xây dựng đường cầu TTS.

-

Tác động của chính sách thuế vào tiêu dùng TTS.

-

Đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn trong địa bàn TP.HCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này được tiến hành từ 03/2012 đến 06/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên

cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung như tổng quan về các tài liệu nghiên cứu
liên quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý luận của bài nghiên cứu, một số khái niệm liên
quan, trình bày về phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Nội dung chương này chính là các kết quả chính thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài thông qua các phân tích và số liệu thống kê.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Hào thực hiện 2009 đã nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến nhu cầu sử dụng thuốc BVTV hóa học của
xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đề tài tập trung xác định
mức thuế hợp lý để làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV hóa học. Thông qua công cụ
phân tích hồi quy, tác giả thiết lập được hàm cầu thuốc BVTV hóa học theo hàm Cobb
– Douglas của vụ Hè thu:
Q = 63.63 * P -0.63
Mức thuế hợp lý để giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học là ở mức 34%, tổn hại
làm giảm được trên 1ha diện tích đất trồng lúa là 0.65 triệu đồng, chi phí làm giảm
được cho xã là 0.37 tỷ đồng/năm. Khi mức thuế tăng 100% thì nông dân sẽ không còn
sử dụng thuốc BVTV hóa học nữa .
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc Yến thực hiện năm 2010 đã phân

tích tình hình sử dụng túi nylon tại TP.HCM, các yếu tố tác động đến đường cầu, tình
hình sản xuất túi nylon, cung túi tự hủy và tập trung xác định mức thuế trên túi nylon
với mục tiêu giảm sử dụng tối đa túi nylon, hướng người tiêu dùng sử dụng túi thân
thiện môi trường. Thông qua công cụ phân tích hồi quy, tác giả đã xác định được
đường cung, cầu túi nylon tại TP.HCM với hàm cung cầu lần lượt là:
QD = 23,398,872.39*P -0.84863
QS1 = 0.1148874 * P 5.100973776
Xác định mức thuế trên mỗi kg túi nylon là 30,781.12 đồng/kg. Trước khi áp
thuế, khối lượng cân bằng túi nylon toàn Thành phố sử dụng là 1,527,707.5 kg/tháng,
sau khi áp thuế, mức cân bằng thị trường là P = 53,163.6 đồng/kg và Q =
803,132.2556 kg/tháng. Như vậy lượng sử dụng giảm được là 724,575.24 kg/tháng. Về
phương pháp thuế, dựa trên hệ số co giãn của cung và cầu, tác giả đã xác định tỷ lệ


người tiêu dùng chịu thuế là 85.74% tương đương 26,391.7323 đồng/kg và người sản
xuất chịu thuế 14.26% tương đương với 4,389.3877 đồng/kg túi nylon.
Nghiên cứu đã tìm hiểu tình hình sử dụng và những biện pháp kinh nghiệm
giảm thiểu sử dụng túi nylon trên thế giới cũng như các kết quả đạt được từ các biện
pháp áp dụng. Từ đó nghiên cứu rút ra những điều kiện cần thiết và đề xuất chính sách
hỗ trợ cho việc áp dụng một chính sách thuế hiệu quả trong mục tiêu giảm thiểu sử
dụng và thay thế túi nylon tại TP.HCM.
- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2007 “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường
khi sử dụng thuốc sinh học cho lúa tại huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng”. Tác giả đã
phân tích các chi phí đầu tư trên diện tích 1ha/vụ lúa thông qua phỏng vấn hai nhóm
hộ dân: 30 hộ sử dụng thuốc sinh học và 30 hộ sử dụng thuốc hóa – sinh kết hợp. Kết
quả cho thấy việc sử dụng các chế phẩm sinh học không những đem lại hiệu quả
phòng chống các loại sâu bệnh góp phần làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng.
Trong việc đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học còn
không gây hại đến sức khỏe con người và hạn chế ô nhiễm môi trường.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
Với diện tích tự nhiên 2,095.239 km2, TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc
và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam,
TP.HCM cách Hà Nội 1,730 km theo đường bộ, trung tâm Thành phố cách bờ biển
Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
TP.HCM hiện nay là một trong 5 Thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam. Về mặt hành chính, Thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện.
-

Quận (19): 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò
Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức.

-

Huyện (5): Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
5


Toàn Thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 259 phường, 58 xã
và 5 thị trấn. Trung tâm Thành phố nằm ở Quận 1, 3 là nơi mà các trụ sở, Ủy Ban
Thành phố, trung tâm mua sắm, giao dịch, v.v. được đặt ở đây. Bên cạnh đó, đã xuất
hiện các khu đô thị mới tập trung ở Quận 7 như là khu Phú Mỹ Hưng, Quận 2.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính TP.HCM

Nguồn: Sở Quy Hoạch Kiến Trúc.

b) Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình Thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
6


vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam Thành phố, có độ cao trung
bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0.5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận
Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5
tới 10 mét.
TP.HCM gồm có bốn điểm cực:
-

Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.

