Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích chi phí quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu BV bạch mai năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 94 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
VIN O TO Y HC D PHềNG & Y T CễNG CNG

NGUYN TH KHNH LINH

MộT Số ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC Và
YếU Tố NGUY CƠ CủA BệNH HO Gà
TạI Hà NộI NĂM 2015 - 2016
Chuyờn ngnh : Y t Cụng cng
Mó s

: 60.72.03.01

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. O TH MINH AN
2. TS. PHM QUANG THI

H NI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng
quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo - Quản
lý khoa học - Hợp tác quốc tế Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và


nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới PGS.TS. Đào Thị Minh An,
TS. Phạm Quang Thái, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy/Cô thuộc Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để tôi
có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Phòng Khoa
học - Đào tạo – Hợp tác quốc tế - Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh
phẩm y tế - cơ quan tôi đã và đang công tác, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương; Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng
Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự chia sẻ và động viên của những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Khánh Linh, học viên cao học khóa XXIV,
chuyên ngành Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Đào Thị Minh An.
TS. Phạm Quang Thái
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách
quan, do tôi thu thập và thực hiện.

3. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ
một tạp chí hay một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BTN

Bệnh truyền nhiễm

CDC

Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh)

DTH

Dịch tễ học

DPT

Diptheria-Pertussis-Tetanus (Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván)


DPT-VGB-Hib Vắc xin kết hợp 5 thành phần: Bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm
gan B-Hemophilus influent type B
PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuyếch đại chuỗi gen)

PTN

Phòng thí nghiệm

MAC-ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (Phương pháp phát
hiện Kháng thể đặc hiệu IgM bằng phản ứng miễn dịch đặc
hiệu gắn men)

TCMR

Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia

VA

Vegetations Adenoides (Là 1 mô lympho nằm ở vòm mũi họng)

RSV

Respiratory syncytial virus (Vi khuẩn hợp bào đường hô hấp)

VSDTTW


Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

YTDP

Y học dự phòng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... i
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà ........................................................... 3
1.1.1. Tác nhân gây bệnh .......................................................................... 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 4
1.1.3. Nguồn bệnh ..................................................................................... 5
1.1.4. Đường lây truyền ............................................................................ 5
1.1.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch......................................................... 5
1.1.6. Sự lưu hành của bệnh ...................................................................... 6
1.1.7. Phòng bệnh ho gà ............................................................................ 7
1.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 7
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ...................................................... 7
1.2.2. Chẩn đoán cần phân biệt với một số bệnh tương tự ....................... 8
1.2.3. Biến chứng của bệnh ....................................................................... 8
1.3. Các nghiên cứu về dịch tễ học và nguy cơ mắc bệnh ho gà trên thế giới
và tại Việt Nam ..................................................................................... 8
1.3.1. Dịch tễ học bệnh ho gà trên thế giới ............................................... 8
1.3.2.Các nghiên cứu dịch tễ học và xác định yếu tố nguy cơ của bệnh ho

gà ở Việt Nam ............................................................................... 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 27
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu .................................. 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 29
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................... 29
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................... 30
2.6. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu và xử lý sô liệu ...................... 32


2.7. Sai số và cách khắc phục...................................................................... 33
2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà từ tháng 01/01/2015 đến
30/12/2016 .......................................................................................... 35
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà theo giới tính và nhóm tuổi ..... 35
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà theo tháng ................................ 36
3.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà theo không gian và thời gian ... 37
3.1.4. Tiền sử tiêm vắc xin các trường hợp ho gà ................................... 38
3.1.5. Các triệu chứng lâm sàng và biến chứng của các trường hợp bệnh ho gà.... 39
3.2. Kết quả xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà tại Hà Nội ........ 39
3.2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ................................. 39
3.2.2 Một số yếu tố liên quan tới ho gà ở trẻ nhỏ. .................................. 42
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 49
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà .............................................. 49
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà theo nhóm tuổi và giới tính ..... 49
4.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà theo không gian và thời gian.. 50
4.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ học về tiền sử tiêm vắc xin các trường hợp ho gà .... 51

4.1.4. Một số đặc điểm dịch tễ học các triệu chứng lâm sàng và các biến
chứng của các trường hợp bệnh ho gà .......................................... 51
4.2. Bàn luận về mục tiêu các yếu tố nguy cơ mắc ho gà ở trẻ .................. 52
4.2.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia ................................................. 52
4.2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc ho gà của trẻ .......................................... 53
KẾT LUẬN ................................................................................................... 62
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Các biến và các chỉ số về đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà ..... 30

Bảng 2.2:

Các biến và các chỉ số về đặc điểm chung để xác định một số
yếu tố nguy cơ của bệnh ........................................................... 31

Bảng 3.1:

Phân bố các trường hợp ho gà theo giới tính và nhóm tuổi...... 35

Bảng 3.2:

Phân bố các trường hợp bệnh theo tháng tuổi và tiền sử tiêm vắc xin .. 38

Bảng 3.3:


Thông tin về địa dư đối tượng nghiên cứu ............................... 40

Bảng 3.4:

Thông tin đối tượng nghiên cứu. .............................................. 41

Bảng 3.5:

