Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng bạch đằng 201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.2 KB, 83 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hệ thống
cơ sở hạ tầng nước ta đã có sự phát triển vượt bậc thành công của ngành xây dựng
cơ bản đã tạo tiền đề không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước, với đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng vốn đầu tư lớn, thời gian thi
công kéo dài, qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý tốt, có hiệu
quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất,
giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong công tác đấu thầu thì sự cạnh canh cũng không kém phần quyết liệt đó
là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh tranh về chất lượng công trình, cùng với sự đòi
hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công trình tiến độ thi công đòi
hỏi các nhà thầu phải luôn luôn nỗ lực để nâng cao năng lực của mình. Do đó công
tác đấu thầu ngày càng trở lên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp xây dựng.
Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động trong ngành xây dựng, Công
ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều
huân, huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng. Để duy trì thương hiệu
cũng như mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà quản lý vẫn cần phải có
các chính sách, chiến lược hợp lý để giúp cho Công ty ngày càng tìm kiếm được
nhiều hợp đồng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Chính
vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần
xây dựng Bạch Đằng 201” để làm luận văn tốt nghiệp khoá học cao học Xây dựng
công trình và có thể làm tài liệu cho Công ty tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm phân tích đánh giá thực trạng công tác đấu xây lắp của Công ty
trong giai đoạn năm 2013- 2015 theo hai hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ định
thầu. Phân tích những khó khăn, thuận lợi của Công ty về chủ quan, khách quan.

1



Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty, đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác đấu thầu xây lắp của Công ty
giai đoạn từ năm 2013- 2015 cụ thể là 2 hình thức: chỉ định thầu và đấu thầu rộng
rãi
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số vấn đề cơ bản như: Tổng
quan về công tác đấu thầu, đánh giá thực trạng công tác đấu thầu của Công ty giai
đoạn 2013-2015, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
đấu thầu tại Công ty.
Số liệu nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là giai đoạn từ 2013- 2015, với nguồn
số liệu lấy được từ bảng tổng hợp kết quả đấu thầu của Công ty Cổ phần xây dựng
Bạch Đằng 201.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như thông kê, phân tích, so
sánh, suy luận logic, dự báo…trên cơ sở gắn chặt lý luận với thực tiễn. Luận văn
cũng tiếp thu có chọn lọc những công trình trong nước và nước ngoài có liên quan
đến đề tài đã được công bố.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về đấu thầu, từ đó
làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần xây dựng
Bạch Đằng 201.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo cho Công ty Cổ phần
xây dựng Bạch Đằng 201 ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao khả năng thắng
thầu của Công ty.
6. Nội dung nghiên cứu
Đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đấu thầu


2


Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần xây dựng Bạch
Đằng 201
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty
Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.1 Khái niệm về đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung
cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà
đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư,
dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế.[6]
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đấu thầu trong xây dựng:
+ Trên phương diện chủ đầu tư
Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn nhà
thầu (khảo sát thiết kế, thông tin xây lắp; mua sắm máy móc thiết bị,…) đáp ứng
yêu cầu kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.
+ Trên phương diện của nhà thầu.
Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành được
cơ hội nhận thầu; khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công
trình.
+ Trên phương diện quản lí Nhà nước.
Đấu thầu là một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó
lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở

cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Đặc điểm cơ bản của phương thức đấu thầu trong xây dựng là trong đó chứa
đựng các yếu tố cạnh tranh trong nhà thầu.
Các tổ chức xây dựng muốn có việc làm để tồn tại và phát triển thì phải tự tìm
hiểu nhu cầu xây dựng thông qua thông báo mời thầu (hoặc qua tiếp xúc thăm
dò…)
Do đặc điểm chứa đựng các yếu tố cạnh tranh nên các tổ chức xây dựng muốn
thắng thầu thì phải cạnh tranh với các nhà thầu khác về chất lượng công trình, thời
gian thi công, giá cả,… vì vậy sẽ làm cho chất lượng công trình được nâng cao, giá
thành giảm,…

