BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
THẬP THỊ HỒNG LANG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG NHO TẠI
HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
TRỒNG NHO TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN” do Thập Thị
Hồng Lang, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________.
TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn
________________________
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm 2012
tháng
năm 2012
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm 2012
LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày hôm nay, tôi đã trải qua một
khoảng thời gian dài học tập ở trường. Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi bên cạnh đó
tôi đã nhận được sự yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của rất nhiều người. Nay tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi nhớ.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến bố mẹ và những người thân yêu
trong gia đình đã trải qua bao khó khăn vất vả để nuôi dưỡng con nên người. Những
người luôn là nguồn động lực và chỗ dựa vững chắc cho con bước vào hành trang
đường đời.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn tới tập thể quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
giảng viên khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Trần Đức
Luân, thầy đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cám ơn và lòng kính trọng của tôi đến chú Thiên Nhàn – Trưởng
Phòng Nông Nghiệp huyện Ninh Phước đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu,
cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích.
Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả người dân trên địa bàn huyện Ninh Phước đã
quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong thời gian phỏng vấn, giúp tôi biết thêm nhiều
điều mới lạ và những kinh nghiệm đáng quý trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các bạn bè, thân hữu đã
luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và một lần nữa tôi xin kính chúc quý thầy cô và các bạn trường Đại Học Nông
Lâm lời chúc sức khỏe và thành công!.
Sinh viên thực hiện
Thập Thị Hồng Lang
NỘI DUNG TÓM TẮT
THẬP THỊ HỒNG LANG. Tháng 5 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh
Tế Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Hộ Trồng Nho Tại Địa Bàn
Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận”.
THAP THI HONG LANG. May 2012. “Analysis on Economic Efficiency and
The Factors Influence to The Income of Grape Production Households in Ninh
Phuoc District, Ninh Thuan Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ trồng nho trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 70 hộ trồng nho tại địa bàn huyện
Ninh Phước. Trong đó, điều tra 40 hộ trồng nho đỏ, 30 hộ trồng nho xanh và 6 hộ
trồng cả 2 loại nho nhằm nói lên sự khác nhau về tình hình sản xuất và chi phí đầu tư
của mỗi loại nho trong cùng một địa phương. Mô hình kinh tế lượng dưới dạng hàm
tuyến tính được sử dụng trong đề tài này. Hàm năng suất để ước lượng năng suất mỗi
loại nho thay đổi theo độ tuổi kinh doanh và hàm thu nhập để phân tích sự tác động
của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng nho. Qua so sánh hiệu quả
giữa 2 loại nho với nhau nhận định được nho xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn,
sản xuất nho xanh góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập, chất lượng sản
phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó, đưa ra những đề xuất đối với chính
quyền địa phương trong việc mở rộng diện tích sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhiều
nông hộ khi có nguyện vọng mở rộng diện tích trồng nho xanh. Bên cạnh đó, trong quá
trình sản xuất các hộ còn gặp một số trở ngại, khó khăn và đề tài đã có giải pháp cũng
như đề xuất để khắc phục nó.
MỤC LỤC
Trang
iii
LỜI CẢM TẠ
NỘI DUNG TÓM TẮT
iii
MỤC LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
3
1.2.1. Mục tiêu chung
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
3
1.3. Phạm vi nghiên cứu
3
1.3.1. Phạm vi thời gian
3
1.3.2. Phạm vi không gian
3
1.4. Cấu trúc luận văn
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
4
2.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
6
2.2. Khái quát về tình sản xuất nho trên địa bàn huyện Ninh Phước
11
2.2.1. Khái quát về cây nho
11
2.2.2. Kỹ thuật trồng nho
13
2.3. Các loại bệnh thường gặp trên nho
16
2.4. Khái quát về tình hình sản xuất nho trên địa bàn
17
2.4.1. Tổng hộ và diện tích trồng nho tại địa bàn
17
2.4.2. Thị trường tiêu thụ và giá cả
18
2.4.3. Công tác khuyến nông
18
v
2.5. Nhận xét chung
18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
20
20
3.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ
