Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãng bằng fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học thực nghiệm hà nội, 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 55 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Theo tổng cục thống kê (2013) nước ta có 7.4 triệu học sinh tiểu học,
chiếm 8.2 % dân số cả nước [1]. Trong số các bệnh răng miệng thường gặp ở
trẻ thì bệnh sâu răng là phổ biến nhất. Theo kết quả điều tra của Viện đào tạo
Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội (2010), có hơn 81.6% trẻ em 4 –
8 tuổi sâu răng sữa, trong đó có 95.3% số trẻ không được điều trị [2]. Tỉ lệ sâu
răng cao ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn, nhận
thức về vệ sinh răng miệng... và để lại những hậu quả mang tính lâu dài. Do
đó công tác dự phòng sâu răng cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng ở
học sinh bước đầu đã được chú trọng thực hiện với chương trình Nha khoa
học đường, gồm các nội dung: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng; hướng dẫn sử
dụng nước súc miệng có chứa fluor tại trường học; trám bít hố rãnh bằng
Resin, Fuji; khuyến khích kiểm tra răng miệng định kỳ tại phòng khám và
điều trị sớm.
Hà Nội là một trong số những thành phố đi đầu trong cả nước về công
tác dự phòng sâu răng và đã tiến hành thực hiện được chương trình Nha học
đường. . Trong các nội dung đã được kể tên, phương pháp trám bít hố rãnh
tuy đơn giản, dễ thao tác, thực hiện trên số lượng lớn và sử dụng vật liệu
không đắt tiền nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện tại Hà Nội. Phương
pháp này đặc biệt có ý nghĩa trên trẻ 6 tuổi. Khi những răng hàm lớn vĩnh
viễn đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc và dễ bị nhầm lẫn với các răng hàm sữa
khác trên cung hàm, mà cha mẹ trẻ thường không lưu ý cùng trẻ chăm sóc cẩn
thận nên những răng này dễ bị sâu sớm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng
miệng của trẻ. Những răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên nếu được dự phòng sâu


2
răng tốt sẽ kích thích sự phát triển xương hàm cũng như chức năng ăn nhai
chính trong bộ răng vĩnh viễn sau này.


Nằm trong địa bàn Hà Nội, trường tiểu học Thực Nghiệm quận Ba
Đình là một trong những đơn vị bước đầu triển khai chương trình Nha khoa
học đường. Được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trường, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố
rãnh bằng Fuji IX cho học sinh 6 tuổi tại trường tiểu học Thực Nghiệm Ba Đình - Hà Nội năm 2014" với mục tiêu cụ thể như sau:
 Mô tả tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất ở nhóm học sinh 6 tuổi
 Đánh giá kết quả trám bít hố rãnh của Glass Ionomer Cement (GIC)
Fuji IX trên các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở nhóm học sinh
trên


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất ở nhóm học sinh 6 tuổi
1.1.1. Tình hình sâu răng ở mặt nhai của răng hàm lớn thứ nhất
Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng mặt nhai của răng hàm vĩnh
viễn là vị trí dễ bị tổn thương sâu răng nhất do sự tồn tại của các hố rãnh với
cấu trúc phức tạp tạo điều kiện lý tưởng cho thức ăn và các mảng bám vi
khuẩn lắng đọng [3],[4].
Picard và CS đã nghiên cứu trên nhóm trẻ tiểu học tại Québec - Canada
cho thấy đến một nửa số trẻ tại đây có tổn thương sâu răng tại vị trí hố rãnh
mặt nhai của răng hàm [5]
Nghiên cứu của Lê Thị Thủy (2007) cho thấy tỷ lệ sâu răng hàm lớn
thứ nhất vĩnh viễn là khá cao, ở trẻ em 7-8 tuổi là 75.28%, trong đó sâu mặt
nhai chiếm 62% [6].
Trần Thúy Nga và CS đưa ra kết quả nghiên cứu trên nhóm trẻ 15-18
tuổi với tỷ lệ sâu mặt nhai ở RHLTN là 47% [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2011) trên nhóm trẻ 8 tuổi cho biết

trong số răng được khám và xác định là bị sâu, có 31.7% răng sâu ở vị trí mặt
nhai [8].
Một nghiên cứu khác của Vũ Mạnh Tuấn (2013) cũng cho thấy tỷ lệ
sâu mặt nhai gần như không có chênh lệch nhiều so với 2 nghiên cứu trên, cụ
thể là 41.8% ở RHLTN của nhóm trẻ 7-8 tuổi [9].


