Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát quan niệm về bệnh tật ở bệnh nhân có bệnh đái tháo đường thai kỳ đang điều trị tại BV phụ sản TW năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.37 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ SINH

KHẢO SÁT QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN
CÓ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐANG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2011 - 2015

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. HOÀNG LAN VÂN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Hoàng Lan Vân, người cô đáng
kính đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận trong suốt
thời gian qua. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ts Nguyễn Thị
Thanh Hương, ThS Lưu Tuyết Minh đã có những góp ý thiết thực để em có thể
hoàn thành khóa luận của mình tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Điều dưỡng Hộ Sinh – Đại
học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, thư viện trường Đại học Y Hà


Nội đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học đã
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm thi đã dành thời gian
đọc và góp ý cho khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn những bệnh nhân tham gia trong nghiên cứu này đã hợp
tác và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng với lòng biết ơn vô bờ con xin cảm ơn bố mẹ, bạn bè, những
người thân yêu nhất đã luôn bên cạnh con, tạo điều kiện, động viên giúp đỡ
con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Nguyễn Thị Sinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trình bày trong bản khóa luận này là trung thực, khách quan
và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2015.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Sinh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
(American Diabetes Association)


BMI

: Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)

CSM

: Mô hình lý thuyết về những cảm nhận thông thường
(Commen Sense Model)

ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐTĐTK

: Đái tháo đường thai kỳ

IPQ

: Bộ câu hỏi quan niệm về bệnh tật
(Illness Perception Questionnaire)

IPQ-R

: Bộ câu hỏi quan niệm về bệnh tật cập nhật
(Revised Illness Perception Questionnaire)

Tổng IPQ-R : Tổng điểm trung bình về quan niệm về bệnh
WHO


: Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Đái tháo đường thai kỳ............................................................................ 3
1.1.1. Đái tháo đường thai kỳ ..................................................................... 3
1.1.2. Chẩn đoán ......................................................................................... 3
1.1.3. Dịch tễ ............................................................................................... 4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ đối với ĐTĐ thai kỳ.......................................... 5
1.1.5. Hậu quả của ĐTĐ thai kỳ ................................................................. 6
1.2. Lý thuyết quan niệm về bệnh .................................................................. 7
1.3. Nghiên cứu về quan niệm của người bệnh về bệnh tật ......................... 10
1.4. Các bộ công cụ về quan niệm của người bệnh về bệnh tật ................... 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 13
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 13
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu .................................... 13
2.2. Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 13
2.3.2. Công cụ nghiên cứu ........................................................................ 14
2.3.3. Chỉ số và biến số nghiên cứu .......................................................... 15
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.................................................. 16
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập qua bộ câu hỏi. ................. 17
2.4.2. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 16 .................................... 17

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 18


3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu .................... 18
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................. 18
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ................................... 19
3.2. Quan niệm bệnh tật trên bệnh nhân ĐTĐTK........................................ 23
3.2.1. Quan niệm của bệnh nhân về biểu hiện của bệnh........................... 23
3.2.2. Quan niệm của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường thai kì............. 24
3.2.3. Quan niệm của bệnh nhân về các nguyên nhân dẫn đến bệnh ....... 27
3.3. Liên quan của các đặc điểm nhân khẩu học đến quan niệm của bệnh
nhân về bệnh ĐTĐTK ........................................................................... 29
3.3.1. Liên quan của tuổi đến quan niệm bệnh tật .................................... 29
3.3.2. Liên quan của trình độ văn hóa đến quan niệm bệnh tật ................ 30
3.3.3. Liên quan của nghề nghiệp đến quan niệm bệnh tật ...................... 31
3.3.4. Liên quan của nơi cư trú đến quan niệm bệnh tật........................... 32
3.4. Liên quan của đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đến quan niệm bệnh ĐTĐTK... 33
3.4.1. Liên quan của tiền sử gia đình có ĐTĐ đến quan niệm bệnh tật ... 33
3.4.2. Liên quan của chế độ điều trị đến quan niệm bệnh tật ................... 34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 35
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu ................................ 35
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................. 35
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 36
4.2. Quan niệm về bệnh tật .......................................................................... 38
4.2.1. Kết quả mô tả về quan niệm về triệu chứng nhận biết bệnh, quan
niệm bệnh tật và nguyên nhân gây bệnh ......................................... 39
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến quan niệm bệnh tật ................................. 41
4.2.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...... 18
Bảng 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng .............................................................. 19
Bảng 3.3. Tiền sử ĐTĐTK ở lần mang thai trước .......................................... 20
Bảng 3.4. Đường máu gần nhất đo tại bệnh viện lúc đói. ............................... 21
Bảng 3.5. Theo dõi đường máu tại nhà. .......................................................... 22
Bảng 3.6. Phần trăm của các triệu chứng nhận biết bệnh ............................... 23
Bảng 3.7. Quan niệm của bệnh nhân về bệnh ĐTĐTK .................................. 24
Bảng 3.8. Quan niệm về nguyên nhân gây bệnh ĐTĐTK .............................. 27
Bảng 3.9. Liên quan của nhóm tuổi đến quan niệm bệnh tật .......................... 29
Bảng 3.10. Liên quan của trình độ văn hóa đến quan niệm bệnh tật .............. 30
Bảng 3.11. Liên quan của nghề nghiệp đến quan niệm bệnh tật .................... 31
Bảng 3.12. Liên quan của nơi cư trú đến quan niệm bệnh tật ........................ 32
Bảng 3.13. Liên quan của tiền sử gia đình có ĐTĐ đến quan niệm bệnh tật . 33
Bảng 3.14. Liên quan của chế độ điều trị đến quan niệm bệnh tật ................. 34