20
3.1.2. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
20
3.1.3. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
21
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá đầu tư dài hạn
22
3.2. Phương pháp nghiên cứu
22
3.2.1. Thu thập số liệu
22
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
23
3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy
23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
26
4.1. Lịch sử trồng nho tại huyện Ninh Phước
26
4.2. Tình hình chung về nho huyện Ninh Phước
26
4.2.1. Tình hình phân bố diện tích nho tại huyện
26
4.2.2. Đóng góp giá trị cây nho trong giá trị sản lượng nông nghiệp huyện
27
4.3.Thực trạng sản xuất nho của các hộ điều tra
28
4.3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra
29
4.3.2. Thực trạng tiêu thụ nho của nông hộ
37
4.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của cây nho trên địa bàn huyện
38
4.4.1. Tình hình chi phí đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của nho đỏ
39
4.4.2. Tình hình chi phí đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của nho xanh
42
4.4.3. So sánh và phân tích hiệu quả kinh tế hai giống nho
45
4.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của cây nho theo độ tuổi kinh doanh
47
4.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả của cây nho theo chỉ tiêu đầu tư dài hạn
49
4.7. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nho của nông hộ
52
4.7.1. Hàm năng suất theo độ tuổi kinh doanh của nho đỏ
52
4.7.2. Hàm năng suất theo độ tuổi kinh doanh của nho xanh
53
4.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng nho
55
4.8.1. Mô hình hồi quy ban đầu
55
4.8.2. Mô hình hồi quy sau khi khắc phục vi phạm giả thiết về tự tương quan
57
vi
4.9. Phân tích độ nhạy khi giá cả biến động
58
4.10. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất nho
60
4.10.1. Thuận lợi
60
4.10.2. Khó khăn
61
4.11. Định hướng sản xuất và các giải pháp nhằm phát triển nho của nông hộ
61
4.11.1 Định hướng sản xuất của hộ trồng nho
61
4.11.2 Nguyện vọng của hộ trồng nho
62
4.11.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nho
63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
66
5.1. Kết luận
66
5.2. Kiến nghị
66
5.2.1. Đối với nông hộ trồng nho
66
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
67
5.2.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
69
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
HTX
Hợp tác xã
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KTCB
Kiến thiết cơ bản
MMTB
Máy móc thiết bị
NCCBNH
Nghiên cứu cây bông Nha Hố
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PSSSTĐ
Phương sai sai số thay đổi
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích và Sản Lượng Các Loại Cây Trồng ở Huyện Ninh Phước
8
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi ở Huyện Ninh Phước
8
Bảng 2.3. Giá Trị Sản Lượng, Tốc Độ Tăng Trưởng Hàng Năm của Huyện
10
Bảng 2.4. Lịch Thời Vụ Cây Nho
13
Bảng 2.5. Lượng Bón Phân Cho Cây Nho
16
Bảng 2.6. Phân Bố Diện Tích Nho Tại Huyện Ninh Phước Năm 2010
17
Bảng 4.1. Phân Bố Diện Tích Trồng Nho trên Địa Bàn Huyện (Năm 2011)
27
Bảng 4.2. Đóng Góp Giá Trị Cây Nho Trong Ngành Trồng Trọt Huyện Ninh Phước 27
Bảng 4.3. Thực Trạng Sản Xuất Nho của Các Hộ Điều Tra
28
Bảng 4.4. Đặc Điểm Của Chủ Hộ Trồng Nho Được Khảo Sát
30
Bảng 4.5. Kinh Nghiệm Trồng Nho Của Chủ Hộ
31
Bảng 4.6. Mức Độ Tham Gia Khuyến Nông Của Nông Hộ Điều Tra
32
Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Đất của Các Hộ Điều Tra
33
Bảng 4.8. Quy Mô Trồng Nho Của Các Hộ Điều Tra
34
Bảng 4.9. Tuổi Kinh Doanh Vườn Nho Của Hộ Phân Theo Loại Giống
35
Bảng 4.10. Tình Hình Vay Vốn Của Nông Hộ
36
Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân Của Các Nông Hộ Trồng Nho
36
Bảng 4.12. Giá Bán Nho Theo Thời Vụ
38
Bảng 4.13. Tổng Hợp Chi Phí Cho 0,1 Ha Nho Đỏ Ở Thời Kỳ KTCB
39
Bảng 4.14. Tổng Hợp Chi Phí Cho 0,1 Ha Nho Đỏ Ở Thời Kỳ Kinh Doanh
40
Bảng 4.15. Kết Quả và Hiệu Quả Của 0,1Ha Nho Đỏ
41
Bảng 4.16. Chi Phí Trung Bình Cho 0,1 Ha Nho Xanh Ở Thời Kỳ KTCB
42
Bảng 4.17. Chi Phí Trung Bình Cho 0,1Ha Nho Xanh Ở Thời Kỳ Kinh Doanh
43
Bảng 4.18. Kết Quả và Hiệu Quả Của 0,1Ha Nho Xanh Của Nông Hộ
44
Bảng 4.19. So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Nho Xanh và Nho Đỏ
46
Bảng 4.20. Kết quả và Hiệu Quả Sản Xuất Nho Đỏ Theo Độ Tuổi Kinh Doanh
47
Bảng 4.21. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Nho Xanh Theo Độ Tuổi Kinh Doanh
48
Bảng 4.22. Dòng Thu Nhập Hàng Năm Của Nho Xanh
50
ix
Bảng 4.23. Dòng Thu Nhập Hàng Năm Của Nho Đỏ
51
Bảng 4.24. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Hàm Năng Suất Nho Đỏ(Dạng bậc hai)
52
Bảng 4.25. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Hàm Năng Suất Nho Xanh(Dạng bậc hai)
