A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Không có giáo dục thì không
nói gì đến kinh tế văn hoá. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con
người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai, đó chính
là thế hệ trẻ”. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện cho trẻ sau này.
Chúng ta biết rằng việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ
5 - 6 tuổi nói riêng được thực hiện thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó
có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng, gần
gũi và hấp dẫn nhất đối với trẻ. Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ
cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, mọi sự vật hiện tượng đều được thể hiện qua đường
nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối, nhằm phá triển khả năng tư duy, tri giác
về màu săc, hình dạng, bố cục. Đặc biệt hoạt động tạo hình nhằm phát triển sâu
sắc phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp, trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong
cuộc sống, khơi gợi ở trẻ những tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ và hứng thú khi
tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, hoạt động tạo hình nói
riêng là việc làm cần thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên. Đối
với trẻ, tạo hình chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ,
tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, “Nói chuyện” bằng các hình thức, phương tiện
mang tính vật thể. Tạo hình giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng
tạo. Đồng thời còn là hình thức rèn luyện trí tuệ. Hoạt động tạo hình có đầy đủ
điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên sự phát triển về đạo đức, trí tuệ,
thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người
như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Quan sát, trí
tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ
năng cơ bản (Vẽ, nặn, xé dán, cắt dán) Để tạo ra sản phẩm, phản ánh thế giới
xung quanh một cách tích cực, và thể hiện tình cảm yêu quý và trân trọng cái
đẹp (Tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá).
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật có một vị trí rất quan trọng
trong lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, tạo hình giúp trẻ
cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật, giúp trẻ yêu mến say mê với nghệ thuật.
1
Hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi được tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm
vụ giáo dục sau: Hình thành ở trẻ khả năng thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm
mỹ trước vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Giúp trẻ có những điều kiện, những
cơ hội biểu lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm của mình đối với những gì được thể
hiện trong quá trình tạo hình. Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng
tạo, tập cho trẻ biết miêu tả ý tưởng sáng tạo của bản thân qua các sản phẩm tạo
hình. Có như vậy sản phẩm tạo hình của trẻ mới đạt kết quả cao.
II. Thực trạng của vấn đề:
Trường mầm non Nga Mỹ là trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, về cơ
sở vật chất, trang thiết bị được các cấp các ngành quan tâm đầu tư đáp ứng
tương đối đầy đủ cho việc dạy và học, cũng như các hoạt động khác trong
trường. Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn,
vững vàng về chuyên môm nghiệp vụ, nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng cán
bộ giáo viên, giúp đỡ giáo viên về mọi mặt; Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bản thân là giáo viên có bề dầy kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ 5 -6 tuổi, được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề do Phòng giáo dục và nhà
trường tổ chức, luôn tham khảo tài liệu, sách báo, tập san, các thông tin đại
chúng, đồng nghiệp. Để tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp, tổ chức
hoạt động tạo hình gây hứng thú cho trẻ. Đa số trẻ trong lớp đã có nề nếp học
tập và các thói quen khác
* Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc - Nuôi dưỡng - Giáo dục các
cháu, còn gặp không ít những khó khăn, đó là:
- Kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu so với độ tuổi. Một số trẻ khi cầm bút
còn hay chuyển sang tay trái, tư thế ngồi học chưa đúng.
- Chưa có giá vẽ, các loại màu cho trẻ vẽ còn chưa phong phú, môi trường
tạo hình chưa hấp dẫn trẻ.
- Phụ huynh đa số là công nhân làm ở công ty nên họ đi làm cả ngày, có
khi làm tăng ca đến 9 -10 giờ tối, ít có thời gian quan tâm đến con. Ngoài ra phụ
huynh cứ nghĩ, trẻ đến lớp chủ yếu là múa hát, đọc thơ và chơi, không hiểu được
tầm quan trọng của hoạt động tạo hình. Việc đóng góp kinh phí để đầu tư cho
hoạt động này rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hổ trợ cho việc dạy và
học của trẻ. Do đó làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Đứng trước tình hình thực trạng như trên. Tôi tiến hành khảo sát:
2
T Nội dung khảo sát
T
1 - Kỹ năng tạo hình
- Trẻ sáng tạo trong
2
sản phẩm tạo hình
- Trẻ biết đặt tên
cho sản phẩm và
3
nhận xét các sản
phẩm.
- Trẻ hứng thú, tích
4 cực tham gia hoạt
động tạo hình.
Số trẻ
được
Tốt
khảo
SL %
sát
Đạt
Chưa đạt
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
30
6
20
6
20
10
33,3
8
26,7
30
4
13,3
6
20
9
30
11
36,7
30
6
20
5
16,6
8
26,7
11
36,7
30
6
20
6
20
10
33,3
8
26,7
* Từ kết quả trên, tôi luôn băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, nghiên cứu và tìm
ra các biện pháp phù hợp. Điều này đã thúc đẩy Tôi chọn đề tài : “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường
Mầm non Nga Mỹ”.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1. Tạo môi trường phong phú, đa dạng giúp trẻ hoạt động tạo hình tốt
nhất.
