Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tai chinh vấn đề lãi suất và vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.02 KB, 14 trang )

TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

LỜI NÓI ĐẦU
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Diễn biến của nó được
đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi
suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của Chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp,
ngân hành cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế.
Việt Nam trong hơn 10 năm đổi mới. Những chính sách lãi suất ngân hàng nhà
nước (NHNN) sử dụng đã có tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn và hoạt
động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Để
tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và thúc đẩy sự phát
triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đòi hỏi NHNN phải tiếp tục đổi mới
hơn nữa cơ chế điều hành lãi suất.
Trong cơ chế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó cho nên vấn đề lãi
suất và vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn đang được Đảng,Nhà nước,
ngân hàng các doanh nghiệp và các cá nhân rất quan tâm.

1


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

NỘI DUNG
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT


I. LÃI SUẤT
1. Một số khái niệm về lãi suất
Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ rất
nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTW đặc biệt ở những nước
đang phát triển. Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về lãi suất, trong đó chúng ta có thể
đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suất như sau:
- Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân
hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động gửi tiền và
vay tiền. Đồng thời, lãi suất còn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW
mỗi nước.
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ấn định trên thị trường, không được
điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá.
- Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh cho đúng theo những thay đổi dự
tính về mức giá, do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật của việc vay tiền.
Theo Fisher, lãi suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r) cộng với mức lạm phát dự
tính: i= r+ lạm phát.
- Lãi suất hoàn vốn: là một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền
thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó. Đây
là phép đo được các nhà kinh tế coi là phép đo lãi suất chính xác nhất.

2


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

- Lãi suất tái chiết khấu:là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi ngân hàng
nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ

chức tín dụng.
- Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái chiết
khấu.
- Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân
hàng, nơi các ngân hàng thực hiện việc cho vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ chính
xác hơn về chi phí vốn vay của ngân hàng và cung cấp vốn trên thị trường.
2. Các nhân tố tác động đến lãi suất:
2.1. Sự thay đổi của tổng cầu (viết tắt là GNP).
Khi tổng cầu tăng lên, thì nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung
ứng. Trong điều kiện: khối lượng tiền cung ứng (M1 hoặc M2) không thay đổi tức
không có in tiền (nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi), lúc này cung vốn
đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư sẽ làm cho lãi suất tăng. Và ngược lại Khi tổng cầu
giảm, nếu chính phủ chưa kịp có chính sách kích cầu thì trên thị thường tiền tệ
cung tiền sẽ lớn hơn cầu tiền (cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư) sẽ làm cho
lãi suất giảm.
2.2. Sự chi tiêu của chính phủ.
Trên thục tế, khi cung cầu tiền tệ trên trị trường đang ổn định, vì mục tiêu đặt
ra Chính phủ tăng hoặc giảm chi tiêu đột ngột sẽ làm cầu đầu tư trên thị trường
tăng hoặc giảm theo và lãi suất trên thị thường sẽ bị tác động tăng hoặc giảm.
2.3 Chính sách tiền tệ của chính phủ.
Như ta đã biết chính sách tiền tệ của Chính phủ ban hành là nhằm mục đích
kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát và các tác động đến
lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định.
3


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt


2.4. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.
Trong thực tiễn khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì kéo theo lãi suất tăng và ngược
lại. Cũng giống như nhu cầu đầu tư, khi mà người dân đổ xô vào đầu tư kinh doanh
kiếm lợi nhuận thì cầu về khối lượng tiền, tài sản lớn dẫn đến lãi suất tăng. Khi nhu
cầu tiêu dùng, đầu tư giảm thì lãi suất sã giảm xuống.
II. VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ THƯỜNG.
Vai trò của lãi suất đến việc huy động vốn.
Lãi suất tác động trực tiếp đến quyết định kinh tế của của hộ gia đình: đầu tư
vào việc mua sắm đồ dùng trong gia đình (khi lãi suất thấp), hay gửi tiết kiệm (khi
lãi suất tiền gửi cao), đầu tư vào thị trường khứng khoán (khi thu nhập kỳ vọng
trong tương lai là cao). Các doanh nghiệp như việc dùng vốn để đầu tư vào nhà
máy mới, mua thêm tư liệu sản xuất hay đầu tư mới. Điều này tác động đến khả
năng huy động vốn của các doanh nghiệp và ngân hàng, tác động đến khả năng cho
vay của ngân hàng.
Lãi suất là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh
nghiệp phải xem xét khả năng lợi nhuận thu được với chi phí huy động vốn bỏ ra
quyết định huy động vốn từ nguồn nào và đầu tư vào đâu để có lợi cho doanh
nghiệp nhất. Còn ngân hàng phải xem xét giữa lãi xuất huy động với khả năng cho
vay ở mức lãi suất cao hơn để đưa ra phương hướng hoạt động đảm bảo mục tiêu
của ngân hàng tồn tại và phát triển.

