Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị sùi mào gà bằng kem imiquimod 5%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 100 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sùi mào gà tên khoa học là Condyloma acuminata hoặc Genital Wart là
một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (Sexually Transmitted Disease - STDs). Biểu hiện là các thương tổn sùi
thường khu trú ở vùng sinh dục do tăng sinh các tế bào sừng trên da, niêm mạc.
Sùi mào gà (viết tắt là SMG) được xem là một trong những bệnh gây ảnh hưởng
nhiều nhất đến chất lượng đời sống tình dục, và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý
người bệnh [1], [8].
Nguyên nhân gây SMG là do Human Papilloma Virus, viết tắt là HPV
gây nên. Hiện nay có khoảng hơn 100 típ HPV được phát hiện về cấu trúc,
trong đó khoảng 90 % gây bệnh sùi mào gà là típ 6, 11 [2].
Tại Mỹ, khoảng 500.000 đến 1 triệu trường hợp mắc SMG mới được
chẩn đoán mỗi năm và khoảng 1% dân số trong độ tuổi quan hệ tình dục có
triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khoảng 57% người ở độ tuổi hoạt động tình dục
nhiễm ít nhất 1 lần HPV. Trong năm 2010, có khoảng 6 triệu ca mắc HPV sinh
dục mới [1]. Ở Việt Nam, thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh
SMG chiếm khoảng 22% các bệnh do HPV gây nên. Tại khoa Laser phẫu thuật
Bệnh viện Da liễu Trung ương trong hai năm 2011, 2012 có 1074 và 1699 lượt
bệnh nhân đến khám và điều trị SMG [3].
Bệnh sùi mào gà hiện nay chưa có một phương thức điều trị đặc hiệu.
Các phương pháp điều trị thông thường như áp lạnh, laser, đốt điện… nhằm bốc
bay tổ chức hay chấm các dung dịch acid tricloraxetic, podophyllin.. gây độc tế
bào có thể làm mất nhanh thương tổn, nhưng thường dễ tái phát, gây tâm lý lo
lắng và mệt mỏi cho bệnh nhân [1], [35].


2


Hiện nay, hướng nghiên cứu về các liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc
toàn thân, nhằm giúp cơ thể chống lại virus xâm nhập và gây bệnh được chú ý
đến nhiều hơn. Imiquimod là một amin imidazoquinoline, tác nhân kích thích
miễn dịch tại chỗ, có tác dụng giảm lượng deoxyribonucleic acid (DNA) virus,
giảm khả năng tạo thành khối u. Nghiên cứu của Puri N (2009), khi bôi
imiquimod 5% điều trị sùi mào gà ở nữ cho tỷ lệ sạch tổn thương là 50% [49].
Ngoài ra, do tính chất sử dụng thuốc bôi tại nhà, thuốc giúp bệnh nhân có thể
tham gia quản lý và kiểm soát bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về
tác dụng của imiquimod trong điều trị HPV, nhưng chưa có nghiên cứu nào tại
Việt Nam được tiến hành để đánh giá tác dụng điều trị cũng như các tác dụng
phụ của thuốc khi điều trị sùi mào gà, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị sùi mào gà bằng kem
imiquimod 5%” này nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sùi mào
gà tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2014
2. Đánh giá hiệu quả điều trị sùi mào gà bằng kem imiquimod 5%


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử bệnh
Từ thời Hy lạp cổ đại, sùi mào gà đã được mô tả trong y văn. Sùi mào gà
được mô tả như là biểu hiện da của các nhiễm trùng qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Infections – STIs) như giang mai hay bệnh lậu... Năm
1969, Dunn và cộng sự phát hiện ra virus gây bệnh sùi mào gà [3].
Định nghĩa: Bệnh sùi mào gà (Genital warts hoặc Condyloma accuminata)
là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, biểu hiện tổ chức tăng sinh trên da và
niêm mạc do Human Papilloma virus gây nên [4].

* Virus Papilloma ở người là một loại siêu vi trùng dạng DNA.
* Lịch sử phát hiện HPV

Hạt cơm thường ở da được biết từ thời Hy Lạp và Roma cổ đại. Đến đầu
thế kỉ 20 SMG vẫn cho là một dạng của bệnh giang mai hay bệnh lậu [5].
Năm 1907, Ciuffo lấy phần lọc của tổn thương hạt cơm tiêm lên da để
chứng minh bản chất của virus và đã xuất hiện u nhú ở vị trí tiêm [6].
Năm 1949, bằng kính hiển vi điện tử, quan sát được một phần của virus
[7].
Năm 1966, Crawford đã giải mã được cấu trúc bộ gen HPV [7].
Năm 1972, tại Ba Lan, Stefania Jablonska đề cập mối liên quan giữa HPV
với ung thư da trong bệnh loạn sản thượng bì dạng hạt cơm[7].
Năm 1976, xác định được bốn típ HPV đầu tiên là căn nguyên gây ra hạt
cơm (bàn chân: HPV 1, 2; phẳng: HPV 3, mụn cóc: HPV 4) [6].
Năm 1978, Jablonska và Gerard Orth phát hiện HPV tuýp 5 trong bệnh EV
[8]. Năm 1980 sùi mào gà được các nhà khoa học chứng minh là do HPV 6 [5].
Năm 1983 và 1984, Harald zur Hausen và cộng sự đã chứng minh sự hiện
diện của HPV 16, 18 trong ung thư cổ tử cung [9], [10].


4

Năm 1999, kết quả xét nghiệm PCR cho thấy sự hiện diện DNA của HPV
trong 99,7% mẫu ung thư cổ tử cung được nghiên cứu [11].
1.2. Cấu trúc của HPV và quá trình lây nhiễm
Virus sinh u nhú ở người – HPV (Human Papilloma virus)
Human Papillomavirus (HPV) là loài virus sinh u chứa vật liệu di truyền
DNA, có ái tính mạnh với tế bào biểu mô, đặc biệt là biểu mô gai lát tầng ở da
và niêm mạc.


Hình 1.1: Hình dạng HPV
HPV có cấu trúc chung của virus hình cầu có 1 vỏ protein bên ngoài
(capsid) gồm 8000 cặp nucleotid, đường kính 55nm bao quanh AND chuỗi
xoắn kép, đối xứng hình khối.

