Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.71 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
LAM SƠN

Người thực hiện: Bùi Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Lam Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

1


THANH HÓA, NĂM 2017

2


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN


2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng của tính tích cực trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn
2.3. Một số biện pháp phát huy tính cực trong giáo dục phát
triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
2.3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích
trẻ hoạt động tích cực
2.3.2. Thông qua trò chơi để rèn ruyện và phát huy tính tích cực
2.3.3. Luôn thay đổi làm mới hình thức tổ chức hoạt động phong
phú và đa dạng thông qua thi đua
2.3.4. Tổ chức ngày hội ngày lễ
2.3.5. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ
thống đảm bảo tính vừa sức
2.3.6. Tinh thần giảng dạy của giáo viên
2.3.7. Tổ chức cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi (đi dạo
chơi,tham quan)
2.4. Hiệu quả của việc phát huy tính tích cực trong giáo dục
phát triển vận động cho trẻ
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
3
3

4
6
6
7
8
10
12
13
14
15
17
17
18

3


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một
trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển
vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích
để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai.... Thông qua các
động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận
động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần
kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng
thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh.
Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã
hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức
như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính

trung thực, tính khiêm tốn, công bằng...
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các
hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập
các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và
vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh
vực. Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình
cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển biến về mọi mặt của xã hội
đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, sự dồi dào nguồn thực
phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức, cũng như việc trẻ được xem ti vi, vi deo,
trò chơi điện tử, điện thoại đã tạo nên tình trạng dư cân béo phì. Ngoài ra việc ít
vận động dẫn đến sự hạn chế hình thành và phát triển vận động cơ bản và các tố
chất cần thiết cho trẻ.
Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội
dung cần thiết cùng với giờ học thể dục, tổ chức vận động và các hoạt động vui
chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi có kích thích giải phóng năng lượng, ngăn ngừa
sự tích tụ và tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc,
giúp trẻ có cơ thể cân đối khỏe mạnh. Các bài tập vận động có tác động đến toàn
bộ cơ thể kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đậy sự hoạt động toàn bộ
các hệ cơ quan của cơ thể.
1


Trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, các nhiệm
vụ phát triển vận động được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình
thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt
động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của
chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định,
cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ.
Ở trường mầm non sử dụng hình thức phát triển vận động thông qua các

hoạt động thể dục, thể dục sáng và các hoạt động ngoại khoá. Hoạt động thể dục
được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo nhưng các hình thức đó đòi hỏi giáo
viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng
độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ,
cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của
nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt
động của mình.
Bên cạnh đó giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát
huy tính tích cực trong vận động của trẻ, mặt khác do lớp học chật hẹp, sự thiếu
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nên các cô thường lúng túng khi tổ
chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao. Nhận thấy rõ
tầm quan trọng của nội dung tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp phát huy tính
tích cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm
non Lam Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia hoạt động phát triển vận động,
tạo tinh thần sảng khoái.
- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ em trước tác động của
những điều kiện môi trường xung quanh.
- Trẻ có một số kỹ năng vận động, thực hiện được một số bài tập phát
triển chung, vận động cơ bản, biết chơi một số trò chơi vận động.
- Nghiên cứu và tìm ra phương pháp, hình thức dạy cho trẻ phát triển tối
đa tính tích cực vận động trong hoạt động .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận, Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu, Phương pháp quan sát.


2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị TW8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nêu lên mục tiêu của giáo
dục mầm non là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết thẩm mỹ, hình
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1.
Từng bước chuẩn hóa các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non 5 tuổi
có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”. Để
thực hiện được mục tiêu này thì giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bởi từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực.
Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của
hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ,
khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với
sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Nhà sáng lập lý luận giáo dục ở nước Nga, ông P.ph.Lexgáp cho
rằng, “Cơ sở để lựa chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải
phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của bài tập. Sự phát triển thể
chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao
động. Quá trình thực hiện bài tập vận động ông coi như là một quá trình thống
nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất”. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lời
nói hướng đến sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy
móc. Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thay
đổi bài tập và đa dạng hoá chúng. Ông nghiên cứu lý luận và phương pháp tiến
hành trò chơi vận động, coi trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ
chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trong những trò chơi, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói

quen, hành vi tính cách của nó. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật,
thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. Nhiệm vụ quy tắc
này đặt ra đối với tất cả trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm
phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ
lẫn nhau. Ông coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách.