4


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt


PHẦN II:TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
I. Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước:
Đây là thời kỳ điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất âm, chính sách lãi suất
cứng nhắc bị áp đặt theo kiểu hành chính. Tuy ngân hàng nhà nước đã có những
điều chỉnh theo từng thời kỳ nhưng do giai đoạn này có lạm phát phi mã nên khiến
lãi suất luôn trong tình trạng âm, nghĩa là:
-Lãi suất tiền gửi < mức lạm phát.
-Lãi suất cho vay < lãi suất huy động < mức lạm phát.
Chính sách lãi suất như vậy đã có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng
thương mại (NHTM) và doanh nghiệp(DN) .
1. Đối với NHTM
-Chính sách lãi suất cứng nhắc khiến cho các NHTM không linh hoạt trong
hoạt động tín dụng trước mọi biến động của nền kinh tế.
-Lãi suất tín dụng luôn ở mức qui định bắt buộc nên không khuyết khích
cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.
-Lãi suất tiền gửi < lạm phát nên không khuyến khích người dân và các tổ
chức gửi tiền vào ngân hàng hoặc gửi một thơì gian ngắn. Do đó chỉ huy động được
vốn huy động ngắn hạn, sử dụng vốn ngắn hạn cho vay đầu tư trung và dài hạn. Kết
quả là NHTM bị lỗ.
2. Đối với doanh nghiệp.
-Vì lãi suất cho vay < lạm phát nên các DN thi nhau vay vốn, tìm mọi cơ hội vay
vốn để được hưởng bao cấp.
5


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt


L·i suÊt

Vay vốn đầu tư tràn lan không có hiệu quả, đẩy lượng tiền trong lưu thông
lên cao dẫn tới lạm phát.
-DN vay nhiều nhưng lợi nhuận thu được không phải do sản suất kinh doanh
mà do hưởng bao cấp của NHTM tạo mức lợi nhuận giả cho các doanh nghiệp.
II. Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến 1993
Chính sách lãi suất thực dương đã phát huy hiệu quả với lãi suất tiết kiệm
không kỳ hạn là 109%/ năm, lãi suất tiết kiệm 3 tháng là 12% / tháng tức 144%/
năm huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo thế ổn định tương đối về
tiền tệ -một điều kiện tiền đề quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội , có
những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của NHTM và DN.
1. Đối với NHTM
-Lãi suất thực dương cao đã thu hút một số lượng tiền gửi lớn vào các ngân
hàng làm lượng tiền dự trữ của các ngân hàng tăng cao đáp ứng được nhu cầu vay
vốn của DN.
2. Đối với DN
-Lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao buộc các DN phải cân
nhắc việc vay vốn đầu tư, phải xem xét và lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu
quả tốt nhất.
-Cơ cấu tổ chức của các DN được tổ chức một cách hợp lý hơn, giảm thiểu
bộ phận quản lý cồng kềnh để giảm thiểu chi phí.
-Lãi suất vay vốn không khuyến khích các DN đầu tư mà các DN tích cực
gửi tiền vào ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, các DN cũng giảm quy mô đầu tư dẫn
đến một lực lượng lớn thất nghiệp không có lợi cho sự phát triển chung của nền
kinh tế.