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mức độ tìm hiểu thông tin về bệnh ĐTĐTK .............................. 20
Biểu đồ 3.2. Các kênh thông tin đã sử dụng để tìm hiểu về bệnh ĐTĐTK .... 21
Biểu đồ 3.3. Chế độ điều trị hiện tại của bệnh nhân ....................................... 22



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đái tháo đường đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Đái tháo đường là một trong ba bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế
giới.Theo Tổ chức y tế thế giới, trong năm 2014 tỉ lệ toàn cầu của bệnh tiểu
đường được ước tính là 9% trong số những người từ 18 tuổi trở lên [1]. Dự
đoán tới năm 2030, đái tháo đường sẽ là một trong 7 nguyên nhân chính gây
tử vong trên thế giới [2], trong đó, 80% tỉ lệ chết do bệnh là ở các nước đang
phát triển và các nước có thu nhập thấp [3].
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể đặc biệt của đái tháo đường,
cũng đang nổi lên như một vấn đề đáng quan tâm vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như
các biến chứng cho thai nhi và mẹ. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, tỷ lệ
Đái tháo đường thai kỳ có thể dao động từ 1%- 14% tùy theo địa điểm, thời
gian nghiên cứu, vùng địa lý và chủng tộc [4], [5], [6], [7]. Đái tháo đường
thai kỳ có thể gây nhiều tai biến cho mẹ và thai nhi như sảy thai, thai chết lưu,
tiền sản giật, tử vong chu sinh, đẻ khó do thai to. Nguy cơ đối với người mẹ
sau sinh là tăng huyết áp và mắc đái tháo đường typ 2 thực sự [7], [8].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị và quản lí
ĐTĐTK [9], [10]. Tại Việt Nam, ĐTĐTK cũng bắt đầu được quan tâm
nghiên cứu. Nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2000 cho thấy tỉ lệ
mắc ĐTĐTK là 3,6% [11]. Tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự đưa ra kết quả
mắc ĐTĐTK là 5,7% năm 2004 [4]. Hầu hết các nghiên cứu mới tập trung
vào chẩn đoán sàng lọc và điều trị ĐTĐTK.
Bộ câu hỏi đánh giá nhận thức về bệnh của Rona Moss-Morris ra đời
xuất phát từ một nhu cầu đối phó với những vấn đề tâm lý và đánh giá nhận
thức của người bệnh về nguyên nhân, thời gian, hậu quả,… trên các bệnh về


2


tim, viêm khớp dạng thấp, ung thư, bệnh vẩy nến, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính và đái tháo đường [12]. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
về vần đề tâm lý, quan niệm và nhận thức về bệnh trên người bệnh mắc đái
tháo đường thai kỳ.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Khảo sát quan niệm
về bệnh tật ở bệnh nhân có bệnh đái tháo đường thai kỳ đang điều trị tại
bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả các quan niệm về bệnh của bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến các quan niệm đó.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Đái tháo đường thai kỳ

