Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP COLUSA MILIKET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TÔ LAN THƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CP COLUSA - MILIKET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TÔ LAN THƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CP COLUSA - MILIKET

Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Lâm

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Minh Hoàng


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP COLUSA – MILIKET ” do,
Tô Lan Thương sinh viên khóa 34, ngành Kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________________ .

Đỗ Minh Hoàng
Giáo viên hướng dẫn

________________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________
Ngày

tháng

năm

______________________________


năm

Ngày
i

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn tất thành công đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công
ty Cổ Phần Lương Thực – Thực Phẩm Colusa Miliket” ngoài sự nỗ lực của bản thân
còn có sự giúp đỡ từ gia đình, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
Công ty Cổ Phần Lương Thực – Thực Phẩm Colusa Miliket và tất cả những người bạn
luôn ở bên cạnh giúp đỡ trong suốt quá trình khó khăn làm đề tài.Tôi xin chân thành
cảm ơn:
Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ĐỖ MINH HOÀNG, đã tận
tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Lương Thực – Thực
Phẩm Colusa Miliket đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Công
ty. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Chị Mai, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty, đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự

nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty Cổ Phần Lương
Thực – Thực Phẩm Colusa Miliket luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Tô Lan Thương

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT

TÔ LAN THƯƠNG, Tháng 6 năm 2012. “Phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty Cổ Phần Lương Thực – Thực Phẩm Colusa Miliket”.
TO LAN THUONG, June 2012. : “Analysis Of Product Consumption At
Miliket Colusa Foodstuff Joint Stock Company”.
Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty nhằm
tìm ra những ưu khuyết điểm trong quá trình tiêu thụ và có những biện pháp khắc phục
những khuyết điểm để nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Đề tài phân tích các số liệu tiêu thụ tại công ty qua hai năm 2010, 2011 đưa ra
nhận xét về tình hình tiêu thụ của công ty trong thời gian qua. Đồng thời phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ của công ty như: môi trường vi mô, môi trường
vĩ mô, thị trường cạnh tranh, giá cả, chiêu thị cổ động, ma trận SWOT. Từ đó đưa ra
những kiến nghị về việc đẩy mạnh tình hình tiêu thụ tại công ty.
Đề tài thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu từ các phòng ban của công ty, số
liệu trên internet.

iii


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. ..............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................2
1.4 Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .........................................................................................4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. .......................................................4
2.2 Đặc điểm, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ......................5
2.3 Tổ chức, quản lý. ..................................................................................................5
2.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty. ..................................................................................5
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty. .....................................6
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty. ...........................................................7
2.4.1 Thuận lợi. .......................................................................................................7
2.4.2 Khó khăn. .......................................................................................................8
2.5 Phương hướng phát triển của công ty. ..................................................................8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................9
3.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................9
3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm..........................................................................9
3.1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm. .........................................................9
3.1.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm. ..........................................................10
3.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ. ..........................................18
iv



3.1.5 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. ...............................22
3.2. Ma trận SWOT. ..................................................................................................23
3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. ........................24
3.4 Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................25
3. 2.1 Phương pháp so sánh...................................................................................25
3.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố. ...................................................................25
3.2.3 Phương pháp cân đối. ...................................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................26
4.1 Phân tích kết quả HĐKD tại công ty. .................................................................26
4.1.1 Phân tích kết quả HĐKD tại công ty trong hai năm 2010 - 2011. ...............26
4.1.2 Phân tích hiệu quả HĐKD tại công ty trong hai năm 2010 - 2011 ..............28
4.2 .Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. .............................................29
4.2.1 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. ......................29
4.2.2 Phân tích khối lượng hàng tồn kho của công ty. ..........................................30
4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty. ................................30
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ SP tại công ty. ...........31
4.3.1 Mạng lưới phân phối sản phẩm. ...................................................................31
4.3.2 Giá cả. ..........................................................................................................33
4.3.3 Chiêu thị cổ động .........................................................................................34
4.4 Phân khúc thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty ...........................................36
4.4.1 Phân khúc thị trường. ...................................................................................36
4.4.2 Thị trường mục tiêu: ....................................................................................39
4.5 Phân tích sản phẩm cạnh tranh. ..........................................................................40
4.6 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty .44
4.6.1 Phân tích môi trường vĩ mô...........................................................................44
4.6.2 Phân tích môi trường vi mô...........................................................................46
4.7 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của công ty. ..................51
4.8 Các chiến lược nhằm nâng hiệu quả tiêu thụ của công ty. .................................54
4.8.1 Định hướng phát triển. .................................................................................54