Việc tạo một môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết đối với trẻ. Nó
nhằm kích thích, gây hứng thú, làm giàu cảm xúc và vốn biểu tượng phong phú
về đối tượng tạo hình.
1.1. Môi trường trong lớp:
Tôi bố trí góc tạo hình thích hợp với diện tích của lớp, Tôi trang trí môi
trường lớp học đẹp, mang tính thẩm mỹ cao. Mặt khác, Tôi luôn gợi mở để trẻ
chú ý đến môi trường mà Tôi và trẻ đã tạo và thường xuyên thay đổi nội dung
theo từng chủ đề, đặc điểm tâm - Sinh lý lứa tuổi (5 - 6 tuổi) và nhận thức của
trẻ; tạo sự mới mẻ, thu hút tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ để trẻ không bị
nhàm chán. Ở đây tôi chuẩn bị đa dạng các dụng cụ và nguyên vật liệu: bút chì,
bút sáp, giấy vẽ, màu, đất nặn, bảng con, kéo, keo, giấy màu; Đặc biệt là nguyên
vật liệu từ thiên nhiên, giá trưng bày sản phẩm;
* Với hoạt động vẽ:
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật”, Tôi và trẻ vẽ những bức tranh đẹp
về con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu để trang trí ở góc tạo hình, nhằm kích thích trẻ
hứng thú tham gia vào hoạt động.
3
(Hình ảnh: Tranh vẽ trang trí ở góc tạo hình)
* Với hoạt động nặn:
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật”, Tôi và trẻ nặn hình ảnh một số loại
hoa, quả để bày ở góc tạo hình, nhằm lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động.
* Với hoạt động cắt – xé dán:
Ví dụ: Đối với chủ đề: “Phương tiện và luật giao thông” Tôi cát dán, xé
dán một số phương tiện giao thông, biển báo giao thông...bày ở góc tạo hình để
kích thích lòng ham muốn say mê, sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ.
(Hình ảnh: Phương tiện và biển báo giao thông trang trí ở góc tạo hình)
4
1.2. Môi trường ngoài lớp: Ngoài lớp học Tôi dành một phần của góc
tuyên truyền với phụ huynh để treo những sản phẩm của trẻ đã vẽ, nặn, cắt – xé
dán, để trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp, bài của ai chưa đẹp, nếu bài của trẻ
chưa đẹp thì tôi khuyến khích để lần sau trẻ sẽ phải cố gắng hơn. Và qua đây
cũng giúp phụ huynh nhận thấy khả năng tạo hình của con em mình.
Vậy việc tạo môi trường Tạo hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho trẻ
chính là một việc làm rất quan trọng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất
lượng tạo hình cho trẻ. Vì thế chất lượng hoạt động Tạo hình của lớp Tôi được
nâng lên rõ rệt.
2. Gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động Tạo hình.
Chúng ta biết rằng hoạt động học có chủ định là hoạt động mà giáo viên
chuẩn hóa, chính xác kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu nhận từ nhiều nguồn thông
tin khác nhau. Đây là hoạt động chính trong việc dạy Tạo hình cho trẻ. Khi dạy
Tạo hình, tôi hướng dẫn trẻ thực hiện một số kỹ năng và giúp trẻ thể hiện khả
năng sáng tạo trong sản phẩm tạo hình của mình, Tôi nắm bắt khả năng nhận
thức của trẻ lớp mình, xây dựng kế hoạch cụ thể, đồ dùng- Nguyên vật liệu. Để
nâng cao chất lượng hoạt động Tạo hình cho trẻ lớp Tôi. Để nâng cao chất lượng
hoạt động Tạo hình, Tôi đặc biệt chú ý đến việc gây hứng thú cho trẻ tham gia
vào hoạt động. Và Tôi đã xác định đây là điều kiện tốt nhất để nâng cao chất
lượng tạo hình cho trẻ. Vì vậy, khi tiến hành tổ chức hoạt động Tạo hình, có
nhiều hoạt động khác nhau, như: Vẽ, Nặn, Cắt - xé dắn thì tôi đã gây hứng thú
cho trẻ như sau:
* Đối với hoạt động vẽ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài: “Vẽ ấm pha trà” (Chủ đề: Gia đình). Tôi gây
hứng thú cho trẻ tới hoạt động Tạo hình bằng cách, tạo các tình huống thông qua
các hình thức trò chuyện: Tôi kể một câu chuyện ngắn kết hơp cho trẻ xem vi
deo về gia đình bạn thỏ Nâu: “Nhà bạn thỏ Nâu có một bộ ấm chén đẹp để đón
khách, nhưng hôm qua chẳng may bạn thỏ Nâu đã lỡ tay làm vỡ mất chiếc ấm.
Bạn thỏ đang rất lo lắng không biết lấy gì pha trà cho bố uống”. Sau khi kể
chuyện cho trẻ nghe, tôi đặt câu hỏi:
+ Các con muốn làm gì để giúp đỡ bạn thỏ Nâu có được chiếc ấm pha trà
cho bố? (Bé Cẩm Tú: Vẽ ấm tặng thỏ Nâu).
+ Chúng mình hãy cùng vẽ chiếc ấm thật đẹp để tặng cho bạn thỏ Nâu
nhé!. Sau đó hướng trẻ vào nhiệm vụ tạo hình.