4
Gần đây nhất, Phạm Văn Hiệp (2014) nghiên cứu trên nhóm trẻ 6-17
tuổi cho thấy tỷ lệ sâu mặt nhai ở RHLTN là 21.15%, thấp hơn hẳn so với các
nghiên cứu trước đó [10].
1.1.2. Định nghĩa hố rãnh trên răng hàm
Hố rãnh là các vùng tương hợp giải phẫu-mô học của bề mặt men răng
được mô tả như sau [11]:
 Rãnh chính hay rãnh phân múi là đường rãnh lớn ở vị trí tiếp giáp giữa
các múi răng và ngăn cách các múi với nhau
 Rãnh phụ là các rãnh đi theo các đường dốc phân múi răng thành các
thùy
 Hố biên nằm ở 2 đầu rãnh chính
 Hố phụ nằm trên đường rãnh chính, ở vị trí tiếp giáp giữa các múi răng

Hình 1.1: Vị trí hố rãnh trên răng hàm lớn
(Nguồn: Haute Autorité de Santé - 2005)
Đặc biệt các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra các đường rãnh ngoằn ngoèo là
các rãnh sâu và hẹp được phát hiện khi thăm khám lâm sàng đơn giản. Trong
trường hợp này, các múi răng được phân thùy rất rõ rệt bởi các rãnh phụ với
độ dốc lớn.


5

1.1.3. Phân loại hình thái học bề mặt hố rãnh và mô bệnh học sâu răng hố
rãnh tương ứng
Hình thái học và độ sâu của hố rãnh liên quan với tính nhạy cảm sâu răng.
Có 4 loại hình thái hỗ rãnh cơ bản [4]:
 Loại chữ V (34%): Nông, rộng, có khả năng tự làm sạch và phần nào
đề kháng với sâu răng
 Loại chữ U (14%): Độ rộng từ phía trên xuống dưới tương đương nhau
 Loại chữ I (19%): Khe rãnh rất hẹp
 Loại chữ IK (26%): Khe rãnh rất hẹp và mở rộng ở phía đáy
 Loại khác (7%)

a) Loại chữ V

b) Loại chữ U


6

c) Loại chữ I

d) Loại chữ IK

Hình 1.2: Các loại hình thái hố rãnh
(Nguồn : Răng trẻ em – Nhà xuất bản Giáo Dục)
Người ta nhận thấy có mối liên quan giữa vị trí tổn thương đầu tiên với
hình thái và chiều sâu của hố rãnh [4],[13]:
 Loại chữ V: Tổn thương bắt đầu từ đáy
 Loại chữ U: Tổn thương bắt đầu từ khoảng giữa và lan xuống dưới
 Loại chữ I và IK: Tổn thương bắt đầu từ đỉnh hố rãnh



7

Hình 1.3: Tổn thương sâu răng hố rãnh
(Nguồn: J Dent Res - 2004)
1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sâu răng hố rãnh
Các hố rãnh tại răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai được chỉ định trám bít
càng sớm càng tốt trên những bệnh nhân dưới 20 tuổi và có nguy cơ sâu răng
cá nhân cao. Các cá thể được coi là có nguy cơ sâu răng cá nhân cao nếu sở
hữu một hoặc nhiều trong số các đặc điểm sau [11],[12]:
 Không chải răng hằng ngày với kem đánh răng có chứa fluor
 Thường xuyên tiêu thụ sản phẩm có chứa đường ngoài bữa ăn như đồ
ăn, đồ uống có chứa đường và kẹo
 Sử dụng thuốc có chứa đường hoặc thuốc gây giảm tiết nước bọt trong
thời gian dài
 Có nhiều rãnh ngoằn ngoèo trên răng hàm lớn
 Có chỉ số mảng bám ở mức độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà
không cần dùng thao tác bộc lộ


