Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH KHA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
1


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình và
giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Mạnh Kha sinh viên khóa 34, ngành Kinh tế nông lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .
TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin phép gửi lời cám ơn đến gia đình tôi gồm cha mẹ và các bác đã

nuôi dạy tôi có được ngày hôm nay
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM, những người đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian bốn năm vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Thái Anh Hòa, giáo viên hướng dẫn đề
tài. Nhờ thầy đã giúp tôi định hướng đề tài, có những góp ý sâu sắc để giúp tôi hoàn thành
tốt nhất khóa luận.
Xin gửi lời các ơn đến các cô chú tại chi cục Thống kê huyện Củ Chi, ban Nông
nghiệp xã Tân Thạnh Đông, những người đã giúp tôi tham khảo các tài liệu liên quan và
kĩ năng giao tiếp với người nông dân.
Xin cám ơn tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông đã hợp tác giúp
tôi có được những số liệu và trải nghiệm thực tế để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cám ơn đến các thành viên lớp DH08KT, những người bạn luôn sẵn
sàng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học chung với nhau.
Ngày 5 tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Mạnh Kha

2


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN MẠNH KHA. Tháng 06 năm 2012. “Phân tích tình hình và giải
pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM”
NGUYEN MANH KHA. June 2012. “Analysis of current situation and
proposed solutions to develop dairy farming in Tan Thanh Dong commune, Cu Chi
district, Ho Chi Minh city.”
Đề tài phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh thông qua giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào như thức ăn,

giá thuê lao động, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc vắt sữa… và giá bán thành
phẩm chăn nuôi như sữa, bò giống, bò thịt, bê con … Bằng phương pháp thu thập số liệu
trực tiếp thông qua bảng câu hỏi người nông dân, đề tài đã tính toán được các chỉ tiêu kết
quả và hiệu quả kinh tế của các quy mô chăn nuôi trong 60 hộ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ở quy mô nuôi từ 1-10 con, với số lượng đàn bò ít và tốn ít nhân công cũng như chi
phí thức ăn do cắt cỏ từ ven sông, quy mô này mang lại lợi nhuận và thu nhập cao, ổn
định cho người nông dân từ việc bán sữa với mức giá 10.700 đồng/kg. Điều này còn cho
thấy chỉ sự phù hợp của quy mô này dành cho các hộ có ít diện tích, không có khả năng
trồng cỏ tại sân nhà mà vẫn có thể mang lại đồng lời. Đây là quy mô được áp dụng nhiều
nhất trên địa bàn xã. Các chuyên gia đánh giá về tình hình chung của các hộ nông dân,
cho những lời khuyên và định hướng cụ thể về việc thay đổi quy mô. Vấn đề về khuyến
nông cũng đang được các chuyên gia tranh cãi về việc quảng cáo sản phẩm là chính. Cuối
cùng, đề tài đưa ra giải pháp đóng góp cho người nông dân là liên kết lại, tham gia trồng
và sử dụng cỏ theo từng ấp hoặc cùng địa bàn thuận lợi để đảm bảo thức ăn tại chỗ. Nếu
có những dự định về tăng quy mô thì người nông dân nên xem xét các chi phí tăng thêm.
Về phía chính quyền cần thắt chặt quản lý các vấn đề về khuyến nông và kiểm soát dịch
bệnh cũng như trung gian đảm bảo giá bán sữa đúng thực với chất lượng của sữa.
3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... v 
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................vii 
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. viii 
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 2 

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 
1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2 
1.4 Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 2 
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 4 
TỔNG QUAN....................................................................................................................... 4 
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 4 
2.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 4 
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 4 
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 6 
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................... 8 
2.2.1 Tình hình phát triển bò sữa ở TP.HCM ............................................................... 8 
2.2.2 Tình hình phát triển bò sữa ở huyện Củ Chi và xã Tân Thạnh Đông ................. 9 
2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ................................. 12 
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 13 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 13 
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 13 
3.1.1 Vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa ..................................................................... 13 
i


3.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ......................................... 13 
3.1.3 Hiệu quả kinh tế................................................................................................. 14 
3.1.4 Các chỉ tiêu đo lường......................................................................................... 14 
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 16 
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................. 16 
3.2.2 Phương pháp so sánh ......................................................................................... 16 
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 16 
3.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .................................................................. 17 
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 18 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 18 