4.8.2 Xây dựng các chiến lược cụ thể. ..................................................................55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................59
5.1. Kết luận. .............................................................................................................59
v


5.2 Kiến nghị. ...........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

KT-ĐT XDCB

Kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản

QLSX

Quản lý sản xuất

KD

Kinh doanh


XNK

Xuất nhập khẩu

SP

Sản phẩm

CP

Cổ phần

LN

Lợi nhuận

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CSH

Chủ sở hữu

KTTT


Kinh tế thị trường

ROA

Return on assets

ROE

Retun on equity

ROS

Return on sales

SWOT

Strengh weaknesses oppurnities threat

SL

Số lượng

TS

Tài sản

HTK

Hàng tồn kho


GVHB

Giá vốn hàng bán

ĐVT

Đơn vị tính

VH – XH

Văn hóa – Xã hội

NSX

Nhà sản xuất

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

KT – TH

Kế toán tổng hợp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Giai Đoạn 2010 –

2011

27

Bảng 4.2 Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Hoạt Động Của Công Ty

28

Bảng 4.3 Doanh Thu Theo Tiêu Thụ.

29

Bảng 4.4 Khối Lượng Hàng Tồn Kho

30

Bảng 4.5 Các Chỉ Tiêu Về Hàng Tồn Kho

30

Bàng 4.6 Bảng So Sánh Giá Bán Của Công Ty Với Các Công Ty Khác.

33

Bàng 4.7 Bảng Số Loại Theo Giá Bán Của Công Ty Với Các Công Ty Khác.

34

Bảng 4.8: Các Loại Bao Bì Chứa Sản Phẩm Của Công Ty Và Các Công Ty
Khác.


41

Bảng 4.9: Các Loại Hương Vị Của Sản Phẩm Công Ty Colusa-Miliket

41

Bảng 4.10: Phân Tích SWOT

51

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Hiện Nay.

5

Hình 3.1 Kênh Phân Phối Truyền Thống Trong Thị Trường Tiêu Thụ

12

Hình 4.1 Biểu Đồ Doanh Thu Và Lợi Nhuận Qua Các Năm

26

Hình 4.2 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Của Công Ty.


32

Hình 4.3: Doanh Số Của Công Ty Theo Phân Khúc Địa Lý.

37

Hình 4.4: Doanh Số Của Công Ty Phân Khúc Theo Độ Tuổi.

38

Hình 4.5: Doanh Số Của Công Ty Phân Khúc Theo Thu Nhập.

39

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh Một Số Sản Phẩm Chính Của Công Ty
Phụ lục 2: Qui trình sản xuất của Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm ColusaMiliket

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, mức tiêu thụ mì
ăn liền tại Việt Nam đang đứng thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và