53
Bảng 4.26. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính (Lần 1)
55
Bảng 4.27. R-Squared Từ Các Mô Hình Hồi Quy Phụ
56
Bảng 4.28. Kiểm Định Tự Tương Quan Bậc 1– Phương Pháp BG
56
Bảng 4.29. Kiểm Định Phương Sai Sai Số Thay Đổi – WHITE (No -Cross terms)
56
Bảng 4.30. Kiểm Định Lại Tự Tương Quan Sau Khi Khắc Phục
57
Bảng 4.31. Kết Quả Của Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính (Lần 2)
57
Bảng 4.32. Ảnh Hưởng Của Giá Bán Nho Đỏ Lên Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 59
Bảng 4.33. Ảnh Hưởng Của Giá Bán Nho Xanh Lên Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất60
Bảng 4.34. Nguyện Vọng Của Nông Hộ Trồng Nho
x
63
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Tại Huyện Ninh Phước Năm 2011
10
Hình 4.1. Hình Ảnh Sản Phẩm Nho tại Huyện Ninh Phước
29
Hình 4.2. Hình Ảnh Vườn Nho Của Hộ Điều Tra - Huyện Ninh Phước
29
Hình 4.3. Biểu Đồ Phân Phối Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ Trồng Nho
30
Hình 4.4. Tình Hình Nhân Khẩu ở Các Hộ Điều Tra
33
Hình 4.5. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Nho Của Nông Hộ
37
Hình 4.6.Sự Biến Động Năng Suất của Nho Xanh và Nho Đỏ Theo Độ Tuổi Kinh
Doanh
49
Hình 4.7. Tuổi Kinh Doanh Có Năng Suất Đạt Cao Nhất của Nho Xanh và Nho Đỏ 54
Hình 4.8. Định Hướng Trồng Nho Của Hộ Điều Tra
62
Hình 4.9. Một Vài Hình ảnh Khi Phỏng Vấn Hộ Trồng Nho
75
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn Nông Hộ
Phụ lục 2. Thông Tin Về Hộ Điều Tra
Phụ lục 3. Kiểm Tra Sự Vi Phạm Giả Thiết của Mô Hình Hồi Quy Hàm Năng Suất
Phụ luc 4. Kết Quả Hồi Quy Của Hàm Thu Nhập
xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, chiến lược Công Nghiệp Hoá – Hiện Đại Hoá nông
nghiệp, phát triển nông thôn của Nhà Nước ta đã đưa vào thực hiện và trở thành mục
tiêu hàng đầu của các tỉnh thành trong cả nước. Theo chủ trương của Nhà Nước ta,
việc khai thác thế mạnh của từng vùng là thực sự cần thiết, mỗi địa phương phải tập
trung sản xuất những cây, con có lợi thế của mình nhằm hạ giá thành, nâng cao chất
lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong và ngoài nước. Trong đó, cây nho là một trong những cây trồng có thế mạnh của
tỉnh Ninh Thuận, là nơi đã hình thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả
nước.
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc miền Nam Trung Bộ với khí hậu nóng, lượng
mưa ít nhất nước (700mm/năm) và đất đai chủ yếu là đất đỏ và đất cát pha thịt, điều
này đã giúp cho Ninh Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt các cây công
nghiệp, đặc biệt là cây nho. Diện tích trồng nho của tỉnh năm 2010 khoảng 773 ha, tập
trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, với
nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao. Khác với các loại trái cây khác của
Việt Nam, nho là loại trái cây được du nhập từ các nước trên thế giới vào Ninh Thuận
từ những năm 1960 và được sản xuất thành hàng hóa vào những năm 1980. Đặc biệt,
là địa phương duy nhất có gần 200 giống nho các loại (kể cả nho ăn tươi và nho rượu).
Trong đó 2 giống nho ăn tươi chính được trồng tại Ninh Thuận là giống nho đỏ (Red –
Cardinal) và giống nho xanh (NH 01- 48).
Được du nhập từ thời pháp, Cây nho đỏ (Red –Cardinal) bước đầu được trồng
và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với thời gian tồn tại hơn 30 năm, giống nho
này ngày càng thể hiện rõ những nhược điểm lớn như: nho bị thoái hoá dẫn đến năng
suất thấp, phẩm chất trái xấu nên giá bán trên thị trường thấp, khả năng chống bệnh
yếu nên dễ bị sâu bệnh và khả năng thoát nước yếu, bị chết rễ khi lũ lụt. Nhược điểm
trên đã làm cho hiệu quả sản xuất nho của nông hộ thấp và làm cho một số hộ phá bỏ
diện tích trồng nho chuyển sang trồng cây khác.
Với tình hình thực tế như vậy và với mục tiêu là phát triển nền nông nghiệp tỉnh
nhà theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, Trung Tâm NCBNH Ninh Thuận đã tiến
hành nghiên cứu và trồng thử nghiệm nhiều loại giống mới (Backqueen, NH01-48,
NH01-61…) nhằm khắc phục nhược điểm của nho cũ đã bị thoái hoá. Được sự công
nhận của Bộ NN & PTNT vào ngày 9/9/1999, giống nho Xanh (NH1- 48) với đặc
điểm có tính ưu việt hơn so với giống nho Đỏ: Có khả năng thích nghi tốt với điều
kiện địa phương, chất lượng trái tốt nên đã được đưa vào trồng và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho một số hộ trồng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giống nho xanh
này đã mắc phải một số bệnh như bệnh Thán thư, phấn trắng và khả năng mất trắng
vụ, nguy cơ rủi ro cao hơn giống đỏ Red Cardinal. Điều này làm một số người dân
hoang mang nên thu bớt diện tích để trồng lại giống nho đỏ Cardinal hoặc chuyển sang
trồng các cây khác.