8
 Có tổn thương sâu răng (mức độ ngà răng) hoặc các tổn thương sớm có
thể tái phát (mức độ men răng)
Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố nguy cơ trên tập thể như
sau [11]:
 Giai đoạn sau khi mọc răng
 Gia đình thuộc tầng lớp kinh tế-xã hội hoặc trình độ giáo dục thấp
 Tình trạng sức khỏe răng miệng kém ở bố mẹ hoặc anh, chị, em trong
gia đình
 Cá thể mắc các bệnh hoặc bị tàn tật khó khăn trong việc chải răng hằng

ngày
 Cá thể có tiền sử sâu răng
 Cá thể có các yếu tố thuận lợi cho lưu giữ mảng bám (phục hình không
tốt, khí cụ chỉnh nha hoặc phục hình)
Các yếu tố nguy cơ trên tập thể không đủ để đánh giá xác định nguy cơ
sâu răng cá nhân cao trên một cá thể mà được sử dụng để xác định nhóm dân
số tiêu biểu trong công tác dự phòng sâu răng hoặc tuyên truyền TBHR.
1.2. Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh
1.2.1. Vật liệu trám bít hố rãnh
Hiện nay trên thị trường đã cho ra rất nhiều loại VLTBHR có thể được
phân loại như sau [14],[15],[16]:
 Resin truyền thống hay còn gọi là "sealant"
Đây là VL dễ sử dụng nhất với chất xói mòn men truyền thống là acid
phosphoric. Có thể dùng resin có hạt độn (Delton FS+/Dentsply - De Trey;
Ultraseal XT+/Ultra de nt; Guardian Seal/Kerr) hoặc resin không có hạt độn
(Concise White Sealant/3M-Espe; ClinproSealant/3M-Espe); loại giải phóng


9

Fluor (Delton FS+; Helioseal F) hoặc không giải phóng Fluor (Concise
White Sealant). Việc đặt lại resin lần 2 với hi vọng tăng tính chống mài mòn
và sự giải phóng fluor có hiệu quả ngừa sâu răng.Một số vật liệu đổi màu sau
khi được phủ lên bề mặt răng hoặc sau khi quang trùng hợp giúp kiểm soát
việc trám bít.
 Vật liệu tương sinh học
VL phổ biến là Glass Ionomer Cement (Fuji II, VII, IX) và compomersealant (Dyract seal/Dentsly-DeTrey). Nhờ đặc tính kháng khuẩn và khả
năng tái khoáng hóa, VL này thường được sử dụng trong dự phòng sâu răng
định kỳ hoặc sâu răng thứ phát.
Theo một số tác giả, GIC cũng như các polymer khác, bị co khi trùng hợp.

Tuy nhiên độ co của GIC chỉ từ 3 đến 5%, nếu so với composite quang trùng
hợp thì tính kín khít được cải thiện hơn nhiều. Ngoài khả năng giảm tính
thấm vi kẽ của vi khuẩn từ khoang miệng vào hố rãnh như của resin, GIC
còn có khả năng giải phóng fluor, làm tăng hiệu quả dự phòng sâu răng.
Trên thị trường có nhiều loại GIC khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và
mục đích sử dụng. Trong đó chỉ có một số ít được sản xuất riêng biệt cho sử
dụng trong TBHR. Có thể kể đến Vitrebond (3M Espe) bản chất là GIC
quang trùng hợp có độ bám dính vào mô răng cao gấp 2 lần GIC truyền
thống và dễ thao tác, sử dụng. Ngoài ra Fuji IX GP Extra cũng là một VL
được đánh giá cao với thời gian làm việc nhanh nhất (2.5 phút) và giải
phóng fluor cao gấp 6 lần so với Fuji IX Fast.
 Resin lỏng hay còn gọi là "flow"
Tính nhớt của các loại VL này khiến việc trám bít các hố rãnh không hở
gặp khó khăn và đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ mặt nhai của răng. Nghiên cứu
của Courson và cộng sự năm 2002 đã chỉ ra độ kín khít của miếng trám bằng


10
resin lỏng dùng xói mòn mặt nhai bằng acid phosphoric nhưng không thể lấp
đầy hố rãnh. Vì vậy kĩ thuật này chỉ được dùng với các hố rãnh hở.

Hình 1.4: Vị trí trám bít dự phòng/phục hồi; R=phục hồi (bằng resin
hoặc GIC), S=sealant
(Nguồn: Revue d’Odonto-Stomatologie - Université de Paris - 2003)
1.2.2. Hiệu quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh
Công tác dự phòng sâu răng được triển khai từ sớm làm tăng tỷ lệ trẻ
không bị sâu răng tự nhiên, làm giảm các hậu quả do bệnh sâu răng và tình
trạng vệ sinh răng miệng kém gây ra như rối loạn khớp cắn, rối loạn chức
năng ăn nhai, thẩm mĩ, phát âm, chậm tăng trưởng khối sọ-mặt, ảnh hưởng
tâm lý [11].

