Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

giáo án hóa học 7 theo mô hình mới vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 82 trang )

KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

BÀI 4 – TIẾT 8 - PHẢN ỨNG HÓA HỌC (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chỉ ra dấu hiệu có thể xác nhận chất mới tạo thành, tức là có phản ứng hóa học xảy ra.
- Nêu được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
- Xác định được chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành trong một số phản ứng
hóa học cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, kênh hình và rút ra kết luận.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, nghiên cứu xử lí thông tin.
- Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
3. Thái độ:
- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.
- Tích cực, tự giác trong học tập.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực thực hành.
- Năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức.
II. Tổ chức hoạt động của học sinh:
A. Hoạt động khởi động
- GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận hoàn thành kiến thức bài cũ:
H? Em hãy cho ví dụ về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học xảy ra trong tự
nhiên.
H? Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt được hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa
học.
- HS các nhóm thảo luận hoàn thành.


- Đại diện HS nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV sử dụng phần bài cũ về hiện tượng hóa học, giới thiệu dẫn dắt vào bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. Phản ứng hóa học
- GV đưa 2 lọ hóa chất cho HS quan sát: một lọ đựng kim loại kẽm (Zn), một lọ đựng
dung dịch axit clohiđric (HCl).
- HS quan sát, nhận biết màu sắc, trạng thái các chất, nhận biết số chất ban đầu (2 chất).
- GV nêu câu hỏi dẫn dắt HS phân biệt: kẽm (Zn) là đơn chất, axit clohiđric (HCl) là hợp
chất.
- GV biểu diễn thí nghiệm: nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào ống nghiệm đựng sẵn
1 hạt kẽm (để kim loại kẽm tan hết).
- HS quan sát cách GV tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra.
- GV nêu câu hỏi:
H? Ở thí nghiệm trên có chất mới sinh ra không? Dựa vào đâu em biết.
- Đại diện HS trả lời, GV thông báo trước toàn lớp: Quá trình xảy ra như trên được gọi
là phản ứng hóa học. Vậy, phản ứng hóa học là gì?
- HS cá nhân trả lời.
- GV chốt kiến thức (ghi bảng).


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

1. Định nghĩa:
* Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác (sinh ra chất
mới).
- GV hướng dẫn HS dự đoán và xác định số chất mới sinh ra ở phản ứng trên.
(Kẽm clorua: ZnCl2 và khí hiđro: H2)

- GV phát phiếu học tập cho HS các nhóm thảo luận xác định số chất ban đầu, số chất
mới được sinh ra, tên các chất tham gia và tên chất mới được sinh ra.
- GV nhận xét đi đến khái niệm chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành.
* Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia phản ứng.
* Chất mới được sinh ra gọi là sản phẩm tạo thành.
- GV sử dụng phản ứng trên hoặc lấy ví dụ thực tiễn nêu câu hỏi giúp HS nhận biết
lượng chất tham gia phản ứng giảm dần còn lượng sản phẩm tạo thành tăng dần.
2. Phương trình chư:
- GV chiếu mô hình phản ứng giữa kim loại kẽm với dung dịch axit clohiđric (viết tên
gọi các chất dưới mô hình).
- GV thông báo: phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình chữ.
Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm
- GV viết phương trình chữ của phản ứng giữa kẽm với axit clohiđric:
Kẽm + Axit clohiđric → Kẽm clorua + Khí hiđro
- GV hướng dẫn cách đọc phương trình chữ (chú ý tới các kí hiệu, dấu + trước phản ứng
và dấu + sau phản ứng; dấu → trong phản ứng).
- GV ra bài tập vận dụng yêu cầu HS viết phương trình chữ của một phản ứng hóa học
cụ thể, xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành.
- HS trình bày trên bảng.
3. Diễn biến của phản ứng hóa học:
- GV chiếu mô hình động của phản ứng giữa kẽm với axit clohiđric.
H? Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? Sau phản ứng những
nguyên tử nào liên kết với nhau.
H? So sánh số nguyên tử Zn, H, Cl trước và sau phản ứng.
- Đại diện cặp đôi trả lời, các cặp đôi khác nhận xét. GV chốt đáp án.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 2 (dựa vào câu trả lời đã hoàn
thành ở phần trên), các nhóm báo cáo kết quả và ghi vào vở.
- GV chốt kiến thức.
4. Điều kiện và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra:
- GV phát phiếu học tập cho HS nhóm hoàn thành (từ thí nghiệm trên):

TN

Dấu hiệu quan sát được chứng tỏ có
chất mới tạo thành

Phản ứng hóa học xảy
ra là do

1
2
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

- GV lấy ví dụ thực tiễn về một số phản ứng hóa học ngoài điều kiện các chất tham gia
phản ứng phải tiếp xúc với nhau thì cần thêm điều kiện nhiệt độ hoặc có mặt chất xúc
tác.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
H? Khi nào phản ứng hóa học xảy ra.
- GV biểu diễn thêm một thí nghiệm về phản ứng giữa hai chất lỏng không màu có sinh
ra một chất kết tủa (rắn) không tan trong dung dịch và có sự thay đổi màu sắc, trạng thái.
H? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức lên bảng.
- GV tổng kết nội dung tiết học.
- GV dặn dò, hướng dẫn hoàn thành bài tập về nhà và sự chuẩn bị cho tiết học sau.



KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

Ngày soạn: 26/11/2017

Bài 6: MOL. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ (4 T)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm mol, mol nguyên tử, mol phân tử, khối lượng mol nguyên tử,
khối lượng mol phân tử, thể tích mol phân tử của chất khí, tỉ khối của chất khí.
- Viết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) của các
chất và thể tích (V) của chất khí; biểu thức tính tỉ khối của chất khí này với chất khí kia
và đối với không khí.
- Vận dụng các biểu thức để tính được
+ Khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của chất.
+ Khối lượng của một số tiểu phân( nguyên tử, phân tử, số mol) và của một thể tích
của khí.
+ Thể tích mol của một lượng khí.
+ Tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
2. Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng quan sát ghi chép, mô tả giải thích các hiện tượng thí nghiệm rút ra
kết luận về mol và tỉ khối của chất khí.
- Hình thành kĩ năng vận dụng tính toán về mol, khối lượng mol, thể tich mol khí và tỉ
khối của chất khí.
3. Thái độ:
- Tích cực tự giác hình thành kiến thức mới.
- Hứng thú say mê môn học.

