Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án nhà máy thuỷ điện Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.84 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản . Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản .. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bảnError! Bookmark not defined.
1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư XDCB ... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Các yếu tố của quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnError! Bookmark not def
1.2.3. Quy trình đầu tư và xây dựng................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB..... Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnError! Bookmark not defined.

1.2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư XDCBError! Bookmark not defi
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư XDCBError! Bookmark not defined.
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan .................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN
LA...................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Tổng quan về Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn LaError! Bookmark not defin



2.1.1. Quá trình hình thành Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn LaError! Bookmark
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý dự án Nhà máy
thủy điện Sơn La ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của SLaMB ...... Error! Bookmark not defined.

2.1.4. Đặc điểm của Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn LaError! Bookmark not def
2.1.5. Các hoạt động liên quan tới SLaMB ..... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB của Ban Quản lý dự án Nhà máy
thủy điện Sơn La ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hệ thống quản lý vốn đầu tư XDCB của SLaMBError! Bookmark not defined.
2.2.2. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB của SLaMBError! Bookmark not defined.

2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB tại SLaMBError! Bookmark no

2.2.4. Phân tích trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB của SLaMBError! Bookmark not define

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB của SLaMBError! Bookmark not define
2.3.1. Các kết quả đạt được............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Một số hạn chế...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN SƠN LA .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Phương hướng trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự
án Nhà máy thủy điện Sơn La ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La
giai đoạn 2013-2020 ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phương hướng cơ bản trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bạn tại Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.Error! Bookmark not defined.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản
lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La. .............. Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Hoàn thiện công tác lập và phân bổ tổng dự toán đầu tư XDCBError! Bookmark not d
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và
thẩm định đầu tư............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế lựa chọn nhà thầu của SLaMBError! Bookmark not defined.
3.2.4. Tăng cường công tác huy động vốn và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của SLaMB. ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Đẩy nhanh công tác di dân tái định cư để giải phóng mặt bằngError! Bookmark not de

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý giám sát chất lượng công trình xây dựngError! Bookmar

3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm soát công tác quản lý vốn tại SLaMBError! Bookmark no
3.2.8. Nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
dự án hoàn thành. ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.9. Đổi mới công tác đào tạo và quản lý cán bộ trong Ban Quản lý dự án
Nhà máy thủy điện Sơn La ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quanError! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt NamError! Bookmark not defined.
3.3.3. Kiến nghị với UBND các tỉnh ............... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Kiến nghị với nhà thầu .......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nguồn lực tài chính hết sức quan
trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Nguồn vốn
này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực
hiện những vấn đề xã hội. Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu quản lý
vốn đầu tư XDCB được chú trọng đặc biệt. Nhiều nội dung quản lý vốn này đã
được hình thành: từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế,
chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử
dụng vốn.
Cũng như trong cả nước, việc quản lý vốn đầu tư XDCB của ngành điện
cũng được chú trọng. Các cơ quan Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc triển
khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và
quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Với nỗ lực đó, đã góp
phần quan trọng vào việc sử dụng vốn đầu tư XDCB đúng mục đích, đúng luật
và có hiệu quả cao, kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai
nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu,… từ đó nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư XDCB theo nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB của ngành điện mà cụ thể là tại Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy
điện Sơn La còn nhiều bất cập trong nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát,
sử dụng và thanh toán vốn đầu tư, nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
không cao, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB vẫn còn nhiều.
Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý


chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc tăng
cường quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB đang đặt ra
rất bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB là vấn đề
rất cấp thiết. Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Tăng cường quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La” để
nghiên cứu.