* Đối với hoạt động nặn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài: “Nặn một số loại quả” (Chủ đề : Thế giới thực
5
vật). Tôi đã gây hứng thú cho trẻ:
- Cô nói: Các con biết không, Lớp Lá Xanh của chúng mình chuẩn bị tổ
chức hội thi “ Bé khỏe – Bé khéo tay” với chủ đề nặn các loại quả.
- Để tham gia hội thi đạt kết quả cao, chúng ta cùng đi thăm cửa hàng
bán hoa quả nhé. Nào chúng mình cùng đi nào.
- Đã đến cửa hàng rồi, chúng mình chào cô bán hàng nào. Trẻ chào cô
bán hàng.
(Hình ảnh: Cửa hàng bán hoa quả)
- Ôi cửa hàng bán nhiều các loại quả quá, chúng mình nhìn xem cửa
hàng bán những loại quả gì? (Trẻ kể: Quả na, quả bưởi, quả khế, quả cam,....)
- Đúng rồi cửa hàng bán rất nhiều loại quả: nào là na, nào là khế, nào là
chuối, nào là cam,...
- Ngoài những quả này chúng mình còn biết những loại quả gì?(Trẻ kể:
Quả chuối, quả mít, quả thanh long,....).
- Màu sắc của các loại quả này như thế nào?(Quả na màu xanh, quả cam
màu vàng,....)
- Các con đã được ăn những loại quả nào rồi?
- Các loại quả đó cung cấp chất gì?
- Được ăn các loại quả đó, các con thấy cơ thể chúng mình như thế nào?
6
Đúng rồi, vì vậy chúng mình phải ăn quả thường xuyên, khi ăn chúng
mình nhớ rửa tay, rửa quả mới được ăn. Và khi ăn có quả phải bỏ hạt có quả bóc
vỏ nữa đấy có quả gọt vỏ đúng không chúng mình.....
- Các con ơi, đã đến giờ vào hội thi rồi chúng mình cùng về tham gia hội
thi nào.
* Đối với hoạt động cắt – xé dán.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài: “Xé dán đàn cá bơi” (Chủ đề : Thế giới động
vật). Tôi đã gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình, bằng cách:
- Cho trẻ hát, vỗ tay bài: “Cá vàng bơi” và đi xung quanh bể cá (1 Lần)
- Tôi hỏi trẻ:
+ Các con có nhận xét gì về các con cá này? (Bé Thu Thủy: Có con to, có
con nhỏ; Có con màu vành, con màu xanh, con màu đỏ,....)
+ Cá bơi được là nhờ đâu? (Bé Cẩm Tú: Nhờ đuôi và vây)
+ Môi trường sống của cá ở đâu? (Bé Trúc An: Ở dưới nước)
+ Muốn đàn cá nhanh lớn, khỏe mạnh thì các con phải làm gì? (Bé Huy
Phát: Phải cho cá án đủ chất, giữ sạch nguồn nước, không vứt rác bừa bãi,...).
Kết quả đạt được: Với những cách sáng tạo trong việc tạo cho trẻ hứng
thú tham gia vào hoạt động đã thực sự đưa chất lượng hoạt động tạo hình của
lớp Tôi nâng lên rõ rệt.
Mặt khác, việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ không chỉ
ở hoạt động tạo hình mà còn được lồng ghép trong các hoạt động học khác.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt
động khác.
Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có các hoạt động khác nhau.
Thông qua các hoạt động, Tôi đã lồng ghép một cách khéo léo để rèn luyện các
kỹ năng Tạo hình cho trẻ. Đây là một biện pháp nhằm liên kết, tác động qua lại
giữa hoạt động Tạo hình với các hoạt động khác, tạo nên sự tác động tổng hợp
thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
* Hoạt động làm quen với Toán:
- Ở hoạt động này, Tôi đã lồng ghép hoạt động Tạo hình để giúp trẻ khắc
sâu nhớ lâu biểu tượng toán mà tôi cần cung cấp cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ học bài “Số 6” (Chủ đề gia đình), tôi lồng ghép cho trẻ
vẽ đồ dùng gia đình có số lượng 6 và viết số 6 (Có trẻ vẽ 6 cái cốc hoặc có trẻ
lại vẽ 6 cái bát,.... Và trẻ viết số 6 tương ứng vào bên cạnh). Qua đó không chỉ
giúp trẻ nắm chắc nhóm có 6 đối tượng, chữ số 6 mà còn giúp cho trẻ được rèn
luyện kỹ năng vẽ.
7
* Hoạt động khám phá khoa học: Ở hoạt động này, Tôi giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá về sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống hàng
ngày và Tôi cũng chú ý đến việc lồng ghép hoạt động Tạo hình một cách nhẹ
nhàng.
Ví dụ: Khi dạy đề tài “Tìm hiểu động vật sống dưới nước”, Chủ đề “Thế
giới động vật”. Sau khi cho trẻ tìm hiểu về động vật sống dưới nước, Tôi cho trẻ
chơi trò chơi “Nhóm nào sáng tạo nhất”.