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Thông qua các hoạt động “cá nhân”, “cặp đôi”, “Học theo nhóm” góp phần hình thành
năng lực hợp tác.
- Phát triển năng lực đọc hiểu, xử lý thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực
thực hành.
II. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hướng dẫn chung:
- Do học sinh đã học về khái niệm nguyên tử và phân tử vì vậy trong phần hoạt
động khởi động HS ôn tập các kiến thức đã học về nguyên tử, phân tử trả lời được
các câu hỏi từ đó bước vào phần hình thành kiến thức mới.
- HS tự đọc thông tin trong sách hướng dẫn đưa ra lần lượt các khái niệm mol, khối
lượng mol, thể tích mol của chất khí và tỉ khối của chất khí.
2. Hướng dẫn cụ thể:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- HS hoạt động cá nhân quan sát hình a, b, c, d, đ trong sách hướng dẫn, trả lời câu hỏi
- HS trả lời:
+ Hình a → có đếm được số hạt cụ thể.
+ Hình b, c, d, đ → không đếm được.
→ GV đưa ra vấn đề: Hình b, c, d, đ chúng ta cũng sẽ đếm được số nguyên tử Na ... vậy
muốn đếm được có bao nhiêu nguyên tử Na trong 23 gam Na ta sẽ cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

I. Mol và khối lượng mol
1. Mol

- HS hoạt động cặp đôi nghiên cứu thông tin sách hướng dẫn trả lời các câu hỏi sau:
H? Số A-vô-ga-đrô có kí hiệu là gì? Có trị số bằng bao nhiêu.
H? Mol là gì.
- GV chốt kiến thức (HS ghi chép):
+ Số A-vô-ga-đrô kí hiệu là N
+ N = 6,022.1023
+ Mol là lượng chất có chứa N (6,022.1023) số tiểu phân vi mô ( nguyên tử, phân
tử) chất đó.
* Hoạt động cá nhân: Mol dùng để làm gì?
- GV: Mol dùng để chỉ lượng chất có bao nhiêu nguyên tử, phân tử.
* Hoạt động nhóm: làm bài tập 1, 2, 3, 4 sách hướng dẫn.
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhau, sau đó GV bổ sung đưa ra đáp án đúng nhất.
*Bài tập 4. Có thể dùng đại lượng mol để tính số người, số vật thể khác như bàn, ghế,
nhà, xe ... không? (Nhờ các nhóm cho ý kiến giải thích cho HS dể hiểu)
→ Số Avogađro lớn như thế nào?
( Tiết 2) 2. Khối lượng mol (M)
- Hoạt động cặp đôi các mục 1, 2, 3 (phần 2 học sinh kẻ bảng sẵn vào vở trước)
- GV hướng dẫn học sinh các cặp hoạt động theo tuần tự các mục 1, 2, 3 → GV chốt
kiến thức về khối lượng mol
- HS ghi chép:
+ Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 6,022.1023
nguyên tử hay phân tử hay của một mol chất.
+ Đơn vị đo khối lượng mol là gam.
+ Đối với mỗi nguyên tố khối lượng mol nguyên tử và nguyên tử khối có cùng trị số,
khác nhau về đơn vị. Đối với mỗi chất khối lượng mol phân tử và phân tử khối có cùng
trị số khác nhau về đơn vị đo.
II. Thể tích mol phân tử của chất khí
1. Hoạt động cặp đôi đọc thông tin mục 1(thể tích của chất khí) làm bài tập 1
*Bài tập 1: Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh thông tin trong các câu sau:
- Điều kiện tiêu chuẩn : Nhiệt độ (to) O0C, áp suất(p) 1atm

- Thể tích mol phân tử của một chất khí là thể tích chứa N = 6,022.1023 phân tử khí
hay 1mol chất khí
- Ở điều kiện tiêu chuẩn , thể tích của 1mol chất khí bằng 22,4lit
- Người ta quy ước điều kiện thường là ở nhiệt độ 200C, p = 1 atm
2. Hoạt động nhóm:
a. Thảo luận các ý kiến trả lời câu 1.
GV chốt kiến thức
- ĐKTC : t0 = 00 C, p = 1atm
- Đk thường t0 = 200 C, p = 1atm
b. Tại sao 1mol chất khí ở điều kiện thường lại có thể tích lớn hơn đktc : Các nhóm đưa
ra câu trả lời và bổ sung.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

GV: Vì ở đk thường nhiệt độ cao hơn nên các phân tử chất khí cách xa nhau hơn nên thể
tích lớn hơn
3. Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống ở ô kết luận
dưới đây :
* Hoạt động cặp đôi
GV cho 3 cặp đôi trả lời các cặp đôi khác bổ sung
a, (1) mol; (2) 6,022.1023 ; (3) 22,4; (4) lit
b, (5) khác nhau ; (6) 6,022.1023
c, (7) Bằng nhau ; (8) 24
- GV chốt kiến thức:
+ Ở đktc thể tích của 1mol chất khí bằng 22,4 lít.
+ Ở đk thường thể tích của 1 mol chất khí bằng 24 lít
( Tiết 3, 4) III. Tỉ khối của chất khí

- GV cho học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục III ghi nhớ kiến thức
- GV chốt kiến thức:
+ dA/B = MA / MB trong đó MA, MB là khối lượng mol phân tử của khí A và B tương
ứng, dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
+ dA/KK = MA/ 29
*Hoạt động nhóm:
- GV phân chia mỗi nhóm 1 bài tập và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả trên bảng nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét chốt đáp án.
Bài tập 1: (1) khối lượng mol; (2) khối lượng mol
Bài tập 2: dCO /O = MCO / MO = 44/32
Bài tập 3: dX/H = MX / MH = MX / 2 = 14  MX = 14 .2 = 28(g)
Bài tập 4: a, đáp án B
b, Đáp án A
Củng cố 3 mục I, II, III (giải quyết vấn đề )
Trả lời câu hỏi ở mục khởi động
1. Hình b : Cân mẫu Na, lấy khối lượng chia cho khối lượng mol sau đó nhân với
6,022.1023 (Mở rộng: số mol (n), khối lượng (m)  n = m/ M; số nguyên tử, phân tử = n.
6,022.1023).
2. Tính thể tích của một lượng khí mà không phải đo
- Tính số mol sau đó suy ra thể tích ở đk thường.
- Sau đó tính số nguyên tử, phân tử = n . 6,022.1023
3. So sánh được khối lượng của cùng một thể tích của 2 khí ở cùng điều kiện về nhiệt
độ, áp suất (mà không phải cân).