1.1.1. Đái tháo đường thai kỳ
- Định nghĩa: ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung
nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần
đầu tiên trong lúc mang thai. Định nghĩa này không loại trừ trường hợp bệnh
nhân đã có tình trạng rối loạn dung nạp glucose từ trước (nhưng chưa được
phát hiện) hay là xảy ra đồng thời với quá trình mang thai [7], [13], [14].
- Một số đặc điểm của ĐTĐTK [4]:
ĐTĐTK thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai và thường mất đi sau
khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ mắc lại ĐTĐTK vẫn còn cao trong những lần

mang thai tiếp theo, khoảng một nửa số người từng bị ĐTĐTK sẽ mắc ĐTĐ
typ 2 sau này.
ĐTĐTK thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, khi nhau
thai bắt đầu sản xuất ra một lượng lớn các hormone gây kháng insulin.
ĐTĐTK rất khó phát hiện nếu không được làm xét nghiệm máu vì bệnh
nhân thường không có các dấu hiệu hay triệu chứng.
1.1.2. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ( Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐ
thai kỳ tại Mỹ - 1998) [14].
Sử dụng nghiệm pháp uống 75g glucose, đường huyết được đo các thời
điểm lúc đói, sau 1h và sau 2h. Đối tượng được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ nếu
đường huyết lớn hơn hoặc bằng 2 trong 3 ngưỡng giá trị chẩn đoán sau:


4

Thời điểm lấy máu

Ngưỡng giá trị chẩn đoán
mmol/ l

mg/dl

Lúc đói

≥ 5,3

≥ 95

1h


≥ 10,0

≥ 180

2h

≥ 8,6

≥ 155

Đây là tiêu chuẩn được nhiều tác giả sử dụng, nhất là các nước châu Âu,
được WHO đề nghị sử dụng năm 1999.Tới năm 2004 thì ADA cũng khuyến
cáo có thể sử dụng tiêu chuẩn này.
1.1.3. Dịch tễ
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1985 toàn thế giới có 30
triệu người mắc ĐTĐ, năm 2000 là 157,3 triệu, ước tính đến năm 2010 có
khoảng 215,6 triệu người bị ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2025 con số này sẽ tăng
thành 300 - 330 triệu người [15]. Cùng với đó, ĐTĐ thai kỳ cũng không
ngừng gia tăng, tỷ lệ này thay đổi khác nhau tùy theo quốc gia, theo vùng,
theo chủng tộc và theo tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng.
Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ theo nhóm chủng tộc – nghiên cứu của Moses [16]:
Nhóm

n

Tỉ lệ

Châu Úc


2114

6,1%

Châu Âu

534

7,1%

Aboriginal

20

5,0%

Pasific Ilanders

21

9,5%

Châu Á

90

12,2%

Nhóm khác


129

3,1%

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ, các nghiên
cứu này đều được tiến hành ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh [4], [17], [18], [19], [20], [21].


5

Địa điểm

Tác giả

Năm

Đoàn Hữu Hậu

1997

Ngô Thị Kim Phụng

1999

Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh

3,9%

Đỗ Trung Quân và cộng sự


2000

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

3,6%

Tạ Văn Bình và cộng sự

Bệnh viện Nhân dân Gia Định
thành phố Hồ Chí Minh

2002 – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2004

và Phụ sản Hà Nội

Tô Thị Minh Nguyệt

2007

Bệnh Viện Từ Dũ TP. HCM

Vũ Bích Nga

2008

Khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch
Mai Hà Nội


Tỉ lệ
2.1%

5,7%
10,69%
7,9%

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ đối với ĐTĐ thai kỳ
Các nghiên cứu dịch tễ học về ĐTĐ thai kỳ phát hiện những phụ nữ mắc
ĐTĐ thai kỳ có xu hướng hay gặp ở những người nhiều tuổi, có thừa cân
trước khi mang thai. Vì vậy, theo khuyến cáo của Hội nghị Quốc Tế lần thứ 4
về ĐTĐ thai kỳ năm 1998 tại Mỹ đưa ra các thai phụ sau có nguy cơ dễ mắc
ĐTĐ thai kỳ [22]:
- Béo phì.
- Tiền sử gia đình
- Tiền sử đẻ con ≥ 3500g
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose.
- Đường niệu dương tính.
- Tuổi mang thai.
- Tiền sử sản khoa bất thường.
- Chủng tộc.


