Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Biện pháp tăng cường quản lý và khai thác hệ thống thiết bị công nghệ thông tin tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.82 KB, 73 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐẶNG ĐÌNH TUẤN

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HẢI PHÒNG – 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐẶNG ĐÌNH TUẤN

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ; MÃ SỐ: 60340401
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thái Sơn

HẢI PHÒNG – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu do tôi
thực hiện. Luận văn được nghiên cứu, tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ
thực tế viết ra, không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó và dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy giáo Tiến Sĩ Nguyễn Thái Sơn.
Hải Phòng, ngày 15 tháng 3 năm 2016
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Đình Tuấn

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Viện Sau Đại học
và khoa Kinh tế trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thái Sơn,
người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn,
đồng nghiệp tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ tôi

trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn.
Do điều kiện về thời gian có hạn, khả năng và năng lực nghiên cứu
hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong nhận
được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng
nghiệp.

Xin trân trọng cám ơn!
Hải Phòng, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Tác giả

Đặng Đình Tuấn
.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU.........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG..........................................4
1.1. Hệ thống thiết bị CNTT ngân hàng....................................................................4
1.1.1. Khái niệm hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng.......................................4
1.1.2. Phân loại thiết bị CNTT trong ngân hàng.......................................................5
1.1.3. Các đặc điểm thiết bị CNTT trong ngân hàng.................................................7

1.1.4. Vai trò của thiết bị CNTT trong ngân hàng.....................................................8
1.2. Quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng.........................9
1.2.1. Khái niệm quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng......9
1.2.2. Nội dung công tác quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân
hàng...........................................................................................................................9
1.2.2. 1. Công tác quản lý hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng......................10
1.2.2.1.1.Hoạch định hệ thống thiết bị CNTT.........................................................10
1.2.2.1.2.Tổ chức triển khai hệ thống thiết bị CNTT..............................................10
1.2.2.1.2.Kiểm soát..................................................................................................23
1.2.2.2. Công tác khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng.....................23
1.2.2.2.1. Mục tiêu...................................................................................................23
1.2.2.2.2. Nguyên tắc khai thác, sử dụng thiết bị....................................................23
iii


1.2.2.2.3. Quy định khai thác, sử dụng thiết bị........................................................24
1.2.2.2.4. Sử dụng thiết bị.......................................................................................24
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả công tác quản lý và khai thác hệ
thống thiết bị CNTT trong ngân hàng.....................................................................27
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và khai thác hệ thống thiết bị
CNTT trong ngân hàng............................................................................................28
1.2.4.1. Nhóm nhân tố bên trong của ngân hàng.....................................................28
1.2.4.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài..........................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...................................................................................31
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng.......31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội..........................33
2.2. Thực trạng quản lý và khai thác các thiết bị CNTT.........................................36

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý các thiết bị CNTT............................................36
2.2.2. Thực trạng khai thác các thiết bị CNTT........................................................47
2.3. Đánh giá kết quả quản lý và khai thác các thiết bị CNTT................................49
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................49
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................................50
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ
THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.........................................................53
3.1. Phương hướng phát triển CNTT của Ngân hàng Chính sách xã hội................53
3.2. Biện pháp tăng cường quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT tại Ngân
hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng.........................................................54
3.2.1. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý.............................................................54

iv


3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của hệ thống thiết bị CNTT........................54
3.2.1.2 Nâng cao trình độ quản lý hệ thống thiết bị CNTT.....................................55
3.2.1.3. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và khai thác các thiết bị CNTT. 55
3.2.1.4. Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ............................................................56
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ việc quản lý và
khai thác các thiết bị CNTT....................................................................................56
3.2.1.6. Gắn công tác quản lý, giữ gìn bảo quản thiết bị vào công tác đánh giá xếp
loại cán bộ và tính lương hàng tháng......................................................................56
3.2.1.5. Bố trí lại hệ thống thiết bị CNTT cho phù hợp với tính chất công việc.....57
3.2.1.6. Một số biện pháp khác................................................................................57
3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường khai thác..........................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................60


v


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

CNTT

Công nghệ thông tin

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2.1
Bảng 2.2.2

Tên bảng
Thời gian sử dụng và tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố
định
Tổng hợp thiết bị CNTT của Chi nhánh tính đến ngày
31/12/2015

