Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển tại điện lực hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553 KB, 70 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHẠM NGỌC PHÚ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển
tại Điện lực Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
HẢI PHÒNG - 2016
kết quả trong luận văn là do chính tôi tự thu thập, vận dụng kiến thức đã học và
trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành.
Hải Phòng, tháng 3 năm 2016


Chữ ký học viên

ii


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành đến
GS.TS.Vương Toàn Thuyên- người trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi hoàn thiện
luận văn cao học này.
Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi cũng xin tri ân sâu sắc đến:


- Gia đình vì đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cả về tinh
thần lẫn vật chất để tôi có thể dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu các vấn
đề của đề tài;
- Quý thầy cô đáng kính trong Viện sau đại học- Trường Đại học hàng hải
Việt Nam đã giúp tôi có những kiến thức, hiểu biết quý giá, cách tiếp cận
và phân tích vấn đề một cách khoa học nhất;
- Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã hỗ trợ và động viên tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài;
- Các đồng nghiệp tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã nhiệt
tình tham gia những bản hỏi điều tra, giúp tôi có được những số liệu đề
cập đến trong luận văn này;
- Cuối cùng, xin cảm ơn các học viên lớp Cao học QLKT 2014-1 đã trao
đổi, giúp đỡ để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Tác giả
Phạm Ngọc Phú

iii


Mục Lục
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..........................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1.Đầu tư và đầu tư phát triển tại doanh nghiệp..............................................4
1.1.1. Đầu tư và phân loại đầu tư..................................................................4
1.1.2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.................................................5
1.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.........7

1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tại DN...................................8
1.3.1Các yếu tố bên trong DN......................................................................8
1.3.2Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp......................................................9
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG......................11
2.1.Đặc điểm hoạt động của Điện lực Hải Phòng...........................................11
2.1.1.Vài nét về quá trình hình thành và phát triển tại ĐLHP....................11
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh..........12
2.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................14
2.1.4.Lực lượng lao động:...........................................................................14
2.1.5.Cơ cấu tổ chức Điện lực Hải Phòng..................................................14
2.1.6.Tình hình sản xuất kinh doanh của ĐLHP giai đoạn 2010-2015.......17
2.1.7.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong công tác đầu tư phát triển tại
Điện lực Hải Phòng.....................................................................................22
2.1.8.Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu trong công tác đầu
tư phát triển tại ĐLHP.................................................................................31
2.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển tại điện lực Hải Phòng.....................32
2.2.1.Đầu tư xây dựng cơ bản.....................................................................32
2.2.2.Đầu tư cho nguồn nhân lực................................................................38
2.2.3.Đầu tư cho khoa học kỹ thuật............................................................38
2.2.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư Maketing..................................39
2.2.5.Đánh giá hiệu quả đầu tư SCL...........................................................40
2.2.6.Đầu tư về vật tư và hàng tồn kho.......................................................42
2.3.Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển tại ĐLHP
........................................................................................................................45
2.3.1.Những thành quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả đó......45
2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản...............................................46
2.3.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn..................................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG
TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG..........................49

iv


3.1.Mục tiêu và hiệu quả của công tác đầu tư tại ĐLHP................................49
3.1.1.Mục tiêu phát triển.............................................................................49
3.1.2.Phương hướng phát triển...................................................................50
3.2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư phát triển tại
Điện lực Hải Phòng.........................................................................................52
3.2.1.Giải pháp về nguồn nhân lực.............................................................52
3.2.2.Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ bản................................................53
3.2.3.Giải pháp về đầu tư vào chi phí và vật tư..........................................54
3.2.4.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.........................................55
3.2.5.Củng cố và nâng cao chất lượng lưới điện và các dịch vụ khách hàng
....................................................................................................................56
3.2.6.Hoàn thiện hoạt động marketting.......................................................57
3.2.7.Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho những năm tới.........................57
KẾT LUẬN.........................................................................................................59
KIẾN NGHỊ........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................61

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
TNHH MTV
ĐLHP
MBA
ĐZ
Dự án RE

Dự án RD
Dự án Jbic2

Giải thích
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điện lực Hải Phòng
máy biến áp
đường dây
dự án năng lượng điện nông thôn từ vốn ODA
dự án phân phối điện nông thôn từ vốn ODA
những dự án chưa thực hiện, đang nằm trong kế