6

1.1.5. Hậu quả của ĐTĐ thai kỳ
- Hậu quả trước mắt:
+ Đối với mẹ: ĐTĐ thai kỳ gây ra hậu quả trước mắt đối với người mẹ
là làm tăng nguy cơ bị các tai biến sản khoa [18] như:
o Tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén

o Sảy thai, thai chết lưu, đẻ non
o Tăng tỷ lệ mổ đẻ do thai to không đẻ đường dưới được
+ Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh: ĐTĐ thai kỳ gây ra các hậu quả [23]:
o Do thai to và phân bố mỡ chủ yếu ở vùng ngực nên làm tăng nguy
cơ đẻ khó và dễ bị các sang chấn tổn thương sau đẻ như liệt đám rối
thần kinh cánh tay, trật khớp vai, gãy xương đòn.
o Hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh: các thai phụ ĐTĐ thai kỳ tăng
nguy cơ đẻ non. Do đó, phổi thai nhi chưa trưởng thành nên dễ bị
suy hô hấp lúc sinh ra.
o Tăng tỉ lệ tử vong chu sinh.
o Ngoài ra, trẻ còn dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
- Hậu quả lâu dài [18] [24]:
o Đối với người mẹ, ĐTĐ thai kỳ làm tăng nguy cơ trở thành ĐTĐ
typ 2. Tỷ lệ mắc ĐTĐ typ 2 tăng theo thời gian, sau sinh bệnh nhân
được làm xét nghiệm chẩn đoán khoảng 30% - 50% thai phụ ĐTĐ
thai kỳ sẽ bị ĐTĐ typ 2 trong 10 đến 15 năm sau sinh. Ngoài ra, các
thai phụ ĐTĐ thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị ĐTĐ thai kỳ trong những
lần có thai sau đó. Họ cũng dễ bị béo phì sau đẻ nếu không có chế
độ ăn và tập luyện thích hợp.
o Đối với con của các bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ, về lâu dài trẻ sẽ tăng
nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2.


7

1.1.6. Điều trị ĐTĐ thai kỳ
- Mục tiêu điều trị: glucose máu cần đạt cho thai phụ ĐTĐ thai kỳ
theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004 [10]:
 Glucose máu lúc đói ≤ 5,8 mmol/l
 Glucose máu sau ăn 2h ≤ 7,2 mmol/l

 HbA1C ≤ 6%
- Chế độ ăn: Chế độ ăn là nền tảng của việc điều trị ĐTĐ thai kỳ. Chế
độ ăn cân đối không có đường hấp thu nhanh, giàu canxi và sắt,
thành phần glucid từ 50 – 55%, chế độ ăn không dưới 1800kcal và
dưới 220g glucid mỗi ngày.
- Luyện tập: Đối với phụ nữ có thai, vấn đề luyện tập phải thận trọng,
hình thức tập luyện có thể là đi bộ chậm 10 – 15 phút hàng ngày,
hoặc đạp xe 20 – 30 phút/ ngày.
- Thuốc hạ đường huyết: Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ 2006 [8], chỉ có
Metformin và Acarbose có thể dùng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên
các nghiên cứu sử dụng thuốc viên điều trị ĐTĐ thai kỳ vẫn chưa đủ
sâu và rộng về tính an toàn trong thời gian mang thai, vì vậy không
nên sử dụng để điều trị ĐTĐ thai kỳ.
- Điều trị bằng insulin: Điều trị bằng insulin khi các mục tiêu kiểm soát
đường huyết không đạt được với chế độ ăn. Phác đồ cổ điển kết hợp 1
mũi tiêm insulin trung bình hay hỗn hợp trung bình – nhanh vào buổi
chiều, với 1 mũi tiêm insulin nhanh trước ăn sáng và trước ăn trưa.
1.2. Lý thuyết quan niệm về bệnh
Quan niệm về bệnh tật hay đại diện của bệnh tật là niềm tin và mong đợi
của bệnh nhân về bệnh của họ. Đại diện của bệnh tật là trung tâm của lý
thuyết sự tự điều chỉnh của Leventhal. Lý thuyết này cho rằng đại diện bệnh