Các yếu tố tiêm vắc xin ............................................................ 42

Bảng 3.6:

Các yếu tố dịch tễ học với nguy cơ mắc bệnh ho gà ................ 44

Bảng 3.7:

Các điều kiện thuận lợi với nguy cơ mắc bệnh ho gà............... 44

Bảng 3.8:

Một số yếu tố nguy cơ trong phân tích đa biến ........................ 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố các ca ho gà theo tháng trong năm 2015 và 2016....... 36
Biểu đồ 3.2: Các triệu chứng và biến chứng của các trường hợp bệnh ho gà .. 39

DANH MỤC BẢN ĐỒ


Bản đồ 3.1: Phân bố trường hợp bệnh và tỷ lệ mắc/100.000 dân theo huyện,
năm 2015 và 2016 .................................................................... 37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Một ảnh chụp hiển vi khuẩn ho gà Bordetella sử dụng kỹ thuật
nhuộm Gram. .............................................................................. 4

Hình 1.2:

Ho gà và phủ sóng DPT3, Việt Nam, 1981-2005..................... 23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ho gà gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Hiện nay, trên thế giới, mặc dù bệnh đã
có vắc xin dự phòng nhưng vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và có thể gây
tử vong. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính rằng 20 đến 40 triệu trường
hợp bệnh ho gà xẩy ra hàng năm trên toàn thế giới, dẫn đến khoảng 200-400
trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển có thể đạt tới
15%. Ngay cả ở các nước có độ bao phủ vắc xin cao, bệnh ho gà vẫn là một
vấn đề y tế công cộng quan trọng. Số liệu của WHO gần đây cho thấy trong
năm 2014 vẫn còn 139.786 trường hợp mắc ho gà trên toàn thế giới được báo
cáo; ước tính 89.000 trường hợp tử vong; tỷ lệ bao phủ vắc xin bạch hầu-ho
gà-uốn ván (DTP) mũi 3 mới chỉ đạt 86% [1]. WHO cũng ước tính rằng năm
2008 nhờ độ bao phủ của vắc xin đã có hiệu quả ngăn chặn khoảng 687

trường hợp tử vong trên toàn cầu [2].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số quốc gia trên thế giới ghi
nhận sự gia tăng của các vụ dịch ho gà, ngay cả ở các nước có độ bao phủ vắc
xin cao, bệnh ảnh hưởng đến không những trẻ em không được tiêm vắc xin
mà còn ảnh hưởng tới cả nhóm thanh niên và người lớn đã bị mất miễn dịch
theo thời gian bằng tiêm phòng hoặc nhiễm trùng tự nhiên [3][4]. Mỗi năm,
trên toàn cầu ước tính có khoảng 50 triệu trường hợp mắc mới và có khoảng
300.000 trẻ em đã chết vì căn bệnh này [5]. Năm 2011, số mắc ho gà của Tây
Úc và Úc ghi nhận 167 trường hợp/100.000 dân [6]. Năm 2012, Vụ dịch tại
Washington, Mỹ số mắc ho gà là 28,9 trường hợp/ 100.000 dân [2].
Tại Việt Nam, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) được triển
khai từ năm 1981, và nhờ việc sử dụng vắc xin phối hợp DPT chứa thành
phần ho gà, tỷ lệ mắc và chết của bệnh ho gà đã giảm rõ rệt.


2

Tuy nhiên, tại Hà Nội, năm 2015 ghi nhận sự gia tăng một cách đột
biến các trường hợp mắc ho gà với 309 trường hợp mắc bệnh . Sau 9 năm liên
tục không có ca tử vong do ho gà trên cả nước, năm 2015 ghi nhận một
trường hợp tử vong do ho gà tại thành phố Hà Nội và điều đặc biệt gần 40%
số trường hợp mắc trong giai đoạn 2015-2016 là trẻ dưới 2 tháng tuổi – lứa
tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chủ động, đặc hiệu. Với lý do
này, nhằm mục địch tìm kiếm yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà, từ đó xây dựng
các giải pháp nhằm giảm số mắc bệnh ho gà tại Hà Nội, đặc biệt đối với trẻ
nhỏ dưới 2 tháng tuổi chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Một số đặc điểm
dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của bệnh ho gà tại Hà Nội năm 2015 –
2016” với các mục tiêu sau đây:
1.


Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh ho gà tại thành phố Hà
Nội năm 2015-2016.

2.

Xác định một số yếu tố nguy cơ mắc ho gà tại thành phố Hà Nội năm
2015-2016.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Các tác nhân gây bệnh ho gà là vi khuẩn Bordetella pertussis
(B.pertussis), có hình cầu trực khuẩn rất nhỏ (khoảng 0,5-1 mm trong kích
thước), bắt mầu gram âm, không sinh nha bào. Các loại vi khuẩn tồn tại trong
không khí, trong bóng tối, ở nhiệt độ 17 - 20oC và độ ẩm tương đối là 60 65% trong 19 - 20 giờ. Trực khuẩn vẫn còn tồn khoảng 5 ngày khi phun trên
vải, 2 ngày trên giấy, và khoảng 6 ngày trên kính ở nhiệt độ 17 - 21oC và độ
ẩm tương đối 55 - 65% [7][8]. Hai loài khác trong chi Bordetella là
Bordetella

parapertussis



Bordetella

bronchiseptica.