Bên cạnh đó, tiềm năng quỹ đất để phát triển cây nho ở tỉnh Ninh thuận khá dồi
dào nhưng chưa được khai thác đúng tầm, tình hình trồng nho ở Ninh Thuận còn mang
tính tự phát. Phần lớn nông hộ trồng nho tự đúc kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Đồng thời, việc sản xuất nho hiện nay còn gặp khó khăn về kỹ thuật canh tác chưa hợp
lý, dịch bệnh phát triển, giá cả các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
…nên đã làm cho diện tích nho của tỉnh ngày càng giảm. Do vậy, để khai thác tiềm
năng sẵn có góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ và khôi phục lại vườn nho theo
hướng phát triển bền vững cũng như xác định giống nho nào mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn để người dân yên tâm sản xuất đang là mối quan tâm của người dân tại huyện
Ninh Phước nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung.
Xuất phát từ nhận định trên, vậy để tìm hiểu xem tình hình sản xuất nho hiện
nay như thế nào, giống nho nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cũng như những
khó khăn mà người nông dân gặp phải và từ đó đưa ra định hướng để phát triển nho tại
địa bàn. Được sự đồng ý của khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đức Luân, tôi thực hiện đề tài: “ Phân
tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng nho tại huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng
nho tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sản xuất nho của các hộ điều tra trong năm vừa qua.
Phân tích hiệu quả kinh tế của cây nho.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và năng suất của hộ trồng nho.
Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất của nông hộ. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp cho nghề trồng nho tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 02 đến 05/2012. Số liệu phục vụ cho đề
tài chủ yếu từ việc phỏng vấn hộ. Các thông tin này được khảo sát trong năm sản xuất
nho vừa qua.
1.3.2. Phạm vi không gian: huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1.4. Cấu trúc luận văn: gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu. Nêu khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu và tình hình
sản xuất nho trên địa bàn huyện Ninh Phước.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nêu các lý thuyết liên
quan làm cơ sở để giải thích nội dung nghiên cứu. Đồng thời, đưa ra các phương pháp
nghiên cứu phục vụ cho việc xử lý và đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra
kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đề nghiên cứu, bằng các phương pháp đã học và lựa
chọn để nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nêu ra những kết luận chung nhất mà đề
tài đã thực hiện được và đề suất một số kiến nghị cho quá trình sản xuất nho tại địa
phương.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ninh Phước nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 11°15’- 11°39’ vĩ độ
Bắc và 108°43’-109°03’ kinh độ Đông.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Ninh Sơn
Phía Đông Bắc giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Thuận Nam
Phía Đông giáp biển Đông.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện khoảng 90.000 ha, huyện có 8 xã và 1
thị trấn. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Phước Dân trên quốc lộ 1A. Huyện Ninh
Phước có vị trí giao thương quan trọng không chỉ riêng với huyện mà còn là một trong
những vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Huyện Ninh Phước có địa hình tương đối không đồng đều, cao về phía Tây và
thấp ở phía Đông. Do phía tây là các đồi núi nên thích hợp cho việc chăn nuôi, phía
đông nhỏ và biển phù hợp cho việc phát triển trồng trọt và đánh bắt cá.
Đất đai chủ yếu là đất cát pha thịt, có độ phèn cao, một phần khác là đất bazan
và phù sa bên dọc dòng sông.
2.1.1.3. Thời tiết và khí hậu
Ninh phước nằm trong vùng khô hạn nhất nước với khí hậu khô, gió nhiều và
ít mưa. Lượng mưa trung bình khoảng 600 – 800 mm/năm. Lượng mưa bốc hơi nhiều
khoảng 1700 – 1800 mm/năm, tổng nhiệt bức xạ khoảng 95000C đến 100000C. Khí
hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến
tháng 8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, không có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ trung bình khoảng 26,40C – 280C.
Với đặc điểm khí hậu trên rất thuận lợi cho quá trình quang hợp của các loại
cây trồng, đặc biệt là những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: nho, bông vải,
thuốc lá, mía, điều và chăn nuôi có sừng (bò, dê, cừu…). Tuy nhiên do lượng mưa
nhỏ, lượng bốc hơi lớn và nhiệt độ cao quanh năm kèm theo độ ẩm thấp thường dẫn
đến tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, chủ yếu tập
trung vào tháng 10, 11, trong tháng này lượng mưa chiếm 80% trong năm. Còn lại rải
rác trong các tháng với lượng mưa chiếm 20% lượng mưa trong năm. Với điều kiện
như vậy phù hợp với điều kiện trồng nho. Tốc độ gió giảm dần từ đông sang tây do bị
chắn bởi dãy núi thấp, tốc độ gió trung bình khoảng 6,8 m/s. Thường thì gió mạnh vào
mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa tây nam (gió lào) và yếu vào mùa mưa. Ninh
Thuận có tần suất bão thấp, thường xảy ra vào khoảng tháng 10, 11 trong năm. Nhờ lợi
thế địa hình nên sức gió của bão giảm dần vào hướng lục địa, do đó ít gây ảnh hưởng
đến việc sản xuất của nông dân trong tỉnh.