-

Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

-

Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

-

Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.


Thổ nhưỡng
Đất Thành phố chủ yếu là đất phù sa (cũ, mới) chia thành 6 nhóm chính:
- Đất đỏ vàng chiếm 1.5% diện tích đất trồng, có ở Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi,
thường là đất cát nhiều mùn.
- Đất xám chiếm 19.4% phát triển trên phù sa cũ, phân bố ở bắc Củ Chi, bắc
Thủ Đức, Hóc Môn, bắc Bình Chánh, đất mịn và nhiều mùn.
- Đất phù sa ngọt chiếm 2.6% phân bố rải rác ở Bình Chánh, Thủ Đức và các
quận ven nội thành. Đây là loại đất tốt nhất, được khai phá từ lâu đời, đây là vùng
nông nghiệp trù phú nhất Thành phố.
- Đất phèn chiếm 3.8%, phân bố ở Cần Giờ, Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi và
Hóc Môn.
- Đất mặn chiếm 12.3% tập trung ở Cần Giờ một phần phía nam Bình Chánh,
Nhà Bè. Đất có khả năng trồng trọt, nếu đắp đê ngăn mặn và giữ được nước ngọt.
- Đất cồn cát bãi biển chiếm 3.2%, phân bố ở Cần Giờ (từ Cần Thạnh đến Cần
Hòa) hiện được khai thác để trồng cây ăn trái.
Sông ngòi
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố có mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài là 795.5 km, trong đó 693.2
km sông, kênh các loại. Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất, đoạn chảy qua Thành phố
dài khoảng 103 km. Hệ thống đường sông của Thành phố rất thuận lợi cho việc giao
lưu đường thủy với các tỉnh miền Đông cũng như miền Tây Nam bộ và thông thương
ra biển Đông, đi tới các nước trên thế giới. Hệ thống sông, kênh rạch giúp TP.HCM
7


trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông,
thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và
hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Khí hậu
TP.HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở

Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong
năm và có hai mùa rõ rệt, với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân
năm là 1,979mm; và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc
nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, cho thấy những đặc trưng khí hậu TP.HCM như
sau.
- Chế độ nắng và bức xạ: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140
Kcal/cm2/năm; số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ; tổng tích ôn/năm 9,8780C.
- Nhiệt độ không khí trung bình 270C; nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối 13.80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28.80C), tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25.70C). Hàng năm
có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng
như vậy, rất thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng
suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các
chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Chế độ gió: TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây-Tây Nam và Bắc-Đông Bắc. Gió Tây-Tây Nam từ Ấn Độ dương thổi vào trong
mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, gió Bắc-Đông Bắc từ biển Đông thổi vào
trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, ngoài ra có gió tín phong, hướng
Nam-Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng
không có gió bão.
- Độ ẩm: Thành phố có độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79.5%;
bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74.5%
và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
2.2.2. Tình hình kinh tế
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0.6%
diện tích và 8.34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20.2% tổng sản phẩm,
8


27.9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005,

TP.HCM có 4,344,000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động
nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Thành
phố đạt 2,800 đô la Mỹ/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 đô la
Mỹ/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418,053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng
20,902 tỷ đô la Mỹ), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính, v.v. Cơ cấu kinh tế của
Thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, ngoài quốc doanh chiếm 44.6%, phần còn
lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng
cao nhất: 51.1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47.7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1.2%.
Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
TP.HCM. Thành phố đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển công
nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Thành phố
tập trung chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, xây dựng quy hoạch chi tiết 4 ngành ưu
tiên cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương
thực, thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ và các ngành khác, đồng thời hoàn
chỉnh hạ tầng Khu công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung trở thành mũi
đột phá góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Thành phố, xây dựng các cụm công
nghiệp chuyên ngành, hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên
địa bàn để đảm bảo sẵn sàng về hạ tầng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào
lĩnh vực công nghiệp. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á,
đường Đông Tây,v.v. sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
2.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
a) Dân cư và nguồn lao động
Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số Thành phố vào
giữa năm 2010 là 7,396,446 người, mật độ 3,531 người/km2. Sự phân bố dân cư ở
TP.HCM không đồng đều. Trong khi một số quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới
trên 40,000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98
người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1.07% thì