Số liệu tình hình mua sắm trang bị thiết bị từ năm
2010 đến năm 2015

Trang
22
38
40

Bảng 2.2.3

Thống kê số lượt máy tính bị nhiễm vi rút qua các năm

42

Bảng 2.2.4

Phân nhóm tài nguyên và dải IP

43

Bảng 2.2.5

Thống kê sự cố đường truyền từ năm 2011 đến năm
2015

vii

44



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Hình 1.1

Hệ thống công nghệ thông tin trong Ngân hàng

Hình 1.2

Quy trình xử lý phát sinh sự cố, sửa chữa, bảo hành

Hình 2.1

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức NHCSXH thành phố Hải Phòng

viii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ với công
nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông tin kết nối con người ở khắp nơi trên thế
giới lại với nhau, làm thay đổi toàn bộ cách thức làm việc, làm cuộc sống của con
người trở nên tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn so với trước đây. Công nghệ thông
tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…Trong chiến lược
phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020, Nhà nước nêu rõ quan điểm phát triển công nghệ thông tin:
“Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông
là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và
tăng năng suất, hiệu suất lao động... Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền
thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và
khuyến khích phát triển... Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh
tế xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác
hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước
nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích
lâu dài cho toàn xã hội…”[3, tr.1-2].
Tại Việt Nam lĩnh vực tài chính ngân hàng những năm qua đã được đầu tư
thích đáng vào công nghệ thông tin, đó là khoản đầu tư thiết yếu và có hiệu quả
cao. Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp việc tiếp nhận, xử lý, kiểm soát
thông tin nhanh chóng mà còn giúp cho Ngân hàng phát triển bền vững.
Trong hệ thống công nghệ thông tin nói chung và hệ thống công nghệ thông
tin trong ngân hàng nói riêng, hệ thống các thiết bị đóng vai trò quan trọng vì đó là
cơ sở hạ tầng để mọi phần mềm, các dịch vụ chạy trên đó. Các thiết bị công nghệ
thông tin rất hiện đại và có những đặc điểm khác biệt so với các thiết bị máy móc

1


khác như: Đó là thiết bị điện tử có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đó là thiết bị
xử lý thông tin với tốc độ cao, có khả năng lưu trữ thông tin lớn, các thiết bị có khả
năng kết nối và bảo mật cao… Với những đặc điểm trên các thiết bị CNTT cần có
một phương pháp quản lý khoa học và khai thác hiệu quả. Hiện tại đã có một số
công trình nghiên cứu về nâng cao quản lý và sử dụng máy mọc thiết bị trong

doanh nghiệp rất chung chung nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào dành
riêng cho hệ thống thiết bị CNTT.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Hải Phòng là
một doanh nghiệp Nhà nước đã triển khai dự án hiện đại hóa CNTT được 2 năm,
nhờ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị
rủi ro, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giúp cho ngân hàng hoạt động ổn
định và an toàn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án và tính đến thời điểm
hiện tại còn bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý và khai thác các thiết bị
công nghệ thông tin: Các thiết bị CNTT của Chi nhánh được phân bổ rải rác tại
Hội Sở thành phố và 12 Phòng giao dịch quận, số lượng cán bộ Phòng tin học ít có 3 người. Trình độ cán bộ trong việc vận hành, bảo quản các thiết bị không đồng
đều. Thiết bị chưa được khai thác hết công năng; một số đơn vị trực thuộc chi
nhánh bố trí thiết bị chưa hợp lý; với đặc thù đặt điểm giao dịch tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn của Ngân hàng chính sách thì các thiết bị CNTT thường
xuyên phải di chuyển, việc quản lý thiết bị CNTT theo phương thức thủ công ghi
chép bằng sổ sách nên việc theo dõi thiết bị khá khó khăn, nhà cửa một số đơn vị
xuống cấp phần nào ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị... các vấn đề này được Ban
giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã Hội thành phố Hải Phòng hết sức
quan tâm.
Là một cán bộ viên chức của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã Hội thành
phố Hải Phòng và đồng thời cũng là học viên cao học Quản trị lý kinh tế của
Trường đại học Hàng hải Việt Nam, tôi mong muốn đem những kiến thức, kinh
nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt để áp dụng vào thực tế của đơn vị mình nhằm
mục đích do đó tôi chọn đề tài: “Biện pháp tăng cường quản lý và khai thác hệ

2


thống thiết bị công nghệ thông tin tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải
Phòng” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu

Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra những biện
pháp có tính khả thi trên cơ sở phân tích rõ thực trạng và bản chất của tình hình,
việc đã làm được và việc còn hạn chế để giúp Ban lãnh đạo Chi nhánh có các biện
pháp tăng cường quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt đến mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu các hoạt động
cụ thể, bao gồm nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý và khai thác hệ thống thông
tin trong ngân hàng, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác hệ thống thiết bị công
nghệ thông tin tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng, phân tích
các mặt làm được, mặt hạn chế và nguyên nhân của mặt hạn chế, từ đó đưa ra
những biện pháp phù hợp để tăng cường quản lý và khai thác hệ thống thiết bị
CNTT
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản
lý và khai thác sử dụng các thiết bị CNTT.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
thành phố Hải Phòng. Dữ liệu được thu thập qua các số liệu thống kê có sẵn tại
đơn vị từ giai đoạn 2011 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương
pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu liên quan, phương pháp thống kê, so sánh
tổng hợp phân tích, đánh giá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Luận văn ngoài việc hoàn thiện về mặt lý luận về quản lý và khai thác hệ thống
thiết bị CNTT còn giải quyết các vấn đề thực tiễn tại Ngân hàng chính sách xã
hội thành phố Hải Phòng.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG

THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÂN HÀNG
1.1. Hệ thống thiết bị CNTT ngân hàng
1.1.1. Khái niệm hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng
Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan
và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Thông tin được lưu trữ trên
nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên
bìa, trên băng từ, đĩa từ… Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho
con người. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu
số.
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông tin số”.[1,1]
“Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin”.[1,1]
“Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”.[1,1]
Thiết

bị

CNTT là

toàn

bộ

các

trang


thiết

bị



liên

quan

đến CNTT như : Máy vi tính ( máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ ), máy
in, máy quét, máy chiếu, các loại ổ ghi đĩa CD và DVD, ổ cứng, thẻ nhớ (USB),
camera số, máy ảnh số, thiết bị chuyển mạch (hub, switch), tường lửa (firewall),
modem, hệ thống cáp mạng…
Hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng là tập hợp các thiết bị CNTT có khả
năng kết nối với nhau bằng các đường truyền hữu tuyến hoặc vô tuyến tạo thành
một mạng lưới thống nhất, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
Một hệ thống thiết bị CNTT được đầu tư hoàn chỉnh phải mang các yếu tố
sau:

4


- Dễ quản lý: Hệ thống được thiết kế khoa học dễ quản lý, thuận tiện cho công
tác kiểm tra và vận hành hệ thống, có sơ đồ, chú thích cụ thể.
- Dễ dàng mở rộng: Hệ thống cho phép dễ dàng thi công mở rộng khi có nhu
cầu để đáp ứng cho công việc.
- Dễ lắp đặt, sử dụng và sửa chữa: Hệ thống phải cho phép vận hanh dễ dàng,
thuận tiện cho thi công và trong trường hợp có sự cố thì phải thuận tiện cho việc

kiểm tra và sửa chữa.
- Đáp ứng tốt các yêu cầu về công nghệ: Hệ thống đáp ứng tốt các nhu cầu kỹ
thuật hiện tại và các nhu cầu phát triển CNTT trong tương lai 10 năm.
- An toàn, bảo mật: Hệ thống thiết bị luôn đặt yếu tố an toàn và bảo mật lên
hàng đầu.
- Hệ thống có tính linh hoạt và sẵn sàng cao, sử dụng thiết bị của các hãng sản
xuất có uy tín, chất lượng trên thị trường và có đối tác tại Việt Nam.
1.1.2. Phân loại thiết bị CNTT trong ngân hàng

-Phần mềm hệ

Hệ
thống

Hệ
thống

thống

phần
mềm

dụng

mạng

-Phần mềm ứng
-Phần
mềm
tiện ích

- Máy tính (máy trạm,
máy chủ, thiết bị di động)
-Nhóm thiết bị truyền
dẫn

Hệ
thống thiết bị
công nghệ
thông tin

-Nhóm thiết bị ngoại vi
-Nhóm thiết bị lưu trữ
-Nhóm thiết bị an ninh
mạng
-Nhóm thiết bị khác:
POS, chấm công, camera, bảng
điện tử…

Hình 1.1 Hệ thống công nghệ thông tin trong Ngân
5
hàng


Hệ thống mạng: Là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết
bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền
dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với
nhau.
Mạng cục bộ (Mạng LAN): Là một mạng máy tính của một cơ quan, đơn vị,
bao gồm các máy trạm, máy chủ và các thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau
thông qua các thiết bị truyền dẫn và thiết bị mạng.