8

tật xác định những đánh giá của con người về tình trạng bệnh và hành vi sức
khỏe của họ [25].
Các học thuyết về sự tự điều chỉnh và mô hình lí thuyết về những cảm
nhận thông thường (Common Sense Model – CSM), trong những năm gần
đây, đã được áp dụng trong nhiều học thuyết. Vì vậy, nhiều mối quan tâm tập

trung về sự khác nhau giữa học thuyết về sự tự điều chỉnh và các mô hình lí
thuyết về hành vi sức khỏe và hành vi bệnh tật. Sự khác nhau đó bao gồm sự
phản hồi, sự thúc đẩy và mục tiêu theo đuổi. Các học thuyết về sự tự điều
chỉnh cho rằng con người nhìn chung có hai mục tiêu cố hữu: 1/ sống sót; và
2/ gắn kết. Khi bệnh tật đe dọa sự sống sót của một người và cảm nhận về sự
gắn kết, mô hình nhận thức, động lực và hành vi sẽ phát triển cùng với quá
trình bệnh tật và có thể xác định cách người đó thích ứng với bệnh tật như thế
nào [25]. Để quản lí bệnh tật yêu cầu: 1/ đối mặt với thách thức của sự mất
toàn vẹn bản thân; 2/ yêu cầu sự tự điều chỉnh về tình cảm và thể chất; và 3/
yêu cầu sự hiểu rõ những vấn đề có ý nghĩa với từng cá nhân trong mối liên
hệ với mục tiêu sức khỏe và hành vi bảo vệ sức khỏe. Sự tự điều chỉnh của
bệnh tật thường diễn ra trong một môi trường xã hội mà trong đó thành viên
gia đình và bạn vè đóng vai trò quan trọng với sự chia sẻ suy nghĩ và tình cảm
về bệnh tật. Mô hình lí thuyết về những cảm nhận thông thường (CSM) của
sự tự điều chỉnh được phát triển bởi tác giả Leventhal, và cộng sự (1984)
nhằm để hiểu và giải thích về hành vi sức khỏe và bệnh tật [25].
Mô hình CSM về sự tự điều chỉnh dựa trên hệ thống song song gồm
cảm nhận dễ bị tổn thương và trải nghiệm cụ thể ví dụ như các triệu chứng
gặp phải. Hai cách thức của sự tự điều chỉnh này tương tác tạo nên sự thích
nghi của cá nhân với bệnh tật thông qua điều khiển cảm xúc và các triệu
chứng [25]. Người bệnh hình dung lại bệnh tật dựa trên những cách thức
trên từ đó họ đề ra mục tiêu để tự kiểm soát bệnh. Dựa theo mô hình CSM,


9

có năm lĩnh vực đại diện cho bệnh tật bao gồm: 1/ Nhận biết bệnh (về dấu
hiệu và triệu chứng bệnh); 2/ thời gian bệnh; 3/ hậu quả bệnh; 4/ kiểm soát
bệnh; 5/ nguyên nhân bệnh.
Mỗi lĩnh vực gồm những biến số định tính xuất phát từ hệ thống tâm

