Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY XẠ CAN ĐỒ ÁN PBL VỀ DƯỢC LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

ĐỒ ÁN PBL VỀ DƯỢC LIỆU

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY XẠ CAN
(Belamcanda chinensis (L) DC.)


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 6
1. TỔNG QUAN......................................................................................................7
1.1. Về thực vật ...................................................................................................7
1.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật ...........................................................................7
1.1.2. Đặc điểm phân bố .....................................................................................8
1.2. Bộ phận dùng và thành phần hóa học ......................................................8
1.3. Tác dụng và công dụng...............................................................................8
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................9
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................9
2.2. Địa điểm thu hái ..........................................................................................9
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................9
2.3.1 Nghiên cứu về thực vật .............................................................................9
2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học .............................................................11
2.4. Phương pháp thử tác dụng sinh học. ......................................................13
3. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT .............................................................................13
3.1. Nghiên Cứu về thực vật ............................................................................13


3.1.1. Đặc điểm hình thái của cây .....................................................................13
3.1.2. Đặc điểm dược liệu .................................................................................17
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học .............................................................17
3.3. Tác dụng dược lý ......................................................................................20
4. DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ ( Mô tả quy trình sản xuất) ...............................21
4.1. Dược liệu sấy khô ..........................................................................................
5. DỰ KIẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI .....................................................................21
(Có mẫu thiết kế bao bì )
6. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ BÁN SẢN PHẨM ...........................22
2


KẾT LUẬN
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ghi chú:
- Nộp bản word trước khi báo cáo bằng slide
- Thời gian: 20-30 phút cho một bài báo cáo( khuyến khích nhiều thành viên
trong nhóm cùng báo cáo )
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GC – MS: Sắc ký khí ghép khối phổ
LD50: Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong
nghiên cứu.

4



DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Tổng quan về cây xạ can

7

Hình 1.2.

Thân rể cây xạ can

8

Hình 2.1.

Cây xạ can

10

Hình 2.2.


Bộ chiết Soxhlet

12

Hình 3.1.

Vi phẫn thân rể bẹ

14

Hình 3.2.

Vi phẫu biểu bì lá

14

Hình 3.3.

Vi phẫu phiến lá

14

Hình 3.4

Hoa xạ can

15

Hình 3.5.


Vi phẫu hạt phấn

15

Hình 3.6

Vi phẫu bầu nhụy

15

Hình 3.7.

Hoa đồ của hoa xạ can

16

Hình 3.8.

Vi phẫu thân rể

16

Hình 3.9.

Thân rể cây xạ can

17

Hình 4.1.


Dược liệu thân rể Xạ Can

21

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

trang

Bảng 3.1.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối

19

lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexane
Bảng 3.2.

Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết nhexane rễ cây rẻ quạt

5

20


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, xu hướng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, con
người ngày càng thích những thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Sau nhiều năm sử

dụng, một số thuốc có nguồn gốc tổng hợp đã bộc lộ nhiều nhược điểm như gây tai
biến cho người sử dụng, để lại nhiều tác dụng phụ,...Thế nhưng với những thuốc
nguồn gốc thiên nhiên lại hạn chế được những nhược điểm này và nhiều thuốc có
hoạt tính sinh học cao được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh được các nhà khoa học
trong và ngoài nước nghiên cứu.
Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, là điều kiện thuận
lợi để phát triển nhiều hệ thực vật mà quan trọng hơn cả là các cây thuốc chữa
bệnh. Một trong số đó là cây rẻ quạt. Cây rẻ quạt có lẽ là một loại cây quen thuộc,
rải rác ở nhiều tỉnh thành Việt Nam như Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà
Nội,Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,TP Hồ Chí
Minh và Cần Thơ.
Nếu như những nhóm thuốc có nguồn gốc tổng hợp thường dùng để trị ho long
đờm là codein, dextromethorphan, bromhexin,... lại gây ra nhiều tác dụng phụ như
gây nghiện, buồn nôn, loét dạ dày tá tràng ,... và phải sử dụng phối hợp với nhau .
Thì ngược lại để trị ho long đờm, kháng viêm,.. người ta có thể dùng cây rẻ quạt và
những chất chiết xuất từ cây rẻ quạt. Trong Y học Cổ Truyền Việt Nam, ngoài
công dụng trị ho, long đờm, kháng viêm, thì thân rễ của cây rẻ quạt còn được dùng
để trị viêm họng, sưng đau trong tai, sưng amydal,sưng vú, tắc tia sữa, đau bụng
kinh, đắp, vết thương và trị đau răng.
Tercoridin là hoạt chất được chiết từ cây rẻ quạt được nghiên cứu cho thấy có
nhiều hoạt tính: kháng viêm mạnh, chống oxy hóa tốt,ức chế phát triển của u ác
tính và tác dụng estrogen.
Từ những công dụng đáng quý của cây rẻ quạt lại gần gũi và dễ tìm với con
người thì trong bài nghiên cứu này, nhóm em xin được trình bày những kiến thức
và nghiên cứu mà chúng em tìm hiểu, thu thập được về cây Rẻ quạt ở phần dưới
dây.

