Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoạch định chiến lược công ty TNHH Hoàng Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.65 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Hoàng Trung Kiên

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH HOÀNG NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 83.40.101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hậu

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thành Hưởng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 8 giờ 40, ngày 6 tháng 1 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái

đặc biệt ngành xây dựng đang bị điêu đứng kéo theo việc tiêu thụ các sản phẩm
dành cho xây dựng như vật liệu xây dựng nói chung và sắt thép xây dựng nói
riêng cũng rất khó khăn. Thị trường với những đòi hỏi khắt khe và đầy rẫy sự
canh tranh khốc liệt đã đòi hỏi các doanh nghiệp của nước ta phải dần chuyển các
phương thức cũ sang các hình thức kinh doanh mới.Việc chiếm lĩnh thị trường
giờ đây đã trở thành một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh , tăng cường khả năng cạnh tranh trong
giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp không còn sự lựa
chọn nào khác là phải nỗ lực hết mình,lựa chon một hướng đi đúng đắn,có hiêụ
quả,đồng nghĩa với việc xác định được một chiến lược kinh doanh hợp lý và kịp
thời.Việc hoạch định chiến lược thành công chưa đảm bảo sự thành công của
doanh nghiệp. Bởi việc triển khai thực thi chiến lược kinh doanh mới thất sự quan
trọng hơn nhiều.Đây là giai đoạn khó khăn và đòi hỏi sự điều hành và chỉ đạo sát
sao mới đảm bảo cho sự thanh công của một chiến lược.
Xét với mặt hàng vật liệu xây dựng thì trong giai đoạn trì trệ của ngành xây dựng
nói riêng của nền kinh tế nói chung thì việc kinh doanh mặt hằng này đang gặp
nhiều khó khăn. Xây dựng các công trình lớn của các công ty bất động sản trên
thị trường đều bị dừng lại nhưng các công trình dân dụng vẫn rất sôi động đây là
thị trường tiềm năng cần được chú trọng khai thác trong giai đoạn khó khăn này.
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Nam, đã tìm
hiểu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và qua kết quả nghiên
cứu của bản thân bằng cách sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên sâu cùng
với sự giúp đỡ của quý công ty tác giả nhận thấy việc triển khai chiến lược kinh

doanh của công ty ít nhiều đã gặt hái được những thành công,tuy nhiên hiệu quả
chưa thật sự cao.Xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp thiết đó đặt ra cho doanh nghiệp


2

nên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “: Hoạch định chiến lược công ty TNHH
Hoàng Nam ” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần
giúp công ty lựa chọn triển khai một cách có hiệu quả hơn chiến lược thâm nhập
thị trường của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Thực tiễn và lý luận quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược kinh
doanh nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt sôi động và thương xuyên cập nhật.
Những nguyên lý quản trị, những mô hình chiến lược chung, chiến lược kinh
doanh và các chiến lược chức năng đã được nghiên cứu và triển khai khá hệ
thống, phổ biến và thực sự phát huy vai trò là nền tảng cho sự thành công của các
doanh nghiệp và của các tập đoàn. Có thể nêu một số tài liệu quan trọng có liên
quan và tham khảo như:
[1] Thompsonm& Strickland – Strategic Management (2004),Concept and Cases,
NXB Mc GrawưHill.
[2] D.Aaker (2004), Strategic Market Management, NXB Mc GrawHill.
[3] Michael E.Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.
[4] Michael E.Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ.
Các tài liệu trên đều của các học thuyết gia nổi tiếng trên thế giới, các nghiên cứu
của họ đều có mục tiêu xa hơn so với các tài liệu ở Việt Nam , đây là cơ sở căn
cứ cho việc lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong
tương lai
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Những công trình nghiên cứu về mặt lý luận có thể kể đến như:

[1] Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống Kê.
[2] Lê Thế Giớiư Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê.
[3] Phạm Công Đoàn (1991), Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.


