ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH VĂN HÙNG
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG
KINH TRUNG BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH VĂN HÙNG
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG
KINH TRUNG BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỒNG LƢU
Đà Nẵng – Năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Bố cục của đề tài ..................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ .................................. 8
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH, PHỔ
BIẾN KINH TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM ..................................................... 8
1.1.1. Lịch sử hình thành kinh Trung Bộ .................................................... 8
1.1.2. Quá trình phiên dịch và phổ biến kinh Trung Bộ tại Việt Nam ..... 15
1.2. KHÁI QUÁT NỘI DUNG VÀ VỊ TRÍ KINH TRUNG BỘ TRONG
HỆ THỐNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ........................................................ 17
1.2.1. Khái quát nội dung kinh Trung Bộ ................................................. 17
1.2.2. Vị trí kinh Trung Bộ trong hệ thống kinh điển Phật giáo ............... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
TRONG KINH TRUNG BỘ ........................................................................ 28
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................. 28
2.2. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC CON NGƢỜI
TRONG KINH TRUNG BỘ ........................................................................... 29
2.2.1. Giáo lý Duyên khởi ......................................................................... 29
2.2.2. Giáo lý Nghiệp ................................................................................ 37
2.2.3. Ngũ uẩn ........................................................................................... 45
2.3. QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƢỜI
TRONG KINH TRUNG BỘ ........................................................................... 56
2.3.1. Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau ............................................ 56
2.3.2. Vô ngã của căn, trần, thức............................................................... 62
2.4. CON ĐƢỜNG ĐƢA ĐẾN HẠNH PHÚC CHO CON NGƢỜI ............. 65
2.4.1. Nếp sống hòa hợp............................................................................ 65
2.4.2. Bát Chánh Đạo ................................................................................ 71
2.5. QUAN ĐIỂM VỀ SỰ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO TRONG
KINH TRUNG BỘ ......................................................................................... 81
2.5.1. Thiền định và thiền quán................................................................. 81
2.5.2. Tiến trình giải thoát ......................................................................... 83
2.5.3. Niết bàn ........................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 92
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ ẢNH
HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH
TRUNG BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƢỜI VIỆT ............ 94
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT
GIÁO TRONG KINH TRUNG BỘ................................................................ 94
3.1.1. Những giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ . 94
3.1.2. Những hạn chế của nhân sinh quan phật giáo trong kinh Trung Bộ 103
3.2. MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
TRONG KINH TRUNG BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƢỜI
VIỆT .............................................................................................................. 104
3.2.1. Ảnh hƣởng về mặt tƣ tƣởng .......................................................... 105
3.2.2. Ảnh hƣởng qua phong tục tập quán .............................................. 106
3.2.3. Ảnh hƣởng về mặt đạo đức ........................................................... 111
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
A – la – hán: theo Phật giáo Nguyên thủy là "ngƣời xứng đáng" hoặc là
"ngƣời hoàn hảo", là ngƣời đã đoạn trừ các phiền não, giác ngộ
và đạt tới Niết-bàn.
Phạm hạnh: Hạnh thanh tịnh. Ngƣời xuất gia tinh tấn tu hành, siêng năng giữ
giới, phòng hộ căn môn, nuôi mạng thanh tịnh và chánh niệm
tỉnh giác đƣợc gọi là ngƣời sống phạm hạnh.
Pháp:
bao gồm Pháp hữu vi (sự vật, hiện tƣợng tâm lý vật lý do duyên
khởi sinh) và Pháp vô vi (là pháp không có hình tƣớng nên nó
không sanh diệt, không sạch dơ, không tăng giảm vì nó dứt khỏi
các tƣớng hữu vi gọi là tịch diệt, ví dụ nhƣ: hƣ không, niết bàn).
Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Nam truyền: là một trƣờng phái Phật
giáo tiếp nhận kho tàng giáo lý kinh điển Pali, mà theo nhƣ các
học giả thƣờng đồng ý với nhau rằng còn lƣu lại đƣợc những ghi
chép các giáo lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian.
Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Phát triển: là một trƣờng phái Phật giáo
đƣợc hình thành trong khoảng thế kỷ thứ I trƣớc và sau Công
nguyên trên nền tảng kế thừa và phát triển những giáo lý căn
bản của Phật giáo.
SCN:
sau công nguyên
TCN:
trƣớc công nguyên
Tăng đoàn: tập thể Tỳ kheo từ bốn ngƣời trở lên, sống chung hòa hợp.
Tỳ kheo:
là ngƣời từ bỏ cuộc sống thế tục, xuất gia tu hành, thụ lãnh giới
luật, trở thành tăng sĩ Phật giáo.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gần hai nghìn năm hiện diện và đồng hành cùng dân tộc, những giáo lý
Phật giáo đã thấm sâu trong từng “nếp ăn, nếp nghĩ” của ngƣời dân Việt. Đã
từ lâu, Phật giáo không còn đƣợc xem với tƣ cách là một tôn giáo ngoại nhập,
mà là một tôn giáo đã đƣợc tiếp biến, bản địa hóa và trở thành một phần trong
đời sống tinh thần dân tộc.
Trong suốt tiến trình lịch sử, với những tƣ tƣởng nhân sinh nhập thế và
tích cực, Phật giáo luôn luôn là một tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần ngƣời Việt; góp phần định hình lối sống, phong tục, chuẩn mực
giá trị đạo đức văn hóa Việt.
Tuy nhiên, do sự thăng trầm của lịch sử, nhiều khi những giá trị của
Phật giáo chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu và vận dụng đúng mức để Phật
giáo có những cơ hội phát huy những vai trò tích cực của mình.