Hệ thống mạng LAN của Ngân hàng được sử dụng để trao đổi thông tin, dữ
liệu nhằm thực hiện nhiệm vụ tin học hoá các hoạt động quản lý, các quy trình
nghiệp vụ của Ngân hàng.
Mạng diện rộng (mạng WAN): Là mạng được thiết lập để liên kết các máy
tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau, ở khoảng cách xa về mặt địa lý được kết
nối với nhau thông qua các thiết bị truyền dẫn và thiết bị mạng.
Máy tính hay còn gọi là máy vi tính hoặc máy điện toán, là một thiết bị điện tử,
thao tác thông tin hay dữ liệu. Có có khả năng lưu trữ, truy xuất, và xử lý dữ liệu.
Có nhiều cách để phân loại máy tính, cách phổ biến nhất là phân loại máy tính
dựa trên mục đích của người sử dụng bao gồm các loại: Siêu máy tính, máy tính lớn,
máy chủ, máy trạm, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), máy tính
bảng, thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), vv...Phân loại theo tính đồng bộ có
máy tính đồng bộ và máy tính lắp ráp.
Nhóm các thiết bị ngoại vi: Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại
thiết bị bên ngoài thùng máy được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO)
hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ). Cụ thể: Màn hình máy
tính, Ổ đĩa mềm, Ổ cứng gắn ngoài hoặc ổ cứng di động, các loại thiết bị nhớ mở
rộng: Bút nhớ USB...Ổ quang (CD, DVD), chuột, bàn phím máy tính, máy in,
Webcam, Modem các loại (cho quay số, ADSL...), loa máy tính, micro.
Nhóm các thiết bị lưu trữ: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến: đĩa cứng,
băng từ, đĩa quang... Với sự phát triển của khoa học các thiết bị lưu trữ ngày càng nhỏ

6


gọn nhưng khả năng lưu trữ tăng lên rất nhiều lần. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của bài
toán đặt ra mà lựa chọn công nghệ và thiết bị cho phù hợp.
Nhóm các thiết bị an ninh mạng: Là tập hợp các thành phần hoặc một hệ
thống các thiết bị phần cứng được đặt giữa mạng cục bộ và các mạng kết nối ra
internet, nhằm kiểm soát tất cả các kết nối từ bên trong ra bên ngoài mạng hoặc

ngược lại. Các thiết bị tường lửa, thiết bị kiểm soát cổng mạng.
Nhóm các thiết bị truyền dẫn: Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả
và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những
thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về
chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch,
Router và Gateway.
Nhóm các thiết bị khác: Các thiết bị phụ trợ như máy đo kiểm tra cáp mạng,
thiết bị chống sét lan truyền, các thiết bị lưu trữ điện UPS, POS, máy chấm công,
camera quan sát...
Phần mềm ngân hàng: Phần mềm trong ngân hàng bao gồm: phần mềm hệ
thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích. Các phần mềm được cài đặt trên
các máy tính trong và ngoài hệ thống mạng. Phần mềm ngân hàng lõi (Corebanking) chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một ngân hàng, tất cả
các giao dịch được chuyển qua hệ thống core-banking. Để phần mềm chạy tốt thì
các thiết bị phải đáp ứng được về tốc độ xử lý, về khả năng lưu trữ,…và được cấu
hình các tham số phù hợp.
1.1.3. Các đặc điểm thiết bị CNTT trong ngân hàng
- Là thiết bị điện tử kỹ thuật số công nghệ cao: Các thiết bị CNTT được cấu
thành từ các thiết bị, vi mạch điện tử tinh vi ngày càng nhỏ gọn.
- Là thiết bị xử lý thông tin tốc độ cao: Các thiết bị CNTT có khả năng xử lý
dữ liệu hàng tỷ tỷ phép tính trên giây, có khả năng làm việc liên tục với cường độ
cao trong điều kiện môi trường thích hợp.

7


- Là thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn: Với sự phát triển như hiện nay tất
cả mọi thông tin đều có thể số hóa và lưu trữ trên hệ thống thiết bị lưu trữ khổng
lồ.
- Là thiết bị có thể kết nối với nhau: Các thiết bị có các cổng để kết nối thông
tin qua đường truyền hữu tuyến hoặc vô tuyến.