Bordetella

parapertussis cũng có khả năng gây bệnh trên người nhưng ở mức độ nhẹ hơn
bệnh ho gà. Bordetella bronchiseptica gây bệnh đường hô hấp ở động vật hoang
dại, chim nuôi và động vật có vú. Bordetella avium và Bordetella hinzii gây
bệnh hô hấp ở gia cầm và có thể gây viêm khớp ở người, nhưng rất hiếm. Trong
tất cả các loài Bordetella, chỉ B.pertussis có khả năng sinh độc tố.
Trong quá trình nhiễm trùng B.pertussis bám vào tế bào biểu mô hô
hấp nhân lên nhanh chóng trên màng nhày, sản sinh hàng loạt các yếu tố gây
độc giúp cho vi khuẩn phát triển. Các yếu tố gây độc bao gồm các protein bề
mặt có vai trò bám dính và các ngoại độc tố có khả năng gây ức chế sự đề
kháng của vật chủ và làm tổn thương các mô thực quản và gây bệnh ở người
khỏe mạnh.


4

Hình 1.1. Một ảnh chụp hiển vi khuẩn ho gà Bordetella sử dụng kỹ thuật
nhuộm Gram.
(Nguồn: http: //www.cdc.gov/pertussis/about/photos.html)
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Bệnh xảy ra do khả năng xâm nhập nhanh, đa dạng của vi khuẩn lên
màng nhầy của hệ thống đường hô hấp trên, nhưng thường không gây nhiễm
trùng sâu. Bệnh lây truyền từ các cơn ho của bệnh nhân và sự tiếp xúc của
người mang mầm bệnh với cá thể không miễn dịch. Trong quá trình gây bệnh,
vi khuẩn bám vào phần trên của đường hô hấp nhờ các long, diềm, nhanh
chóng nhân lên trên bề mặt tế bào biểu mô hô hấp.
Vi khuẩn bám dính vào đám long của hệ thống lông mao của tế bào
màng nhầy đường hô hấp. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi sự phối hợp độc tố

pertussis và yếu tố bám dính FHA, tạo nên hàng tỷ cầu nối giữa vi khuẩn và
các cảm thụ hệ thống lông mao tế bào màng nhầy gây nên các triệu chứng ho,
khó chịu và sốt (giai đoạn ủ bệnh thông thường từ 7 đến 20 ngày), đây chính
là thời điểm dễ phân lập vi khuẩn nhất. Sau khi vi khuẩn xâm nhập, bám dính,
chúng tiếp tục sản sinh các độc tố khác gây tổn thương với biểu hiện có các
cơn ho liên tục, có tiếng rít điển hình (giai đoạn phát bệnh vào ngày thứ 21).


5

1.1.3. Nguồn bệnh
Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất. Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân,
không có nguồn lây truyền ở người lành mang trùng hoặc người bệnh trong
thời kỳ lại sức[9], [10].
Thời kỳ ủ bệnh: thông thường từ 7 đến 20 ngày.
Thời kỳ lây truyền: bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong thời kỳ
đầu viêm long, sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc
bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng. Nếu được điều trị kháng
sinh có hiệu lực thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường
khoảng 5 ngày.
1.1.4. Đường lây truyền
Bệnh lây truyền rất dễ dàng qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp từ
người bệnh sang người lành qua các giọt nhỏ nước bọt khi ho hoặc hắt hơi
[11]. Phạm vi của các truyền bệnh là khoảng 1 - 2m. Bệnh rất dễ lây khi tiếp
xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ở cùng trong không gian kín: như phòng ở,
phòng học… Hầu hết những người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều bị
nhiễm (90-100%), đặc biệt là trẻ em.
1.1.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Tất cả những người chưa từng mắc bệnh ho gà hoặc chưa được gây
miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin ho gà đều có cảm nhiễm với bệnh ho gà.Trước

khi có vắc xin ho gà, gần 100% người đã mắc ho gà tự nhiên.
Con người có thể thu được miễn dịch đối với vi khuẩn ho gà thông qua
việc mắc bệnh tự nhiên, tiêm chủng vắc xin hoặc từ mẹ truyền cho con; tuy
nhiên các miễn dịch thu được này đều không có giá trị trọn đời mà có thời
hạn nhất định tuỳ thuộc vào cơ địa của từng cơ thể và từ loại hình miễn dịch
thu được.