Trong thời đại ngày nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào một giai đoạn hội
nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để chúng ta
hội nhập kinh tế quốc tế và giao lƣu văn hoá và tri thức với các dân tộc trên
thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình này cũng đặt nƣớc ta vào nguy cơ bị các
giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là
các giá trị văn hoá phƣơng Tây xâm nhập ồ ạt, tác động làm cho tính ích kỷ cá
nhân mỗi ngày một tăng lên, bạo lực gia đình, lối sống hƣởng thụ vật chất lan
rộng, đạo đức xã hội ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, làm tổn hại bản
sắc văn hoá dân tộc, khuynh đảo các giá trị đạo đức. Đồng nghĩa rằng, bản sắc
văn hóa hàng nghìn năm của chúng ta đang đứng trƣớc một nghịch lý phức
tạp: vừa có khả năng giao lƣu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá rất
nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
2
VIII, Đảng cũng đã nêu rõ: “Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở rộng
giao lƣu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao văn hóa dân tộc,
kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân
tộc” [25, tr.11]
Để đạt đƣợc mục tiêu vừa phát triển kinh tế, giao lƣu văn hóa, đồng
thời vừa bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, xây
dựng đời sống giàu đẹp, hạnh phúc; thiết nghĩ, việc nghiên cứu các giá trị tinh
thần của nhân loại nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng, để bồi
đắp cho các giá trị tinh thần của dân tộc là một điều hết sức cần thiết.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, những giá trị nhân sinh của Phật giáo
nói chung và kinhTrung Bộ nói riêng có thể đƣợc khẳng định và thực sự phát
huy vai trò của mình, góp phần làm phong phú truyền thống tốt đẹp của con
ngƣời Việt và xây dựng một “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật
giáo trong kinh Trung Bộ” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn khái quát một cách hệ thống những nội
dung cơ bản của kinh Trung Bộ, nêu lên những giá trị, hạn chế và một số ảnh
hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ đối với đời sống
tinh thần ngƣời Việt.
Với mục tiêu đặt ra, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát và trình bày tổng quan về sự ra đời và tóm tắt
những nội dung cơ bản của kinh Trung Bộ.
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản về nhân sinh quan Phật giáo
trong kinh Trung Bộ.
Thứ ba, nêu ra những giá trị lý luận, thực tiễn và những hạn chế của
nhân sinh Phật giáo trong kinh Trung Bộ đối với Phật giáo nói chung và một
số ảnh hƣởng của nó đối với đời sống tinh thần ngƣời Việt.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
nhân sinh quan của Phật giáo trong kinh Trung Bộ, phân tích và đánh giá
những giá trị và ảnh hƣởng của nó đối với các phƣơng diện của đời sống tinh
thần ngƣời Việt.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn tìm hiểu những tƣ tƣởng nhân
sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ qua văn bản đã đƣợc dịch sang tiếng
Việt của hòa thƣợng Thích Minh Châu (Đại tạng kinh Việt nam – Kinh Trung
Bộ, ba tập, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành,1992), đồng thời
tham khảo một số tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa, triết học việt
nam và phƣơng Đông nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận những đặc điểm, những phạm trù cơ bản, những mô
hình, giá trị phổ quát của hệ thống đạo đức, triết học Phật giáo; tiếp cận
truyền thống, tín ngƣỡng, triết lý, tâm lý, đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt
Nam. Qua đó, góp phần nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan Phật giáo trong
kinh Trung Bộ.
Đồng thời, luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tƣợng và cụ thể, lịch
sử và lôgíc, đối chiếu, so sánh, chú giải học, v.v…
5. Bố cục của đề tài
Luận văn ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo, phần Nội dung gồm 3 chƣơng với 9 tiết.
Chương 1: Tổng quan về kinh Trung Bộ
Chương 2: Một số nội dung nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung
Bộ
Chương 3: Giá trị lý luận, thực tiễn và một số ảnh hƣởng của nhân sinh
4
quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ đối với đời sống tinh thần ngƣời Việt.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kinh Trung Bộ đƣợc kết tập, phiên dịch, chú giải và lƣu hành ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới có Phật giáo truyền đến, kể cả các nƣớc Phật giáo
Bắc truyền nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản…
Ở Việt Nam, song hành cùng với các bộ kinh của Phật giáo phát triển,
kinh Trung Bộ cũng đã đƣợc phiên dịch, nghiên cứu, đƣa vào “Đại tạng kinh
Việt Nam”, đồng thời, triển khai giảng dạy ở các Học viện Phật giáo, các
trƣờng Trung cấp Phật học và ứng dụng rộng rãi trong việc sinh hoạt, tu học
của tăng, ni, phật tử.
Theo chúng tôi đƣợc biết, hiện nay đã có một số công trình phiên dịch
và nghiên cứu về kinh Trung Bộ nhƣ: “Kinh Trung Bộ - Đại tạng kinh Việt
Nam” do hòa thƣợng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt
(1973). Với tác phẩm này, Thích Minh Châu đã đóng góp công sức rất lớn
trong việc chuyển ngữ bộ kinh từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trong công tác
đó, tác giả đã tham khảo và đối chiếu bản kinh Pàli với các bản kinh bằng
tiếng Anh, tiếng Nhật… nhằm đem lại một bản dịch có độ chính xác cao.
Tác phẩm “So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ
Pàli” (A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama and the Pali
Majjhima Nikaya) (luận án tiến sĩ của hòa thƣợng Thích Minh Châu, 1961).
Trong tác phẩm này, tác giả đã so sánh kinh Trung A-hàm (tạng kinh thuộc
Nhất thiết hữu bộ) trong bản dịch chữ Hán và kinh Trung Bộ trong bản dịch
chữ Pàli. Tác phẩm đã chứng minh rằng bản kinh Trung A-hàm (Àgama)
bằng chữ Hán và bản kinh Trung Bộ chữ Pàli (Pàli Nikàya) này có rất nhiều
điểm tƣơng đồng và cũng khá nhiều dị biệt. Ông đã nghiên cứu và có kết luận
rằng, cả hai bản dịch chữ Hán ngữ cũng nhƣ Pàli đều căn cứ trên một bản gốc.
“Dàn ý kinh Trung Bộ và tóm tắt kinh Trường Bộ” của Thích Minh
Châu, Nxb Tổng hợp, TP. HCM, 2011, tác giả đã tóm tắt nội dung chính từng
5
bài kinh trong hai bộ kinh này và giải thích những vấn đề, những thuật ngữ
đƣợc đức Phật nói đến trong các bài kinh đó.
“Toát yếu kinh Trung Bộ” (3 tập) của Thích Nữ Trí Hải, Nxb Tôn giáo,
2010. Với tác phẩm này, trong từng bài kinh, tác giả giải quyết theo năm
phần: toát yếu điểm quan trọng nhất của bài kinh, tóm tắt và bình giải nội
dung bài kinh, chú giải thuật ngữ, liệt kê và giải thích các pháp số liên hệ,
khái quát nội dung chính theo hình thức văn vần.