4.1 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra ................................................................... 18 
4.1.1 Lao động ............................................................................................................ 18 
4.1.2 Phương thức chăn nuôi ...................................................................................... 19 
4.1.3 Quy mô nuôi của các hộ điều tra ....................................................................... 19 
4.1.4 Cơ cấu đàn bò .................................................................................................... 20 
4.1.5 Năng suất sữa các hộ điều tra ............................................................................ 20 
4.1.6 Thức ăn và nguồn cung cấp thức ăn .................................................................. 22 
4.1.7 Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................... 24 
4.1.8 Công tác khuyến nông ....................................................................................... 26 
4.1.9 Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................. 27 
4.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ........................................................................... 29 
4.2.1 Quy mô từ 1 – 10 con ........................................................................................ 29 
4.2.2 Quy mô từ 11 – 20 con ...................................................................................... 33 
4.2.3 Quy mô trên 20 con ........................................................................................... 37 
4.2.4 So sánh kết quả - hiệu quả giữa các quy mô ..................................................... 42 
4.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa........................................................................ 43 
4.3 Ý kiến của chuyên gia .............................................................................................. 44 
4.3.1 Thức ăn .............................................................................................................. 44 
ii


4.3.2 Công tác khuyến nông ....................................................................................... 45 
4.3.3 Hỗ trợ của nhà nước .......................................................................................... 46 
4.4 Thuận lợi và khó khăn của người nông dân và vấn đề thay đổi quy mô.................. 47 
4.4.1 Thuận lợi............................................................................................................ 47 
4.4.2 Khó khăn ........................................................................................................... 47 
4.4.3 Thay đổi quy mô ................................................................................................ 48 
4.5 Giải pháp phát triển .................................................................................................. 49 
4.5.1 Thức ăn tại chỗ .................................................................................................. 49 
4.5.2 Chọn giống phù hợp .......................................................................................... 50 

4.5.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng bò .................................................................................. 50 
4.5.4 Khuyến nông ..................................................................................................... 51 
4.5.5 Hợp tác xã và hội nông nghiệp .......................................................................... 52 
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 52 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 52 
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 52 
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 53 
5.2.1 Đối với người nông dân ..................................................................................... 53 
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 53 
5.2.3 Đối với các công ty thu mua sữa ....................................................................... 54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 55 
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ 57 

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

chi phí

ĐG

đơn giá

DT

doanh thu

ĐVT


đơn vị tính

GTSL

giá trị sản lượng

HF

bò Holstien Friessian

LN

lợi nhuận

SL

số lượng

TN

thu nhập

TT

thành tiền

UBND

Ủy ban nhân dân


VNĐ

Việt Nam đồng

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1: Dân số và lao động xã Tân Thạnh Đông có đến 31/12/2010............................... 7 
Bảng 2.2: Tổng đàn bò và cơ cấu tổng đàn thời điểm 1/4/2010 .......................................... 8 
Bảng 2.3: Số lượng bò sữa huyện Củ Chi thời điểm 1 tháng 8 năm 2010 ........................... 9 
Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng sữa của các giống bò tại xã.......................................... 11 
Bảng 2.4: Kết quả - hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Tăng Mỹ Ngọc
(2005).................................................................................................................................. 13 
Bảng 2.5: Kết quả - hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Huỳnh Thị Cẩm
Nhung (2010)...................................................................................................................... 13 
Bảng 4.1: Độ tuổi lao động chính trong chăn nuôi bò sữa ................................................. 18 
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa lao động chính chăn nuôi bò sữa ........................................... 19 
Bảng 4.3: Quy mô đàn các hộ điều tra ............................................................................... 19 
Bảng 4.4: Cơ cấu đàn các hộ điều tra ................................................................................. 20 
Bảng 4.5: Số hộ sử dụng máy vắt sữa ................................................................................ 21 
Bảng 4.6: Năng suất sữa trung bình các hộ điều tra ........................................................... 22 
Bảng 4.7: Chi phí thức ăn bình quân cho các loại bò quy mô 1-10 con trong 1 ngày ....... 30 
Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí toàn đàn 1-10 con/hộ/năm ..................................................... 31 
Bảng 4.9: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn 1-10 con/hộ/năm .......................................... 32 
Bảng 4.10: Chỉ tiêu kết quả - hiệu quả toàn đàn 1-10 con/hộ/năm .................................... 32 
Bảng 4.11: Chi phí thức ăn bình quân cho các loại bò quy mô 11-20 con trong 1 ngày ... 34 

Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí toàn đàn 11-20 con/hộ/năm ................................................. 35 
Bảng 4.13: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn 11-20 con/hộ/năm ...................................... 36 
Bảng 4.14: Chỉ tiêu kết quả - hiệu quả toàn đàn 11-20 con/hộ/năm .................................. 37 
Bảng 4.15: Chi phí thức ăn bình quân các loại bò quy mô trên 20 con trong 1 ngày ........ 39 
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí toàn đàn trên 20 con/hộ/năm ............................................... 40 
Bảng 4.17: Tổng hợp các khoản thu toàn đàn trên 20 con/hộ/năm .................................... 41 
Bảng 4.18: Chỉ tiêu kết quả - hiệu quả toàn đàn trên 20 con/hộ/năm ................................ 41 
v


Bảng 4.19: So sánh kết quả - hiệu quả giữa các quy mô .................................................... 42 
Bảng 4.20: Tình hình tiêu thụ sữa các hộ điều tra .............................................................. 43 
Bảng 4.21: Giá thu mua của các công ty sữa và người vắt thuê ........................................ 44 
Bảng 4.22: Khẩu phần thức ăn của bò cái vắt sữa.............................................................. 45 
Bảng 4.23: Mong muốn thay đổi quy mô của các hộ điều tra ............................................ 48 

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bò Hà Lan F2

11

Hình 2.2: Bò Hà Lan F3

11

Hình 4.1: Máy vắt sữa thông dụng


21

Hình 4.2: Chuồng bò và máng ăn

25

Hình 4.3: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm sữa

28

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho nông dân nuôi bò sữa

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi bò sữa bắt đầu có ở Việt Nam từ những năm 1920 và phát trển đến nay.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2006, tổng đàn bò sữa trên 113,2 ngàn con sản
xuất ra lượng sữa hàng hóa đạt 216,2 ngàn tấn. Đến năm 2008 thì tổng số bò sữa giảm đi
còn 108 ngàn con, nhưng sản lượng sữa hàng hóa đạt đến 261,2 ngàn tấn. Điều này cho
thấy năng suất bò sữa ở Việt Nam ngày càng tăng.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa
(chủ yếu là sữa bột) để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị

sữa nhập đạt 140,9 triệu USD, năm 2008 tăng lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa
xuất khẩu giảm, chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu
USD.
Thành phố Hồ Chí Minh có đàn bò sữa chiếm hơn 60% đàn bò sữa cả nước, và
phần lớn tập trung tại huyện Củ Chi. Xã Tân Thạnh Đông – Củ Chi, là xã có số lượng đàn
bò sữa lớn nhất chiếm hơn 46% tổng đàn bò của huyện.
Phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa nhằm tìm ra giải pháp phát triển cho sản
lượng sữa trong nước là điều cần thiết hiện nay. Nghiên cứu địa bàn có chăn nuôi bò sữa
cơ bản là bước đầu nắm được những yếu tố tác động đến cá kết quả và hiệu quả sản xuất
chăn nuôi.
Để có thể đáp ứng lượng sữa cung cấp cho tiêu dùng, việc tăng quy mô sản xuất là
cần thiết. Tuy nhiên, để người nông dân có thể tăng quy mô, họ cần có nhưng tính toán kĩ
về chi phí, nguồn thu…
1


Việc nghiên cứu kinh tế các hộ chăn nuôi bò sữa sẽ phần nào giúp cho người nông
dân tìm ra những giải pháp để có thể phát triển và mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó đề tài
“Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông,
huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh” được thực hiện theo ý nghĩa đó.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình và giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh
Đông, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các quy mô chăn nuôi bò sữa hộ nông dân ở xã Tân
Thạnh Đông.