6

1.1.6. Sự lưu hành của bệnh
Thời điểm trước khi có vắc xin ho gà, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ,
phát triển mạnh gây dịch và lưu hành rộng rãi ở tất cả các nước trên thế
giới.Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhũ nhi tại các nước phát triển ước tính là 4%[1].
Bệnh ho gà cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô
thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 3-5 năm tùy theo từng
nước. Bệnh ho gà không liên quan đến mùa hay thời tiết. Tuy nhiên, ở nước
ta, bệnh ho gà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè - thu. Đặc điểm bệnh ho gà
theo mùa không rõ ràng. Sự thay đổi về đặc điểm theo mùa của ho gà được
ghi nhận trong một báo cáo đợt dịch năm 2000 ở British Columbia, Canada.
Số báo cáo dịch về ho gà bắt đầu tăng lên trong tháng 3, đạt đỉnh vào tháng 6
và giảm rõ rệt vào tháng 7. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước đó, trong thời kỳ
có dịch hoặc không có dịch, số báo cáo dịch về ho gà bắt đầu tăng từ tháng 6,
đạt đỉnh vào cuối tháng 8 và tháng 11.
Mật độ dân số cao, điều kiện kinh tế thấp kém cũng làm tăng nguy cơ
dịch bệnh.
Giới và nghề nghiệp không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh.
Trong vòng 10 năm qua, số người bị ho gà lại tăng trên khắp thế giới.
Lý do của sự gia tăng có thể do báo cáo đầy đủ hơn, chẩn đoán xác định có độ
nhậy cao hơn, bác sĩ lưu ý đến bệnh nhiều hơn và cũng có thể vì sự tiêm

phòng ho gà tại các nước đã phát triển giảm đi (trừ Mỹ). Mặc dù trẻ em đã
được tiêm phòng nhiều thập kỷ qua nhưng bệnh vẫn tái xuất hiện ở các nước
phát triển và là nguyên nhân gây ra tỷ lệ chết và mắc ở những đứa trẻ không
được tiêm phòng đầy đủ, dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các vụ dịch mô tả đều
thấy ở lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành do kháng thể yếu sau khi
tiêm phòng (cả vắc xin vô bào và toàn tế bào) và việc giảm miễn dịch tự
nhiên. Kết quả là người lớn vẫn có thể bị ho gà dù rằng 60% đã được chủng


7

ngừa và 33% đã mắc bệnh khi còn nhỏ [12]. Do còn kháng thể tồn dư do miễn
dịch trước đây, họ thường bị bệnh nhẹ, không có biểu hiện lâm sàng, đó là
nguồn lây truyền vi khuẩn ho gà chủ yếu cho trẻ em.
1.1.7. Phòng bệnh ho gà
Phòng bệnh không đặc hiệu: cách ly bệnh nhân, khi tiếp xúc với bệnh nhân
cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ chơi…bằng dung dịch sát khuẩn.
Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván
(DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT
cho trẻ từ 18 tháng.
1.2. Đặc điểm lâm sàng
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Thời kỳ ủ bệnh: từ 7 đến 20 ngày, trong giai đoạn này bệnh nhân đã
nhiễm vi khuẩn ho gà nhưng không có các biểu hiện triệu chứng trên lâm
sàng.
Thời kỳ biểu hiện lâm sàng: đối với bệnh nhân điển hình giai đoạn này
trải qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn viêm long: Kéo dài từ 4-21 ngày; các triệu chứng sổ mũi, sốt
nhẹ, ho húng hắng không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các cảm cúm thông
thường khác.

- Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ 1-6 tuần, một số trường hợp kéo dài tới
10 tuần; điển hình bởi các cơn ho kịch phát, ho rũ rượi, hít vào khó, tím tái
trong cơn ho và nôn sau cơn ho. Các cơn ho tăng dần trong 2 tuần đầu, đạt
đỉnh vào tuần thứ 2 và duy trì trong khoảng 3 tuần tiếp theo, sau đó từ từ giảm
dần. Các cơn ho có thể đạt tần suất 15 cơn/24 giờ.
- Giai đoạn hồi phục: có thể kéo dài từ 4-21 ngày, trung bình 7 – 10
ngày; giai đoạn này sức khoẻ của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục, các cơn ho sẽ
thưa dần và hết sau từ 2-3 tuần; tuy nhiên bệnh nhân ho gà thường mắc phải
các bội nhiễm vi khuẩn kèm theo.


8

1.2.2. Chẩn đoán cần phân biệt với một số bệnh tương tự
Bệnh phó ho gà (Bordetella parapertussis), giống bệnh ho gà nhưng
thường bệnh nhẹ và hiếm gặp. Không có miễn dịch chéo giữa hai bệnh B.
parapertussis và bệnh B. pertussis.
Bệnh viêm VA và amydan mãn tính.
Bệnh viêm phế quản-phổi do bội nhiễm của bệnh ho gà.
1.2.3. Biến chứng của bệnh
Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm phổi thường là biến chứng
thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể bị co
giật do sốt hoặc giảm oxy cung cấp cho não, việc giảm oxy cho não là do cơn
ho hoặc do độc tố của vi khuẩn. Các biến chứng nhẹ hơn là chán ăn, viêm tai
giữa và mất nước.
1.3. Các nghiên cứu về dịch tễ học và nguy cơ mắc bệnh ho gà trên thế
giới và tại Việt Nam
1.3.1. Dịch tễ học bệnh ho gà trên thế giới
Bệnh ho gà được mô tả từ thời trung cổ với tên gọi là “kẻ bóp cổ” (The
Kink), năm 1578, vụ dịch ho gà xảy ra tại Paris (Pháp) lần đầu tiên được

