1
MỞ ĐẦU
Đầu tư được coi là một nhân tố quan trọng để phát
triển kinh tế và là chìa khóa của sự tăng trưởng đối với
mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tư cũng quyết định sự ra đời
và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Mỗi một dự án đầu tư thành công sẽ góp phần tăng thêm
sức mạnh cho doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh
tế nói chung. Hơn 15 năm gần đây, từ năm 2000 đến nay,
nhu cầu về năng lượng điện để phát triển sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt ngày càng lớn. Các dự án sản xuất
năng lượng điện như: Nhiệt điện, thủy điện, phong điện,
điện mặt trời,…càng ngày càng nhận được sự quan tâm
của Nhà nước, Chính phủ cũng như các Cơ quan ban
ngành, được các Nhà đầu tư quan tâm. Trong tổng điện
năng các nguồn phát của nước ta thì tỉ trọng điện năng
phát của thủy điện chiếm một phần không nhỏ. Hiện nay,
nguồn xây dựng thủy điện không còn nhiều nhưng công
tác Quản lý dự án đầu tư là chung cho công tác đầu tư xây
dựng vẫn cần được tổng kết, rút đúc kinh nghiệm, hoàn
thiện để công tác quản lý ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Quản
lý dự án đầu tư, từ cơ sở quản lý đầu tư xây dựng một số
công trình thủy điện của Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy
điện Sơn La, tôi xin chọn đề tài “Hoạt động quản lý dự
án đầu tư các công trình thủy điện tại Ban quản lý dự
2
án nhà máy thủy điện Sơn La” làm luận văn tốt nghiệp
cao học Quản trị kinh doanh.
Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề trong công tác quản lý dự
án đầu tư các công trình xây dựng.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu
tư các công trình thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy
thủy điện Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý các dự án thủy điện tai Ban quản lý dự án nhà
máy thủy điện Sơn La.
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Luận văn đã đề cập đến các khái niệm quản lý dự
án đầu tư xây dựng, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư các công trình
điện và cơ chế quản lý.
Trên cơ sở các nội dung về lý thuyết của công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng, chương 1 của luận văn đã
làm rõ được đặc điểm và các giai đoạn thực hiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các nhà máy thủy
điện Sơn La và Lai Châu.
Trong chương này luận văn đã phân tích và nêu
được các khái niệm về đầu tư và xây dựng cũng như môi
trường pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và xây dựng
thông qua Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các nghị định,
thông tư hướng dẫn thi hành của Nhà nước.
Đây là một trong những tiền đề quan trọng để làm
rõ, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây
dựng cho các dự án thủy điện tại EVN HPMB Sơn La cho
các chương sau.
1.1
Tổng quan lý luận về dự án đầu tư
1.1.1 Dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
4
Theo luật đầu tư thì : “Dự án đầu tư là tập hợp đề
xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu
tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian
xác định”.
1.1.1.2. Yêu cầu của dự án đầu tư
Tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý, tính đồng
nhất
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép
đầu tư; Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án; Theo
nguồn vốn
1.1.2 Đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm đầu tư
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử
dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên
nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián
tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Đầu tư theo nghĩa rộng và đầu tư theo nghĩa hẹp
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là
hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh
trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và
lợi ích kinh tế xã hội.
1.1.2.2. Các loại đầu tư
5
Theo chức năng quản lý vốn đầu tư; Theo nguồn
vốn; Theo tính chất đầu tư; Theo thời gian sử dụng; Theo
lĩnh vực hoạt động; Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư;
Theo ngành đầu tư
1.2 Quản lý dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của
chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển
đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yêu:
Lập kế hoạch, điều phối thực hiện dự án, giám sát
1.2.2 Mục đích của quản lý dự án
1.2.3 Các nội dung quản lý dự án đầu tư
1.2.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án
- Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện hoàn thành
toàn bộ dự án?
- Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc mỗi công việc
thuộc dự án?
- Cần tập trung chỉ đạo những công việc nào (công
việc được ưu tiên thực hiện) để đảm bảo thực hiện hoàn
thành đúng hạn dự án như đã hoạch định?