- Cách chơi: Tôi chia trẻ thành 5 nhóm, trong thời gian 3 phút trẻ trong
nhóm hãy sử dụng các kỹ năng Tạo hình để tạo ra một loại động vật sống dưới
nước.
(Hình ảnh: Trẻ hoạt động theo nhóm)
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm tự lựa chọn đồ dùng, nguyên vật liệu cho nhóm
mình: Vỏ ngao, vỏ sò, lá cây, bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy màu. (Cô đã chuẩn
bị sẵn các nguyên vật liệu, trẻ tự lựa chọn nguyên vật liệu cho nhóm mình)
Sau thời gian 3 phút trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
+ Nhóm 1: Sử dụng vỏ hồ điệp làn thân, lá đu đủ làm vây, đuôi con cá,
dùng bút dạ vẽ mắt, vẩy cá.
8
(Hình ảnh: Nhóm trẻ làm con cá; Con tôm)
+ Nhóm 2: Dùng đất nặn để nặn con tôm, dùng bút dạ vẽ mắt tôm .
+ Nhóm 3: Dùng vỏ trai làm thân con trai, dùng đất nặn để nặn chân và
càng cua. Dùng bút dạ vẽ các đốt trên càng, chân cua.
(Hình ảnh: Nhóm trẻ làm con cua; Con ốc; Con rùa)
+ Nhóm 4: Dùng bút dạ vẽ con ốc lên giấy màu và sau đó xé dán con ốc
con ốc.
+ Nhóm 5: Dùng bút dạ vẽ và sáp màu tô con rùa.
Nhìn chung các cháu trong lớp đã sử dụng các kỹ năng Tạo hình nhữ (Vẽ,
nặn, xé dán, chắp ghép) để tạo thành những con vật sống dưới nước. Qua đây,
Tôi không chỉ giúp trẻ khắc sâu kiến thức về động vật sống dưới nước mà còn
giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vẽ, nặn, xé- cắt dán, chắp ghép. Vì thế chất lượng tạo
hình của trẻ được nâng lên một cách rõ rệt.
9
* Hoạt động làm quen với chữ cái.
Khi tổ chức hoạt động Làm quen với chữ cái, tôi lồng ghép hoạt động Tạo
hình qua các trò chơi chữ cái,
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài “Trò chơi với chữ cái e, ê” (Chủ đề: Gia đình),
Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tổ nào nhanh nhất”.
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được tô một hình ảnh.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 tổ. Nhiệm vụ của mỗi tổ là bật qua vòng lên tô
màu hình ảnh của từ có chứa chữ cái “e” hoặc chữ cái “ê”. Trẻ đầu hàng bật qua
vòng lên thực hiện xong chạy sang phía tay phải về đứng ở cuối hàng, trẻ thứ hai
tiếp tục, cứ như thế cho đến khi kết thúc một bản nhạc. Tổ nào tô được nhiều
hình ảnh đúng thì tổ đó thắng cuộc.
Qua trò chơi giúp trẻ khắc sâu được chữ cái e, ê và rèn luyện kỹ năng tô
màu.
* Hoạt động làm quen với văn học:
Ví dụ: Khi dạy trẻ học bài thơ “Nàng tiên ốc”. Cuối hoạt động, Tôi lồng
ghép cho trẻ nặn nàng tiên ốc xinh đẹp.
* Hoạt động phát triển thể chất:
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài “Bật liên tục qua 5 vòng. Chạy nhanh 15m”
(Chủ đề: Thế giới động vật). Sau khi cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Trẻ
đã thực hiện chuẩn kỹ thuật của vận động cơ bản. Tôi đã tổ chức cho các đội thi
đua nhau và lồng ghép hoạt động Tạo hình như sau:
- Cách chơi: Tôi chia trẻ làm 3 tổ, tổ trưởng bắt thăm hình ảnh một con
vật đại diện cho một nhóm (Động vật nuôi trong gia đình hoặc Động vật sống
dưới nước hoặc Động vật sống trong rừng). Nhiệm vụ của mỗi tổ là bật qua 5
vòng liên tục, nhặt hình ảnh của con vật thuộc nhóm mình, chạy nhanh 15 m, về
dán vào tranh của tổ mình mình (Động vật nuôi trong gia đình dán váo tranh vẽ
ngôi nhà; Động vật sống dưới nước dán vào tranh vẽ cái ao; Động vật sống
trong rừng dán vào tranh vẽ rừng cây). Trẻ đầu hàng thực hiện xong chạy sang
phía tay phải về đứng ở cuối hàng, trẻ thứ hai tiếp tục, cứ như thế cho đến khi
kết thúc một bản nhạc. Tổ nào dán được nhiều hình ảnh đúng, sắp xếp bố cục
tranh cân đối, đẹp thì tổ đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi lần thực hiện chỉ được dán một hình ảnh.
Qua trò chơi không chỉ giúp trẻ nắm chắc kiến thức, kỹ năng của vận
động cơ bản mà còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng dán và sắp xếp bố cục tranh.
* Hoạt động âm nhạc: Ở hoạt động này, Tôi cũng dành chút thời gian để
nhẹ nhành lồng ghép hoạt động Tạo hình một cách khéo léo làm cho trẻ phấn
10
khởi để tham gia hoạt động hơn.