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018


- Áp dụng công thức dA/B = MA / MB
- So sánh được khối lượng của cùng một thể tích của cùng một chất khí với không
khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất mà không phải cân.
- Áp dụng công thức dA/KK = MA/ 29
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV chia nhóm học sinh làm các bài tập.
- GV hướng dẫn các nhóm hoạt động.
- HS báo cáo kết quả.
- GV Chốt đáp án đúng.
- GV chấm điểm bài làm của một số nhóm khen ngợi nhóm làm tốt.
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV: Về nhà các em có thể tham khảo ý kiến của người thân về thành phần của gas dân
dụng và những điều cần chú ý khi sử dụng gas dân dụng, biện pháp phát hiện sự rò rỉ gas
cách giải quyết
- GV có thể trao đổi vấn đề này ở buổi học sau
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Hoạt động này nhằm kích thích học sinh tìm tòi về khí cầu một phương tiện vận
chuyển , về những loại khí có thể được bơm vào khí cầu, những ưu điểm và hạn chế của
khí cầu so với các phương tiện vận chuyển khác.


KHTN 7

Tiết 10, 11, 12

Năm học: 2017 - 2018

Ngày soạn: /10/2016
BÀI 5. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (3 tiết)

I. Mục tiêu bài học
1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Về kiến thức:
- Phát biểu và vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng.
- Thông qua quan sát thí nghiệm, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối
lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Trình bày ý nghĩa, biểu diễn và lập được phương trình hoá học (PTHH)
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất
còn lại.
b. Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả, giải thích được các hiện tượng thí
nghiệm và rút ra được kết luận về nội dung của định luật bảo toàn khối lượng của các
chất trong phản ứng hóa học.
- Hình thành kĩ năng viết được PTHH, viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng
các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Hình thành kĩ năng vận dụng tính toán khối lượng của một chất trong phản ứng hóa
học khi biết khối lượng của các chất còn lại.
c. Về thái độ:
- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tâp.
- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
2) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Thông qua các hoạt động “Học cặp đôi; Học theo nhóm” góp phần hình thành cho
HS năng lực hợp tác.Thông qua các hoạt động về hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động
thực hành, hoạt động vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu,
năng lực xử lý thông tin, năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
II. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1) Hướng dẫn chung
Do HS đã được học bài: Phản ứng hóa học vì vậy trong hoạt động khởi động HS ôn
lại các kiến thức đã học như dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra để từ đó

HS sẽ vận dụng được khi bước sang hoạt động hình thành kiến thức mới. HS sẽ được
tiến hành thí nghiệm để tự rút ra được nhận xét và đi đến kết luận về nội dung của
ĐLBTKL. HS tự đọc các thông tin trong sách hướng dẫn học, kết hợp với thảo luận
nhóm để viết phương trình hóa học, viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất
trong một số phản ứng cụ thể.
Hoạt động luyện tập sẽ giúp các em vận dụng ĐLBTKL để tính toán khối lượng của
một chất trong phản ứng hóa học khi biết khối lượng của các chất còn lại thông qua việc
giải các bài tập hóa học.
Hoạt động vận dụng sẽ giúp HS vận dụng được ĐLBTKL vào giải thích một số hiện
tượng trong thực tiễn.
Hoạt động tìm tòi mở rộng sẽ giúp cho HS thấy được tầm quan trọng cũng như ý
nghĩa của ĐLBTKL đồng thời HS sẽ biết thêm được thân thế sự nghiệp của 2 nhà bác


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

học nổi tiếng, là những người đã nghiên cứu và phát hiện ra được định luật bảo toàn
khối lượng.
2) Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích:
Tìm mối liên hệ giữa tổng khối lượng của các chất trước phản ứng và tổng khối
lượng của các chất sau phản ứng.
Nội dung hoạt động:
- Xác định các chất tham gia phản ứng và tạo thành sau phản ứng.
- Dự đoán mối liên hệ giữa tổng khối lượng của các chất trước phản ứng và tổng khối
lượng của các chất sau phản ứng.
- Đề xuất cách làm thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán đó.

Phương thức hoạt động:
Ở bài trước các em đã nghiên cứu TN cho dd bariclorua BaCl2 tác dụng với dd
natrisunfat Na2SO4. Các em hãy thảo luận nhóm để xác định những chất tham gia và tạo
thành sau phản ứng. Đồng thời dự đoán và giải thích về mối liên hệ giữa tổng khối
lượng của các chất trước phản ứng và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng, đồng
thời đề xuất phương án thí nghiệm để để kiểm chứng các dự đoán đó.
Dụng cụ:
- Cân đĩa hoặc cân điện tử
- Cốc thủy tinh
- Quả cân
- Bơm hút
Hoá chất:
- dd BaCl2
- dd Na2SO4
*GV yêu cầu HS chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Căn cứ vào mục tiêu của bài, hoạt động hình thành kiến thức được tổ chức để HS
tìm tòi NCKH tự thu nhận kiến thức thông qua tiến hành TN, quan sát thí nghiệm,
nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá
học. Đồng thời với việc tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm kết hợp với sử dụng kĩ
thuật “ Khăn trải bàn”, kĩ thuật “hợp tác theo nhóm”, hoạt động cá nhân đọc thông
tin, làm việc độc lập hoặc làm việc theo cặp đôi, để HS tự thu nhận được các kiến
thức mới.
Nội dung 1: I. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
1. Thí nghiệm:
- Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm ở hình 5.1 SHD (cách 1 hoặc cách 2
hoặc cả 2 tùy vào TBDH của nhà trường) tiến hành làm TN theo nhóm: HS sẽ vận dụng
kiến thức ở HĐ khởi động để nhận biết có dấu hiệu phản ứng hóa học xảy ra, việc ghi số
liệu khối lượng trước thí nghiệm và sau khi tiến hành TN (có xảy ra phản ứng hóa học)
HS sẽ tự rút ra nhận xét: Khối lượng trước và sau phản ứng không thay đổi từ đó rút ra

kiến thức mới về nội dung của định luật bảo toàn khối lượng.
- Trong hoạt động này GV sử dụng kĩ thuật hợp tác theo nhóm, cho HS làm TN theo
nhóm thảo luận, quan sát và điền các thông tin vào bảng (ghi vào vở). Từ đó HS rút ra


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

được nhận xét: Khối lượng trước khi làm thí nghiệm bằng khối lượng sau khi làm thí
nghiệm.
- GV có thể gọi đại diện 1-2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác
bổ sung.
Cách
Dấu hiệu phản ứng hóa
Nhận xét
học
1
Có kết tủa màu trắng
Vị trí kim cân: không
thay đổi
2
Có kết tủa màu trắng
Khối lượng trước khi
làm thí nghiệm:
m1 = ?
Khối lượng sau khi làm
thí nghiệm:
m2 = ?
Nhận xét: Khối lượng của các chất trước và sau phản ứng không thay đổi.