sinh lí phức tạp. Các đánh giá của cá nhân về các yếu tố xã hội và văn hóa
cũng như những trải nghiệm của họ về bệnh, ví dụ như đau, mệt mỏi, buồn
nôn, nổi ban, tình trạng trì trệ về thể chất và đầu óc, và sự thay đổi tính tình,
tâm trạng là những thành tố quan trọng đóng góp vào sự hình dung về bệnh
tật [25], [26]. Hình dung về bệnh tập trung vào sự cấp tính, mạn tính hoặc sự
tái phát của bệnh tật dựa trên giao tiếp với chuyên gia chăm sóc y tế, thành
viên gia đình và các bệnh nhân khác hơn là bản chất sinh học của bệnh đó.
Quan niệm của người bệnh về các khía cạnh như tuổi của họ, tuổi thọ mong
đợi, sức khỏe tổng quát, và miễn dịch tốt tương tác với quan niệm của họ
trong năm lĩnh vực đại diện cho bệnh tật (nhận biết bệnh, thời gian bệnh, hậu
quả, kiểm soát và nguyên nhân). Mối quan hệ giữa quan niệm của người bệnh
và hình dung bệnh tật đóng vai trò trong xác định các phương thức đối phó
với bệnh tật nhằm giúp cho người bệnh đó có thể kiểm soát, quản lí bệnh tật
[25], [27].
Nghiên cứu trước đây đã tìm ra nguyên nhân tại sao người bệnh không
tuân thủ chế độ ăn điều trị dựa trên mô hình CSM và sự hình dung bệnh tật.
Người bệnh tìm kiếm mối liên quan giữa sự hình dung về bệnh và phương
thức để đối phó với bệnh tật, trong đó bao gồm cả quan niệm của họ về sự cần
thiết của việc điều trị bệnh [27]. Những đánh giá của bản thân người bệnh này
được dựa trên thông tin về loại điều trị và phân loại điều trị, trải nghiệm điều
trị trước đó của bản thân họ và người khác, cũng như tiêu chuẩn xã hội và văn
hóa về điều trị. Tác giả Horne (2003) [27] đã giải thích về mối quan hệ đặc
biệt của năm thành tố đại diện bệnh tật trong mô hình CSM bao gồm: nhận


10

biết bệnh, thời gian bệnh, hậu quả bệnh, kiểm soát bệnh; nguyên nhân bệnh
với quan niệm về sự cần thiết của việc điều trị bệnh.
1.3. Nghiên cứu về quan niệm của người bệnh về bệnh tật

Timmers, và cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu về quan niệm bệnh tật
trên người bệnh phải lọc máu và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống [28].
Quan niệm về bệnh và chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng bộ công cụ
“Bộ câu hỏi quan niệm về bệnh tật- chỉnh sửa” (IPQ-R) và bộ câu hỏi SF-36,
91 người bệnh lọc máu và 42 người bệnh lọc màng bụng. So sánh giữa hai
nhóm người bệnh, nhóm lọc màng bụng có nhiều kiểm soát bệnh và hiểu biết
tốt hơn về bệnh tật. Quan niệm bệnh tật giải thích từ 17 đến 51% điểm số chất
lượng cuộc sống. Trong đó, người bệnh có nhiều triệu chứng, nhiều hậu quả
bệnh, nhận biết bệnh tốt và nhiều hậu quả bệnh tiêu cực, kiểm soát bệnh kém
là có liên quan đến điểm thấp hơn ở cảm nhận về sự khỏe mạnh.
Nghiên cứu của A. Del Castillo và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu
quan niệm bệnh tật về bệnh tăng huyết áp [29] đã tìm ra được một số yếu tố
liên quan đến quan điểm bệnh tật như: giới, tuổi, trình độ văn hóa, kinh
nghiệm của gia đình ( đã sống chung với người có tăng huyết áp).
1.4. Các bộ công cụ về quan niệm của người bệnh về bệnh tật
Các bộ công cụ gồm có IPQ, IPQ Brief và IPQ-R. IPQ (Illness
Perception Questionnaire) là một phương pháp mới đánh giá nhận thức liên
quan đến đặc trưng của bệnh [12] [30]. IPQ bao gồm 5 bảng cung cấp thông
tin về 5 thành phần đã được tìm thấy làm nền tảng liên quan đến nhận thức
đặc trưng của bệnh. 5 bảng đánh giá đồng nhất: triệu chứng của bệnh nhân với
bệnh kết hợp, nguyên nhân của bệnh, nhận thức về thời gian của bệnh, những
thay đổi và ảnh hưởng của bệnh và điều trị bệnh. Nó được sử dụng trong việc
nghiên cứu trên các bệnh về tim, viêm khớp dạng thấp, ung thư, bệnh phổi tắc