4


Các chủ đầu tư muốn thực hiện được các dự án đầu tư thì phải chủ động chuẩn
bị các điều kiện cần thiết về vốn, mặt bằng công ty, thiết bị, công nghệ, các thủ tục
cần thiết khác để tổ chức đấu thầu và xây dựng.
Trong xây dựng cơ bản theo cơ chế quản lí cũ thì chúng ta chủ yếu quản lí theo
phương pháp nhận thầu theo kế hoạch. Hiện nay theo cơ chế quản lí mới, chúng ta
đang áp dụng nhiều phương thức tiên tiến thích hợp với cơ chế thị trường. Ngoài
hình thức nhận giao thầy xây lắp trước đây (hiện nay là phương thức chỉ định thầu
cho các công trình đặc biệt); thì chúng ta áp dụng phương thức đấu thầu (hạn chế,
rỗng rãi, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hoá, tự thực
hiện).
Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật là cần thiết cho
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Trong khi chúng ta thiếu vốn cho đầu tư xây
dựng cơ bản thì chúng ta không thể không quản lí sử dụng vốn sao cho hiệu quả
nhất. Nhưng cho đến nay thì phương thức quản lí vốn thông qua đấu thầu vẫn là tối
ưu nhất. Bởi vì thông qua hoạt động đấu thầu sẽ:
+ Đảm bảo công bằng

Đấu thầu tạo ra được cơ sở hợp lí để cho các nhà thầu có điều kiện bình đẳng
với nhau, Các nhà thầu có đủ điều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu đều có thể
tham gia không phân biệt các thành phần kinh tế hoặc loại hình doanh nghiệp.
+ Đảm bảo sự minh bạch.
Đấu thầu được tiến hành công khai nó thể hiện việc trong suốt quá trình từ mời
thầu đến việc mở thầu, xét thầu, kí kết hợp đồng đều được thực hiện dưới sự kiểm
tra, đánh giá của cấp có thẩm quyền theo quy định của quy chế quản lí đầu tư xây
dựng. Tránh được sự đặc quyền, thiên vị, cảm tình trong “móc ngoặc” với nhau.
+ Đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Thông qua đấu thầu để thắng thầu thì các nhà thầu phải phát huy hết năng lực,
kinh nghiệm của mình về kĩ thuật, công nghệ tiềm năng sẵn có hoặc liên doanh,
liên kết để cạnh tranh với các nhà thầu khác.

5


+ Do các nhà thầu phải phát huy hết năng lực, tiềm năng, kinh nghiệm để tham
gia đấu thầu sẽ làm cho chất lượng công trình được nâng cao, giá thành hạ, tạo cho
chủ đầu tư có cơ hội thực hiện được dự án với giá thành hạ, chất lượng cao đảm
bảo được các yêu cầu về kĩ thuật.
+ Do những vai trò quan trọng đó nên phương thức đấu thầu đã được áp dụng
tại Việt Nam từ những năm 1990 thông qua việc ban hành quy chế đấu thầu và tổ
chức đấu thầu theo quy chế đó (Quy chế số 24/BXD-VKT ngày 12/02/1990; Quy
chế số 60/BXD-VKT ngày 30/3/1994).
Xuất phát từ nhu cầu quản lí đầu tư và xây dưng cơ bản của đất nước, trên cơ
sở tổng kết kinh nghiệm áp dụng các quy chế xây dựng đã có ngày 04/09/1999,
Chính phủ đã ra nghị định số 81/1999/NĐ-CP về việc ban hành quy chế đầu thầu;
Nghị định số 14/200/NĐ-CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi và bổ sung một số
điều của uy chế đấu thầu, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 được
Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày

29/11/2005; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số
111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lí dự
án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; Nghị
định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 nhằm quản lí hoạt động đấu thầu trong cả
nước, đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong
đấu thầu của dự án. Đây là cơ sở pháp lí cao nhất để áp dụng phương thức đấu thầu
ở Việt Nam, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2 Các thuật ngữ dùng trong đấu thầu [6]
- Dự án: Là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc
nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên
nguồn vốn xác định.
- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở
hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.