“Tìm hiểu Trung Bộ kinh” (3 tập) của Thích Chơn Thiện. Ba tập của
tác phẩm tƣơng ứng với ba tập của kinh Trung Bộ. Trong mỗi tập, tác giả đã
trình bày với ba phần chính: tổng quát các nội dung, nêu đặc tính của các nội
dung và tổng luận về tập kinh.
Bên cạnh đó, một số bài kinh riêng lẻ trong kinh Trung Bộ đã đƣợc các
nhà Phật học phiên dịch, nghiên cứu, giảng giải nhƣ: Luận giải kinh Chánh
Tri Kiến (kinh Trung Bộ tập I) của tỳ-khƣu Chánh Minh, Giảng giải kinh
Đoạn Giảm của thiền sƣ Mahasi (do tỳ kheo Pháp Thông dịch), Chú giải kinh
Căn Bản Pháp Môn của Bhikkhu Bodhi (do tỳ khƣu Giác Lộc dịch) và một số
pháp thoại giảng giải về kinh Trung Bộ do Thích Nhật Từ giảng đã đăng trên
trang Học viện Phật giáo nhằm giảng đạo cho các phật tử…
Tuy nhiên, kinh Trung Bộ là bộ kinh vô cùng uyên áo, mỗi bài kinh là
một chủ đề riêng biệt, hoặc một bài kinh với nhiều nội dung quan trọng khác
nhau. Đồng thời, cũng do những mục đích khác nhau, nên các công trình
trƣớc đây chủ yếu tập trung vào việc phiên dịch, giảng giải nhằm để giảng
dạy trong các trƣờng Phật học và ứng dụng thực hành trong giới tăng ni và
những ngƣời theo đạo Phật. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào
tiếp cận kinh Trung Bộ từ góc độ triết học để tìm hiểu về quan điểm nhân sinh
Phật giáo và những ảnh hƣởng của nó đối với đời sống tinh thần ngƣời Việt.
Ngoài ra, luận văn cũng đã tham khảo một số công trình đã công bố
thuộc các lĩnh vực: lịch sử, triết học Phật giáo, lịch sử triết học phƣơng Đông,
6
các các lĩnh vực: tƣ tƣởng, văn hóa, văn học, đạo đức Việt nam nói chung.
Về lĩnh vực lịch sử, triết học Phật giáo, có các công trình đã đƣợc công
bố nhƣ: “Việt Nam Phật giáo sử luận”, tập I, II, III của Nguyễn Lang (1994),
Nxb Hà Nội; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, tập I, II của Lê Mạnh Thát
(2002) Nxb TP. HCM; “Đại Phật sử”, tập I, II, III của Tỳ Khƣu Minh Huệ,
Nxb. Tôn giáo, 2008; “Đạo đức học Phật giáo” do Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam ấn hành năm 2005; “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo” của Thích
Tâm Thiện, Nxb T.P Hồ Chí Minh, 1998; “Lý thuyết nhân t nh qua kinh
tạng”Pali của Thích Chơn Thiện, Nxb Phƣơng Đông, 2009; “Vô ngã là niết
bàn” của Thích Thiện Siêu, Nxb Tôn giáo, 2000; Lưới trời ai dệt của Nguyễn
Tƣờng Bách, Tiểu luận khoa học và triết học, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2011…
Về lĩnh vực lịch sử triết học có các tác phẩm đã tham khảo nhƣ: “Lịch
sử triết học Ấn Độ cổ đại” của Doãn Chính, Nxb Thanh niên, 1999; “Lịch sử
triết học Ấn Độ - Kinh văn của các trường phái triết học Ấn độ” do Doãn
Chính chủ biên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội năm 2003; “Lịch sử triết học
phương Đông” tập IV của Nguyễn Đăng Thục, Trung tâm học liệu xuất bản,
1968; “Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2004), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội; …
Về lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa, văn học Việt Nam đã tham khảo nhƣ:
“Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh Nxb TP. HCM, 1992; “Giá
trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980; “Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa
truyền thống Việt Nam” của Đinh Hồng Hải, Nxb Tri thức, 2004; “Truyện Kiều
chú giải”, của Lê Văn Hòe, Quốc học thƣ xã, Hà Nội, 1953; “Một góc nhìn lịch
sử văn hóa và con người Việt Nam” của Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Truyền thông,
2016; “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần QuốcVƣợng Nxb Văn
học, 2015…
Nhìn chung, những công trình, tác phẩm trên đã đề cập tƣơng đối đầy
7
đủ về các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của ngƣời Việt, đó chính là nguồn
tƣ liệu quý giá gợi mở giúp tác giả triển khai và hoàn thiện về ý tƣởng của
mình.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TRUNG BỘ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN DỊCH, PHỔ
BIẾN KINH TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử hình thành kinh Trung Bộ
- Về Tam tạng kinh điển
Tam tạng kinh điển (kinh điển nguyên thủy bằng tiếng Pàli) là toàn
bộ những lời dạy do đức Phật nói ra trong 45 năm, từ sau khi thành đạo cho
đến khi Niết-bàn, cùng với đó là những bài giảng do các đệ tử của đức Phật
giảng giải và đƣợc Phật xác chứng, bao gồm: tạng Kinh: chứa đựng những bài
thuyết giảng giáo pháp của đức Phật truyền dạy cho những cá nhân hay cho
những nhóm ngƣời thuộc đủ mọi tầng lớp trong suốt thời gian tại thế; tạng
Luật: bao gồm những luật lệ và quy định cho tăng đoàn tu sĩ và những đệ tử tại
gia; tạng Luận: là phần triển khai các lời giảng của đức Phật ở mức độ cao rộng
hơn, triển khai về các vấn đề “uẩn”, “xứ”, “giới”, các vấn đề về “tâm”, những
yếu tố thuộc “tâm” hay “danh”, “sắc” tức vật chất và “niết-bàn”. Tam tạng kinh
điển đƣợc trùng tuyên, ghi chép, biên tập, kết tập thông qua các “Hội nghị kết
tập kinh điển”.