Guillaume de Baillou mô tả một cách chi tiết. Năm 1906, tác nhân gây bệnh
ho gà có tên là Bordetella pertussis, là một trực khuẩn có sức đề kháng yếu,
bắt màu gram âm, được Jules Bordet và Octave Gengou phân lập lần đầu tiên
[13]. Trên thế giới, trước khi vắc xin được phát minh, ho gà luôn là một trong
số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện ở mọi
nơi trên thế giới, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ nhỏ. Dịch ho gà diễn ra có tính
chu kỳ với đỉnh dịch thường xảy ra từ 2-5 năm. Cùng với sự phát hiện của
sulphonamides trong việc hỗ trợ điều trị sởi, ho gà trở thành nguyên nhân gây
tử vong nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


9

Bùng phát bệnh ho gà đã được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 16. Mỹ
có 270.000 trường hợp mắc bệnh ho gà với 10.000 trường hợp tử vong mỗi
năm; và trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 1940 đến 1945, với hơn 1 triệu
trường hợp bệnh ho gà đã được báo cáo, trung bình 175.000 trường hợp mắc
mỗi năm (tỷ lệ khoảng 150 trường hợp mắc trên 100.000 dân) [2][10]. Đến
những năm 1920, ho gà đã cướp đi sinh mạng của khoảng 6.000 trẻ em Mỹ
mỗi năm, nhiều hơn so với tử vong trẻ em của các bệnh bạch hầu, bệnh ban
đỏ, sởi [14].
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, do gánh nặng của bệnh ho gà mà
việc nghiên cứu về nó được tập trung nhiều, năm 1909, cùng tác giả Bordet và
Gengou trên một nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra độc tố DNT
(Dermonecrotic toxin). Trong những năm tiếp theo đó việc nghiên cứu về ho
gà đã được tích cực thực hiện, số lượng độc tố cũng như độc lực của vi khuẩn
ngày càng được mô tả đầy đủ. Vào năm 2013, việc giải mã trình tự gen của
Bordetella pertussis đã được hoàn thành[13].
Những năm 30 của thế kỷ trước, vắc xin ho gà đã được phát triển, tới
thập niên 40 việc sử dụng vắc xin được trở lên rộng rãi hơn. Năm 1943, Viện

Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã phê chuẩn vắc-xin để sử dụng thường xuyên; một
năm sau đó, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng [15]. Năm 1948,
Mỹ triển khai TCMR, kết quả là tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong bệnh ho gà giảm
đáng kể theo thời gian. Năm 1934, tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở Mỹ là 209 trường
hợp/ 100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 5,9 trường hợp/ 100.000 dân. Năm
1948, với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ mắc giảm 51 trường
hợp/100.000 dân và tỷ lệ tử vong giảm <1/100.000 dân. Sau năm 1960, tỷ
lệ mắc là <10 trường hợp/ 100.000 dân. Trong thời gian 1980-1990, trung
bình 2.900 trường hợp mắc mỗi năm đã được báo cáo (khoảng 1 trường
hợp mắc trên 100.000 dân).


10

Sau những thập niên liên tiếp được sử dụng một cách rộng rãi và sự phát
triển của kinh tế xã hội, tới thập niên 70, tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên thế giới đã
giảm xuống từ 100-150 lần. Tại Mỹ, sau hơn 40 năm sử dụng vắc xin cùng
với việc cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ mắc ho gà trên thế
giới đã giảm xuống 100-150 lần vào năm 1970. Năm 1974, Chương trình
tiêm chủng mở rộng (TCMR) được thành lập bởi WHO. Vắc xin phòng
bệnh ho gà là một trong sáu loại vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm của
TCMR. Các chương trình tiêm chủng bạch hầu-uốn ván-ho gà thành công
bằng cách sử dụng vắc-xin kết hợp bạch hầu-uốn ván-ho gà (DPT) đã được
thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới với sự tài trợ của TCMR. Tại
Hội nghị nhóm tư vấn toàn cầu năm 1988, bao phủ tiêm chủng với ba liều
DTP ở trẻ vượt quá 80%, nhưng có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ bao
phủ giữa các vùng và quốc gia. Ước tính có trên 300.000 trường hợp tử
vong do bệnh ho gà trên toàn thế giới hàng năm; Ở Châu Á, tỷ lệ tiêm
chủng ba liều DTP chỉ đạt 61% và có trên 600.000 trường hợp tử vong
hàng năm[16]. Trong năm 2010, ước tính có khoảng 85% trẻ em dưới một

tuổi trên toàn cầu đã nhận được ít nhất ba liều DPT vacxin (DPT3) [17].
Mặc dù tiêm chủng giúp giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm trong
đó có bệnh ho gà, nó vẫn còn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối trẻ
em tại các nước đang phát triển; nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đối
mặt với sự quay trở lại của bệnh ho gà thể hiện ở việc ghi nhận sự gia tăng
số lượng mắc hàng năm, kể cả ở các nước phát triển với tỷ lệ tiêm chủng
cao. Điển hình là Mỹ, năm 2012 có 27.550 trường hợp mắc bệnh ho gà và
27 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh ho gà. Năm 2012 đã vượt qua
năm 2010 với số trường hợp mắc bệnh ho gà là 48.277 trường hợp, với 13
trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh [10][18]. Các tỷ lệ mắc ở Canada ở mức
trung bình khoảng 160 trường hợp/ 100 000 người trong giai đoạn từ năm


