ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MA THỊ ĐIỆP
NHỮNG QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH TRONG
NGHI LỄ GIẢI HẠN CỦA NGƢỜI TÀY
Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MA THỊ ĐIỆP
NHỮNG QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH TRONG
NGHI LỄ GIẢI HẠN CỦA NGƢỜI TÀY
Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số : 60 22 70
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Sửu trong khuôn khổ
chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học của tôi ở Bộ môn
Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Ma Thị Điệp
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của bản
thân tôi ở Bộ môn Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi hoàn thành Luận văn, tôi muốn đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
đầy thách thức nhƣng rất quan trọng với cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Trƣớc
tiên, tôi xin đƣợc gửi tới PGS.TS Nguyễn Văn Sửu lời cám ơn chân thành và
sâu sắc nhất, cám ơn thầy đã hƣớng dẫn tôi tận tình trong quá trình hình thành
ý tƣởng, xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, triển khai thu thập tài liệu và viết kết
quả nghiên cứu thành bản luận văn này.
Tôi cũng muốn đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn
Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã dạy tôi những tri thức khoa học và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
Luận văn.
Nghiên cứu điền dã dân tộc học cho Luận văn này đã nhận đƣợc sự hỗ trợ
về nhiều mặt từ Dự án Nghiên cứu nhân học phát triển tại Việt Nam do Cơ
quan phát triển Pháp tài trợ. Nhân đây, tôi muốn cảm ơn các thầy cô và đồng
nghiệp bao gồm các nhà khoa học Christian Culas, Nguyễn Văn Sửu,
Emmanuel Pannier, Lê Thành Nam, Nguyễn Hùng Mạnh, Đinh Thị Hồng
Thơm, Trƣơng Văn Cƣờng, những ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong
các chuyến điền dã dân tộc học ở địa bàn nghiên cứu. Tôi vui mừng nhận
những kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là một phần nhỏ của dự án
nghiên cứu này.
Gia đình và bạn bè tôi chính là động lực tinh thần quan trọng giúp tôi
hoàn thành Luận văn này. Tôi luôn ghi nhận và cảm kích với những hỗ trợ và
động viên của họ trong suốt quá trình tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.
Ma Thị Điệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƢỠNG VÀ NGHI LỄ CỦA
NGƢỜI TÀY 5
1.1 Một số vấn đề về các khái niệm cơ bản 5
1.2. Một số nghiên cứu về tín ngưỡng và nghi lễ ở Việt Nam 10
1.3. Các nghiên cứu về tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày 14
1.4. An ninh con người 18
1.4.1. Khái niệm 18
1.4.2. Các nghiên cứu về an ninh con ngƣời 20
Tiểu kết chƣơng 1 22
Chƣơng 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24
2.1. Vùng đất và con người Nghĩa Đô 25
2.1.1. Vùng đất Nghĩa Đô 25
2.1.2. Các dân tộc cƣ trú ở Nghĩa Đô 29
2.2. Các dự án phát triển và sinh kế của người dân ở Nghĩa Đô từ những
năm 1990 đến nay 31
2.2.1. Sinh kế của ngƣời dân Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay 31
2.2.2. Các dự án phát triển ở Nghĩa Đô từ những năm 1990 đến nay 34
2.3. Một vài nét chính về truyền thống văn hóa Tày ở Nghĩa Đô 38
2.3.1. Ngƣời Tày ở Việt Nam 38
2.3.2. Ngƣời Tày ở tỉnh Lào Cai và ở huyện Bảo Yên 43
2.3.3. Ngƣời Tày ở xã Nghĩa Đô 44
Tiểu kết chƣơng 2 46
Chƣơng 3. NGHI LỄ THEN GIẢI HẠN CỦA NGƢỜI TÀY Ở NGHĨA
ĐÔ: NHỮNG QUAN NIỆM VÀ THỰC HÀNH 47
3.1. Những quan niệm của người Tày Nghĩa Đô liên quan tới nghi lễ
Then giải hạn 47
3.1.1. Quan niệm về vũ trụ 47
3.1.2. Quan niệm về ma (phi), vía (khoăn), số phận (thổ), tƣớng mạo
(mình) 47
3.1.3. Nguyên nhân thực hành nghi lễ Then giải hạn 51
3.2. Thực hành trong nghi lễ Then giải hạn của người Tày ở Nghĩa Đô 55
3.2.1. Ngƣời thực hành nghi lễ giải hạn: Then 55
3.2.2. Đồ lễ/đồ cúng trong nghi lễ Then giải hạn 60
3.2.3. Tiến trình một nghi lễ Then giải hạn của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô
(trƣờng hợp gia đình ông Ma Kim Cƣ) 64
3.2.3.1. Nguyên nhân gia đình ông Ma Kim Cƣ tiến hành nghi lễ Then giải hạn64
3.2.3.2. Chuẩn bị các lễ vật cho nghi lễ Then giải hạn 65
3.2.3.3. Tiến trình hành lễ 69
Tiểu kết chƣơng 3 83
Chƣơng 4. NGHI LỄ THEN GIẢI HẠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG VĂN HÓA NGƢỜI TÀY Ở NGHĨA ĐÔ 84
4.1. Nghi lễ Then giải hạn của người Tày ở Nghĩa Đô và sự thể hiện những
giá trị văn hóa và cuộc sống của người Tày 84
4.2. Nghi lễ Then giải hạn và an ninh sức khỏe, an ninh sinh kế đối với
người Tày 91
4.3. Một số biến đổi trong nghi lễ Then giải hạn của người Tày ở Nghĩa Đô96
Tiểu kết chƣơng 4 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asia Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
NXB
ODA
Nhà xuất bản
Official Development Assistance
(Hỗ trợ phát triển chính thức)
PGS
Phó giáo sƣ
TS
Tiến sĩ
UBND
UNDP
UNICEF
Ủy ban nhân dân
United Nations Development Programme
(Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc)
United Nations International Childrens Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự phân biệt giữa tín ngƣỡng và tôn giáo 7
Bảng 2.1. Thống kê dân số các tộc ngƣời ở xã Nghĩa Đô năm 2010 30
Bảng 2.2. Các loại đất ở xã Nghĩa Đô 32
Bảng 2.3. Cƣ trú của ngƣời Tày theo khu vực 39
Bảng 2.4. Phân bố cƣ trú của ngƣời Tày theo tỉnh và thành phố 40
Bảng 2.5. Thống kê dân số các tộc ngƣời ở huyện Bảo Yên 44
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển nhanh về kinh tế và khoa học công nghệ, trong mấy thập
kỷ vừa qua, cuộc sống của con ngƣời đƣợc cải thiện và nâng cao ở cả phƣơng
diện đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Thêm vào đó, con ngƣời ở các xã
hội khác nhau đã có thể lý giải đƣợc nhiều hiện tƣợng tự nhiên và xã hội vốn
trƣớc đây đƣợc coi là thần bí. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một thực tế
đƣợc công nhận đó là ở nhiều nơi con ngƣời vẫn không từ bỏ mà còn thậm chí
còn thực hành nhiều hơn các hành vi tôn giáo và tín ngƣỡng.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới với những tiến bộ đáng kể về mức
sống, khoa học và công nghệ, những thực hành tôn giáo và tín ngƣỡng ở
nhiều cộng đồng đô thị, nông thôn đồng bằng và miền núi vùng cao không bị
mất đi hay giảm sút, mà ngƣợc lại, lại càng hƣng thịnh và nở rộ mạnh mẽ hơn
trƣớc. Sự phục hồi này đƣợc một số nhà nghiên cứu giải thích là do sự trở lại
với truyền thống trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam sau một
thời gian các thực hành tôn giáo, tín ngƣỡng bị ngăn cấm trong thời kỳ nền
kinh tế tập trung bao cấp.