3

[4] Bộ môn Quản trị chiến lược, giáo trình Quản trị chiến lược, Trường Đại học
Thương Mại.
Những tác phẩm này cơ bản đều là những lý luận tổng quan về quản trị chiến
lược và hoạch định chiến lược kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số công trình mang tính thực tiễn trong phạm vi một doanh nghiệp
cụ thể có thể kể đến các luận văn viết về đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh
tại trường Đại học Thương mại, tác giả đã tiếp cận một số đề bài như:
[1] Đặng Thúy Nga (2011) Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH
thiết bị điện LiOA Electric, trường Đại học Thương mại.
[2] Đào Thị Thúy(2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần
tập đoàn IDC, trường Đại học Thương mại.
[3] Trương thị Hồng Ánh(2010), Hoạch đinh chiến lược kinh doanh của công ty Cổ
phần phát triển thương mại Trường Thịnh, Trường Đại học Thương mại.
Các bài luận văn trên đều tập trung nghiên cứu một đề tài là hoạch định chiến
lược kinh doanh. Về cơ bản nó giống nhau vì nêu được những lý thuyết liên quan
đến hoạch định chiến lược kinh doanh, nhận xét được thực trạng công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp cụ thể. Nó đã phần nào giải
quyết được vấn đề về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh
nghiệp, đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình hoạch
định chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp.Tuy nhiên,
những bài luận văn đó còn chưa trình bày đầy đủ và chi tiết về quy trình hoạch định
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

3.

Mục tiêu ,đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài: “ Hoạch định chiến lược công ty TNHH Hoàng Nam ” nhằm giải quyết 3
mục tiêu sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm:
các khái niệm, đặc điểm, nội dung, quy trình hoạch định chiến lược kinh
doanh.


4

 Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh
doanh công ty TNHH Hoàng Nam
 Từ cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về
thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh công ty TNHH Hoàng Nam
để từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện việc hoạch định
chiến lược kinh doanh cho công ty đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố ảnh hưởng, các nhân tố cấu thành,
mô hình và quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh công ty TNHH
Hoàng Nam.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:đề tài tập trung nghiên cứu vào các hoạt động liên quan đến hoạch
định chiến lược kinh doanh công ty TNHH Hoàng Nam
+ Về không gian thị trường: đề tài tiến hành nghiên cứu việc hoạch định chiến
lược kinh doanh cho sản phẩm sắt thép xây dựng trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
và các địa phận lân cận.
+ Về thời gian: nghiên cứu các dữ liệu về chiến lược kinh doanh của công ty

TNHH Hoàng Nam trong khoảng thời gian 3 năm gần đây từ năm (2013 – 2015)
và xu hướng diễn biến trong 3 năm từ (2016 tới 2019), tầm nhìn tới năm 2020.
1.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp duy

vật biện chứng để nghiên cứu và đánh giá báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2012, 2013, 2014; lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, những
quy tắc, chính sách của doanh nghiệp,... Ngoài ra đề tài còn sử dụng lý thuyết
quản trị chiến lược, đặc biệt vận dụng mô hình quản trị chiến lược để ứng dụng
cho sản phẩm xây dựng của công ty TNHH Hoàng Nam trên thị trường tỉnh Vĩnh
Phúc và các khu vực lân cận.


5

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu thu thập để nghiên cứu đề tài
khóa luận, bằng phương pháp:
Quan sát: Quan sát, ghi lại có kiểm soát các sự hoạt động hoặc các hành vi ứng
xử của lao động trong doanh nghiệp.
Điều tra: Phát phiếu điều tra dành cho các nhà quản trị và nhân viên củacông ty
để thu thập thông tin về công tác hoạch định để làm cơ sở đánh giá thành côngvà
hạn chế.
Phỏng vấn trực tiếp: Các cán bộ công nhân viên của công ty một số nhà quản lý
trongdoanh nghiệp, và một số khách hàng của công ty, nhằm thu thập thông tin
về côngtác hoạch định để làm cơ sở đánh giá thành công và hạn chế nhằm tăng
tính khách quancủa khóa luận.
Phương pháp phân tích dữ liệu:Phương pháp so sánh, tổng hợp:Là phương pháp
so sánh 1 chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh,

các thông số thị trường, các chỉ tiêu bìnhquân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợpvề không gian, thời gian, nội dung
kinh tế, đơn vị đo lường,...