6


- Bên mời thầu: là chủ đầu tư hoặc tổ chuyên môn có đầy đủ năng lực kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp
luật về đấu thầu.
- Nhà thầu: là tổ chức hoặc cá nhân có tư cách hợp lệ
- Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về sự tham gia đấu thầu, đứng
tên dự thầu, kí kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn ( sau đây gọi là nhà
thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu 1 cách độc lập. Nhà thầu cùng
với 1 hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu tỏng 1 đơn dự thầu thì gọi tắt là
nhà thầu liên danh.
- Nhà thầu tư vấn: là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp
ứng yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm chuyên môn.
- Nhà thầu cung cấp: là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng

hóa.
- Nhà thầu xây dựng: là nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp.
- Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ
sở thỏa thuận hoặc hợp đồng kí kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là
nhà thầu chịu trách nhiệm tham gia đấu thầu.
- Gói thầu: là 1 phần của dự án, trong 1 số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn
bộ của dự án, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc
nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
- Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu và được lập cho bên mời thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu.
- Giá gói thầu: là giá trị các gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên
cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện
hành.
- Giá dự thầu: là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự
thầu.Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì từ giá dự thầu là giá sau giảm giá.
- Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ
sở thương thảo, hoàn thiện và kí kết hợp đồng.

7


- Hợp đồng: Là văn bản được kí kết giữa chủ đầu tư và nhà đầu thầu được lựa
chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
1.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu [6], [9]
1.3.1 Đấu thầu rộng rãi
Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu
phải thông báo công khai về các điều kiện dự thầu, thời gian dự thầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và
trang Web về đấu thầu của nhà nước và các bộ ngành, địa phương tối thiểu 10 ngày

trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đồng thời trong hồ sơ mời thầu thì không
được có những nội dung nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm
làm giảm bớt ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà thầu.Đấu thầu rộng rãi là hình
thức được áp dụng chủ yếu trong đấu thầu.
1.3.2 Đấu thầu hạn chế
Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu ( tối thiểu 5
nhà thầu) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trường hợp thực tế chỉ có ít hơn
5 nhà thầu thì bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm quyền xem
xét quyết định. Chủ dự án sẽ quyết định danh sách nhà thầu tham gia trên cơ sở
đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm, năng lực các nhà thầu song phải đảm
bảo tính khách quan, công bằng và đúng đối tượng .
Hình thức này chỉ áp dụng khi có các điều kiện sau :
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+ Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải đấu thầu hạn chế
+ Do tình hình cụ thể của thói thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế.
1.3.3 Chỉ định thầu
Là hình thức lựa chon trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để
thương thảo kí kết hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp
đặc biệt.

8


+ Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa sự cố nghiêm trọng cần
khắc phục ngay thì chủ dự án (người được người có thẩm quyền giao trách
nhiệm quản lý và thực hiện dự án) được chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để
thực hiện kịp thời công việc. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ
định thầu chủ dự án phải báo cáo với người có thẩm quyền về nội dung chỉ định
thầu, người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định
thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý.

+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia do người có
thẩm quyền quyết định.
Đối với gói thầu được chỉ định thuộc dự án quan trọng quốc gia do quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư và thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu tư, thì thủ
tướng chính phủ phân cấp cho chủ dự án chịu trách nhiệm quyết định nhưng phải
đảm bảo theo đúng quy định của luật đấu thầu.
Trường hợp thấy không cần thiết đấu thầu có thể chỉ định thầu thì tiến hành tổ
chức đấu thầu theo quy định. Nghiêm cấm việc tùy tiện chia dự án thành nhiều gói
thầu nhỏ để chỉ định thầu.
Khi chỉ định thầu người có thẩm quyền quyết định chỉ định thầu phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Bộ tài chính quy định cụ thể về việc chỉ định thầu mua sắm thường xuyên đối
với đồ dung vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước và
của lực lượng vũ trang.
+ Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của nhà tài trợ vốn, do tính
chất phức tạp về kĩ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án. Việc
chỉ định thầu sẽ do người có thẩm quyền xem xét quyết định trên cơ sở báo cáo
thẩm định của cơ quan thẩm định có liên quan, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài
trợ vốn và các cơ quan có liên quan khác.
Phần vốn ngân sách dùng cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chung xây dựng đô
thị, nông thôn đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực

9


hiện thì không phải đấu thầu, nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm
theo quy định.
Trong trường hợp chỉ định thầu theo các nội dung trên thì phải xác định rõ 3
nội dung:

+Lý do chỉ định thầu
+Kinh nghiệm và năng lực, về mặt kĩ thuật, tài chính của nhà thầu được đề
nghị chỉ định thầu
+ Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền
phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế và
dự toán được duyệt theo quy định).
+ Trong trường hợp cần khắc phục ngay hậu quả thiên tai, địch họa, sự cố
nghiêm trọng thì chủ dự án cần xác định khối lượng và giá tạm tính sau đó lập đầy
đủ dự toán và trình duyệt theo quy định để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán.
1.3.4 Chào hàng cạnh tranh, mua sắm hàng hóa
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị
dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau
trên cơ sở chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện
bằng cách gửi trực tiếp bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện
khác.
1.3.5 Mua sắm trực tiếp
- Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung
tương tự được kí trước đó không quá 6 tháng.
- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã lựa chọn
thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không
được vượt quá đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc các gói thầu tương tự đã
kí hợp đồng trước đó.
Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng
một dự án hoặc thuộc dự án khác.

10


1.3.6 Tự thực hiện

Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà chủ
thầu có đủ năng lực, và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình
quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt
theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư
về tổ chức và tài chính.
1.3.7 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức
lựa chọn trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục
tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.
1.4 Phương thức đấu thầu [6], [9]
1.4.1 Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói
thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm “đề xuất về kĩ
thuật” với “đề xuất về tài chính” theo yêu cầu của hồ sơ nời thầu. Việc mở thầu
được tiến hành một lần.
1.4.2 Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu
cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kĩ thuật và đề xuất về tài chính
riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu sẽ được tiến hành 2 lần;
trong đó đề xuất kĩ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất tài chính của tất cả
các nhà thầu có đề xuất về kĩ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau
để đánh giá tổng hợp.
Trường hợp gói thầu có yêu cầu kĩ thuật cao thì để đề xuất về tài chính của
nhà thầu đạt điểm số kĩ thuật cao nhất sẽ được mở ra để xem xét, thương thảo.

11


1.4.3 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn

Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho các
gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu EPC có kĩ thuật, công nghệ
mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
Trong giai đoạn 1:
Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 1, các nhà thầu nộp đề xuất kĩ thuật, phương án
tài chính nhưng chưa có giá dự thầu, trên cơ sơ trao đổi với từng nhà thầu tham gia
giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu gaii đoạn 2.
Trong giai đoạn 2:
Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, các nhà thầu đã tham gia vào giai đoạn 1
được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: Đề xuất về kĩ thuật, đề xuất về
tài chính.
1.5 Trình tự tổ chức đấu thầu [6], [9]
Trình tự tổ chức đấu thầu được tuân thủ theo quy trình sau:

Chuẩn bị đấu thầu

Tổ chức đấu thầu

Đánh giá hồ sơ dự thầu

Thẩm định và phê
duyệt kết quả đấu thầu

Thông báo kết quả đấu
thầu

Thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng và kí
kết hợp đồng
Nội dung của tường giai đoạn:

1.5.1 Chuẩn bị đấu thầu

12


- Sơ tuyển nhà thầu: Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy trình sau
đây:
+ Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm lựa
chọn được các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu; đối
với các gói thầu mua sắm hang hóa, gói thầu EPC có giá gói thầu từ 300 tỷ đồng
trở lên, gói thầu xây nắp có giá gói thầu từ 200 tỷ trở lên phải được tiến hành sơ
tuyển.
+ Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời
sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình
và phê duyệt kết quả sơ tuyển, thông báo kết quả sơ tuyển.
+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ
tuyển theo mẫu.
- Lập hồ sơ mời thầu:
 Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kinh
nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia ( điều khoản tham chiếu ).
 Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm các yêu cầu về phạm vi cung
cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số
kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu
cầu về môi trường và các yêu cầu khác.
 Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm theo yêu cầu hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm
theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác.
+ Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại , bao gồm các chi phí để thực hiện gói
thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện
thanh toán, nguồn tài chính , đồng tiền dự thầu và các điều khoản nên trong điều
kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

+ Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng , điều kiện ưu đãi ( nếu có ), thuế,
bảo hiểm và các yêu cầu khác.
- Mời thầu: Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây
+ Lập và đăng tải kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu phải được người có
thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê
duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện làm cơ sở
13


pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu, trừ gói thầu cần thực hiện trước
khi có quyết định đầu tư. Người phê duyệt kế hoạch đấu thầu phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về quyết định của mình.
Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án, trường hợp chưa đủ điều kiện
và thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho 1 gói thầu để thực hiện
trước.Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng
gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm: tên gói thầu; giá gói thầu; nguồn
vốn; hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu; thời gian lựa chọn nhà
thầu; hình thức hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng.
Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kĩ thuật
trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý,
mỗi gói thầu chỉ có 1 hồ sơ mời thầu và được tiến hành 1 lần. Một gói thầu được
thực hiện theo 1 hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được
thực hiện theo 1 hoặc nhiều hợp đồng.
+ Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi.
+ Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn và hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có
sơ tuyển.
1.5.2 Tổ chức đấu thầu
- Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành do các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi,
cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các

nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo
đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng
thầu.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, phải được bên mời
thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.
- Mở thầu

14


Việc mở thầu phải được tiến hành công khai sau thời điểm đóng thầu đối với
các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố
trong buổi mời thầu , được ghi trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại
diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.
1.5.3 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không
đảm bảo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau:
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
và các yêu cầu khác trong hồ sơ dự thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ
năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các
tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu.
+ Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu
cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp thì xác định chi phí trên

cùng một mặt bằng về kỹ thuật , tài chính, thương mại để so sách, xếp hạng các hồ
sơ dự thầu, riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề
xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.
- Xét duyệt trúng thầu
+ Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị chúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau đây.
 Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
 Được đáp ứng là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm.
 Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thông
điểm hoặc theo tiêu chí “Đạt” , “Không đạt”.
 Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng.

15


 Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá gói thầu được duyệt.
1.5.4 Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu
- Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu.
+ Bên mời thầu lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có
thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức các trách nhiệm thẩm
định.
+ Cơ quan, tổ chức đươc giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo
thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của hủ đầu tư để trình người có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
- Phê duyệt kết quả đấu thầu.
+ Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả kết quả
đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu
thầu.
+ Tường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu

phải có nội dung sau đây:
Tên nhà thầu trúng thầu.
Giá trúng thầu.
Hình thức hợp đồng.
Thời gian thực hiện hợp đồng.
Các nội dung cần lưu ý ( nếu có ).
+ Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả
đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực
hiện lựa chọn nhà thầu.
1.5.5 Thông báo đấu thầu
- Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định
phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.
- Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà
thầu không trúng thầu.
1.5.6 Thương thảo,thực hiện hợp đồng

16


- Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng để kí kết hợp đồng với nhà thầu phải
dựa trên cơ sở sau đây:
+ Kết quả đấu thầu được duyệt.
+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu.
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.
+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của
nhà thầu trúng thầu ( nếu có ).
+ Các nội dung cần thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và
nhà thầu trúng thầu.
- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở chủ đầu tư và nhà thầu
tiến hành ký kết hợp đồng.

- Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư
phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp
theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì
báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1.5.7 Kí kết hợp đồng
- Hợp đồng được kí kết căn cứ vào tài liệu sau đây:
+ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
+ Quyết đinh phê duyệt và văn bản thông báo lựa chọn nhà thầu.
+ Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu
được chọn.
+ Hồ sơ mời thầu.
- Việc kí kết hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.
+ Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời
điểm kí hợp đồng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
1.6 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp [6], [9]