Hình 1.2: Cấu trúc genome HPV. Hai gen L1, L2 mã cho capsid vỏ.
Các gen E1, E2, E4, E5, E6 mã cho các protein sớm, vùng LCR
là vùng điều hoà ngược


5

Gen

Chức năng

L1

Protein chính của vỏ bao.

L2

Protein phụ của vỏ bao

E6

Phá hủy gen p53

E7


Bất hoạt gen Rb

E1-5

Liên quan nhân đôi virus

Lớp vỏ protein gồm 2 loại: L và E. Loại L (Late-protein) có L1 và L2 có
tác dụng bảo vệ gen và luôn được duy trì ổn định, đồng thời tạo nên các phản
ứng tương tác đầu tiên của virus lên tế bào vật chủ.
Loại E (Early-protein) có từ E1 đến E7 trong đó E1 và E2 chịu trách nhiệm
nhân đôi của DNA để tạo ra các virus mới trong tế bào bị nhiễm, đồng thời tác
động lên tế bào vật chủ đáp ứng các nhu cầu nhân lên của virus [12],[13].
* Sự lây truyền
Papillomaviruses có ái tính mạnh với biểu mô và lây nhiễm chọn lọc sang
các tế bào biểu mô của da và niêm mạc. Các virus này không gây ra tình trạng
nhiễm virus hệ thống, không phá hủy các tế bào biểu mô.
Đối với sự nhiễm trùng liên tục, các hạt virus phải xâm nhập vào lớp
biểu mô sâu qua các vết xước hoặc các vi tổn thương và lây qua lớp tế bào đáy
có khả năng phân chia tế bào (tế bào mầm hay tế bào khuếch đại thoáng qua)
[14, 15]. Ở đây virus gắn intergrin α6β4 tại đáy của tế bào đáy (cơ chế chưa rõ)
và chuỗi DNA của virus đi vào tế bào vật chủ. Quá trình nhiễm diễn ra chậm,
mất khoảng 12-24h cho lần nhân bản đầu tiên. Người ta cho rằng có những
kháng thể đóng vai trò chính trong việc vô hiệu hóa virus nhưng các virion vẫn
tồn tại ở lớp màng đáy và bề mặt tế bào. Heparan sulfate và
glycosaminoglycans trên bề mặt của tế bào sừng đóng vai trò quan trọng trong
việc tiếp cận tế bào virus ban đầu. Sau khi gắn với thụ thể và phân giải protein
furin phụ thuộc vào L2, HPV thường được tiếp nhận thông qua các clathrin phụ
thuộc nội bào. Sau quá trình tháo rời lớp vỏ trong các túi nội mô, DNA virus



6

được phóng thích vào trong bào tương và gắn với protein vỏ L2 nhỏ qua vi sợi,
di chuyển đến nhân tế bào nơi chúng tự nhân lên với số lượng nhỏ và gây ra
nhiễm trùng dai dẳng.
Thương tổn do HPV gây ra thường lành tự nhiên do cơ chế miễn dịch của
cơ thể, quá trình này diễn ra chậm, có thể mất nhiều năm vì đáp ứng miễn dịch
thường ít hiệu quả hơn đối với các tế bào bị nhiễm ở bề mặt do không có lượng
máu đến nuôi dưỡng trực tiếp [31].
Những cơ chế miễn dịch chống lại HPV dường như phụ thuộc một phần
nhỏ vào miễn dịch qua trung gian tế bào vì người ta đã tìm thấy các tế bào
lympho thâm nhiễm trong các mụn cơm bị lấy đi. Đáp ứng miễn dịch ban đầu
chống lại HPV, còn được gọi là sự nhận diện virus thường do thụ thể giống Toll
(Toll-like receptors – TLR) 3 và 7, 8, 9 cũng như là Interferon-β và TNF-α đảm
nhiệm vai trò. Ngoài các tế bào lympho thì tế bào Langerhans và tế bào đuôi gai
cũng tham gia vào quá trình miễn dịch này [16].
Trong những trường hợp hiếm hoi, HPV nguy cơ cao có thể làm tăng quá
trình gây ung thư. Một khi mức độ loạn sản tăng, DNA của virus cũng thường
được tích hợp vào hệ gen của tế bào vật chủ. Sự hoạt động quá mức của các
protein gây ung thư E6 và E7 gây ức chế sự chết theo chương trình (ức chế gen
p53 và gen ức chế sự hoạt động của pRb- dẫn đến sự tăng sinh các khối u) và
mất khả năng điều hòa chu kì tế bào và bất ổn định của hệ gen.
Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong sự lây truyền HPV sinh dục đó là
số bạn tình và số lượng người có quan hệ tình dục với những bạn tình đó. Tần
suất mắc bệnh ở phụ nữ trẻ là 20-45 %. Ở nam giới, tỷ lệ tích lũy là 62 % sau 2
năm. Trong nhóm người nam có tình dục đồng giới (men who sex with men), tỉ
lệ nhiễm HPV DNA qua hậu môn lên đến 73% [15].
Người ta thấy rằng SMG ở trẻ em có thể không phải là lạm dụng tình
dục. Ở phần lớn bệnh nhân, trẻ có thể tự nhiễm do tiếp xúc qua da mà không có
sự yếu tố lạm dụng trong gia đình. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm qua đường mẹ sinh



7

con. Nếu nghi ngờ có sự lạm dụng tình dục, trẻ cần được thăm khám bởi bác sĩ
nhi khoa và tâm lý học [15, 17].
*Chu kì sống của HPV: liên quan chặt chẽ đến tế bào bào chủ
(1) Giai đoạn xâm nhập: Thông qua receptor intergrin, virus xâm nhập vào đáy
tế bào đáy, tồn tại với số lượng ít và dưới dạng episomal.
(2) Giai đoạn tiềm tàng: DNA virus có thể tồn tại với số lượng ít, rất lâu. Có thể
không sao chép hoặc tạo hạt virus.
(3) Giai đoạn nhân bản mạnh: DNA được nhân lên trong các tế bào chủ. Các
gen E6, E7, L1 thúc đẩy quá trình nhân lên bằng tăng tổng hợp DNA của tế
bào vật chủ và ngăn hiện tượng apoptosis.
(4) Giai đoạn giải phóng: Ở các tế bào lớp sừng ngoài cùng, gen L1, L2 hình
thành vỏ capsid cho DNA của virus, giải phóng lên bề mặt lớp tế bào sừng.
Bảng 1.1: Các típ HPV gây bệnh trên cảnh lâm sàng
Tuýp Virut