Ngƣời Tày là một dân tộc có số lƣợng dân cƣ đông nhất trong cộng đồng
53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Giống với các dân tộc khác ở Việt Nam,
ngƣời Tày có những nét văn hóa truyền thống khá „riêng biệt‟ ở cả góc độ vật
chất và tinh thần. Từ những năm 1960 và 1970, ngƣời Tày đã đƣợc một số
nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Khảo sát tài liệu nghiên cứu
của tôi ở một số thƣ viện tại Hà Nội cho thấy có hơn 200 đầu sách, bài báo và
báo cáo khoa học liên quan đến dân tộc Tày ở Việt Nam. Trong số đó có
khoảng ¼ số công trình là các tác phẩm văn học, sƣu tầm và biên dịch từ các
câu chuyện cổ, truyện dân gian, các bài hát, bài lƣợn của ngƣời Tày do các tác
giả là ngƣời Tày thực hiện. Có khoảng hơn 160 tác phẩm là các công trình
nghiên cứu khoa học đề cập tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời
2
Tày. Trong số đó có 16 công trình viết về văn hóa vật chất, 105 công trình
viết về văn hóa tinh thần và 23 công trình viết về văn hóa xã hội, số còn lại là
các nghiên cứu về lịch sử và một số công trình mang tính tổng hợp chung
[10,49].
Trong số các nghiên cứu về đời sống văn hóa, những vấn đề về tín
ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày là những chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời
Tày lại chỉ là một phần trong các công trình nghiên cứu tổng quan về các dân
tộc Tày, Nùng hay các công trình nghiên cứu về văn hóa của hai dân tộc Tày,
Nùng nói chung. Chúng ta thấy một số lƣợng nhỏ các công trình nghiên cứu
chuyên sâu và chuyên biệt về các vấn đề tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày.
Thêm vào đó, trong các công trình nghiên cứu này, Then là vấn đề thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả hơn cả. Then đƣợc khảo sát trên địa bàn
rộng và thƣờng đƣợc xem xét dƣới góc độ hình thức diễn xƣớng dân gian.
Với những ngƣời hành nghề Then, một trong những công việc quan trọng và
chủ yếu nhất của họ là thực hành nghi lễ giải hạn/cầu an theo yêu cầu của các
gia chủ. Đây là một trong những nghi lễ tồn tại phổ biến trong đời sống của
cộng đồng ngƣời Tày truyền thống và hiện đại.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đƣợc sinh ra, đƣợc giáo dƣỡng và trải nghiệm văn hóa của ngƣời Tày ở
Thái Nguyên, trong quá trình đào tạo ở Bộ môn Nhân học, tôi mong muốn
đƣợc khám phá và trả lời xem ngƣời Tày hiện nay quan niệm và thực hành
nghi lễ Then giải hạn
1
nhƣ thế nào và cuối cùng mong ƣớc này đã trở thành
mục tiêu nghiên cứu của công trình nghiên cứu nhỏ này. Để làm rõ mục tiêu
1
Nghi lễ giải hạn là một khái niệm có nội hàm khá rộng. Nghi lễ này có thể là một nghi lễ của các
tôn giáo tín ngƣỡng ở các dân tộc khác nữa ngoài ngƣời Tày. Đối với ngƣời Tày ở Nghĩa Đô, nghi
lễ giải hạn đƣợc thực hành trong đời sống tôn giáo tín ngƣỡng dƣới các hình thức khác nhau và
những ngƣời hành lễ khác nhau (Then, Mộôt). Trong phạm vi của nghiên cứu này, tôi sử dụng khái
niệm nghi lễ giải hạn với ý nghĩa là chỉ một hình thức nghi lễ giải hạn của Then. Do đó, trong
những nội dung tiếp theo triển khai ở nghiên cứu này, tôi dùng thuật ngữ “nghi lễ Then giải hạn”.