- Là thiết bị vật lý nhưng có ”hồn”: Thiết bị được cấu tạo từ các vật liệu vật lý
hay còn gọi là phần cứng, chúng liên lạc với nhau, xử lý thông tin bằng các chương
trình phần mềm. Phần mềm gắn liền với phần cứng không thể tách rời. Phần mềm
như là ‘hồn’ của phần cứng.
- Là thiết bị phổ cập, lỗi thời nhanh:
Các thiết bị công nghệ thông tin: máy tính, thiết bị di động ngày nay thực sự
phổ cập xuất hiện ở mọi nơi, tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất ở mọi lĩnh
vực khác nhau. Sự phát triển của CNTT ngày càng lớn, công nghệ thay đổi theo
từng ngày, các thiết bị CNTT có thể tích hợp thêm nhiều tính năng mới. Do đó có
thể nói các thiết bị CNTT lỗi thời nhanh, có hao mòn vô hình lớn.
- Là thiết bị có tính bảo mật cao:
1.1.4. Vai trò của thiết bị CNTT trong ngân hàng
Hệ thống thiết bị CNTT ngày nay giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ thư
điện tử, chuyển tiền điện tử, truyền số liệu, lưu trữ số liệu hoạt động kinh doanh một
cách chính xác và tin cậy làm thay đổi hẳn phương thức tổ chức, cách thức điều
hành. Một khi hệ thống thiết bị CNTT hoạt động không ổn định hoặc bị ngắt quãng
có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả và hiệu suất kinh doanh.
Thiết bị CNTT là thiết bị không thể thiếu trong các hoạt động của mọi ngân
hàng. Thiết bị CNTT đã trở thành công cụ hỗ trợ quyết định đem đến ngày càng
nhiều lợi thế cho công tác chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động ngân hàng. Nhờ
các thiết bị CNTT và hệ thống mạng mà các phòng ban, đơn vị trực thuộc ngân hàng
được kết nối trực tuyến với nhau, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chỉ đạo, điều hành một
nhanh chóng và chính xác. Thiết bị CNTT được sử dụng thường xuyên và đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng.

8


Từ những vai trò trên, thiết bị CNTT nhất thiết phải được quản lý và khai thác
hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất.

1.2. Quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng
1.2.1. Khái niệm quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng
Quản lý hệ thống thiết bị CNTT bao gồm các công đoạn: hoạch định, tổ chức
triển khai thực hiện, kiểm soát thực hiện các tiêu chuẩn liên quan tới thiết bị CNTT
bao gồm cả khía cạnh khai thác và sử dụng, nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu
quả, đáp ứng mục tiêu đề ra; công tác lập hế hoạch, tổ chức triển khai, duy trì, phát
triển, mở rộng hệ thống thiết bị CNTT; các quy trình bảo trì, bảo dưỡng, bảo mật,
quản lý tài sản.
Khai thác hệ thống thiết bị CNTT là các hoạt động sử dụng trực tiếp trên hệ
thống thiết bị CNTT và các công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống thiết bị CNTT
hoạt động thông suốt, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định. Khai
thác hệ thống thiết bị CNTT gồm 2 cấp độ: Hoạt động mang tính kỹ thuật chuyên
sâu của bộ phận CNTT (bộ phận quản trị hệ thống thiết bị CNTT ) và cách khai
thác đơn giản của các cán bộ không chuyên về CNTT trên hệ thống thiết bị CNTT .
1.2.2. Nội dung công tác quản lý và khai thác hệ thống thiết bị CNTT trong
ngân hàng
Để quản lý với mỗi thiết bị CNTT cần đặt ra câu hỏi: Thiết bị dùng vào mục
đích nào, cần mua bao nhiêu, khi nào mua, ai sẽ quản lý, ai sử dụng và khai thác
như nào cho hiệu quả, vị trí lắp đặt, nguồn cung cấp, thời gian sử dụng, chế độ bảo
quản, bảo hành, bảo trì, sửa chữa, việc lưu trữ hồ sơ, biên bản bàn giao, lịch sử sửa
chữa, nhật ký bảo trì, cách trích lập khấu hao, kiểm kê, thanh lý, cài đặt, cấu hình
thông số, lắp đặt, môi trường hoạt động theo khuyến cáo của nhà sản xuất, quy chế
quản lý, phân cấp, phân quyền, đặt mã thiết bị, quản lý thông tin về thông số kỹ
thuật, đảm bảo thông tin sẵn sàng khi có yêu cầu (phục vụ công tác đánh giá năng
lực, tính sẵn sàng, an toàn của hệ thống, công tác mua sắm, bảo dưỡng, bảo hành).
….
1.2.2. 1. Công tác quản lý hệ thống thiết bị CNTT trong ngân hàng

