Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIẾP CẬN VĂN HỌC TỪ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.72 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................2
1. Vị trí, vai trò của khoa học đối với văn học...........................................................................3
1.1. Vị trí..................................................................................................................................3
1.2. Vai trò................................................................................................................................3
2. Đặc điểm của hướng tiếp cận văn học từ khoa học..............................................................4
3. Khảo sát một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu theo hướng tiếp cận văn học từ các khoa học
.....................................................................................................................................................6
3.1. Taine.................................................................................................................................6
3.1.1 Quan niệm tác giả......................................................................................................6
3.1.2. Công trình nghiên cứu tiêu biểu................................................................................7
3.2. Tác giả Nguyễn Bách Khoa ( Trương Tửu, 1913-1999).................................................7
3.2.1. Quan niệm của tác giả..............................................................................................7
3.2.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu.....................................................................8
3.3. Một số tác giả khác........................................................................................................12
4. Tích cực và tiêu cực.............................................................................................................13
4.1. Tích cực..........................................................................................................................13
4.2. Tiêu cực..........................................................................................................................14
KẾT LUẬN.................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................17

1


MỞ ĐẦU
Khoa học đóng vai trò rất quan trọng đối với xã hội hiện nay, chi phối đến
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó văn học không phải là ngoại lệ.
Ở những thập niên đầu thế kỉ XX, những thành tựu khoa học của phương Tây đã
gây nhiều cảm hứng cho các nhà phê bình nước ta. Với lối phê bình văn học
theo hướng tiếp cận văn học từ các khoa học đã đem đến một cách nhìn mới mẻ
và đầy tiềm năng cho sự phát triển của văn học nghệ thuật. Hướng tiếp cận này
chú trọng việc phân tích, giải mã tác phẩm dựa trên mối quan hệ logic, có tính


khoa học, giải thích những vấn đề văn học nghệ thuật đơn thuần không giải thích
được. Dựa trên việc khảo sát một số tác giả phê bình văn học bằng việc tiếp cận
từ các khoa học để hiểu rõ hơn về những thành công và hạn chế của lối phê bình
này.

2


1. Vị trí, vai trò của khoa học đối với văn học
1.1. Vị trí
Văn học vốn được xem là một bộ môn khoa học, nên vị trí của khoa học
đối với văn học đóng một vai trò quan trọng, nó còn quan trọng hơn trong việc
đánh giá, nhận xét giá trị tác phẩm và phong cách sáng tác của tác giả thông qua
quá trình phê bình. Khoa học thâm nhập thẳng vào đời sống tinh thần, vào thế
giới quan, vào nhân sinh quan, vào tâm lý và tình cảm con người, thâm nhập
gián tiếp nhưng có tính chất căn bản vào tình cảm con người qua việc làm biến
đổi môi trường thị giác của họ, tạo ra những thói quen thị giác mới trong thực tại
đời sống. Khoa học đã tác động phức tạp và đa dạng vào sáng tác nghệ thuật và
đòi hỏi có hình ảnh của nó in dấu trên tác phẩm, tức có góp phần sinh ra các
hình thức mới của nghệ thuật. Sự tác động này không một chiều thô thiển mà
phải được coi như sự đối thoại sinh động - nhiều hình thức nghệ thuật tưởng như
là sự đồng thanh tương ứng với thực tại thấm đẫm ảnh hưởng khoa học - kỹ
thuật. Tuy nhiên, tiếp cận văn học từ góc nhìn khoa học là một hướng tiếp cận
mới mà người mở đường cho khuynh hướng tiếp cận này ở Việt Nam là Nguyễn
Bách Khoa.
1.2. Vai trò
Theo H. Taine, điều quan trọng nhất, cũng là khó nhất trong mỗi nghiên
cứu là tìm ra nét đặc trưng và chủ đạo mà mọi cái khác có thể được suy ra từ đó.
Vì vậy, dùng khoa học để rọi chiếu văn học giúp người phê bình, người tiếp
nhận nhìn tác phẩm từ một góc nhìn mang tính chính xác của các yếu tố khoa

học, hướng tiếp cận này đi ngược lại với khuynh hướng phê bình truyền thống
trước đó là bình văn và cảm thụ văn học theo dòng tâm sự, mang nhiều yếu tố
cảm tính. Khi được nhìn từ các khoa học thì “tâm sự chỉ là phần hữu thức”
“phần nổi của tảng băng”, trong khi cá tính con người lại chủ yếu thuộc “cõi
tiềm thức”, ở phần chìm, chiếm chín phần mười của tảng băng. Cá tính, theo
Nguyễn Bách Khoa, là một “kiến trúc” bao gồm nhiều yếu tố hóa hợp nhau rồi
3


