Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

giáo án hóa học 8 mô hình trường học mới vnen cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 166 trang )

Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
MỤC LỤC

Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC.......................................................................................................3
Bài 2: CHẤT............................................................................................................................................6
Bài 2: CHẤT (TIẾT 2)...........................................................................................................................9
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1.................................................................................................................11
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP.............................................................................................................11
Bài 4: NGUYÊN TỬ.............................................................................................................................14
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC........................................................................................................16
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt)..................................................................................................18
Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (T1).......................................................................20
Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T2)........................................................................23
Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2.................................................................................................................25
SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT..................................................................................................................25
Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1...................................................................................................................27
Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC........................................................................................................30
Bài 10: HÓA TRỊ (Tiết 1)....................................................................................................................33
Bài 10: HÓA TRỊ (Tiết 2)....................................................................................................................37
Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2.................................................................................................................39
KIỂM TRA 1 TIẾT (lần 1)..................................................................................................................42
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT............................................................................................................43
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC.........................................................................................................46
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt).................................................................................................48
Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3...............................................................................................................50
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC....................................................50
Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG.........................................................................53
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (2 tiết)..................................................................................56
Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3.................................................................................................................62
KIỂM TRA 1 TIẾT (lần 2)..................................................................................................................65
Bài 18: MOL..........................................................................................................................................66


Bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT......................70
LUYỆN TẬP CHUYỂN ĐỔI GIƯÃ..................................................................................................73
KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT...........................................................................73
Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ...................................................................................................75
Bài 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC............................................................................77
Bài 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC ( tiếp theo ).......................................................79
Bài 22:TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.......................................................................81
Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( tiếp theo ).................................................84
Bài 23: BÀI LUYỆN TẬP 4.................................................................................................................86
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI..........................................................................................................89
Bài 24: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXI (tiếp theo)..................................................................93
Bài 25: SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP –ỨNG DỤNG CỦA OXI.................................97
Bài 26: OXIT.......................................................................................................................................102
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY...................................................................105
Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (TIẾT 1)..................................................................................110
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (tiết 2)......................................................................................111
Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5...............................................................................................................114
Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4..........................................................................................................117
Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (TIẾT 1)......................................................121
Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (TIẾT 2)......................................................124
Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO- PHẢN ỨNG THẾ............................................................................127
Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6.............................................................................................................132
1


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5: ĐIỀU CHẾ- THU KHÍ HIĐRO...................................................136
Bài 36: NƯỚC (TIẾT 1)....................................................................................................................140
Bài 36: NƯỚC (TIẾT 2)....................................................................................................................144
Bài 37: AXIT – BAZƠ- MUỐI (TIẾT 1)........................................................................................150

Bài 37: AXIT- BAZƠ – MUỐI (TIẾT 2).......................................................................................155
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7...............................................................................................................159
Bài 39: BÀI THỰC HÀNH 6.............................................................................................................162
Bài 40: DUNG DỊCH..........................................................................................................................166
Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC...................................................................169
Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (TIẾT 1).....................................................................................174
Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tt)...............................................................................................178
Bài 43: PHA CHẾ DUNG DỊCH......................................................................................................182
Bài 44: BÀI LUYỆN TẬP .............................................................................................................182

2


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 1: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 1

Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của
chúng.
- HS biết hóa học có vai trò quan trọng trọng cuộc sống.
- HS biết cách học tốt môn hóa học.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hiện tượng và thực hành thí nghiệm.
- Thảo luận , làm việc nhóm, trình bày trước tập thể lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
dd HCl, dd CuSO4, dd NaOH, kẽm, đinh sắt, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm,
ống nhỏ giọt, cốc, bình nước.
- Một số tranh ảnh liên quan đến sản xuất công nghiệp hóa học.
2. Học sinh: ( Phần này hướng dẫn HS chuẩn bị cho các tiết học sau)
- Bài soạn của nhóm trên giấy khổ lớn, bút dạ, bảng nhóm, nam châm.
- Tranh ảnh có liên quan bài học mà nhóm sưu tầm được.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Chúng ta đã tìm hiểu các môn: Toán, lý, sinh….Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một môn học
mới đó là môn hóa học. Cũng như các môn trên, hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về
các chất. Vậy hóa học là gì? Tạo sao phải học môn hóa học? Làm thế nào để học tốt môn hóa học?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hóa học là gì?
TN1