3
nghiên cứu nêu trên, tôi chọn một địa bàn cụ thể, đó là xã Nghĩa Đô ở huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai để tìm hiểu về thực tiễn quan niệm và thực hành nghi
lễ Then giải hạn của ngƣời Tày trong những năm vừa qua.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Một số câu hỏi nghiên cứu quan trọng đặt ra ở đây là xuất phát từ những
nhận thức và quan niệm nào mà nghi lễ Then giải hạn đƣợc thực hành ở cộng
đồng ngƣời Tày. Tại sao ngƣời Tày ở Nghĩa Đô thực hành nghi lễ Then giải
hạn? Trong những trƣờng hợp nào thì ngƣời dân thực hành nghi lễ này? Ai là
ngƣời hành lễ? Những ai tham gia vào nghi lễ này? Để thực hành nghi lễ thì
phải chuẩn bị những gì? Các bƣớc tiến hành nghi lễ Then giải hạn? Nghi lễ
này có biến đổi ra sao trƣớc những biến đổi về kinh tế-xã hội ở cấp độ vi mô
và vĩ mô trong hơn mƣời năm qua? Những quan niệm và thực hành nghi lễ
Then giải hạn nhƣ thế thể hiện những nét văn hóa gì của ngƣời Tày?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nhƣ vậy, luận văn này giới hạn ở việc tìm hiểu và lý giải những quan
niệm và những thực hành nghi lễ Then giải hạn của ngƣời Tày ở một địa bàn
nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh thời gian sau đổi mới ở Việt Nam.
5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tôi triển khai nghiên cứu
này nhằm thu thập hai loại tài liệu nghiên cứu. Loại thứ nhất là kết quả nghiên
cứu (sách, báo, luận án, v.v.) đã đƣợc các nhà khoa học công bố về ngƣời
Tày, văn hóa Tày và đời sống tín ngƣỡng cũng nhƣ đời sống tâm linh của
ngƣời Tày ở Việt Nam. Loại tài liệu thứ hai quan trọng hơn đó là các tài liệu
dân tộc học do tôi thu thập đƣợc trong quá trình điền dã ở địa bàn nghiên cứu.
Quá trình điền dã của tôi ở địa bàn nghiên cứu đƣợc chia thành nhiều đợt
trong các năm 2010, 2011 và 2012, mỗi đợt kéo dài từ một đến hai tuần,
đƣợc tiến hành trong khuôn khổ nghiên cứu điền dã của Dự án nghiên cứu về
Nhân học phát triển tại Việt Nam. Tổng cộng, tôi đã có một thời gian sống
cùng với ngƣời Tày, tham gia vào các hoạt động hàng ngày của nhiều hộ gia
4
đình ở các thôn và đặc biệt là tôi đƣợc trực tiếp tham gia, quan sát và trải
nghiệm nhiều nghi lễ Then giải hạn diễn ra ở các hộ gia đình. Cũng trong thời
gian điền dã, tôi triển khai các cuộc phỏng vấn đối với những ngƣời tổ chức,
thực hành và tham gia các nghi lễ Then giải hạn ở những độ tuổi khác nhau
(ngƣời già, trung niên, thanh niên), có nghề nghiệp khác nhau (nông dân, cán
bộ xã, thôn, những ngƣời hành nghề cúng bái).
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở Đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận
văn đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng. Chƣơng 1. Tổng quan về tín ngƣỡng và
nghi lễ của ngƣời Tày; Chƣơng 2. Địa bàn nghiên cứu; Chƣơng 3. Nghi lễ
Then giải hạn của ngƣời Tày ở Nghĩa Đô: những quan niệm và thực hành;
Chƣơng 4. Nghi lễ Then giải hạn và ý nghĩa của nó trong văn hóa ngƣời Tày
ở Nghĩa Đô.
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƢỠNG VÀ NGHI LỄ CỦA
NGƢỜI TÀY
1.1 Một số vấn đề về các khái niệm cơ bản
Văn hóa tộc ngƣời
2
là một trong những khái niệm quan trọng của dân tộc
học và nhân học, bao quát các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục tập
quán của một tộc ngƣời. Vì thế, những đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời thƣờng là
một trong những tiêu chí đƣợc sử dụng để phân biệt một tộc ngƣời với những
tộc ngƣời khác, đồng thời là sợi dây cố kết các thành viên trong một tộc ngƣời, qua
đó là cơ sở làm nảy sinh và duy trì ý thức tộc ngƣời [65, tr. 228-229].
Việt Nam là một quốc gia đa tộc ngƣời, với tổng số 54 tộc ngƣời, trong đó
có tới 53 tộc ngƣời đƣợc coi là các tộc ngƣời „thiểu số‟ (về mặt nhân khẩu) và
chỉ có một tộc ngƣời (Kinh) là „đa số‟ (về mặt nhân khẩu). Trong bối cảnh đó,
dân tộc Việt Nam và bản sắc văn hóa của Việt Nam đƣợc tạo dựng trên nền
tảng văn hóa của 54 tộc ngƣời sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này tạo
nên tính thống nhất của dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên,
tính thống nhất về dân tộc và văn hóa này không chỉ là phép cộng đơn giản
giữa những tộc ngƣời có bản sắc văn hóa khác nhau hay không hoàn toàn
khác nhau cùng cƣ trú trên một lãnh thổ, mà bên cạnh đó còn là một quá trình
lịch sử cố kết chống lại thiên tai, ngoại xâm qua hàng ngàn năm để tạo nên
một dân tộc với một lãnh thổ và một nền văn hóa mang bản sắc Việt Nam nhƣ
hôm nay.
Văn hóa tộc ngƣời đƣợc biểu hiện trên cả hai phƣơng diện, vật chất và
tinh thần, vô hình và hữu hình. Trong khuôn khổ của công trình nghiên cứu
2
Trong luận văn này, để tránh sự trùng lặp về nội hàm của hai khái niệm „dân tộc‟ và „tộc ngƣời‟,
tôi nhấn mạnh rằng tôi sử dụng khái niệm „tộc ngƣời‟ để nói về các tộc ngƣời cụ thể ở Việt Nam và
sử dụng khái niệm „dân tộc‟ để nói về dân tộc Việt Nam nhƣ một cộng đồng dân cƣ thống nhất cƣ
trú trên lãnh thổ Việt Nam.
6
này, tôi nhấn mạnh đến một khía cạnh nhỏ, ở đó có thể hiện ở những mức độ
khác nhau các phƣơng diện nêu trên, đó là đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ của
tộc ngƣời Tày.