kết tinh lại, trong đó nổi trội là ba yếu tố: sinh lí di truyền (huyết thống), địa lý
tự nhiên (quê quán, khí hậu, thổ ngơi, vị trí địa lí, lịch sử) và quan trọng nhất là
điều kiện xã hội (bối cảnh xã hội thời đại, vị trí đẳng cấp nhà văn)”.
Bằng cái nhìn khoa học, người tiếp nhận thấy được giá trị tác phẩm, cá
tính nhà văn từ góc nhìn rõ ràng hơn, ít khai thác đời tư mà dựa vào đời tư, nơi
sinh sống, những mối ảnh hưởng từ di truyền và môi trường trong việc hình
thành cá tính và nghệ thuật sáng tác của họ.
2. Đặc điểm của hướng tiếp cận văn học từ khoa học
Thuật ngữ khoa học mang nội hàm ý nghĩa là “dựa trên cơ sở lí lẽ (đối lập
với tôn giáo)1, chữ “khoa học” được tác giả Nguyễn Bách Khoa dùng với hai
nghĩa: thứ nhất là sự “khách quan” trong phân tích đánh giá các sự kiện; thứ hai
là vận dụng các lý thuyết của những bộ môn khoa học như tâm lý học, di truyền
học, xã hội học,... và phê bình văn chương.
Tiếp cận văn học dựa trên khoa học là cách lấy nhận thức lí tính làm chủ,
mượn đường dẫn lý thuyết để tìm tòi quy luật nghệ thuật của tác phẩm văn học
đồng thời phơi bày cái đẹp dựa trên cơ sở lý thuyết. Tính khoa học ảnh hưởng
vào trong văn học dưới sự lý giải của Nguyễn Bách Khoa tạo nên tiêu chí của
loại phê bình này là “cần gác bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và
dư luận đã định giá thi nhân và tác phẩm kia” để “làm hết nghĩa vụ của một nhà
phê bình vẫn tôn thờ khoa học” (Nguyễn Du và Truyện Kiều, 1942). Vì thế, đặc
điểm của khoa học trong văn học chủ trương rõ ràng và đối lập với truyền thống

bình văn và cảm thụ văn học – phê bình ấn tượng, trực giác chủ quan (Hoài
Thanh chủ soái). Theo đó người phê bình xuất phát từ một cái “thú”, một sự
“đồng cảm, đồng tình” với nhà văn và tác phẩm, đi tới chỗ trình bày lại những ý
nghĩ, những cảm xúc của mình do tác phẩm gợi lên. Do đó, một bài phê bình
theo lối ấn tượng thường mang cái nhìn chủ quan của nhà phê bình, phân tích về

1

Henri Benac, Dẫn giải ý tưởng văn chương, NXB GD, tr.772.

4


“con người và tác phẩm”, nói nhiều về tâm lí và thường ca ngợi mà không
chứng minh một cách khách quan.
Trong giai đoạn 1932 – 1945, một số công trình phê bình văn học dựa trên
cơ sở lý thuyết khoa học của Phân tâm học đã để lại nhiều ấn tượng. Trương Tửu
với bài phê bình “Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương” trên báo Tiến Hóa. Năm
1936, Nguyễn Văn Hanh viết “Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài”.
Ông giải thích rằng nữ sĩ Hồ Xuân Hương bị ám ảnh, bị thần kinh do dục tình
không thỏa mãn, Nguyễn Văn Hanh vận dụng một cách quá đơn giản, quá khái
quát sơ đồ “dồn nén - ẩn ức - thăng hoa (libido)”: “Dục tình ngày càng tăng,
càng nén lại càng bồng bột. Ngày qua tháng qua sức đã nén, dồn ép tình dục
càng tăng và sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Xuân Hương khủng hoảng tình
dục, khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh”. Sau này, Đỗ Lai Thúy đã tìm
cách lý giải thực chất cái dâm, cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương bằng một cách
tiếp cận khác, mới mẻ và tiến bộ hơn: ông đã dựa vào phương pháp tâm lý học
phân tích, lý thuyết siêu cổ mẫu của C.G.Jung kết hợp với tín ngưỡng phồn thực.
Đỗ Lai Thúy phát hiện trong thơ Hồ Xuân Hương: “Những biểu tượng phồn
thực là nỗi ám ảnh của bà. Trước hết ở tính toàn hiện của nó. Nghĩa là ở đâu nó

cũng có mặt. Từ những hình ảnh thực đến ảo giác. Vào thế giới Hồ Xuân Hương
như bước vào một nhà kính vạn gương, những biểu tượng phồn thực được nhân
lên đến vô tận, tạo thành một thế giới riêng biệt, tuy không khỏi có sự biến ảnh
dị dạng. Nhưng đó chính là ống kính đặc tả để ghi lại những trạng thái sung mãn
nhất của sự sống”.