9



1.2.2.1.1.Hoạch định hệ thống thiết bị CNTT
Hoạch định là khâu đầu tiên và đóng vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý CNTT của ngân hàng. Hoạch định CNTT cho biết hướng đi, làm giảm tính
bất ổn định, giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí, giúp công tác
quản lý CNTT hiệu quả hơn. Hoạch định CNTT thiết lập nên những tiêu chuẩn về
CNTT, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra về CNTT. Hoạch định CNTT đó chính
là xác định được các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. Xây dựng chiến lược
phát triển hệ thống CNTT của ngân hàng theo từng giai đoạn cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội. Xây dựng các kế hoạch (ngắn, trung, dài), phân bổ các nguồn
lực (con người, tiền bạc, thiết bị và cơ sở vật chất) để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Xây dựng được quy chế quản lý, triển khai, quy định vận hành và khai thác hệ
thống thiết bị CNTT, xây dựng quy trình vận hành, hướng dẫn sử dụng. Cách bảo
quản máy tính. Những điều phải thực hiện. Những điều không được làm. Trách
nhiệm chung. Thiết lập quy trình tác nghiệp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,
hàng quý, hàng năm, đột xuất, báo cáo sự cố…
1.2.2.1.2.Tổ chức triển khai hệ thống thiết bị CNTT
- Thành lập bộ phận chuyên trách CNTT:
Việc trước tiên trong khâu quản lý thiết bị đó là phải thành lập được đội ngũ
cán bộ có trình độ năng lực am hiểu về thiết bị công nghệ thông tin. Đối với ngân
hàng cấp trung ương bộ phận này là Trung tâm CNTT, đối với chi nhánh ngân
hàng thường là Tổ hoặc Phòng tin học. Bộ phận này chịu trách nhiệm chỉ đạo,
tham mưu giúp việc và phụ trách mọi hoạt động về CNTT của Ngân hàng . Bộ
phận này làm đầu mối quản lý, quản trị, hỗ trợ, vận hành, kiểm tra, giám sát và
đảm bảo an toàn, ổn định đối với các thiết bị CNTT; Là đầu mối đề xuất, thẩm định
các cấu hình kỹ thuật trong việc mua sắm, sửa chữa, thay thế, nâng cấp, lắp đặt và
thanh lý các thiết bị CNTT; Phối hợp đơn vị liên quan lập kế hoạch nhằm đảm bảo
cho việc vận hành, duy trì hoạt động của hệ thống thiết bị CNTT; Lập hồ sơ kỹ
thuật cho các thiết bị CNTT; Thực hiện việc xử lý sự cố hệ thống thiết bị CNTT
theo đúng quy trình quy định,…


10


- Quản lý kế hoạch mua sắm và thực hiện mua sắm:
Cuối năm ngân hàng thông báo cho các đơn vị trực thuộc kiểm tra, rà soát
phối hợp với bộ phận phụ trách về CNTT để đánh giá tình trạng các thiết bị CNTT
để có kế hoạch sửa chữa và mua sắm bổ sung thiết bị CNTT. Việc quản lý kế hoạch
mua sắm và thực hiện mua sắm nhằm đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định
của Nhà nước, của ngành về định mức về các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, xuất
xứ, giá cả, chất lượng thiết bị CNTT phục vụ hoạt động nghiệp. Việc thực hiện
mua sắm có thể diễn ra làm nhiều đợt trong năm.
- Quản lý việc phân công phân cấp quản lý, giao sử dụng thiết bị:
Nhằm tránh mất mát thiết bị, dễ quy trách nhiệm khi thiết bị thất lạc, thì nhất
thiết phải phân công, phân cấp quản lý sử dụng thiết bị. Thiết bị CNTT được giao
bằng văn bản cho một cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và khai thác
sử dụng. Trong quá trình sử dụng cá nhân/bộ phận được giao thiết bị phải tuân thủ
các quy định về quản lý, khai thác sử dụng tài sản, đảm bảo thiết bị được sử dụng
đúng mục đích. Thiết bị CNTT khi đưa vào sử dụng được đặt tên và dán nhãn.
Nhãn thiết bị có các thông tin: mã thiết bị, tên thiết bị, tên người cài đặt, tên người
dùng được giao quản lý và sử dụng, tên đơn vị.
- Quản lý hồ sơ thiết bị CNTT và hệ thống mạng:
Để dễ dàng trong công tác kiểm tra, bảo trì, bảo hành, sửa chữa thiết bị và hệ
thống mạng thì công tác quản lý hồ sơ thiết bị, hồ sơ mạng là không thể thiếu. Hồ
sơ quản lý thiết bị và hệ thống mạng bao gồm:


Quy chế về quản lý, văn bản triển khai, quy trình vận hành hệ thống

thiết bị.