2. Nội dung định luật:
- Từ thí nghiệm và nhận xét ở trên, HS làm bài tập (thảo luận cặp đôi) để phát biểu
được chính xác định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hoá học, tổng khối
lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng và
ngược lại”.
- Để phát biểu chính xác nội dung định luật này, GV có thể yêu cầu HS đứng tại chỗ
phát biểu định luật BTKL.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin về việc biểu diễn bằng sơ đồ chữ:
Bari clorua + natri sunfat →
Bari sunfat + natri clorua
Chất tham gia phản ứng
Chất tạo thành sau phản ứng
Cũng như biểu diễn phương trình bảo toàn khối lượng của phản ứng hóa học ở thí
nghiệm trên: Tổng khối lượng của bari clorua và natri sunfat phản ứng = tổng khối
lượng của bari sunfat và natri clorua tạo thành sau phản ứng.
Vận dụng làm bài tập:
1. Giả sử có sơ đồ phản ứng hóa học: A + B → C + D
Kí hiệu : mA ; mB ; mC ; mD lần lượt là khối lượng của các chất A ; B; C; D
Viết được phương trình bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD
2. Giả sử ta gọi a, b, c là khối lượng của ba chất đã biết, khối lượng chất còn lại là x
Ta có : a + b = c + x hoặc a + x = b + c → x = a + b - c hoặc x = b + c - a
3. Bari clorua BaCl2 phản ứng với natri sunfat Na2SO4 tạo ra bari sunfat BaSO4 và natri
clorua NaCl. Kí hiệu : m BaCl2 ; mNa2SO4 ; mNaCl ; mBaSO4 lần lượt là khối lượng của mỗi chất.
a) Phương trình bảo toàn khối lượng cho phản ứng hóa học trên:
mBaCl2 + mNa2SO4 = m BaSO4 + mNaCl (1)
b) Thay số liệu vào (1) ta có : 20,8 (g) + 14,2 (g) = 23,3 (g) + mNaCl
Vậy mNaCl = 20,8 (g) + 14,2 (g) - 23,3 (g)
mNaCl = 11,7 (g)



KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

- GV có thể tổ chức cho cá nhân HS tự làm bài tập vận dụng hoặc tổ chức cho HS
làm việc theo nhóm. Sau khi quan sát và theo dõi kết quả của HS hoặc các nhóm, GV có
thể giúp đỡ các em khi cần thiết hoặc ghi nhận xét vào vở.
- Kết thúc hoạt động này GV đặt vấn đề: khi chúng ta tiến hành cho các chất tham gia
phản ứng hóa học với nhau để tạo thành các chất mới. Muốn biểu diễn quá trình phản
ứng hóa học này bằng các công thức hóa học cho gọn người ta biểu thị bằng phương
trình hóa học. Vậy PTHH là gì chúng ta sẽ tiếp tục hoạt động tiếp theo.
Nội dung 2: II. PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
1. Phương trình hóa học:
- HS đọc thông tin và biết được cách viết phương trình hóa học cần có các bước sau:
+ Viết sơ đồ của phản ứng hóa học bằng chữ:
to
Sắt + Lưu huỳnh   Sắt sunfua
+ Viết sơ đồ của phản ứng hóa học bằng cách thay tên các chất bằng công thức hoá
học:
to
Fe + S   FeS
+ Việc làm cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế của phản ứng hóa học bằng
nhau gọi là cân bằng phương trình hóa học.
- HS làm bài tập:
a) Cho phản ứng:
to
Khí hiđro + Khí oxi   Nước
to
+ Viết sơ đồ của phản ứng hóa học:
H2 + O2   H2O

b) Nhìn vế trái và vế phải sơ đồ của phản ứng trên thấy số nguyên tử của mỗi nguyên
tố không bằng nhau. Vế trái có 1 phân tử H2 gồm 2 nguyên tử H và 1 phân tử O2 gồm 2
nguyên tử O, vế phải có 1 phân tử H2O gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
Tổ chức HS hoạt động theo nhóm để thảo luận các câu hỏi trong hình vẽ 5.2 a,b,c
+ ) Đọc thông tin và thảo luận các hình 5.2 a; 5.2.b; 5.2.c; rút ra nhận xét PTHH được
viết như thế nào?
+) Đọc thông tin và rút ra được nhận xét về các bước khi lập PTHH.
- GV chốt lại kiến thức: Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa
học bằng kí hiệu và công thức hóa học của các chất trong phản ứng.
2. Các bước lập phương trình hóa học
- GV rút ra các bước lập PTHH:
+ Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
+ Bước 2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
+ Bước 3: Viết phương trình hoá học
Bài tập vận dụng: Biết nhôm (Al) tác dụng với oxi (O2) tạo thành nhôm oxit (Al2O3).
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
to
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng : Al + O2   Al2O3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Thêm hệ số 4 vào nguyên tử Al
thì phải thêm hệ số 2 vào phân tử Al2O3 lúc đó có 6 nguyên tử O vì vậy phải thêm hệ số
3 vào phân tử oxi.
to
Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4Al + 3O2   2Al2O3
Trình bày trước lớp: GV đề nghị đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ
sung.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018