3


Đối với trẻ mầm non, trong nhiều thí nghịêm cho rằng đây là thời kỳ hình
thành tới 90% tế bào não, là thời kỳ phát triển hệ thần kinh, não, răng, xương,
cân nặng, chiều cao. Về phương diện phát triển kỹ thuật vận động là thời kỳ
hình thành khả năng tiếp thu những động tác liên quan đến vận động, không chỉ
các động tác cơ bản và động tác bổ trợ. Với phương diện phát triển tình cảm xã
hội thì đây là thời kỳ trẻ bỏ đi những suy nghĩ bản thân và dần dần hình thành
tính cộng đồng.
Tất cả các hoạt động mạnh cần có sự khéo léo và bền bỉ, nó có sử dụng
đến sức lực, sự vận động của bản thân. Ở những năm đầu tiên của cuộc sống,
vận động của trẻ chỉ là các vận động lẫy, đi, bò….. Khi trẻ bước vào tuổi nhà trẻ,
mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và nhất là mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thì vận động đã
được đưa ra thành những bài tập vận động đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các
bộ phận, giác quan trên cơ thể. Chính vì vậy mà giáo dục phát triển vận động
cho trẻ là phương tiện nhằm góp phần tạo nên ở trẻ một thể lực cường tráng, góp
phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động,
thề dục sáng, tiết thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động, các ngày hội,
ngày lễ. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ
cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ
của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Đặc biệt để nâng cao các tố chất vận động ở trong trẻ thì giáo viên phải tự
tạo và xây dựng lên những bài tập, những giáo án hay, những đồ chơi, đồ dùng
dạy học đẹp mắt, phù hợp, tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động với
các hoạt động khác trong cuộc sống hằng ngày ở lớp một cách lôgic, có hiệu quả
thì mới mong thực hiện được các yêu cầu đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn”.
2.2. Thực trạng của tính tích cực trong giáo dục phát triển vận động
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn.
Trong năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
Hoa Hồng 5-6 tuổi với số cháu là 40. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục
trẻ ở độ tuổi này tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
4


* Thuận lợi:
- Trong những năm gần đây Trường mầm non Lam Sơn luôn nhận được
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể và của các bậc phụ huynh
nên 100% trẻ MG trong độ tuổi đã đến trường học, các cháu đi học đều và
chuyên cần
- Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ cho phát
triển vận động.
- Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các
trường để trao đổi kinh nghiệm.
- Một số phụ huynh đã có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập,
rèn luyện sức khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.
Bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non và cũng học hỏi được
nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong việc phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng còn một số khó khăn như sau:

- Số trẻ trong độ tuổi mầm non vài năm gần đây tăng nhanh, trong khi
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn: Thiếu phòng học,
phòng chức năng.
- Môi trường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của nhà trường cho trẻ vận
động chưa phong phú đa dạng để phục vụ cho các hoạt động giáo dục phát triển
vận động, chơi tập của trẻ chưa cao.
- Giáo viên tổ chức cho trẻ vận động còn cứng nhắc chưa linh hoạt, thiết
kế giờ dạy chưa mềm dẻo.
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi, dạo chơi, thăm quan, các ngày hội ngày lễ
chưa chú trọng đi sâu vào phát triển vận động cho trẻ.
- Khả năng sáng tạo trong cách dạy trò chơi vào các vận động của giáo
viên đang còn ít, kết quả chưa cao.
*Kết quả của thực trạng:
- Thực trạng qua khảo sát trên trẻ 5 tuổi ở học kỳ 2 năm 2015-2016 tại
trường MN Lam Sơn đạt kết quả như sau: Tổng số trẻ khảo sát là 40 cháu