Thương tổn thường gặp

Thương tổn ít gặp

Hạt cơm lòng bàn tay, bàn chân

Hạt cơm thường

2, 4, 27, 29

Hạt cơm thường


Hạt cơm lòng bàn tay, bàn
chân dạng khảm, miệng
và hậu môn sinh dục

3, 10, 28, 49

Hạt cơm phẳng

Hạt cơm phẳng trong loạn
sản thượng bì dạng hạt
cơm

1

5, 8, 9, 12, 14,
15, 17, 19, 24,
26, 36, 47, 50

Hạt cơm dạng dát trong loạn sản Những người suy giảm
thượng bì dạng hạt cơm
miễn dịch

6, 11

Sùi mào gà hậu môn, sinh dục, Sẩn dạng Bowen, hạt cơm
thanh quản, cổ tử cung
thường

7

13, 32

Hạt cơm của Butcher
Quá sản thượng bì trong miệng

16, 18, 31, 33,
Sẩn dạng Bowen, sùi mào gà cổ
35, 39, 40, 51, 60 tử cung

Hạt cơm hậu môn sinh
dục


8

* Sự đào thải HPV
HPV có thể sẽ tồn tại trong tế bào của người bị nhiễm trong một khoảng
thời gian nhất định, hầu hết ở trạng thái tiềm tàng, nhưng cũng có thể gây ra
triệu chứng hoặc bệnh. 70% nhiễm HPV sẽ hết sau 1 năm, 90% sau 2 năm và
hầu hết các trường hợp sẽ lành tự nhiên, những nghiên cứu lịch sử tự nhiên của
HPV cũng cho thấy rằng 90% phụ nữ sẽ có HPV-DNA âm tính trong vòng 2
năm kể từ lần phát hiện HPV- DNA ban đầu [18]. Có khoảng 5-10% trong số
phụ nữ nhiễm HPV, mắc bệnh dai dẳng, sẽ dễ phát triển tiền ung thư cổ tử cung
và ung thư xâm lấn sau đó, 10 – 20 năm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
HPV có thể bị diệt sạch ở những người có hệ miễn dịch tốt [7].
Nhiều yếu tố như tuổi lớn, liệu pháp thay thế hormone, các nhiễm trùng
đồng thời ở đường sinh dục, tình trạng suy giảm đáp ứng miễn dịch hệ thống,
phụ nữ đã sinh con, sự khác nhau trong bộ gen của virus HPV cũng như sự
nhiễm nhiều típ HPV và các biến thể của HPV đã được báo cáo liên quan đến
sự tồn tại HPV dai dẳng, giảm khả năng đào thải HPV. Tuy nhiên, ở những

người từng sử dụng thuốc tránh thai lại giúp sự đào thải virus nhanh hơn [19].
Sự đa nhiễm HPV, tải lượng virus và thói quen hút thuốc lại không liên quan
đến sự đào thải. Các yếu tố như nhiều đối tác tình dục, bạn tình nam nguy cơ
cao và thói quen uống rượu có liên quan đến sự tăng nhiễm HPV [20].
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều khỏi hẳn mà không cần bất kì
can thiệp y khoa nào và không để lại hậu quả [20], [21]. Bảng sau cung cấp dữ
liệu diễn biến tự nhiên đối với một số típ HPV nguy cơ cao [13].
Bảng 1.2: Diễn biến tự nhiên đối với một số típ HPV nguy cơ cao
Số tháng sau test dương tính đầu tiên8 tháng

12 tháng

18 tháng

Tỉ lệ âm tính ở nam giới

70%

80%

100%

Tỉ lệ âm tính ở nữ giới

50%

75%

97%



9

Sự đào thải virus này không tạo ra miễn dịch bền vững, nếu như có sự tái
nhiễm hay người bệnh tiếp xúc với nguồn lây liên tục thì người bệnh vẫn có khả
năng nhiễm virus với có/không lâm sàng [8].
* Phân loại
HPV được phân nhóm polyomaviruses và virus chứa không bào thuộc
giống khỉ trong họ Papovaviridae. Theo Ủy ban quốc tế về phân loại virus,
Papillomavirus được coi là một họ riêng biệt của Papillomaviridae [15], [7].
Hiện nay, có thể phân loại HPV theo 3 cách khác nhau:
- Phân loại theo sự tương đồng trình tự nucleotid gen E6, E7, L1:
Theo Tổ chức phân loại virus quốc tế, Human Papillomavirus thuộc họ
Papillomaviridae gây bệnh trên người và là một trong những virus có nhiều
genotype nhất. Có khoảng 200 genotype nhưng có khoảng 100 genotype được
biết về cấu trúc và có khoảng 40 genotype có khả năng lây truyền qua đường
tình dục. Việc xác định các genotype không dựa vào huyết thanh như các virus
khác mà dựa vào mức độ giống nhau của các thành phần nucleotid và mức độ
tương đồng giữa các acid amin trên chuỗi E6, E7, L1 do đó, các típ của HPV
hay được gọi là các genotype [22], [23].
Khi một genotype HPV có ít nhất 10% gen vùng E6, E7, L1 khác với các
genotype trước thì được xác định là một genotye mới. Một subtype trong
genotype được xác định là một phân nhóm mới khi bộ gen của chúng khác từ 210% so với phân nhóm khác trong genotype đã biết. Nếu các subtype có vùng
mã hóa khác nhau 1-2% hoặc khác 5% ở vùng không mã hóa thì được xem là
các biến thể [23].
Ngoài ra, có thể phân loại HPV theo khả năng gây bệnh và vị trí gây
bệnh [24].
- Phân loại theo khả năng tác động của HPV lên tế bào chủ (gây ung thư)