Theo nghiên cứu của Majèra (1990) về khả năng phòng sâu răng của
GIC, dù 84% chất TBHR GIC được đánh giá trên lâm sàng là mất toàn bộ
nhưng trên các mẫu sao đều cho thấy chất TBHR vẫn còn lưu lại một lượng
nhỏ trên đáy hố rãnh. Chính phần còn lại này đã tiếp tục giải phóng fluor trên
bề mặt men răng làm tăng khả năng chống sâu răng [17].
Nguyễn Hồng Lợi (2006) cho biết sau khi đặt chất TBHR Fuji VII lên
bề mặt răng thì tổn thương ở ngà sẽ dừng lại và tỷ lệ lành thương lên đến
89%. Mặc dù sau 2 năm, tỷ lệ bong chất trám bít tăng nhanh nhưng tỷ lệ sâu


11
răng ở nhóm can thiệp TBHR vẫn chỉ là 2.6%, thấp hơn một nửa so với
nhóm đối chứng ở cùng thời điểm tái khám [18].
Nghiên cứu của Phùng Thị Thanh Lý (2004) sử dụng GC Fuji III để
TBHR cho nhóm học sinh 7-8 tuổi cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ sâu
răng ớ nhóm can thiệp sau 12 tháng là 0% so với 2 % nhóm đối chứng [19].
Nguyễn Kim Ngọc (1994) nhận thấy TBHR có tác dụng làm giảm tỷ lệ
sâu răng tới 85.3% sau 1 năm [20].
Theo Phạm Ngọc Dung và CS (2005), sau 6 tháng tiến hành TBHR, tỷ
lệ sâu răng của nhóm can thiệp giảm từ 70% xuống 45.7%; còn ở nhóm
không can thiệp tỷ lệ sâu răng lại tăng lên từ 67.5% lên 74.6% [21].
Ngoài khả năng giảm sâu răng, VLTBHR còn sở hữu tỷ lệ bám dính
tương đối tốt trong thời gian ngắn. Nghiên cứu của Lê Thị Thủy cho thấy tỷ lệ
bám dính của GIC Fuji VII sau 1 tuần là 96%; sau 1 tháng là 88% và sau 2
tháng là 81% [6].
Ở các nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành trám bít
hố rãnh cho trẻ và cho thấy hiệu quả dự phòng sâu răng thay đổi tùy thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như hình thái giải phẫu của răng; tình trạng vệ
sinh răng miệng; thói quen tiêu thụ thuốc lá, đồ uống chứa đường; hiểu biết và
ý thức của cha mẹ về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con; cũng như thao

tác kỹ thuật của các bác sĩ tham gia can thiệp dự phòng và đặc điểm của các
loại vật liệu khác nhau [22].
Nghiên cứu của Mejàre và CS (2004) trên nhóm trẻ dưới 14 tuổi cho
thấy tỷ lệ sâu răng đã giảm được 33% sau 1 năm nhờ TBHR bằng resin [23].
Tại Brazil, Flório và CS (2001) tiến hành can thiệp dự phòng sâu răng
trên trẻ 6.5 tuổi có RHLTN sâu mặt nhai ở mức độ men răng, sử dụng 2
phương pháp là TBHR bằng GIC Vitremer và bôi vernis có chứa fluor


12
Duraphat lên mặt nhau của răng can thiệp. Sau 12 tháng nghiên cứu, nhóm
được trám bít bằng GIC cho hiệu quả dự phòng sâu răng tuyệt đối với 100%
răng không sâu, còn ở nhóm được sử dụng vernis có chứa fluor thì tỷ lệ này là
83.3%, cho thấy sự khác biệt rõ rệt khi sử dụng 2 phương pháp khác nhau
[24].
Edith G.Sly và CS tại Ác-hen-ti-na (2010) lại sử dụng song song GC
Fuji VII và GC Fuji IX để TBHR cho nhóm trẻ 5-8 tuổi nhằm so sánh hiệu
quả của 2 loại VL cùng bản chất GIC này [25]. Mặc dù có khả năng lưu giữ
không tốt bằng Fuji IX, Fuji VII lại có hiệu quả dự phòng sâu răng tốt hơn
Fuji IX với tỷ lệ sâu răng tái phát sau 12 tháng là 0%, còn tỷ lệ này ở Fuji IX
ở cùng thời điểm tái khám là 2.3%.
Như vậy, GIC là một loại vật liệu tương sinh học có khả năng giải
phóng fluor và mang lại hiệu quả dự phòng sâu răng cao, được sử dụng trong
nhiều nghiên cứu và thích hợp để lựa chọn áp dụng thí điểm trong công tác sự
phòng sâu răng cho trẻ em trong cộng đồng.