6



TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

-Trong tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, một phần lớn là đi vay của
ngân hàng, bởi lãi suất vốn cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh lớn do đó giá
thành phẩm cao, giá hàng hoá cao và như vậy hàng hoá sẽ giảm tính cạnh tranh trên
thị trường.
III. Giai đoạn 1993-1996
-Thoả thuận trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo
lãi suất qui định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được cầu lãi suất
thoả thuận. Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn là
0.2% tháng và cho vay cao hơn mức lãi suất trần là 2.1% tháng.
Chế độ lãi suất ít nhiều đã giúp cho hoạt động của ngân hàng thương mại và
của doanh nghiệp có những chuyển biến tốt.
1. Đối với NHTM
Nguyên lý phổ biến về mặt thời hạn sử dụng vốn tín dụng trong cùng một
thời điểm cho vay cho thấy, mức lãi suất cao thường đáp ứng cho nhu cầu vay vốn
dài hạn, lãi suất thấp cần cho việc huy động vốn ngắn hạn. Nhưng trong giai đoạn
này lãi suất tín dụng ngắn hạn lại được quy định với mức lãi suất cao hơn dài hạn,
do đó NHTM chủ yếu huy động được vốn ngắn hạn trong khi tỷ lệ vốn huy động
trung và dài hạn rất nhỏ. Nếu lấy vốn ngắn hạn cho vay đầu tư trung và dài hạn thì
NHTM phải chịu thua thiệt.
2. Đối với doanh nghiệp
-Cơ chế lãi suất hiện hành thật sự gây khó khăn cho các DN trong việc vay
vốn sản xuất nhất là đầu tư sản xuất trong trung và dài hạn do ngay chính ngân
hàng cũng khó huy động được vốn trung và dài hạn nếu cho vay với mức lãi suất
thoả thuận lại ở mức cao.


7


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

-Lãi suất cao làm cho người kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản
xuất có lợi nhận cao tức thời và thu hồi vốn nhanh như: dich vụ, thương mại, sản
xuất nhỏ tạo nên sự mất cân bằng trong nền kinh tế.
IV. Giai đoạn thực hiện lãi suất trần.
Ngày 1/1/1996 chính sách lãi suất trần được đưa vào thực hiện.
1. Đối với NHTM
-Việc tổ chức quản lý lãi suất trần cho phép các tổ chức tín dụng được tự do
ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi trong phạm vi trần do NHNN cho
phép, linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh doanh, tự chủ, thực hiện cạnh tranh
lành mạnh. Sự ra đời của chính sách lãi suất trần đã chấm dứt thời kỳ NHNN qui
định các mức lãi suất cụ thể, xoá bỏ lãi suất cho vay theo thoả thuận và từng bước
tiến hành tự do hoá lãi suất.
-NHTM linh hoạt hơn trong: môi trường king doanh- xây dựng chính sách
khách hàng và cạnh tranh lành mạnh của từng tổ chức tín dụng; điều kiện kinh
doanh- tự chủ ấn định mức lãi suất phù hợp từng thời kỳ, địa bàn, đối tượng; sự
điều chỉnh, thay đổi lãi suất của NHNN.
-Để nâng cao lợi nhuận các NHTM phải nâng cao mức dư nợ cho vay và huy
động vốn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, tuỳ theo hình thức cụ thể mà các NHTM đã đưa
ra các mức lãi suất phù hợp.
-Sau thời gian khá ngắn, hệ thống NHTM dường như đã thích nghi được với
cơ chế lãi suất trần, tự điều chỉnh nhằm tối đa hoá cơ cấu tín dụng và cân đối tài
chính để sẵn sàng thay đổi linh hoạt lãi suất theo sự tăng giảm lãi suất của ngân

hàng nhà nước.
Tỷ lệ vốn trung và dài hạn trong tổng số vốn huy động của NHTM hiện tại là
rất nhỏ. Do việc huy động vốn trung và dài hạn cần có lãi suất cao trong khi NHNN
8