TN 1:
-Giới thiệu 2 lọ đựng dung dịch:
Đồng sunfat CuSO4
Natri hidroxit NaOH
 Yêu cầu HS nhận xét màu sắc,
trạng thái.
-GV cho 3ml dd CuSO4 vào ON 
Yêu cầu HS quan sát thao tác.
-Gọi 1 HS lên tiếp tục cho 3 giọt
dd NaOH vào ON chứa dd CuSO 4.
(GV hướng dẫn khi thấy cần thiết)
 HS quan sát, nêu hiện tượng

xảy ra.
-HS thảo luận , rút ra kết luận.
-GV: Các chất có thể phản ứng với
nhau, để sinh ra chất mới.
TN2:
-Giới thiệu lọ đựng dung dịch axit
clohidric HCl và đinh sắt.
HS nhận xét màu sắc, trạng thái
-Hướng dẫn HS làm TN theo nhóm,

Nội dung
I-/Hóa học là gì?
-Thí nghiệm 1 : SGK

-dd CuSO4 màu xanh, thể lỏng.
-dd NaOH không màu, thể
lỏng.

-Xuất hiện chất không tan màu
xanh.
- Có chất mới không giống chất
ban đầu.
TN2
-Thí nghiệm 2 : SGK
-dd HCl không màu, thể lỏng.
-Đinh sắt màu trắng xám, thể
3


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)

lưu ý thao tác an toàn.
rắn.
-Quan sát hiện tượng xảy ra, giải -HS làm TN cho đinh sắt vào
thích.
ON đựng dd HCl.
-Có hiện tượng sủi bọt khí, do
sắt phản ứng với dd HCl tạo ra
chất mới.
-Qua 2 TN trên các em rút ra được -Kết luận: có sự biến đổi chất
kết luận gì? ( HS thảo luận nhóm)
này thành chất khác.
-GV: dựa vào sự biến đổi chất, con
người đã ứng dụng chúng vào các
nhu cầu của đời sống.
- Hóa học là gì?
-HS trả lời.
-Hóa học là khoa học
-GV liên hệ thực tế, hiện tượng sắt
nghiên cứu các chất, sự
bị gỉ sét trong không khí ẩm, thức
biến đổi và ứng dụng của
ăn bị ôi thiu, mưa axit,…đều là các
chúng.
hiện tượng có liên quan đến hóa
học, nếu có hiểu biết về chúng ta có
thể khắc phục và hạn chế được
những tác hại mà nó gây ra.
Hoạt động 2: Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
-HS quan sát hình 1.3 thảo luận về - Các vật dụng trong gia đình: II-/ Vai trò của hóa học:
vai trò của hóa học đối với đời nồi chảo, ly, chén, vải, bút,

sống?
giấy,…
- Nêu những ứng dụng của hóa học -Cửa sắt, xăng chạy xe máy,
trong đời sống mà em biết?
thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh,
- Hóa học có vai trò như thế nào …
-Hóa học có vai trò quan
trong cuộc sống?
trọng trong cuộc sống của
-GV liên hệ thực tế, bên cạnh
chúng ta.
những lợi ích, cũng còn 1 số tác
hại, ví dụ bao nilon tiện lợi nhưng
mất rất nhiều thời gian mới bị phân
hủy, phân bón hóa học, có thể làm
chai đất….
Hoạt động 3: Làm thế nào để học tốt môn hóa học?
-HS thảo luận , làm thế nào để học -Đọc sách , báo….
III-/ Làm thế nào để học
tốt môn hóa học?
-Xem tivi, internet,…
tốt môn hóa học?
-GV bổ sungcho hoàn chỉnh.
-Học bài, làm bài tập.
-Để học tốt môn hóa học
-Quan sát, làm thí nghiệm.
chúng ta cần biết các kỹ
…..
năng:
-Tóm lại để học tốt môn hóa học -HS trả lời

+Thu thập thông tin.
cần những kỹ năng nào?
+Xử lý thông tin.
+Vận dụng và ghi nhớ kiến
- Phương pháp để học tốt môn hóa -HS trả lời
thức.
học?
-Phương pháp học tốt môn
hóa học:
+Biết làm thí nghiệm.
+Quan sát các hiện tượng.
+Nắm vững kiến thức và có
khả năng vận dụng kiến
thức đã học./.
IV.