5


Kết quả khảo sát trẻ vào đầu năm học 2016 - 2017 như sau:
TT

1

Nội dung
- Trẻ tích cực tham
gia vận động

Tổng
Tốt

số trẻ Số
%
trẻ
40

7

17,5

Kết quả trên trẻ
Khá
TB
Số
Số
%
%
trẻ
trẻ
8

20

10

25

Chưa Đạt
Số
%
trẻ

15

37,5

- Trẻ có kỹ năng vận
40
6
15
5 12,5 8
20 21 52,5
động
- Trẻ khoẻ mạnh
3 nhanh nhẹn có thể lực 40
5
12,5 5 12,5 6
15 24
60
tốt
Trước thực trạng như vậy, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi tôi nhận
thức được rằng: Việc “Phát huy tính tích cực trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5 -6 tuổi tại trường mầm non Lam Sơn” là vô cùng quan trọng.
Bởi đó là nơi giúp trẻ lĩnh hội những nguồn thông tin phong phú. Do đó tôi đã
băn khoăn trăn trở suy nghĩ về vấn đề này để tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ
5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động phát triển vận động cụ thể như sau:
2.3. Một số biện pháp phát huy tính cực trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5-6 tuổi..
2.3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ
hoạt động tích cực.
Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong
các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn lôi cuốn trẻ tích cực vận

động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cần cung cấp cho trẻ nhiều cơ
hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “ Chỉ khi ở trong
môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội đầy đủ và bộc lộ tính cách tiềm ẩn
của mình” (M.Montessori). Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử
thách khả năng vận động của trẻ.
Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một
trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động.
Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho
trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động
và phối hợp các giác quan.
2

6


Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần
hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với
trẻ. Như vậy, làm thế nào để giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ
tham gia vận động có hiệu quả? Tôi chia làm hai môi trường môi trường hoạt
động trong lớp và môi trường hoạt động ngoài trời.
+ Môi trường hoạt động trong lớp: Tạo được góc vận động có đầy đủ đồ
dùng, đồ chơi. Cần sắp xếp không gian đủ rộng, có thể tổ chức những vận động
rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ, đi
thăng bằng trên dây hoặc trên ghế thể dục, ném còn ném vòng vào cổ trai. Ngoài
ra còn treo các quả bóng ở nhiều độ cao thấp khác nhau để trẻ nhảy lên đánh
bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua hầm, các hình khối để trẻ có thể leo
trèo bật nhảy… để từ đó cơ của trẻ được hoạt động.
+ Môi trường hoạt động ngoài trời: Tạo cho trẻ nhiều cơ hội được thử
thách và vận động. tất cả các trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng
bằng dẻo dai và phối hợp, thiết bị leo trèo phải phù hợp an toàn. Những đồ chơi

để cho trẻ có thể leo trèo như: Leo thang dây, lên xuống thang thể dục, đi qua
cầu khỉ....
2.3.2. Thông qua trò chơi để rèn ruyện và phát huy tính tích cực.
Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt đạo của trẻ mẫu giáo
trong đó trò chơi vận động có vai trò rất to lớn trong việc hình thành nhân cách
của trẻ. Là một cô giáo tôi phải tạo ra cho trẻ bầu không khí thật hững thú để từ
đó trẻ tích cực để trẻ bộc lộ khả năng khi thực hiện kỹ năng vận động của trẻ,
thông qua đó để điều chỉnh kịp thời giúp trẻ thực hiện các kĩ năng để đạt hiệu
quả tốt nhất.
Biện pháp trò chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ vào bài tập vận động, giúp
trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, từ đó đánh giá khách quan hơn kết
quả vận động của trẻ. Khi tham gia trò chơi trẻ vận động tích cực hơn, trẻ tự
nhiên, thoải mái có tác dụng củng cố kĩ năng, kĩ sảo vận động phát triển tố chất
vận động cảu từng trẻ. Khi tham gia trò chơi vận động, hệ vận động được củng
cố, các cơ bắp trên cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây
chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố tăng cường sức khỏe, củng cố kĩ
năng vận động trong mọi điều kiện. Hoạt động trò chơi mamg tính tổng hợp
được xây dựng kết hợp với kỹ năng vận động khác nhau như: Chạy, nhảy, bò,
7