10

(1) Nhóm genotype HPV “nguy cơ thấp” (low – risk – type): Những
genotype thuộc nhóm này chỉ gây bệnh hạt cơm (mụn cóc) hoặc khối u lành
tính. Bộ gen của chúng tồn tại dạng episome, DNA dạng vòng nằm ngoài nhiễm
sắc thể tế bào vật chủ. Các genotype HPV nhóm nguy cơ thấp thường gặp là: 6,
11, 40, 42, 43, 44, 54, 61,70, 72, 81, 89 và CP6108 [24], [22].
(2) Nhóm genotype HPV “nguy cơ cao” (high – risk – type): gồm những
genotype HPV có khả năng tích hợp DNA vào hệ gen người, làm rối loạn quá
trình nhân lên của tế bào vật chủ, gây hiện tượng tăng sinh và bất tử hóa tế bào
hình thành các khối u ác tính. Các genotype HPV nhóm nguy cơ cao thường
gặp là: 16,18, 31, 33, 35, 38, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 73, 82 và HPV 26,53,66
[24], [22].
(3) Nhóm genotype HPV ”chưa xác định nguy cơ” (unknown – risk –
type)gồm các genotype HPV chưa xác định được nguy cơ gây bệnh như: 2a,
3,7, 10, 13, 27, 28, 29, 30, 32,34, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 73, 82 và HPV 26, 53,
66 [24], [22].
- Phân loại theo vị trí gây bệnh của HPV (khả năng thích ứng của HPV lên tế
bào đích)
(1) Nhóm HPV thích ứng trên biểu mô sừng.
(2) Nhóm HPV thích ứng trên tế bào đường niêm mạc (không phải niêm
mạc sinh dục).
(3) Nhóm HPV thích ứng trên tế bào đường niêm mạc sinh dục
1.3 Dịch tễ học bệnh sùi mào gà và yếu tố nguy cơ lây nhiễm
Ở Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 20 triệu người bị nhiễm HPV sinh dục và
biểu hiện thành bệnh cảnh SMG. Các nghiên cứu của Koutsky L (1997) và
Syjranen K (1990) cho thấy khoảng 75% đến 80% nam và nữ trong độ tuổi có
hoạt động tình dục, có bạn tình bị nhiễm HPV. Những cá nhân trong độ tuổi từ
15 đến 24 tuổi có nguy cơ cao nhất đối với nhiễm HPV sinh dục vì lần quan hệ



11

tình dục đầu tiên thường bắt đầu vào thời điểm giữa đến những năm cuối thiếu
niên, sự phơi nhiễm với HPV thường xảy ra ngay sau đó [25], [26].
Gần đây một số báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV sinh dục nam giới và
nữ giới là tương đương trong cùng bối cảnh nghiên cứu [26]. Theo Luisa
Barzon và cộng sự (2010) tỉ lệ nhiễm HPV ở cả hai giới tham gia nghiên cứu là
40%, trong đó tỉ lệ nam 41,7% và đối với nữ là 38,7% [27]. Trong báo cáo
Carrie M. Nielson và cộng sự (2007) trên 463 nam từ 18-40 tuổi thấy tỉ lệ
nhiễm HPV là 65,4%, trong đó tỉ lệ HPV dương tính cao nhất thuộc về nam
giới dưới tuổi 25 (13,6%) và tỉ lệ thấp nhất ở từ 40 trở lên (6,0%) [28], [29].
Ngoài ra, cùng với sự ra đời của vắc-xin HPV, khuyến cáo việc tiêm
phòng trước khi bắt đầu hoạt động tình dục là rất quan trọng vì hầu hết các bệnh
nhiễm trùng xảy ra trong một thời gian ngắn sau lần đầu tiên đó [25].
Trên các nghiên cứu về tình hình nhiễm HPV cho thấy sự khác biệt từ 6
đến 8 lần tỉ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trẻ so với nhóm nhiều tuổi hơn. Tỷ lệ này ở
nữ giới dưới 21 tuổi dao động từ 12% đến 56% so với ở phụ nữ trên 35 tuổi chỉ
2-7%. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học khác nhau đã cho thấy những yếu tố nguy
cơ khiến cá nhân dễ dàng nhiễm HPV và tình trạng nhiễm trùng dai dẳng phụ
thuộc vào giới, tuổi quan hệ tình dục lần đầu, hành vi tình dục, số lượng bạn
tình trong đời cũng như những bạn tình của họ, việc dùng thuốc uống tránh thai
và thói quen hút thuốc lá. Ngoài ra việc đồng nhiễm Chlamydia trachomatis và
Herpes simplex cũng là yếu tố nguy cơ tăng nhiễm HPV [10], [30], [11], [28],
[31], [19], [32].
Nghiên cứu của Hoy T và cộng sự (2004) thì mỗi năm nước Mỹ có
khoảng 340.000 ca đến khám và điều trị về sùi mào gà. Trung bình mỗi bệnh
nhân phải dành khoảng thời gian là 95,4 ngày (nam 116,3 ngày; nữ 69,7 ngày)
cho điều bệnh này, và mỗi bệnh nhân mất khoảng 1,5 - 1,9 lần khám ngoại trú,
với ít nhất 1 lần kê đơn cho mỗi đợt điều trị. Người ta cũng ước tính thấy chi



12

phí điều trị trung bình là 647 USD cho mỗi bệnh nhân (nam 745, nữ 528), và
mất khoảng 760 USD / 1000 dân, và trong năm 2004 thì nước Mỹ chi trên 220
triệu USD để điều trị bệnh SMG [33].
Một trong những điều nghiêm trọng nhất mà các bệnh lý do HPV gây nên
là làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở các đối tượng nữ nhiễm HPV. Theo tổ
chức nghiên cứu ung thư thế giới (IARC), trên thế giới có khoảng 6,6% phụ nữ
trong độ tuổi từ 15 đến 70 nhiễm HPV và 80% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất 1 lần
trong đời sống tình dục của họ [34].
1.4. Đặc điểm lâm sàng
Khi nhiễm HPV, virus cần một thời gian ủ bệnh khác nhau, tùy thuộc
chủng HPV hay vị trí mắc bệnh. Thời gian khoảng từ 3 tuần đến 8 tháng, trung
bình là khoảng 2 – 3 tháng sau khi có tiếp xúc ban đầu. Ngoài ra, virus có thể
tiềm ẩn nằm ngủ trong một thời gian kéo dài trong các tế bào biểu mô, và nó có
thể kéo dài không bị phát hiện trong suốt cuộc đời của một cá nhân không có
biểu hiện lâm sàng. Một số nghiên cứu chỉ ra khoảng 40% khi tiến hành xét
nghiệm cận lâm sàng có thấy sự xuất hiện của AND virus trên da bộ phận sinh
dục dù không có biểu hiện bệnh.
Khoảng 30% tự thoái triển các thương tổn trong vòng 4 tháng, tuy nhiên
đa số có tình trạng tái diễn trở lại trong vòng 3 tháng bị nhiễm trùng, thậm chí
sau khi trải qua phương pháp điều trị thích hợp.
Sau khi xâm nhập, virus có thể biểu hiện bằng 3 mức độ khác nhau: Biểu
hiện lâm sàng rõ, biểu hiện dưới lâm sàng và không có biểu hiện lâm sàng.
1.4.1 Biểu hiện lâm sàng điển hình: thương tổn là các sẩn hoặc mảng sùi
+ Tổn thương sùi: là các sẩn nổi cao, trên có các nhú mềm màu hồng tươi
giống như các tinh thể nhô lên, xòe rộng giống sùi mào gà (hình V), hoặc súp
lơ, thương tổn có thể có cuống, không có hiện tượng thâm nhiễm.