3. Ý nghĩa của phương trình hóa học
- HS học theo nhóm, đọc thông tin và biết được ý nghĩa của phương trình hoá học là:
Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như
từng cặp chất trong phản ứng.
Từ đó vận dụng làm bài tập:
Nhìn vào các phương trình hoá học dưới đây, hãy cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số
phân tử giữa các chất trong phản ứng?
H2 + Cl2 → 2HCl (2)
to
4Al + 3O2   2Al2O3 (3)
Phương trình (2) :
Số phân tử H2 : Số phân tử Cl2 : Số phân tử HCl = 1 : 1 : 2 . Như vậy: Cứ 1 phân tử
H2 tác dụng với 1 phân tử Cl2 tạo ra 2 phân tử HCl.
Phương trình (3)
Số nguyên tử Al : Số phân tử O2: Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2 . Như vậy: Cứ 4 nguyên
tử Al tác dụng với 3 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Al2O3.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho HS được vận dụng các kiến thức đã học ở trên
để khắc sâu các khái niệm, vận dụng vào các tình huống các dạng bài tập cụ thể. Hoạt
động này cũng nhằm rèn luyện các kĩ năng viết PTHH, hiểu dược ý nghĩa của PTHH, kĩ
năng tính toán dựa vào định luật BTKL để tính khối lượng các chất tham gia hoặc chất
sản phẩm tạo thành. Trong hoạt động này HS làm việc cá nhân là chính, nên GV cần
theo dõi giúp đỡ HS khi cần thiết đồng thời ghi nhận xét vào vở đánh giá kết quả làm
việc của các em.
Đáp án :
to
Bài 1. Đáp án: a) Viết PTHH : 2Mg + O2   2MgO
b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng.
mMg + mO2 = mMgO

c) Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
mO2 = mMgO – mMg
mO2 = 15 (g) – 9 (g) = 6 (g)
Bài 2. Lập PTHH:
to
a)
4Na + O2   2Na2O
Tỉ lệ : cứ 4 nguyên tử Na tác dụng với 1 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Na2O
b)
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tỉ lệ : cứ 1 phân tử P2O5 tác dụng với 3 phân tử H2O tạo ra 2 phân tử H3PO4
to
c)
2HgO   2Hg + O2
Tỉ lệ : cứ 2 phân tử HgO phân hủy tạo ra 2 nguyên tử Hg và 1 phân tử O2
to
d)
2Fe(OH)3   Fe2O3 + 3H2O
Tỉ lệ : cứ 2 phân tử Fe(OH)3 phân hủy tạo ra 1 phân tử Fe2O3 và 3 phân tử H2O.
e)
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
Tỉ lệ : cứ 1 phân tử Na2CO3 tác dụng với 1 phân tử CaCl2 tạo ra 1 phân tử CaCO3 và
2 phân tử NaCl
Bài 3. Phương trình hoá học cân bằng đúng là :
to
D. Mg(OH)2   MgO + H2O


KHTN 7


Năm học: 2017 - 2018

Bài 4. Đáp án:
a) O2 + 2Cu → 2CuO
b) N2 + 3H2 → 2NH3
c) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
d) 2HgO → 2Hg + O2
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động này nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực
tiễn, GV không tiến hành HĐ này trên lớp mà giao cho các em về nhà làm. Về nhà các
em có thể tham khảo ý kiến của người thân quan sát hình 4.3 hoặc có thể tự tiến hành thí
nghiệm, vì thí nghiệm này đơn giản, an toàn nên GV có thể gợi ý cho HS làm theo các
cách khác nhau như có thể cân nến trước khi đốt nến, sau đó đốt cho nến cháy một lúc
sau đó cân lại, so sánh khối lượng của cây nến trước và sau khi đốt có sự thay đổi như
thế nào và giải thích. Ngoài ra có thể có nhiều cách làm khác.
Giải thích: khi nến cháy tạo ra chất khí bay lên làm cho khối lượng giảm đi vì vậy
bên có nến cháy sẽ nhẹ đi cân lệch về phía cây nến không cháy.
Bài 2. Đây là một bài tập vận dụng thực tiễn, đòi hỏi sự quan sát của HS các hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống và biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích đồng thời
cũng đòi hỏi sự sáng tạo của HS thông qua việc đề xuất các bước tiến hành thực nghiệm
để chứng minh hiện tượng đó.
GV có thể tổ chức trao đổi 2 bài tập này ở buổi học sau.
E. HOẠT ĐÔNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động này nhằm kích thích HS biết tìm tòi thông tin để biết thêm về thân thế sự
nghiệp của 2 nhà bác học nổi tiếng, là những người đã nghiên cứu và phát hiện ra được
định luật bảo toàn khối lượng. Yêu cầu viết một bài thuyết trình nhằm giúp các em rèn
luyện kĩ năng thu thập thông tin đồng thời rèn cho các em khả năng viết, trình bày các
thông tin.



KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

Tiết 17, 18, 19
Ngày soạn: 30/10/2016
Bài 7. TÍNH THEO CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (3T)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức:
- Xác định được thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi
viết công thức hóa học; tính được tỉ lệ về số mol nguyên tử tỉ về khối lượng giữa các
nguyên tố trong hợp chất.
- Xác định được công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối
lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
- Xác định được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể.
- Tính được lượng chất tham gia phản ứng khi biết lượng sản phẩm tạo ra, hoặc ngược
lại tính được lượng sản phẩm tạo ra khi biết lượng các chất tham gia phản ứng.
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán
- Hình thức cho học sinh kỹ năng tính toán dựa theo phương trình
c. Về thái độ:
- Hứng thú, có tinh thần say mê học tập
- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
Thông qua các hoạt động hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động vận dụng góp
phần hình thành và phát triển năng lực xử lý thông tin, năng lực vận dụng kiến thức cho
học sinh.
II. Tổ chức hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn chung:

Học sinh đã được học bài nguyên tử, nguyên tố hóa học, phản ứng hóa học. Cho
học sinh ôn lại kiến thức đã học như dấu hiệu để nhận biết.
Học sinh tự đọc các thông tin sách hướng dẫn học, kết hợp kiến thức đã học tính
được khối lượng mol, khối lượng của mỗi nguyên tố.
2. Hướng dẫn cụ thể:
A. Hoạt động khởi động
- GV yêu cầu học sinh tính khối lượng mol của Kali pemanganat
- Theo em số mol nguyên tử và khối lượng của mỗi nguyên tố trong mol Kali
pemanganat.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

- Nguyên tố nào có thành phần phần phần trăm theo khối lượng lớn nhất.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất
khi biết công thức hóa học của hợp chất.
- Thực hiện theo mẫu:
Hợp