11

nghẽn mạn tính, suy kiệt, đái tháo đường, bệnh Addison. Tuy nhiên, một
trong những hạn chế của bộ công cụ này là khó khăn cho các tác giả khi kết
luận nhận thức như thế nào về bệnh tật của bệnh nhân, bởi vì mỗi bệnh có

triệu chứng và nguyên nhân gây ra riêng và mỗi bệnh nhân đã nhận thức về
bệnh tật của họ khác nhau. Dựa trên việc sử dụng và khả năng thích ứng của
IPQ với các bệnh nhân và bệnh khác nhau, Moss-Morris, và cộng sự (2002)
đã đánh giá lại và quyết định sửa đổi IPQ (IPQ-R) để chính xác hơn với mô
hình CSM, để đánh giá chính xác hơn nhận thức của bệnh nhân về bệnh [30].
IPQ Brief được thiết kế để đánh giá nhanh chóng các cơ quan đại diện
nhận thức và tình cảm của bệnh tật. IPQ Brief có khá nhiều ưu điểm như ngắn
gọn, tốc độ hoàn thiện bộ câu hỏi nhanh, hữu ích cho những người cao tuổi,…
và hữu ích trong các nghiên cứu có quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, IPQ Brief
cũng có một hạn chế lớn là phản ánh thông tin không chính xác nếu bệnh
nhân không hiểu những gì đã được viết.
IPQ-R là bộ câu hỏi đã được sửa đổi, có điểm mạnh là bệnh nhân có thể
tự báo cáo và quy mô đã được điều chỉnh để cho phép đáp ứng trong các ngôn
ngữ khác nhau. Tuy nhiên cũng có hạn chế như bộ câu hỏi khá dài (80 mục)
và khó cho những người hạn chế trong việc đọc và viết.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi IPQ-R.
IPQ-R gồm ba phần:
Phần 1 về trải nghiệm các triệu chứng bệnh. Người bệnh được hỏi có hay
không có về 14 triệu chứng khác nhau và nếu họ tin rằng những triệu chứng
có liên quan đến bệnh.
Phần 2 là 38 quan niệm được người bệnh đánh theo 5 điểm từ “rất không
đồng ý” đến “rất đồng ý”. Các quan niệm này được chia thành 7 phần chính:
- Thời gian bị bệnh (6 quan điểm).


12

- Thời gian tái bệnh (4 quan điểm).
- Hậu quả bệnh (6 quan điểm).
- Kiểm soát cá nhân (6 quan điểm).

- Kiểm soát điều trị (5 quan điểm).
- Hiểu biết về bệnh (5 quan điểm).
- Mức độ ảnh hưởng đến cảm xúc (6 quan điểm).
Phần 3 là 18 yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh, quan niệm của mỗi
người là khác nhau và không có câu trả lời là đúng hay sai cho câu hỏi:
- Tác nhân gây ra bệnh mang tính tâm lý (6 quan điểm).
- Các yếu tố nguy cơ (7 quan điểm).
-

Hệ miễn dịch (3 quan điểm).

- Tai nạn/ ngẫu nhiên (2 quan điểm).


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
+ Khoa khám bệnh: Phòng các sản phụ được làm nghiệm pháp dung
nạp đường huyết, được chẩn đoán và trả kết quả tại đây.
+ Khoa phụ sản 1: Khoa điều trị có bệnh nhân tiểu đường thai kì nằm
điều trị nội trú.
- Thời gian: Từ 20/3/2015 – 30/ 4/2015.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Bệnh nhân được lựa chọn sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp

glucose tại phòng khám do bác sỹ chẩn đoán.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia.
+ Bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2.
2.2. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (lấy tất)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


14

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần (phụ lục A):
Phần A: Các thông tin chung của bệnh nhân: đặc điểm nhân khẩu học,
tiền sử gia đình, tiền sử bản thân,…
Phần B: Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải trong vòng 2 tuần trở lại
thời điểm phỏng vấn.
Phần C: Quan niệm về bệnh tật, sử dụng “Bộ câu hỏi về quan niệm về
bệnh tật cập nhật” (IPQ-R) của Moss-Morris (phụ lục A), bao gồm 38 quan
niệm sử dụng thang điểm likert 5 điểm và 18 nguyên nhân gây ra bệnh.
Bộ công cụ được đồng ý sử dụng của tác giả (phụ lục C) và được dịch ra
tiếng việt và bản tiếng việt được một nghiên cứu viên độc lập xem lại, rà soát.
Cách cho điểm:
 Phần nhận biết trải nghiệm triệu chứng bệnh của bệnh nhân:
 Có triệu chứng = 1
 Không có = 0
 Phần các quan niệm về bệnh:

 Rất không đồng ý = 1
 Không đồng ý = 2
 Không có ý kiến = 3
 Đồng ý = 4
 Rất đồng ý = 5
Với các câu IP1,IP4, IP15, IP17, IP18, IP19, IP23, IP24, IP25, IP26,
IP27, IP36 số điểm được đảo ngược lại.