11

1934-1943 và đến giai đoạn 1974-1983 đạt 11 trường hợp mắc/100 000 dân
[12]. Tại Brazil, từ năm 2007 đến năm 2011 trung bình hàng năm của các
trường hợp xác nhận mắc ho gà là 1226 trường hợp; từ năm 2012 đến năm
2014 có 6161 trường hợp mắc mỗi năm [19]. WHO ước tính, năm 2008 có
195.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này; Năm 2010 có 27.550 trường
hợp mắc, 27 trường hợp tử vong và gần đây nhất là vào năm 2012 có 41.000
trường hợp mắc và 18 trường hợp tử vong đã được báo cáo [20].
Những con số dưới đây cho chúng ta thấy có sự thay đổi trong tỷ lệ
mắc bệnh ho gà hàng năm tất cả các nước trên thế giới trong hai thập kỷ qua.
Tỷ lệ mắc ho gà giảm đáng kể, tuy nhiên đã có sự trở lại của bệnh ở các nước
Mỹ, Úc, và Ba Lan [21].
1.3.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học ho gà trên thế giới
Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ho gà theo Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) phân tích các trường hợp mắc ho gà được báo
cáo thấy tỷ lệ mắc chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi [16]. Tỷ lệ trung bình mắc ho

gà của trẻ dưới 1 tuổi hàng năm cao nhất trong thời gian từ năm 2001 đến
năm 2003 (55,2 trường hợp trên 100.000 dân), và đặc biệt là ở trẻ em dưới 6
tháng tuổi (98,2 trên 100.000 dân) [10 ].Tại Brazil, giữa những năm 20072014, tỷ lệ mắc là 34,5% xảy ra ở trẻ từ 0-2 tháng, 22,4% xảy ra ở trẻ nhỏ từ
3-6 tháng, 21% xảy ra ở trẻ em tuổi từ 7 tháng đến 4 năm, và 8% đã được báo
cáo ở người lớn trên 21 tuổi [18]. Tại Mỹ, năm 2010, nhóm bệnh nhi dưới 6
tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất [22]. Có 216 trường hợp biến chứng ho
gà đã được báo cáo ở Đức từ năm 1993 đến năm 1996 thì 57,4% trong số các
trường hợp đó là ở trẻ sơ sinh, 50,9% trong số đó là trẻ dưới 6 tháng tuổi [23].
Tuy nhiên, đặc điểm dịch tễ học đã thay đổi trong những năm gần đây
có xu hướng tăng ở nhóm trẻ đã được tiêm chủng và nhóm thanh thiếu niên
[10]. Điều này được thể hiện rất rõ ở các nước châu Âu như Na Uy, Thụy


12

Điển, Phần Lan [24][25][26]. Có lẽ do sự sẵn có thường xuyên của xét
nghiệm PCR và huyết thanh học cũng như sự gia tăng trong tỷ lệ báo cáo ở
những người từ 10 tuổi trở lên đã chứng minh thêm sự tăng các trường hợp
bệnh xác định. Hơn nữa ở những nước này, vắc xin ho gà vô bào đã được
triển khai rộng rãi trong hàng chục năm qua [26] [27]. Cũng theo báo cáo của
CDC, ở Mỹ trong các năm 1994-1996 tỷ lệ mắc ở những người trong độ tuổi
5-9 tuổi, 10-19 tuổi và 20 tuổi trở lên tăng tương ứng 40%, 106% và 93% so
với tỷ lệ mắc ở những năm 1990-1993. Kể từ năm 1990, 14 tiểu bang ở Mỹ
báo cáo tỷ lệ mắc bệnh ho gà của họ ở mức hai trường hợp hoặc hơn hai
trường hợp trên 100.000 dân trong ít nhất 4 năm từ năm 1990 đến năm 1996;
bảy trong số các tiểu bang này cũng báo cáo rằng một tỷ lệ cao các trường
hợp xảy ra ở bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên [16].
Nghiên cứu của Kathleen Winter, thời gian mắc bệnh xảy ra nhiều nhất
từ tháng 6 đến tháng 9, cao nhất là tháng 7 [22]. Ở Anh và xứ Wales từ tháng
4 đến tháng 9 [28].

Các triệu chứng lâm sàng trong nghiên cứu của Suridge cho thấy triệu
chứng như tiếng thở rít sau ho gặp ở 18% bệnh nhân, nôn sau ho là 28%, cơn
ngưng thở là 47% [29]. Kết quả các nghiên cứu tại Đức, Anh, xứ Wales cho
thấy triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh nhân mắc ho gà là các cơn ho
kịch phát, tiếng rít, ho dai dẳng hơn 2 tuần và nôn sau khi ho [25]. Nghiên
cứu của Serge cũng cho thấy triệu chứng của bệnh nhân ho gà là các cơn ho
kéo dài trên 2 tuần (từ 7-31 ngày) [30].
Biến chứng đặc biệt của bệnh, theo nghiên cứu của Catagnini và
Nieves, thường hay gặp nhất của trẻ em mắc ho gà là viêm phổi [31][32].
Điều này tương tự tại Mỹ, các biến chứng ở trẻ bao gồm viêm phổi (22%), co
giật (2%), bệnh não (dưới 0,5%), và tử vong. Số liệu từ 1997-2000 ở Mỹ cho
thấy viêm phổi xảy ra ở 5,2% của tất cả các trường hợp ho gà được báo cáo