EVN
KT
KD
TV

QLXD
KH
SCL
XDCB
TP HP

hoạch
Tổng công ty Điện lực
kỹ thuật
kinh doanh
tài vụ
thẩm định
quản lý xây dựng

kế hoạch
Sửa chữa lớn
Xây dựng cơ bản
Thành phố Hải Phòng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

vii

Số trang


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hình

Tên hình

viii

Số trang


LỜI MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hải phòng trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của thành
phố có những bước phát triển toàn diện và đột phá, xuất hiện nhiều yếu tố thời cơ
mới tạo tiền đề phát triển nhanh và bền vững, góp phần hoàn thành xuất sắc các
mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Kinh tế phục hồi và tăng trưởng rõ nét. Với các dự án
kinh tế quan trọng đã được hoàn thành đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển chung của thành phố như: nhà máy Sơ sợi Đình Vũ, Khánh thành Tổ hợp
công nghệ của Tập đoàn LG; Trung tâm Thương mại Vincom; Bệnh viện Quốc tế
Vinmec; Dự án Khu đô thị và dịch vụ sinh thái đảo Vũ Yên; thông xe Đường ô tô
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; xây dựng Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Cát Bi…
Để có được những thành quả trên, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã
đóng góp 1 phần không nhỏ tạo bước để các dự án được hoàn thành và đi vào hoạt
động ổn định.
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng từ khi thành lập đến nay đã phát huy
được vai trò trong kinh doanh cấp điện trên địa bàn thành phố Hải Phòng, góp
phần tích cực vào sự phát triển chung kinh tế, xã hội thành phố, đáp ứng được cơ
bản nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ và sinh hoạt
tiêu dùng của nhân dân. ĐLHP đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư phát triển hệ
thống lưới nhằm phục vụ cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời cho nhu
cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và
các tầng lớp dân cư trên toàn thành phố..
Với tính chất quan trọng của việc phát triển lưới điện thành phố Hải Phòng trong
thời gian tới và nhất là công tác đầu tư nâng cấp cải tạo lưới điện trên toàn thành
phố. Vậy để đáp ứng điều kiện chung của phát triển của TPHP, trên cơ sở nghiên
cứu là ĐLHP, đề tài của tôi nhằm giới thiệu và đánh giá về tình hình đầu tư phát
triển của ĐLHP trong những năm qua để từ đó thấy được thực trạng và có những
1


biện pháp, phương hướng mang lại hiệu quả cao cho hoạt động đầu tư phát triển ở
ĐLHP

* Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về công tác đầu tư phát triển trong quản trị đầu tư.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác đầu tư phát triển tại Công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Phòng, từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường, nâng cao
hiệu quả hoạt động này tại doanh nghiệp
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập và xử lý các số liệu, thông tin liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp như bảng hỏi, phân tích số liệu và kết quả;
thông qua ngân hang tài liệu trên sách, báo, giáo trình và tư liệu của doanh nghiệp
nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề thuộc về và bao
hàm trong công tác đầu tư phát triển.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư
phát triển tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng; qua đó tham mưu với Ban
lãnh đạo Công ty để những biện pháp này thực sự góp phần tạo nên những giá trị
cho sự phát triển và lớn mạnh của Công ty.
* Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài gồm 03 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư phát triển và hiệu quả đầu tư
phát triển trong doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Một
thành viên Điện lực Hải Phòng
2



Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty
TNHH Một thành viên Điện lực Hải Phòng

3


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Đầu tư và đầu tư phát triển tại doanh nghiệp

1.1.1. Đầu tư và phân loại đầu tư
* Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc kết hợp sử dụng các nguồn lực và hoạt động giúp mang lại những
lợi ích cho nhà đầu tư trong tương lai.
Bản chất của đầu tư là việc bỏ tiền vào các loại tài sản, cơ sở vật chất như nhà
xưởng, trang thiết bị, hay đầu tư vào nguồn tri thức như kỹ năng, trí tuệ, lao động,
vv. Đầu tư giúp nguồn tài sản hiện tại sinh sôi nảy nở ra tài sản mới cho nhà đầu
tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa
chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm
trang thiết bị, hay các chi phí thường xuyên khác gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này. Hoạt động đầu tư sẽ tiếp diễn hay làm tăng giá trị cho nhà đầu tư
nếu nhà đầu tư thực hiện việc sử dụng các nguồn lực của mình vào hoạt động nói
trên.
* Phân loại đầu tư phát triển
- Theo bản chất đối tượng đầu tư:
Đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng ,máy móc thiết bi.
Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…)

+ Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư
nguồn nhân lực...
+ Theo đặc điểm hoạt động: Đầu tư vận hành, đầu tư cơ bản.
+ Theo mô hình tái sản xuất xã hội: Đầu tư sản xuất và đầu tư thương mại.
+ Theo thời gian thực hiện: Đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn.
+ Theo phương thức quản lý của nhà đầu tư: Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
4


+ Theo xuất xứ nguồn vốn: Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và đầu tư bằng
nguồn vốn trong nước.
+ Theo lãnh vực/ vùng: Đầu tư theo vùng/ lãnh thổ, khu vực kinh tế trọng điểm,
đầu tư phát triển khu vực nông thôn và thành thị …
1.1.2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
* Khái niệm đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng các nguồn lực để đầu
tư xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, sửa chữa xây dựng, mua
sắm thiết bị và lắp đặt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động
marketing. Thông qua việc thực hiện những công tác trên, doanh nghiệp mới có
thể tạo ra công ăn việc làm, các tiềm lực mới cho nền kinh tế và xã hội cũng như
giúp cải thiện đời sống xã hội lên mức cao hơn.
* Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
- Đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá
trình thực hiện đầu tư. Do tính chất phải bỏ một lượng vốn nên nhà đầu tư phải
nghiên cứu kỹ thị trường trước khi có quyết định đầu tư sao cho đem lại hiệu quả
cao nhất.
- Tính chất lâu dài
Đầu tư là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định; sẽ không có
một giới hạn nào cho một dự án đầu tư để thu được kết quả/ hay thu hồi vốn bỏ ra

hoặc thanh lý tài sản. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư là cung- cầu thị
trường, các yếu tố về đầu vào và đầu ra của dự án đầu tư.
- Có tính rủi ro cao
Đã đầu tư phải chấp nhận rủi ro, điều quan trọng là nhà đầu tư cần tính đến mọi
yếu tố để rủi ro trong dự án đầu tư của mình là thấp nhất và có thể kiểm soát
được.

5


- Các kết quả của dự án đầu tư phát triển có giá trị sử dụng dài, thậm chí là vĩnh
viễn, ví dụ như các di sản nổi tiếng thế giới: Vạn lý trường thành, cối xay gió Hà
Lan, vv.
* Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
- Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB là cụm từ nói về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thật ,
hạ tầng cơ sở kinh tế - Xã hội ... Vậy khái niệm đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn
trước mắt để thu lợi nhuận trong tương lai; còn đầu tư XDCB là đầu tư xây dựng
các công trình có tính chất xây dựng như : XD công trình giao thông , thủy lợi
thủy điện, cầu cảng , xây dựng nhà cửa , công sở , nhà máy phục vụ sản xuất phát
triển kinh tế ; các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa công viên rạp
chiếu ...phục vụ phát triển của xã hội . như vậy đầu tư XDCB có đặc thù riêng đó
là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người , mọi ngành trong xã hội , nguồn vốn
đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước.
- Đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định
Là việc sửa chữa tài sản của doanh nghiệp sau một thơi gian đã qua sử dụng; hay
nâng cấp công suất sử dụng của tài sản cố định hiện có, giúp đạt được mục tiêu về
chi phí và năng suất, phù hợp với thị trường, cải thiện hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh/ quản lý trong doanh nghiệp.
- Đầu tư vào việc đổi mới và cải tiến công nghệ