13

+ Thương tổn sẩn dạng mụn cơm: các sẩn nổi cao màu hồng hoặc màu
xám, bề mặt thô và có các khứa múi nhỏ.
+ Ngoài ra thương tổn có thể dạng chữ C ngược hoặc phẳng.
1.4.2 Thương tổn dưới lâm sàng:
Thương tổn không nhìn thấy hoặc chỉ một vùng thô mất bóng, nếu bôi
acid acetic 3-5% sau 5 phút sẽ thấy màu trắng xuất hiện.
1.4.3. Không có biểu hiện da:
Trên da/niêm mạc không có tổn thương nhưng có chứa virus: virus không
có biểu hiện lâm sàng nhưng vẫn tồn tại ở thượng bì.
Cơ năng: có thể ngứa, ít đau, gây cảm giác khó chịu. Có thể dễ gây chảy
máu khi thương tổn lan rộng trong khi quan hệ tình dục hay khi cọ xát.
Vị trí: thường gặp ở các mô ẩm ướt của vùng sinh dục.
Nam: miệng sáo, quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, da bìu.
Nữ: môi lớn, môi bé, âm vật, lỗ tiểu, âm đạo, cổ tử cung, đáy chậu tầng
sinh môn.
Nam + nữ: quanh hậu môn, hậu môn, miệng, họng.

Hình 1.3: Một số dạng biểu hiện lâm sàng [3].


14

1.5. Cận lâm sàng
Chẩn đoán sùi mào gà chủ yếu dựa vào lâm sàng. Trong một số trường hợp
có thể làm một số xét nghiệm bổ trợ.
+ Sinh thiết, nhuộm HE: có thể thấy một số điểm bất thường do nhiễm virus.

Mô bệnh học không nhạy, chủ yếu được khuyến cáo cho các trường hợp thương
tổn có nghi ngờ ác tính hoặc có tiềm năng chuyển thành ác tính. Đặc điểm của
vùng nhiễm HPV bao gồm nhân tế bào lớn, tăng thoái hóa sắc tố và
koilocytosis (tế bào sừng nhân đặc hoặc nhiều nhân liên kết lại, bắt màu kiềm,
xung quanh là vùng sáng (halo) và nguyên sinh chất ít). Hiện tượng koilocytosis
là biểu hiện đặc trưng của nhiễm HPV. Trong trường hợp tiềm ẩn, chẩn đoán tốt
nhất là đọc qua kính hiển vi điện tử và miễn dịch Peroxidase – antiperosidase
vết. Phương pháp này cho phép nhìn trực tiếp các hạt virus trong tế bào. Ngoài
ra, việc sử dụng MIB1, một kháng thể nhắm mục tiêu phát triển tế bào protein
Ki -67, cũng giúp làm nổi bật sự hiện diện của nhiễm virus.
+ PCR, định típ.
+ Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục phối hợp.
1.6 Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng là chính
- Test Axit axetic 3 -5%: không nhạy hoặc không đặc hiệu. Thường làm để
xác định thương tổn nghi ngờ có chỉ định sinh thiết tại cổ tử cung.
- Mô bệnh học: ít làm.
- HPV định típ: không khuyến cáo.
Chẩn đoán phân biệt:
+ Sẩn giang mai II: thương tổn giang mai II tái phát: biểu hiện là sẩn hay
mảng sẩn ở sinh dục, màu da bình thường hoặc giảm sắc tố, Sờ thấy thâm
nhiễm, bề mặt rỉ dịch ướt.


15

+ Pearly penile papule
+ Fordyce spots.
+ Viêm tuyến Tyson.
1.7. Biến chứng
- Loạn sản thượng bì.

- Ung thư tế bào gai.
- Ung thư cổ tử cung.
- Nhiễm trùng, loét, chảy máu.
- Khi SMG kết hợp với nhiễm HIV tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn
tình.
1.8 Điều trị
Virus HPV có thể ẩn nấp lâu ở lớp đáy của da và niêm mạc và có thể
không loại trừ bằng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Việc sử dụng các kháng
sinh kháng virus dường như không có hiệu quả. Các phương pháp điều trị hiện
nay có sự khác nhau về lịch trình điều trị, thời gian điều trị, tác dụng phụ, chi
phí điều trị...và hiệu quả tổng thể. Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy một
phương pháp nào đó có hiệu quả trong việc diệt trừ lâu dài SMG cũng như việc
ngăn ngừa khả năng tái phát.
Sau đây là một số phương pháp điều trị nhằm đạt đến một số mục đích về
lâm sàng và xã hội như sau:
A. Các thuốc bôi hoặc tiêm có tính chất gây độc tế bào và kích thích tạo
miễn dịch
- Podophylotoxin dung dịch, gel 0,05%; 0,15% cream: Bản chất là
podophyllin tinh chế với nồng độ chuẩn. Thuốc có tính gây độc tế bào. Có tác