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

liên tục cắt giảm lãi suất; NHTM sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn vào trung và dài
hạn. Hậu quả là làm suy yếu khả năng an toàn thanh toán khi có một dòng tiền gửi
bị rút ra.
-Khoảng cách chênh lệch lãi suất cho vay tiền gửi chỉ còn không đáng kể
0.15% tháng nơi nào cao lắm là 0.2% tháng, nên không đảm bảo bù đắp chi phí và
có lãi.
-Lãi suất cho vay trung hạn > vay ngắn hạn là 0.05% tháng. Mức chênh lệch
tạo động lực khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trung và dài hạn.
2. Đối với các DN
Doanh nghiệp không phải vay với mức lãi suất vượt trần, tức là các doanh
nghiệp không bị các ngân hàng ép khi đi vay tiền.
Khi chính phủ quyết định giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa ra các biện
pháp ưu tiên trong việc cho vay vốn sẽ khuyến khích các DN tăng cường vay vốn
để đầu tư phát triển. Lãi suất là yếu tố thúc đẩy DN kinh doanh có hiệu quả, bù đắp
chi phí và lợi nhuận cho ngân hàng; các DN hạn chế hoạt động tiêu cực tăng cường
các hoạt động tích cực, kinh doanh phát đạt để không bị hụt vốn mà còn có một lợi
nhuận và trả lãi ngân hàng.
-Do lãi suất trần được đưa ra, các NHTM cạnh tranh dẫn đến giảm lãi suất:
+DN tích cực vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

+DN tích cực hoạt động tái đầu tư thay vì gửi tiền vào ngân hàng.
+Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tăng.
-Lãi suất còn cao, khó khăn trong thủ tục vay NH. Cho dù lãi suất cho vay đã
giảm khá mạnh song các DN vẫn không dám vay tiền vì tỷ lệ lãi suất cho vay ngân
hàng vào khoảng 10%-11% năm. Do vậy nếu tiếp tục vay ngân hàng để sản xuất
kinh doanh thì lợi nhuận không đủ để trả lãi ngân hàng thì tình trạng nợ nần của
9


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

DN càng nặng thêm( thêm vào đó sự giảm giá hàng tiêu dùng liên tục vào những
tháng đầu năm 1999 làm khả năng thua lỗ tăng lên).
-Nhiều DN làm ăn không có hiệu quả do trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc
hậu nhưng muốn cơ cấu lại sản suất, đổi mới trang thiết bị phải có cơ cấu vốn lớn,
bắt buộc phải đi vay. Với số vốn lớn DN phải trả lãi lớn trong khi lợi nhuận thu
được lại chưa ổn định do vậy lãi suất giảm DN vẫn không dám vay.
-Các ngân hàng cạnh tranh dẫn đến tăng mức lãi suất tiền gửi các DN cắt
giảm tất cả những khoản đầu tư không đưa lại lợi nhuận cao bằng gửi tiếp vào ngân
hàng.
-Việc vay vốn trung và dài hạn của các DN không thuận lợi vì các NH cho
vay dễ gặp rủi ro từ việc huy động vốn NH cho vay trung và dài hạn trong khi mức
chênh lệch giữa lãi suất cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bị xoá bỏ.
Việc cạnh tranh của NHTM tạo cơ hội cho các DN vay tràn lan không quan tâm
đến tính thời vụ, chu kỳ sản xuất của DN như cho vay hàng xuất khẩu đã có lúc có
nơi cho vay 6 tháng. Như vậy việc sử dụng tiền vay của DN không gắn liền vào
việc sản xuất kinh doanh.

Có nhiều lần thay đổi lãi suất do vậy những khoản nợ cũ có mức lãi suất quá cao
đó là chưa kể lãi suất nợ quá hạn. Vấn đề lãi suất cao làm DN và hộ vay vốn gặp
khó khăn trong sản xuất và khả năng trả nợ NH. Lãi suất được giảm nhiều lần gây
tâm lý chờ đợi lãi suất tiếp tục giảm của DN.
V. Giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất cơ bản.
1. Định nghĩa về lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản là lãi suất cho do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức
tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
2. Tác động của lãi suất cơ bản đến hoạt động của NHTM và DN.
10