Là việc đầu tư nhằm cải tiến công nghệ sản xuất kinh doanh cũng như năng lực
của nguồn nhân lực, giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Là việc doanh nghiệp đầu tư nhằm phát triển năng lực, tri thức của đội ngũ nhân
lực, nâng cao tính đột phá, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, bởi con người là
chủ thể của các hoạt động; máy móc trang thiết bị cũng do con người tạo ra.
- Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác
- Đầu tư cho hoạt động Marketing: là đầu tư vào chiến lược phát triển, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cạnh tranh
6


gay gắt như hiện nay thì marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành
bại của một sản phẩm.
- Đầu tư khác và tài sản vô hình
Là hình thức đầu tư vào tri thức, công tác nghiên cứu phát triển, nguồn nhân lực
và các nguồn khác.
1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

* Giá trị tổng sản lượng
* Số lượng công trình đầu tư
* Tỉ suất giữa giá trị gia tăng với tổng vốn
Nó phản ảnh với một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì có bao nhiêu giá trị gia tăng thêm
cho nhà đầu tư theo công thức sau:
x 100%
* Tỉ suất giữa thuế và tổng vốn
Nó phản ánh nếu nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng thuế
nộp ngân sách

x 100%
* Thu nhập bình quân của người lao động
Nó phản ảnh sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp có
hoạt động tốt thì thu nhập của người lao động mới cao.
x 100%
* Quy mô, cơ cấu nhân sự
* Hệ số khả năng thanh toán
Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho các khoản nợ đến hạn
x 100%
* Chi phí quảng cáo hiệu quả

7


1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển tại DN

1.3.1 Các yếu tố bên trong DN
* Lực lượng lao động
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão thì muốn thành
công, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực
tài năng. Con người là chủ thể của mọi hoạt động, đầu tư vào con người giúp
doanh nghiệp tạo ra các giá trị về công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Một thực tế hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp đang cạnh tranh
nhau để thu hút và giữ chân người tài, để ngăn cản chảy máu chất xám. Chính vì
thế, doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách đãi ngộ thức thời và ưu việt để có
được sự trung thành và gắn bó tận tụy với doanh nghiệp mình từ những nhân viên
ưu tú.
* Khách hàng

Khách hàng là một đối tác vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Không có khách
hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có doanh thu, không có nguồn tiêu
thụ sản phẩm hay do chính mình sản xuất ra; như một quy luật doanh nghiệp đó
sẽ bị phá sản. làm sao để xây dựng một chiến lược kinh doanh thu hút được đông
đảo đối tượng khách hàng luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần chú trọng tới phương pháp tiếp
cận khách hàng và chất lượng sản phẩm cung cấp, bởi chất lượng là cầu nối giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng.
* Hệ thống cơ sở vật chất trong doanh nghiệp
Một hệ thống cơ sở vật chất khang trang hiện đại đảm bảo cho một hoạt động sản
xuất kinh doanh hiệu quả. Một cơ sở vật chất không đảm bảo thì doanh nghiệp sẽ
không thể cung cấp được một sản phẩm dịch vụ tốt. Tuy nhiên, cơ sở vật chất
cũng sẽ sớm bị hao mòn, hư hỏng theo thời gian và tần suất sử dụng. Vì vậy, quan
tâm đầu tư đúng mức và kịp thời vào cơ sở vật chất thì nhà đầu tư/ chủ doanh

8


nghiệp mới có đủ điều kiện sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và chi phí
hợp lý.
* Mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp quyết định đến cơ cấu và phương
thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng một mục tiêu phát triển
phù hợp với năng lực và tình hình của thị trường thì doanh nghiệp sẽ tránh được
những rủi ro không đáng có.
* Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp
Sự thành công của một doanh nghiệp là nhờ sự quản trị của cả một bộ máy những
người lãnh đạo có tâm huyết, năng lực và tầm nhìn. Cán bộ quản lý trong doanh
nghiệp có trách nhiệm hoạch định đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh
phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. chính vì thế, phải công nhận và khẳng định vai

trò to lớn của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp theo những khía cạnh sau:
* Pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp
Pháp luật về sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp. Vì thế, các nhà tuyển dụng của doanh nghiệp cần nghiên
cứu kỹ lưỡng những quy định mang tính quốc gia và quốc tế có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
* Yếu tố kinh tế- chính trị
Tình hình chính trị ổn định là điều kiện giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững,
nâng cao mức thu nhập của người dân, đời sống người lao động ngày càng được
được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh
có hiệu quả hơn, và có thêm nhu cầu đầu tư, nới rộng quy mô. Tất yếu sau đó là
các chiến lược đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất trong doanh nghiệp.