2.1.1.4. Thủy văn
Nguồn nước của huyện thường không đồng đều trong năm, hay bị cạn vào
mùa khô và bị lụt vào mùa mưa. Trên địa bàn có hai con sông chính bắt nguồn từ dãy
núi cao chảy về hướng đông đổ ra sông Cái ở Phan Rang. Trong đó sông Lu có chiều
dài khoảng 45km, diện tích lưu vực là 380km, lưu lượng bình quân hàng năm là 2,19
m3/s. Sông Lanh Ra có chiều dài là 36km, diện tích lưu vực là 295km, lưu lượng trung
bình hàng năm là 1,35m3/s. Do địa hình của dòng sông, nên trên dòng sông đã được
xây dựng các đập như: Nha Trinh – Lâm Cấm để chủ động nước cho việc tưới tiêu cho
8000 ha cây trồng toàn huyện.
Nguồn nước ngầm đa số bị nhiễm phèn nặng, lưu lượng nước ngầm ít nên đa
số chỉ phục vụ rất ít cho sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện thủy văn như vậy, đây là
điều kiện khó khăn để chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng cũng như cho sinh
hoạt hàng ngày của nhân dân huyện Ninh Phước.
5
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm xã hội
a) Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn huyện đến năm 2011 là 127.677
người, chiếm 22,2% dân số toàn tỉnh và là huyện có dân số đứng thứ 2 (sau thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm). Trong dân số trên thì nữ chiếm 51,2%, nam chiếm 48,8%.
Ninh Phước với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 4 dân tộc có dân số đông
nhất là:
Dân tộc kinh: 90.000 người (62%)
Dân tộc Chăm: 41.000 người (28%)
Dân tộc Hoa, Rag – lây và dân tộc khác: 14.500 người (10%)
Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động 77.832 người, số lao động được
giải quyết việc làm trong năm là 2.070 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 2009 ước
tính đạt 15 – 20% tổng số lao động toàn huyện (đứng thứ 2 về tỷ lệ lao động qua đào
tạo sau thành phố - Phan Rang). Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho các
ngành kinh tế.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật
Về giáo dục: Đối với giáo dục các cấp thì năm 2010 có 67 trường và 9 Trung
tâm học tập cộng đồng. Có 10 trường đã được chuẩn hóa, toàn bộ trường cấp 1, 2 điều
hoàn toàn xóa học ca 3. Tổng số học sinh các cấp có mặt đầu năm học năm 2010 là
28.298 học sinh, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đều đạt trên 80%, cơ bản toàn huyện
đã thực hiện xong chương trình xóa mù chữ cấp tiểu học cấp quốc gia.
Về y tế: Đa số các xã đều có các trạm y tế để phục vụ cho việc sơ cứu ban đầu,
mỗi trạm điều có một bác sĩ. Huyện có một trung tâm y tế để phục vụ cho việc điều trị
ban đầu cho nhân dân. Về các chương trình y tế quốc gia như: Tiêm chủng uống ván,
bại liệt, phong, dân số KHHGĐ... cơ bản điều hoàn thành và thực hiện tốt. Nhìn
chung, cơ sở vật chất, thiết bị y tế cơ bản chỉ phục vụ ban đầu chưa đảm bảo được quá
trình điều trị lâu dài cho nhân dân.
Về giao thông vận tải: Nhìn chung toàn huyện đã có đầy đủ các tuyến đường đi
qua, giao thông đường bộ của huyện cơ bản đã được nhựa hóa ở tất cả các tuyến
6
đường vào xã. Nằm trải dài trên 30 km đường quốc lộ 1A cùng với tuyến đường sắt
song song. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến tiêu thụ.
Hệ thống điện và nước sinh hoạt: Tất cả các xã trong huyện đều có mạng điện
lưới quốc gia. Cơ bản toàn huyện người dân số điều có nước sạch để sinh hoạt, chủ
yếu là nước giếng. Huyện đã đưa vào phục vụ một hệ thống nước sạch để phục vụ cho
sinh hoạt của người dân.
c) Đời sống văn hóa – xã hội
Qua các năm, tỷ lệ đói nghèo của người dân không ngừng giảm, đến năm 2010
tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 6%. Mặt khác, trên địa bàn huyện đã giải quyết việc làm
cho 2.070 lao động ở các xã, thường xuyên triển khai đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại các xã. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể dục – thể thao nhân dịp lễ, tết và các sự
kiện chính trị của đất nước.