Theo nghiên cứu của các sử gia, vào thời đức Phật (624 TCN), ở Ấn độ
chƣa phổ biến việc sử dụng chữ viết, nền giáo dục lúc bấy giờ vẫn nhấn mạnh
vào tƣ duy của trí nhớ, thuộc nhiều và nhớ lâu. Vì thế, truyền thống truyền
miệng cũng là tập quán chính đề truyền thừa Tam tạng kinh điển Phật giáo
trong thời gian đầu (Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất và thứ hai)
(khoảng từ năm 544 TCN).
Tam tạng kinh điển đƣợc kết tập với quy mô đồ sộ đã khiến cho nhiều
học giả nghĩ rằng Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất và thứ hai hoàn toàn
là hƣ cấu, do tƣởng tƣợng mà ra. Bởi vì, với một số lƣợng đồ sộ kinh điển nhƣ
9
vậy không thể nào đƣợc ghi nhớ, tụng đọc và trùng tuyên lại đầy đủ đƣợc.
Thậm chí nhiều học giả ngờ vực về khả năng trí nhớ xuất chúng của Ngài
Ananda khi Ngài có khả năng đọc tụng lại tất cả những lời Phật dạy trong
Kinh Tạng! Tuy nhiên, những Tỳ kheo có trí nhớ phi thƣờng nhƣ vậy cũng
vẫn đƣợc tìm thấy trong giáo đoàn tăng, ni thời đại chúng ta để minh chứng
rằng cũng có những Tỳ kheo có trí nhớ phi thƣờng vào thời nguyên thủy.
Trong Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ sáu đƣợc tổ chức ở thủ đô Yangon,
Myanmar năm 1956, thiền sƣ Mingun Sayadaw Ashin Vicittasarabhivamsa
đã đọc thuộc tất cả Tam tạng kinh điển bằng trí nhớ của mình. Thiền sƣ có
thể trả lời tất cả mọi câu hỏi liên quan đến tất cả chi tiết của Tam tạng kinh
điển do vị chủ trì ban chất vấn của hội nghị này là Đại đức Mahasi Sayadaw
Ashin Sobhana đặt ra. Ngày nay, Myanmar vẫn sản sinh ra nhiều
Tipitakadhara sống (Hán dịch là Trì tam tạng đại sƣ), tức là ngƣời đã thuộc
lòng và kết tập toàn bộ Tam tạng kinh điển vào trong trí nhớ của mình.
Một mặt, Tam tạng kinh điển còn đƣợc phân định cho nhiều nhóm tu sĩ
khác nhau phụ trách việc thuộc, nhớ, và tụng đọc những phần khác nhau, để
đến khi cùng nhau kết hợp tụng đọc lại toàn bộ Tam tạng kinh điển. Đây là
một hệ thống truyền thừa tập thể một cách khoa học để có thể gìn giữ nguyên
vẹn Tam tạng kinh điển trong trí nhớ của các Tỳ kheo và truyền thừa cho
những thế hệ chúng ta ngày nay.
Tam tạng kinh điển có ba phiên bản đƣợc chấp nhận bởi ba trƣờng phái
Phật Giáo và hiện hành cho đến hôm nay:
+ Tam tạng kinh điển bằng tiếng Pàli (Pàli Tipitaka) của trƣờng phái
Phật giáo Nguyên thủy.
+ Đại Tam tạng kinh điển bằng tiếng Trung Hoa của trƣờng phái Phật
giáo Đại thừa (Mahayana Tipitaka), vốn là những bản dịch từ kinh điển bằng
tiếng Phạn (Sanskrit).
+ Tam tạng kinh điển Tây Tạng (Tibetan Tipitaka) bằng ngôn ngữ Tây
10
Tạng, còn đƣợc gọi là Kagyur (bao gồm những bản dịch từ kinh điển bằng
tiếng Phạn và bốn Đại kinh mật thừa Tây tạng (bao gồm những tác phẩm của
những học giả, luận sƣ ngƣời Ấn Độ và Tây Tạng).
Ở đây, chúng ta chỉ giới hạn tìm hiểu về Tam tạng kinh điển Pàli của
trƣờng phái Phật giáo nguyên thủy.
- Về các Hội nghị kết tập kinh điển
Từ khi đức Phật nhập niết bàn đến nay, những lời dạy của đức Phật đã
trãi qua sáu lần tổ chức hội nghị kết tập. Ban đầu, Tam tạng kinh điển đƣợc
truyền thừa bằng cách đọc tụng (truyền miệng). Về sau, từ hội nghị kết tập
kinh điển lần thứ ba (khoảng 247 TCN) trở đi, kinh điển bắt đầu đƣợc khắc
ghi và lƣu truyền cho đến ngày nay.
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất: Hội nghị đƣợc tổ chức vào
khoảng ba tháng sau đức Phật niết bàn (vào khoảng 544 TCN). Sự kiện lịch
sử này kéo dài hơn bảy tháng bên ngoài hang động Sattapanni trên đỉnh đồi
Vebhara ở Rajagaha (Raigir, thành Vƣơng-Xá), thủ đô của vƣơng quốc cổ
Magadha (Ma-kiệt-đà), nay thuộc bang Bihar, Ấn độ. Thành phần tham dự
hội nghị gồm có 500 vị Tỳ Kheo đã chứng đắc A-la-hán, là những đệ tử hàng
đầu của đức Phật, do Tỳ Kheo Đại-ca-diếp (một vị trƣởng lão trong hàng đệ
tử của đức Phật) triệu tập và chủ tọa. Nội dung hội nghị là kết tập lại Kinh,
Luật (Giáo pháp và Giới luật) và những đề cƣơng của Vi diệu pháp (Luận),
nhằm ngăn ngừa, bảo vệ chánh pháp của đức Phật không bị dính nhiễm bởi
những giáo pháp và giới luật sai lệch (dị giáo hay tà pháp).
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai: Hội nghị đƣợc tổ chức vào
khoảng 100 năm sau Phật niết bàn (444 TCN), tại thành Vesali thuộc tiểu
quốc cổ Licchavi, nay thuộc bang Bihar, Ấn độ. Mục tiêu ban đầu là để giải
quyết một số mâu thuẩn về giới luật do các tỳ kheo ở tại Vesali áp dụng, với
nỗ lực ngăn chặn những thoái hóa trong giáo đoàn. Sau khi giải quyết những
mâu thuẩn này, Tỳ Kheo Revata đã chọn ra 700 vị A-la-hán để tham dự hội
11
nghị kết tập kinh điển lần thứ hai. Hội nghị kết tập làm việc liên tục tám
tháng, để tụng đọc, trùng tuyên tất cả Giáo pháp và Giáo luật để bảo đảm chắc
chắn là những giáo lý đích thực của đức Phật đƣợc bảo tồn và truyền bá cho
những thế hệ tƣơng lai.