Ví dụ: Sau khi dạy trẻ hát và vận động bài “Múa cho mẹ xem”. Tôi cho
trẻ vẽ hoa tặng mẹ.
Khi lồng ghép hoạt động Tạo hình vào các hoạt động học khác, không
những giúp trẻ khắc sâu hơn kiến thức, kỹ năng của các hoạt động đó mà còn tạo
cơ hội cho trẻ được rèn luyện các kỹ năng vẽ, nặn, cắt – xé dán. Vì thế chất
lượng hoạt động Tạo hình của lớp Tôi được nâng lên.
Tuy nhiên, để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động Tạo hình Tôi
không thể chỉ chú ý đến hoạt động học mà Tôi còn chú ý lồng ghép ở tất cả các
hoạt động khác trong ngày của trẻ.
4. Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua hoạt động tạo
hình ở mọi lúc mọi nơi.
Để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động Tạo hình, Tôi đã tạo điều kiện
cho trẻ được tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp của hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc
sống và các tác phẩm nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi, Cụ thể là:
* Hoạt động đón trẻ: Tôi đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm nghệ
thuật Tạo hình như sau:
- Tôi cho trẻ xem đồ dùng, đồ chơi bằng chất liệu khác nhau, như: Gốm,
sứ, thủy tinh, đất nặn; Cấu tạo khác nhau, màu sắc khác nhau. Tôi cho trẻ sờ,
ngắm nhìn, xem xét, và miêu tả một số đặc điểm nổi bật của sản phẩm đó;
Khuyến khích trẻ nói lên những suy nghĩ của trẻ về những điều mà trẻ đã cảm
nhận được. Sau đó Tôi miêu tả lại một cách đầy đủ cho trẻ có ấn tượng sâu sắc
về đối tượng đó để trẻ thể hiện trong sản phẩm Tạo hình của mình.
- Cho trẻ xem tranh, ảnh về phong cảnh đất nước, rừng, biển, cảnh sinh
hoạt của con người. Tranh ảnh nghệ thuật, tranh dân gian (Tranh đông hồ),....
Tôi đặt các câu hỏi gợi mở để trẻ chú ý quan sát và nêu nhận xét về nội dung
bức tranh.
Ví dụ: Ở chủ đề “Nghề nghiệp”, vào hoạt động đón trẻ Tôi cho trẻ xem
tranh về sản phẩm nghề dệt chiếu của địa phương. Tôi đặt câu hỏi gợi mở để hỏi
trẻ:
+ Đây là sản phảm của nghề gì? (Nghề dệt chiếu)
+ Con có nhận xét gì về lá chiếu này? (Lá chiếu này có nhiều màu sắc:
Màu đỏ, màu trắng).
11
(Hình ảnh: Sản phẩm nghề dệt chiếu)
* Hoạt động ngoài trời: Tôi giúp trẻ quan sát vẻ đẹp và lắng nghe âm
thanh trong thiên nhiên và trong cuộc sống hàng ngày.
- Tôi tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời để giúp trẻ quan sát và cảm nhận
được vẻ đẹp đa dạng, muôn màu muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong thiên
nhiên và khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
- Hoạt động ngoài trời để giúp trẻ quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp đa
dạng, muôn màu muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày
và khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
Ví dụ 1: Khi cho trẻ quan sát cây hoa huệ, Tôi hỏi trẻ:
+ Con có nhận xét gì về cây hoa này?
+ Lá cây như thế nào? (Bé Thu Thủy: Vì trời có gió nên lá cây đung đưa).
+ Tại sao lá cây lại đung đưa về một phía? (Bé Hồng Ngân: Vì gió trổi từ
phía bên kia lại)
Ví dụ 2: Khi dạy trẻ ở chủ đề “Trường mầm non”. Cô cho trẻ quan sát
công việc của bác lao công, cô hỏi trẻ:
+ Công việc của bác lao công trong trường ta làm những gì? (Quét dọn
trường, trồng cây, tướt nước cho cây, tỉa cành cho cây).
+ Bác làm những công việc đó để làm gì? (Để giúp cho trường lớp của
chúng ta luôn sạch đẹp, cây cối luôn tươi tốt).
+ Khi làm vườn, tư thế của bác như thế nào? (Bác cúi lom khom).
12
Khi dạy trẻ vẽ về Trường mầm non, trẻ thì vẽ lá cây bay về phía bên phải,
trẻ thì vẽ lá cây bay về phía bên trái; Có trẻ vẽ bác lao công cúi lom khom cuốc
đât; Có trẻ vẽ bác lao công đứng thẳng người, hai tay ôm đầu cán cuốc đứng
nhìn về một phía để nghỉ lao một chút cho đỡ mỏi lưng.
Quan sát có mục đích, giúp trẻ quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp đa
dạng, muôn màu muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày
và khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình. Từ đó trẻ có biểu tượng về sự
vật, hiện tượng đó đưa vào sản phẩm tạo hình của mình.
Ví dụ 2: Khi tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích (Chủ đề: Trường mầm
non), Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Vẽ phấn trên sân trường.
Trẻ vẽ ngôi trường, có cây, xích đu, bập bênh.
