Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài 19 tuần hoàn máu tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.45 KB, 7 trang )

Ngày soạn:23/10/2015

Tuần học

Ngày duyệt:28/10/2015

Lớp học: 11A3

Ngày dạy: 30/10/2015

Tiết học: 5 (thứ 6)

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Hải Yến
Người soạn: Nguyễn Thị Minh Phương
Người dự giờ: Cô Vũ Thị Hải Yến, Giáo sinh cô Lê Thu Hằng

TIẾT 18: TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)
I,MỤC TIÊU
1.

2.

3.

Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động
- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất
- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm
dần trong hệ mạch.


- Mô tả được biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được
nguyên nhân của sự biến động đó.
Kỹ năng
Rèn luyện một số kỹ năng: phân tích so sánh, tư duy logic, khái quát, tổng
hợp, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Thái độ
Củng cố niềm tin khoa học, giải thích các sự kiện hiện tượng của cơ thể
thông qua giải thích cơ chế, đặc điểm của tim, hệ mạch.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


Tranh về hệ dẫn truyền tim, biến động huyết áp trong hệ mạch, biến động vận tốc
máu trong hệ mạch, chu kỳ hoạt động của tim (từ hình 19.1 – 19.4 SGK trang 81 –
84).
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-

Thuyết trình – nêu vấn đề
Trực quan – tìm tòi bộ phận
Vấn đáp – tìm tòi bộ phận

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.
2.

3.

Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ

Em hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Cho biết ưu điểm
của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn?
Bài mới

Mở bài: hoạt động của tim có chịu sự điều khiển hoàn toàn hệ thần kinh hay
không? Huyết áp 110/70 có ý nghĩa?


Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này.
Hoạt động 1: Hoạt động của tim

Hoạt động của GV - HS
-GV: Tim ếch khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn
còn đập một thời gian, điều này được giải
thích như thế nào.
-HS: tim có khả năng hoạt động tự động
-GV đặt câu hỏi:
+ Tính tự động của tim là gì?
+ Tim có khả năng hoạt động tự động là do
cấu trúc nào quy định?
+ Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành
phần nào? Vai trò của các thành phần đó?
-HS nghiên cứu thông tin SGK -> trả lời
câu hỏi.
-GV: nhận xét, bổ sung chốt kiến thức.

Nội dung
III.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim


-Khả năng co dãn tự động theo chu kì
của tim gọi là tính tự động của tim.
-Khả năng co dãn tự động theo chu kì
của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim
Hệ dẫn truyền tim bao gồm:
+ Nút xoang nhĩ: nằm trên thành nhĩ
phải, có khả năng tự phát xung điện
theo chu kì.
+ Nút nhĩ thất: nằm ở thành tâm nhĩ


-GV hỏi: trong thực tế, nhất là trong y học
điều này có ý nghĩa gì?
-HS: suy luận tới công việc ghép và hiến
tim để chữa bệnh trong y học.
-GV: chu kì tim là gì?
-HS: Chu kì tim là 1 lần co và dãn nghỉ của
tim.
-GV: chu kì tim diễn ra như thế nào?
-HS: nghiên cứu thông tin trong SGK trả
lời câu hỏi.
-GV: vì sao tim hoạt động suốt đời không
mệt mỏi?
-HS: vì trong mỗi chu kì tim, thời gian tim
co ít hơn giãn, do đó tim không bị mỏi.
-GV:
+ nhịp tim là gì? Nhịp tim ở người trưởng
thành là bao nhiêu?
+ Yêu cầu HS quan sát bảng 19.1 trả lời
câu hỏi lệnh trong SGK.

Gợi ý: so sánh lượng nhiệt mất vào môi
trường trên cơ sở tỉ lệ diện tích bề mặt trên
khối lượng cơ thể (S/V).
-HS:
+ Nêu khái niệm nhịp tim.
+ Nhịp tim người trưởng thành mỗi phút
là: 75 nhịp/phút.
+ Động vật có khối lượng càng nhỏ thì
nhịp tim đập càng nhanh vì: tỉ lệ S/V càng
lớn thì lượng nhiệt mất vào môi trường

phải, có tế bào phát nhịp và tế bào
chuyển tiếp.
+ Bó Hiss: xuất phát từ hạch nhĩ thất
chia làm 2 nhánh đi đến cơ của 2 tâm
thất, tạo thành mạng lưới puoockin.
• Hoạt động của hệ dẫn truyền:
Cứ sau một khoảng thời gian xác
định, nút xoang nhĩ tự phát xung
điện, xung điện lan ra khắp cơ
tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co -> nút nhĩ
thất -> bó Hiss -> mạng puockin
-> cơ tâm thất -> làm tâm thất co.

2.

Chu kì hoạt động của tim

-Chu kì tim là 1 lần co và dãn nghỉ
của tim.

-Chu kì tim gồm 3 pha:
+ Pha co tâm thất (0,1s)
+ Pha co tâm nhĩ (0,3s)
+ Pha dãn chung (0,4s)
 Chu kì tim : 0,8s

-Nhịp tim là số chu kì tim trong một
đơn vị thời gian, thường tính là
lần/phút.
VD:
+ người trưởng thành: 75 lần/phút.
+ trẻ sơ sinh: 120 – 140 lần/phút.
-Động vật có khối lượng càng nhỏ thì
tim đập càng nhanh.
(Động vật có khối lượng càng nhỏ
thì nhịp tim đập càng nhanh vì: tỉ lệ
S/V càng lớn thì lượng nhiệt mất vào


càng nhiều, chuyển hóa nhanh, tim đập
nhanh để đáp ứng nhu cầu O2 và các chất
cho quá trình hô hấp tế bào.

môi trường càng nhiều, chuyển hóa
nhanh, tim đập nhanh để đáp ứng
nhu cầu O2 và các chất cho quá trình
hô hấp tế bào.)

Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

-GV:
+ Hệ mạch gồm những thành phần nào?
+ Chỉ ra sự khác nhau giữa các thành
phần của hệ mạch?
-HS:
+ Hệ mạch gồm 3 thành phần.
+ Thành động mạch dày có khả năng
đàn hồi tốt nhất, thành tĩnh mạch mỏng
hơn, còn thành mao mạch chỉ có một
lớp tế bào.
-GV yêu cầu HS: phân biệt tiết diện với
tổng tiết diện, cho ví dụ?
-HS:
+ Tiết diện là diện tích mặt cắt của 1
mạch.
+ Tổng tiết diện bao gồm nhiều tiết
diện, và lớn hơn tiết diện.
+ Ví dụ: ĐM chủ có tiết diện lớn nhất
trong các ĐM, ĐM nhỏ có tiết diện nhỏ
hơn nhưng có số lượng nhiều hơn. Vì
vậy, tổng tiết diện của nhiều ĐM nhỏ sẽ
lớn hơn tổng tiết diện của ĐM chủ.

NỘI DUNG
IV.HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch
-Hệ mạch bao gồm: Hệ thống ĐM, tĩnh
mạch và mao mạch.
-Hệ thống ĐM:
Bắt đầu từ Đm chủ đến các Đm có

đường kính nhỏ dần đến tiểu ĐM.
-Hệ thống TM:
Đi từ tiểu TM đến các TM có đường
kính lớn hơn và đi đến TM chủ.

2.

Huyết áp

-GV:
+ Huyết áp là gì?
-Khái niệm:
+ Thế nào là huyết áp tâm thu, huyết áp + huyết áp là áp lực máu tác dụng lên
tâm trương? Ví dụ?
thành mạch.


-HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2
trang 83, kết hợp với kiến thức sinh học
8 để trả lời câu hỏi.

+ huyết áp tâm thu (HA cực đại): ứng
với lúc tim co đẩy máu vào động mạch.
+ huyết áp tâm trương (HA cực tiểu):
ứng với lúc tim dãn.
VD: Người Việt nam
Huyết áp tâm thu: 110mmHg
Huyết áp tâm trương: 70mmHg

-GV:

+ HA thay đổi chịu tác động cuả các
yếu tố?
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lệnh
trong SGK.
-HS:
+ Nêu được các yếu tố
+ Tim đập nhanh hay đập chậm, mạnh
hay yếu đều liên quan đến lượng máu
đẩy vào động mạch và ảnh hưởng tới áp
lực máu -> ảnh hưởng tới huyết áp.
+ Khi mất máu -> lượng máu trong
mạch giảm dần -> áp lực máu tác động
lên thành mạch giảm -> huyết áp giảm.
-GV đặt câu hỏi mở rộng:
+ tại sao người cao tuổi hay bị huyết áp
cao?
+ Tại sao ăn mặn làm tang huyết áp?
+ Tại sao người bị huyết áp cao khi bị
xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong
hay bại liệt?
+ Huyết áp thấp gây hại như thế nào?
-HS trả lời:
+ Người cao tuổi khả năng đàn hồi của
mạch máu thấp, sức cản tang -> cao
HA.
+ Ăn mặn làm máu giữ nước nhiều ->
tang khối lượng máu -> tang HA.
+ Xuất huyết não là hiện tượng vỡ
mạch máu não -> gây chảy máu. Máu bị
đông lại thành cục -> tắc mạch gây tử

vong hoặc các cục máu đông chèn ép

-HA là kết quả tổng hợp của các yếu tố:
lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ
quánh của máu, độ đàn hồi của mạch
máu.


lên các trung khu ở não đặc biệt là các
trung khu vận động -> gây liệt nửa
người phía đối diện.
+ Huyết áp thấp do tim đập chậm, yếu.
Do đó không cung cấp đủ máu cho não
dẫn đến choáng váng, ngất.
-GV: vận tốc máu là gì?
-HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả
lời câu hỏi.

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh
trong SGK
-HS:
+ tổng tiết diện hệ mạch tăng dần từ
ĐM chủ đến tiểu ĐM, lớn nhất ở mao
mạch. Giảm dần từ tiểu TM đến TM
chủ.
+ Vận tốc máu tỉ lệ nghich với tổng tiết
diện
-GV hỏi mở rộng: tại sao vận tốc máu ở
mao mạch là nhỏ nhất?
-HS: vì nó đảm bảo cho sự trao đổi chất

giữa máu và tế bào là triệt để nhất.

4.

3.

Vận tốc máu

-Vận tốc máu trong hệ mạch là quãng
đường máu chảy trong một đơn vị thời
gian (thường tính là mm/s).
VD:
+ Động mạch chủ: 500mm/s
+Mao mạch: 0.5mm/s
+Tĩnh mạch chủ : 200mm/s

-Vận tốc máu tỉ lệ nghich với tổng tiết
diện.
VD: ở ĐM chủ: 5 – 6 cm2
ở mao mạch: 6000 cm2
-Vận tốc máu trong đoạn mạch chủ yếu
liên quan đến tổng tiết diện của mạch và
sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu đoạn
mạch.

Củng cố
- Đọc ghi nhớ cuối bài?
- Tại sao tim cắt rời vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
- Cách chữa trị cao huyết áp và hạ huyết áp?


V.DẶN DÒ
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Vẽ hệ dẫn truyền tim.


- Đọc trước bài 20: Các cơ chế cân bằng nội môi.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….



×