6



1. TỔNG QUAN
1.1. Về thực vật
1.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật
Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Lớp Một Lá Mầm (Liliopsida)
Phân Lớp: Phân Lớp Hành (Liliidae)
Họ: Họ La Dơn (Iridaceae)
Chi: Chi Belamcanda
Tên khác: Cây rẻ quạt, Lưỡi đồng
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
Cây thảo sống dai. Thân rể mọc bò. Thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, dài tới
1m. Lá hình ngọn giáo dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 vòng (lá xếp 2 dãy); gân
lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20-40cm. Hoa có cuốn, bao hoa có 6 mảnh
màu vàng da cam có đốm tía. Quả nang hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ hình cầu,
màu xanh đen, bóng. [1]

Hình 1.1. Tổng quan về cây xạ can
7


1.1.2. Đặc điểm phân bố
Mọc tự nhiên ở bãi cỏ sườn núi, ven suối, đất bồi ven sông. Cũng được trồng
làm cây cảnh trong các vườn gia đình cũng như các vườn thuốc.[1]
Phân bố: Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, còn có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Philippin.[1]
1.2. Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Bộ phận dùng: Thân rể - Rhizoma belamcanda chinensis.
Thành phần hóa học: belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin.[1]


Hình 1.2. Thân rể cây xạ can
1.3. Tác dụng và công dụng
Cây rẻ quạt thường được gây trồng để làm cảnh và làm thuốc.
Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế.
Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng chữa yết hầu sưng đau,
đờm nghẽn ở cổ họng. Phàm người tỳ vị hư hàn không dùng được.
Xạ can còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân.
Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amiđan bị sưng mủ, đau cổ. Nói
chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng.
Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia
sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai
nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn. [2]
8


Nhuận tràng lợi tiêu hóa. Vì vậy thường dùng rẻ quạt để trị viêm họng sưng
đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch; trong tai đau nhức, sưng amidan, sưng vú, tắc
sữa; đại tiện không thông; đau bụng khi thấy kinh. Dùng ngoài trị vết thương trẹo
chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.[1]
Trong thí nghiệm in vitro, cao cồn thân rễ có tác dụng ức chế các chủng vi
khuẩn: liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis và có tác dụng yếu đối
với tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae. Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn.
Theo Đông Y có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ
khái hóa đàm.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rể cây Xạ can hay Rẻ quạt - belamcanda chinensis (L) DC. thuộc họ La dơn Iridaceae
2.2. Địa điểm thu hái
Vườn thuốc Nam của trường Đại Học Duy Tân tại Hòa Khánh Nam, quận Liên
Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Thời gian thu hái: 9h00 ngày 9 tháng 1 năm 2018
Thời gian nghiên cứu: 45 ngày
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
- Phương pháp hình thái (Morphology)
Là phương pháp dựa vào đặc điểm bên ngoài của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản
của thực vật. Trong phân loại, nghiên cứu cơ quan sinh sản là không thể thiếu vì
đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi theo điều
kiện môi trường sống. Việc so sánh các đặc điểm, hình thái trong phân loại gọi là
so sánh hình thái. [3]