Phân tích thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển cho ngành
chăn nuôi bò sữa của xã.
1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Điều tra 60 hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 20/02/2012 đến 30/04/2012
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề cần thiết cho việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động chăn nuôi
bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông - Củ Chi, là do nơi đây tập trung số lượng lớn quy mô các
hộ nuôi bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan địa bàn nghiên cứu là xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi – thành phố
Hồ Chí Minh, trên các phương diện địa lý: vị trí, đất đai, thổ nhưỡng, thủy văn, thời tiết…

2


Sau đó tổng quan một số tài liệu nghiên cứu như: tình hình phát triển của đàn bò sữa ở
thành phố nói chung và của xã Tân Thạnh Đông nói riêng.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận nêu những khái niệm về hiệu quả kinh tế, ý nghĩa vai trò của ngành
chăn nuôi đối với đời sống con người. Tìm giải pháp phát triển cho chăn nuôi ò sữa thông
qua sự so sánh các quy mô. Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, điều tra
chọn mẫu, hỏi ý kiến chuyên gia được sử dụng trong đề tài này.
Chương 4: Kết quả thảo luận
Đưa ra kết quả phân tích, so sánh, đánh giá thông qua các số liệu, biểu đồ, bảng …
nhằm thấy được sự khác nhau và giống nhau về hiệu quả kinh tế của các quy mô. Phân
tích những ý kiến đóng góp của người nông dân trong vấn đề thuận lợi hoặc khó khăn gặp
phải, từ đó đưa ra những hướng giải quyết phát triển.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Rút ra các kết luận về tình hình chăn nuôi bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông - Củ Chi
và kiến nghị với các cấp cũng như nông dân về những giải pháp mà luận văn đưa ra.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Tân Thạnh Đông nằm dọc theo tỉnh lộ 15, ở phía Đông Nam huyện Củ Chi,
cách thị trấn 14km.
Ranh giới hành chính của xã:
Phía bắc giáp xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn
Phía đông giáp xã Hòa Phú
Phía tây giáp xã Tân Phú Trung
Phía nam giáp xã Tân Thạnh Tây
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
Nhìn chung địa hình xã Tân Thạnh Đông có thể phân làm 2 loại sau:
Vùng triền: là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò và vùng trũng, có độ cao 5-10m. Đa
phần là chăn nuôi bò sữa.
Vùng bưng trũng có độ cao trung bình 1-2m, phù hợp với trồng lúa
b) Đất đai
Đất đai Củ Chi rất đa dạng, được chia làm 6 nhóm với 69 đơn vị thổ nhưỡng tổng
hợp thành 2 loại đất chính: đất feralit vàng xám, vàng đỏ và đất nghèo mùn. Đất vàng
xám – vàng đỏ phân bố tập trung trên nền đất gò, nhóm đất này phát triển trên trầm tích



phù sa cổ. Đặc điểm chung là đất có phản ứng chua, độ chua tăng dần theo chiều sâu, pH
của đất ở tầng mặt là 5, ở đáy là 4.
Đất nghèo mùn, tỷ lệ mùn tầng mặt đất là 1% và giảm theo chiều sâu. Hàm lượng
dưỡng chất và loại nghèo NP2O5 và K2O, dung tích hấp thu tương đối thấp.
c) Khí hậu, nhiệt độ
Đặc trưng khí hậu huyện Củ Chi là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản rõ
rệt hai mùa trong năm: mùa mưa (tháng 5 – 11), mùa khô (tháng 12 – 4).
Nhìn chung so với khi hậu của thành phố thì Củ Chi không có gì khác biệt.
Nhiệt độ khá cao và ổn định giữa các tháng trong năm
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC
Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất là 28,8oC
Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 25,7oC
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất là 3,1oC. Biên độ này
có sự thay đổi theo mùa: mùa khô từ 6 – 8oC, mùa mưa từ 5 – 6oC. Điều kiện nhiệt độ ở
Củ Chi rất thuận lợi cho các loại cây trồng và chăn nuôi gia súc.
d) Ánh sáng, lượng mưa, gió
Lượng ánh sáng dồi dào với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2320 giờ.
Trung bình một ngày trời nắng 6-8 giờ. Số giờ nắng tăng cao trong mùa khô và giảm
trong mùa mưa. Tháng 9 có số giờ nắng thấp nhất khoảng 150 giờ. Tháng 3 có số giờ
nắng cao nhất khoảng 260 giờ. Vào cuối mùa mưa độ ẩm không khí dư thừa, cùng với
nhiệt độ cao dễ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến vật nuôi và cây
trồng.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch. Chế độ mưa
ở Củ Chi không đều, có năm mưa sớm. Lại có năm sau một cơn mưa lớn, ngưng không
mưa 20 – 30 ngày làm ảnh hưởng đến thời vụ cây trồng và tạo thời thiết thất thường bất
lợi cho vật nuôi.