5


3. Khảo sát một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu theo hướng tiếp cận văn học
từ các khoa học
3.1. Taine
3.1.1 Quan niệm tác giả
Taine (Hippolyte Adolphe Taine) là nhà triết học, nhà sử học và nhà phê
bình văn học Pháp. Ông là người đứng đầu của trường phái văn hóa- lịch sử,
trường phái chịu ảnh hưởng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội.
Khi nghiên cứu một nhà văn, Taine đưa ra ba nguyên lí cần phải áp dụng là
chủng tộc, địa điểm và thời điểm. Luận đề nổi tiếng: Dòng giống, Địa dư, Thời
đại (La Race, la Milieu, le Moment) mà các nhà phê bình coi là cốt lõi phương
pháp phê bình văn học của Taine, được nêu lên trong tác phẩm Về năng lực nhận
thức (De l’intelligence- 1870) của ông. Trong tác phẩm này, mặc dù có tiếp thu
nhiều quan điểm của thuyết duy cảm và thuyết liên tưởng( associationnisme) có
cội nguồn ở Anh, song về cơ bản H.Taine đã đưa ra một lý thuyết nhận thức sự
vật với hệ thống khái niệm và thao tác tư duy chặt chẽ của riêng ông. Theo
H.Taine, điều quan trọng nhất, cũng là khó nhất trong mỗi nghiên cứu là tìm ra
nét đặc trưng và chủ đạo ( un traitcaracteristique et dominant) mà mọi cái khác
có thể được suy ra từ đó. Trong cuốn La Fontaine và thơ ngụ ngôn của ông ( La
Fontaine et ses fables), Taine cho rằng có thể qua các yếu tố về nòi giống, hoàn
cảnh địa lý và thời điểm lịch sử nhà văn sống để lí giải mọi sự bí ẩn của văn
chương.

Trường phái văn hóa – lịch sử tìm giá trị của văn chương không phải ở bản thân
văn chương, mà ở đối tượng in dấu của văn chương, tức là văn hóa- lịch sử. Như
vậy, nó đã có phần đồng nhất văn chương với thực tại xã hội mà văn chương
phản ánh. Vì vậy, lịch sử văn chương mà Taine muốn tạo dựng thực chất là lịch
sử văn minh, lịch sử tư tưởng xã hội. Mối quan hệ biện chứng, chân thực giữa
các quá trình xã hội và quá trình văn học chưa được giải thích rõ.

6


Thuyết chủng tộc- địa lí- lịch sử này cho đến nay vẫn chưa hẳn là vô ích, chỉ có
điều nên vận dụng nó như thế nào, ở mức độ nào trong việc phê bình văn học.
Phê bình văn học đầu thế kỷ XX ở Việt Nam chịu ảnh hưởng H. Taine chủ yếu
là tư tưởng phê bình với ba nhân tố trên (dòng giống, địa dư, thời đại) và sự
trình bày hệ thống chặt chẽ các khái niệm.
3.1.2. Công trình nghiên cứu tiêu biểu
Tác phẩm có tiếng vang đầu tiên chính là luận văn Tiến sĩ mà Taine bảo
vệ năm 1853: Cảo luận về truyện ngụ ngôn của La Phôngten (Essaisur les fables
de la Fontaine).
Năm 1857, ngoài cuốn Những tiểu luận về phê bình và lịch sử (Les essais
de la critique et l’histoire), Taine còn cho ra mắt công trình được phổ cập Các
triết gia Pháp thế kỉ XIX (Les Philosophes Francais du XIXe siècle).
Sau các chuyến viễn du tới Anh và Italia, Taine cho xuất bản một loạt
những công trình như:
-

Chủ nghĩa thực chứng Anh ( Le Positivisme anglais).
Lịch sử văn học Anh (Histoire de la literature anglaise) – năm 1854.
Triết học nghệ thuật Italia (Philosophie de l’art en Italie).
Triết học nghệ thuật Hy Lạp (Philosophie de l’art en Grec).