Nhật Bản. Năm 2012, khả năng tăng trưởng của mì gói có thể tăng đến trên 7 tỷ gói so
với con số 5 tỷ gói của năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường này là
15 – 20% năm. Dự báo này không chỉ cho thấy nhu cầu gia tăng mà mức độ cạnh tranh
để giành thị phần của các doanh nghiệp cũng sẽ khốc liệt.
Thị trường thực phẩm công nghệ, thực phẩm ăn liền Việt Nam đã thay đổi hết
sức nhanh chóng trong những năm gần đây nhờ phần lớn vào những động lực chính
bao gồm việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống và tổ chức phân phối, phong trào cải
tiến công nghệ diễn ra quyết liệt tại các công ty tham gia ngành hàng, giúp đổi mới sản
phẩm và giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới phù hợp với những thay đổi của
cuộc sống, lối sống và tâm lý của người tiêu dùng trong giai đoạn toàn cầu và số hóa
hiện nay.
Không giống như các ngành hàng rượu, nước giải khát... là loại hàng thiết yếu
nên tốc độ và sự phát triển của ngành hàng thực phẩm ăn liền ít chịu ảnh hưởng của
cơn lốc lạm phát và suy thoái kinh tế tuy nhiên các yếu tố đầu vào gồm giá bột mì,
shortening và bao bì nhựa bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu và tỉ giá hối đoái gắn liền với
thị trường bên ngoài bị chao đảo dữ dội làm ảnh hưởng đến mức lãi gộp nay đã xuống
rất thấp đến khoảng 5%
Những yếu tố vĩ mô khác tác động nhiều đến ngành hàng bao gồm mức độ
cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn nhiều so với các ngành hàng khác. Yêu cầu được
1


đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng dẫn đến việc chọn dùng
những sản phẩm có thương hiệu có gốc gác và đạt các tiêu chí về an toàn thực phẩm
của nhà nước và của các tổ chức quản lý chất lượng quốc tế đưa đến cơ hội cho những
thương hiệu lớn và là nguy cơ đối với những công ty sản xuất hàng không thương
hiệu.
Hệ quả là để có thể tồn tại trong ngành hàng này doanh nghiệp phải có một
quy mô cực lớn, thương hiệu thật sự mạnh và phải đã ăn rễ vững chắc tại một số thị
trường “ruột”.

Ra đời từ năm 1988, Miliket (được đựng trong bao giấy có hình 2 con tôm) đã
gắn liền với khái niệm “mì tôm” trong nhận thức của phần lớn người tiêu dùng Việt
Nam. Qua thời gian, thương hiệu này đã tích lũy được một lượng người tiêu dùng đủ
lớn để tạm “sống khỏe”. Tuy nhiên, tương lai của họ sẽ thế nào khi các nhãn hiệu mì
ăn liền mới liên tục ra đời và các đối thủ thì không tiếc tiền đổ vào cuộc chơi quảng
cáo? Để trả lời phần nào cho câu hỏi trên được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty CP
lương thực thực phẩm Colusa - Miliket, dưới sự hướng dẫn của cô Đỗ Minh Hoàng em
tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP
lương thực thực phẩm Colusa - Miliket” .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Thông qua việc phân tích tình hình và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
nhằm tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình tiêu thụ. Từ đó đưa ra những
kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ SP của công ty.
Xây dựng một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ SP của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty CP lương thực thực phẩm Colusa - Miliket.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2012. Các số liệu thống kê
dùng phân tích được trích từ năm 2010 đến năm 2011.
2


Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tiêu thụ SP của công ty.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu. Khái quát lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu trong giới
hạn về không gian , thời gian và cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về tình hình

tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của công
ty, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Khó
khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các lý thuyết
liên quan đến đề tài như: khái niệm về tiêu thụ, những nhân tố ảnh hưởng dến quá
trình tiêu thụ sản phẩm, tầm quan trọng cũng như chức năng của khâu tiêu thụ sản
phẩm. đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Phân tích tình hình thực hiện kết quả SXKD
và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua hai năm 2010 – 2011. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình tiêu thụ SP, nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động
tiêu thụ SP. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nhằm đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tổng kết những gì nghiên cứu từ tình hình
thực tế tại công ty. Qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản
phẩm tại công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Xí nghiệp Colusa-Miliket hình thành từ 2 xí nghiệp hoạt động riêng biệt, hạch
toán phụ thuộc doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Colusa và Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket).
Ngày 06/02/2004, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền
Nam đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-HĐQT theo đó hợp nhất 2 xí nghiệp là Xí
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa và Xí nghiệp lương thực thực phẩm