16

dụng hiệu quả và an toàn hơn podophyllin. Bôi thuốc 2 lần/ngày trong 3 ngày
liên tiếp, sau đó nghỉ 4 ngày. Quá trình điều trị có thể kéo dài khoảng 4 tuần tới
khi hết thương tổn. Nếu không đỡ nên đổi sang phương pháp khác [35].
- Sinecatechins 15% dạng mỡ: Chiết xuất từ thực vật (trà xanh), được
FDA phê duyệt sử dụng điều trị SMG vào năm 2006. Các thành phần thuốc có
chứa hoạt chất sinecatechins, được xem là chất chống oxy hóa, kháng virus và
các hiệu ứng chống khối u. Cơ chế tác dụng chưa rõ ràng nhưng được cho là

qua hoạt động của phản ứng viêm thông qua ức chế quá trình phiên mã yếu tố
AP-1 và NF-kB. Ngoài ra còn có sự liên quan đến sự kích hoạt hệ thống
prostaglandin E2 và loạn sản biểu mô [36].
Điều trị, sử dụng kem bôi tại chỗ 3 lần / ngày trong vòng 4 tháng. Tỷ lệ
sạch thương tổn sau 4 tháng là khoảng 58% và tỷ lệ tái phát thấp, 6-9% trong 12
tuần theo dõi. Tác dụng phụ có thể gặp như là đỏ, ngứa, viêm hạch bạch huyết,
loét…
- Imiquimod 5% hoặc 3,75 % dạng kem.
- Cimetidin: Liệu pháp mới đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh lý
do virus như hạt cơm, herpes simplex, varicella zoster,...Cimetidin được sử
dụng chính trong việc kháng thụ thể H2, nhưng được xem như một chất đồng
vận với các thụ thể H1 và H4, từ đó gây nên một phản ứng miễn dịch. Trong đó
cimetidin tác dụng lên tế bào T help1, kích thích sản xuất ra các cytokine như
IL-2, INF-c… từ đó tác dụng kháng virus.
Điều trị Cimetidin được sử dụng với liều từ 25 – 40mg/kg trong thời gian
tối đa là 3 tháng, giúp giảm bớt thương tổn và hạn chế sự tái phát.
B. Các biện pháp xâm lấn nhằm loại bỏ ngay thương tổn chỗ


17

- Acid tricloaxetic (TCA) dung dịch 80-90%. TCA là một acid hóa học
có tính ăn mòn cao. Cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Chất này không có tính
chất hấp thu vào cơ thể. Có thể chấm 1 lần hay nhiều lần. Tuy nhiên có nhược
điểm là gây đau rát nhiều. Tỷ lệ sạch thương tổn tương đối cao, rẻ tiền với
khoảng 70 -80% sạch thương tổn sau 2 – 5 tháng điều trị. Tỷ lệ tái phát khoảng
36%. Có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai. Nguy cơ biến chứng chủ yếu là
loét, sẹo... [37].
- Áp lạnh: sử dụng phun lạnh bằng ni tơ lỏng hoặc chấm ni tơ lỏng. Nó
liên quan đến một quá trình đông kín mô tổ chức, từ đó khởi phát cho một phản

ứng viêm, đáp ứng miễn dịch sau đó là quá trình hoại tử tổ chức sùi. Ngoài ra,
sự đông kín các mạch máu, là nguồn nuôi các thương tổn được xem như cơ chế
chủ đạo.
Phương pháp này được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế, do tính rẻ tiền và
hiệu quả cao. Có thể sử dụng bình xịt hoặc tăm bông. Khoảng 79 - 88 % thương
tổn được làm sạch sau 3 – 5 chu kì điều trị. Khoảng cách từ 1 -2 tuần thực hiện
một lần. Tuy nhiên kết quả điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như nhiệt độ sử
dụng, thời gian tiếp xúc, .. Ngoài ra, các biến chứng trong quá trình điều trị
thường gặp như: phồng rộp, đau đớn, viêm loét, nhiễm trùng, sẹo vĩnh viễn hay
mất sắc tố... Ngoài ra việc thường xuyên cần tới kiểm tra khám lại cũng gây sự
khó chịu cho bệnh nhân… [38].
- Đốt điện: Sử dụng sóng cao tần trong các hình thức quang đông nhiệt
hoặc bốc bay tổ chức để đốt cháy và phá hủy thương tổn hạt cơm. Sau đó có thể
loại bỏ thương tổn bằng nạo hay chùi thương tổn. Kỹ thuật này được khuyến
cáo cho các tổn thương nằm sâu trong các vị trí như trực tràng, âm đạo…tuy
nhiên trong các thương tổn diện tích lớn nên hạn chế vì tăng nguy cơ gây sẹo
vĩnh viễn. Đây là một kỹ thuật hiệu quả cao, với khoảng 94% làm sạch thương


18

tổn sau 6 tuần điều trị. Tuy nhiên, có một tỷ lệ cao tái phát sau 3 tháng điều trị.
Ngoài ra, đây là một thủ thuật xâm lấn gây đau đớn, cần phải gây tê hay gây mê
dẫn đến những nguy cơ rủi ro cao hơn. Ngoài ra phương pháp này chống chỉ
định cho những người có bệnh lý tim mạch như đặt điện cực, rối loạn nhịp
tim... [1], [39].
- Phẫu thuật: Liên quan đến phương pháp điều trị loại bỏ thương tổn
bằng dao kéo, sau đó thì đóng da bằng chỉ khâu. Phương pháp này cho phép quá
trình lành vết thương diễn ra nhanh, và loại bỏ được nhanh và nhiều tổ chức sùi
mà ít gây nên sẹo co kéo sau điều trị. Ngoài ra các vị trí đặc biệt như miệng sáo,

quanh bao quy đầu. Tuy nhiên cần thực hiện bởi các bác sỹ có chuyên ngành
phẫu thuật, gây tê hoặc gây mê, dù tỷ lệ sau khi thực hiện khoảng 72% sạch
thương tổn [39].
- Laser CO2: Dựa vào việc sử dụng một chùm tia tập trung năng lượng
ánh sáng hồng ngoại, gây tăng nhiệt và bốc bay tổ chức tại mục tiêu. Khi thực
hiện ở cường độ cao, sẽ hạn chế nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, việc thực hiện tốt
có thể cho kết quả là làm sạch thương tổn nhanh chóng và ít gây ảnh hưởng
xung quanh.
Hiệu quả của sử dụng Laser CO2 cho SMG vẫn còn nhiều tranh cãi. Nó
thường được xem là kém hiệu quả hơn so với phẫu thuật, với tỷ lệ sạch thương
tổn khoảng 52%, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao, khoảng 77%. Tác dụng phụ
thường nhẹ, và thường vẫn được lựa chọn cho những trường hợp khó như các
bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hay phụ nữ có thai không đáp ứng với TCA hay
áp lạnh.
Đây cũng là một phương pháp điều trị khá tốn kém và phức tạp. Các thiết
bị cần phải được đầu tư, và các bác sỹ cần phải qua đào tạo. Hơn nữa, sự bốc
bay tổ chức có thể dẫn đến sự phát tán DNA của HPV ra môi trường xung