Nhìn chung, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương nên đời
sống Văn hóa – Tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Số làng được công
nhận là làng văn hóa ngày càng tăng, nhân dân luôn thực hiện nếp sống văn minh và
đoàn kết giúp đỡ nhau.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Nhìn chung, huyện Ninh Phước là một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp,
với cơ cấu Nông – Lâm – Ngư - Công nghiệp. Giá trị tổng sản lượng toàn huyện năm
2011 là 982,61 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,49%. Trong đó:
a) Sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp
- Trồng trọt:
Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng các loại cây trồng tại địa
bàn huyện ngày càng gia tăng. Tổng diện tích gieo trồng cả hai loại cây hàng năm
22.147 ha và cây lâu năm 2.150 ha, đạt gần 100% kế hoạch năm, tăng 11,6% so với
cùng kỳ. Đặc biệt là một số cây trồng chủ lực của huyện như cây nho, táo, lúa là
những cây trồng được người dân đáng tin cậy nhất, ngày càng mở rộng diện tích và là
cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa
phương. Phần lớn các loại cây có diện tích tăng đáng kể nhưng sản lượng lại giảm
mạnh như cây nho, rau đậu các loại, cỏ, thuốc lá. Nguyên nhân trên là do thời tiết khí
7
hậu không ổn định, thay đổi thất thường nên làm một số cây trồng chủ lực của huyện
đặc biệt là nho có sản lượng giảm mạnh.
Bảng 2.1. Diện Tích và Sản Lượng Các Loại Cây Trồng ở Huyện Ninh Phước
Loại cây trồng
Năm 2010
Năm 2011
Diện tích
Sản lượng
Diệntích
Sản lượng
(ha)
(tấn)
(ha)
(tấn)
Lúa
13.309
53.398
14.608
74.723
Bắp
1.652
6.807
2.264
10.644
63
1.137
68
1.584
3.977
22.868
4.070
18.288
Thuốc lá
545
1.635
155
465
Cỏ
348
25.900
630
23.310
Nho
362
8.090
430
3.427
Táo
431
6.850
526
6.958
Khoai mì
Rau đậu các loại
Nguồn: Thống kê UBND huyện Ninh Phước, 2011
- Chăn nuôi: nhìn chung ngành chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển đã
kiểm soát và khống chế được dịch tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia
súc 74.071 con, vượt 5,97% kế hoạch năm. Qua bảng ta thấy tổng đàn bò, trâu có xu
hướng giảm nhẹ và tổng đàn heo, dê - cừu ngày càng tăng mạnh.
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi ở Huyện Ninh Phước
ĐVT: Con
Vật nuôi
Bò
Năm 2010
Năm 2011
25.120
23.833
1.493
1.418
Dê –Cừu
27.262
33.440
Heo
12.969
15.380
Trâu
Nguồn: Thống kê UBND huyện Ninh Phước, 2011
- Thủy sản: diện tích tôm thịt 111,7 ha, đạt 85,9% kế hoạch năm, sản lượng
1.101,7 tấn, đạt 84,7% kế hoạch năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Có 85 trại tôm
giống đang hoạt động, xuất bán 4.291 triệu con tôm post.15, đạt 57,2% kế hoạch năm,
giảm 28,1% so với cùng kỳ.
8
- Lâm nghiệp: chủ động triển khai phương án chống phá rừng và phòng cháy
chữa cháy rừng. Đến nay, chưa xảy ra cháy rừng đã phát hiện và xử lý 34 vụ vi phạm
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phạt tiền 208 triệu đồng, tịch thu 23,5m3 gỗ các loại.
b) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng
Tập trung chủ yếu các ngành khai thác: chế biến vật liệu xây dựng, chế biến
nông sản, sửa chữa cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả Đề án phát triển làng nghề - du lịch Chăm giai đoạn 2009 – 2011. Phối hợp triển
khai Đề án chiến lược marketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc giai đoạn 2010 – 1015 và
tầm nhìn đến năm 2020.
Xây dựng: đã thi công hoàn thành 11 công trình, đang thi công 9 công trình,
còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ, giải ngân 26,64 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch. Tích cực
phối hợp thực hiện giải tỏa đền bù, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
như: Đường ven biển, Đường Hữu Đức – Hậu Sanh, tuyến Quốc lộ 1A – Phước Thuận
– Tỉnh lộ 703, Trung Tâm Dạy Nghề Huyện, Hệ thống kênh hồ Bầu Zôn, Hệ thống
thoát nước thị trấn Phước Dân, Cầu An Đông, Hệ thống cấp nước sinh hoạt khu tái
định cư Nhà máy điện hạt nhân, Đường dây 220KV Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân –
Tháp Chàm.
c) Thương mại – Dịch vụ
Tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực Bưu Chính – Viến Thông, giao thông vận
tải, các hoạt động dịch vụ nông nghệp và du lịch. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
năm Du Lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên năm 2011, góp phần thu
hút khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và mua sản phẩm làng nghề. Tiếp tục
hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ
Chính trị phát động, góp phần nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng hàng hóa
thương hiệu Việt Nam của người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển.