13

[10]. Tại Peru, biến chứng của trẻ có kết quả dương tính với ho gà là nhiễm
trùng đường hô hấp cấp tính [33].
1.3.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về nguy cơ mắc bệnh ho gà
Ho gà là bệnh xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài
người; cùng với sự ra đời của vắc xin phòng bệnh tỉ lệ mắc cũng như tỉ lệ chết
của bệnh đã giảm một cách nhanh chóng và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên,
trong những thập niên gần đây trên thế giới đã ghi nhận xu hướng tái nổi của
bệnh ho gà không chỉ ở các nước đang phát triển, nghèo đói mà ngay cả ở các
nước phát triển, tỉ lệ bao phủ tiêm chủng cao cũng không tránh được nguy cơ
này. Ngoài ra, tiêm chủng cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là giới
hạn về độ tuổi tiêm chủng của trẻ nhỏ (sớm nhất từ 2 tháng tuổi). Do đó,
nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đối mặt với sự quay trở lại của bệnh
ho gà thể hiện ở việc ghi nhận sự gia tăng số trường hợp mắc hàng năm.
Tham khảo tài liệu thế giới chúng tôi thấy có rất nhiều các nghiên cứu

để xác định một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh ho gà như sau:
Yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ nhỏ.
Tình trạng sức khoẻ khi sinh của trẻ
Một trong các nguy cơ mắc bệnh ho gà đó là tình trạng sức khoẻ của trẻ
nhỏ. Nghiên cứu của Langkamp DL, Davis JP thực hiện nhằm đánh giá nguy
cơ mắc ho gà đối với các trẻ sinh nhẹ cân trong khoảng thời gian 1981-1990
tại bang Wincosin (Hoa Kỳ) cho kết quả những trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ
mắc ho gà trong 2 năm đầu đời cao gấp 1.86 lần so với trẻ có cân nặng lúc
sinh bình thường (RR = 1.86, 95% CI (1.33 - 2.38)), và nguy cơ phải nhập
viện cao gấp 1,4 lần (RR = 1,4; 95% CI (1.11, 1.69)) [34]. Trong một nghiên
cứu tiến hành tại Brasil, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trẻ sinh nhẹ cân
có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ sinh nhẹ


14

cân cao gấp 1,9 lần so với các trẻ sinh có cân nặng bình thường [35 ]. Trong
nghiên cứu bệnh chứng của Chen Stein Zamir và cộng sự thực hiện tại
Jesuralem, 12,3% trong số trẻ mắc ho gà có cân nặng khi sinh nhỏ hơn 2500g,
trong khi tỉ lệ này trong nhóm chứng chỉ là 6,3% (OR = 2.08, 95% CI
(1.323363 - 3.246205) [36]
Tình trạng tiêm chủng của trẻ nhỏ
Trong suốt thời kỳ trước khi phát minh ra vắc xin phòng bệnh, ho gà là
một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Vào thập
niên 40 của thế kỷ trước, cùng với sự xuất hiện của vắc xin ho gà, tỉ lệ mắc
cũng như chết do bệnh đã giảm một cách nhanh chóng, tác dụng bảo vệ của
vắc xin dã được chứng minh và thừa nhận hàng thập kỷ cho tới nay vẫn chưa
bị phủ nhận.
Yếu tố tiêm vắc xin không đủ liều có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh
ho gà. Năm 2007, nghiên cứu của Aaron M. Wendelboe đã xác định nguồn

truyền nhiễm đối với 91 trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mắc ho gà được
chẩn đoán xác định có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ hoặc không tiêm[37].
Cameron C Grant và cộng sự, trong 1 nghiên cứu tại NewZealand từ 19951997 cho kết quả trẻ bị tiêm chủng chậm mũi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn,
chậm mũi 1, mũi 2, mũi 3 hay cả 3 mũi đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh (OR
4.5) [38]. Một nghiên cứu tại Argentina của Pesco Pablo tính toán hiệu quả
của việc tiêm phòng đầy đủ đúng lịch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà 16%.
Tăng độ bao phủ từ 80% đến 95% làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà 38%[39].
Chen Stein Zamir và cộng sự trong một nghiên cứu bệnh chứng về yếu tố
nguy cơ của ho gà đã chỉ ra rằng, tỉ lệ tiêm vắc xin các mũi 0, 1, 2, 3 ở trẻ trên
2 tuổi lần lượt là 42.2%, 32.7%, 15.6%, 9.5% ở nhóm bệnh so với 13.7%,
41.9%, 22.9%, 21.5% ở nhóm chứng, các tác giả cũng đã đưa ra tỉ lệ bảo vệ
khỏi bệnh ho gà lần lượt ở các mũi tiêm 1, 2, 3 lần lượt là 72.9%, 76.1% và