5



Lượng mưa trung bình hằng năm là 1954mm, mưa nhiều nhưng không đều: có tới
85 – 95% lượng mưa tập trung từ tháng 6 – 9. Những tháng này có lượng mưa rất lớn (70130mm), mưa đến nhanh và kết thúc nhanh, kéo dài từ 2 đến 4 giờ.
Gió có 3 hướng chính:
Từ tháng 1 – 4: gió hướng Đông hoặc Đông Nam
Từ tháng 5 – 10: gió hướng Tây hoặc Tây Nam
Từ tháng 11 – 12: gió có hướng Bắc
Có 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 kì khác nhau
Vào tháng 1: gió chuyển từ hướng Bắc sang hướng Đông
Vào tháng 4: gió chuyển từ hướng Đông Nam sang hướng Tây Nam
Vào mùa mưa ở Củ Chi chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (những cơn mưa đầu
mùa) và nhất là gió Tây Nam (từ tháng 1 – 5).
Trong thời gian từ tháng 5 – 8 đôi lúc có những cơn lốc xoáy gây thiệt hại. Tuy
nhiên, xã Tân Thạnh Đông ít chịu ảnh hưởng của bão.
e) Thủy văn
Nước mặt: nguồn nước chủ yếu từ các sông ngòi kênh rạch. Hệ thống kênh rạch
chủ yếu ảnh hưởng từ sông Sài Gòn: rạch Tra, rạch Sơn, rạch Bến Mương…
Nước ngầm: chỉ cần đào khoảng 5m là có giếng thủ công, cho lượng 5 – 10 m3/h.
Khoan công nghiệp từ 40m có thể khai thác một lượng 50 – 100 m3/h.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Tình hình dân số, lao động

6


Bảng 2.1: Dân số và lao động xã Tân Thạnh Đông có đến 31/12/2010
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Người

34.986

100,0

Nữ

Người

17.346

49,6

Nam

Người

17.640

40,4

Tổng số hộ

Hộ

8.447


100,0

Nông nghiệp

Hộ

5.280

62,5

Phi nông nghiệp

Hộ

3.167

37,5

Người

31.011

100,0

Nông nghiệp

Người

21.868


70,5

Phi nông nghiệp

Người

9.143

29,5

Tổng dân số

Tổng lao động

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Củ Chi
b) Giao thông
Ngoài quốc lộ 22 nối Củ Chi vào nội thành, thì riêng trong xã Tân Thạnh Đông
cũng hoàn thiện nâng cấp các tuyến đường nội bộ như liên tỉnh lộ 13, 18. Hệ thống xe
buýt cũng đã được đưa vào hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong xã,
Hóc Môn, và vào nội thành.
c) Giáo dục
Các trường học xây dựng hoàn thiện, có nhiều trường học mở ra từ giáo dục mầm
non đến cấp trung học phổ thông. Đa số người dân cho con em học tập tại đây đã hài lòng
với chất lượng giảng dạy ngày được nâng cao, giảm tình trạng học sinh cấp 3 đổ về các
trường trong trung tâm thành phố học.
d) Y tế
Các trạm y tế được trang bị khá đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo phương tiện
chữa trị kịp thời cho người dân. Đặc biệt đây là vùng nông nghiệp, các trạm y tế dự


7


phòng, trạm y tế thú y luôn được nâng cấp, có đội ngũ cán sự nhiều kinh nghiệm nhằm
đáp ứng những biến động của cây – con nông nghiệp.
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1 Tình hình phát triển bò sữa ở TP.HCM
Tổng đàn bò của thành phố tại thời điểm 1/10/2010 là 99.440 con giảm 7.987 con
so với tổng đàn bò tại thời điểm 1/10/2009 do đàn bò ta giảm. Riêng tổng đàn bò sữa của
thành phố tiếp tục tăng, hiện nay tổng đàn bò sữa của thành phố có 75.446 con tăng 2.118
con ( tăng 2,9%) so tổng đàn bò sữa cùng thời điểm năm 2009 và tăng nhẹ so với thời
điểm 1/4/2010 (+0,3%). Đàn bò sữa ở các quận nội thành tiếp tục giảm do quá trình đô thị
hóa. Tổng đàn bò của quốc doanh có 2.853 con chiếm 2,9% tổng đàn bò của thành phố,
chủ yếu là bò ta và chỉ có 802 con bò sữa được nuôi tại Công Ty Bò Sữa Thành Phố.
Bảng 2.2: Tổng đàn bò và cơ cấu tổng đàn thời điểm 1/4/2010
Đàn bò 1/10/2010 ( Con)
Cơ cấu
Tổng số