19

quanh. Ngoài ra, một nhược điểm của các can thiệp này là nguy cơ để lại sẹo
cao [35].
- Phương pháp điều trị hiện tại không khuyến cáo: Podophyllin, 5Fluorouracil và interferon... Do các phương pháp này gây độc, nhiều tác dụng
phụ hoặc quá đắt tiền.
Vacxin liệu pháp dự phòng: Gardasil (HPV4), Cervarix (HPV2)
Các phương pháp điều trị trên nhằm hướng đến một số mục đích cơ bản là
1. Xóa hết các thương tổn do HPV gây nên.
2. Giảm tối đa ổ bệnh, kết hợp với hệ thống miễn dịch để chống virus
3. Giảm nguy cơ lây lan tại chỗ và cho đối tượng khác.

4. Giảm nguy cơ tạo nên các biến chứng.
5. Phục hồi lại cấu trúc giải phẫu và chức năng.
Điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào loại bỏ mụn cóc bên ngoài hơn là
tấn công các tế bào nhiễm virus cơ bản và do đó đã chứng minh phần nào về
việc khó đạt kết quả lâu dài và bền vững. Rất ít bằng chứng cho thấy có một
tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lí này. Lựa chọn phương thức điều trị phù
hợp thường phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân. Do đó, cung
cấp thông tin cũng như đa dạng hóa phương thức điều trị, đưa ra các biện pháp
và lợi ích cũng như những hạn chế của từng phương pháp là mục tiêu cần
hướng đến.
1.9 Cơ chế của imiquimod trong đáp ứng miễn dịch và chống virus [40], [41]
Đáp ứng miễn dịch là một phương thức quan trọng giúp bảo vệ tính toàn
vẹn của cơ thể, thông qua việc loại bỏ các yếu tố lạ. Đáp ứng miễn dịch được
phân biệt hai dạng:


20

-Miễn dịch không đặc hiệu: miễn dịch bẩm sinh, đáp ứng miễn dịch tự
nhiên. Đây là các đáp ứng miễn dịch mang tính sẵn có, có tính di truyền và
không cần quá trình mẫn cảm.
- Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch
tế bào là kết quả của quá trình mẫn cảm.
Từ khi phát hiện ra hệ thống Toll like receptor, và tìm hiểu vai trò của hệ
miễn dịch không đặc hiệu, chúng ta nhận thấy nó có các chức năng: nhận biết
các cấu thành của yếu tố gây bệnh, hoạt hóa hệ thống miễn dịch không đặc
hiệu, kết nối miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
1.9.1 Toll like Receptor [42]
Toll like Receptor (TLR) là một tập hợp gồm 11 protein đơn lẻ khác nhau
ở người. Đây là những protein xuyên màng type I, chúng được nhóm với nhau

thành một hệ gen giống nhau dựa trên tính chất tương tự về trình tự chuỗi của
chúng. Một số đoạn lặp lại giàu leuceine (LRR: leucein – rich repeat) có mặt tại
đoạn domain ngoài tế bào của phân tử, tạo nên các râu bám dính của các phân
tử bề mặt các tế bào khác nhau. TLR xuyên qua màng bào tương của IL-1
receptor và các phân tử liên quan; tuy nhiên, tất cả các thành viên của họ IL-1
receptor đều có một phần ngoài tế bào đặc trưng, tại đó 3 domain giống IgG tạo
thành một túi gắn phối tử.
Khi có sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài, các TLR của các tế bào
nằm ở da, niêm mạc như là đại thực bào, tế bào gai, tế bào Langerhans đóng vai
trò là cầu nối của các chất kích thích phản ứng viêm tại chỗ, để nhằm sản sinh
ra các chất nội sinh chống lại sự xâm nhập. Đối với mỗi tác nhân xâm nhập có
sự đáp ứng của một nhóm TLR riêng. Đối với vi khuẩn là các TLR 1/2/6,
TLR4, TLR5, TLR9, TLR 11. Với virus là TRL3, TLR4, TLR7/8, TLR 9. Đối
với nấm là TLR 2/6 và TLR11 [43],[44], [42].


21

Hình 1.4: Các thành viên của họ TLR và các phối tử tương ứng [42].
1.9.2 Cấu trúc và cơ chế tác động của imiquimod trong điều hoà miễn dịch
- Cấu trúc: Imiquimod (1 - [2-methylpropyl]-1H-imidazo [4,5-c]
quinolin-4-amin) là một amin imidazoquinoline. Kem imiquimod 5 % là một
tác nhân điều hòa miễn dịch tại chỗ. Imiquimod lần đầu tiên được FDA chấp
nhận là vào 27 tháng 2 năm 1997, theo tiêu chuẩn số 020.723 bởi 3M.