13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa điểm nghiên cứu
Trường tiểu học Thực Nghiệm Hà Nội
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 1 (6 tuổi)
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với can thiệp lâm sàng.
2.4.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang để mô tả tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất
trên học sinh 6 tuổi.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Trẻ 6 tuổi
 Trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ :
 Trẻ không tự nguyện tham gia nghiên cứu.


14
2.4.1.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức nhằm xác định tỷ lệ phần trăm của một
quần thể.
2
𝑛 = 𝑍1−
𝛼
2

𝑝(1−𝑝)

𝑑2

𝐷𝐸

×
Trong đó:
n
: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
2
2
𝑍1−
𝛼
𝑍1−
𝛼
2
2 : Hệ số tin cậy, với α=0,05 ta có
2 =1,96
p

: Tỷ lệ sâu răng của học sinh từ 6-8 tuổi; p = 0.29 [26]

(Theo nghiên cứu của Trịnh Đình Hải năm 2005)
d

: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0.09

DE

: Hệ số thiết kế =1.2


Như vậy tính ra được n = 118 học sinh 6 tuổi.
Thực tế đã khám được cho 136 trẻ.
2.4.1.3. Cách chọn mẫu
Học sinh khối 1 của trường tiểu học Thực Nghiệm có 8 lớp, bốc thăm
ngẫu nhiên chọn ra 4 lớp để khám phân loại sâu răng theo tiêu chuẩn phát
hiện sâu thân răng nguyên phát ICDAS.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS [31]
Mã số

Mô tả

0
1
2
3
4
5
6

Lành mạnh
Đốm trắng đục ( sau khi thổi khô 5 giây )
Đổi màu trên men ( răng ướt )
Vỡ men định khu
Bóng đen ánh lên từ ngà
Xoang sâu thấy ngà
Xoang sâu thấy ngà lan rộng ( > ½ mặt răng )

Nhận định kết quả.
- Mã số 0: không sâu răng.



15
- Mã số từ 1 đến 6: có sâu răng.
- Răng hàm lớn thứ nhất có sâu: khi có ít nhất một mặt răng có một trong
các mã số từ 1 đến 6.
- Trẻ có mắc sâu răng hàm lớn thứ nhất: khi có ít nhất một răng hàm lớn
thứ nhất bị sâu răng.
- Tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất: số răng hàm lớn thứ nhất mắc sâu/
tổng số răng hàm lớn thứ nhất được khám.
2.4.1.4. Các biến số nghiên cứu
STT
1
2

Biến số
Giới
Tỷ lệ học sinh sâu
răng vĩnh viễn

3

Tỷ lệ RHLTN sâu

4

Tỷ lệ RHLTN có
sâu mặt hố rãnh

5


Đặc điểm hố rãnh
mặt nhai RHLTN

Định nghĩa biến
Nam hoặc Nữ
Có sâu hoặc
Không sâu
Có sâu hoặc
Không sâu
Phân ra theo 03
nhóm
Không tự làm
sạch hoặc
Có tự làm sạch

Loại biến
Biến nhị phân
Biến nhị phân

Phân tích
Tính tỷ lệ %
Tính tỷ lệ %

Biến nhị phân

Tính tỷ lệ %

Biến phân loại

Tính tỷ lệ %


Biến nhị phân

Tính tỷ lệ %

2.4.2. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng
2.4.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng: Chọn 2 lớp trong 4 lớp đã thăm khám để
tiến hành can thiệp trên các trẻ ở lớp đã chọn và đánh giá hiệu quả can thiệp
sau 3 tháng.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Trẻ 6 tuổi, với răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới đã mọc hoàn toàn
 Trẻ có răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới với mặt hố rãnh không sâu
hoặc sâu ở mức độ 1 và 2 theo tiêu chuẩn phát hiện sâu răng ICDAS
 Trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu


16
- Tiêu chuẩn loại trừ:
 Trẻ có răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới với hố rãnh nông, có khả năng
tự làm sạch hoặc hố rãnh bị sâu ở mức độ từ 3 đến 6 theo tiêu chuẩn
ICDAS
 Trẻ có răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới đã được trám bít hố rãnh
 Trẻ có răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bị sâu mặt bên, cần hàn lại
 Trẻ không tự nguyện tham gia nghiên cứu
 Trẻ dị ứng với chất trám bít
2.4.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Trong phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi chọn mẫu có chủ đích.
Trong số 4 lớp được chọn khám phân loại sâu răng ở mô tả cắt ngang,
bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 2 lớp để tiến hành can thiệp. Trong đó những trẻ

đủ tiêu chuẩn sẽ được trám bít hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bằng
Fuji IX. Một lớp có 35 trẻ, như vậy dự kiến can thiệp trên 2 lớp tương ứng
với 70 trẻ, tương đương với 140 RHLTN hàm dưới.
Thực tế sau khi loại trừ những trẻ không đủ tiêu chuẩn, chúng tôi đã
can thiệp được cho 19 trẻ và trám bít được cho 38 RHLTN hàm dưới.
2.4.2.2. Cách chọn mẫu
Trong số 4 lớp được chọn khám phân loại sâu răng ở mô tả cắt ngang,
bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 2 lớp để tiến hành can thiệp và đánh giá kết quả
kết quả can thiệp sau 3 tháng.


17
2.4.2.3. Các biến số nghiên cứu
STT

Biến số

1

Loại RHLTNHD

2

3

Định nghĩa biến
RHLTNHD trái
hoặc phải
(36 hoặc 46)


Độ lưu giữ của
Phân ra theo 03
miếng trám
nhóm
sau 3 tháng
Tỷ lệ RHLTN bị sâu
Có sâu hoặc
3 tháng sau can
Không sâu
thiệp

Loại biến

Phân tích

Biến nhị phân

Tính tỷ lệ %

Biến phân loại

Tính tỷ lệ %

Biến nhị phân

Tính tỷ lệ %

2.5. Quy trình nghiên cứu
2.5.1. Chuẩn bị trước khi can thiệp
Tập huấn:

 Khám và thống nhất cách khám gồm tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng
nguyên phát của ICDAS.
 Nhóm sinh viên Y6 được giáo viên hướng dẫn chuẩn hóa kỹ thuật về
phương pháp trám bít hố rãnh bằng Fuji IX.
 Hai trợ thủ được tập huấn và cách đánh chất trám bít theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất và cách ghi phiếu khám.
2.5.2. Các bước tiến hành
 Chuẩn bị làm việc với Ban giám hiệu Nhà trường.
 Thăm khám ở học sinh 4 lớp thuộc khối lớp 1.
 Thực hiện trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng trên các răng hàm lớn
thứ nhất đã chọn
 Theo dõi sau 3 tháng nhằm theo dõi khả năng lưu giữ và hiệu quả dự
phòng sâu răng của loại vật liệu Fuji IX.


18
2.5.3. Dụng cụ và vật liệu
 Bộ đồ khám, khay, gương, gắp, thám trâm.
 Bông cuộn chặn nước bọt, bông nhỏ lau bề mặt răng, cây đưa chất hàn.
 Vật liệu hàn: Fuji IX.

Hình 2.1. Fuji IX GP
(Nguồn: GC America Inc. - 2015)
 Vaseline.

Hình 2.2. Bộ khay khám
2.5.4. Biện pháp vô khuẩn
 Trang phục bảo vệ: Áo blouse, găng tay, khẩu trang.
 Rửa tay trước khi mang găng bằng xà phòng xát khuẩn.
 Khử khuẩn dụng cụ: Dụng cụ được hấp sấy theo đúng tiêu chuẩn.