9


Hình 2.1. Cây xạ can
- Phương pháp giải phẫu (Anatomy)
Là phương pháp dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên trong của tế bào, mô và các cơ
quan của cây cỏ. Việc nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu có thể xác lập được mối
quan hệ họ hàng gần gũi giữa các họ như họ Trám (Burseraceae), họ Cam
(Rutaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae), hay bậc phân
loại thấp hơn như xác lập các tiêu chuẩn phân loại cho các chi, loài trong một họ.
Việc so sánh các đặc điểm giải phẫu trong phân loại gọi là So sánh giải phẫu.
Phương pháp này cần có sự hỗ trợ đắc lực của các dụng cụ quang học như kính
lúp, kính hiển vi, kính hiển vi điện tử.[3]
Tiến hành làm tiêu bản bẹ lá và phiến lá:
 chọn lá còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không
non quá.
10



 Cắt tiêu bản: dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt sau đó
được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.
 Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút. Rửa
sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất. Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15
phút. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
 Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen. Thời gian từ 5-30 giây.
Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất. Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu
vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước
cất.
 Lên tiêu bản: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt nước là môi trường quan sát,
dùng kim mũi mác đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng. Đậy lá kính
lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính).
 Quan sát bằng kính hiển vi
Làm vi phẫu hạt phấn: lấy 1 lam kính nhỏ 1 giọt nước làm dung môi, dùng mũi
mác lấy hạt phấn ( chọn hạt phấn đậm màu), rồi lấy lamen nhẹ nhàng nghiêng góc
45 độ đậy lên lam kính. Dùng kính hiển vi quan sát
Quan sát bầu nhụy: dùng dao cắt ngang bầu nhụy và quan sát
Phân bố, sinh học và sinh thái: Cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, sinh
trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (ở miền Nam) và mùa xuân hè (ở các
tỉnh phía Bắc). Cây trồng trên 1 năm tuổi mới có khả năng ra hoa quả. Xạ can có
sức sống dai, tái sinh dinh dưỡng khỏe từ các phần của thân rễ và từ hạt.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1. Phương pháp chiết tách các thành phần hóa học từ rể cây rẻ quạt với
các dung môi n-Hexan bằng phương pháp Soxhlet
Phương pháp chiết soxhlet: dược liệu được cho vào một ống giấy lọc rồi đặt
vào ngăn chiết. dung môi mới được cho vào bình cầu và đun hồi lưu. Dung môi
bóc hơi lên được ngưng tụ xuống ngăn chiết và khi tràn sẽ chảy qua ống xi
phông xuống bình cầu bên dưới, mang theo các chất hòa tan từ dược liệu. ở bình
cất, chất tan được giữ lại, dung môi bốc hơi lên được ngưng tụ xuống bình chiết
và đi qua lớp dược liệu để hòa tan các chất tan còn lại. cứ như vậy cho đến khi

dược liệu được chiết kiệt.
11


Hình 2.2. Bộ chiết Soxhlet
Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột rễ cây rẻ quạt:
Sử dụng phương pháp chiết soxhlet với lượng bột rễ cây rẻ quạt khoảng 10g, với
dung môi ở nhiệt độ sôi của dung môi. Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác
nhau, lần lượt là 4, 6, 8, 10, 12 giờ. Thu dịch chiết, hút 10ml mỗi dịch chiết, cân,
xác định khối lượng riêng dịch chiết, từ đó tính được phần trăm khối lượng chiết
ra. [4]
2.3.2.2. Xác định thành phần hóa học có trong các dịch chiết rễ cây Rẻ quạt
Sử dụng phương pháp chiết Soxhlet với lượng bột rễ cây rẻ quạt chính xác
khoảng 10g với các dung môi, ở nhiệt độ sôi của các dung môi, trong khoảng
thời gian chiết tốt nhất đã khảo sát. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi trên bếp
cách thủy ở 800C đến cắn, gửi cắn đến “Trung tâm đo lường chất lượng kỹ
thuật, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng”để xác định thành phần hóa học. [4]
2.3.3. Định tính
Lấy 5g bột dược liệu, thêm 40ml ethanol, đun hồi lưu cách thủy trong 30
phút. Lọc, cô dịch lọc còn khoảng 10ml.