Bò sữa

bò sữa
(%)

Đàn bò sữa

Đàn bò sữa

1/10/10 so


1/10/10 so

1/10/09 (%)

1/4/10 (%)

TOÀN THÀNH PHỐ

99.440

75.446

100,0

102,9

100,3

1. Các quận ven

12.466

9.878

12,5

89,9

91,3


84.212

64.766

87,5

103,9

100,6

- Huyện Củ Chi

54.325

40.115

54,6

106,9

102,2

- Huyện Hốc Môn

25.248

22.879

25,4


99,1

102,5

6.376

1.766

4,4

103,3

63,3

2. Các huyện ngoại
thành
Trong đó:

- Huyện Bình Chánh

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Số lượng bò sữa ở Củ Chi chiếm hơn ½ tổng số bò sữa của tp.HCM.

8


2.2.2 Tình hình phát triển bò sữa ở huyện Củ Chi và xã Tân Thạnh Đông
Bảng 2.3: Số lượng bò sữa huyện Củ Chi thời điểm 1 tháng 8 năm 2010
Xã – Thị Trấn


2005

2006

2007

2008

2009

2010

Toàn Huyện

21.565

24.885

25.959

33.797

37.440

39.392

Thị Trấn Củ Chi

487


307

272

514

518

413

Phú Hòa Đông

1.425

1.407

1.752

1.926

1.986

2.040

Tân Thạnh Đông

7.222

8.520


8.535

11.205

11.932

12.549

Tân Thạnh Tây

1.366

1.634

2.240

2.567

2.909

2.971

Trung An

834

1,239

1.416


2.161

2.342

2.284

Phước Vĩnh An

943

986

985

1.228

1.565

1.349

Hòa Phú

1.081

1.315

1.259

1.734


2.375

2.248

Tân An Hội

1.181

1.662

1.202

1.679

1.727

2.017

Tân Thông Hội

1.089

1.318

1.112

1.110

1.227


1.299

Tân Phú Trung

856

886

842

903

1,324

1,722

Thái Mỹ

140

69

53

70

125

72


Phước Thạnh

618

610

987

1,144

1.009

1.282

An Nhơn Tây

959

696

747

1,614

1,658

2.055

90


154

127

357

419

548

Phú Mỹ Hưng

595

795

843

976

610

1.169

An Phú

751

757


1.012

1.406

2.081

1.558

Nhuận Đức

228

272

335

410

724

724

Phạm Văn Cội

143

139

186


224

226

384

Bình Mỹ

746

1.341

1.214

1.502

1.389

1.451

Phước Hiệp

616

585

649

801


996

903

Trung Lập Hạ

195

193

191

266

298

354

Trung Lập Thượng

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Củ Chi

9


Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy số lượng đàn bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông chiếm
khoảng 1/3 tổng số đàn bò sữa cả huyện. Không những thế từ năm 2005 số lượng bò sữa
luôn tăng do các hộ nông dân mở rộng quy mô.
Vài nét về các giống bò tại xã:
Trên địa bàn xã hiện nay gần như hơn 90% là giống đời F2, bên cạnh đó có một

phần nhỏ nuôi F3. Để đạt hiệu quả cao trong mô hình chăn nuôi bò sữa thì khâu quan
trọng là khâu chọn giống, một con giống tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển thì sẽ cho năng suất sữa cao, mang lại lợi nhuận cho người chăn
nuôi.
Giống bò Hà Lan F1 (50% HF): gieo tinh bò Hà Lan cho bò cái nền lai Sind để tạo
ra bò F1. Bò thường có màu đen tuyền, tầm vóc lớn (khối lượng bò cái khoảng 300400kg), bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi của Việt
Nam.
Giống bò Hà Lan F2 (75% HF): bò cái F1 tiếp tục gieo tinh bò Hà Lan để tạo ra bò
F2. Bò thường có màu lang trắng đen. Bò có tầm vóc lớn, bầu vú phát triển, thích nghi tốt
với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, những con bò tốt năng suất sữa đạt 20 –
25kg/ngày.
Giống bò Hà Lan F3: bò F2 được tiếp tục gieo tinh bò Hà Lan để tạo ra bò lai F3.
Bò thường có màu lang trắng đen (màu trắng nhiều hơn). Bò cái có tầm vóc lớn, bầu vú
phát triển, nhưng bò không thích nghi tốt với điều kiện nước ta, chỉ khi được nuôi dưỡng
chăm sóc với môi trường đặc biệt, thật tốt thì bò sẽ cho năng suất cao.
Với những đặc tính của các loại bò như trên thì tại xã hiện nay nông dân chọn chủ
yếu là giống F2. Giống F1 dễ nuôi nhưng cho lượng sữa không nhiều, không đáp ứng nhu
cầu kinh tế của hộ nông dân. Bò F2 vừa phù hợp với điều kiện chăn nuôi, lại cho năng
suất sữa cao nên đáp ứng được thu nhập hằng ngày của người nông dân, góp phần cải
thiện đời sống, do đó các hộ đa phần nuôi giống F2 là chính. Bò F3 đòi hỏi có môi trường
đặc biệt nên không phù hợp với mô hình nuôi gia đình.