9


Trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao khi nền kinh tế phát triển tốt
bởi người dân có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với những hệ thống quản lý tiến bộ.
* Yếu tố công nghệ
Yếu tố về công nghệ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp.Công nghệ hiện đại luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ, tác
động không nhỏ đến năng suất lao động và chi phí sản xuất. Đây là lí do mà tuổi
đời của những công nghệ kỹ thuật mới ra đời đào thải ngay công nghệ kỹ thuật cũ
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng; không thể
theo kịp với nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng của thị trường. Chính bởi
lẽ đó, trước khi có dự định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào,
chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch trang bị, thiết kế công nghệ sao cho

phù hợp và theo kịp trình độ phát triển cũng như cân đối trong chi phí dự toán cho
dự án đầu tư.

10


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG
2.1.

Đặc điểm hoạt động của Điện lực Hải Phòng

2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển tại ĐLHP
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Hải Phòng
Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Điện lực Hải Phòng.
Tên viết tắt tiếng Anh: HAI PHONG POWER CO., LTD/ PC HAI PHONG
Trang web:
Trụ sở làm việc: Số 9 Trần Hưng Đạo - Phường Hoàng Văn Thụ - Quận Hồng
Bàng – TP Hải Phòng.
Số điện thoại: 0313.515.101 - 0313.515.390 - Fax: 0313.515.380
Tiền thân của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng ngày nay là Nhà máy đèn
Hải Phòng bao gồm Nhà máy điện Cửa Cấm và bộ phận bán điện Vườn hoa. Nhà
máy điện Cửa Cấm là nhà máy điện đầu tiên ở nước ta do Công ty Điện khí Đông
Dương của Pháp đầu tư xây dựng vào ngày 16/4/1892 đến năm 1894 Nhà máy
bước vào hoạt động với công suất thiết kế 5,5 MW, nhằm mục đích phục vụ cho
Quân đội viễn chinh và bộ máy thống trị của thực dân Pháp tại Hải Phòng.
Sau ngày Thành phố Hải Phòng giải phóng ( 13/5/1955 ), tổ chức và tên gọi của
Ngành điện Thành phố luôn được thay đổi để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ của
ngành trong từng thời kỳ cách mạng của cả nước. Trong cả thời gian dài từ tháng
5/1955 đến tháng 3/1999 Ngành điện Hải Phòng nằm trong Cục Điện lực, Công ty

Điện lực Miền Bắc và sau này là Công ty Điện lực I với các tên gọi :
+ Nhà máy điện Hải Phòng (13/5/1955 – 12/1962)
+ Sở quản lý và phân phối điện khu vực II (1/1963 – 5/1978)
+ Sở quản lý và phân phối điện Hải Phòng (6/1978 – 4/1981)
+ Sở Điện lực Hải Phòng (5/1981 – 2/1996)
+ Điện lực Hải Phòng (3/1996 – 3/1999)
11


+ Công ty Điện lực Hải Phòng (07/04/1999 – 15/10/2009)
+ Ngày 16/10/2006 Chính phủ đã có quyết định số 1354/QĐ-TTg chuyển Công ty
Điện lực Hải Phòng thành Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Phòng trực
thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
+ Năm 2010 Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng Trực thuộc Tổng Công ty
Điện lực Miền Bắc.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Kinh doanh mua bán điện năng; xây dựng, hiệu trỉnh thí nghiệm và sửa chữa các
công trình điện đến điện áp 110kV; Lập tư vấn thiết kê, đầu tư xây dựng các công
trình điện đến 110kV; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành,
sửa chữa lưới điện; Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các
hội nghị, hội thảo; Dịch vụ vận tải Kinh doanh các ngành và các nghề khác phù
hợp với quy định của pháp luật.
a. Lưới điện của Công ty:
- Trạm 110kV: 19 trạm, 31 MBA; Trạm TG: 11 trạm, 16MBA; Trạm PP: 2171
trạm, 2251MBA.
- Đường dây 110kV: 400,29km; Đường dây trung thế: 1295,89km; Cáp ngầm
500,92km; Đường dây hạ thế: 3451,5km.
b. Lưới điện của khách hàng:
- Trạm 110kV: 7 trạm, 12 MBA; Trạm TG: 24 trạm, 36MBA; Trạm PP: 1881 trạm,
2034MBA.