Về cái lý tưởng trong nghệ thuật (De l’Ideal dans l’art).
Về năng lực nhận thức (De l’intelligence – 1870).
La Fontaine và thơ ngụ ngôn của ông (La Fontaine et ses fables).

3.2. Tác giả Nguyễn Bách Khoa ( Trương Tửu, 1913-1999)
3.2.1. Quan niệm của tác giả
Nguyễn Bách Khoa gọi phương pháp phê bình văn học của mình là "Phê
bình khoa học". Ông quan niệm rằng khi phê bình với phương pháp này thì cần
"gác bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và dư luận đã định giá thi
nhân kia và tác phẩm kia" để "làm hết nghĩa vụ của một nhà phê bình vẫn tôn
thờ khoa học" (Nguyễn Du và Truyện Kiều). Chữ "khoa học" được Nguyễn Bách
Khoa dùng với hai nghĩa: Thứ nhất là sự khách quan trong phân tích, đánh giá
7


sự kiện, hiện tượng. Thứ hai là vận dụng lí thuyết của những bộ môn khoa học
như tâm lí học, xã hội học, di truyền học, xã hội học ...vào phê bình văn chương.
Nguyễn Bách Khoa cho rằng phê bình văn học phải tìm hiểu cá tính nhà văn.
Ông cho rằng "Nghiên cứu một văn phẩm mà không tìm đến cá tính của nhà văn
và hình ảnh xã hội đương thời với nhà văn phản chiếu trong tác phẩm ấy tức là
không hiểu gì về nghệ thuật phê bình hết". Bởi lối phê bình tìm hiểu “tâm sự
nhà văn trong tác phẩm văn chương” kiểu truyền thống vừa dễ dãi vừa không
đúng đắn.
Ông tìm hiểu các nhà khoa học phương Tây và thử nghiệm nhiều lý thuyết
khoa học trong việc phê bình. Trong các công trình nghiên cứu của ông, tiêu
biểu là các thuyết: Thuyết chủng tộc – địa lý của Taine; thuyết Phân tâm học của
Freud; học thuyết Mác về phân chia giai cấp và văn học phản ánh xã hội.
Nguyễn Bách Khoa sử dụng lối tiếp cận xã hội học Mác-xít để xem xét
tác phẩm văn học. Nhưng cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng ông không
phải là nhà Mác – xít thứ thiệt. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu như

Nguyễn Du và Truyện Kiều, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, văn chương
Truyện Kiều… có thể thấy Nguyễn Bách Khoa đề cao lý luận Mác về xã hội và
văn học.
Ông quan niệm “khoa học đủ thế lực” phá tan bí mật của vũ trụ. Ông cho
rằng: “óc khoa học là khí cụ tiến hóa của đẳng cấp đang lên”, hình thức tư duy
trong các tác phẩm của ông là văn bản khoa học thực sự. Chúng xác định về mặt
nội dung khái niệm, có cách suy đoán theo quy luật nhận thức và được thiết lập
thành hệ thống chặt chẽ. Xem xét sự vật trong hệ thống là đặc điểm chính của
phong cách phê bình Nguyễn Bách Khoa.
3.2.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
* Nguyễn Du và Truyện Kiều
Truyện Kiều là một tác phẩm văn học đặc sắc của nền văn học trung đại
Việt Nam, do đó nó đóng một vị trí quan trọng trong việc trở thành một đối
tượng văn học mà các nhà nghiên cứu, phê bình hướng đến để tiếp cận và khám
8


phá. Trên chặng đường nghiên cứu và phê bình Truyện Kiều thì đã có nhiều
hướng khảo sát và bình giá ở nhiều phương diện khác nhau. Tính khoa học bắt
đầu được quan tâm đến, trong số đó cuốn Nguyễn Du và Truyện Kiều là một
hướng tiếp cận mang hướng khoa học của Nguyễn Bách Khoa.
Nguyễn Du và Truyện Kiều được xuất bản năm 1942, đây là một cuốn
chuyên khảo được Nguyễn Bách Khoa hướng đến phương pháp phê bình mới,
mang tính khoa học hơn lối phê bình truyền thống của các tác giả khác. Ông đã
vận dụng nhiều lí thuyết khoa học trong phê bình văn học, đối với Nguyễn Du
và Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã vận dụng ba lí thuyết nổi bật để tiếp cận,
đó là: Thuyết chủng tộc-địa lí của Taine, thuyết Phân tâm học của Freud và học
thuyết của Mác về phân chia giai cấp và văn học phản ánh xã hội.
Thứ nhất, theo thuyết chủng tộc - địa lí của Taine thì trong Nguyễn Du và
Truyện Kiều cá tính của Nguyễn Du là sản phẩm của sự chung đúc huyết thống