trườn, trèo…. Trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập một cách sáng
tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí lựa chọn hình thức vận động, những tình
huống thay đổi bất ngờ trong khi chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn
khéo léo hơn.
Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức
khoẻ của trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần
thoáng và sạch sẽ. Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi
để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. Để tạo hứng thú
giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây

trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên.
Tôi đã áp dụng và tiến hành biện pháp này dưới hai dạng tổ chức như sau:
Thứ nhất: Đưa yếu tố chơi vào bài tập khi tiến hành cho trẻ tập động tác
hô hấp “vươn thở”. Đối với động tác thở ra tôi tổ chức cho trẻ làm những chú gà
trống bắt trước tiếng gà gáy, hay là cho trẻ thổi bóng bay, thổi nơ bay, với động
tác hít vào tôi tổ chức cho trẻ ngửi hoa.
Khi thực hiện bài tập vận động tôi chọn những hình thức vận động như:
Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi
lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót, giả làm
phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô....
Ví dụ: Như bài vận động “Nhảy qua suối nhỏ” tôi chọn hình thức cho trẻ
làm những chú thỏ để nhảy qua suối để không bị ngã xuống suối.
Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Ví dụ đối với vận động
chạy tôi lựa chọn trò chơi “Đuổi bắt”. Đối với vận động “Ném xa bằng 1 tay” tôi
lựa chọn trời chơi “Ném bóng rổ” thông qua trò chơi để phát huy tính tích cực
của trẻ từ đó trẻ, trẻ thoải mái tham gia vận động.
Trong một giờ hoạt động học thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới
và một vận động ôn, tôi tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
Thông qua trò chơi từ đó trẻ có ý thức, tính tự giác, chấp nhận vui vẻ khi
bị thua cuộc.
2.3.3. Luôn thay đổi làm mới hình thức tổ chức hoạt động phong phú
và đa dạng thông qua thi đua.
Nắm được mục đích yêu cầu phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi. xây dựng kế hoạch hoạt động thể chất cho trẻ theo chương trình giáo dục
8


mầm non phù hợp với trẻ ở lớp, nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất,
đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt

động vận động cho trẻ tại lớp. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những giải pháp,
biện pháp phù hợp với khả năng hoạt động thể dục của trẻ, cô giáo khuyến khích
trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho
nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người dẫn dắt chương trình, chỉ bảo cho trẻ.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ được tiến
hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học,
bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi, trò chơi vận động, thăm
quan hội khỏe, ngày hội nhưng hình thức tiết học mới là cơ bản vì trên tiết học
thể dục các tri thức kĩ năng kĩ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục
đích, có hệ thống. Tổ chức bài tập dưới nhiều hình thức, và để trẻ tham gia vận
động dật hiệu quả cao thì biện pháp thi đua nhằm củng cố kĩ năng kĩ xảo vận
động ở mức độ cao và thông qua thi đua để rèn luyện phẩm chất đạo đức như
lòng tự trọng, tinh thần đồng đội của trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả
năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích trẻ lôi cuốn vào tham
gia luyện tập.
Biện pháp thi đua được tiến hành dưới các hình thức sau:
Hình thức thi đua cả lớp: Khi tổ chức hình thức này tôi cho trẻ cùng thực
hiện một bài tập vận động giống nhau, hình thức này cho phép giáo viên cùng
một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng
vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi
thực hiện bài tập.
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập vận động nhảy lò cò: Tôi cho trẻ tập đồng loạt
tại chỗ thi xem ai nhảy được lâu nhất mà không bị phạm quy.
Hình thức thi đua đồng đội: Yêu cầu giáo viên phải phân chia đội làm sao
cho cả hai đội phải tương đối vừa sức, số lượng thành viên tham gia phải bằng
nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội tham gia bắt đầu thực hiện cùng một lúc.
Trước khi tham gia thi nhắc lại điều kiện của cuộc thi để trẻ nhớ, cô sẽ làm trọng
tài chấm điểm, kết quả sẽ được công bố sau mỗi lần thi, sẽ có tác dụng giáo duch
sự công bằng trong một tập thể nhỏ.