Miliket để hình thành Xí nghiệp Colusa-Miliket hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp
Nhà nước Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22/03/2004, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban
hành Quyết định 679/QĐ-HĐQT về việc Công ty Lương thực Tp.HCM tiến hành cổ
phần hóa Xí nghiệp Colusa-Miliket.
Ngày 13/04/2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban
hành Quyết định 1078/QĐ/BNN-ĐMDN chuyển Xí nghiệp Colusa-Miliket (đơn vị
hạch tốn phụ thuộc doanh nghiệp Nhà nước) thành công ty cổ phần.
Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Colusa-Miliket có tên giao dịch
quốc tế là COLUSA-MILIKET ENTERPRISE. Trụ sở chính tại 1230 Kha Vạn Cân, P.
Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM. Điện thoại: (84-8) 8979204 – 8969763 – 8966835.
Fax: (84-8) 8960013.
Website: www.miliket.vn.com. Email:

4


2.2 Đặc điểm, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sản xuất, mua bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến mang
nhãn hiệu Miliket, Colusa và các mặt hàng khác trong nước và xuất khẩu.
- Sản xuất thùng carton, bao bì đóng gói các loại (không tái chế phế thải giấy,
nhựa, kim loại; không chế biến gỗ). Sản xuất, mua bán máy móc thiết bị cơ điện
phục vụ sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm.
- Kinh doanh nhà ở, cho thuê văn phòng, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh
doanh . Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ôtô, đường sông. Mua bán xe ô
tô, xe gắn máy, máy nổ ;dịch vụ rửa xe, sửa xe, bảo trì các lọai máy móc thiết
bị…
- Mua bán : hàng công nghệ phẩm, bách hoá, hương liệu, gia vị, rượu, bia,
thuốc lá… Nhập khẩu nguyên vật liệu, hương liệu phục vụ sản xuất, chế biến
lương thực thực phẩm. Gia công đóng gói bao bì các lọai rau quả sấy, gia vị,

đường, bánh kẹo ...
2.3 Tổ chức, quản lý.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty.

5


Hình 2.1: Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Hiện Nay.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA – MILIKET
Hội Đồng Quản TrỊ

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Trưởng
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chánh

Trưởng
Phòng
Kế
Hoạch
Kinh
Doanh


Trưởng
Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán

Trưởng
Phòng
Thị
Trường

Trưởng
Phòng
QLSX

Trưởng
Phòng
Đầu Tư
Công
Nghệ

Quản
Đốc
Phân
Xưởng


Quản
Đốc

Xưởng
Phân
Phở

Quản
Đốc
Phân
Xưởng
Nêm

Trưởng
Phòng
KT-ĐT
XDCB

Nguồn Phòng thị trường.
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty.
Đại hội đồng cổ đông: Với kỳ hoạt động là 1 năm, Đại hội cổ đông là hội đồng
cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công
ty. Kể từ khi thành lập công ty cổ phần tới nay, Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành
họp 6 tháng một lần, đã bầu cử ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của
công ty như Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc.
6


Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản
trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch
sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình.
Giám đốc: đây là cơ quan giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với
mọi hoạt động của công ty. Đây cũng là đại diện pháp lý của công ty trước pháp

luật.
Phòng đầu tư công nghệ: giữ nhiệm vụ xem xét đầu tư các công nghệ SX mới,
hệ thống xử lý nước thải, đưa ra các cải tiến công nghệ, quản lý phòng thí nghiệm…
Phòng tổ chức hành chính: giữ nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự đối với
toàn công ty.
Phòng tài chính kế toán: là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, tài chính,
là cơ quan tham mưu cho Ban giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Phòng kế hoạch KD: thực hiện công tác kinh doanh và XNK, triển khai thực
hiện các chiến lược KD của công ty, tổng hợp các thông tin phản hồi về HĐKD…
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
2.4.1 Thuận lợi.