dòng họ Nguyễn và địa phương tính Nghệ Tĩnh với huyết thống họ Trần và địa
phương tính Bắc Ninh, đó là kết tinh của "lòng ham sống say sưa, cái khí tiết
hiên ngang không chịu khuất phục của giống nòi ( Nghệ tĩnh) với "đất của ái
tình", " của tinh thần mẫu hệ", " Những tính bồng bột...chiều theo cái đà phát
triển của muôn loài" (Bắc Ninh).
Thứ hai, theo thuyết Phân tâm học của Freud: đây là một thành tựu vĩ đại
của Khoa học thế kỉ XX, có ý nghĩa và lợi ích về nhiều mặt. Từ thành quả này
của khoa học thế giới, Nguyễn Bách Khoa đã áp dụng nó vào quá trình phê bình
tác phẩm văn học.
Thứ ba, theo học thuyết của Macxít, Nguyễn Bách Khoa tiếp cận Nguyễn
Du và Truyện Kiều trên nhiều lĩnh vực như triết học, kinh tế, chính trị, xã hội,...
Nguyễn Bách Khoa là người đầu tiên xem xét Truyện Kiều trên hai
phương diện là bối cảnh xã hội thời đại và nhân vật. Ông xem xét các nhân vật
chính trong truyện: Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều và các cảnh ngộ mà nhân vật
gặp phải như là "hình ảnh toàn khối" của Nguyễn Du. Mỗi nhân vật, mỗi cảnh
ngộ đã thể hiện một khía cạnh: Kim Trọng là đa cảm, đa tình, quả quýêt, Từ Hải
9


là một ước mơ "làm một vị anh hùng trong tưởng tượng", Thúy Kiều nhân vật
chủ chốt là sự thể hiện những mâu thuẫn trong tâm tính Nguyễn Du một ("cốt
cách đa tình đa cảm, hành động theo bản năng và trái tim mà suy nghĩ và lí luận
thì lại phải nấp sau bản ngã của tộc họ và đẳng cấp").
* Văn chương truyện Kiều
Văn chương Truyện Kiều được viết năm 1944. Trong cuốn sách này,
Nguyễn Bách Khoa đã dùng cái nhìn của lý thuyết cấu trúc kí hiệu học và tiếp
nhận nghệ thuật để hình thành nên cách nhìn của bản thân về văn chương
Truyện Kiều. Ở đó, ông đánh vào trực diện những vấn đề “tế nhị” và “tinh vi”
nhất của Truyện Kiều bằng giải thích khoa học, “mổ xẻ” vấn đề mà Hoài Thanh
và Đinh Gia Trinh không phân tách được. Tuy quá duy lý nhưng đã đặt ra được

những quan điểm thiết thực cho đời sống phê bình của tác phẩm.
Văn chương Truyện Kiều đi sâu vào nghiên cứu “chất thơ” và “cái đẹp”,
“lập giới thuyết minh bạch”, đưa ra những quan điểm mới lạ, cấp tiến mà trước
đó chưa có. Rằng cái vỏ âm thanh, ngôn ngữ chuyển tải ý nghĩa mà người dùng
gửi gắm. Tư duy của Nguyễn Bách Khoa mang tính khoa học qua việc ông “xác
lập các định nghĩa, giải thích một loạt các khái niệm, tiến đến tìm mối liên hệ
logic giữa các khái niệm nhằm nhận thức đối tượng”.
Trong Văn chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa tập trung phân tích
hai hiện tượng, đó là thiên tài nghệ sĩ và chất thơ nghệ thuật. Về thiên tài nghệ
sĩ, ông cho rằng vấn đề thiên tài, nói chung là các vấn đề về tư duy, "linh hồn",
cá tính con người đều gắn với tổ chức sinh lí con người. Về chất thơ nghệ thuật,
cụ thể là chất thơ trong Truyện Kiều, ông cho rằng "chất thơ” Truyện Kiều
“chứa chan chất tàn héo tiêu ma”, là “sự thất bại, tuyệt vọng, sự bi ai sầu muộn,
sự đầu hàng” của một đẳng cấp quý tộc ở địa vị Nguyễn Du.
Văn chương Truyện Kiều mang hướng tiếp cận khoa học ở chỗ tác phẩm
đã đi theo một hệ thống chặt chẽ trong kết cấu. Đi từ việc xác định “chất thơ”
truyện Kiều là nỗi bi ai sầu muộn đến việc chất thơ ấy chi phối cấu tạo hệ thống
10