Hồ sơ khảo sát, thiết kế và thuyết minh kỹ thuật của hệ thống mạng; sơ

đồ thiết kế mạng logic, sơ đồ mạng vật lý, thông số các thiết bị chuyển mạch,
thiết bị tường lửa, thiết bị định tuyến. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật mạng phải bao
gồm: tài liệu khảo sát và phân tích hiện trạng, tài liệu thiết kế chi tiết. Nội
dung tài liệu chi tiết thiết kế gồm: mô tả cách thiết kế; dự trù vật tư thiết bị;
bản vẽ sơ đồ thiết kế; danh sách nút mạng phân bổ theo phòng; hồ sơ chi tiết

11


của các nút mạng; mô tả phương án thi công.


Sổ sách quản lý thiết bị, sổ bảo trì, sổ sửa chữa, sổ bảo hành, danh sách

các thiết bị hỏng, thiết bị hết khấu hao sử dụng, thiết bị chờ thanh hủy. Biên
bản bàn giao thiết bị cho người dùng.


Hồ sơ về phòng máy chủ. Hồ sơ về hệ thống nguồn dự phòng UPS, hệ

thống chống sét. Các hợp đồng mua sắm, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn
giao, biên bản bảo trì, bảo dưỡng, xử lý sự cố, phiếu bảo hành.... Sổ nhật ký
hệ thống.
Hồ sơ của hệ thống thiết bị CNTT được lưu bằng hình thức văn bản (bản
cứng) và tập tin (bản mềm) trên máy tính và phải được cập nhật khi có sự thay đổi.
Cập nhật số liệu kịp thời đầy đủ về việc phân bổ, sử dụng, mua sắm, thanh lý,

thanh hủy thiết bị CNTT. Hồ sơ của hệ thống thiết bị CNTT và hệ thống mạng
được người có trách nhiệm lưu trữ tại nơi an toàn. Ngày nay để quản lý thiết bị
được chuyên nghiệp hơn người ta thường sử dụng các phần mềm quản lý thiết bị.
- Quản lý công tác đào tạo, hướng dẫn vận hành thiết bị:
Ngay sau khi nhận bàn giao thiết bị CNTT, người được giao quản lý và khai
thác sử dụng được cán bộ CNTT hoặc người am hiểu về thiết bị được phát tài liệu
và hướng dẫn quy trình vận hành, khai thác, xử lý các sự cố trong giới hạn cho
phép đối với thiết bị được giao hoặc thiết bị dùng chung. Hàng năm, Ngân hàng có
kế hoạch đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng vận hành hệ thống thiết bị và cách
thức xử lý một số lỗi thông dụng cơ bản.
- Quản lý an toàn bảo mật thông tin về thiết bị và hệ thống mạng:
Hệ thống thiết bị CNTT phải được giám sát thường xuyên, theo dõi liên tục
đảm bảo các nguyên tắc về an toàn thông tin hệ thống thiết bị bao gồm:


Nguyên tắc về tính bí mật: Các thông tin thông số cấu hình của thiết bị

phải được đảm bảo bí mật. Thông tin thông số cấu hình thiết bị không thể bị
tiếp cận bởi những người không có thẩm quyền.


Nguyên tắc về tính nguyên vẹn: Thông tin thông số cấu hình thiết bị chỉ

có thể bị sửa đổi, xóa hoặc bổ sung bởi người có chức trách nhiệm vụ.
12




Nguyên tắc về tính sẵn sàng: Các thiết bị được cấu hình đúng theo quy


định luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.