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa với
ý nghĩa là mưu lược trong chiến tranh, là phương pháp, cách thức điều khiển và
chỉ huy các trận đánh.Chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng
để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công. Chiến lược của doanh
nghiệp được hiểu là sự lựa chọn tối ưu giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của
doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức) với không gian (lĩnh vực và địa
bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực
của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh
hướng của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phác thảo những phương hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Nó chỉ mang tính định hướng, còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi
phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và
điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây
ra.
1.1.3. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của

công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường
bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong
số những chiến lược thay thế


7

1.1.4. Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích
hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Còn đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh
nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ
vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều
vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ
thấy cục bộ
1.2. Phân loại hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.1. Hoạch định chiến lược cấp công ty
Dẫn đầu về chi

Khác biệt hóa

Tập trung

phí

sản phâm

Khác biệt hóa


Thấp ( chủ yếu

Cao (chủ yếu

Thấp đến cao (giá

sản phẩm

bằng giá )

bằng tính độc

hoặc tính độc

nhất

nhất )

Phân đoạn thị

Thấp ( thị trường

Cao (nhiều đoạn

Thấp (một hoặc

trường

đại trà)


thị trường)

một số đoạn thị
trường)

Phương pháp

Sản xuất và quản

Ngiên cứu, phát

Bất kỳ loại khả

cung ứng

lý nguyên liệu

triển, bán và

năng riêng biệt

marketing

nào

1.2.2. Chiến lược cấp chức năng
- Chiến lược sản xuất tác nghiệp
- Chiến lược marketing
- Chiến lược nghiên cứu và phát triển
- Chiến lược tài chính



8

- Chiến lược nhân sự
1.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Để công tác hoạch định thực hiện có hiệu quả cao, đòi hỏi phải thực hiện
những bước đi hợp lý. Nhằm đảm bảo sự hợp lý này, công tác hoạch định cần
thực hiện quy trình gồm thứ tự các bước sau :
Bước 1: Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô để xác định cơ hội và nguy cơ
của doanh nghiệp
Bước 3: Phân tích môi trường nội bộ để xác định đểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp
Bước 4 : Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Bước 5 : Xây dựng các biện pháp thực hiện chiến lược
Bước 6 : Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của chiến lược
1.4. Công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược kinh doanh
1.4.1. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận IFE
Các yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng

Phân loại

chủ yếu

Số điểm
quan trọng


Liệt kê các nhân tố thuộc

Cho điểm từ 0 1 = DN ít phản

môi trường kinh doanh

đến 1, điểm càng ứng

bên ngoài DN (quốc tế,

cao thì nhân tố 2 = DN phản

quốc gia,ngành)

tương ứng càng ứng TB
quan trọn

(4) = (2) x (3)

3 = DN phản
ứng trên TB
4 = DN phản
ứng tốt

Tổng

1,00

X


(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học kinh tế quốc dân)


9

1.4.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng

Phân loại

chủ yếu

Số điểm
quan trọng

Liệt kê các nhân tố thuộc

Cho điểm từ 0 1 = DN ít phản

môi trường kinh doanh

đến 1, điểm càng ứng

bên ngoài DN (quốc tế,

cao thì nhân tố 2 = DN phản


quốc gia,ngành)

tương ứng càng ứng TB
quan trọn

(4) = (2) x (3)

3 = DN phản
ứng trên TB
4 = DN phản
ứng tốt

Tổng

X

1,00

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học kinh tế quốc dân)
1.4.3. Ma trận SWOT
SWOT

Điểm mạnh (S)

Cơ hội (O )

Nguy cơ (T)

O1


T1

O2 Liệt kê cơ hội

T2 Liệt kê nguy cơ

O3…

T3…

Các chiến lược SO

Các chiến lược ST

S1

Sử dụng các điểm mạnh Sử dụng các điểm mạnh

S2 Các điểm mạnh

để tận dụng cơ hội

để tránh các nguy cơ

Các chiến lược WO

Chiến lược WT

S3…

Điểm yếu (W)
W1

Tận dụng cơ hội để khắc Tối thiểu hóa các điểm

W2 Các điểm yếu

phục các điểm yêu

W3…

yếu và hạn chế tối đa
nguy cơ

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học kinh tế quốc dân)


10

1.4.4. Mô hình lựa chọn chiến lược cấp doanh nghiệp theo mô hình ma trận
của MC. Kinsey
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Mạnh