17


Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm tiêu chuẩn
đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về kĩ thuật
và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:
1.6.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt nam, ở vùng địa lý và hiện
trường tương tự.
- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp
thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị
thi công để thực hiện gói thầu.
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu,

lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định ở trên
phải căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà
thầu đạt cả ba nội dung nêu trên thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực
kinh nghiệm.
1.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công.
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy
chữa cháy, an toàn lao động.
- Mức độ đáp ứng thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ
huy động) vật tư và nhân lực phục vụ thi công.
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành.
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng
- Khả năng cung cấp tài chính nếu có
- Tiến độ thi công
- Các nội dung khác nếu có.
1.6.3 Nội dung xác định giá đánh giá

18


Việc xác định giá đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ
thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng hồ sơ dự
thầu.Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá.
Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu
- Sửa lỗi
- Hiệu chỉnh các sai lệch
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch gọi là giá đề nghị trúng thầu.

- Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm
căn cứ xác định giá đánh giấ.
- Đưa các chi phí về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt tài chính, kỹ thuật như: tiến độ thực hiện, chi phí quản lí
vận hành, chi phí duy tu bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác
tùy từng điều kiện cụ thể.
+ Điều kiện tài chính thương mại
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
+ Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá
đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
1.7 Giải quyết kiến nghị và quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu [6],
[9]
1.7.1 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và nhựng
vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu.
- Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thấu là bên
mời thầu,chủ đầu tư và người có thẩm quyền.Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn
nhà thầu thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở báo
cáo của hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

19


- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không
phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra
sự việc đến trước khi có thông báo kết quả mời thầu.Đối với kiến nghị về kết quả
lựa chọn nhà thầu,thời gian để kiến nghị tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông báo kết
quả đấu thầu.
1.7.2 Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu được
thực hiện theo quy định sau:
- Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu
trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà
thầu.Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý
với cách giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu
tư để xem xét, giải quyết theo quy định.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu cuả nhà thầu
trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn nhà thầu. Trường
hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với cách giải
quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi lên người có thẩm quyền để xem
xét, giải quyết.
- Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của
nhà thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà
thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý
với cách giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra tòa
án.
1.7.3 Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
- Tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các
hình thức sau:
+ Cảnh cáo được ứng dụng với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của luật
đấu thầu.

20


+ Phạt tiền đối với tổ chức , cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu
gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan.
+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm các quyddinhj về đấu thầu.

- Các cá nhân vi phạm luật đấu thầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về
hình sụ nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm luật đấu thầu, ngoai việc xử lý theo quy định hiện
hành mà còn bị đăng tải trên các tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điệm tử về
đấu

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 [13]
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng
Bạch Đằng 201

21


Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 “ Tiền thân là Công trường xây
dựng 201 được thành lập ngày 25/11/1976 trực thuộc Công ty Xây dựng số 16 - Bộ
Xây dựng”. Ngày 22/08/1980 đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng 201.
Ngày 16/03/1996 thành lập Công ty Xây dựng 201. Theo quyết định số
284/BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 09/12/2005 Chuyển thành Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201
thuộc Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng. Theo Quyết định số 2268/QĐ – BXD
ngày 09/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trụ sở chính tại 85 đường vòng Cầu Niệm – Lê Chân - Hải Phòng.
Văn phòng đại diện: Hoàng Thạch – Minh Tân – Kinh Môn - Hải Dương.
Với đội ngũ cán bộ, Kỹ sư trình độ cao giàu kinh nghiệm, lực lượng công
nhân kỹ thuật lành nghề nhiều năm quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện trên các
công trình công nghiệp lớn của ngành Xi măng, các công trình dân dụng cao tầng
với quy mô lớn, với trang thiết bị máy móc chuyên dụng không ngừng đổi mới, các
thiết bị kiểm tra hiện đại, áp dụng thi công, nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN theo

quy trình quy phạm, tiêu chuẩn Quốc tế. Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng
201 đã thành công trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với bề dày kinh nghiệm và những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Công ty vinh dự được Nhà nước tặng thưởng:
+ 01 Huân chương lao động hạng nhất;
+ 01 Huân chương lao động hạng nhì;
+ 01 Huân chương lao động hạng ba.
Và nhiều huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng, cờ và bằng khen tặng
đơn vị đạt chất lượng cao công trình sản phẩm Xây dựng Việt Nam. Lấy phương
châm hành động “Uy tín, chất lượng và hiệu quả”, Công ty Cổ phần xây dựng
Bạch Đằng 201 sẵn sàng làm hài lòng và mong nhận được sự hợp tác của quý
khách trong và ngoài nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính

22


Hơn 30 năm qua, Công ty đã xây dựng hàng trăm công trình, công nghiệp, dân
dụng, giao thông, thuỷ lợi, công tình kỹ thuật hạ tầng, được các chủ đầu tư, tư vấn
thiết kế, tư vấn giám sát và khách hàng đánh giá cao về chất lượng, tiến độ kỹ
thuật, mỹ thuật và an toàn lao động. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công
ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng 201 gồm:
- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện
các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến
áp.
- Sửa chữa cơ khí, dịch vụ thiết bị xây dựng;
- Sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông phục vụ công trình xây dựng;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông
phục vụ công trình xây dựng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ sở vật chất và lực lượng lao động của Công ty Cổ phần xây dựng
Bạch Đằng 201
a. Cơ sở vật chất
Đối với ngành xây dựng nói chung và các Công ty xây dựng nói riêng thì cơ
sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng bậc nhất, nó là điều kiện giúp Công ty
hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Trang thiết bị vật chất kỹ thuật của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị thi
công.

Bảng 2.1: Bảng kê máy móc thiết bị thi công chủ yếu
TT
1
2

Công suất tính

Tên thiết bị

năng
Q = 10T
Q = 16T, H = 15m

Ôtô tự hành có gắn cẩu
Cần trục tự hành
23

Số lượng
1
1



3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Cần trục KATO
Máy phát điện diesel dự phòng
Máy phát điện loại nhỏ
Máy trộn bê tong

Máy trộn vữa
Máy đầm dùi (xăng, điện)
Máy đầm bàn (xăng, điện)
Máy cắt + uốn thép
Máy cắt gạch + cắt bê tong
Máy khoan + Máy mài cầm tay
Máy nén khí nhỏ
Máy hàn điện
Máy vận thăng
Vận thăng lồng
Tời điện
Súng bắn vít lợp tôn
Cột chống thép K102
Giàn giáo thép chữ A
Máy toàn đạc điện tử
Dụng cụ thí nghiệm hiện trường
Thiết bị văn phòng ASIA
Đèn pha thi công + bảo vệ
Thanh nhôm + giáo đẩy

Q = 30T
75KVA
2,5KW
V = 350-400L
V = 100L
0,8-1,5KW
1,2-4,2KW
2,2KW
220V-1200W
800-1500W

3m3/phút
220-380V
Q=600-800kg
Q = 3T
Q = 500kg
220V-800W
H = 2-3,5m
H = 1,5-1,7m
Điện tử

1
2
1
4
3
6
5
2
2
8
1
8
1
1
2
6
600th
1000 th
2 bộ
1 bộ

1 bộ
12 bộ
4 bộ

200-500W
H=3-7m

b. Lực lượng lao động
Tổng số lao động là 696 người
- Trình độ đại học, trên đại học: 60 người
- Trung cấp các loại: 28 người
- Công nhân kỹ thuật: 327 người
Bảng 2.2: Bảng kê khai trình độ công nhân kỹ thuật
TT
1
2
3
4
5
6
7

Loại thợ

Tổng

Thợ mộc
Thợ nề
Thợ sắt
Thợ máy các loại

Thợ điện
Thợ nước
Thợ gò + rèn

số
29
149
31
14
45
3
1

1

2

Bậc thợ
3
4
5
6
118
7
5
44
1

24


3
15
14
5
1
3

5
10
5
3

Ghi
6

7

4
5
3
1

11
1
2

chú


8

9
10
11
12

Thợ hàn
14
Lái xe
10
Lái cẩu
11
Lái xúc + ủi
15
Trắc đạc
2
Cộng
327
- Công nhân lao động: 278 người

6

1
1
2

6

25

1

9
9

13
2
1
5

200 62

1
1
1
1
25 15

17


×