- Những công việc nào có thể kéo dài và có thể kéo
dài bao lâu mà vẫn không làm chậm tiến độ thực hiện dự
án?
6
- Có thể rút ngắn tiến độ thực hiện dự án được
không? Nếu có thì có thể rút ngắn thời gian thực hiện
những công việc nào và thời gian rút ngắn là bao lâu?
1.2.3.2. Quản lý chi phí dự án
Tổng chi phí của dự án bao gồm chi phí trực tiếp,
chi phí gián tiếp và những khoản tiền phạt vi phạm hợp
đồng
1.2.3.3. Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định
các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc
thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch
chất lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ
thống
1.2.4 Các hình thức tổ chức quản lý dự án
1.2.4.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Đây là hình thức quản lý dự án không do cán bộ
chuyên trách quản lý dự án thuê ngoài trực tiếp tham gia
điều hành dự án
1.2.4.2. Chìa khóa trao tay
Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản
lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ
dự án mà còn là " chủ" của dự
1.2.4.3. Chủ nhiệm điều hành dự án
Hình thức này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu
tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm
7
chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực
chuyên môn để diều hành dự án
1.2.4.4. Tự thực hiện
Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây
dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình
thức tự thực hiện dự án
1.2.5 Cán bộ quản lý dự án đầu tư
1.2.5.1. Chức năng của cán bộ quản lý dự án đầu tư
1.2.5.2. Kỹ năng của cán bộ quản lý dự án đầu tư
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
dự án
1.2.6.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
1.2.6.2. Các yếu tố bên trong
1.3Quản lý dự án đầu tư các công trình Thủy điện
1.3.1 Khái niệm và phân loại dự án thủy điện
Khái niệm dự án thủy điện: Là các dự án tạo ra
nguồn điện từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy
điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập
nước để làm quay tuốc bin nước và máy phát điện, từ đó
tạo ra nguồn điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
1.3.2 Nhà máy thủy điện sau đập
Bằng cách xây dựng các đập chắn ngang sông, để
làm cho mực nước ở trước đập dâng cao, tạo ra cột nước
(H) để xây dựng nhà máy thủy điện kiểu sau đập. Đập
càng cao thì công suất phát điện của nhà máy càng lớn tuy
8
nhiên đòi hỏi phải có sự tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng theo
các điều kiện kinh tế kĩ thuật, an toàn. Đây là loại phổ biến
nhất.
1.3.3 Nội dung dự án đầu tư thủy điện
- Điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ các điều kiện tự
nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, động đất
kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội, giao thông vận tải,
điều kiện môi trường, công trình lưới điện...trong khu vực.
1.3.4 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư thủy điện
Ngành điện là một ngành kinh tế chủ đạo có vị trí
rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điện sinh hoạt,
điện sản suất là mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, sinh
hoạt, lao động sản xuất của tất cả các ngành kinh tế khác.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA
Công tác quản lý dự án thủy điện do Ban
QLDANMTĐ Sơ La thực hiện là mô hình quản lý dự án do
Chủ đầu tư thực hiện mà người đại diện là Ban. Quản lý
các dự án quan trọng quốc gia có liên quan đến nhiều địa
phương, nhiều Bộ ngành có Tổng mức đầu tư lớn cần phải
được Quốc Hội thông qua. Dự án có diện tích ngập lut,
ảnh hưởng dân sinh kinh tế một vùng lớn. Dự án có yêu
cầu kỹ thuật phức tạp, biện pháp thi công cao, công nghệ
thi công hiện đại, Vì vậy, công tác quản lý dự án có thể nói
là đại diện cho công tác quản lý dự án thủy điện. Những
điều quản lý được, tiến độ thực hiện vượt tiến độ được phê
duyệt, công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước
nghiệm thu đưa vào vận hành, vận hành ổn định đạt chỉ
tiêu thiết kế, tổng dự toán không tăng (phần do ban quản
lý) là minh chứng cho công quản lý dự án của Ban đúng
quy chế quản lý đầu tư và các quy định riêng của Chính
phủ cho dự án. Những thiếu sót trong công tác quản lý là
ở mức chấp nhận được trong quản lý đầu tư xây dựng. Về
công tác Quán lý dự án tập thể và nhiều CBCNV của Ban
đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng Ba, hạng Hai và Bằng khen, Cờ Thi đua của Chính
phủ, các bộ ngành, địa phương.