12


Nhỏ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết riêng biệt, nhỏ tiếp lên 1 vệt dịch
chiết 1 giọt dung dịch natri hydroxyd 10%, để khô, soi dưới ánh sáng từ ngoại ở
bước sóng 365nm. Vết dịch khoong có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng
cam nhạt, vết dịch có natry hydroxyd cho màu vàng sáng.
Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 1 ít bột magie và 2-3 giọt acid
hydroclrid. Dung dịch có màu đỏ cam.

Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 2ml clorofrom và 2ml dung
dịch natri hydroxyd 10%, lắc mạnh. Đun trên cách thủy 2 phút. Lắc đều, lớp
nước kiềm có màu đỏ.
2.4. Phương pháp thử tác dụng sinh học.
Sử dụng phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm
3. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
3.1. Nghiên Cứu về thực vật
3.1.1 Đặc điểm hình thái của cây
Cây thảo, thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, có màu xanh gần gần về thân thì
có màu nhạt dần và trắng. cây cao 1m.
Lá hình gươm, xếp thành 2 dãy, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, dài khoảng
30 cm, rộng 1,5-2 cm, có bẹ ôm lấy thân, tiền khai cưỡi, gân lá song song. Các lá
xếp trên một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt. Cụm hoa là tán đơn mang 5-7 hoa,
nhiều tán hợp lại thành cụm hoa phức tạp ở ngọn thân, trục cụm hoa dài 20-40 cm,
tổng bao lá bắc khô xác, lá bắc con dựa trục có hình dạng giống lá bắc nhưng kích
thước nhỏ hơn.
Bẹ lá: hình chữ V. Phiến lá: Không phân biệt rõ vùng gân giữa và thịt lá, hơi lồi
lên ở những chỗ có bó mạch.
Vi phẫu bẹ lá: tế bào biểu bì dưới hình chữ nhật đứng hoặc hơi nghiêng, có
nhiều lỗ khí, tế bào biểu bì trên hình chữ nhật nằm ngang, bề mặt hơi lồi, không
thấy lỗ khí. Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình đa giác, các tế bào mô mềm gần biểu
bì trên tại phần gấp lại của bẹ bị ép dẹp nên uốn lượn, xếp sát nhau và vách dày
hơn. Nhiều bó libe gỗ xếp thành một hàng, gỗ ở trên, libe ở dưới. Mô mềm bên
dưới libe bị hóa mô cứng. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim lớn rải rác trong
vùng mô mềm.
13


Vi phẫu phiến lá: Tế bào biểu bì trên và dưới hình chữ nhật, xếp đều đặn, 2 mặt
đều có lỗ khí. Mô mềm khuyết, hình bầu dục, số lớp tế bào ít hơn hẳn so với phần

bẹ lá. Các bó libe gỗ xếp thành 2 hàng sát 2 lớp biểu bì; libe chồng lên gỗ và
hướng về phía biểu bì, quanh libe có mô cứng phát triển. Nhiều tinh thể calci
oxalat hình kim nhỏ họp lại bó trong mô mềm.
Biểu bì lá: Biểu bì trên giống biểu bì dưới, hình thoi hay hình chữ nhật, lỗ khí
nhiều ở cả 2 mặt và đặc trưng kiểu lớp 1 lá mầm.

Hình 3.1. Vi phẫn thân rể bẹ

Hình 3.2. Vi phẫu biểu bì lá

Hình 3.3. Vi phẫu phiến lá
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3, cuống dài 2-3 cm. Bao hoa gồm 6 phiến dạng cánh
màu vàng cam có đốm đỏ, hợp ở gốc thành ống rất ngắn, 3 lá đài ở vòng ngoài
xoắn lại sau khi nở và to hơn 3 cánh hoa ở vòng trong. Lá đài tiền khai vặn ngược
chiều kim đồng hồ, cánh hoa vặn theo chiều ngược lại.

14


Hình 3.4. Hoa xạ can
Nhị 3, rời, đính ở đáy ống bao hoa và xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi màu
hồng, bao phấn 2 ô, thuôn dài, màu cam, thẳng khi vẫn còn nằm trong nụ, uốn
cong khi hoa nở; nứt dọc, hướng ngoài. Hạt phấn hình bầu dục hai đầu nhọn, có
rãnh dọc to và vân mạng lưới, kích thước 105-115x55-65 μm. Lá noãn 3, bầu dưới,
hình trứng, 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ.