9


Ví dụ: Khi cho trẻ tập bài tập “ đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” tôi
phân chia thành 2 nhóm với số lượng tha gia là bằng nhau, sau đó cho 2 đội
bước vào cuộc thi với yêu cầu tập đúng kỹ thuật xem ai, đội nào mang được cất
về để xây nhà tôi thấy trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.
Hình thức thi đua cá nhân: Khi tiến hành biện pháp này, trẻ lần lượt tập
một bài tập giáo viên hướng dẫn lúc đầu yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập sau
đó mới yêu cầu trẻ cao hơn, chọn các cháu ngang sức mức độ thực hiện giống
nhau, tránh gây nản trí với những bạn không đồng đều nhau như bài tập “bật liên
tục chụm và tách chân” trẻ rất hòa hứng tham gia tập

Hình ảnh cô và trẻ đang tập bật liên tục chụm và tách chân
2.3.4. Tổ chức ngày hội ngày lễ.
Trẻ được thực hiện vận động theo các trình tự đã được sắp xếp trong ngày
hội, tất cả các trẻ đều được tham gia thể dục, thể thao một cách tích cực, hào
hứng sôi nổi, qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể tạo không khí náo nức cho
trẻ vì được tham gia “ biểu diễn”, “ thi tài” cho các bạn xem. Trong quá trình
hoạt động tập thể như vậy sẽ thúc đẩy quá trình phát triển ở trẻ tính linh hoạt,
mạnh dạn,tự tin, tinh thần tập thể và còn để lại cho trẻ ấn tượng, cảm xúc vui vẻ,
phấn khởi, óc thẩm mỹ về cái đẹp khi vận động của các “ vận động tí hon”.
Thông qua hoạt động ngày hội ngày lễ trẻ còn được mở rộng mối quan hệ
bạn bè không chỉ ở trong lớp mà còn có các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu
10


học hỏi, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện
mình, trẻ được giao lưu trực tiếp tham gia hoạt động với các bạn trong khối.Việc
tổ chức giao lưu các trò chơi vận động theo tổ, theo khối trong khu cũng được tổ

chức thường xuyên.
Ví dụ: + Vào ngày tết trung thu ở trường có tổ chức trò chơi kéo co cho
các bé lớp lá tham gia trò chơi kéo co. Khi trẻ được tham gia trò chơi trẻ rất
phấn khởi, tinh thần đoàn kết đồng đội rất cao, vận động hết sức mình kéo để
giành phần thắng về cho lớp mình.

Hình ảnh cô và cháu đang chơi kéo co
+ Vào cuối tháng có tổ chức thi đua cắm cờ cuối tháng giữa các lớp với
nhau bằng những vận động cụ thể như: Tháng 10 tổ chức cho trẻ 5- 6 tuổi chơi
“ nhảy ba bố, ném bóng rổ”, tháng 11 có tổ chức trò chơi cho các bạn 5 - 6 tuổi
thực hiện vận động: “Mang gạo đi qua cầu khỉ” Trẻ được tham gia trò chơi rất
phấn khởi mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trẻ rất thích thú vui vẻ tham gia vận
động một cách tích cực để giành phần chiến thắng về cho đội của mình.
11


2.3.5. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống
đảm bảo tính vừa sức.
Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để
trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải
nghiệm thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể
coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Khi
hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực
hiện đầy đủ các bước như tập mẫu, cho 1 đến 2 trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá
nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo
viên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện
cho trẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái. Tránh để trẻ phải đứng chờ
đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia vận động. Những trò chơi trẻ đã hiểu
luật chơi. Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại
những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước

để trẻ thực hiện. Đối với trẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và
thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động
khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công
và hứng thú đến với những hoạt động khác.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giới tính sức khỏe, trình độ khả
năng tiếp thu của trẻ, phải xây dựng bài tập vận động so cho phù hợp, cân đối
tay và chân, giữa các cơ quan, giữa các tố chất, nhanh, mạnh ,bền, khéo của cơ
thể…. Việc dạy thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện, và cần nâng
dần bài khó, mức độ của bài tập để trẻ quen dần với vận động, để trẻ tự tin khi
vận động. Khi đưa vào giảng dạy, dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên cho trẻ luyện tập, thường xuyên theo dõi
tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng.
Giáo viên cần phải tìm hiểu rõ đặc điểm cá nhân của từng trẻ trong lớp để
từ đó xây dựng chương trình vận động. Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết
học, cũng như các hình thức khác. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể
đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với
nhiệm vụ, với mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ.
Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: Phương pháp
hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm…, chuẩn bị trước
12


khi tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập. Biết
chọn lọc nội dung lồng ghép, tích hợp phù hợp với từng đề tài.
2.3.6. Tinh thần giảng dạy của giáo viên.
Với những biện pháp như trên đồng nghiệp cũng đã áp dụng vào tình hình
thực tế của từng lớp một cách hợp lý và mang lại kết quả cao, sức khỏe của trẻ
tiến bộ rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, hứng thú hăng say, tích cực
trong mọi hoạt động có ý thức kỷ luật tốt.
Các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển giáo dục thể chất

chuyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong khi dạy
vận động và trò chơi vận động cho trẻ. Đổi mới được phương pháp, hình thức
giảng dạy có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ
tại các lớp.
Để đạt được sự thành công lớn trong công việc giáo dục và dạy dỗ trẻ
mầm non thì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là luôn luôn có thái độ
tích cực và tôn trọng các biểu hiện của trẻ, luôn luôn phải tạo cho trẻ một bầu
không khí thực sự tin tưởng đối với các cô, tạo một môi trường sống gia đình
thật sự ân cần yêu thương giữa cô và trẻ, cô giáo cần biết động viên, khen ngợi
trẻ kịp thời, hướng trẻ quan sát và kích thích trẻ thực hiện theo các yêu cầu của
cô, trẻ tìm ra và thực hiện được theo đúng yêu cầu mà cô giáo và bài tập đòi hỏi.
Ví dụ: Với bài dạy thể dục “Bật liên tục qua 5 ô” khi cô cho trẻ thực hiện
cần động viên, khuyến khích trẻ thực hiện thì trẻ mới dám bật. Vì một số trẻ do
sợ mình không bật được nên không dám bật. Cô ân cần hướng dẫn trẻ cách bật
liên tục và tuyên dương trẻ để trẻ thích thú thực hiện và trẻ cảm thấy rằng mình
đã có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ rằng: “ À! Có
gì khó đâu bản thân mình đã thực hiện được rồi’’. Đồng thời qua đó giúp trẻ say
sưa và thích thú hơn trong các giờ hoạt động khác.
Trẻ mầm non thường thích nhẹ nhàng, tình cảm và ưa dỗ ngọt. Vì vậy nên
trong quá trình giáo dục và dạy dỗ trẻ cô giáo cần phải có thái độ yêu thương,
quý mến trẻ, gần gũi với trẻ, tuyệt đối không được đánh đập, quát mắng và doạ
nạt trẻ. Cô giáo cần phải đối xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn luôn
thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng, ân cần và yêu mến trẻ, coi các cháu như chính
con đẻ của mình.

13


Trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục trẻ, cô giáo cần có những
lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, mức độ và cường độ giọng nói của cô cần phải nói