Khối lượng

Số mol

Khối lượng của

Thành phần phần trăm theo


chất

mol

nguyên tử

mỗi nguyên tố

khối lượng của mỗi nguyên

của mỗi

có trong 1 mol

tố trong hợp chất

nguyên tố

hợp chất

trong 1 mol
hợp chất
NaNO3

MNaNO = 23 +

nNa = 1 mol

mNa = 1 . 23 =


%mNa = mNa/ MNaNO . 100% =

14 + 16.3 =

nN = 1mol

23 g

29/85 . 100% = 27,06%

85g/mol

nO = 3mol

mN = 1 . 14 =

% mN= mN/ MNaNO . 100% =

48 g

14/85 x 100% = 16,47%

mO = 3 . 16 =

%mO = mO/MNaNO =

48 g

3 . 16/85 x 100% = 56,47%


- Tính thành % theo khối lượng các nguyên tố trong KMnO4.
Yêu cầu hs hđ cặp đôi, xem ví dụ SGK. Hs thực tính toán đối với hợp chất KMnO4 .
- GV: Cho HS các nhóm thảo luận 2 câu hỏi SGK
H? Nêu các bước xác định thành phần % theo KL của các nguyên tố khi biết công thức
hóa học của hợp chất.
H? Viết công thức tính thành phần thành phần % theo KL của các nguyên tố khi biết
công thức hóa học của hợp chất.
- HS: Các nhóm thảo luận và trình bày
- GV: Chốt kiến thức
- GV nhận xét bổ sung chốt kiến thức và sửa và chốt phần khởi động
2. Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối
lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
BÀI TẬP 1 (SGK)
Hs đọc thông tin( hoạt động cá nhân ).
Trả lời câu hỏi ở SGK : Làm thế nào có thể xác định được CTHH của hợp chất khi biết
thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất?
Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra được các bước
+ B1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất.
+ B2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1mol hợp chất.
+ B3: Suy ra công thức


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

- GV nhận xét bổ sung chốt kiến thức.
*BÀI TẬP 2:
Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng
các nguyên tố trong hợp chất?

- HS thảo luận theo nhóm:
Giải:
* Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất Na ò N y Oz .
27,06
.85 23g
100
16.47
mN 
.85 14 g
100
mO 48 g
mNa 

nNa= 1mol ; nN= 1mol ; nO= 3mol.
Công thức hợp chất: NaNO3
* Từ bài toán trên: Nêu các bước giải bài toán xác định công thức hoá học của hợp
chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
- GV: Chốt kiên thức
3. Tính theo phương trình hóa học:
Có yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân là chính làm bài tập 1: Đọc và làm theo
mẫu
VD: Trong phòng thí nghiệm, hiđro được điều chế bằng cách cho sắt (Fe) tác dụng với
axitclohidric (HCl). Sản phẩm phản ứng là muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro (H2)
a. Tính thể dich khí hiđrô được (ở đktc) khi cho 5,6g sắt phản ứng hết với dung
dịch HCl.
b. Tính khối lượng HCl cần dùng để phản ứng vừa đủ với 5,6g sắt.
(cho H = 1; Cl = 35,5; Fe = 56)
- GV: H? Viết PTPH xẩy ra
- HS:


Fe

+

2HCl

->

FeCl2 +

H2 (1)

Tìm số mol Fe tham gia phản ứng:
HS: nFe = m/M = 5,6/56 = 0,1 mol
- GV: Tìm số mol H2 sinh ra sau phản ứng:
- HS: Theo PT hoá học (1) ta có:
Cứ 1mol Fe tham gia phản ứng sinh 1 mol H2
Vậy 0,1mol Fe_______________0,1mol H2
Thể tích khí H2 sinh ra sau phản ứng (đktc) là:
VH = n . 22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

b. GV: Tìm số mol HCl để phản ứng vừa đủ với 0,1mol Fe
- HS: gọi số mol HCl cần dùng là x (mol)
Theo pthh (1) ta có:
1 mol Fe tham gia phản ứng cần dùng 2 mol HCL

Vậy 0,1 mol Fe tham gia phản ứng cần dùng x mol HCl
x = 0,1 x 2 / 1 = 0,2 (mol)
Tìm khối lượng HCl cần dùng
mHCl= nHCl . MHCl = 0,2 . 36,5 = 7,3 (g)
*Bài tập 2:
(Nêu các bước giải bài toán tính theo Pthh)
- GV: H? Viết PTHH.
- HS:

H2 +

Cl2  2HCl (2)

- GV: Tìm số mol khi H2 tham gia phản ứng (đktc):
- HS:

n H = V/22,4 = 67,2/22,4 = 3 mol

- GV: Tìm số mol khí clo (đktc) cần dùng:
- HS: Theo phương trình HH (2) ta có:
1 mol khí H2 tham gia phản ứng với 1 mol khí Cl2
Vậy 3 mol khí H2 tham gia phản ứng với 3 mol khí Cl2
H? Tìm thể tích khí Cl2 tham gia phản ứng:
- HS: VCl = n . 22,4 = 3 . 22,4 = 67,2 (l)
- GV: Tìm sô mol khí hiđro clorua thu được sau phản ứng:
Gọi y là số mol HCl thu được sau phản ứng
- HS: Theo PT (2) ta có:
1 mol khí H2 tham gia phản ứng với tạo thành 2mol HCl
Vậy 3mol khí H2 tham gia phản ứng với tạo thành y mol HCl
y = 3 . 2/1 = 6 (mol)

- GV: Tìm khối lượng khí HCL thu được sau phản ứng:
- HS: m HCl = nHCl . MHCl = 6 . 36,5 = 219 (g)
H? Rút ra các bước giải bài toán tính theo PTHH.
B1: Lập phương trình hóa học