19
 Bảo quản dụng cụ: Được đóng trong các hộp đã được hấp sấy.
2.5.5. Người thực hiện
Nhóm sinh viên Y6 thực hiện với sự giúp đỡ của các trợ thủ.
2.5.6. Quá trình trám bít hố rãnh [11]
Sử dụng chất TBHR là Fuji IX. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Bước 1: Làm sạch bề mặt răng.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng.
- Lau sạch bề mặt răng bằng bông nhỏ với nước muối sinh lý.
 Bước 2: Xói mòn.
- Bề mặt răng tiếp tục được làm sach bằng GC dentin contitioner để tăng
khả năng lưu giữ chất trám trong 20 giây
- Lau sạch bằng bông nhỏ với nước muối sinh lý trong 20 giây.
 Bước 3: Pha chế bột / chất lỏng.
Lấy bột và chất lỏng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất: 1/2 thìa gạt màu
trắng và 1 giọt nước tương đương với tỷ lệ bột nước là 0.9 g / 1.0g.
 Bước 4: Trộn bột.
- Trộn bột trên giấy trộn đi kèm, trộn với que nhựa, chia bột làm 2 phần
bằng nhau. Trộn nước với phần bột thứ nhất trong vòng 10 giây sau đó
trộn phần thứ 2 vào và trộn toàn bộ thêm 10-15 giây nữa.
- Thời gian làm việc tối đa là 1 phút 40 giây.
 Bước 5: Đặt chất trám.
Đưa chất trám bằng cây đưa chất hàn và ấn.
 Bước 6: Kiểm tra khớp cắn, lấy bỏ chất trám thừa.
 Bước 7: Bôi verni lên bền mặt vừa trám.
Dặn bệnh nhân kiêng ăn nhai ít nhất 1 tiếng, khám và kiểm tra lại sự
tồn tại của vật liệu sau 3 tháng trám bít.



20
2.6. Đánh giá hiệu quả trám bít
2.6.1. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá
* Tiêu chuẩn đánh giá sự tồn tại của chất trám bít hố rãnh
 Miếng trám còn nguyên vẹn: Khi miếng trám còn nguyên vẹn hay chu
vi miếng trám bị mòn nhưng không có gờ thì vẫn được coi là còn
nguyên vẹn.
 Miếng trám bong 1 phần: Khi khám thấy miếng trám có gờ hay bong
một phần.
 Miếng trám bong hoàn toàn: Khi không còn thấy sự hiện diện của chất
trám trên bề mặt răng.
*Tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của miếng trám
 Không sâu: Mặt răng hoàn toàn bình thường.
 Sâu răng: Rìa miếng trám đổi màu.
2.6.2. Phân tích số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Sử dụng một số thuật toán thống kê.
2.6.3. Sai số và phương pháp hạn chế sai số
2.6.3.1. Sai số
- Sai số ngẫu nhiên: Do cách chọn mẫu.
- Sai số hệ thống:
+ Nhập số liệu sai.
+ Trong quá trình làm nghiên cứu, chưa đảm bảo đúng quy trình tiến hành
nghiên cứu.


21
+ Sai sót trong thăm khám, đánh giá tình trạng sâu răng, tình trạng bong
miếng hàn…

2.6.3.2. Cách khắc phục
- Thực hiện đúng quy trình tiến hành nghiên cứu.
- Dùng biểu mẫu bệnh án thống nhất thu thập thông tin.
- Lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ theo tiêu chuẩn đã định.
- Tập huấn thống nhất cách khám, kỹ thuật trám bít hố rãnh và cách đánh
giá kết quả.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành theo đúng đề cương nghiên cứu đã được
thông qua hội đồng của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường ĐH Y Hà Nội.
Các bệnh nhân được nghiên cứu hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện.Tất cả
các đối tượng được lựa chọn làm mẫu cho nghiên cứu đều được giải thích về
mục đích nghiên cứu. Bệnh nhân được quyền rút khỏi nghiên cứu bất kỳ thời
gian nào. Các số liệu trên bệnh nhân chỉ dùng phục vụ mục đích nghiên cứu,
không phục vụ bất kỳ mục đích nào khác.
Việc nghiên cứu phải đảm bảo tính vô trùng trong nghiên cứu và lựa chọn
toàn bộ số học sinh trong 1 lớp để thăm khám để đảm bảo tính công bằng
trong y tế.
Đề tài nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học từ đó
góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân không nhằm bất cứ
mục đích nào khác.


22
Chương 3
KẾT QUẢ

3.1. Tình hình sâu răng hàm lớn thứ nhất trên trẻ 6 tuổi
Tỷ lệ học sinh theo giới

Nam


47.1%

Nữ

52.9%

Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ học sinh theo giới
Nhận xét: Trong số 136 trẻ được thăm khám, trẻ nam chiếm 52.9% và trẻ nữ
chiếm 47.1%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0.05.
Bảng 3.1: Tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn theo giới
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Có sâu
SL
%
14
10.3
19
14
33
24.3

Không sâu
SL
%
58

42.6
45
33.1
103
75.7

Tổng số
SL
%
72
52.9
64
47.1
136
100

p

p > 0.05

Nhận xét:
- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cao, chiếm 24.3%, trong đó nhóm nam chiếm
10.3%, nhóm nữ chiếm 14%.
- Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của nam và nữ
(p > 0.05).