+ Tôi hỏi : Để vẽ được ngôi trường con dùng những nét gì? (Con dùng nét
thẳng để vẽ hình chữ nhật nằm tạo thành thân nhà; Vẽ thêm một nét ngang bên
trên thân nhà và hai nét xiên hai bên để tạo thành mái nhà. Sau đó con dùng nét
thắng để chia thân nhà thành ba phần (3 phòng) và vẽ các chữ nhật đứng nhỏ
trong mỗi phòng để làm cửa.
+ Tôi hỏi: Với phòng học như vậy mà con vẽ cửa đó thì đã đẹp chưa? Con
thấy chưa đẹp ở chỗ nào? Đẹp ở chỗ nào?
+ Tôi nhận xét: Với phòng học như vậy, con vẽ cửa nhỏ lại một chút thì
rất đẹp.
(Hình ảnh: Trẻ vẽ phấn trên sân trường)
13
Vậy, qua trò chơi theo ý thích, trẻ được sử dụng các kỹ năng tạo hình (vẽ,
nặn, cắt – xé dán, gấp) ngay trên sân trường. Ở đây Tôi cũng thấy được những gì
trẻ còn hạn chế để giúp đỡ trẻ.
* Hoạt động góc: Sau khi trẻ đã được tiếp thu kiến thức, kỹ năng ở hoạt
động học có chủ định, trẻ về góc chơi Tạo hình để củng cố kiến thức, kỹ năng
cũng như sáng tạo về đề tài mình đã được học.
Ví dụ: Sau khi học đề tài “Vẽ ấm pha trà”, đến hoạt động góc trẻ có thể
vẽ ấm pha trà bằng các hình dạng khác nhau hoặc có trẻ nặn ấm pha trà hoặc có
trẻ lại cắt dán ấm pha trà.
* Hoạt động trả trẻ:
Ví dụ : Khi bước sang thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật”, vào hoạt
động trả trẻ Tôi cho trẻ xem tranh về một số loại hoa. Tôi đặt câu hỏi gợi mở để
hỏi trẻ:
+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Cách sáp xếp bố cục tranh như thế nào?
+ Màu sắc của bức tranh ra sao?
Từ việc giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên
nhiên, trong cuộc sống hàng ngày; Tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở
mọi lúc mọi nơi mà trẻ đã có nhiều sáng tạo trong sản phẩm tao hình của mình.
Từ đó chất lượng của hoạt dộng tạo hình cũng được nâng lên rất nhiều.
5. Hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục sản phẩm tạo hình đẹp,
Việc sắp xếp bố cục trang trí cũng như cách phối màu thường tuân theo
những qui luật thẩm mỹ nhất định. Các hoạt động có vai trò rất lớn trong việc
phát triển trí tuệ và khiếu thẩm mỹ của trẻ.
Để giúp trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình và tạo ra các sản phẩm có
màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục. Trước hết Tôi cần giúp trẻ hiểu được
bố cục hợp lý, sự sắp xếp hình màu mảng trong bức tranh mang tính nghệ thuật
hoặc trang trí. Để dễ hiểu, cảm nhận và thực hiện được những hình trang trí, trẻ
phải biết nhìn bao quát cả không gian tờ giấy, xác định vị trí đặt khối của bức
tranh, các nội dung tạo hình trang trí cần được sắp xếp linh hoạt, có hệ thống
thực hiện các nội dung giáo dục, phát triển các mức độ nâng cao dần.
* Với hoạt động vẽ:
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài “Vẽ chân dung cô giáo” thì Tôi hướng dẫn trẻ đặt
tờ giấy dọc trước mặt, vẽ khuôn mặt là một hình tròn giữa tờ giấy, sau đó vẽ tóc,
tai, mũi, miệng.
Trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tôi cần làm quen và sử dụng tích cực, sự sắp xếp các
14
hình trang trí. Trước hết trẻ cần làm quen với cách sắp xếp bố cục hàng lối
(thành dãy) rồi bố cục mảng với các loại nhịp phức tạp dần. Khi trẻ đã khá thành
thục với bố cục hàng lối và bố cục theo mảng, trẻ có thể xây dựng các bố cục
trang trí cân đối đơn giản.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài “Trang trí thiệp tặng chú đội” (hình vuông) (Chủ
đề: Nghề nghiệp), Tôi hướng dẫn trẻ lựa chọn hình dáng họa tiết: cần tập trung
sử dụng các hình tự nhiên, đơn giản làm họa tiết (hoa, lá). Hướng dẫn trẻ sử
dụng các màu cơ bản để thể hiện.
Đối với việc hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục bức tranh, cách sử màu sắc để tô
tranh, cần coi việc tổ chức cho trẻ quan sát, cảm nhận vẻ đẹp mang tính trang trí
trong các tác phẩm tạo hình.
* Với hoạt động nặn:
Ví dụ: Khi tôi tổ chức cho trẻ nặn con gà trống, điều đầu tiên tôi cũng tiến
hành tương tự như các thể loại. Tôi tiến hành hướng dẫn trẻ cách lăn tròn để tạo
thành các phần của con gà, sau đó ấn dẹt làm mỏ, cánh lăn tròn làm chân gà.