Tôn giáo và tín ngƣỡng là một hay là hai khái niệm khác nhau có mối
quan hệ với nhau? Khái niệm tôn giáo và tín ngƣỡng (hay tôn giáo tín
ngƣỡng) đang là những vấn đề có nhiều tranh luận với những ý kiến khác
nhau. Có một số nhà khoa học có quan điểm đồng nhất tôn giáo với tín
ngƣỡng và thƣờng sử dụng khái niệm „tôn giáo tín ngƣỡng‟.
3
Tuy nhiên, một
số ngƣời khác đã phân biệt giữa tôn giáo và tín ngƣỡng. Trong tác phẩm Tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh đã đƣa ra
những quan niệm khá rõ ràng về tôn giáo và tín ngƣỡng. Theo tác giả, tôn
giáo và tín ngƣỡng là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần của con
ngƣời mà ở đó con ngƣời cảm nhận đƣợc sự tồn tại của các vật thể, các lực
lƣợng siêu nhiên, những thứ chi phối, khống chế con ngƣời. Tôn giáo và tín
ngƣỡng là chất kết dính, tập hợp con ngƣời thành một tộc ngƣời (hoặc cộng
đồng) nhất định và phân định tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác. Tất cả là
những niềm tin, thực hành và tình cảm liên quan đến tôn giáo và tín ngƣỡng
đều đƣợc sản sinh và tồn tại trong một môi trƣờng tự nhiên, xã hội và văn hóa
mà con ngƣời đang sống.
Nhƣ vậy, dù cả tôn giáo và tín ngƣỡng đều có ý nghĩa phản ánh những
niềm tin vào một hay nhiều thế lực siêu nhiên, hoặc hình thức cụ thể của tôn
giáo và tín ngƣỡng, song giữa hai khái niệm này có sự khác biệt, đƣợc thể
hiện rõ nhất về mặt hình thức biểu hiện, tổ chức, nhƣ tác giả Ngô Đức Thịnh
đã khái quát dƣới đây.
3
Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu Về tôn giáo (1994) của các nhà khoa
học ở Viện Tôn giáo.
7
Bảng 1.1. Sự phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng
Tín ngƣỡng
Tôn giáo
Chƣa có hệ thống giáo lý, chỉ có các
huyền thoại, thần tích, truyền thuyết
Hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện
quan điểm vũ trụ và nhân sinh, truyền
thụ qua học tập ở các tu viện, thánh
đƣờng
Chƣa thành hệ thống thần điện, còn
mang tính chất đa thần, tản mạn
Thần điện đã thành hệ thống dƣới
dạng đa thần hay nhất thần giáo
C
̣
òn có sự hòa nhập nhất định với thế
giới thần linh và con ngƣời, chƣa
mang tính cứu thế
Tách biệt thế giới thần linh và con
ngƣời, xuất hiện hình thức “cứu thế”
Gắn với cá nhân và cộng đồng làng
xã, chƣa thành giáo hội
Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt
chẽ, hình thành hệ thống giáo chức
Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phần tán
và chƣa thành quy ƣớc chặt chẽ
Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng
chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đƣờng)
Mang tính chất dân gian, sinh hoạt
dân gian, gắn với đời sống nhân dân
Không mang tính chất dân gian, nếu
có thì chỉ là sự biến dạng theo kiểu
dân gian hóa nhƣ Phật giáo dân gian
(Nguồn: Ngô Đức Thịnh [64; tr. 12]
8
Trong nghiên cứu này, tôi thiên về cách hiểu và sự phân biệt của tác giả
Ngô Đức Thịnh. Nhƣ vậy, tôn giáo và tín ngƣỡng là khác nhau ở nhiều mặt.
Tín ngƣỡng đƣợc hiểu nhƣ là một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng
của con ngƣời của một tộc ngƣời hay một cộng đồng. Cụ thể hơn, tín ngƣỡng,
nhƣ tác giả Mai Thanh Hải định nghĩa, là:
“l
̣
òng tin, sự ngƣỡng mộ, ngƣỡng vọng vào một lực lƣợng siêu nhiên
thần bí; lực lƣợng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tƣợng
“trời” “phật” “thần thánh” hay một sức mạnh hƣ ảo, huyền bí, vô hình
nào đó tác động đến đời sống tâm linh của ngƣời ta, đƣợc ngƣời ta tin
tƣởng có thật và tôn thờ” [68, tr. 14].
Trong nhiều tín ngƣỡng, nghi lễ là một thành tố quan trọng. Nghi lễ
4
là
những ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên,
đƣợc lặp đi lặp lại thành thói quen và đƣợc thể hiện thành những quy ƣớc
cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa xã hội với thiên nhiên, đƣợc xã
hội, cộng đồng ngƣời thừa nhận.
Trong thực tế, không phải mọi nghi lễ đều mang tính tôn giáo và tín
ngƣỡng (chẳng hạn nhƣ chào cờ buổi sáng thứ Hai ở các trƣờng học). Các
nghi lễ mang tính tôn giáo và tín ngƣỡng thƣờng liên quan đến việc liên hệ
với các thế lực siêu nhiên. Mặc dù rất đa dạng và phát triển theo nhiều cách
khác nhau, nghi lễ dù dƣới dạng thô mộc thời nguyên thủy hay phức tạp trong
các nền văn hóa hiện đại, đều là một tập hợp các yếu tố cơ bản gồm hành
động, nhạc lễ, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định hƣớng và tấy uế…mang tính
lặp đi lặp lại từ đời này sang đời khác, con ngƣời thực hành chúng và mang
truyền thống về hiện tại [26; tr. 21].
Gắn với sinh hoạt xã hội, nghi lễ ra đời nhƣ một hiện tƣợng tất yếu
không thể thiểu trong hoạt động của con ngƣời xã hội. Nhìn nhận về nghi lễ,
Levi-Strauss (1976) đã nhận xét:
4
Có một số nhà khoa học viết là „lễ nghi‟ để phân biệt với „lễ hội‟.