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Những nội dung khoa học trong chương 1 được thể hiện qua các vấn đề
chủ yếu sau:
Thứ nhất: Phân tích khoa học về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, luận văn đã luận giải được những
vấn đề sau:
- Khái niệm cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phân loại vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quy trình và nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ hai: Đưa ra sự cần thiết phải tăng cường quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Tỷ lệ vốn đầu tư được duyệt
- Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư
- Tỷ lệ triết giảm
Thứ ba: Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
- Nhóm nhân tố chủ quan.
+ Khả năng tài chính của chủ đầu tư
+ Nhân tố con người
+ Trình độ tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB
+ Đặc điểm sản phẩm xây dựng
- Nhóm nhân tố khách quan
+ Cơ chế chính sách



+ Chế tài xử phạt
+ Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
+ Thị trường và sự cạnh tranh
+ Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
+ Điều kiện tự nhiên, môi trường


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN SƠN LA
2.1. Tổng quan về Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La
Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La (SLaMB) là đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được thành lập theo các quyết định sau:
- Quyết định số 1394-ĐVN/TCCB-LĐ ngày 24/10/1996 của Tổng công
ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN): Thành lập
Ban Quản lý chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.
- Quyết định số 264/QĐ-EVN-HĐQT ngày 23/8/2001 của Hội đồng
Quản trị EVN: Sáp nhập Ban Chuẩn bị Đầu tư Điện lực vào Ban Quản lý
Chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.
- Quyết định số 244/QĐ-EVN-HĐQT ngày 24/9/2002 của Hội đồng
Quản trị EVN: Đổi tên Ban quản lý chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện
Sơn La thành Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.
- Quyết định số 424/QĐ-EVN-HĐQT ngày 14/8/2006 của Hội đồng
quản trị EVN: Thành lập Ban Chuẩn bị Sản xuất Nhà máy Thủy điện Sơn La
trực thuộc Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.
Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La có tư cách pháp nhân,
được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc
Nhà nước để hoạt động cho dự án theo dự phân cấp của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam.

2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB của Ban Quản lý dự án Nhà
máy thủy điện Sơn La
Nguồn vốn đầu tư XDCB của SLaMB không ngừng tăng lên là nhờ có
cơ chế quản lý đầu tư xây dựng rõ ràng của nhà nước ban hành, bên cạnh là
các thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành liên quan, việc chỉ đạo sát


sao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với công tác quản lý nguồn vốn của
SLaMB. Bên cạnh đó là trình độ tổ chức quản lý của SLaMB đã được nâng
cao, năng suất lao động tăng lên rõ rệt.
Vốn đầu tư XDCB của SLaMB đều tăng qua các năm, đặc biệt là các
năm 2009 đến 2012, từ năm 2008 đến năm 2009 có bước tăng đáng kể của
vốn đầu tư, tăng từ 4.459 tỷ đồng lên 7.476 tỷ đồng, năm 2012 vốn đầu tư có
thấp hơn so với năm 2011 giảm từ 8.872 tỷ đồng xuống 8.334 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB của SLaMB có sự thay đổi qua các
năm. Vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của SLaMB, tuy nhiên
có sự tăng giảm không đều qua các năm, năm 2008 vốn NSNN chiếm tỷ trọng
28,8% với giá trị 1.288 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 chỉ chiếm tỷ trọng
15,5% với giá trị 1.290 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn vay tín dụng được duy trì
ổn định qua các năm.
Bình quân giai đoạn từ năm 2008-2012 tổng vốn đầu tư XDCB của
SLaMB được EVN phê duyệt là: 98,8%, cho thấy công tác lập dự toán của
SLaMB rất tốt, chỉ có 1,2% số vốn đầu tư trình mà không được EVN phê
duyệt dự toán đầu tư xây dựng.
Công tác kiểm tra hồ sơ dự toán vốn đầu tư XDCB của SLaMB ngày
càng tốt hơn.
Số lượng bảng tổng hợp thanh toán tăng qua các năm, năm 2008 kiểm
tra 553 bảng tổng hợp với giá trị kiểm tra là 3.481 tỷ đồng, đến năm 2011 số
hồ sơ lên tới 1.144 bộ với giá trị 4.952 tỷ đồng, gấp 2,06 lần về số lượng hồ
sơ và gấp 1,42 lần về giá trị kiểm tra. Nhờ công tác kiểm soát hồ sơ chặt chẽ

và đúng quy trình mà SLaMB đã loại bỏ được những sai phạm và bất hợp lý
trong hồ sơ thanh toán, đặc biệt là năm 2011 giá trị triết giảm lên đến 173 tỷ
đồng tương đương 3,4% giá trị thanh toán.