Yếu

A

Trung bình


D

G

Môi trường 1.Tăng trưởng nội bộ 1.Hợp nhất
có nhiều cơ 2.Thôn
hội

tính

chiến 2.Thôn

1.Chuyển

tính hướng

lược

chiều ngang

3.Hợp nhất

3.Chiến lược 2.Bán bớt

Tình

3.Thôn

hình


ngang

môi

tính

xuất

chiều kinh doanh

B

E

H

trường Mội trường 1.Thôn tính chiều dọc 1.Chiến lược

1.Chuyển

kinh

có một số cơ 2.Thôn

hướng

doanh

hội và bất lợi ngang


tính

sản

chiều ổn định
2.Hợp nhất

xuất

3.Thôn tính

2.Bán bớt

sản

chiều ngang
4.Liên doanh
5.Bán bớt
C

F

1.Thôn tính chiều dọc 1.Bán bớt
Môi trường 2.Thôn
có nhiều bất ngang
lợi

3.Bán bớt

tính


I
Giải thể

chiều 2.Thôn tính
dọc
3.Thôn tính
ngang
4.Ổn định

(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học kinh tế quốc dân)


11

1.4.5. Ma trận QSPM
Các chiến lược lựa chọn
Các yếu tố
quan
trọng

Phân loại

Chiến

Chiến

Chiến

Số điểm


(2)

lược 1

lược 2

lược 3

hấp dẫn

AS

TAS AS

TAS AS

TAS

(1)
Các yêu tố
bên trong
Các yêu tố
bên ngoài
Tổng số
(Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược – Đại học kinh tế quốc dân)


12


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÔNG
TY TNHH HOÀNG NAM
2.1. Khái quát về công ty TNHH Hoàng Nam
- Giới thiệu về công ty TNHH Hoàng Nam
- Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của công ty TNHH Hoàng Nam
- Thực trạng hoạch định chiến lược tại công ty TNHH Hoàng Nam
2.2.

Thực trạng hoạch định chiến lược tại công ty TNHH Hoàng Nam

2.2.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của công ty
2.2.2.Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.2.1.Môi trường kinh tế
2.2.2.2.Môi trường chính trị - pháp luật
2.2.2.3.Môi trường văn hóa – xã hội
2.2.2.4.Môi trường tự nhiên
2.2.2.5.Môi trường công nghệ
2.2.3. Phân tích môi trường vi mô\
2.2.3.1. Khách hàng
2.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh
2.2.3.3. Nhà cung cấp
2.2.4. Phân tích môi trường nội bộ
2.2.4.1. Nhân sự
2.2.4.2. Tài Chính
2.2.4.3. Marketing
2.2.4.4. Hệ thống thôn tin
2.2.5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
2.2.5.1. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty
TNHH Hoàng Nam



13

2.2.5.2. Phân tích ma trận SWOT để hoạch định chiến lược kinh doanh công
ty TNHH Hoàng Nam
Ma trận SWOT của công ty TNHH Hoàng Nam
Cơ Hội (O)
SWOT

Nguy Cơ (T)

O1 : Nền kinh tế phát

T1: Cạnh tranh ngày

triển thu hút nhiều

càng gay gắt

nguồn vốn đầu tư về

T2: Phụ thuộc vào

xây dựng

nhà cung ứng

O2: Nhu cầu nguyên

T3: Yêu cầu chất


vật liệu xây dựng tăng

lượng dịch vụ ngày

O3: Doanh nghiệp

càng tăng cao

được tỉnh tạo điều kiện
phát triển mở rộng quy

Điểm Mạnh (S)

Chiến lược SO

Chiến lược ST

S1: Đội ngũ nhân viên -Chiến lược xâm nhập

-Chiến lược phát triển

có kinh nghiệp và

thị trưởng bên ngoài

sản phẩm

nhiệt huyết


tỉnh

S2: Cơ sở vật chất,

-Chiến lược đa dạng

công nghệ tương đối

-Chiến lược mở rộng,

đáp ứng nhu cầu trong

khai thác thị trường

tỉnh

trong tỉnh

S3: Là doanh nghiệp
có uy tin với chính
quyền và địa phương
S4: Có khả năng huy
động nguồn vốn ngắn
hạn nhanh

hóa theo chiều ngang


14


Điểm Yếu (W)
W1: Tài chính chưa

Chiến lược WO

Chiên lược WT

-Chiến lược kinh doanh -Chiến lược tăng

cân đối và còn lãng phí liên kết

trưởng

W2: Bộ phần bán
hàng và marketing yếu -Chiến lược marketing

-Chiến lược giảm quy

W3: Tư duy phát triển



đổi mới của nhân lực
yếu

2.3. Dánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh công ty TNHH
Hoàng Nam
- Những kết quả đạt được
- Những hạn chế tồn tại