Vài thập niên sau cuộc kết tập thứ hai này, Phật giáo bắt đầu có sự ly
khai và hình thành 18 bộ phái khác nhau. Nguyên nhân ban đầu của sự ly khai
này đƣợc cho là do những lý thuyết dị giáo của Tỳ kheo Đại Thiên. Tuy
nhiên, theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, trong hầu hết những trƣờng hợp,
những sự khác nhau giữa một trƣờng phái này và một trƣờng phái khác có thể
là do những yếu tố khác nhau về mặt địa lý…, chứ không hẳn là khác nhau về
những vấn đề học thuyết hay giáo lý.
Từ sự phân chia này, một số ít các bộ phái Đại thừa có nguồn gốc từ phía
Nam đã mở rộng về phía Bắc và phía Đông Ấn Độ, những trƣờng phái Nguyên
thủy còn lại nhƣ Theravada (Trƣởng Lão bộ) đã phát triển xuống phía Nam Ấn
Độ.
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ ba: Hội nghị đƣợc tổ chức vào năm
khoảng 247 TCN, tại thành Hoa-thị, cổ quốc Ma-kiệt-đà, thuộc bang Bihar,
Ấn Độ ngày nay. Do Tỳ kheo Moggaliputta Tissa, một vị Tỳ kheo đã chứng
đắc A-la-hán, sống và tu hành ẩn dật trên núi Ahoganga ở thƣợng lƣu sông
Hằng làm chủ tọa, với sự bảo trợ của hoàng đế Ashoka (A-dục). Nội dung hội
nghị trƣớc hết là thanh lọc những ngƣời dị giáo, ngoại đạo giả dạng Tỳ kheo,
những ngƣời xuất gia không chân chánh. Mặc dù, những ngƣời này cùng sống
với các Tỳ kheo, nhƣng họ luôn thuyết giảng những giáo lý sai lạc và tạo ra
nhiều phức tạp, rối rắm trong Tăng đoàn. Sau đó, ngài Moggaliputta Tissa đã
mời một ngàn vị A-la-hán tham dự kết tập, biên tập lại những kinh điển chính
thống. Trong hội nghị này, nhiều tranh luận giáo lý khác nhau của nhiều bộ
phái Phật giáo khác nhau đã đƣa ra nghị sự, xem xét và bác bỏ, dẫn đến việc
biên soạn nên quyển “Kathavathu” (Những điểm dị biệt), một trong bảy tập
12
sách đƣợc đƣa vào “Vi diệu pháp tạng” (Luận tạng) sau này. Hội nghị đã kéo
dài đến chín tháng để tụng đọc và nghe lại toàn bộ Giáo pháp và sau đó toàn
bộ Tam tạng kinh điển (Pàli Tipitaka) đã đƣợc biên soạn và kết tập thành
công. Hoàng đế Ashoka đã cho khắc trên đá và triển khai truyền bá cho dân
chúng.
Thành công to lớn khác trong hội nghị này, đó là việc gửi đi những phái
đoàn truyền giáo đầy tâm huyết, trong đó có hai ngƣời con của vua A-Dục
đến những xứ sở xa xôi của khắp Ấn Độ, cũng nhƣ các vùng ngoài Ấn Độ
nhƣ: Tích Lan, Miến Điện và Kasmira (Kashmir thuộc Pakistan ngày nay)….
để truyền bá giáo lý của Phật.
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư: Hội nghị đƣợc tổ chức vào khoảng
100 năm TCN, tại Aloka Lena, thuộc Alu Vihàra, Sri Lanka ngày nay. Nội
dung hội nghị này để giải quyết những vấn đề trong Tăng đoàn và biên tập
Tam tạng kinh điển. Trong hội nghị này, Hội đồng kết tập đã kiểm tra lại một
cách cẩn thận, chắc chắn về tính chất chân thật, chính xác và quyết định ghi
chép lại Tam tạng kinh cùng với những luận giảng trên lá bối (một cây thuộc
họ cây cọ dừa), nhằm để lƣu truyền và tránh tình trạng sau này chánh pháp bị
biến mất, mai một hay tranh luận khi không còn ai hay nhóm ngƣời nào có thể
thuộc nhớ và đọc tụng lại chính xác toàn bộ Tam tạng kinh điển đồ sộ nhƣ
vậy. Hiện nay, tại Viện bảo tàng và Thƣ viện Phật giáo quốc tế tại Sri Lanka
vẫn đang bảo tồn bộ Tam tạng kinh điển bằng tiếng Pali đƣợc viết trên lá bối.
Trong khoảng thời gian này, ở Ấn Độ cũng đã diễn ra một Hội nghị kết
tập kinh điển khác dƣới sự bảo trợ của nhà vua Kanishka của xứ Kushan
(Kasmir ngày nay). Mục đích của Hội nghị kết tập này là cố gắng chấm dứt
những bất đồng, tranh luận trong Tăng đoàn và tụng đọc lại kinh điển. Đây
cũng đƣợc cho là Hội nghị kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tƣ.
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ năm: Theo lịch sử Phật giáo nguyên
thủy, Hội nghị lần thứ năm đƣợc tổ chức vào năm 1871, triều đại vua Mindon,
13
tại chân đồi Mandalay, thủ đô Mandalay, nƣớc Miến Điện (Burma), (Cộng
hòa Liên bang Myanmar ngày nay). Thành phần tham dự gồm 2400 Tỳ kheo
do ba hòa thƣợng Jagarabhivamsa, Narindabhidhaya và Sumangalasami đồng
chủ tọa, do vua Mindon là ngƣời bảo trợ. Cuộc kết tập kinh điển đã diễn ra
trong năm tháng. Nội dung hội nghị là đọc lại Tam tạng kinh điển và khảo sát
kỹ lƣỡng từng chi tiết nhỏ để xem có từ ngữ nào bị lỗi, thay đổi hoặc bị bỏ sót
hay không. Sau đó, toàn bộ Tam tạng kinh điển đã đƣợc khắc vào 729 phiến
đá cẩm thạch (Luật tạng khắc trên 101 phiến, Kinh tạng khắc trên 520 phiến,
và Luận tạng khắc trên 108 phiến) bằng chữ Myanmar, âm Pàli, mỗi phiến đá
có chu vi là: chiều cao 1.86m, bề rộng 1.07 m và bề dày 0.13m và đặt tại chùa
Kuthodaw, Mandalay. 729 phiến đá cẩm thạch này là pho tạng kinh Phật bằng
đá lớn nhất thế giới đƣợc Tổ chức kỷ lục thế giới ghi nhận. Phần chú giải của
Tam tạng kinh điển trong hội nghị lần thứ năm này đƣợc khắc trên 1.774
phiến đá khác vào những thập niên 90, đầu thế kỷ 20 và tôn trí tại chùa
Sandamuni cạnh chùa Kuthodaw, Mandalay.
Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ sáu: Công việc chuẩn bị cho hội nghị
này đã đƣợc tiến hành liên tục trong ba năm, từ 1951-1954. Trong thời gian
này, Tam tạng kinh điển và những tác phẩm luận giảng của Phật giáo khác đã
đƣợc xem xét bằng nhiều văn bản và ngôn ngữ, chữ viết khác nhau (Pàli,
Miến Điện, và Anh ngữ). Sau đó, đƣợc ghi chú, đánh dấu và đối chiếu một
cách công phu. Hội nghị chính thức khai mạc vào ngày 17 tháng 5 năm 1954,
tại một thạch động vĩ đại ở cố đô Yangon, Liên bang Myanmar, dƣới sự bảo
trợ của chính phủ Liên bang Myanmar đứng đầu là thủ tƣớng U Nu. Thành
phần tham dự gồm 2500 vị tỳ kheo, do hai vị Mahàsi Sayadaw và Bhadanta
Visittasara Bhivamsa làm chủ tọa. Nội dung khảo sát Tam tạng kinh điển theo
chính bản quốc gia Miến điện. Đại hội sử dụng 729 phiến đá khắc Tam tạng
kinh điển và 1.774 phiến đá cẩm thạch khắc chú giải của kỳ kết tập thứ năm
làm căn cứ. Đồng thời, các bản kinh cổ của Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên và
14
Hiệp hội Thánh điển Pàli ở Luân Đôn cũng đƣợc đem ra nghiên cứu, so sánh
và hiệu đính. Trong đại hội này, đại biểu của các quốc gia Phật giáo nhƣ Tích
Lan, Ấn Độ, Nê-pal, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia cũng đƣợc mời
tham dự. Toàn bộ Tam tạng kinh Pàli đã đƣợc phê duyệt và chứng nhận là
chính thống, cổ xƣa của đức Phật, đã đƣợc 2500 Tỳ kheo tụng đọc, vấn đáp
và lắng nghe liên tục trong năm kỳ nghị sự của Hội nghị kết tập kéo dài hai
năm từ năm 1954 đến năm 1956.
Phiên bản của Tam tạng kinh lần này đƣợc gọi là “Ấn bản hội nghị lần
thứ sáu”, bao gồm 45 cuốn chánh tạng và 92 cuốn chú giải. Đây là phiên bản
chính quy nhất và có thẩm quyền nhất để đối chiếu trong việc nghiên cứu,
ứng dụng tu học của Phật giáo nguyên thủy ngày nay.
Tam tạng kinh điển bằng tiếng Pali nói chung đƣợc coi là kho tàng kinh
điển cổ xƣa nhất ghi lại tất cả những lời dạy của đức Phật. Nó chứa đựng đầy
đủ mọi điều cần thiết để chỉ ra con đƣờng dẫn đến mục đích rốt ráo, tột cùng,
đó là Niết-bàn (Nibbana), sự chấm dứt khổ đau. Điều này biểu thị một ý nghĩa
duy nhất, đó là những lời dạy đích thực của đức Phật đã đƣợc gìn giữ, bảo tồn
ở hình thức nguyên thủy và chính thống nhất trong Tam tạng bằng tiếng Pàli.
Những Hội nghị kết tập kinh điển Phật giáo trên chính là những sự kiện
lịch sử mang tính chất quyết định và thiết yếu cho việc bảo tồn giáo pháp của
đức Phật cho các thế hệ ngày nay và mai sau.
- Về bộ kinh Trung bộ
Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya) là bộ kinh thứ hai trong năm bộ kinh
của Kinh tạng (Nikaya) trong văn hệ Pàli:
+ Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), gồm 34 bài thuyết giảng, chia làm ba
phần, dùng để giảng dạy, hƣớng dẫn tu tập các đệ tử, Tỳ kheo.
+ Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), gồm 152 bài thuyết giảng, nhiều
bài kinh trong tuyển tập này kể lại thời đức Phật tu khổ hạnh, quá trình giác
ngộ và những giáo lý căn bản, những lời dạy đầu tiên của Phật.
15
+ Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), gồm những bài kinh đƣợc
chia theo 5 nhóm đề tài khác nhau.
+ Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya), gồm 9.557 bài kinh ngắn, đƣợc
chia ra thành 11 phần khác nhau. Bắt đầu bằng những bài kinh có một đề tài
trong phần một, tiếp theo là những bài kinh với hai đề tài trong phần hai, và
cứ thế tăng lên đến những bài kinh có mƣời một đề tài trong phần mƣời một.
Từ Anguttara có nghĩa là tăng lên từng một cái, một phần, Hán Việt dịch là:
tăng chi.
+ Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya), gồm 15 quyển, là tuyển tập lớn nhất
với những bài kinh ngắn, chứa đựng những phần rất hay và tinh tế trong tạng
kinh Pàli.
Kinh Trung Bộ là bộ kinh gồm những bài kinh mang hình thức trung
bình, những pháp thoại mà phần lớn đƣợc đức Phật trực tiếp truyền dạy cho
tăng ni trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thời lƣợng vừa phải, nên những bài kinh
trong kinh Trung Bộ chuyên chở những đề tài nhƣ những bài tiểu luận rất
phong phú và sâu sắc.