15

Với điểm số cao hơn cho thấy quan niệm/niềm tin tích cực hơn về thời
gian bị bệnh, thời gian tái bệnh, hậu quả bệnh, kiểm soát cá nhân, kiểm
soát điều trị và ảnh hưởng của bệnh đến cảm xúc; sự hiểu biết của bệnh
nhân về bệnh.
 Phần nguyên nhân gây bệnh:
Quan niệm của mỗi người là khác nhau, và không có một câu trả lời
đúng cho những câu hỏi này. Chúng tôi quan tâm nhất trong quan niệm của
bệnh nhân mà họ cho rằng đó là nguyên nhân gây ra bệnh ĐTĐTK, hơn là
những gì có thể là bác sỹ, gia đình hay bạn bè có thể đã gợi ý cho họ. Và với
những nguyên nhân gợi ý đưa ra trong bộ câu hỏi thì các bệnh nhân sẽ cho
biết mức độ đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến đó.
2.3.3. Chỉ số và biến số nghiên cứu
Chỉ số và biến số

Công cụ thu thập số
liệu

Đặc điểm nhân khẩu học:


Bộ câu hỏi

-

Tuổi

-

Nghề
nghiệp
Trình

-

độ

văn hóa
Nơi cư trú

Đặc điểm lâm sàng:
-

Bộ câu hỏi
Tuần thai

chẩn đoán
-

Chỉ


số


16

Chỉ số và biến số

Công cụ thu thập số
liệu

đường máu
-

Số

lần

Tiền

sử

Tiền

sử

mang thai
ĐTĐTK
gia đình
BMI trước


mang thai
-

Phương
pháp điều trị

-

Mức

độ

tìm hiểu thông tin về bệnh ĐTĐTK
-

Các kênh
thông tin đã sử dụng để tìm hiểu về bệnh

Nhận biết về triệu chứng bệnh

Bộ câu hỏi

( 14 triệu chứng )
Các quan niệm về bệnh ĐTĐTK

Bộ câu hỏi

( 38 quan niệm, được chia làm 7 nhóm )
Quan điểm về nguyên nhân gây bệnh
( 18 nguyên nhân)


2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Bộ câu hỏi


17

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập qua bộ câu hỏi.
Cách thức tiến hành: Người bệnh được chẩn đoán là ĐTĐTK sẽ được tiếp
cận để mời tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn trực tiếp
đối tượng bằng bộ câu hỏi có sẵn.
- Mời các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
- Các bệnh nhân được giải thích mục đích của nghiên cứu và sau khi đồng
ý tham gia nghiên cứu, các bệnh nhân được giải thích cách trả lời bộ câu hỏi.
- Thu thập các thông tin qua bộ câu hỏi (phụ lục A)
- Sau khi thu thập xong chúng tôi nhập và xử lý số liệu bằng SPSS 16.0
2.4.2. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 16
Các chỉ số nhân trắc học và đặc điểm lâm sàng sẽ được phân tích theo tỉ
lệ phần trăm. Phân tích mô tả của các lĩnh vực quan điểm bệnh tật sẽ được áp
dụng tính mean và độ lệch chuẩn. T-test, anova được áp dụng để phân tích
mối liên quan giữa các chỉ số nhân trắc học, đặc điểm lâm sàng và các lĩnh
vực của quan niệm về bệnh tật của người bệnh có đái tháo đường thai kì.
p<0.05 được đặt là mức có khác biệt về thống kê.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi về quan niệm của người bệnh về bệnh tật
đã được sự đồng ý của tác giả bộ câu hỏi (phụ lục C)
Nghiên cứu được thực hiện thông qua sự cho phép của Bệnh viện Phụ
sản Trung Ương và Trường Đại học Y Hà Nội.
Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được cung cấp đầy đủ thông

tin về nghiên cứu và tham gia hoàn toàn tự nguyện. Người bệnh có quyền rút
khỏi nghiên cứu bất kì lúc nào và không có bất kì vấn đề ảnh hưởng tới việc
điều trị của họ.


×