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

Chính sách lãi suất cơ bản được thực hiện trong hơn một năm qua đã phát
huy phần nào tác dụng đối với NHTM và các DN.
2.1. Đối với các NHTM
Cơ chế lãi suất linh hoạt hơn càng tạo điều kiện cạnh tranh giảm chi phí hoạt
động ngân hàng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: thẻ tín dụng....Lãi suất tiếp tục
theo xu hướng giảm xuống cả lãi suất tiền vay và lãi suất huy động giảm.
Tuy nhiên cuối tháng 8/2001 lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
tăng đột biến, nhất là các NHTM cổ phần. So với cuối tháng 6/2001 lãi suất huy
động 6 tháng VNĐ tăng từ 0.05%/ tháng lên 0.17% /tháng, đưa lãi suất huy động
bằng VNĐ xấp xỉ lãi suất cho vay cơ bản do NHNN công bố , thậm chí còn cao
hơn 0.02%/ tháng như NHTM cổ phần VPB. Đó là do các NHTM đang gặp khó
khăn về chi trả và cho vay bằng tiền mặt.
2.2. Đối với các DN

Lãi suất giảm đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn. Số lượng DN nhất
là sau khi có luật DN ban hành tăng mạnh làm cho nhu cầu vốn của nền kinh tế
tăng nhanh. Tuy nhiên có sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ (USD),
và xu hướng tăng giá của đồng đô la nên nhiều DN găm giữ ngoại tệ do đó mà
thiếu VND để phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho tình trạng đô la hoá
của nền kinh tế càng thêm trầm trọng.
VI.Hướng tới tự do hoá lãi suất và Thực tế tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ thực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay
ngoại tệ.
Các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay bằng USD trên cơ sở lãi
suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước. Thực
hiện tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ lúc này là một bước tiếnphù hợp với thông
11


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

lệ quốc tế, đó là một quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu được thể hiện ngày
càng rõ ràng hơn của NHNN trong việc tiến tới xoá bỏ những hạn chế không cần
thiết đối với hoạt động ngân hàng, điều này sẽ mang lại những tác động lớn đối với
thị trường vốn của Việt Nam, đối với hệ thống NHVN cũng như nền kinh tế Việt
Nam nói chung.
Sự ra đời của cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ ở Việt Nam đã mở
rộng quyền tự chủ và sự chủ động của các tổ chức tín dụng. Cơ chế tự do hoá lãi
suất cho vay ngoại tệ sẽ mở đường cho việc tự do hoá lãi suất cho vay nội tệ. Từ đó
đồng bộ hoá chính sách lãi suất cho vay của NHVN trong một tương lai không xa.


KẾT LUẬN

Chính sách lãi suất là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia, vì
thế trước hết nó phải hướng tới những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia: ổn
12


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt

L·i suÊt

định tiền tệ, đảm bảo mức lạm phát hợp lý (4-5%), kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, chính sách tiền tệ quốc gia nước ta hiện nay phải nhằm tiến tới hình
thành một thị trường tiền tệ tạo ra sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa
những tổ chức tín dụng tạo điều kiện để giảm chi phí tín dụng. Ngoài ra chính sách
tiền tệ còn phải đảm bảo có sự chênh lệch lãi suất kinh doanh . Thứ ba, chính sách
lãi suất phải tạo động lực cho các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn
hiệu quả tăng sản phẩm xã hội.
Đưa ra một chính sách lãi suất đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên không đơn giản ,
đòi hỏi phải xử lý nhiều mối quan hệ khác nhau. Nhận thấy những mặt tích cực
của việc tiến hành tự do hoá lãi suất của Chính phủ Việt nam thông qua NHNN đã
có những thay đổi trong cách nhìn nhận về tự do hoá lãi suất từ đó có những chính
sách lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong thời
gian tới chính sách lãi suất tiếp tục điều chỉnh theo hướng tự do hoá lãi suất phù
hợp với mức độ thị trường tài chính khu vực và quốc tế, theo sát thị trường quốc
tế. Khi các điều kiện đã hội đủ chúng ta sẽ chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất
nhưng vẫn có sự điều tiết gián tiếp của NHNN Việt Nam để đảm bảo giữ vững
định hướng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình Tài Chính ( Đại học QLKD Hà Nội)
13


TiÓu luËn tµi chÝnh
vµ vai trß cña l·i suÊt
Thời báo kinh tế Sài Gòn

14

L·i suÊt



×