9
Bảng 2.3. Giá Trị Sản Lượng, Tốc Độ Tăng Trưởng Hàng Năm Của Huyện
ĐVT: Tỷ đồng
Ngành
2006
2007
Năm
2008
2009
2010
Tốc độ tăng bq
2006-2010 (%)
Nông-lâm-ngư-nghiệp
391
467
527
545
568
9,76
Tiểu thủ công nghiệp
107
134
141
155
174
12,96
Thương mại dịch vụ
223
236
274
302
355
12,33
Tổng giá trị sản xuất
721
837
942 1.003 1.097
11,06
Nguồn: Thống kê UBND huyện Ninh Phước, 2010
Trong giai đoạn 2006 – 2010, kinh tế của huyện tăng trưởng ở mức trung bình,
bình quân 11,06%/năm, trong đó khu vực Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp tăng
9,76%/năm, tiểu thủ công nghiệp tăng 12,96%/năm, thương mại dịch vụ tăng
12,33%/năm. Mặt khác, tổng giá trị sản xuất của huyện ngày càng tăng, nếu năm 2006
đạt 721 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên 1.097 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn giá trị là
do hoạt động nông nghiệp mang lại, sau đó đến đóng góp của thương mại dịch vụ và
cuối cùng là tiểu thủ công nghiệp.
Hình 2.1. Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Tại Huyện Ninh Phước Năm 2011
29%
Nông –Lâm –Ngư – Nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
52%
Thương mại dịch vụ
19%
Nguồn tin: Thống kê UBND huyện Ninh Phước, 2011
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện năm 2011 là: nông nghiệp chiếm 52%,
thương mại dịch vụ chiếm 29%, tiểu thủ công nghiệp 19%. Như vậy, rõ ràng nông
10
nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế huyện. Thu nhập bình quân theo đầu
người hàng năm (tính theo giá thực tế) tăng 121.000 đồng, từ 10.892.000
đồng/người/năm năm 2006 lên 15.748.000 đồng/người/năm cuối năm 2010.
2.2. Khái quát về tình sản xuất nho trên địa bàn huyện Ninh Phước
2.2.1. Khái quát về cây nho
Cây nho đã được du nhập vào Ninh Thuận từ lâu, do đó việc tìm hiểu nguồn
gốc du nhập và kỹ thuật trồng nho sẽ có ý nghĩa rất cho việc thực hiện đề tài.
2.2.1.1. Lịch sử phát triển cây nho tại Ninh Thuận
Cây nho là cây ăn quả đã có từ lâu đời, được trồng phổ biến trên thế giới. Đến
nay cây nho hầu như trồng phổ biến trên tất cả các vùng trên thế giới.
Sau khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp đã đưa nho của họ vào Ninh Thuận
để trồng thử nghiệm nhưng bước đầu không thành công. Mãi đến năm 1971, thông qua
Trung Tâm Khảo Cứu Nông Nghiệp Ninh Thuận, nho đã được trồng thành công tại
Việt Nam. Lúc này có rất nhiều giống nho được đưa vào Việt Nam qua Trung Tâm
Khảo Cứu và Huấn Luyện Nông Nghiệp Nha Hố Ninh Thuận.
Đến năm 1983, thì số lượng nho được thử nghiệm tại Trung Tâm Nha Hố lên
đến 74 giống và kết quả chọn được 6 giống nho trồng phù hợp trên đất Ninh Thuận,
trong đó có giống nho đỏ (Red-Cardinal) hiện đang trồng. Từ năm 1983, chương trình
nghiên cứu cây nho bắt đầu được nhà nước quan tâm. Hiện nay có 3 cơ quan đang
nghiên cứu cây nho là: Viện Nghiên Cứu và Phát triển Cây Bông (Trung Tâm Nghiên
Cứu Cây Bông Nha Hố) tại Ninh Thuận, Trung Tâm Se đec tại Bình Thuận (tại huyện
Tuy Phong – Bình Thuận). Các trung tâm này bước đầu đã du nhập khoảng 50 giống
từ Mỹ, Pháp, Ấn Độ, … nhưng trong đó chỉ trồng phổ biến được những giống nho
thích nghi với điều kiện Việt Nam.
Đến cuối năm 1997- 1998, sau khi một số giống nho đang trồng tại Ninh
Thuận bị thoái hóa, Trung Tâm NCBNH Ninh Thuận đã tiến hành nghiên cứu và trồng
thử nghiệm thành công giống nho mới NH01- 48. Sau sự thành công này, tháng
9/1999, Bộ NN & PTNT chính thức công nhận việc trồng đại trà giống nho này tại
Ninh Thuận.
11
2.2.1.2. Các giống nho hiện đang trồng tại Ninh Thuận
Hiện nay tại Trung Tâm NCCBNH gồm có 154 giống nho khác nhau hiện
đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm, trong đó có 56 giống dùng để ăn tươi, 44 giống
dùng làm rựơu, 11 giống dùng làm gốc ghép.
Khác với các loại trái cây khác của Việt Nam, nho là loại trái cây được du
nhập từ các nước trên thế giới vào Việt Nam từ những năm 1960. Giống nho đầu tiên
được trồng là giống nho đỏ ăn tươi Red Cardinal. Cho tới bây giờ, đây vẫn là giống
nho chủ lực do sản lượng tương đối cao (20 tấn/ha), kinh nghiệm của nông dân trong
trồng trọt và kháng bệnh cũng như thói quen tiêu thụ trong người dân Việt Nam khá
lâu đời.