vừa đủ nghe, không nói quá to cũng không nói quá nhỏ. Nếu nói nhỏ quá thì trẻ
sẽ không đủ nghe, còn nếu cô nói quá to thì sẽ gây cho cảm giác là mình sắp bị
cô mắng nên trẻ sẽ rất sợ hãi, rụt dè khi tham gia vào hoạt động.
Là cô giáo mầm non cần phải có những lời nói diễn cảm kết hợp cùng với các
cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt hiền hậu. Câu nói phải có ngữ văn, ngữ pháp, ngắn gọn, dễ
hiểu, dứt khoát từng câu nói, động tác để trẻ dễ nhập tâm và dễ thực hiện nhất.
Ví dụ: Khi phân tích động tác của bài tập thể dục thì giọng nói của cô cần
phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với trẻ thì trẻ mới cảm thấy bài tập đó
cũng dễ thực hiện thôi không có gì khó khăn cả.
Để trẻ phát phát triển một cách toàn diện giáo viên ngoài việc tổ chức các
hoạt động vận động, tổ chức hướng dẫn các trò chơi, đưa vận động vào lồng
ghép tất cả các hoạt động trong ngày. Giáo viên cần phải quan tâm đến các tư
thế ngồi bàn ghế, các cầm bút vẽ để trẻ không bị cong vẹo cột sống
2.3.7. Tổ chức cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi (đi dạo chơi,tham quan).
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập
trước và duy trì những thói quen vận động mà trẻ đã tiếp thu được, đồng thời
củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vận dụng biện
pháp này giáo viên cần cho trẻ tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để hình
thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ vào việc củng cố những vận
động này trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính
tích cực cao, sau đó cho trẻ vận động ở mọi lúc nơi.
Với hình thức tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan đã mang lại cho trẻ
bầu không khí trong lành, ánh sáng làm thỏa mãn về nhu cầu vận động của trẻ.
Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan chùa còng sau đó cho trẻ thi đua
nhau chạy về tới trường học của mình( ứng dụng với bài tập chạy nhanh 100 m)
có thể khuyến khích trẻ vận động theo nhạc, tập các bài thể dục sáng theo nhạc,
theo giai điệu, theo lời ca... Những trò chơi vận động nếu được kèm theo bài hát,
câu thơ mô phỏng động tác làm cho ngôn ngữ, trí tưởng tượng của trẻ được phát
triển và nâng cao. Ngoài ra giáo viên còn thực hiện lồng ghép 1 số vận động ở
từng hoạt động trong ngày như hoạt động góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy,

hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều...
14


Với hoạt động ngoài trời, khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
ở phần trò chơi vận động, cô cho trẻ tham gia vận động dưới nhiều hình thức vui
chơi khác nhau, dựa trên những kĩ năng đã học ở trên tiết học thông qua chơi
củng cố lại kiến thức đã học. Như tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi: Mèo đuổi
chuột , thở về chuồng, ròng rắn lên mây, chim đổi lồng, vượt chướng ngại vật.....

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột.
2.4. Hiệu quả của việc phát huy tính tích cực trong giáo dục phát
triển vận động cho trẻ
* Kết quả đạt được sau khi đã áp dụng các biện pháp “phát huy tính tích
cực trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ MG 5” tuổi ở trường mầm non
Lam Sơn năm học 2016-2017 đạt kết qủa như sau: Với số trẻ khảo sát là 40.
15


TT

1

Nội dung
- Trẻ tích cực tham gia
vận động

Kết quả trên trẻ
Tổng
Tốt

Khá
TB
Số
Số
số trẻ
Số trẻ %
%
%
trẻ
trẻ
40

20

50

10

25

7

17,5

Chưa Đạt
Số
%
trẻ
3


7,5

- Trẻ có kỹ năng vận
40
28
70 6 15 5 12,5 1
2,5
động
- Trẻ khoẻ mạnh nhanh
3
40
30
75 8 20 2
5
0
0
nhẹn có thể lực tốt
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào tổ chức hoạt động giáo dục thể
chất cho trẻ lớp tôi đã thực hiện vận động một cách tự tin và khéo léo, hào hứng
chủ động tham gia vào mọi hoạt động do cô tổ chức. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của
lớp đã không còn, Những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn, không còn e dè sợ sệt,
những trẻ lười vận động bây giờ đã tích cực tham gia vận động, chăm chỉ luyện
tập hơn. Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, phát triển các tố chất nhanh, mạnh,
bền, khéo léo, phát triển khả năng định hướng trong không gian, có khả năng
vận động và phối hợp các vận động tốt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi
của việc tập luyện thể dục vận động đối với bản thân. Trẻ thích vận động, tự tin
có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận
động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo
dục mầm non cho trẻ 5 - 6 tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi.