DẶN DÒ:
4


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
-

Học bài. Đọc mục thế giới hóa học quanh ta.
Chuẩn bị bài 2, phần I và II. Tất cả các em dùng bút chì điền vào TLDH và nghiên cứu các
BT có liên quan.
Nhóm 1: chuẩn bị bảng nhóm HĐ2, lên trình bày.
Nhóm 2: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày các BT liên quan HĐ2.
Nhóm 3: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày HĐ3 và các BT liên quan.
Nhóm 4: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày HĐ4 và các BT liên quan.

Các thành viên khác, nhận xét, bổ sung, để cùng nghiên cứu bài học cho thật tốt.

V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

5


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 1: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 2

Chương 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
Bài 2: CHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất.
- Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên vật thể.
- Mỗi chất có những tính chất nhất định, ứng dụng các chất đó vào đời sống sản xuất.
2. Kĩ năng:
- Dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Cách nhận biết 1 chất .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Hóa chất
Dụng cụ
-Sắt miếng hoặc Nhôm.
-Cân.

-Nước cất.
-Đũa và cốc thuỷ tinh có vạch.
-Lưu huỳnh
-Nhiệt kế .
-Đèn cồn , kiềng đun.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nhóm 1: chuẩn bị bảng nhóm HĐ2, lên trình bày.
- Nhóm 2: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày các BT liên quan HĐ2.
- Nhóm 3: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày HĐ3 và các BT liên quan.
- Nhóm 4: chuẩn bị bảng nhóm, trình bày HĐ4 và các BT liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hóa học là gì? Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học?
Trả lời:
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Để học tốt môn hóa học cần: Thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng, ghi nhớ,
biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm, có hứng thú say mê, phải nhớ 1 cách chọn lọc và phải
đọc thêm sách.
2. Bài mới
Ở bài học trước các em đã biết: Môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất.
Trong bài học này các em sẽ làm quen với chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Chất có ở đâu?
- GV:Hãy kể tên 1 số vật thể ở xung -Bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, I.CHẤT CÓ Ở
quanh chúng ta?
sông suối, …
ĐÂU?

- GV:Các vật thể xung quanh ta được
chia thành 2 loại chính: vật thể tự -Cá nhân tự đọc TLDH.
nhiên và vật thể nhân tạo.
-Học sinh trả lời.
Hãy quan sát h1.7 TLDH cho biết đâu -Học sinh thảo luận nhóm.
là vật thể tự nhiên đâu là vật thể nhân -Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm
còn lại nhận xét, bổ sung.
tạo?
-Thảo luận theo nhóm để hoàn thành
Tên
Thành
Tên Được làm từ
bảng trong sách TLDH trang 9.
vật
phần
vật vật liệu
thể
chính
thể (chất hay
-Nhận xét bài làm của các nhóm.
tự
gồm
nhân hỗn hợp
*Chú ý:
6


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Không khí: vật thể tự nhiên gồm:
Oxi, Nitơ, Cacbonic,…

- GV:qua bảng trên theo em: “Chất có
ở đâu ?”

các
chất

nhiên

tạo

chất)

Cây
tre

Xenlulo Xe
Chất dẻo,
hơi
sắt, …
Nước,
Bàn Xenlulo,chất
Mây

ghế
dẻo,sắt….
Nước, Quần
Sợi , chất
Sông

áo

dẻo,phẩm
suối
màu……

Chất có ở khắp
nơi, ở đâu có vật
thể thì ở đó có
-Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật chất.
thể nơi đó có chất hay chất có ở khắp
mọi nơi.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất.
-GVThuyết trình: Mỗi chất có những
1.Mỗi chất có
tính chất nhất định:
những tính chất
+Tính chất vật lý:  ví dụ: màu sắc,
nhất định.
a. Tính chất vật
mùi vị, trạng thái, tính tan, nhiệt độ
lý:
sôi, …
+ Trạng thái, màu
+Tính chất hóa học:  ví dụ: tính cháy
sắc, mùi vị.
được, bị phân huỷ, …
+ Tính tan trong
-Ngày nay, khoa học đã biết hàng triệu
nước.
chất khác nhau, nhưng để phân biệt -Nghe – ghi nhớ và ghi vào vở.
+ Nhiệt độ sôi,