15

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH HOÀNG NAM
3.1. Phương hướng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH
Hoàng Nam
3.2. Nội dung hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Hoàng
Nam
3.2.1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh tổng quát
Bảng 3.1: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm S-O công ty TNN Hoàng
Nam
Các chiến lược có thể thay
thế
Các yếu tố quan trọng

Phâ
n

Phát triển thị

Thâm nhập

trường tỉnh

thị trường

loại

ngoài tỉnh
AS


TAS

AS

TAS

Yếu tố bên trong
1. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm

4

4

16

4

16

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt

4

4

16

3


12

3. Huy động nhanh nguồn vốn

3

3

9

2

9

ngắn hạn

4

3

12

3

12

1. Kinh tế phát triển ổn định

3


4

12

3

12

2. Nhu cầu cơ sở vật chất cao

3

3

9

3

9

3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4

4

16

4


16

4. Nhu cầu thị trường tăng

3

4

12

3

12

4. Hoạt động kinh doanh uy tín
Yếu tố bên ngoài

Tổng số

102

98


16

Bảng 3.2: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm S-T công ty TNN Hoàng
Nam
Các chiến lược có thể thay thế


Các yếu tố quan trọng

Phát triển

Đa dạng hóa

sản phẩm

theo chiều

Phân
loại

ngang
AS

TAS

AS

TAS

Yếu tố bên trong
1.Đội ngũ quản lý kinh nghiệm

4

4

16


4

16

2.Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt

4

3

12

3

12

3.Huy động nhanh nguồn vốn

3

2

6

3

9

ngắn hạn


4

3

12

3

12

1. Cạnh tranh gây gắt

4

3

12

4

16

2. Nguyên vật liệu biến độ

3

2

6


3

9

3. Thiếu nguồn vốn đầu tư

3

4

12

3

9

4. Cơ chế đổi mới chậm

3

3

9

3

9

4.Hoạt động kinh doanh uy tín

Yếu tố bên ngoài

Tổng số

86

92

Bảng 3.3: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm W-O công ty TNN Hoàng
Nam
Các chiến lược có thể thay thế
Marketing
Các yếu tố quan trọng

Phân
loại

Yếu tố bên trong

Tăng trưởng
kinh doanh

AS

TAS

AS

TAS



17

1. Trình độ nhân lực hạn chế

4

2

8

4

16

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

4

3

12

4

16

3. Cơ cấu nhân sự chưa hợp

3


3

9

2

6



3

4

12

3

9

1. Kinh tế phát triển ổn định

3

4

12

3


9

2. Nhu cầu cơ sở vật chất

3

2

6

4

12

cao

4

2

8

4

16

3. Công nghiệp hóa, hiện đại

3


2

6

3

9

4. Hoạt động marketing còn
yếu
Yếu tố bên ngoài

hóa
4. Nhu cầu thị trường tăng
Tổng số

73

93

Bảng 3.4: Ma trận hoạch định chiến lược nhóm W-T công ty TNN Hoàng
Nam
Các chiến lược có thể thay thế
Kinh doanh
Các yếu tố quan trọng

Phân

Giảm quy mô


liên kiêt

loại

AS

TAS

AS

TAS

1. Trình độ nhân lực hạn chế

4

4

16

4

16

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

4

3


12

3

12

3. Cơ cấu nhân sự chưa hợp

3

3

9

2

6



3

2

6

2

6


Yếu tố bên trong


18

4. Hoạt động marketing còn
yếu
Yếu tố bên ngoài
1. Cạnh tranh gây gắt

4

4

16

4

16

2. Nguyên vật liệu biến động

3

3

9

3


9

3. Thiếu nguồn vốn đầu tư

3

4

12

2

6

4. Cơ chế đổi mới chậm

3

3

9

3

9

Tổng số

80


80

Trong các chiến lược đề xuất dựa vào yêu cầu về tài chính, năng lực Công ty
TNHH Hoàng Nam chọn Chiến lược phát triển thị trường trong tỉnh làm chiến
lược phát triển Công ty từ nay đến năm 2019 phù hợp nhất, với TAS là 102
3.2.2. Đánh giá mức độ phản ứng đối với các cơ hội bên ngoài công ty và
mức độ thích ứng trước những tác động của nội bộ
Bảng 3.5: Ma trận các yếu tốt bên ngoài của công ty TNHH Hoàng Nam
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức

Phân

Số

quan

loại

điểm

trọng

quan
trọng

-Xây dựng đang là mũi nhọn của nền kinh tế cả nước


0.13

2

0.26

0.16

3

0.48

0.14

2

0.26

-Công nghệ thay đổi ngày càng nhanh chóng và hiện

0.08

2

0.16

đại

0.20


4

0.80

nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
-Nhu cầu xây dựng gia tăng từ sự ảnh hưởng của thế
hệ trẻ chuyển ra ở riêng và thu nhập bình quân ngày
càng tăng
-Cạnh tranh ngày càng gia tăng không chỉ các doanh
nghiệp trong tỉnh mà còn của các công ty đầu tư nước
ngoài


19

-Chính quyền luôn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong tỉnh

0.20

3

0.60

0.09

2

0.18


-Yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao từ phía
khách hàng
-Nền kinh tế đang phát triển ở mức ổn định
Tổng

1,00

2,74

Ta thấy số điểm quan trọng của Công ty TNHH Hoàng Nam là 2,74 điểm
cho thấy Công ty đang ở mức trên trung bình trong việc đeo đuổi các chiến lược
nhằn tận dụng các cơ hội môi trường và tránh các cơ hội đe dọa từ bên ngoài.
Bảng 3.6: Ma trận các yếu tố bên trong của công ty TNHH Hoàng Nam
Các yếu tố bên trong chủ yếu

Mức

Phân Số

quan

loại

trọng

điểm
quan
trọng

-Năng lực của ban lãnh đạo cần được tốiưu hóa


0,15

3

0,45

-Tỷ lệ công nhân viên có kinh nghiêm và tay nghề

0,20

4

0,80

cao

0,12

2

0,24

-Hoạt động marketing chưa được chú trọng

0,15

2

0,30


-Bộ phận bán hàng chưa được hoạch định rõ ràng

0,13

2

0,26

các mối quan hệ của ban lãnh đạo

0,15

2

0,30

-Chất lượng dịch vụ được chú trọng

0,10

1

0,10

-Tài chính của công ty có thể huy động ngắn hạn nhờ

-Cơ sở vật chất và công nghệ tương đối tốt trong tỉnh
Tổng


1,00

2,45

Số điểm quang trọng là 2,45 thấp hơn mức trung bình là 2,5 cho thấy Công
ty TNHH Hoàng Nam chưa mạnh về nội bộ, như vậy công ty cần hoàn thiện nội
bộ trước khi có các hoạt động chiến lược tận dụng các cơ hội hoặc né tránh các
nguy cơ bên ngoài.


20

3.2.3. Hoạch định chiến lược bộ phận chức năng
3.2.3.1. Chiến lược tài chính
Điều chỉnh tài sản
Công ty TNHH Hoàng Nam đang có xu hướng mất cân đối tài chính, đây
là tình trạng mà một công ty rơi vào tình trạng gặp khó khăn về dòng tiền khi
thanh toán nợ và thậm chí rơi mất khả năng thanh toán.Khi việc này xảy ra, nó
thường đưa đến những hậu quả rất tiêu cực đó là: chủ nợ có thể dừng cho vay
hoặc lãi suất cho vay tăng vọt, các nhà cung cấp sẽ đòi hỏi các điều khoản thanh
toán tiền mặt ngay và khách hàng có thể rời bỏ công ty do lo ngại công ty không
đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm đã cam kết, giá cổ phiếu thì sụt giảm thảm
hại. Chính vì vậy, việc kiểm soát tài chính cần được thực hiện tốt nhằm đảm bảo
công ty tăng trưởng bền vững và tránh rơi vào tình huống không mong muốn này.
Giảm chi phí
Trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng gia tăng hiện nay, để lợi nhuận thu thì
có 2 phương pháp cơ bản là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Và hiện nay
phương pháp giảm chi phí luôn ưu tiên thực hiện trước tăng doanh thu trong các
doanh nghiệp và đã trở thành xu hướng chung cho các doanh nghiệp thời kỳ này.
Phương pháp giảm phí được ưu tiên hơn so với phương pháp tăng doanh thu bời

vì khi mở rộng tăng doanh thu thì luôn phải tăng thêm nguồn lực để thực hiện
cho nên rủi ro sẽ cao hơn cho với việc giảm chi phí với quy mô đã có hiện tại,
chưa kể việc giảm chi phí sẽ giúp cho bộ máy của doanh nghiệp tinh gọn và linh
hoạt hơn
3.2.3.2. Chiến lược nhân sự
Nhân sự trong công ty TNHH Hoàng Nam đang cơ cấu không hợp lý,
kèm theo đó là phướng thức quản lý đối với từng loại nhân sự chưa thật sự hợp
lý. Vì thế công ty cần phải có những tiêu chí đánh giá lại và cơ cấu lại nguồn sự
của mình, nhằm phân bổ và quản lý theo cách hiệu quả nhất. Phương pháp để