9
“Lễ nghi không phải là phản ứng lại cuộc đời, đó là phản ứng với cái mà tƣ
duy làm nên cuộc đời. Đó không phải là sự đáp ứng trực tiếp đối với thế giới
hoặc thậm chí là với kinh nghiệm của thế giới, mà đó là phản ứng đối với con
ngƣời nghĩ về thế giới” [26; tr. 22].
Schultz và Lavenda lại cho rằng:
“Nghi lễ thƣờng có bốn yếu tố chính là hoạt động xã hội lặp đi lặp lại gồm
hàng loạt các động tác có tính biểu tƣợng dƣới dạng múa, hát, lời nói, điệu bộ,
thao tác trên một số đồ vật nào đó; nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động
thƣờng ngày của xã hội; nghi lễ theo đúng một mô hình nhất định do văn hóa
đặt ra; hoạt động nghi lễ liên quan chặt chẽ đến một số tƣ tƣởng thƣờng xuất
hiện trong huyền thoại. Mục đích của thực hiện nghi lễ là để hƣớng dẫn việc
lựa chọn tƣ tƣởng nêu trên và thực thi chúng qua biểu tƣợng [26; tr. 23].
Theo ý kiến của Victor Turner, nghi lễ là hành vi đƣợc quy định có tính
chất nghi thức dành cho những dịp không liên quan đến các công việc có tính
kỹ thuật hàng ngày mà có quan hệ với những niềm tin vào đấng tối cao hay
sức mạnh thần bí. Và theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hành động
mang tính bắt buộc, chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo. Các
nhà nhân học sử dụng thuật ngữ „nghi lễ‟ để bao hàm bất kỳ hành động nào có
mức độ chính thức cao và có mục tiêu không vụ lợi [26; tr. 23].
Từ điển Nhân học thì khẳng định:
“Nghi lễ là những hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn
giáo - ví dụ một đại lễ Thiên chúa giáo hay một buổi hiến tế tổ tiên. Thông
thƣờng, các nhà nhân học sử dụng „nghi lễ‟ để nói về bất kỳ một hành động
nào có nhiều nghi thức và với mục đích bình quân chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng
nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể đặc biệt nào mà
cả với khía cạnh thể hiện của toàn bộ hoạt động của con ngƣời. Trong chừng
mực nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của các cá nhân,
bất kỳ hành động nào của con ngƣời cũng có khía cạnh nghi lễ” [26; tr. 24].
10
Trong trƣờng hợp nghiên cứu này, kết hợp các định nghĩa nêu trên về nghi
lễ, chúng tôi quan niệm về nghi lễ ở góc độ hẹp, đó là những nghi thức đƣợc
lặp đi lặp lại, mang tính bắt buộc phải tiến hành trong một buổi lễ gắn liền với
các hoạt động mang tính tôn giáo và tín ngƣỡng của một tộc ngƣời hay một
cộng đồng ngƣời.
Ở Việt Nam, sau một giai đoạn lịch sử trầm lắng, các hoạt động tín
ngƣỡng nói chung và các nghi lễ nói riêng đã bắt đầu hồi sinh kể từ khi Việt
Nam tiến hành Đổi mới từ những năm 1980 (thậm một số nghi lễ đã bắt đầu
đƣợc phục hồi ở nhiều địa phƣơng từ cuối những năm 1970). Thực tế này đã
đƣợc một số nhà khoa học giải thích là sự trở lại với truyền thống hay sự trỗi
dậy của truyền thống trong quá trình đổi mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam,
sau khi có một thời gian vài thập kỷ, kinh tế và nhiều hoạt động của đời sống
tôn giáo và tín ngƣỡng chịu sự kiểm soát và điều chỉnh mạnh mẽ bởi chính
quyền nhà nƣớc. Tuy nhiên, theo tác giả Oscar Salemink (2010), thì đây
không phải đơn giản là một sự trở lại của quá khứ hay truyền thống mà thay
vào đó là sự phát triển và nở rộ của các thực hành nghi lễ đƣợc thúc đẩy bởi
cả những động năng cũ và mới.
1.2. Một số nghiên cứu về tín ngưỡng và nghi lễ ở Việt Nam
Trong những năm 1950 đến 1980, ở miền Bắc Việt Nam (và trong cả
nƣớc từ sau 1975), các hình thức tín ngƣỡng và nghi lễ truyền thống bị ngăn
cấm, vì bị coi là mê tín, không khoa học và lãng phí. Trong quãng thời gian
này, mê tín dị đoan đƣợc định nghĩa là bất cứ một thực hành nào liên quan
trực tiếp tới bùa chú và có liên hệ với thế giới thần linh hay các thế lực siêu
nhiên. Một trong những chính sách có tác động lớn nhất ở tất cả các mặt của
đời sống kinh tế - xã hội miền Bắc là chƣơng trình xây dựng „cuộc sống mới
và con ngƣời mới‟ diễn ra trong những năm 1960-1980 của thế kỷ XX. Đảng
và Nhà nƣớc lúc đó muốn xây dựng con ngƣời mới bằng chủ trƣơng xóa bỏ
mê tín dị đoan mà một trong các biểu hiện cụ thể của nó chính là không gian
11
thiêng nhƣ đình, chùa, đền, miếu, v.v. và những thực hành tín ngƣỡng và nghi
lễ truyền thống gắn với các không gian thiêng này. Hậu quả của chủ trƣơng
này là có một số lƣợng đáng kể các không gian thiêng bị phá hủy. Ở những
nơi không bị phá hủy thì các hoạt động gắn với các không gian thiêng cũng bị
ngừng, hoặc nằm trong sự kiểm soát của chính quyền nhà nƣớc ở địa phƣơng.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về
kinh tế, xã hội, khi nền kinh tế đất nƣớc đƣợc chuyển đổi từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cũng trong quá trình này, Đảng và Nhà nƣớc thể
hiện rõ việc coi trọng và cởi trói cho các hoạt động tín ngƣỡng, nghi lễ và lễ
hội. Theo tác giả Trần Minh Thƣ (2005), hàng loạt văn bản của Nhà nƣớc ban
hành cho thấy rõ một sự điều chỉnh theo thời gian đƣợc thể hiện ở nhiều cấp
độ, từ Hiến pháp năm đến các Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ liên quan đến
tôn giáo, tín ngƣỡng, nghi lễ và lễ hội nhìn chung là theo hƣớng từ cấm đoán
đến công nhận.