10
Thực trạng công tác Quản lý dự án do Ban
QLDANMTĐ Sơn La thực hiện là bức tranh toàn diện về
Quản lý dự án, là bài học và kinh nghiệm quý báu để Ban
quản lý các dự án sau hiệu quả hơn và cũng là phương
pháp thực hiện để nhứng người làm công tác quản lý dự
án tham khảo.
2.1.
Tổng quan về Ban quản lý dự án nhà máy
thủy điện Sơn La (EVN HPMB SON LA)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của EVN
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của EVN HPMB SON
LA
Thay mặt EVN quản lý các dự án do EVN làm chủ
đầu tư theo các quy định của pháp luật về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình và các quy định của EVN, bao
gồm các dựa án: Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn
La; Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu; Dự án
thủy điện Hòa Bình mở rộng; Dự án thủy điện tích năng
Mộc Châu; Dự án nhà máy điện Dung Quất 1 sử dụng khí
Cá Voi Xanh và các dự án khác khi được EVN giao;
2.1.3. Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án nhà
máy thủy điện Sơn La
2.1.3.1. Hình thức tổ chức quản lý
-
EVN HPMB Sơn La có nhiệm vụ báo cáo cho
Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
11
-
-
-
EVN HPMB Sơn La và Tư vấn giám sát theo
dõi tiến độ, chất lượng thi công của Tổng thầu,
kiểm tra việc thực hiện dự án theo tiến độ, chất
lượng;
Tổng thầu chỉ đạo trực tiếp các đơn vị thi công
đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công công
trình;
Đơn vị thi công báo cáo trực tiếp với Tổng thầu
về tiến độ, kỹ thuật thi công.
2.1.3.2. Cơ cấu nhân lực của Ban quản lý dự án nhà
máy thủy điện Sơn La
2.1.3.3. Mô hình điều hành tại dự án
Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La trực
tiếp điều hành các công tác liên quan chung đến dự án.
Kiểm tra chất lượng các hạng mục công việc do Tổng thầu
và các Nhà thầu phụ thực hiện.
2.2.
Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu
tư các công trình thủy điện tại EVN HPMB
SON LA
2.2.1. Quá trình thực hiện các dự án thủy điện
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô
đầu tư;
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước
và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư
12
cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và
lựa chọn hình thức đầu tư;
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây
dựng;
- Lập dự án đầu tư
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có
thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư
và cơ quan thẩm định dự án đầu tư
2.2.1.1. Hoàn tất các thủ tục, thiết kế lập tổng dự
toán và các công tác khác liên quan
- Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn; Thiết kế kỹ
thuật – TDT; Thẩm tra TKKT – TDT; Ký kết hợp đồng tín
dụng; Đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất, ký kết hợp
đồng thuê đất; Thiết kế BVTC
2.2.1.2. Tổ chức đấu thầu thi công xây dựng và đấu
thầu mua sắm lắp đặt thiết bị
2.2.1.3. Quản lý thi công xây lắp công trình
Các hạng mục công trình chính; Các hạng mục
công trình tạm; Các hạng mục chuẩn bị xây dựng, phụ trợ,
lán trại; Các hạng mục khác
2.2.1.4. Chạy thử, nghiệm thu và bàn giao công trình
- Hoàn thành lắp đặt, vận hành thử nghiệm các hệ
thống trước khi phát điện hòa lưới vận hành phát điện
thương mại.
- Nghiệm thu và bàn giao công trình đưa hạng mục
công trình/ công trình vào sử dụng.