Đến năm 2000, Ninh Thuận mở rộng thêm một số giống Nho mới như: Nho
Xanh ăn tươi NH01-48, Nho Đen Black Queen, Red Star, Palchong seedless, Muscat
Alexandria. Trong đó giống nho xanh NH01-48 là giống nho đang được trồng với diện
tích lớn do cho sản lượng cao hơn giống Red Cardinal (khoảng 30 tấn/ha). Ngoài ra,
các giống nho làm gốc ghép như Couderc 1613, Ramsey cũng đang được thử nghiệm
trồng tại trung tâm giống cây trồng Nha Hố, Ninh Thuận.
Ninh Thuận có hai giống nho ăn tươi chính:
+ Giống nho đỏ (red cardinal): cây có sức sống trung bình tới cao. Chùm quả trung
bình, hình nón cụt hoặc nón dài, quả đóng chặt vừa phải. Quả có màu đỏ sẫm, hình cầu
hoặc elip. Kích thước quả nhỏ tới trung bình với 14-150 brix. Đây là giống nho chín
sớm, thời gian từ cắt cành tới chín 87-95 ngày. Giống nho này chủ yếu trồng với mục
đích ăn tươi và mẫn cảm với nhiều loại nấm bệnh. Giống tồn tại trên 30 năm, từ
khoảng trước năm 2000 giống chiếm 100% diện tích, nhưng hiện nay còn lại khoảng
80%, diện tích còn lại 20 % là các giống mới nhập. Giống nho này cho đến nay vẫn
được trồng nhiều nhất còn một phần do thói quen tiêu thụ của người dân về loại nho
này (màu đỏ) thích hợp cúng bái, thờ cúng trong những ngày rằm, lễ.
+ Giống nho NH 01 – 48 (white Malaga) giống này được nhập từ Thái Lan từ năm
1997. Là cây có sức sống trung bình và thời gian từ cắt cành tới chín từ 115- 125 ngày.
Lá có màu xanh nhạt, nhẵn, ít lông. Chùm hoa dài, ít phân nhánh. Chùm quả trung
bình tới lớn, có hình nón dài, phần trên lớn hơn phần dưới không nhiều, đóng quả rất
chặt. Khối lượng chùm quả trung bình 300 - 350 g. Quả hình ô van, số hạt/quả ít, chỉ
12
có 1-2 hạt, trung bình 1,6 hạt, khi chín quả có màu xanh vàng, khối lượng quả 4,8 - 5,2
g. Vỏ quả dày, dễ tách ra khỏi thịt quả và thịt quả chắc. Cuống quả gắn với tâm phôi
khá chặt. Chất lượng quả tốt với 17-180 brix. Năng suất cao 12-15 tấn/ha/vụ. Hiện nay
giống này chiếm khoảng gần 20% diện tích và được xem là giống ăn tươi có chất
lượng cao tại Ninh Thuận.
2.2.1.3. Lịch thời vụ
Đối với sản xuất nông nghiệp, biết được lịch thời vụ của cây trồng sẽ tạo điều
kiện tốt cho việc canh tác và tránh được những khó khăn về thiên tai. Cây nho là cây
công nghiệp dài ngày, tùy theo từng giống nho mà lịch thời vụ sẽ khác nhau. Nông dân
áp dụng thời vụ trồng như sau:
Bảng 2.4. Lịch Thời Vụ Cây Nho
Loại
ĐVT
Vụ đông xuân
Nho xanh
Tháng
Cắt
cành
11 - 12
Nho đỏ
Tháng
11 - 12
Vụ hè thu
Vụ thu đông
Thu
hoạch
2-3
Cắt
cành
4-5
Thu
hoạch
7-9
Cắt
cành
/
Thu
hoạch
/
1-2
3-4
5-6
7-8
9 - 10
Nguồn tin: Phòng Nông Nghiệp huyện Ninh Phước, 2010
Qua bảng 2.4 ta thấy, nho xanh chỉ cho thu hoạch 2 vụ /năm, còn nho đỏ thì
cho thu hoạch 3 vụ/năm.
2.2.2. Kỹ thuật trồng nho
Cây nho là cây ăn quả có hiệu quả có hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng đòi
hỏi việc chăm sóc tốt. Vì vậy hiểu được kỹ thuật trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế,
năng suất là một đòi hỏi đối với nông dân trồng nho trong huyện. Nói chung nho xanh
và nho đỏ có kỹ thuật trồng tương đối giống nhau ở các thời kỳ sản xuất, do đó chúng
ta chỉ tìm hiểu chung về kỹ thuật trồng nho này như nhau qua hai thời kỳ.
2.2.2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản
a) Chọn giống nho
Nho xanh: Đa số nông dân mua giống nho ghép tại Trung Tâm NCCBNH
Tỉnh để về trồng vì đây là giống được tiến hành ghép giữa giống nhập từ Thái Lan trên
gốc giống nho dại (couderc) nên bảo đảm khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
13