hình thức như thể thơ, âm điệu… Cuối cùng là sự tác động của nó đến chủ thể
tiếp nhận qua sự thích hợp với tâm lí dân tộc mà được hoan nghênh, đón nhận.
Việc được nhận định "chất thơ" của một tác phẩm cũ trong tư duy mới theo một
hệ thống đã trở thành bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển của phê
bình văn học Việt.
* Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ
Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ là một công trình quan trọng trong
sự nghiệp nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa. Công trình này được khai sinh
năm 1944 khi văn học Việt Nam đang trong tiến trình hiện đại hóa, đời sống văn
học sôi nổi, những lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu từ bên ngoài được

vận dụng vào Việt Nam. Việc nghiên cứu công trình trên giúp chúng ta hiểu sâu
hơn về ông: ý thức tiên phong, đặc điểm tư duy khoa học, sở trường nghiên cứu,
khả năng vận dụng mô hình lý thuyết bên ngoài vào thực tiễn văn học Việt Nam,
văn phong, tinh thần làm việc và cả những hạn chế trong cách xử lý, cách vận
dụng các tri thức khoa học khi tham chiếu vào một hiện tượng văn học cụ thể.
Đồng thời chúng ta có căn cứ để đánh giá đóng góp của ông trong lịch sử hiện
đại hóa phương pháp nghiên cứu-phê bình văn học ở Việt Nam.
Để khảo cứu văn tài Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bách Khoa đã phải theo
cái “phương pháp khoa học cao nhất, hiệu nghiệm nhất trong tư tưởng giới hiện
đại của loài người” đó là “phương pháp duy vật biện chứng”. Từ đây ông đã bắt
đầu phê phán lí thuyêt của H.Taine như một lí thuyết “duy vật dung tục và máy
móc”. Nguyên lí cơ bản để giải thích về những “cá nhân đặc biệt” của ông là các
luận điểm của C. Mác. Nguyễn Bách Khoa đã dựa trên hoàn cảnh xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, và số phận đẳng cấp sĩ phiệt Nho giáo
mà Nguyễn Công Trứ là một “phần tử” để làm cơ sở giải thích hầu như mọi vấn
đề của “hiện tượng Nguyễn Công Trứ”: thái độ đối với cái nghèo, sự hành lạc,
cái ngông, chí nam nhi...

11


Có thể nói rằng, đến Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Bách Khoa đã chứng minh được khả năng vận dụng phương pháp phê bình mác
xít. Nhiều luận điểm của ông về Nguyễn Công Trứ, sau này, được các học giả
kế thừa. Điều đó đã chứng tỏ giá trị khoa học của công trình.
3.3. Một số tác giả khác
Ở Việt Nam, ngoài Nguyễn Bách Khoa thì đã có nhiều tác giả có những
công trình nghiên cứu, tiếp cận văn học từ các khoa học. Có thể kể đến một số
tác giả như:
Nguyễn Văn Hạnh, đây là tác giả đã ứng dụng lí thuyết phân tâm học để

phân tích về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương.
Đào Duy Anh có hướng phê bình, khảo cứu Truyện Kiều theo hướng tiếp
cận khoa học. Trong cuốn khảo luận về Kim Vân Kiều Truyện. Đào Duy Anh đã
khảo sát, bình luận Truyện Kiều tương đối toàn diện về các mặt: tiểu sử tác giả,
lai lịch tác phẩm, tư tưởng của tác giả đến tác phẩm đến nhân vật, văn chương
và địa vị tác phẩm trong đời sống tư tưởng và văn hóa dân tộc. Ông đã có những
thái độ khách quan, nghiêm túc và cẩn trọng khi bình giá Truyện Kiều. Cuốn
khảo cứu Kim Vân Kiều Truyện được xem là một cuốn nghiên cứu phê bình đầu
tiên theo lối khảo cứu khoa học.
Nguyễn Đình Giang trong Thử tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều theo
một phương pháp mới của mình đã vận dụng phương pháp tính tình khoa trong
việc nghiên cứu tính tình của Nguyễn Du thông qua các nhân vật Truyện Kiều.
Nguyễn Đình Giang cho rằng, mỗi nhân vật đã mang trong mình ba con người
tâm lí khác nhau. Thứ nhất, là con người hoàn toàn "thoải mái" vì khát vọng đã
thực hiện trong đời sống rồi. Thứ hai, là con người chỉ sống hoàn toàn những
ước vọng trong mộng tưởng vì hoàn cảnh thân xác, trí tuyệt, tình cảm hay xã hội
không cho phép thực hiện những ý tình của mình ra ngoài được. Thứ ba, là con
người sống trong xung đột và mâu thuẫn giữa "lí tưởng" của đời sống thực tại.
Theo ông, văn chương chính là một cách sống để có thể bù trừ cho phần tâm lí
đã bị dồn nén, những khát vọng mà hoàn cảnh bên ngoài không cho phép thực
12