Theo nhiều học giả thì, nội dung nổi bật nhất của kinh Trung Bộ là
những giáo lý căn bản, lời hƣớng dẫn cách tu tập cho các đệ tử tu tập. Tổng
cộng có 152 kinh, đƣợc chia làm ba tập, mỗi tập 50 kinh, riêng tập thứ ba gồm
52 bài kinh. Mỗi tập lại chia thành năm phần, mỗi phần gồm mƣời kinh, và
riêng phần thứ tƣ, tập III gồm 12 kinh.
Kinh Trung Bộ cũng nhƣ các bộ kinh nêu trên đều là những bộ kinh sơ
khai và chính thống nhất trong hệ thống kinh điển của Phật giáo đƣợc kết tập.
Đây là tuyển tập đề cập đến các vấn đề Phật học đa dạng và phong phú, là
nguồn tƣ liệu đáng đƣợc quý báu và tin cậy để chúng ta tìm hiểu lịch sử, đời
sống sinh hoạt cũng nhƣ những giáo lý, tƣ tƣởng của đức Phật và tăng đoàn.
1.1.2. Quá trình phiên dịch và phổ biến kinh Trung Bộ tại Việt Nam
Lần đầu tiên, kinh Trung Bộ đƣợc hòa thƣợng Thích Minh Châu (1918 –
16
2012) khởi sự nghiên cứu một cách đầy đủ vào năm 1952, lúc đang du học ở
Sri Lanka, nhƣng đến năm 1970 mới bắt đầu dịch bộ kinh này từ bản Pàli ra
tiếng Việt. Trong quá trình phiên dịch, hòa thƣợng Thích Minh Châu đã căn
cứ vào nguyên bản Pàli của Hiệp hội Pàli Text Society, đồng thời tham khảo
một số bản dịch bằng các ngôn ngữ khác nhƣ bản tiếng Anh, tiếng Nhật…,
Kinh Trung Bộ bằng tiếng Việt đƣợc in lần đầu tiên năm 1973 gồm ba
tập tái bản vào năm 1986, và đƣợc đƣa vào Đại tạng kinh Việt Nam năm
1992. Bộ mới nhất đƣợc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam cho tái bản năm
2012, in thành hai tập. Đƣơng thời, hòa thƣợng Thích Minh Châu rất chú
trọng đến kinh Trung Bộ. Trong lời giới thiệu của bộ kinh Trung Bộ in năm
1986, ông cho rằng, chƣa học kinh Trung Bộ là chƣa nắm đƣợc tinh hoa của
Phật giáo Nguyên thủy, chƣa nghiên cứu kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào
những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên sâu trong đạo Phật mà đức Phật
đã dày công định nghĩa mỗi khi thuyết giảng giáo lý. Chính vì vậy, hòa
thƣợng Thích Minh Châu đã dành rất nhiều thời gian để giảng giải bộ kinh
này tại các trung tâm, các trƣờng Phật học.
Tiếp theo công trình phiên dịch lớn lao của hòa thƣợng Thích Minh
Châu, kinh Trung Bộ đã đƣợc hòa thƣợng Thích Chơn Thiện (1942 – 2016)
nghiên cứu tổng luận, giải thích thuật ngữ, tóm lƣợc nội dung và viết lời bình
qua tác phẩm “Tìm hiểu kinh Trung Bộ”. Một tác phẩm quan trọng khác để
giúp những ngƣời học Phật Việt Nam tiếp cận kinh Trung Bộ dễ dàng hơn đó
là tác phẩm “Toát yếu kinh Trung Bộ” của Thích Nữ Trí Hải (1938- 2003).
Bên cạnh đó, một số bài kinh đơn lẻ trong kinh Trung Bộ cũng đƣợc các nhà
nghiên cứu Phật học Việt Nam trích giảng và phổ biến.
Trên đây là những công lao tiêu biểu và vô cùng to lớn trong việc phiên
dịch và phổ biến kinh Trung Bộ tại Việt Nam mà chúng ta đƣợc biết đến.
Hiện nay, kinh Trung Bộ đƣợc phổ biến giảng dạy trong hầu hết các trƣờng
Phật học tại Việt Nam.
17
1.2. KHÁI QUÁT NỘI DUNG VÀ VỊ TRÍ KINH TRUNG BỘ TRONG
HỆ THỐNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
1.2.1. Khái quát nội dung kinh Trung Bộ
Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng, kinh Trung Bộ là một trong
những bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm tất cả các tinh hoa và các pháp môn
tu hành căn bản của đạo Phật. Mặc dù, phần lớn kinh Trung Bộ là để giảng
dạy các tu sĩ, nhƣng bên cạnh đó, nhiều bài kinh đức Phật cũng giảng dạy cho
các thành phần khác trong xã hội. Trong nhiều trƣờng hợp và hoàn cảnh khác
nhau, đức Phật đã thuyết giảng cho các bậc vua chúa vƣơng giả, chƣ thiên,
các bậc tu hành khổ hạnh của các giáo phái khác, cho đến những nông dân,
thƣơng gia, tƣớng cƣớp, học giả, và các nhà hùng biện.
Bộ kinh không những chỉ kết tập các bài giảng của đức Phật, mà cũng còn
kết tập các bài giảng quan trọng của các vị đại đệ tử của Phật vào thời đó. Ngoài
các bài kinh do đức Phật giảng, chúng ta còn thấy những bài kinh do ngài Xá Lợi
Phất (Sariputra), ngài A Nan (Ananda), ngài Ðại Ca Chiên Diên (Maha
Kaccana), ngài Ðại Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) và một bài pháp thoại
của ni sƣ Dhammadinna đƣợc đức Phật khen ngợi là bậc “Ðại trí tuệ”. Kinh
Trung Bộ bao gồm 152 kinh, đƣợc chia thành ba tập:
Kinh Trung Bộ, tập I, (từ kinh số1 đến kinh số50)
Trong tập này, bao gồm năm mƣơi kinh với những chủ đề khác nhau.