15

84.4%[ 36]. Cameron C Grant và cộng sự trong nghiên cứu của mình đã đưa
ra kết quả nguy cơ mắc ho gà ở trẻ nhỏ giảm xuống ít hơn lần lượt sau các
mũi vắc xin 1, 2, 3 là 2.23, 2.37 và 6.90, về tổng thể việc tiêm vắc xin giảm
nguy cơ mắc ho gà 4.05 lần [38].
Tiêm loại vắc xin vô bào hay hợp bào cho trẻ có thể ảnh hưởng đến
mắc ho gà. Nghiên cứu của nhóm tác giả Greeff, S. C. và cộng sự tại Hà Lan
giai đoạn 2006-2008 với 164 trẻ em dưới 6 tháng tuổi nhập viện vì ho gà
được chẩn đoán xác định phòng thí nghiệm, có 37 trường hợp mắc ho gà điển
hình có tiền sử tiêm bằng vắc-xin ho gà toàn tế bào, 17 trường hợp (46%) đã
hoàn thành lịch tiêm cơ bản qua 1-3 năm. So với 9 trường hợp (29%) trong 31
trường hợp mắc ho gà điển hình có tiền sử tiêm bằng vắc-xin ho gà vô bào đã
hoàn thành lịch tiêm cơ bản qua 1-3 năm. Các tác giả thấy rằng, 1-3 năm sau
khi tiêm chủng vắc xin toàn tế bào hoặc vắc xin vô bào, một tỷ lệ đáng kể trẻ
em lại dễ bị bệnh ho gà điển hình. Về lâu dài, vắc xin ho gà và các chiến lược

tiêm chủng như thời điểm tiêm nhắc lại, đối tượng tiêm nhắc lại cần được làm
rõ tiếp để duy trì miễn dịch bảo vệ lâu dài hơn và phòng bệnh [40].
Yếu tố khác
Yếu tố dịch tễ học như tuổi trẻ, người mắc bệnh … cũng liên quan đến
nguy cơ mắc bệnh. Từ năm 1990, số trường hợp mắc bệnh ho gà đã tăng lên
tại Mỹ với chu kỳ dịch mỗi 3-4 năm/lần [16]. Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa dịch bệnh phân tích các trường hợp mắc ho gà được báo cáo thấy tỷ lệ
mắc duy trì ổn định ở trẻ em từ dưới 5 tuổi. Trong các năm từ 1994-1996
nhận thấy tỷ lệ mắc ở những người trong độ tuổi 5-9 tuổi, 10-19 tuổi, và 20
tuổi trở lên tăng tương ứng 40%, 106% và 93% so với tỷ lệ mắc ở các năm từ
1990-1993. Kể từ năm 1990, 14 tiểu bang báo cáo tỷ lệ mắc bệnh ho gà của
họ ở mức trên 2 trường hợp/100.000 dân trong ít nhất 4 năm từ năm 1990 đến
năm 1996; bảy trong số các nước này cũng báo cáo rằng một tỷ lệ cao các


16

trường hợp xảy ra ở bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên. Phân tích các dữ liệu quốc
gia về bệnh ho gà đã không cung cấp đầy đủ thông tin để làm sáng tỏ sự gia
tăng tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở thanh thiếu niên và người lớn. Cải tiến trong chẩn
đoán và báo cáo của bệnh ho gà ở nhóm tuổi này, đặc biệt là ở một số bang
được các tác giả cho là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự gia tăng tổng
thể [16]. Pavic Espinoza và các cộng sự thực hiện một nghiên cứu tiến cứu cắt
ngang tại Lima thuộc quốc gia Peru trên 596 trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện
trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010 với chẩn
đoán lâm sàng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính để xác định tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn ho gà và nhiễm vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV) [33]. Kỹ thuật PCR
được dùng để xác định tác nhân gây bệnh. Kết quả có 114 trường hợp
(19,12%) số trẻ có kết quả dương tính với vi khuẩn ho gà; 103 trường hợp
(17,28%) có kết quả dương tính với RSV. Tính riêng trên số trẻ dưới 3 tháng

tuổi, tỷ lệ dương tính với ho gà và RSV lần lượt là 43% (49/114) và 35.9
(37/103). Các tác giả đưa ra khuyến nghị nên nghi ngờ nhiễm ho gà đối với
các trẻ phải nhập viện vì các triệu chứng hô hấp cấp tính để điều trị sớm và
ngăn ngừa biến chứng [33].
Yếu tố từ các thành viên khác trong gia đình
Tiền sử mắc ho gà của các thành viên trong gia đình
Ho gà là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối
tượng; tuy nhiên đối với người trưởng thành bệnh thường có xu hướng biểu
hiện ít rầm rộ và dễ dàng bỏ qua hơn. Do đó, người lớn nhiễm ho gà là nguồn
truyền bệnh quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Yếu tố từ nguồn truyền nhiễm hộ gia đình. Người lớn trong gia đình
đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền vi khuẩn cho trẻ. Nghiên cứu
của Sali M và các cộng sự mô tả lại 4 trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc ho
gà tại Italy trong năm 2014. Trong 4 trường hợp mắc có 2 trường hợp là anh


×