13
2.2.2. Kết quả thực hiện các dự án Thủy điện của
Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
giai đoạn 2005-2016
2.2.3.1. Kết quả chung
Giai đoạn 2005-2016 đánh dấu sự lớn mạnh không
ngừng của Banquản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La về
lĩnh vực Quản lý dự án các công trình thủy điện,...Ban đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đạt được những
thành tựu to lớn trong việc quản lý đầu tư 02 dự án trọng
điểm quốc gia. Năm 2012, nhà máy thủy điện Sơn La
chính thức đi vào vận hành phát điện sớm 03 năm với sản
lượng 9,429 tỷ kWh/năm và đến năm 2016, nhà máy thủy
điện Lai Châu cũng chính thức đi vào vận hành phát điện
sớm 01 năm với sản lượng 4,715 tỷ kWh/năm vào mạng
lưới điện quốc gia. Trên đà thắng lợi đó Ban tiếp tục thực
hiện: Quản lý dự án xây dựng Nhà máy thủy Hòa Bình mở
rộng (2x240MW), Quản lý dự án nhà máy điện Tuabin khí
hỗn hợp Dung Quất I và III và dự án cơ sở hạ tầng dùng
chung cho các nhà máy điện Tuabin khí hỗn hợp Dung
Quất I, II, III sử dụng khí Cá Voi Xanh và Tư vấn giám sát
cơ sở hạ tầng nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch.
14
2.2.3.2. Kết quả thực hiện các dự án về mặt thời
gian
2.2.3.3. Kết quả thực hiện các dự án về mặt chất
lượng
Công trình quản lý theo đúng quy định về điều kiện
kỹ thuật thi công của công trình và hợp đồng xây dựng đã
ký kết. Chất lượng công trình đã được hội đồng nghiệm
thu cơ sở và hội đồng nghiệm thu nhà nước nghiệm thu
theo đúng quy định.
2.2.3.4. Kết quả thực hiện các dự án về mặt chi
phí
2.3.
Phân tích công tác quản lý các dự án đầu tư
xây dựng các công trình thủy điện tại Ban
quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
2.3.1. Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư
Trong các giai đoạn của 01 dự án, giai đoạn chuẩn
bị đầu tư là giai đoạn có thể nói là quan trọng nhất.
2.3.2. Công tác thẩm định khảo sát, thiết kế kỹ thuật
và lập tổng dự toán
Công tác khảo sát, thẩm định thiết kế và lập tổng dự
toán; Thẩm tra thiết kế dự toán; Thẩm tra thiết kế bản vẽ
thi công, dự toán; Thẩm tra thiết kế tổ chức thi công; Bồi
thường giải phóng mặt băng
15
2.3.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Chính phủ giao cho UBND tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổ chức thực hiện công tác đền bù di dân tái
định cư theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt (số 668/QĐ-TTg ngày 05/06/2012; số 819/QĐTTg ngày 07/6/2010)
2.3.4. Công tác lựa chọn nhà thầu
Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực điều
hành dự án, hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý.
2.3.5. Công tác thi công xây lắp công trình
Công tác thi công, xây lắp có vai trò quan trọng
nhất trong quá trình thực hiện dự án, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ, nó quyết định chất lượng công trình xây
dựng. Giai đoạn này còn có nhiều điểm dừng để chuyển
công đoạn đào đắp, bê tông xây lắp,...
2.3.6. Công tác giám sát thi công xây lắp công trình
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công
xây dựng công trình; Giám sát chất lượng vật tư, vật liệu
và thiết bị lắp đặt vào công trình; Giám sát trong quá trình
thi công xây dựng công trình; Sự phù hợp năng lực của
nhà thầu thi công xây dựng công trình; Giám sát chất
lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình;
Giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình.
16
2.3.7. Nghiệm thu đưa vào sử dụng
a. Thực trạng
Quá trình thi công của Nhà thầu sẽ kết thúc khi các
mục, hạng mục công trình được Chủ đầu tư đồng ý
nghiệm thu đưa vào sử dụng
2.3.8. Công tác thanh quyết toán các công trình xây
dựng
Trong quá trình thi công, khi nghiệm thu công việc,
nghiệm thu hạng mục công trình chủ đầu tư (ban quản lý)
phải có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định hồ sơ, phiếu giá
quyết toán do nhà thầu lập chuyển đến, lập báo cáo quyết
toán, biên bản quyết toán công trình và thanh toán.
2.4.