Với tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam
nói chung, của mỗi tộc ngƣời cụ thể nói riêng, tài liệu nghiên cứu về tín
ngƣỡng và nghi lễ phản ánh hai xu hƣớng chính về các vấn đề này. Thứ nhất,
đó là những công trình nghiên cứu mang tính lý luận và trình bày những đặc
điểm chung của các tín ngƣỡng, các nghi lễ của các tộc ngƣời ở Việt Nam.
Một trong số các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hƣớng này là Tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam (2001) của tác giả Ngô Đức
Thịnh đã có những phác họa về tín ngƣỡng của các tộc ngƣời ở Việt Nam.
Trong đó, tác giả trình bày về những tín ngƣỡng: Tín ngƣỡng thờ tổ tiên; Tín
ngƣỡng thờ thành hoàng; Đạo mẫu; Tín ngƣỡng Đức Thánh Trần;Tín ngƣỡng
nghề nghiệp. Tác giả cũng đƣa ra mối quan hệ giữa tín ngƣỡng và âm nhạc cổ
truyền, cũng nhƣ đƣa ra những chức năng của tín ngƣỡng trong đời sống sinh
hoạt cộng đồng. Có thể nói đây là một công trình khái quát về tín ngƣỡng của
các tộc ngƣời ở Việt Nam.
12
Công trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (2007) của
tác giả Nguyễn Đức Lữ tìm hiểu về tín ngƣỡng dân gian trong đời sống tinh
thần nhƣ lễ hội, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, phồn
thực và mê tín dị đoan. Tác giả cũng phân tích thực trạng của những tín ngƣỡng
dân gian cũng nhƣ những biểu hiện của chúng trong giai đoạn hiện nay.
Xu hƣớng nghiên cứu thứ hai là những khảo cứu về tín ngƣỡng và nghi lễ
của các tộc ngƣời. Trong số đó, có thể kể ra công trình nghiên cứu của tác giả
Lý Hành Sơn trong cuốn Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao
tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn (2001) đã phân tích sắc thái địa phƣơng, tính thống
nhất và đa dạng trong văn hóa Dao, tạo cơ sở khoa học để phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các nghi lễ trong việc xây
dựng nếp sống mới ở vùng ngƣời Dao tiền.
Đoàn Tuấn Anh trong công trình Nghi lễ nông nghiệp của người Ba Na ở
tỉnh Gia Lai (2012) đã nghiên cứu sâu và có hệ thống về nghi lễ nông nghiệp
của ngƣời Ba Na ở tỉnh Gia Lai, trong đó tác giả đã trình bày các yếu tố mới
tác động dẫn đến việc biến đổi của nghi lễ nông nghiệp đồng thời khẳng định
lại những giá trị bền vững và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn.
Tác giả Nguyễn Thị Song Hà trong Nghi lễ chu kỳ đời người của người
Mường ở Hòa Bình (2011) trình bày bức tranh có hệ thống và toàn diện về
nghi lễ chu kỳ đời ngƣời của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình, từ đó làm rõ những
đặc điểm chung và sắc thái của nó trong xã hội truyền thống, đồng thời bƣớc
đầu so sánh, làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nghi lễ chu kỳ
đời ngƣời của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình với ngƣời Mƣờng ở các tỉnh khác;
làm rõ sự biến đổi của chu kỳ đời ngƣời từ truyền thống tới hiện đại, đồng
thời chỉ ra những nguyên nhân của sự biến đổi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu
tác giả đã đề xuất một số kiến nghị góp phần bảo tồn và phát huy những giá
trị trong nghi lễ chu kỳ đời ngƣời của ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay.
13
Tác giả Nguyễn Thị Hiền trong “Bệnh âm: chẩn đoán và chữa bệnh trong
lên đồng của người Việt” (2010) quan tâm tới tính trị liệu trong nghi lễ lên
đồng. Tác giả khẳng định mối ràng buộc sâu lắng trong tâm thức của ngƣời
Việt về mối quan hệ giữa ngƣời sống và ngƣời chết, việc trở thành con nhà
thánh trong đạo Mẫu.
Tác giả Kristen W Endres trong “Với linh hồn người đã mất: lễ gọi hồn và
tạo dựng tính hiệu nghiệm qua lực thực hành” (2010) đã thông qua nghi lễ gọi
hồn để lý giải làm thế nào mà nghi lễ đạt đƣợc những hiệu nghiệm nhƣ ngƣời
ta mong muốn, đồng thời cũng phân tích ranh giới giữa hành động chủ định
và phi chủ định trong một nghi lễ. Theo tác giả, câu hỏi thách thức đặt ra cho
các học giả nghiên cứu về nghi lễ đƣơng đại không phải là những nghi lễ đó
đạt đƣợc tác động gì mà là làm thế nào những nghi lễ đó đạt đƣợc những tác
động đó. Tác giả cho rằng hiện còn chƣa có nhiều tranh luận về hiệu nghiệm
của nghi lễ. Và tác giả lý giải không nhất thiết là chỉ có một chƣơng trình dự
kiến cho một buổi lễ bởi những ngƣời tham dự có thể có những mục tiêu khác
nhau mà họ muốn đạt đƣợc. Vì thế, nghi lễ thƣờng có những yếu tố bất định,
không chắc chắn.