Qua đó, đức Phật giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của giáo lý Phật
giáo: duyên khởi, vô thường, vô ngã, nghiệp báo, luân hồi, tứ diệu đế..., đầy
đủ cho mọi ngƣời có sự nhận thức rõ về sự thật của cuộc đời, con ngƣời, hạnh
phúc và khổ đau, nhận thức rõ về các hành động của thân, khẩu, ý dẫn đến hại
mình, hại ngƣời, hại cả hai, hay lợi mình, lợi ngƣời, lợi cả hai, dẫn đến khổ đau
hay hạnh phúc trong hiện tại và tƣơng lai. Nói chung, con đƣờng nhận thức, tu
tập của Phật giáo đã đƣợc giới thiệu đầy đủ. Theo nguyên bản Pàli và bản tiếng
Anh của hội Pàli Text Society, tập I kinh Trung Bộ đƣợc chia làm năm phần,
18
mỗi phần mƣời kinh:
- Phần thứ nhất, cương yếu của các pháp căn bản (từ kinh 1 đến kinh
10): Mƣời kinh này đã thể hiện đầy đủ những cách thức tu hành căn bản và
những cốt lõi của các pháp môn để đƣa con ngƣời đến giác ngộ, giải thoát. Ví
dụ, Kinh Tất cả lậu hoặc, Phật dạy các Tỳ Kheo bảy phƣơng pháp để chế ngự
và từ bỏ nhiễm ô, tức những phiền não căn bản cứ tiếp tục trói buộc con
ngƣời vào chu kỳ sinh tử. Kinh Niệm xứ, đức Phật nhấn mạnh Bốn niệm xứ:
quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp là con đƣờng thẳng tắt để chứng
quả Bất hoàn, A-la-hán, Niết-bàn tịch tĩnh.
- Phần thứ hai, tiếng rống sư tử: (từ kinh 11 đến kinh 20). Tiếng nói của
chánh pháp làm chấn động, tiêu tan những tiếng nói của dục vọng, điên đảo,
ngờ vực, làm im bặt những tiếng nói của tà thuyết, hý luận …, nhƣ tiếng rống
sƣ tử làm khiếp hãi các loài thú rừng. Ví dụ, “Đại kinh Sư tử hống”, Phật
giảng về “mười lực” của một đức Nhƣ Lai, “bốn vô úy” và những đức thù
thắng khác, nhờ đó Ngài đủ uy lực và tƣ cách rống tiếng rống sƣ tử trong các
hội chúng.
- Phần thứ ba, các kinh ảnh dụ: (từ kinh 21 đến kinh 30). Đức Phật đã sử
dụng các ảnh dụ và ngôn từ khác nhau để giúp thính chúng dễ hiểu, dễ nhớ để
soi sáng nhận thức về con đƣờng tu tập và về các phƣơng cách thực hành con
đƣờng tu tập. Ví dụ, bài kinh “Ví dụ cái cưa”, giúp các Tỳ kheo nhớ để nhắc
nhở mình nhiếp phục các tâm cấu uế, phát triển từ tâm và tuệ tâm; “đại kinh
Dụ dấu chân voi”, giới thiệu “Tứ Thánh đế” là pháp nhiếp tất cả thiện pháp.
Qua đó, Tứ thánh đế thực sự là giáo lý nền tảng của Phật giáo. Tứ đế là
“Duyên khởi”, là “Ngũ thủ uẩn” và “Duyên khởi”, "Ngũ thủ uẩn" bao hàm
đầy đủ ý nghĩa “Tứ thánh đế”; các bài kinh nhƣ “Ví dụ con rắn”, “kinh Trạm
xe”…
- Phần thứ tư, các phẩm song đôi: (từ kinh 31 đến kinh 40). Gọi là các
kinh song đôi vì có từng hai kinh kế tiếp có cùng tên giống nhau (một kinh
19
dài, một kinh ngắn). ví dụ, “Tiểu kinh Rừng sừng bò” , Phật gặp ba Tỳ kheo
sống chung hòa hợp nhƣ nƣớc với sữa và hỏi họ làm thế nào sống đƣợc hòa
hợp nhƣ vậy. Đại kinh Rừng sừng bò (32): Vào một đêm trăng sáng, một số
cao đệ (A-nan, Ly-bà-đa, A-na-luật, Ca-diếp, Mục-kiền-liên, Xá-lợi-phất) của
Phật tụ họp trong rừng cây Sa-la thảo luận về hạng Tỳ kheo nào có thể làm
chói sáng khu rừng. Sau khi mỗi ngƣời đã trả lời theo lý tƣởng của riêng
mình, họ cùng đi đến Phật và đức Phật đƣa ra câu trả lời của chính ngài. Hoặc
“Đại kinh xóm ngựa” minh định các pháp tác thành Sa môn: tàm, quý; ba
nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh; ăn uống tiết độ; chú tâm cảnh giác; chánh
niệm tỉnh giác; sống viễn ly; thành tựu "Hiện tại lạc trú", chứng đắc "Tam
minh", và “Tiểu kinh xóm ngựa”, minh định công phu giải thoát là chuyển
hóa tâm thức do chính tâm mình thực hiện, chứ không phải do các hình thức
khổ hạnh, do các nghi lễ, các chú thuật…
- Phần thứ năm, các phẩm song đôi (tiếp theo): (từ kinh 41 đến kinh 50).
Hai kinh kế tiếp có cùng tên giống nhau, hoặc là tên của địa điểm giảng kinh,
hoặc là tên của một nhân vật hỏi đạo, hoặc là tên của ví dụ trong kinh, hoặc
tên tiêu đề của bản kinh, có xen kẽ vào sáu kinh riêng lẻ. Ví dụ, kinh “Tiểu
kinh Pháp hành” và “Đại kinh pháp hành”, giới thiệu bốn loại pháp hành,
nhìn ở khía cạnh cảm thọ, hiện tại khổ đƣa đến tƣơng lai khổ, hiện tại khổ đƣa
đến tƣơng lai lạc; hiện tại lạc đƣa đến tƣơng lai lạc, hiện tại lạc đƣa đến tƣơng
lai khổ; Kinh số 35 “Tiểu kinh Saccaka” và kinh số 36 “Đại kinh Saccaka”,
Đức Phật hàng phục Ni-kiền-tử Saccaka, một luận sƣ ngoại đạo thời danh và
rất kiêu ngạo. Các lập luận mánh khóe, xảo quyệt, quanh co của Saccaka về
chấp thủ tự ngã tan vỡ trƣớc nhận thức nhƣ thật của Đức Phật, nhƣ quả trứng
chọi vào đá cứng; các lập luận của Saccaka về tu thân và tu tâm thì tối tăm,
quờ quạng nhƣ ngƣời đi giữa đêm tối. Đây là các mẩu đối thoại điển hình
giữa Đức Phật và ngoại đạo, giữa chân nhƣ và hý luận.