9


tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2.5%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu
hướng giảm; trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân
từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống.
Mặc dù TP.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình
quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác
động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại
cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các
quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
b) Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở
giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn Thành phố có 638
cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55
trường cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, TP.HCM còn có 20 trung tâm xóa mù
chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1,308
cơ sở giáo dục của Thành phố có 1,169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ
sở dân lập, tư thục.
c) Y tế
Tuổi thọ trung bình của nam giới ở Thành phố là 71.19; con số ở nữ giới là 75.
Vào năm 2005, TP.HCM có 21,780 nhân viên y tế, trong đó có 3,399 bác sĩ. Tỷ lệ bác
sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002. Toàn Thành phố
có 19,442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng mạng
lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số
năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5,290 giường, chiếm 37% số
giường bệnh toàn Thành phố. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh,
tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, Thành phố cũng
có 2,303 cơ sở y tế tư nhân và 1,472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các

bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu
trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ.

10


Sở Y tế Thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện
chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của Thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng
chất lượng phục vụ.
d) Văn hóa - du lịch
Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1,983,048 người (27.68% tổng số
dân Thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật
giáo 1,164,930 người chiếm 16.26%, Công giáo 745,283 người chiếm 10.4%, Cao đài
31,633 người chiếm 0.44%, Tin lành 27,016 người chiếm 0.37%, Hồi giáo 6,580
người chiếm 0.09%.
Trong khoảng 4.3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu
khách đã tới thăm TP.HCM, tức khoảng 70%. Năm 2007 cũng là năm Thành phố có
được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu ngành
du lịch đạt 19,500 tỷ đồng, tăng 20%. Là một Thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử,
nhưng TP.HCM đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền
văn hóa đa dạng.
e) Những vấn đề tồn tại trong phát triển Thành phố
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi
trường chung. Vì vậy, TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi
trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông
ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống
xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương,
nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500,000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi

trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có
giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.
Lượng rác thải ở TP.HCM lên tới 6,000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác
thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm
2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây
dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng
bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
11


Tình trạng ngập lụt trong trung tâm Thành phố đang ở mức báo động cao, xảy
ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập
nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi
năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã
xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam
– khu vực thoát nước của Thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng
hơn.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, TP.HCM đang khẩn trương tìm
mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một
nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là
một ví dụ.
2.3. Tổng quan hoạt động sản xuất nông nghiệp của TP.HCM
Theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND Thành phố
về việc Phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, diện tích đất nông nghiệp của
Thành phố năm 2010 là: 103,938 ha. Theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chia ra:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 56,664 ha, gồm 26,188 ha đất trồng cây hàng năm
và 30,476 ha đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp có rừng : 36,256 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản : 9,361 ha.

- Đất làm muối : 1,000 ha.
- Đất nông nghiệp khác : 658 ha

12


Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp của TP.HCM
ĐVT: Tỷ đồng
Nội dung

2010

2011

Kế hoạch 2012

Tổng giá trị

8,911.4

10,389.5

11,792.4

Nông nghiệp

6,922.3

8,120


9,223,7

-

Trồng trọt

2,334.6

2,700

3,033.2

-

Chăn nuôi

3,977.9

4,700

5,364

-

DVNN

609.8

720


835.9

89.1

89.5

98.2

1,900

2,180

2,460

Lâm nghiệp
Thủy sản

Nguồn: Sở NNPTNT TP.HCM
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp
a) Thuận lợi
Tuy diện tích đất canh tác tại TP.HCM giảm dần (đến năm 2008 giảm 9,407 ha
so với năm 2000 – bình quân giảm 1,176 ha/năm), nhưng từ nguồn tài nguyên đất,
nước, rừng được quy hoạch và phát triển cụ thể theo các chương trình mục tiêu phát
triển nông nghiệp của Thành phố, đặc biệt là Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, giai đoạn 2006 – 2010, là những thuận lợi to lớn để đẩy mạnh phát triển
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ công nghiệp, dân sinh.
Từ Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đã phát huy tiềm
năng phát triển của đất đai, nước, rừng; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp liên tục
tăng khá cao, giai đoạn 2000 – 2008 bình quân 6.04%. Cơ cấu cây trồng đã có chuyển
dịch đúng hướng: giảm diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả, tăng diện tích trồng

cây hoa kiểng, rau an toàn, cỏ chăn nuôi, cây công nghiệp hằng năm.
b) Khó khăn
Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa, gây khó khăn trong công tác
điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phần diện tích thấp, trũng, có cao trình dưới 2m và diện tích mặt nước chiếm
đến 61% diện tích tự nhiên của Thành phố, hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ
sản xuất chưa hoàn thiện.
13


×