Hình 3.5. Vi phẫu hạt phấn

Hình 3.6. Vi phẫu bầu nhụy


Vòi nhụy màu đỏ to dần về phía đỉnh, đầu nhụy chẻ 3. Quả nang, hình trứng
ngược dài 2,5 cm, rộng 2 cm, ở đỉnh mang bao hoa đã khô và xoắn lại; hạt màu đen
bóng, hình cầu, đường kính 3 mm, có sọc ngang.
Hoa thức và Hoa đồ:

15


Hình 3.7. Hoa đồ của hoa xạ can
Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang vết tích của nơi đính
lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm,
đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm,
rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng
nâu. Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần
ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe-gỗ. Phiến
cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có những sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị
đắng, hơi cay.
Vi phẫu thân rể: Lớp bần dày, gồm những tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.
Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột và tinh
thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác có thể có các bó libe-gỗ là vết tích bó mạch
của lá. Nội bì gồm một lớp tế bào nhỏ bao quanh phần trụ giữa. Các bó libe-gỗ
đồng tâm (gỗ bao bọc libe) tập trung ở vùng sát nội bì, thưa hơn ở phần trung tâm.
Mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng có chứa hạt tinh bột và tinh thể calci
oxalat hình lăng trụ.

Hình 3.8. Vi phẫu thân rể
16


Bột Thân rễ cây rẻ quạt Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh, thành dày,

màu nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột nhỏ,
hình tròn và hơi trái xoan, đường kính 2-17 µm, thỉnh thoảng gặp những hạt tinh
bột kép gồm 2-5 hạt đơn. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ nguyên hay bị gãy.
3.1.2 Đặc điểm dược liệu
Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang vết tích của nơi đính
lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm,
đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm,
rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng
nâu.

Hình 3.9. Thân rể cây xạ can
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
3.2.1. Phương pháp chiết tách các thành phần hóa học từ rể cây rẻ quạt với các
dung môi n-Hexan, Ethyl acetac, dichloromethane, methanol bằng phương
pháp Soxhlet
- Dung môi n-hexane
Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết
đối với dung môi n-hexane được trình bày ở bảng 3.1.

17


Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối
lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexane
Thời
gian (h)

m1 (g)

V

(ml) d (g/ml) m(g)
Khối
Khối
Thể tích
lượng
lượng bột
riêng
sau chiết dung môi
rễ

4

10.024

146.2

0.6423

%m
Khối
Hàm
lượng
lượng
riêng
chiết
0.6644 3.22

6

10.034


145.3

0.6423

0.6708 4.12

8

10.046

144.6

0.6423

0.6786 5.23

10

10.056

143.2

0.6423

0.6768 4.92

12

10.064


142.3

0.6423

0.6757 4.72

cao

Từ kết quả ở bảng 3.1. cho thấy khi tăng thời gian chiết từ 4 giờ lên 8 giờ thì
khối lượng sản phẩm chiết tăng lên nhưng khi tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối
lượng sản phẩm chiết liên tục giảm. Điều này có thể giải thích là do ban đầu khi
được gia nhiệt khả năng hòa tan của các chất trong nguyên liệu vào dung môi lớn
nên khối lượng chất chiết ra tăng lên. Sau một thời gian, các chất có trong
nguyên liệu không thể tan vào dung môi thêm được nữa, khi đó quá trình hòa tan
kém dần và quá trình bay hơi tăng lên nên khối lượng sản phẩm chiết giảm. Hơn
nữa, những chất tan được trong dung môi hexane là những chất kém phân cực, dễ
bay hơi nên khi đun càng lâu thì lượng chất chiết ra càng hao hụt dần. Vì vậy, đối
với dung môi hexane tôi chọn thời gian chiết thích hợp là 8 giờ, tỉ lệ % khối lượng
sản phẩm chiết ra là 5.23%. [4]
3.2.2. Xác định thành phần hóa học có trong các dịch chiết rễ cây Rẻ quạt
- Thành
phần
hóa
học
trong
dịch
chiết
n-hexane
Thành phần hóa học của dịch chiết bằng phương pháp chiết Soxhlet với một số cấu

tử chính có thời gian lưu, hàm lượng phần trăm được trình bày trong bảng 3.2.