- Đường dây 110kV: 28,3km; Đường dây trung thế: 242,11km; Cáp ngầm
127,96km;
b. Nhiệm vụ của Điện lực Hải Phòng:
- Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
nhà nước và chế độ cho người lao động.
12


- Quản lý điều hành Điện lực, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh đảm bảo
cung cấp điện và thu nhập cho CBCNV tại đơn vị.
- Chịu sự chỉ đạo của Thành Phố về các nhiệm vụ và công việc liên quan trực tiếp
đến tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn hàng năm có các biện pháp vận hành lưới điện
hiệu quả đảm bảo việc kinh doanh an toàn, liên tục, ổn định phục vụ cho các ngành
kinh tế.
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị các công trình, tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa
và định kỳ các hệ thống đường dây, lưới điện và các phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đảm bảo đường dây
vận hành an toàn, liên tục.
- Tổ chức thiết kế thi công và mọi hoạt động giao nhận thầu công trình, duyệt thiết
kế các công trình đường dây và trạm biến áp dưới 35kV của nội bộ và địa phương.
* Đặc điểm hoạt động
a - Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Điện lực Hải Phòng hiện nay là mua bán điện năng;
Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện;
Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện Khảo sát, thiết kế
công trình điện; Xây lắp các công trình; tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây
và trạm biến áp đến 110KV; Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn; Sản xuất và
kinh doanh bán điện.

b - Phương thức kinh doanh
Sản lượng điện áp mua vào thông qua hệ thống đo đếm đầu nguồn đặt tại các trạm
220kV. Đối với khách hàng tiêu thụ sản lượng lớn như Nhà máy Xi măng, Việt Ý,
Damen... thì sản lượng nhận đầu nguồn cũng chính là sản lượng điện bán luôn. Các
khách hàng còn lại thông qua các hệ thống lưới điện trung áp (35KV, 22KV,
10KV) hạ xuống điện áp 0,4KV qua các MBA phân phối và được bán sản lượng
tại đầu ra của các máy biến áp phân phối.
13


2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Gồm toàn bộ cơ sở vật chất nhà xưởng, nhà điều hành và thiết bị điện lưới chuyên
dùng....
2.1.4. Lực lượng lao động:
Tổng cán bộ nhân viên gồm 2307 người, trong đó trình độ đạt học và sau đại học
chiếm 37%, trình độ cao đẳng trung cấp 62%, 1% là trình độ tốt nghiệp phổ thong (
lực lượng này làm chủ yếu bảo vệ và lái xe).
2.1.5. Cơ cấu tổ chức Điện lực Hải Phòng
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý chung:

Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh

14 phòng
chức
năng

Phó giám đốc

kỹ thuật

2 Trung
tâm

Phó giám đốc
XDCB

14 Công
ty Điện
lực

- Giám đốc Công ty: Là người phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và kết
quả sản xuất, kinh doanh của Công ty và đảm bảo cho các hoạt động của Công ty
tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Các Phó giám đốc (gồm 4 Phó Giám đốc): Đây là những người có chuyên môn và
trình độ cao, giúp việc cho Giám đốc, tùy vào thế mạnh và độ sâu về chuyên môn,
kinh nghiệm của từng người mà Giám đốc giao mảng công việc phụ trách cho các
14


Phó giám đốc. Do vậy, các Phó giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm dưới Giám đốc
những phần việc họ phụ trách và phải đảm bảo tính tuân thủ theo quy định của
pháp luật.
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: quản lý các phòng: vật tư, kỹ thuật, điều độ. Là
người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, kiểm
tra, vận hành hệ thống lưới điện nhằm xây dựng một hệ thống vận hành lưới điện
ổn định và hiệu quả.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh quản lý các phòng kinh doanh của Công ty
và các điện lực trực thuộc. Các mảng quản lý chính là kinh doanh, mua bán điện,