Nguyên tắc về tính không thể phủ nhận: Người khởi tạo thông tin không

thể phủ nhận trách nhiệm đối với thông tin do mình tạo ra.
Các thiết bị CNTT chỉ được sử dụng trong phạm vi phục vụ công việc của
Ngân hàng, không được tự ý thay đổi, cho mượn. Người dùng không được phép sử
dụng các thiết bị khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách bộ phận và người
đang sử dụng thiết bị đó. Các thiết bị CNTT chỉ được đưa ra bên ngoài đơn vị khi
có sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Các thiết bị CNTT quan trọng được đặt
cách ly, chỉ người có nhiệm vụ được tiếp xúc.
- Quản lý việc kiểm kê, đánh giá tình trạng thiết bị theo định kỳ:
Kiểm kê thiết bị để kịp thời phát hiện sự thiếu hụt, dư thừa thiết bị. Nếu thiếu
hụt thì phải đề xuất mua bổ sung, nếu dư thừa có thể điều chuyển sang đơn vị
thiếu. Đánh giá tình trạng thiết bị nhằm xác định khả năng, năng lực của thiết bị
xem có đáp ứng phục vụ được công việc hay không. Thực hiện kiểm kê, đánh giá
tình trạng thiết bị tin học theo định kỳ quý/6 tháng/năm. Nội dung phải bao gồm
các thông tin: số lượng, loại thiết bị, giá trị, mức độ quan trọng, vị trí lắp đặt, thông
tin dự phòng, thông tin về nơi sản xuất, năm sản xuất, nhà cung cấp, tình trạng hiện
tại của thiết bị….Từ kết quả kiểm kê, đánh giá tình trạng thiết bị ta có thể đánh giá
phần nào về công tác quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị của cán bộ phụ trách thiết
bị.
- Quản lý việc bố trí lắp đặt và bảo quản trang thiết bị:
Mục đích nhằm đảm bảo được tuổi thọ của thiết bị, khai thác hết công suất sử
dụng và hạn chế những hư hỏng nặng. Để hệ thống thiết bị hoạt động ổn định cần
quan tâm tới các vấn đề:



Chỗ lắp đặt thiết bị: Đặt thiết bị ở nơi an ninh, khô ráo, tránh ẩm ướt,

tránh nơi có ánh nắng và nhiều bụi. Không đặt thiết bị ở nơi quá nóng hoặc quá
lạnh. Đặt thiết bị ở nơi có mặt phẳng càng cao càng tốt, không đặt ở những nơi lồi
lõm, mặt phẳng nghiêng. Thiết bị phải đặt ở nơi thoáng khí để tránh hơi nóng tích
13


tụ làm nóng thiết bị, nền đặt thiết bị cần vững chắc để thiết bị có thể tản nhiệt và
không bị rung động khi làm việc. Nếu ở trong môi trường nhiều bụi hay khí hậu
ẩm thấp, nhất là ở nơi gần sông nước hay trời mưa nhiều thì nên dùng vải che cho
thiết bị.


Nguồn điện cung cấp phải ổn định: Sử dụng ổn áp và bộ lưu điện để

giúp nguồn điện cung cấp vào thiết bị luôn hoạt động ổn định. Bộ lưu điện còn có
tác dụng tích điện từ 5-10 phút trong trường hợp bị mất điện đột ngột. Đối với thiết
bị CNTT thì việc nguồn điện bị ngắt đột ngột khi đang hoạt động rất dễ gây hỏng.


Cách bảo quản thiết bị:

Kiểm tra thường xuyên sự hoạt động của hệ thống quạt tản nhiệt trong thiết
bị, nếu quạt quay quá chậm hay có tiếng kêu bất thường thì phải tháo thiết bị để
làm vệ sinh bụi bám trên quạt, lưới bảo vệ, tấm giải nhiệt, CPU và các vi mạch.
Thường thường nên làm vệ sinh máy và các thiết bị ngoại vi ba tháng một lần.
Thường xuyên dùng chổi lông mềm quét bụi cho màn hình và bàn phím .
Không được tháo gỡ các phím bấm vì chúng rất dễ hư hỏng nếu tháo không đúng
cách, có thể lật úp bàn phím rồi vỗ nhẹ hay lắc bàn phím để bụi rơi ra. Không để

vật chứa nước bên cạnh bàn phím, nếu bị nước đổ lên bàn phím phải lập tức tắt
máy, rút dây bàn phím ra để lau và phơi khô xong mới được sử dụng lại.
Màn hình nên được che chắn cẩn thận để màn hình không bị tạt nước khi
mưa và tránh bụi hay nước rơi vào màn hình, tránh để các vật khác gần màn hình
để giúp màn hình có thể tản nhiệt được tốt. Màn hình rất dễ bị bụi bám nên cần
dùng vải mềm lau màn hình thường xuyên. Chỉ nên chỉnh ánh sáng và độ tương
phản vừa phải để kéo dài tuổi thọ bóng đèn hình. Không nên để vật dụng có từ tính
mạnh (loa, quạt máy, nam châm, máy biến thế…) gần màn hình vì sẽ làm màu sắc
hiển thị bị sai lệch.
Nếu dùng chuột bi cần thường xuyên tháo viên bi ra để lau sạch. Dù dùng
chuột bi hay chuột quang cũng nên sử dụng miếng lót chuột để điều khiển chuột
được dễ dàng, trơn tru và chuột ít bám bụi dưới bụng. Các thiết bị nếu không sử
dụng thường xuyên thì thỉnh thoảng cho hoạt động lại, tránh việc để lâu ngày
14


×