18


Bảng 3.2. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane rễ cây
rẻ quạt
RT

MW

(phút)

Area
(%)

1. Undecane, 2-methyl

4.998

170

0.82

2. n–decanoic acid

6.229

172


2.69

3. Nonadecanoic acid,

11.498

312

1.87

4. Tetradecanoic acid

12.588

228

63.18

5. Vitamin E

37.927

430

2.70

metyl ester

Từ bảng 3.2. cho thấy, phương pháp GC – MS đã định danh được 5 cấu tử trong
dịch chiết n-hexane rễ cây rẻ quạt khô. Thành phần hóa học trong dịch chiết nhexan chủ yếu là những cấu tử phân cực yếu đến không phân cực, bao gồm ankan,

các axit hữu cơ mạch dài trên 10C và các este của chúng. Cụ thể, cấu tử có hàm
lượng cao nhất là Tetradecanoic acid chiếm tới 63.18%, tiếp theo đó các cấu tử có
hàm lượng ≤ 5% bao gồm Undecane, 2-methyl (0.82%); n– decanoic acid (2.69%);
nonadecanoic acid, metyl ester (1.87%); vitamin E (2.70%). Với thành phần chủ
yếu là các acid hữu cơ (4 cấu tử), dịch chiết n-hexan của rễ cây rẻ quạt được dự
đoán là có tiềm năng kháng khuẩn, nhất là đối với các vi khuẩn nhạy cảm với pH.
Acid đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây (pH = 7) acid phân ly cho ra H+ ( RCOOH →
RCOO- + H+ ), pH bên trong tế bào giảm, vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm
ATPase để đẩy H+ ra khỏi tế bào, vi khuẩn bị mất năng lượng. Mặt khác pH giảm
thì cũng ức chế quá trình đường phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn bị mất nguồn
cung cấp năng lượng. Khi phân ly trong tế bào, anion của acid không ra khỏi được
tế bào, gây rối loạn thẩm thấu. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn
bị chết.[4]
19


3.3. Tác dụng dược lý
Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của các dịch chiết cho thấy cặn chiết
ethyl acetat (BS-Et) và cặn nước (BSW) của thân rễ xạ can có hoạt tính kháng
viêm theo đường uống với mức độ ức chế khối viêm tương ứng là 52,12%, 70%,
64,26%. Cặn chiết thân rễ xạ can không thể hiện hoạt tính khi thử nghiệm theo
đường bôi.
Đánh giá hoạt tính kháng viêm và độ an toàn của tectorigenin là hoạt chất
chính phân lập được từ thân rễ xạ can.
- Tác dụng kháng viêm, giảm đau:
Tectorigenin có tác dụng giảm đau rõ rệt nhất ở liều 100 mg/kg cân nặng chuột
nhắt.
Với liều 60 mg/kg cân nặng chuột cống, tectorigenin có tác dụng chống viêm cấp
và viêm mạn.
- Độc tính cấp tính của tectorigenin đã được xác định với giá trị LD50 là (1,78 ±

0,13) g/kg P.
- Độc tính bán trường diễn: tectorigenin với các liều thử 100 mg/kg cân nặng và
300 mg/kg cân nặng, cho chuột ống thuốc liên tục 28 ngày không làm ảnh hưởng
đến cân nặng, không làm thay đổi chức phận tạo máu và chức năng gan, thận so
với lô chứng.
Theo đông y:
Tính vị – qui kinh: vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh can và phế.
Tác dụng: thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đàm.
Chủ trị: trị viêm yết hầu, ho, đàm tắc, trị sốt rét.

20


4. DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ
4.1. Dạng thuốc sắc uống
Thu hoạch vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô
héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát sấy khô.
Dược liệu đạt tiêu chuẩn khi:
- Độ ẩm: không quá 12%
- Tro toàn phần: không quá 8.5%tỷ lệ vụn nát: qua rây có kích thước 4mm,
không quá 5%
Sau khi dược liệu được sấy khô đạt tiêu chuẩn cho vào túi trắng hút chân
không đóng gói.