21

hoạch định lại nguồn nhân lực của công ty dựa trên 2 yêu tố là năng lực và
phẩm chất :
Năng lực : bao gồm kiến thức và kỹ năng. Kiến thức ở đây là sự hiểu biết
của nhân sự đó về lĩnh vực, công việc mà mình đang làm và hoàn toàn có khả
năng giải thích, chỉ dẫn cho người khác. Kỹ năng là thao tác hành động cho việc
cụ thể , người biểu hiện có kỹ năng tốt là người luôn hoàn thành công việc với
kết quả đạt yêu cầu.
Phẩm chất : người có phẩm chất tốt là người có những đặc điểm sau :
chăm chỉ, trung trực, vì người khác, …. Và cụ thể trong công ty TNHH Hoàng
nam, thì những người có phẩm chất tốt là những người chỉ làm những hành
động vì công ty, còn những hành động ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty thì
không làm , đó là những người có phẩm chất tốt.
3.2.3.3. Chiến lược Marketing
- Xây dựng phòng Marketing hoàn chỉnh.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường
- Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Một số biện pháp xúc tiến hỗn hợp.

3.2.4. Giải pháp để thực hiện chiến lược
3.2.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
- Kế hoạch đầu tư phải mang tính hiệu quả
- Tăng cường tối đa các nguồn huy động vốn
- Không ngừng củng cố hệ thống tài chính kế toán của Công ty
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp
3.2.4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
3.2.4.3. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin
3.2.4.4. Tham gia các hiệp hội đầu tư
3.2.4.5. Tăng cường liên doanh, liên kết


22

3.3.

Một số kiến nghị đối với nhà nước

3.3.4. Đồng bộ hoá các quy chế, chính sách trong hoạt động đấu thầu và lĩnh
vực có liên quan
3.3.5. Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức đơn giá phù
hợp
3.3.6. Tăng cường công tác thanh tra giám sát, xử lý nghiêm minh những
trường hợp vi phạm quy định về đấu thầu
3.3.7. Quy định chặt chẽ các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng


23

KẾT LUẬN

Công tác hoạch định luôn luôn là một công cụ cần thiết và đắc lực để doanh
nghiệp có thể định hướng đi cho mình một cách đúng đắn và phù hợp với năng
lực của mình. Công tác hoạch định quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp trước sự biến đổi của môi trường kinh doanh và trước sự cạnh tranh
gay gắt khốc liệt của thị trường.
Ngành xây dựng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đang
đứng trước nguy cơ và những cơ hội to lớn. Để có thể tiếp tục giữ vững tốc độ
tăng trưởng của mình Công ty TNHH Hoàng Nam phải có những kế hoạch,
những chiến lược khả thi và cụ thể thông qua công tác hoạch định nhằm xác định
sứ mạng kinh doanh, xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và những hoạt động
tác nghiệp rõ ràng. Chính vì công tác hoạch định của Công TNHH Hoàng Nam
chưa hoàn thiện và sử dụng chưa hiệu quả đã làm cho doanh nghiệp có sự chững
lại nhất định, hạn chế sự phát triển.
Khóa luận đã đưa ra được thực trạng công tác hoạch định Công ty TNHH
Hoàng Nam, đạt được những gì và những gì đang còn tồn tại trong công tác này.
Bên cạnh đó, khóa luận đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch
định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó
doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội mình có thể đạt được, những thách thức mình
có thể gặp phải, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để né tránh thách thức
hay tận dụng cơ hội, để phát huy điểm mạnh hay hạn chế điểm yếu. Từ đó, đưa
ra những chiến lược cụ thể, những hoạch định rõ ràng phù hợp với năng lực của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, tạo đà phát triển bền vững,
mang thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.


×