Đánh giá chung về công tác quản lý các dự
án thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy
thủy điện Sơn La
Với sự tập chung chỉ đạo của Ban lãnh đạo EVN,
với sự nỗ lực quản lý của Ban QLDANM thủy điện Sơn
La đã hoàn thành và đưa vào vận hành phát điện 02 nhà
máy: Thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu. Quá trình
thực hiện quản lý dự án, Ban QLDANM thủy điện Sơn La
đã có những nhận xét, đánh giá công tác quản lý, rút ra bài
học kinh nghiệm để quản lý các dự án sau này.
17
2.4.1. Ưu điểm
Bao gồm: Công tác chuẩn bị đầu tư; Công tác khảo
sát thiết kế lập tổng dự toán; Công tác đền bù giải phóng
mặt bằng; Công tác lựa chọn nhà thầu; Công tác thi công
xây lắp; Nghiệm thu đưa vào sử dụng; Trao đổi nâng cao
nghiệp vụ
2.4.2. Hạn chế
Song hành với những việc đã làm được Ban QLDA
vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế trong công tác
quản lý dự án
18
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BAN
Trên cơ sở hiện trạng các ưu nhược điểm trong
công tác quản lý dự án tạo ban quản lý các dự án các
công trình thủy điện tại EVN HPMB SON LA,Trong
chương 3, luận văn trình bày nhiệm vụ của tập thể ban
quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La trong giai đoạn
2017 đến 2023, bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án thủy
điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
nhằm đảm bảo, việc thực hiện dự án với chất lượng cao
với chi phí thấp và đảm bảo tiến độ theo quy trình quản lý
các bước thông qua các công tác quản lý thực hiện
3.1.
Định hướng về hoàn thiện công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng của EVN HPMB SON
LA
3.1.1. Những yêu cầu, định hướng về công tác quản
lý dự án đầu tư
Công trình thủy điện Sơn La và công trình thủy
điện Lai Châu về đầu tư xây dựng thuộc công trình cấp
đặc biệt, về công tác quản lý đầu tư xây dựng có đặc điểm
chung với các công trình khác nhưng có đặc điểm riêng
mà các công trình khác không có. Tôi xin trình bày một số
19
giải pháp mà tôi nhìn nhận thấy hoặc đúc rút từ quá trình
quản lý thực tế.
3.1.2. Một số công trình của Ban giai đoạn 2017 2023
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023, Ban
tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư các dự án nhà máy thủy
điện Hòa Bình mở rộng (2x240MW), nhà máy điện tuabin
khí hỗn hợp Dung Quất I và III (2x750MW) và cơ sở hạ
tầng dùng chung cho các nhà máy I, II, III đang trong giai
đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
3.2.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý các dự án thủy điện
3.2.1. Công tác chuẩn bị trước khi lập dự án đầu tư
Để giai đoạn thưc hiện đầu tư ít phát sinh khối
lượng, có biện pháp thi công chuẩn xác thì giai đoạn chuẩn
bị đầu tư rất quan trọng. Ban QLDA phải giám sát công
tác khảo sát đảm bảo khảo sát đúng đề cương, chất lượng
khảo sát đúng thực tế muốn vậy cần bố trí đủ lực lượng
giám sát công tác khảo sát, có ý kiến báo cáo chủ đầu tư
khi thấy kết quả khảo sát không bình thường.
3.2.2. Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập tổng
dự toán
Thẩm tra kỹ thiết kế, tổng dự toán phát hiện nội
dung thiết kế, biện pháp thi công , phương pháp nội dung
tính tổng dự toán không phù hợp, không đủ để Tư vấn
20
thiết kế tính cho đủ. Tiến độ giao nhận thiết kế phải sớm
hơn thiến độ thi công để nhà thần và quán lý đủ thời gian
nghiên cứu thực hiện được tốt hơn
3.2.3. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Để chi phí giải phóng mặt bằng ít phát sinh cần dựa
vào địa phương, tổ chức thực hiện càng nhanh càng tốt
tránh kéo dài khi thay đổi chế độ, thay đổi đơn giá làm
tăng chi phí.