23
Bảng 3.2: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu
Tình trạng răng

Có sâu
Không sâu
Tổng số

Số lượng
68
204
272

Tỷ lệ %
25
75
100

Nhận xét:
- Nếu 136 học sinh được thăm khám đều mọc đủ cả 4 răng hàm lớn thứ
nhất thì tổng số răng sẽ là 544 răng. Nhưng thực tế thăm khám chỉ có
272 răng hàm lớn thứ nhất đã mọc.
- Qua thăm khám và phát hiện sâu răng theo tiêu chuẩn ICDAS, số răng
sâu chiếm tỷ lệ 25%.
Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu

25%
Có sâu
Không sâu
75%

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất sâu



24
Bảng 3.3: Tỷ lệ răng hàm lớn thứ nhất có sâu mặt hố rãnh
16
Tình trạng
mặt hr
SL %
MS 0
43 15.8
MS 1-2
9
3.4
MS 3-6
2
0.7
Tổng số
54 19.9

26
SL
48
8
0
56

%
17.7
2.9
0
20.6


36
SL
58
25
0
83

% SL
21.3 55
9.2 24
0
0
30.5 79

Tổng số
p
%
SL %
20.2 204 75
8.8 66 24.3
p<0.05
0
2 0.7
29 272 100

46

Chú thích :
- mặt hr : mặt hố rãnh
- MS 0/MS 1-2/MS 3-6 : Các mã số đánh giá mức độ răng sâu theo tiêu

chuẩn phát hiện sâu răng ICDAS (xem bảng 2.2)
- 16: RHLTN hàm trên bên phải
- 26: RHLTN hàm trên bên trái
- 36: RHLTN hàm dưới bên trái
- 46: RHLTN hàm dưới bên phải
Nhận xét:
- Răng sâu với MS 1-2 theo tiêu chuẩn ICDAS chiếm tỷ lệ 24.3%, trong
đó răng 16 chiếm 3.4%, răng 26 chiếm 2.9%, răng 36 chiếm 9.2% răng
46 chiếm 8.8%.
- Răng sâu với MS 3-6 chiếm tỷ lệ 0.7%, trong đó toàn bộ là răng 16.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0.05.
Nhận xét về tình hình răng hàm lớn thứ nhất bị sâu ở các mặt còn lại:
- Trong số các mặt gần của 272 răng được thăm khám, có mặt gần của 1
răng 16 bị sâu, chiếm tỷ lệ 0.4%.
- Các mặt khác của tất cả các răng được thăm khám đều không sâu
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0.05


25
Bảng 3.4: Đặc điểm hố rãnh của mặt nhai răng hàm lớn thứ nhất
Đặc điểm
hố rãnh
Không tự
làm sạch
Có tự làm sạch
Tổng số

16

26


36

46

Tổng số
SL
%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

18

8.8

17


8.3

28

13.7

27

13.3

25
43

12.3
21.1

29
46

14.2
22.5

30
58

14.7
28.4

30

57

14.7 114 55.9
28 204 100

90

p

44.1
p > 0.05

Nhận xét: Trong số 204 răng hàm lớn thứ nhất không sâu được thăm khám:
- Răng có hố rãnh không có khả năng tự làm sạch chiếm tỷ lệ 44.1%,
trong đó nhiều nhất là răng 36 (13.7%).
3.2. Kết quả trám bít hố rãnh
Bảng 3.5: Độ lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng
Độ lưu giữ
Còn nguyên
Bong một phần
Bong hoàn toàn
Tổng số

36
SL
15
2
2
19


46
%
39.6
5.2
5.2
50

SL
11
6
2
19

%
28.8
16
5.2
50

Tổng số
SL
%
26
68.4
8
21.2
4
10.4
38
100


Chú thích:
- 36: RHLTN hàm dưới bên trái
- 46: RHLTN hàm dưới bên phải
Nhận xét:
- Số răng có miếng trám còn nguyên chiếm 68.4%
- Số răng có miếng trám bị bong một phần chiếm 21.2%
- Số răng có miếng trám bị bong hoàn toàn, chiếm 10.4%
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0.05.

p

p > 0.05


×