hiện điều đó. Đó là một lối giải thoát và bù trừ tâm lí mà nhà phân tâm học
Freud đã từng nói. Đây là một trong những nguyên nhân để các nghệ sĩ gửi gắm
nỗi lòng vào văn chương. Dựa trên những lí thuyết của tính tình khoa mà
Nguyễn Đình Giang đã tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du qua Truyện Kiều. Qua
đó, ông đưa ra những nhận xét về tâm lí của Nguyễn Du, về sự tác động của tâm
lí Nguyễn Du đến việc phân chia hệ thống nhân vật cũng như về nhân sinh quan
của tác giả đối với cuộc sống.

Đàm Quang Thiện trong cuốn Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều đã
vận dụng lí thuyết phân tâm học để tìm hiểu về tâm lí của Thúy Kiều với ý niệm
bạc mệnh trong cuộc đời của nàng. Đàm Quang Thiện dẫn lí luận về di truyền
học và cho rằng Thúy Kiều mang một tiên thiên rất nặng nề về tình cảm. Sở dĩ
nàng như vậy là chịu sự ảnh hưởng di truyền từ Vương ông và Vương bà, họ đều
là những người giàu tình cảm. Để chứng minh kết luận này, ông đã đưa ra những
dẫn chứng và lí luận sắc bén về khái niệm nhiễm sắc thể và về sự di truyền.
Dựa trên lí thuyết phân tâm học linh hồn con người được chia thành ba
phần: bản ngã là phần chứa đựng trong nó tất cả những bản năng được tạo nên
bởi sự di truyền, tự ngã là ý thức tâm lí của mỗi người khiến cho họ hiểu chính
mình và hoàn cảnh của mình, thượng ngã là cái gọi là lương tâm. Mỗi lần bản
ngã đưa ra một ước vọng không phù hợp với chuẩn mực xã hội thì sẽ bị cái gọi
là thượng ngã đẩy lùi. Sự đẩy lùi đó khiến cho con người có cảm giác mặc cảm.
Đây là sự lí giải cho mặc cảm bạc mệnh của nhân vật Thúy Kiều, chính vì vậy
mà Thúy Kiều đã sáng tác cho mình bản đàn có tên là "bạc mệnh".
4. Tích cực và tiêu cực
4.1. Tích cực
Sự khác nhau giữa khoa học về văn chương và phê bình là ở chỗ phê bình
không thuần lý thuyết mà mang tính thực tiễn. Phê bình không bao quát toàn bộ
hiện tượng văn chương mà chỉ quan tâm đến tác phẩm. Chính vì vậy phê bình
khoa học không nhằm mục đích rút ra cái bản chất, cái quy luật của văn học mà
chỉ hướng tới cái cụ thể. Phê bình cho phép sự xuất hiện của ấn tượng chủ quan,
13


những tình cảm những cảm xúc mang tính cá nhân. Tuy nhiên đó phải là những
cảm xúc mang tính đại diện mới có giá trị cao. Nguyễn Bách Khoa đã đưa ra
được quan điểm của mình về “phê bình khoa học” theo một cách rõ nhất đó là
“sự khách quan trong phân tích đánh giá sự kiện, hiện tượng” và “vận dụng các
lí thuyết của những bộ môn khoa học khác (tâm lí học, di truyền học, xã hội học,