2.3. Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB của SLaMB
2.3.1. Các kết quả đạt được
- Công tác huy động vốn đầu tư XDCB của SLaMB đều có sự tăng
trưởng qua các năm, nhất là giai đoạn 2009-2012, số vốn phát sinh trong năm
bình quân đạt 8.130 tỷ/năm.
- Tỷ lệ vốn giải ngân so với kế hoạch được phê duyệt giai đoạn 20082012 của SLaMB đạt kết quả rất cao, bình quân đạt 98,8%/năm.
- Tỷ lệ triết giảm ngày càng tăng qua các năm, bình quân mỗi năm giá
trị này tăng 2,48% giai đoạn 2008-2012. Phản ánh công tác kiểm tra kiểm
soát vốn đầu tư XDCB của SLaMB ngày được nâng cao và chặt chẽ, bình
quân giai đoạn này đạt 98,8%/năm.
- Năng suất lao động của SLaMB những năm qua tăng lên rõ rệt, vai
trò của đầu tư XDCB rất quan trọng, không chỉ làm năng suất lao động tăng
mà số đơn vị nhà thầu cũng ngày càng nhiều.
2.3.2. Một số hạn chế
- Nguồn vốn phục vụ hoạt động đầu tư XDCB của SLaMB chủ yếu từ
nguồn ngân sách nhà nước cho nên công tác tạo nguồn vốn còn ảnh hưởng
lớn từ cơ chế “xin, cho”.
- Công tác lập, phê duyệt dự toán đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan
trọng và là cơ sở để quản lý vốn đầu tư, song thực tế công tác này của
SLaMB vẫn còn sai sót như: áp dụng sai số học trong công thức tính, sai khi
xác định khối lượng, chi phí, chủ yếu dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng
năm của EVN, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự toán, gây ra tình trạng
lãng phí vốn.
- Công tác cấp phát vốn còn chưa kịp tiến độ thi công công trình dẫn
đến tình trạng có nhiều hạng mục công trình bị kéo dài thời gian thi công gây

lãng phí vốn.


2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan:
Khả năng tài chính của chủ đầu tư: Trong những năm gần đây tình hình
thiếu vốn cho các dự án thủy điện luôn diễn ra căng thẳng, đầu tư ngoài
ngành của EVN chưa hiệu quả và bị thua lỗ nặng, tình hình thu xếp vốn của
EVN không thuận lợi.
Nhân tố con người: Bộ máy quản lý, số lượng và năng lực cán bộ làm
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB chưa đáp ứng được khối lượng công việc,
chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư nên còn nhiều lúng
túng trong việc triển khai thực hiện công tác đầu tư, để sai sót trong quá trình
thi công,… ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Trách nhiệm của Ban quản lý: Phần lớn Ban quản lý chưa chấp hành
nghiêm các chính sách, chế độ quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB và
trong quy định lập, chấp hành, quyết toán và kiểm tra vốn đầu đầu tư trong
lĩnh vực này.
Công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư XDCB: Công tác cấp phát vốn
đôi khi bị chậm, do việc giao kế hoạch chậm và đơn vị chuẩn bị lập dự án
chưa được chu đáo, thiếu tính khoa học, nên thời gian xét duyệt phải kéo dài
và làm nhiều lần, khiến cho việc lập dự toán và cấp phát vốn bị chậm cũng
góp phần làm cho việc cấp phát bị chậm đáng kể, gây dồn ép tiến độ kế hoạch
đẩy đơn vị thi công vào thế bị động và cuối năm nhiều đơn vị không sử dụng
hết vốn. Tốc độ giải ngân chậm một phần do những người kiểm soát nguồn
vốn tài trợ có thể đòi hỏi một tỷ lệ phần trăm hoa hồng thì mới giải ngân để
bắt đầu dự án.
- Nguyên nhân khách quan:
Sự thay đổi của các cơ chế chính sách: Việc thay đổi thường xuyên các
cơ chế chính sách trong đầu tư và xây dựng gây rất nhiều khó khăn cho các