Sau đó đặt con gà ở giữa bảng rồi tôi khuyến khích trẻ trang trí các họa tiết ở
xung quanh thật đẹp.
* Với hoạt động cắt – xé dán:
Ví dụ: Khi dạy trẻ đề tài: “Xé dán ngôi nhà” (Chủ đề: Gia đình). Tôi đã sử
dụng các tranh để trò chuyện có bố cục sắp xếp khác nhau và các kiểu nhà khác
nhau. Qua đó, Tôi hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục bức tranh cân đôi, hài hòa đẹp
mắt.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tạo hình.
Tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên
tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc - Giáo dục trẻ nói chung, hoạt
động Tạo hình nói riêng thì trước tiên giáo viên phải có trình độ tin học, sử dụng
máy vi tính thành thạo. Bởi vậy, Tôi đã học và có chứng chỉ tin học; Tham mưu
với Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành phụ huynh, hỗ trợ máy vi tính cho
lớp. Có máy vi tính Tôi cho trẻ quan sát những bức tranh đẹp của các ở bạn
nhiều nơi, Tôi cho trẻ tiếp xúc với những hình ảnh đẹp của sự vật, hiện tượng,
cỏ, cây, hoa lá và con người trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ tri giác, ghi nhớ để
thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
Ví dụ: Trong hoạt động dạy trẻ đề tài: “Xé dán thuyền trên biển” Chủ đề
“Giao thông”. Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem một số hình ảnh
các loại thuyền đang lưu thông trên biển qua video.
15
(Hình ảnh: Cô cho trẻ quan sát tranh trên máy tính)
Sau đó, Tôi thông báo sắp tới có một chương trình thi làm tranh về đề tài
“Xé dán thuyền trên biển”, Ban tổ chức chương trình có giấy mời, mời lớp tham
dự (Tôi đọc nội dung giấy mời cho trẻ nghe). Tiếp đó, tôi đặt các câu hỏi gợi mở
để trẻ nói lên lời nhận xét của mình về các hình ảnh mà trẻ vừa được quan sát
trên màn hình như:
+ Các con thấy biển như thế nào? (Có nhiều tàu, thuyền, cá,)
+ Trên biển có phương tiện giao thông gì?
+ Con có nhận xét gì về các loại phương tiện giao thông đó?
+ Để xé dán được thuyền trên biển thì chúng mình phải làm những gì?
Bản thân Tôi, đã dạy được nhiều giáo án điện tử cho chị em trong trường
dự, được chị em góp ý chân tình, giúp cho năng lực của Tôi vững vàng hơn. Các
cháu được quan sát những hình ảnh trên máy tính, trẻ rất hứng thú tham gia vào
hoạt động và kết quả hoạt động Tạo hình của trẻ rất sáng tạo.
7. Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc hướng
dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
Trong giáo dục mầm non thì vai trò phối kết hợp giữa gia đình - Nhà
trường là rất quan trọng. Vì trẻ mầm non chưa tự tiếp xúc xã hội nhiều. Nhận
thức về tầm quan trọng của việc tuyên truyền phối kết hợp với gia đình trẻ trong
công tác Chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ nói chung và hoạt động Tạo
16
hình nói riêng. Để nâng cao chất lượng hoạt động Tạo hình cho trẻ, Tôi đã xác
định cần phải phối hợp với với gia đình trẻ một cách tích cực. Vì vậy, sau khi
khảo sát chất lượng, nắm bắt đặc điểm điểm của từng trẻ, về khả năng Tạo hình
của từng trẻ cũng như của phụ huynh. Bản thân Tôi đã làm công tác phối hợp
với cha mẹ trẻ như sau:
* Phối hợp qua cuộc họp phụ huynh:
- Phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện năng khiếu của mình, để trẻ
tự do sáng tạo theo khả năng của trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của con mình
về 5 lĩnh vực phát triển nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng.
Ví dụ:
+ Với phụ huynh cháu có năng khiếu Tạo hình tốt, đề nghị phụ huynh
chuẩn bị nguyên vật liệu(bút, sáp màu, màu nước,...) để trẻ thực hành ở nhà và
khuyến khích trẻ sáng tạo.
+ Với phụ huynh cháu hạn chế về kỹ năng tạo hình, Tôi mạnh dạn đề
nghị phụ huynh hướng dẫn thêm cho cháu ở nhà.
- Ngoài ra Tôi còn động viên phụ huynh tìm kiến sưu tầm những tranh
ảnh, sản phẩm tạo hình cho trẻ quan sát. Hỗ trợ nguyên vật liệu tạo hình cho lớp.
Cuối buổi họp phụ huynh Tôi dành một giờ đồng hồ để hướng dẫn phụ
huynh một số kỹ năng cơ bản về tạo hình, Tôi phô tô tài liệu hướng dẫn cho phụ
huynh tham khảo thêm để có kỹ năng dạy con ở nhà.
* Phối hợp qua góc tuyên truyền.
- Tôi treo ở góc tuyên truyền những sản phẩm của trẻ, những bức tranh về
chủ đề để phụ huynh quan sát.