Colusa-Miliket là đơn vị sản xuất mì chuyên nghiệp, Colusa và Miliket là 2

thương hiệu mì ăn liền rất nổi tiếng đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu (Colusa
thành lập năm 1975 với sản lượng bình quân 20.000 tấn/năm tương đương 300 triệu
gói sản phẩm, Miliket thành lập năm 1994 với sản lượng bình quân 25.000 tấn/năm
tương đương 500 triệu gói sản phẩm), rất được người tiêu dùng tín nhiệm.


Cơ sở vật chất lớn, vị trí địa lý thuận lợi, dây chuyền thiết bị được đầu tư mới,

hiện đại. Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.


Sản phẩm của công ty có nét đặc trưng riêng, có thị trường riêng và khách

hàng truyền thống trong và ngoài nước. Có tiềm năng SXKD nhiều SP có giá trị

thương hiệu.


Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu

công nghệ chế biến mì, nhiệt tình, bản lĩnh và gắn bó lâu dài với công ty.

7


2.4.2 Khó khăn.


Tình hình cạnh tranh ngày càng cao, thị phần bị thu hẹp. Việc đổi mới công

nghệ còn chậm không theo kịp sự phát triển của thị trường.


Cơ chế quản lý nhiều cấp, không nhất quán dẫn đến việc chậm trễ trong việc

ra quyết định ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.


Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chi phí quản lý cao, sản phẩm hao hụt nhiều, giá

thành cao làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Năng lực quản lý
còn hạn chế không theo kịp chuyển biến của thị trường


Sản phẩm thiếu tính đa dạng, chậm đổi mới. Hệ thống thông tin, hoạt động


nghiên cứu, tiếp thị, quảng bá còn hạn chế.


Tình hình tài chính khó khăn, công nợ tồn đọng nhiều, hàng hóa chậm luân

chuyển, tồn kho lớn, vốn ứ đọng.
2.5 Phương hướng phát triển của công ty.


Tiếp tục phát triển các sản phẩm là thể mạnh của công ty hiện nay, từng bước

nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời cải tiến mẫu mã, nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới, bao bì đẹp đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.


Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh, củng

cố thị phần hiện có từng bước mở rộng thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là
các nước khu vực Đông Âu.


Tăng cường quảng bá thương hiệu cũng như các hoạt động xúc tiến thương

mại, hoàn thiện kênh phân phối, đồng thời giữ mối quan hệ tốt với khách hàng
truyền thống, có chính sách chăm sóc và hậu mãi thích hợp.


Tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm và tăng cường hơn nữa


vào đầu tư phát triển con người, nâng cao sức sáng tạo và cống hiến của người lao
động trong doanh nghiệp.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.
Với bất kỳ doanh nghiệp trong cơ chế thị trường thì hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thường gắn liền với 3 khâu: Mua - Sản xuất - Bán. Nó tạo ra mối liên hệ
móc xích hỗ trợ lẫn nhau trong chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá
trình sản xuất kinh doanh, không chỉ giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa dịch vụ ra cung
cấp cho thị trường thực hiện giá trị sản phẩm dưới hình thức trao đổi quyền sở hữu
thông qua giá trị tiền tệ mà còn giúp doanh nghiệp giải phóng lượng hàng tồn kho đưa
lại sức sinh lời cao để doanh nghiệp có lợi nhuận, đầu tư tái sản xuất mở rộng. Mặt
khác, tiêu thụ sản phẩm lại là quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường đặc biệt là nhu
cầu có khả năng thanh toán để hoạch định, thiết lập các chính sách sản phẩm, giá cả,
phân phối, hỗ trợ xúc tiến bán hàng, quảng cáo một cách hợp lý, linh hoạt nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm mới có cơ hội để duy trì, phát triển
mở rộng thị trường. Do đó nó rất quan trọng với doanh nghiệp không phải ở ý muốn
chủ quan của chủ thể sản xuất kinh doanh mà đòi hỏi từ thị trường và sự phát triển của
doanh nghiệp.
3.1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
Công tác tiêu thụ sản phẩm luôn được các nhà kinh tế quan tâm bởi nó đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Một là, tiêu thụ sản phẩm là khâu xung yếu của quá trình sản xuất kinh
doanh, gắn cung và cầu, thực hiện giá trị sản phẩm.
9