Tác giả Silapakit Teekantikun trong Luận án “Nghi lễ lên đồng của người
Việt ở miền Bắc Việt Nam và của người Lào ở Đông Bắc Thái Lan” (2010) đã
có những so sánh thú vị về nghi lễ lên đồng ở hai khu vực thuộc hai quốc gia
khác nhau. Tác giả khẳng định nghi lễ lên đồng là một trong những nghi lễ
quan trọng đối với ngƣời Việt ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả nói thêm, ở Việt
Nam, dƣ luận xã hội cũng nhƣ chính quyền, đặc biệt là ngành y tế luôn phản
đối việc chữa trị bệnh bằng nghi lễ lên đồng hay các hình thức sử dụng ma
thuật khác. Nhƣng đối với nhiều ngƣời, họ không quan tâm là những phƣơng
pháp hay hình thức chữa bệnh đó có đƣợc chấp nhận hay không, là khoa học
hay phản khoa học. Cái quan trọng với họ là những hình thức đó có ý nghĩa
và phù hợp với quan niệm của họ, gia đình và cộng đồng của họ nhƣ thế nào.
14
Họ cũng không quan tâm lắm là chữa khỏi hay không, mà nó còn là một niềm
hy vọng còn lại.
Nếu nhƣ việc chữa bệnh, cầu an đƣợc thực hành trong nghi lễ lên đồng -
một nghi lễ không nằm trong hệ thống nghi lễ chu kỳ đời ngƣời của ngƣời
Việt thì ở một số cƣ dân khác, nghi lễ cầu sức khỏe, trị bệnh lại là một trong
những nghi lễ lớn, truyền thống, nằm trong chu kỳ đời ngƣời. Lễ cúng sức
khỏe là một trong những lễ quan trọng trong hệ thống nghi lễ vòng đời ngƣời
của ngƣời Êđê. Lễ này thƣờng đƣợc tổ chức sau mùa rẫy, từ tháng 11 đến
tháng 3 dƣơng lịch năm sau. Sau lễ mừng thọ 60 tuổi, cứ ba năm 1 lần, vào
dịp những tháng rảnh rỗi sau mùa rẫy là mọi ngƣời trong gia đình, dòng họ tổ
chức lễ này cho ông bà (còn gọi là lễ Gơng drai). Hay ở ngƣời Jrai, lễ cầu sức
khỏe cho ngƣời tới tuổi trƣởng thành, hay còn gọi là cúng yang Mơpú, là một
nghi lễ lớn, rất đƣợc các nhóm ngƣời Jrai chú trọng, cầu cho con cái họ đƣợc
khỏe mạnh, thành phần tham dự có mặt đông đủ dòng tộc, họ hàng. Đây là
một sự kiện quan trọng trong cuộc đời ngƣời Jrai nên dân làng đến dự đông
đủ và coi nhƣ một ngày hội của làng.
1.3. Các nghiên cứu về tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày
Đời sống tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày cũng thu hút đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến chủ đề này bao gồm nghiên cứu của tác giả La Công Ý trong
Đến với người Tày và văn hóa Tày (2010), phân tích nhiều khía cạnh của đời
sống ngƣời Tày với một sự khái quát cao. Với tƣ liệu thu đƣợc từ các chuyến
điền dã trong gần 30 năm, kết hợp với các tài liệu khác, tác giả La Công Ý đã
có một công trình viết về ngƣời Tày và văn hóa ngƣời Tày khá đặc sắc. Ngoài
những phần về dân cƣ, ngôn ngữ lịch sử, phong tục tập quán, v.v. tác giả xem
xét đời sống tín ngƣỡng và các nghi lễ của ngƣời Tày và khẳng định: Đề cập
tới những giai tầng xã hội ngƣời Tày không thể không nhắc tới những ngƣời
làm nghề cúng bái bao gồm 4 nhóm khác nhau là tào, mo, then, pựt. Có thể
15
nói, đây là tầng lớp xã hội đặc biệt cho dù xét về mặt nhân khẩu họ chỉ chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ nhƣng lại có ảnh hƣởng hết sức to lớn đối với ngƣời dân ở
địa phƣơng. Cụ thể, trong chƣơng VI của cuốn sách này, ở mục “Tín ngƣỡng
dân gian” (tr.371-tr.385), tác giả đã nêu khái quát về đời sống tín ngƣỡng của
ngƣời Tày ở Việt Nam, qua đó khẳng định thuyết đa thần, thuyết linh hồn bất
tử, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, đồng thời bàn về các ông Then, bà Then và
vai trò chữa bệnh của họ thông qua ma thuật, bùa ngải.
Công trình nghiên cứu Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng (2009) của tác giả
Nguyễn Thị Yên, trên cơ sở tập trung khảo tả ở 4 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Thái Nguyên), đã có những phân tích khá chi tiết về đời sống tín
ngƣỡng dân gian của ngƣời Tày, Nùng, thực trạng và biến đổi trong đời sống
tín ngƣỡng dân gian cũng nhƣ các chức năng của đời sống tín ngƣỡng dân
gian trong văn hóa Tày, Nùng. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng
mô tả và phân tích về một số nghi lễ tiêu biểu: Quyển đẳm trong đám tang
thầy cúng ngƣời Tày, Hát thợ trong đám tang của ngƣời Tày, Lễ cấp sắc của
Pụt Nùng, Lễ cấp sắc của Then Tày, Lễ đầy tháng của Pụt Tày, Lễ mừng thọ
của Then Tày, Lễ chữa bệnh của Then Tày. Có thể nói đây là một tác phẩm
phân tích khá sâu đời sống tín ngƣỡng và lễ hội của các tộc ngƣời Tày, Nùng.
Riêng về nghi lễ Then, tác giả xem xét nhƣ một trong những nghi lễ tiêu biểu
trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Tày và tác giả phân tích ở các khía cạnh:
nguyên nhân, thời điểm cũng nhƣ các hình thức diễn xƣớng trong nghi lễ và
chức năng chữa bệnh của những ngƣời hành nghề Then.