…). Lối phê bình theo lí thuyết này đối lập với lối phê bình truyền thống: hoặc
thiên về cảm thụ chủ quan, hoặc thiên về "phê bình phù phiếm", như cách nói
của ông, tức mô tả tỉ mỉ cái khéo trong việc đặt câu dùng chữ, tả người...
Thay đổi được lối “phẩm bình” cũ về văn chương bằng một lối bằng một
lối phê bình toàn diện và hệ thống hơn đối với tác phẩm văn học, để cho tác
phẩm của phê bình ngày càng khách quan hơn.
Bộc lộ những quan điểm phê bình khác trước, ngôn ngữ phê bình linh
hoạt hơn, bày tỏ cách nhìn nhận mỗi hiện tượng văn học mang tính quy mô sâu
rộng hơn lối phê bình truyền thống.
Khoa học trong phê bình tạo ra những sản phẩm có giá trị lâu dài mang
tính lập luận chặt chẽ, như các tác phẩm của Nguyễn Khoa Bách chúng xác định
về nội dung khái niệm có cách suy đoán theo quy luật nhận thức và được thiết
lập thành một hệ thống chặt chẽ.
4.2. Tiêu cực
Đưa phê bình văn học đi theo một lối mòn, như Nguyễn Khóa Bách ông
quá tin vào suy luận logic khiến cho mọi đánh giá trở nên máy móc, trong khi
thực tế ngày nay cho ta biết rằng sự sinh thành và phát triển của các sự vật
không phải bao giờ cũng tuân theo một trình tự có thể đoán trước được. Bên
cạnh cái tất yếu còn song hành cái phi logic.
Cũng như một số công trình khác, Nguyễn Bách Khoa ít chú trọng đến
bình diện nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong cuốn sách Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ, chúng ta không thấy sự phân tích về thể loại, ngôn
14


ngữ, hình tượng... Ở Việt Nam trước đây, khá phổ biến tình trạng khi tiếp cận
tác phẩm, nhà phê bình chỉ chú trọng phân tích bình diện nội dung tư
tưởng mà ít chú trọng phương thức thể hiện, đó là một nhận thức phiến diện về
phê bình mác xít, dẫn đến hậu quả, khá nhiều công trình phê bình mác xít thiếu
sự phân tích nghệ thuật hoặc có phân tích nhưng hời hợt. Nhà phê bình Nguyễn

Bách Khoa chỉ khắc phục được hiện tượng này trong công trình Văn nghệ
bình dân Việt Nam, nhưng ông lại sai lầm ở bình diện khác.
Theo thực tế học thuật ở Việt Nam, các khoa Ngữ văn thường có hai mảng
ngôn ngữ và văn học. Mảng ngôn ngữ học mang tính khoa học còn mảng nghiên
cứu và phê bình văn học (theo nghĩa phân biệt với ngôn ngữ học) không được
đặc trưng bởi tính khoa học mà đón nhận nhiều đường hướng khác nhau. Văn
phong của nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học thành công là thứ văn
phong có sức quyến rũ riêng biệt chứ không phải là thứ ngôn ngữ sản xuất hàng
loạt theo các khung khổ. Vậy nên khoa học trong phê bình nếu như không tiết
chế phù hợp sẽ bóp nghẹt những tư tưởng phê bình mới mẻ mang tính sáng tạo.

15


KẾT LUẬN
Phê bình văn học là một trong những bộ môn khoa học góp phần quan
trọng trong việc đưa tác phẩm văn học đến gần hơn với bạn đọc. Trong tiến trình
phát triển của mình, phê bình văn học Việt Nam đã có nhiều đổi mới sáng tạo,
trong đó thì phê bình tác phẩm văn học theo lối tiếp cận các khoa học là một
phương pháp đã mang lại nhiều thành tựu lớn với tên tuổi của nhiều nhà nghiên
cứu qua các thời kì. Tuy nhiên, để lối tiếp cận văn học này được phát triển theo
một định hướng đúng đắn và phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi
các nhà nghiên cứu, phê bình khoa học cần phải có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ và
toàn diện để đưa ra những lí luận, lí thuyết chính xác, cụ thể và mang tính ứng
dụng cao.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Thị Thu Hằng, “Công trình Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ của
Nguyễn Bách Khoa và vấn đề tiếp nhận của phương pháp nghiên cứu xã hội
học”, Đại học Thái Nguyên
2. Nguyễn Thành, “Đặc điểm phê bình văn học của Trương Tửu”, tạp chí Khoa
học Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
3. />%C3%ACnh-ph%C3%A2n-t%C3%A2m-h%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-mi
%E1%BB%81n-nam-1954-1975.html
4. />%C3%ACnh-ph%C3%A2n-t%C3%A2m-h%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-mi
%E1%BB%81n-nam-1954-1975.html
5.:8081/dspace/bitstream/DHTL_123456789/140
7/2/KY%20YEU%202014%20PHAN%202_28.pdf
6. Trịnh, Bá Đĩnh, 2011, Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương
Tây, phòng lý luận, viện văn học.

17



×