3.2.4. Công tác lựa chọn nhà thầu
Trong giai đoạn thi công, thự hiện tốt công tác lựa
chọn nhà thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư đảm bảo tiến độ dự
án, chọn ra được nhà thầu có năng lực. Việc chọn nhà thầu
có năng lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vật tư thiết
bị, tiến độ cấp hàng (đối với nhà thầu cấp hàng), chất
lượng và tiến độ thi công (đối với nhà thầu thi công), từ đó
ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án và quản lý giám
sát chặt chẽ giảm vốn đầu tư của dự án....
3.2.5. Công tác thi công xây lắp
Ban QLDA và Nhà thầu phải đoàn kết, thông nhất
cao các biện pháp thi công, nghiêm túc thực hiện đúng tiện
độ. Thực hiện giao ban công việc hàng ngày/tuần khi cần
thiết. Ban QLDA phải giám sát xây dựng về điều kiện kỹ
thuật, thiết kế khi nhà thầu thi công, xử lý vướng mắc hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vương mắc để
không ảnh hưởng thi công.
21
3.2.6. Công tác thi công xây lắp công trình
Thực hiện xây lắp công trình là Tổng thầu được
Chính phủ thông qua. Việc quản lý Tổng thầu theo hợp
đồng xây dựng đã được ký kết, quá trình thực hiện nếu
thấy cần chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản cho phù hợp
đáp ứng mục tiêu chung của công trình thì cần bổ sung
hiệu chỉnh.
3.2.7. Nghiệm thu đưa vào sử dụng
Công tác nghiệm thu phải được thực hiện theo quy
trình nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng công trình, đạt mục
tiêu tiến độ và hồ sơ nghiệm thu phải đầy đủ thành phần
ký/ghi rõ họ tên/dấu (nếu cần) để phục vụ nghiệm thu
thanh, quyết toán.
3.2.8. Công tác thanh quyết toán các công trình xây
dựng
Công trình có Ban đơn giá công trình, ban hành đơn
giá hàng năm, Để công tác thanh toán đáp ứng hợp đồng
và chuẩn xác các đơn vị chức năng phải đồng bộ về số liệu
đầu vào để thanh toán là hồ sơ, khối lượng, đơn giá, tài
chính.
Dự án thủy điện Sơn La và Lai Châu thuộc dự án
quan trọng Quốc gia, dự án có Ban chỉ đạo nhà nước về
công trình. Dự án được chính phủ và các Ban Ngành trực
tiếp quan tâm giải quyết nên việc thực hiện đầu tư thuận
lợi. Trong gia đoạn tới, EVN HPMB SON LA được quản
lý những dự án không thuộc dự án quan trọng quốc gia, để
22
công tác quản lý được tốt EVN HPMB SON LA đã tổ
chức nhắc nhở cán bộ nghiên cứu kỹ các quy định hiện
hành, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý từ đồng nghiệp và
các đơn vị có kinh nghiệm khác.
23
KẾT LUẬN CHUNG
Trong những năm qua, mảng đầu tư xây dựng các
dự án thủy điện tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện
Sơn La thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc
chuyển dịch phát triển kinh tế. Xác định được công tác
quản lý dự án chính là khâu then chốt để tiếp tục thực hiện
đầu tư hiệu quả, đề tài “Hoạt động quản lý dự án đầu tư
các công trình thủy điện tại Ban quản lý Dự án Nhà máy
thủy điện Sơn La” đã được tôi nghiên cứu nhằm phát huy
được hiệu quả, khắp phục được những tồn tại trong công
tác quản lý dự án các công trình thủy điện, góp phần đẩy
nhanh quá trình thực hiện các dự án giúp Ban quản lý dự
án nhà máy thủy điện Sơn La ngày một vững mạnh trong
nền kinh tế thị trường cũng như là Ban quản lý dự án số
một của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong khuôn khổ đề tài có nhiều nội dung, các nội
có kiến thức rộng,… do thời gian khống chế nên các lĩnh
vực tôi không quản lý không tìm hiểu được rộng, nghiên
cứu không được sâu . Vì vậy, một số nội dung trình bày
trong luận văn chưa được sát, một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa được
thuyết phục, kính mong các thầy, cô giáo và đồng nghiệp
chỉ dẫn, đóng góp ý kiến để bản thân tôi hoàn thiện, tích
lũy thêm kiến thức.
Trân trọng cảm ơn!