Trong một công trình nghiên cứu khác có tựa đề Đời sống tín ngưỡng của
người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng tác giả Nguyễn Thị Yên dành
một chƣơng (chƣơng 2) trình bày chi tiết hơn về các hình thức văn hóa tín
ngƣỡng của ngƣời Tày ở khu vực biên giới Hạ Lang, Cao Bằng. Theo tác giả
thì có 4 hình thức văn hóa tín ngƣỡng tiêu biểu, đó là Then và hình thức văn
hóa tín ngƣỡng Then; tào và sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng tào; siên và sinh
hoạt văn hóa tín ngƣỡng siên; thầy phƣờng. Về vấn đề Then, tác giả đã giới
16
thiệu chung về Then, dụng cụ hành nghề, lý do hành nghề; các nghi lễ phục
vụ cho cộng đồng làng bản; các nghi lễ theo yêu cầu của các gia chủ; các nghi
lễ đối với bản thân Then. Trong các nghi lễ đƣợc thực hiện theo yêu cầu của
các gia chủ, tác giả khẳng định thực hành các nghi lễ giải hạn/cầu an là một
trong những công việc quan trọng nhất của những ngƣời hành nghề Then.
Tác giả Hà Đình Thành trong cuốn Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt
Nam 2010) đã nghiên cứu văn hóa dân gian Tày, Nùng trong bối cảnh văn hóa
dân gian Việt Nam để tìm ra những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của hai dân
tộc này. Tập trung phân tích tổ chức xã hội của ngƣời Tày và khẳng định tổ
chức xã hội truyền của ngƣời Tày ở cấp địa phƣơng chính là thôn bản. Thôn
bản với ngƣời Tày là một cộng đồng “cộng mệnh”, tức là sự gắn bó cộng
đồng trên cơ sở cùng tôn thờ những biểu tƣợng tâm linh và sự che chở của
thần bản mệnh cho thôn bản. Thôn bản cũng là nơi “cộng cảm” văn hóa, là
nơi nƣơng tựa, đùm bọc, giúp đỡ, là nơi thực hành các nghi lễ cúng tế thu hút
sự tham gia của ngƣời dân trong bản. Tác giả cũng khẳng định ngƣời thực
hành những nghi lễ mang tính tín ngƣỡng chính mo, then, những ngƣời có vai
trò quan trọng trong đời sống cộng đồng tộc ngƣời và họ thƣờng có uy tín cao
trong cộng đồng.
Liên quan đến tín ngƣỡng của ngƣời Tày còn có cuốn “Táng mừa pja lệ
đẳm” của tác giả Hoàng Hạc (sƣu tầm và biên soạn năm 2004). Trong công
trình này, tác giả Hoàng Hạc đã giới thiệu hình thức hát bụt trong cúng vía và
cúng mụ của dân tộc Tày. Ngoài ra ta còn có thể kể đến một số công trình đề
cập đến một nghi lễ cụ thể nhƣ “Việc tang lễ cổ truyền của người Tày” của
Hoàng Tuấn Nam (1990); “Then cấp sắc của người Tày ở huyện Quảng Uyên
tỉnh Cao Bằng” của Nguyễn Thị Yên (2005); “Tục cưới xin của dân tộc Tày”
của Triều Ân, Hoàng Quyết (2010)…
Điểm chung của nhiều các công trình nghiên cứu nêu trên về tín ngƣỡng,
nghi lễ là khẳng định tầm quan trọng của tín ngƣỡng và nghi lễ trong văn hóa
của ngƣời Tày. Về tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Tày, Then đƣợc quan tâm
17
nghiên cứu nhiều hơn cả vì tầm quan trọng đặc biệt của nó. Cuốn “Mấy vấn
đề về then Việt Bắc” của tác giả Nông Việt Hoàn là một khảo sát về Then trên
địa bàn rộng với tiếp cận Then là hình thức diễn xƣớng dân gian tổng hợp.
Trong công trình này, tác giả đã phân chia Then thành các loại: Then cầu yên;
Then chữa bệnh; Then bói toán; Then tống tiễn; Then cầu mùa, cầu đảo, diệt
trùng; Then chúc tụng (làm nhà, sinh con, cƣới hỏi); Then cấp sắc.
Tác giả Nguyễn Thị Yên trong công trình Then Tày thì có cách phân chia
khác. Đây đƣợc coi là một nghiên cứu đã giải quyết đƣợc những vấn đề cơ
bản liên quan đến then nhƣ bản chất tín ngƣỡng, sự hình thành biến đổi và đặc
điểm diễn xƣớng, giá trị của then….Căn cứ vào hình thức diễn xƣớng, tác giả
Nguyễn Thị Yên đã phân loại Then thành 4 loại chính: Then bói (bói chữa
bệnh, bói tình yêu); Then giải hạn, cầu yên (thƣờng diễn ra vào mùa xuân, cầu
mẹ Bjoóc phù hộ cho trẻ nhỏ, giản hạn nối số cho ngƣời già, then chúc phúc,
mừng thọ, gọi vía lạc, cầu tự, then chữa bệnh); Then chúc tụng (mừng nhà
mới, thăng quan tiến chức, làm ăn phát đạt, loại Then này ít về nghi thức,
nặng về ca hát, vui chơi, ứng tác); Lẩu then (Hội Then) tổ chức ở chính nhà
của các ông Then để dâng cúng tổ nghề then vào dịp thƣờng kỳ hàng năm và
đặc biệt là cấp sắc cho các ông then, và then. Tác giả Nguyễn Thị Yên trong
công trình này cũng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của tầng lớp hành
nghề cúng bái (tào, mo, then, pựt). Nghệ thuật diễn xƣớng Then Tày, Nùng
cũng đƣợc mô tả khá sinh động và tỉ mỉ trong công trình nghiên cứu Nét
chung và riêng của âm nhạc trong Then Tày, Nùng (2004) của tác giả Nông
Thị Nhình. Nữ tác giả này đã đề cập đến phần âm nhạc trong Then của mỗi
vùng, thông qua đó thấy đƣợc sự phong phú, đa dạng cũng nhƣ giá trị nghệ
thuật Then của ngƣời Tày, Nùng ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, Then nói chung và các loại nghi lễ Then chữa bệnh, giải hạn,
cầu an nói riêng của ngƣời Tày đã đƣợc các nhà nghiên cứu tìm hiểu dƣới các
góc độ và mức độ khác nhau ở nhiều công trình nghiên cứu. Trong đó, hƣớng
tiếp cận nổi bật là nhiều tác giả nhấn mạnh đến vị trí và vai trò của các ông/bà