-

Hai là, tiêu thụ sản phẩm là sự gặp gỡ giữa người bán với người mua, nếu

tiêu thụ được nhiều chứng tỏ uy tín của sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và
ưa chuộng qua đó có thể khẳng định được vị thế của sản phẩm trên thị trường hơn nữa
thị trường tiêu thụ được mở rộng và phát triển về cả qui mô cũng như năng lực tiềm ẩn
lâu dài. Với tính linh hoạt, cởi mở, hữu dụng của khâu tiêu thụ sản phẩm nó trở thành
cơ sở của mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng.
-

Ba là, tiêu thụ sản phẩm phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất

kinh doanh, nhờ có nó mà doanh nghiệp có thông số chính xác để xác định tổng doanh
thu, xác định lỗ lãi. Mặt khác nếu tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm làm cho khoản
chi phí tiêu thụ sản giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo.
-

Bốn là, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và

phát triển của Doanh nghiệp đó. Tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh
và điểm yếu của Doanh nghiệp.
Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành

thường xuyên liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt.
Viêc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các Doanh nghiệp thường tiến hành dựa
trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho.
3.1.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm.
Mục đích của tiêu thụ là mở rộng thị trường, tăng thêm thị phần, thu hút khách
hàng, tạo hình ảnh và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
a. Nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm.
* Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả là nguyên tắc trung tâm chi phối mọi hoạt động của tiêu thụ. Lựa
chọn phương thức, tổ chức tiêu thụ đều phải lấy hiệu quả làm thước đo. Có mở rộng
đại lý hay không ? Vận chuyển hàng hóa thế nào ? Giá thành sản phẩm và các chi phí
quảng cáo ra sao? Hiệu quả trước mắt và lâu dài đến mức độ nào?.. Đó là những vấn
đề mà khâu tiêu thụ cần đặt ra và phải giải quyết sao cho tối ưu nhất có tính thực tiễn
cao nhất.

10


* Đảm bảo nguyên pháp lý.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo pháp luật. Chỉ hoạt động trong khuân
khổ pháp luật cho phép, tránh buôn bán vòng vèo, trốn thuế, giấy tờ không hợp lệ,
cạnh tranh không lành mạnh ... Bảo đảm tính nghiêm túc trong sản xuất kinh doanh
đồng thời góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi sử dụng hàng
hóa của doanh nghiệp bán ra.
* Tiêu thụ sản phẩm phải gắn được người sản xuất và người tiêu dùng.
Quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng phải thống nhất hài hòa với
nhau: Người sản xuất phải quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng trước mắt cũng
như lâu dài thông qua tiêu thụ SP. Thực hiện quan điểm chỉ SXt những SP mà thị
trường cần. Mọi hướng dẫn bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng là những việc phải làm