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

B2: Chuyển đổi dữ kiện đề bài cho về số mol
B3: Tính lượng chất tham gia phản ứng khi biết được lượng sản phẩm tạo ra, hoặc
ngược lại tính được lượng sản phẩm tạo ra khi biết lượng các chất tham gia.
Vận dụng tìm hiểu thêm các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn cuộc sống thông qua các
bài tập.
Trong hoạt động này học sinh làm việc cá nhân là chính, nên giáo viên cần theo
giỏi giúp đỡ học sinh khi cần thiết, đồng thời ghi nhận xét vào vở đánh giá kết quả việc
của các em.
Trong hoạt động này giáo viên có thể sử dụng nguyên bài tập trong SGK phần
C. Phần luyện tập.
Nhưng cũng có thể điều chỉnh thay đổi bài tập tương tự như sau: (BT trong SGK
về nhà tìm hiểu làm).
Bài tập 1: Chúng ta đã biết nước (H2O) có vai trò rất quan trọng trong đời sống và
sản xuất. Hãy tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong phân
tử (H2O)
Bài tập 2: Khí X là khí chứa trong các mỏ khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao …
khí X có thành phần % các nguyên tố: 75% C còn lại là H. Hãy xác định CTHH khí X
biết tỉ khối của khí X so với không khí là 0,5517 lần.
Bài tập 3: Giống bài tập SGK.
D. Hoạt động vận dụng

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành mục 1, 2 SGK vào giấy nạp vào tiết
học sau. GV chấm và nhận xét.
- Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho học sinh được vận dụng các kiến thúc đã học ở
trên để khắc sâu kiến thức và tính theo PTHH, và tính theo PTHH. Rèn kỹ năng làm các
bài tập liên quan đến phần tính theo PTHH, viết PTHH.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- GV: Yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm ngoài giờ lên lớp, về vấn đề trong SGK đặt
ra.
- Các nhóm nạp báo cáo thảo luận theo các phần câu hỏi đặt ra.


KHTN 7

Tiết 2, 3

Năm học: 2017 - 2018

Ngày soạn: 12/09/2016
Bài 2. NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Về kiến thức:
- Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử:
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo nên mọi chất.
+ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi các hạt electron (e)
mang điện tích âm.
+ Hạt nhân gồm các hạt proton (p) mang điện tích dương và các hạt nơtron (n) không
mang điện.
- Trong mỗi nguyên tử, số p luôn bằng số e (vì nguyên tử trung hòa về điện).
- Những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân thuộc các nguyên tử cùng loại. Tập hợp

các nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Kí hiệu hóa học biểu diễn ngắn gọn một nguyên tố hóa học.
- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối, phân tử khối.
- Vai trò của nguyên tố hóa học.
b. Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng vận dụng tính toán NTK, PTK.
- Củng cố kĩ năng viết KHHH.
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
c. Về thái độ:
- HS có hứng thú, tinh thần say mê học tập.
- Tích cực tự giác, tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS
- Hợp tác.
- Năng lực đọc hiểu, xử lí thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức.
II. Tổ chức hoạt động học của HS
Tiết 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích: Tìm đặc điểm cấu tạo của nguyên tử.
2. Nội dung hoạt động: Xác định cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các loại hạt cấu tạo
nên nguyên tử.
3. Phương thức hoạt động:
- HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh 2.1 trong sgk/tr 10 (đính chính sai sót: proton và
nơtron đổi cho nhau), video (nếu có) về cấu trúc nguyên tử để dự đoán cấu tạo nguyên
tử, nguyên tử có mang điện không.
a.Thiết bị dạy học
- Tranh về cấu trúc nguyên tử (tự vẽ hoặc dùng máy chiếu).
- Màn hình, máy chiếu.
b.Sản phẩm hoạt động

- Bản báo cáo của nhóm về cấu tạo nguyên tử, về các loại điện tích.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nêu vấn đề.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyên tử
*Hoạt động nhóm: Dựa trên kết quả hoạt động khởi động, nghiên cứu nội dung thông tin
thảo luận trả lời các câu hỏi:
H? Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào.
H? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản nào.
H? Nêu đặc điểm của những loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- GV có thể gọi đại diện 1-2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác
bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- Vận dụng làm bài tập:
H? Hoàn thành sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
…………….....
CẤU TẠO
NGUYÊN TỬ
…………...

…………………………………………
…………………………………
…………………………………………
………………………………
…………………………………………

…………………………….

H? Vì sao nguyên tử trung hòa về điện.
II. Nguyên tố hóa học
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin và thảo luận rút ra nhận xét:
H? Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có những đặc điểm chung nào.
H? Nguyên tố hóa học là gì.
- GV gọi đại diện 1-2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung.
- Vận dụng làm bài tập:
H? Tại sao cần có chế độ ăn đầy đủ các nguyên tố hóa học cần thiết.
H? Dựa vào bảng 2.1, hãy viết KHHH của các của các nguyên tố: natri, magie, sắt, clo
và cho biết số p, e trong mỗi nguyên tử của các nguyên tố đó.
Tiết 3
III. Nguyên tử khối, phân tử khối
1. Nguyên tử khối
- GV cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở tài liệu để thấy được khối lượng
nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé.
- GV cho HS theo dõi thông tin trong tài liệu và giới thiệu cách tính khối lượng nguyên
tử bằng gam.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập điền từ.
2. Phân tử khối
- GV hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi dựa vào định nghĩa NTK nêu định nghĩa PTK, trả
lời câu hỏi trang 13.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”:
H? Tính phân tử khối của các phân tử sau: Ba(OH)2, SO2 ,CO2, KHCO3, H2O, NaNO3.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018


- GV cho HS 3 phút chuẩn bị, sau đó mỗi nhóm cử lần lượt 1 bạn lên bảng tính PTK của
1 phân tử, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành 3 bài tập trong SGK trang 13.
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời, đại diện lần lượt trình bày đáp án, nhóm khác bổ
sung sai sót.
- GV hướng dẫn học sinh học ở nhà phân còn lại.