Khi vận dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bản thân tôi nhận thấy mình đã có
thêm nhiều kinh nghiệm để thu hút trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt
động phát triển vận động, và thu được kết quả cao.
Sau quá trình nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong
hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non
Lam Sơn”. Tôi nhận thấy rằng trẻ 5- 6 tuổi rất thoải mái, thích thú và có khả
năng hoạt động thể dục rất tốt. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển
bình thường theo lứa tuổi. Các vận động của trẻ như: Nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự
tin, khéo léo được phát triển một cách rõ rệt, trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào
các hoạt động vận động. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận
2

16


động nhịp nhàng biết định hướng trong không gian, thực hiện các vận động cơ
bản một cách vững vàng đúng tư thế.
Tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đã áp dụng đạt được kết quả
cao. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày được nâng lên rõ rệt Chứng tỏ áp
dụng các biện pháp mà tôi đã đúc rút được là rất phù hợp và cần thiết trong việc
giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả
nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
giúp chúng ta thấy rõ khả năng hoạt động thể chất của trẻ. Dựa trên các đặc
điểm đó, chúng ta có hướng tác động phù hợp tới trẻ làm cho quá trình tâm lý
của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
Như vậy hoạt động phát triển vận động trong trường mầm non đóng vai

trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức – trí – thể - mỹ cho
trẻ, nó giúp trẻ trở thành một con người toàn diện. Từ đề tài nghiên cứu trên tôi
rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Muốn phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 5- 6 tuổi giáo viên cần phải.
- Tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Cô giáo luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù
hợp với trẻ.
- Cô giáo phải biết được các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, xem trẻ
phù hợp với các bài vận động nào và chúng có thể thực hiện được hay không…
để có phương pháp dạy thích hợp.
- Tạo môi trường phát triển vận động phong phú. Sử dụng đồ dùng trực
quan một cách có hiệu quả.
- Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và
làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.
- Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm để thu hút
và hấp dẫn đối với trẻ.

17


- Thường xuyên rèn luyện kỹ năng vận động thể dục cho trẻ ở mọi lúc,
mọi nơi. Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê, thích thú hoạt
động.
- Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất một số các quan
điểm giáo dục và giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Bản thân không ngừng học tập rèn luyện học tập và bồi dưỡng về đạo
đức cũng như nghiệp vụ sư phạm.
- Thực hiện đúng, đủ kế hoạch hoạt động một ngày của bé.
- Cố gắng khắc phục những mặt hạn chế của bản thân.

3.2. Kiến nghị :
* Đối với phòng GD&ĐT:
Mở hội thi giáo viên dạy giỏi bộ môn thể dục để giáo viên có nhiều cơ hội
học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
* Đối với nhà trường:
- Tạo môi trường bên ngoài phong phú đa dạng về đồ dùng cho trẻ thực
hành phát triển vận động
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc rút được trong
những năm qua về việc “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong giáo
dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Lam Sơn” Tôi
rất mong được sự đóng góp ý kiến chân tình của đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lam Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT SKKN

Bùi Thị Hường

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT


1

2

3

4

5

6

Tên tài liệu
- Công văn số: 808/BGDĐT GDMN ngày 25/2/2014 hướng dẫn
xây dựng kế hoạch và thực hiện
chuyên đề "Nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường Mầm non, giai đoạn
2013-2016
- Công văn số: 1945/BGDĐT GDMN về việc khảo sát công tác
GDPTVĐ cho trẻ trong trường Mầm
non.
- Công văn số: 1484/SGD&ĐT GDMN ngày 11/8/2015 về việc Hội
thảo tập huấn ăn bán trú VSATTP và
chuyên đề PTVĐ cho trẻ trong
trường mầm non.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non
Tổ chức vui chơi giải trí, ngày hội

thể dục thể thao trong trường mầm
non
Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức
các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non.

Tác giả

Nhà xuất bản

BTBND:
Nguyễn Bá Minh

BGD&ĐT

BTBND:
Nguyễn Bá Minh

BGD&ĐT

SGD&ĐT

PGS.TS
Nguyễn Bá Minh

NXB Giáo dục
Việt Nam

Bùi Thị Việt


NXB Giáo dục
Việt Nam



×