22

- Cơ chế tác động của imiquimod [43],[44], [42].
Cơ chế tác động của imiquimod là chủ yếu liên quan đến các gắn kết và

kích thích các Toll-like Receptor, được đặt trên bề mặt hoặc trong các tế bào
trình diện kháng nguyên, để nhận biết và bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh
xâm nhập. Imiquimod liên kết với TLR-7, 8 (nằm trong thụ thể Endosome) gây
ra quá trình tổng hợp và vận hành một số cytokine viêm nội sinh từ các tế bào
Langerhans ở da, bạch cầu đơn nhân / đại thực bào và tế bào đuôi gai, dẫn đến
tương tác với phần tế bào chất của các thụ thể với cấu trúc MyD88 (protein đáp
ứng tế bào tủy biệt hóa sơ cấp 88 - myeloid differentiation primary response
protein 88). Con đường tín hiệu thông qua TLR có tính tương đồng cao với con
đường của họ IL-1 receptor. Cả TLR và IL-1 receptor đều tương tác với
MyD88 trong các domain của chúng. Sự liên kết của MyD88 với IL-1 thụ
thể liên quan đến kinase (Irak), với chuỗi từ 1-4 do đó diễn ra sự
phosphoryl hóa, sự hoạt hóa này kích hoạt thụ thể TNF-kích hoạt 6, dẫn đến
sự kích thích của tín hiệu NF-kB gây ra tổng hợp và vận hành một số
cytokine viêm nội sinh. Chúng bao gồm interferon-α (IFN-α), khối u yếu tố
hoại tử α (TNF-α) và interleukin (IL) 1, 6, 8, 10 và 12, lần lượt kích hoạt và
duy trì đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào chủ yếu qua trung gian
CD4 + và tế bào lympho T CD8.
Đặc biệt, imiquimod kích thích các tế bào giết tự nhiên của hệ thống
miễn dịch bẩm sinh và kích hoạt loại tế bào T helper 1 và gây độc tế bào
lympho T chịu trách nhiệm giết chết các tế bào bị nhiễm virus và khối u, cũng
như thiết lập bộ nhớ miễn dịch. Như vậy, rất quan trọng là việc gây ra một phản
ứng viêm khi sử dụng imiqimod sẽ thúc đẩy quá trình làm sạch thương tổn
SMG. Quá trình này có thể diễn ra sau vài giờ khi tiếp xúc với virus, tuy nhiên,
phản ứng của hệ miễn dịch bẩm sinh thường đến muộn hơn.


23

Ngoài ra, imiquimod trong điều trị các bệnh nhân SMG được chứng minh
là có làm giảm tải lượng virus bằng cách đo số lượng HPV DNA, giảm mARM

biểu hiện sự gia tăng của các keratinocyte, và sự gia tăng của mRNA ở các khối
u được kiểm soát.

Hình 1.5 :Cơ chế tác động của imiquimod [43],[44].
Như vậy imiquimod tác động chống HPV thông qua các con đường sau:
+ Kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh, tổng hợp và giải phóng ra các
cytokine như: IL-1, IL- 8, IL 12, IFN-α, TNF –α …
+ Kích thích hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên NK.
+ Gây tiết nitric oxide từ các đại thực bào.
+ Cảm ứng các tế bào lympho B.
+ Kích hoạt các tế bào Langerhans di chuyển đến các hạch bạch huyết ở kế
cận để kích hoạt hệ thống miễn dịch thích ứng.


24

+Ngoài kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh, nó làm tăng mô interferonalpha, interleukin-12, và interferon-gamma, trong đó kích thích Th-1 phản ứng
miễn dịch tế bào.

Hình 1.6: Sự thay đổi về số lượng ADN, ARNm trong cấu trúc mô khi sinh
thiết thương tổn lúc 6 tuần và 16 tuần [41].
1.10 Môt số nghiên cứu về hiệu quả điều trì sùi mào gà, HPV bằng
imiquimod.
Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ( viết
tắt CDC) Hoa Kỳ năm 2010, khi hướng dẫn điều trị bệnh lý sùi mào gà, đã
khuyến cáo nên lựa chọn nhiều phương pháp tiếp cận và điều trị. Sự đa dạng
trong quản lý và điều trị sùi mào gà, giúp bệnh nhân có nhiều điều kiện để lựa
chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp. Trong đó, việc tiếp cận các
thuốc bôi và có thể quản lý bệnh tại nhà giúp bệnh nhân có thể tránh những
căng thẳng mệt mỏi khi điều trị tại các cơ sở y tế, cũng như những hạn chế của

các phương pháp can thiệp mang lại.


25

Việc sử dụng imquimod để điều trị SMG được thực hiện tại nhiều quốc
gia, trong nhiều nghiên cứu khác nhau, và cho thấy hiệu quả tương đối khác
nhau. Theo nghiên cứu của Edwards và cộng sự, năm 1998 khi thử nghiệm bôi
imiquimod 5% cream cho thấy khoảng 56% sạch thương tổn. Trong đó nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ nữ đạt hiệu quả tốt hơn nam (77% so với 40%). Và thời gian
điều trị của nữ cũng ngắn hơn nam (8 tuần so với 12 tuần). Và tỷ lệ tái phát
cũng rất thấp [45].
Năm 2003, trong nghiên cứu của Senatori và cộng sự trên 57 bệnh nhân
nữ có thương tổn sùi mào gà ở sinh dục ngoài và quanh hậu môn, sau 16 tuần
bôi thuốc 3 lần/ 1tuần cho kết quả khả quan với 64% bệnh nhân đã hết hoàn
toàn của SMG trong vòng 16 tuần. Việc thuyên giảm lâm sàng trong thời gian
ngắn (6/8 tuần) ( χ² = 1.42; p <0,05), 12% có hết một phần (<50%) và 20% đã
hết khoảng 75% thương tổn [46].
Theo hướng dẫn điều trị bệnh lý STIs 2010 của CDC Hoa kỳ, imiquimod
5% cream cũng là tiêu chuẩn lựa chọn hạng ưu cho bệnh lý sùi mào gà, với
khuyến cáo bôi cách ngày, và kéo dài trong 16 tuần.
Việc sử dụng kem imiquimod cũng được thử nghiệm với nhiều phương
án bôi khác nhau về nồng độ và số lần bôi trong từng thời gian nhất định.
Nghiên cứu của Fife KH, và cộng sự năm 2001, khi cho điều trị trên nhóm nam
mắc SMG bằng 3 cách khác nhau gồm bôi cách ngày (3 lần/tuần), bôi hằng
ngày và bôi 3 lần/ngày. Kết quả thu được là tỷ lệ sạch hoàn toàn trong thời gian
điều trị 16 tuần như sau cho các tần số điều trị imiquimod khác nhau: ba lần
một tuần (35%), mỗi ngày một lần (28%), mỗi ngày hai lần (24%), và ba lần
một ngày (27%) (p = 0, 88). Bốn nhóm điều trị tất cả cho thấy sự giảm tương
đương trong tổng diện tích tổn thương, với trung bình là sự giảm hơn 90%



×