10


Hình 2.1: Bò Hà Lan F2

Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012)
Hình 2.2: Bò Hà Lan F3


Nguồn:Nguyễn Mạnh Kha (2012)
11


Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng sữa của các giống bò tại xã
Năm phát
triển

Bò lai Hà Lan F3

Bò lai Hà Lan F2

Năng suất

Sản lượng

Năng suất

Sản lượng

(kg/ngày)

(kg/chu kì)

(kg/ngày)

(kg/chu kì)

1


13

3900

12,8

3840

2

13,8

4140

13,5

4050

3

14,5

4350

14,8

4440

4


16,5

4950

14,7

4410

5

16,7

5101

15

4500

6

18,1

5430

16,8

5040

7


13,7

4110

14

4200

8

13,2

3960

13,5

4050

Bình quân

14,9

4481

14,4

4316

Nguồn: Phòng Nông nghiệp xã Tân Thạnh Đông
2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa

Nghiên cứu của Tăng Mỹ Ngọc (2005) về hiệu quả kinh tế bò sữa xã Tân Thạnh
Đông của 70 hộ nông dân, tổng số 658 con bò. Tác giả phân tích ở 3 quy mô chăn nuôi: từ
1-5 con, từ 6-10 con và trên 10 con. Kết quả và hiệu quả sản xuất so sánh theo bảng 2.4
Nghiên cứu Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010) về hiệu quả kinh tế bò sữa xã Phú Hòa
Đông của 60 hộ nông dân, tổng số 775 con bò. Tác giả phân tích ở 3 quy mô chăn nuôi: từ
1-7 con, từ 8-15 con và trên 15 con. Kết quả và hiệu quả sản xuất so sánh theo bảng 2.5
Kết quả chung cho thấy hệ số thu nhập trên chi phí tăng dần theo quy mô. Như
vậy, nuôi càng nhiều bò thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

12


Bảng 2.4: Kết quả - hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Tăng Mỹ Ngọc
(2005)
Chỉ tiêu

ĐVT

1-5 con

6-10 con

Trên 10 con

Tổng chi phí

Đồng

27.487.744


84.367.582

149.462.920

Tổng doanh thu

Đồng

31.095.000

108.178.000

193.080.000

Lợi nhuận

Đồng

3.607.256

23.801.418

44.303.080

Thu nhập

Đồng

6.547.656


32.158.918

59.158.580

Lợi nhuận/chi phí

Lần

0,13

0,28

0,30

Thu nhập/chi phí

Lần

0,24

0,38

0,40

Doanh thu/chi phí

Lần

1,13


1,28

1,30

Nguồn: Tăng Mỹ Ngọc (2005)
Bảng 2.5: Kết quả - hiệu quả giữa các quy mô chăn nuôi bò sữa theo Huỳnh Thị
Cẩm Nhung (2010)
Chỉ tiêu

ĐVT

1-7 con

8-15 con

Trên 15 con

Tổng chi phí

Đồng

30.631.507

29.985.908

31.276.912

Tổng doanh thu

Đồng


38.236.814

39.928.028

42.032.449

Lợi nhuận

Đồng

7.605.307

8.942.120

10.755.537

Thu nhập

Đồng

11.255.307

11.442.120

13.743.869

Lợi nhuận/chi phí

Lần


0,24

0,29

0,34

Thu nhập/chi phí

Lần

0,36

0,38

0,43

Doanh thu/chi phí

Lần

1,24

1,29

1,43

Nguồn: Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2010)

13



×