thu và nộp tiền điện, tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện và sử dụng điện
an toàn tới người dân.
+ Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản: quản lý các phòng hành chính và xây
dựng cơ bản. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác đầu
tư, xây dựng, vốn, tiến độ và chất lượng của công tác đầu tư XDCB ở các công
trình.
+ Phó giám đốc phụ trách an toàn: Trực tiếp chỉ đạo phòng an toàn và các công tác
an toàn trong Công ty; đề ra định hướng chiến lược để giảm thiểu tối đa tai nạn lao
động và nâng cao ý thức của công nhân trong quá trình thực hiện công việc, tránh
rủi ro đáng tiếc.
Ngoài ra, Công ty còn có các tổ chức khác gồm Đảng bộ, Đoàn thanh niên và Công
đoàn giúp việc và thực hiện các mục tiêu phát triển chung của Công ty.
- Dưới Giám đốc và các phó giám đốc là 13 phòng ban giúp thực hiện các chức
năng của Công ty.
- Phòng hành chính quản trị (P1): Công tác hành trính lưu giữ văn thư.
- Phòng kế hoạch (P2): Lập kế hoạch, đôn đốc việc thực hiện, quản lý SCL Công
ty.
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3): Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo
về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tiền lương. Đồng
15


thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho lao động, quản lý chính sách,
chế độ theo dõi thi đua.
- Phòng kỹ thuật (P4): Quản lý toàn bộ kỹ thuật lưới điện trên toàn thành phố đến
110kV.
- Phòng tài chính kế toán (P5): Có nhiệm vụ phản ánh chính xác có hệ thống các số
liệu diễn biến của vật tư, tài sản, tiền vốn doanh thu, và phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
- Phòng vật tư (P6): Mua sắm cấp phát vật tư.

- Phòng điều độ ( P7): Vân hành lưới điện trên toàn TP đến 110kV, phụ trách tính
toán thực hiện độ tin cậy cung cấp điện SAIDI SAIFI MAIFI.
- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách hàng,
kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh doanh.
- Phòng CNTT(P10): quản lý hệ thống mạng máy tính và phối hợp P4 P9 vận hành
SADA.
- Phòng an toàn - lao động (P11): Kiểm tra bồi huấn an toàn cho đơn vị, môi trường
và bảo hộ lao động.
- Phòng thanh tra pháp chế: Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, thực hiện công tác pháp
chế.
- Phòng đấu thầu: Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức xét thầu.
- Phòng Q uản lý đầu tư: Quản lý các dự án, thẩm tra công trình.
Bộ phận sản xuất trực tiếp: Bao gồm:
- 14 công ty điện lực với vai trò quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện trên địa
bàn được phân cấp quản lý.
- 2 Trung tâm:
+ Trung tâm Thí nghiệm: Có nhiệm vụ thí nghiệm công tơ, thiết bị điện đến 35kV
phục vụ cho việc lắp mới và thay định kỳ.
+ Trung tâm tư vấn: Có nhiệm vụ thiết kế công trình điện, thi công giám sát công
trình điện dưới 110kV.
16


- Công ty cổ phần XLĐ Hải Phòng: phụ trách gia công cơ khí, lắp ráp hộp công tơ,
xây dựng các công trình điện đến 35kV.
- Ban quản lý dự án Điện Hải Phòng: quản lý các dự án điện lực.
2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của ĐLHP giai đoạn 2010-2015
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Điện lực Hải Phòng

Nguồn: Phòng Kinh doanh(P5) Điện lực Hải Phòng

a - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng:
Bảng 2: Tình hình kinh doanh điện năng năm 2011
Chỉ tiêu kinh tế kỹ Thực
thuật

lượng

So với năm

hiện

Kế

Thực

Đạt

2011

hoạch
1

hiện
2

3

3.334.0

3.23.56


99,5%

109,12%

A
Sản

Năm 2011

điện 3.084.1

2010

thương phẩm(tr.Kwh)
Tỷ lệ tổn thất điện

5
5.35

0
5.44

5.23

+1,01%

+0,08%

( %)

Giá bán bình quân

870.0

890.0

900.14

+1,14đ

3,14đ

( đ/Kwh)
Doanh thu điện không 632.990

665.610

656.214

97%

107,6%

có VAT (triệu đồng)
Thu tiền điện có VAT

710.160

699.920


99,96%

106,6%

698.345

17


×