Hình 4.1. Dược liệu thân rể Xạ Can
5. DỰ KIẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI
Bao bì: gôm 2 túi:
- Túi trong: túi trắng hút chân không
- Túi ngoài: túi zipper bạc đáy đứng
Đóng gói: sau khi sản phẩm được chế biến cho vào tui trắng hút chân không rồi

cho vào túi zipper bạc đấy đứng. Mỗi sản phẩm chứa: 50g dược liệu
Giá bán: 50 000 đồng
Nhãn sản phẩm:
21


Tên sản phẩm: XẠ CAN
Thành phần: 100% thân rể Xạ Can xấy khô
Dạng bào chế: thuốc sắc uống
Tác dụng: thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đàm.
Chủ trị: trị viêm yết hầu, ho, đàm tắc, trị sốt rét.
Cách dùng: lấy 6-8g sắc với 500ml nước, uống ngày 2 lần: sáng và chiều,
uống liên tục trong vòng 5-7 ngày
- Chống chỉ định: phụ nữa có thai
- Số lô sản xuất:
- Ngày sản xuất:
- Hạn dùng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất
- Cách bảo quản: bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Số đăng kí:
- Nơi sản xuất:
Ưu điểm của sản phẩm:
- Dược liệu dể sử dụng, hiệu quả tốt
- Sản phẩm nhẹ nhàng dể dàng di chuyển, vận chuyển
- Khi sử dụng chưa hết có túi zipper để bảo quản sản phẩm
- Giá cả thị trường phù hợp với mọi người, mọi nhà
-

22



6. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ BÁN SẢN PHẨM
Đối tượng khách hàng cần hướng đến:
Mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người trung niên.
Chọn thị trường phân phối:
-

Các nhà thuốc
Siêu thị
Cửa hàng tiện lợi, siêu thị bán lẻ
Các trang web siêu thị thuốc
Trên trang web của chính công ty
Đấu thầu thuốc tại bệnh viện
Quảng cáo rộng rãi trên các trang mạng xã hội, trang web online

Xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn đưa thuốc vào thị trường:
1- Giai đoạn thâm nhập thị trường:
Kiểm duyệt chất lượng sản phẩm để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Tuyển đội ngũ trình dược viên chất lượng để tiếp thị thuốc đến các nhà thuốc và
bệnh viện.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang web online
Lập app riêng của công ty ko chỉ quảng bá 1 xạ can mà còn nhiều loại thuốc khác,
sau đó tại app đó có nhiều tiện ích như nhắc nhở người dùng về thời gian uống
thuốc, liều dùng.
Lúc đầu sẽ có chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1
2. Giai đoạn ổn đinh:
Khi thuốc đã thâm nhập được vào thị trường và người tiêu dùng bắt đầu biết đến
sản phẩm thì:
Quan tâm đến chắm soc khách hàng hơn: Trên web của công ty có mục đánh giá
sản phẩm và góp ý.
3. Giai đoạn phát triển:

Sẽ có những chương trình hấp dẫn đối với khách hàng thân thuộc.
23


Đảm bảo kiểm duyệt về mặt sản phẩm, và đảm bảo cung ứng đủ số lượng thuốc
cần.
Nghiên cứu những chiến lược marketing mới để đổi mới: chẳng hạn bao bì
4. Giai đoạn đi xuống:
Đưa ra những chiến lược mới
Thay đổi nhãn mác bao bì
Nghiên cứu tách chiết, phối hợp những sản phẩm cao cấp hơn.

24


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực vật, tôi đã xác định được cây Xạ Can thuộc:
-

Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Lớp Một Lá Mầm (Liliopsida)
Phân Lớp: Phân Lớp Hành (Liliidae)
Họ: Họ La Dơn (Iridaceae)
Chi: Chi Belamcanda
Tên khác: Cây rẻ quạt, Lưỡi đồng
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Qua nghiên cứu thực nghiệm, tôi đã xác định được một số thông số hóa lí của
nguyên liệu bột thân rể cây:
- Độ ẩm trung bình của thân rể Xạ Can khô là 15.942%

- Hàm lượng tro trung bình của thân rể Xạ Can khô là 5.083%
- Xác định được thời gian tối ưu nhất để thu các dịch chiết với các hàm lượng
cao nhất như sau: dung nôi n-hexan: thời gian chiết tốt nhất là 8 tiếng, với
tỷ lệ phần khối lượng cao chiết ra là 5,23%

25


×