của người sản xuất, nó trở thành một bộ phận cấu thành của công tác tiêu thụ SP.
*Tiêu thụ sản phẩm phải đặt trong tổng thể hoạt động của Doanh nghiệp.
Công tác tiêu thụ sản phẩm là một trong một chuỗi hoạt động của doanh
nghiệp vì thế khâu tiêu thụ phải căn cứ vào khâu sản xuất. Thứ tự tập chung ưu tiên
tiêu thụ là một bước kế tiếp đã có sản phẩm ở từng thời kỳ, sản phẩm loại nào ra nhiều
phải quan tâm giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm loại đó, tránh tràn lan tiêu thụ, gây
tồn đọng sản phẩm... Mặt khác tiêu thụ là nơi phản hồi để quyết định sản xuất cái gì có
lợi nhất, đó là quan hệ hữu cơ bổ xung cho nhau, đưa tổng thể hoạt động của doanh
nghiệp đi đúng hướng, bám sát thị trường.
b. Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm
* Nghiên cứu và dự báo thị trường.
Trong cơ chế thị trường, thị trường tạo nên môi trường KD của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng và động thái của thị
trường mới có điều kiện tồn tại và phát triển. Mặt khác, do sự khắc nghiệt của môi
trường cạnh tranh cùng một ngành, cùng một SP có thể có nhiều doanh nghiệp cùng
tham gia sản xuất KD. Do đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải hiểu rõ cặn kẽ
thị trường, thị hiếu khách hàng và dự báo được nhu cầu của khách hàng trên thị trường
đó nghĩa là doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường.
11


*Lựa chọn phương thức tiêu thụ.
Tất cả các doanh nghiệp họ rất chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nó
không chỉ gồm chính sách mạng lưới mà còn tìm nhiều kênh tiêu thụ mới. Doanh
nghiệp nào có nhiều kênh thì càng đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ “ kênh tiêu
thụ sản phẩm chính là hệ thống tổ chức thương mại nối liền sản xuất, bán buôn, bán lẻ,
môi giới và người tiêu dùng”.
Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những kênh có lợi,
nếu lựa chọn đúng kênh sẽ khai thác triệt để nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh tốc độ
tiêu thụ, giảm chi phí không cần thiết.

Có thể lựa chọn các kênh sau:
Hình 3.1 Kênh phân phối truyền thống trong thị trường tiêu thụ
Kênh trực tiếp
Nhà sản xuất

Kênh 1 cấp

Kênh 2 cấp

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Kênh 3 cấp
Nhà sản xuất

Đại lý

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ

Nhà sản xuất
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyên lý Marketing (2003).

12


Kênh trực tiếp.
Người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng. Rõ ràng nó chỉ

gồm hai đối tượng mua và bán. Thường chỉ áp dụng đối với mặt hàng nông sản tươi
sống, hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày thích ứng với người sản xuất nhỏ.
Ưu điểm: Tốc độ luân chuyển nhanh tiết kiệm chi phí, nâng cao quyền chủ
động của người sản xuất.
Nhược điểm: Hạn chế mức độ chuyển hóa, quản lý phức tạp vì phải quan hệ
với nhiều bạn hàng.
Kênh 1 cấp.
Loại kênh này có thêm khâu trung gian Marketing (người bán lẻ). Nó thường
được sử dụng ở đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng hoặc trình độ chuyên môn và quy mô
tổ chức bán lẻ cho phép xác lập quan hệ trao đổi trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở
đảm bảo chức năng bán buôn. Chẳng hạn như doanh nghiệp gia công chế biến mặt
hàng thực phẩm...
Ưu điểm: Rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất với người tiêu dùng,
khối lượng hàng tiêu thụ quản lý chặt chẽ, nhanh hoàn vốn, tiết kiệm được chi phí bảo
quản, giảm hao hụt.
Nhược điểm: Không phát huy được tính phân công xã hội, thời gian lưu
thông hàng hoá dài hơn kênh 0 cấp, tăng chi phí tiêu thụ.
Kênh 2 cấp.
Loại kênh này có nhiều khâu Marketing trung gian, thường được áp dụng
những trường hợp sản phẩm được sản xuất tại một hay một số nơi nhưng cung cấp cho
người tiêu dùng ở nhiều nơi.
Ưu điểm: Do quan hệ mua bán theo từng khâu nên dễ dàng giám sát quá trình
tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn.
Nhược điểm: Do quá nhiều khâu trung gian nên việc quản lý điều hành khó
khăn, thời gian lưu thông kéo dài.

13



×