chủ dự án, các bộ quản lý ngành, đặc biệt đối với các công trình dự án đang
trong quá trình triển khai hoặc đang tổ chức thi công. Việc thay đổi mức vốn
đầu tư trong các khung vốn của các loại dự án đầu tư gây cho các chủ đầu tư,
các đơn vị làm nhiệm vụ thanh quyết toán khó khăn về chuyên môn nghiệp
vụ đặc biệt các dự án có thay đổi về dự toán do giá cả tăng và những phát
sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
Chế tài xử phạt: Hiện nay mức xử phạt trong lĩnh vực đầu tư XDCB cả
về kinh tế và pháp luật còn thấp, chưa đủ mức răn đe, cho nên khó tránh khỏi
hành vi vi phạm các quy định về quản tài chính để trục lợi của chủ đầu tư.
Nhà thầu và tư vấn: Một số nhà thầu còn bị hạn chế về tổ chức điều
hành, thiếu thiết bị, tài chính, nhân lực dẫn đến một số gói thầu không đáp
ứng tiến độ thi công như đã cam kết trong hợp đồng; Năng lực của tư vấn
thiết kế và tư vấn giám sát: chưa làm tốt công tác tư vấn và còn nhiều thiết
sót, bỏ qua nhiều yếu tố gây ảnh hưởng trong quá trình thi công, đơn vị tư vấn
chưa phối hợp tốt với cơ quan hữu quan. Báo cáo tư vấn đôi khi bị chập trễ
không kịp thời làm ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thi công dự án.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tác động to lớn đến lĩnh vực trang
thiết bị phục vụ văn phòng, điều này tác động đến quản lý vốn đầu tư XDCB
của SLaMB.
Điều kiện tự nhiên, môi trường: Công trình thủy điện Sơn La và Lai
Châu đều xây dựng trên các tỉnh miền núi Tây Bắc hoang sơ, chịu ảnh hưởng
nhiều của điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, phải đối diện với những cơn lũ
có thể cuốn đi sinh mạng cũng như thành quả lao động của tập thể cán bộ
công nhân viên xây dựng công trình.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA
3.1. Hoàn thiện công tác lập và phân bổ tổng dự toán đầu tư xây dựng cơ bản.
3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và
thẩm định đầu tư.
3.3. Hoàn thiện cơ chế lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu
của SLaMB.
3.4. Tăng cường công tác huy động vốn và cấp phát vốn đầu tư XDCB của
SLaMB.
3.5. Đẩy nhanh công tác di dân tái định cư để giải phóng mặt bằng.
3.6. Tăng cường công tác quản lý giám sát chất lượng công trình xây dựng.
3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm soát công tác quản lý vốn tại SLaMB.
3.8. Nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự
án hoàn thành.
3.9. Đổi mới công tác đào tạo và quản lý cán bộ trong Ban Quản lý dự án Nhà
máy thủy điện Sơn La.
Một số kiến nghị

KẾT LUẬN


Ngành điện trong thời gian qua, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm và phát triển về cơ sở hạ tầng, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó nâng cao
đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân.
Bằng sự đầu tư thời gian để nhiên cứu, Luận văn với đề tài "Tăng cường
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện
Sơn La" đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu đã được hoàn thành và đáp
ứng đủ các yêu cầu của Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân
hàng với những kết quả khoa học sau:
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản nói chung.
- Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại SLaMB,
từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Trên cơ sở đổi mới đường lối của Đảng, Nhà nước về định hướng quy
hoạch phát triển ngành Điện để đề xuất phương hướng và hệ thống biện pháp
tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại SLaMB.
Đây là đề tài rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào chính sách khá cứng
nhắc của Nhà nước, nên những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là những
đóng góp nhỏ trong các biện pháp tổng thể nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, điều kiện công tác,
khả năng tiếp cận vấn đề còn hanh chế nên trong quá trình hoàn thành luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các
nhà khoa học, quý các thầy, cô giáo để tác giả tiếp tục hoàn thiện Luận văn
trên.
Xin chân thành cảm ơn!




×