KHTN 7

Tiết 4, 5, 6

Năm học: 2017 - 2018

Ngày soạn: 18/09/2016

BÀI 3: CÔNG THỨC HOÁ HỌC, HOÁ TRỊ (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa của CTHH của chất
- Viết được CTHH của một số đơn chất và hợp chất đơn giản
- Xác định được hóa trị của một số nguyên tố hóa học. Phát biểu quy tắc hóa trị và
vận dụng trong việc thiết lập một số công thức hợp chất vô cơ đơn giản. Biết hoá trị của
một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp .
b) Kĩ năng:
- Viết đúng công thức hoá học và tính phân tử khối.
- Tính hoá trị của một nguyên tố khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của

nguyên tố kia (nhóm nguyên tử).
c)Thái độ:
- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.
- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển
Thông qua các hoạt động “Cá nhân”, “Học cặp đôi”, “Học theo nhóm” góp phần
hình thành cho học sinh năng lực hợp tác. Thông qua các hoạt động về hình thành kiến
thức cơ bản, hoạt động vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu,
năng lực xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Nhớ lại kiến thức về: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung: HD HS ôn lại kiến thức liên quan ở lớp 6
2. Các hoạt động chính:
Tiết 4
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Hoạt động cặp đôi: (GV treo bảng sau và yêu cầu HS hoàn thành hoặc phát phiếu)
Số NTHH tạo nên
Phân tử
Tên chất
CTHH
Thành phần phân tử
chất
khối
Nước
H2O
2 nguyên tử H và 1
...
...

nguyên tử O


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

1 nguyên tử Ca, 1
...
...
Canxi sunfit
CaSO3
nguyên tử S và 3
nguyên tử O
Khí oxi
O2
2 nguyên tử O
...
...
Lưu huỳnh
S
1 nguyên tử S
...
...
Nhôm
Al
1 nguyên tử Al
...
...
*Sau khi HS hoàn thành bảng trên, GV thông báo đáp án và nêu 3 câu hỏi SGK.

1/ Cách ghi CTHH của một chất như thế nào?
2/ CTHH của chất cho biết những điều gì?
3/ Vì sao từ 118 NTHH có thể tạo ra hàng chục triệu chất khác nhau?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÔNG THỨC HÓA HỌC
*Hoạt động cặp đôi:
H? Trong bảng trên, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất (đã học ở lớp
6).
H? Vậy CTHH của đơn chất khác với CTHH của hợp chất như thế nào.
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- HS trả lời câu hỏi:
H? CTHH của đơn chất được biểu diễn như thế nào? Lấy ví dụ.
- HS khác nhận xét
H? CTHH của hợp chất được biểu diễn như thế nào? Lấy ví dụ.
- HS khác nhận xét.
- GV chốt nếu cần và ghi bảng.
1. CTHH của đơn chất và hợp chất

CTHH của đơn chất
CTHH của hợp chất
Đơn chất kim loại và một số phi kim: A
AxBy ...
(A là KHHH).
Trong đó: A, B, ... là KHHH
VD: Al, Fe ...
x, y, ... là chỉ số nguyên tử
P, C, S ...
(chỉ số = 1 thì không ghi).
Đơn chất phi kim khác: Ax (x thường bằng 2).
Ví dụ: O2, H2 ...

2. Ý nghĩa của CTHH
- GV quay lại bảng phụ ban đầu.
Từ các CTHH và thông tin ở trên, HS nêu được 3 ý nghĩa của CTHH.
- GV cho HS làm bài tập hoàn thành bảng trang 16, 17 SGK.
Lưu ý:
+ Mỗi CTHH chỉ 1 phân tử chất đó (trừ đơn chất kim loại và một số phi kim: mỗi
CTHH chỉ một nguyên tử).
+ Phân biệt hệ số với chỉ số ...
VD: H2 chỉ một phân tử khí hiđro


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

2H2O chỉ 2 phân tử nước
Zn chỉ 1 nguyên tử kẽm
(Tùy theo năng lực học sinh từng lớp có thể làm thêm bài tập 1,2 mục C)
Chủ đề 3. SINH HỌC CƠ THỂ
A. Hướng dẫn chung dạy học chủ đề
I. Vai trò của chủ đề
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng
cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng
chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể
thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị
dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất
hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.
Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có
khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác

nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng
cảm ứng càng nhạy bén.
Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể
sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.
Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh
sản,đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật
và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ sự phân bào đơn
giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Đa dạng sinh học: Các loài sinh vật, được hình thành và phát triển trên trái đất hàng
trăm triệu năm đã và đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người, nhiều loài đang bị suy
giảm một cách nhanh chóng, thậm chí có một số loài đang ở ngưỡng cửa của sự diệt vong mà
nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống bị phá huỷ, do săn bắt quá mức và do sự tấn công
một cách dữ dội của các loài nhập cư cũng như sự cạnh tranh của các kẻ thù khác ...
Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống và đa dạng sinh học sẽ được trình bày một
cách hệ thống trong chủ đề 3 “Sinh học cơ thể”.
II. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức:
- Mô tả được sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: vai trò của quá trình trao đổi nước, sự dinh
dưỡng và trao đổi khí ở sinh vật.
- Phân tích được quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể sinh vật, mối quan
hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật.
- Phân tích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở cơ thể sinh vật.


KHTN 7

Năm học: 2017 - 2018

- Nêu và lấy được các ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của

sinh vật.
- Nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản của sinh vật.
- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật.
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật là gì.
- Mô tả được cơ chế cảm ứng của sinh vật: tiếp nhận kích thích – phân tích, tổng hợp – phản
ứng trả lời.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ, video nhận biết kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tiến hành thí nghiệm; vẽ sơ đồ.
- Đa dạng các nhóm sinh vật theo tiêu chí nào?
3. Thái độ:
- Ứng dụng kiến thức sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn đời sống như: tăng số con, điều chỉnh
tỉ lệ đực cái, nhân giống, nuôi cấy mô…
- Giải thích được một số hiện tượng cảm ứng của sinh vật.
- Vận dụng kiến thức cảm ứng (phản xạ ở động vật) trong việc hình thành các thói quen tốt
trong đời sống hằng ngày.
- Đa dạng các nhóm sinh vật có ý nghĩa như thế nào?
III. Nội dung chính của chủ đề
Chủ đề “Đặc trưng của cơ thể sống” gồm 5 bài học:
Bài 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Bài 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 10. Sự sinh sản ở sinh vật
Bài 11. Cảm ứng ở sinh vật
Bài 12. Đa dạng các nhóm sinh vật
IV. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề
Hãy cho biết các cấp độ tổ chức dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức chức cơ bản
của thế giới sống ? Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cấp tổ chức cơ thể sống là: TĐC và NL,
sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá
thích nghi với môi trường? Đặc điểm nổi trội : Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì ? Sinh vật

không chỉ chịu sự chi phối của môi trường (như tác động của môi trường) mà còn góp phần
làm biến đổi môi trường. Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống (?) Làm thế nào để sinh vật
có thể đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng nội môi?
B. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề


×