- Khi trẻ vẽ phụ huynh phải quan sát để giúp đỡ trẻ khi trẻ còn lúng túng
hoặc khuyến khích, động viên trẻ khi trẻ thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm
của mình.
* Phối hợp ở hoạt động đón, trả trẻ.
- Vào cuối mỗi chủ đề Tôi tuyên truyển với phụ huynh về kế hoạch thực
hiện chủ đề tiếp theo, để phụ huynh cùng cùng biết và vận động phụ huynh hỗ
trợ nguyên vật liệu phục vụ chủ đề.
- Hàng ngày Tôi tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh trong khi đón- Trả
trẻ về chủ đề đang thực hiện và khả năng tạo hình của trẻ để phụ huynh nắm bắt.
Ví dụ: Hôm nay ở lớp học tạo hình, đề tài “Vẽ ấm pha trà” (Chủ đề: Gia
đình), Bé Tuấn Anh vẽ cái vòi ấm nằm ngang, cuối buổi vào lúc trả trẻ, tôi lại
trao đổi trực tiếp với phụ huynh của bé về sản phẩm tạo hình của trẻ để về nhà
phụ huynh gợi mở thêm cho bé, giúp bé hoàn thiện bài vẽ bằng câu hỏi gợi mở
17
mang tính chất khuyến khích bé; Vậy để nước trong ấm không bị chảy ra ngoài
khi chưa rót thì con phải vẽ vòi ấm như thế nào? (Bé trả lời: Vẽ lượn lên, miệng
vòi vẽ uốn ra).
(Hình ảnh: Trao đổi với phụ huynh)
- Vào cuối mỗi chủ đề, Tôi mời phụ huynh đến đón trẻ sớm hơn thường lệ
60 phút và ở lại để dự buổi sinh hoạt cuối chủ đề. Ở đây trẻ thể hiện tài năng của
mình bằng cách, tôi tổ chức hội thi “Bé khéo tay” (Thời gian 20 phút), phụ
huynh là những giám khảo của hội thi. Qua đây, phụ huynh đã chứng kiến được
sự lớn lên của con em mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ trong lớp rất đẹp, sắp
xếp bố cục tranh hài hòa cân đối, phối màu đẹp và sản phẩm của trẻ đầy tính
sáng tạo. Vì vậy việc phối hợp qua lại giữa giáo viên với phụ huynh ngày càng
tốt hơn và đem lại kết quả cao hơn.
Qua đó, Tôi nhận thấy rằng việc, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong
việc Chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ không chỉ giúp trẻ nâng cao chất
lương hoạt động tạo hình mà còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện từ đó
phụ huynh hiểu rõ hơn hoạt động tạo hình của con em mình.
IV. Kiểm nghiệm
Từ việc tổ chức các giải pháp trên, cùng với sự cố gắng của bản thân, lòng
yêu nghề, yêu trẻ. Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy chất
18
lượng hoạt động tạo hình của lớp Tôi có một chuyển biến rất rõ nét. Phụ huynh
quan tâm nhiều hơn tới công tác Chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ nói
chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Điều đó được thể hiện qua kết quả sau:
Số
trẻ
Tốt
T Nội dung khảo sát
được
T
khảo SL %
sát
1 - Kỹ năng tạo hình. 30
20 66,7
- Trẻ sáng tạo
2 trong sản phẩm tạo 30
19 63,3
hình
- Trẻ biết đặt tên
cho sản phẩm và
3
30
20 66,7
nhận xét các sản
phẩm.
- Trẻ hứng thú, tích
4 cực tham gia hoạt 30
21
động tạo hình.
Đạt
Khá
Chưa đạt
TB
SL
%
SL
%
8
26,7
2
6,6
8
26,7
3
10
9
30
1
3,3
8
SL
%
1
Từ kết quả đạt được như trên. Tôi thấy chất lượng hoạt động tạo hình của
lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Với những giải pháp hữu ích nêu trên, tôi đã giúp trẻ hoạt động tạo hình.
Trẻ tự giác, tích cực tham gia hoạt động. Chất lượng hoạt động tạo hình được
nâng lên.
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực hiện thành công các giải pháp,
tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
1. Giáo viên phải luôn có ý thức rèn luyện, luôn có tinh thần tự học tập, tự
bồi dưỡng để nâng cao năng lực cũng như kỹ năng tạo hình cho bản thân.
2. Cô giáo phải luôn gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm- Sinh lý
của từng trẻ, kỹ năng tạo hình của trẻ. Có phương pháp rèn luyện, uốn nắn cho
trẻ kịp thời.
3. Cô linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội, tìm ra những biện
pháp hữu ích nhất để phát huy tính tich cực, sáng tạo của trẻ.
4. Khuyến khích sáng tạo trong sản phẩm tạo hình của mình.
19
5. Giáo viên phải luôn động viên, khen ngợi trẻ, chỉ nhắc nhở trẻ nhẹ
nhàng nếu trẻ chưa đạt. Đặc biệt giáo viên không được chê trẻ.
6. Giáo viên phải luôn tiếp cận cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác giáo dục trẻ.
7. Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ
huynh cùng tham gia giáo dục trẻ.
XÁC NHẬN
Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2015
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến
Mai Thanh Thu
20