chất này với chất khác ta phải dựa vào
nhiệt độ nóng
tính chất của chất. Vậy, làm thế nào để
chảy.
biết được tính chất của chất ?
+ Tính dẫn diện,
-Hãy quan sát hình trang 10 TLDH
-HS
trả
lời
vào
TLDH.1
nhóm
lên
trình
dẫn nhiệt.
điền vào chỗ trống.
bày
trên
bảng.
+ Khối lượng
-GV giới thiệu hóa chất của mỗi nhóm
riêng
gồm: nhôm , cốc đựng nước, lưu
b. Tính chất hóa
huỳnh và các dụng cụ có sẵn trong
-HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm để học:khả
năng
khay .
tìm

cách
xác
định
tính
chất
của
chất.
biến
đổi
chất
này
các nhóm hãy thảo luận , tự tiến hành
thành chất khác.
1 số thí nghiệm cần thiết để biết được
-Người
ta
thường
dùng
các
cách
sau:
VD: khả năng bị
tính chất của các chất trên.
phân hủy, tính
-GV vậy bằng cách nào người ta có thể +Quan sát.
+Dùng
dụng
cụ
đo.
cháy được, …

xác định được tính chất của chất ?
+Làm
thí
nghiệm.
-GV yêu cầu hs hoàn thành vào chỗ
trống trong hoạt động 5 sách TLDH.
*Cách xác định
tính chất của
chất:
+Quan sát
+Dùng dụng cụ
đo.
+Làm thí nghiệm.
3. Hoạt động 3: Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi ích gì ?
-GV:Tại sao chúng ta phải tìm hiểu
2.Việc hiểu biết
tính chất của chất và việc biết tính chất
tính chất của
của chất có ích lợi gì?
chất có lợi ích
7


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng
làm thí nghiệm sau:
Trong khay thí nghiệm có 2 lọ đựng
chất lỏng trong suốt không màu là:
nước và cồn (không có nhãn). Các em
hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt

2 chất trên?
Gợi ý: Để phân biệt được cồn và nước
ta phải dựa vào tính chất khác nhau
của chúng. Đó là những tính chất nào ?
-Hướng dẫn HS đốt cồn và nước: lấy 1
-2 giọt nước và cồn cho vào lỗ nhỏ của
đế sứ. Dùng que đóm châm lửa đốt.
Theo em tại sao chúng ta phải biết
tính chất của chất ?
-Biết tính chất của chất còn giúp ta biết
sử dụng chất và biết ứng dụng chất
thích hợp trong đời sống sản xuất.
-GV kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại
của việc sử dụng chất không đúng do
không hiểu biết tính chất của chất như
khí độc CO2 , axít H2SO4 , …

gì ?

-HS kiểm tra dụng cụ và hóa chất trong
khay thí nghiệm.
-Hoạt động theo nhóm.
Để phân biệt được cồn và nước ta phải
dựa vào tính chất khác nhau của chúng
là: cồn cháy được còn nước không cháy
được.
Lấy 1 -2 giọt nước và cồn cho vào lỗ
nhỏ của đế sứ. Dùng que đóm châm lửa
đốt.
Phần chất lỏng cháy được là cồn, còn

phần không cháy được là nước.
-HS chúng ta phải biết tính chất của chất
để phân biệt được chất này với chất
khác.

- Giúp phân biệt
chất này với chất
khác, tức nhận
biết được chất.
-Biết sử dụng các
chất.
-Biết ứng dụng
chất thích hợp.

IV. DẶN DÒ
-Học bài.
-Đọc phần III bài 2 TLDH / 13.
-Làm bài tập 1,2, TLDH/ 14.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................…….
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………

8



Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 2 : Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 3

Bài 2: CHẤT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: :
- Khái niệm: chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm học sinh biết được: Chất tinh
khiết có những tính chất nhất định còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định.
- Nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết .
2. Kĩ năng:
- Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (gạn, lắng, lọc, làm bay
hơi, … )
- Kỹ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác: Chất, Chất tinh khiết, Hỗn hợp.
- Tiếp tục làm quen với 1 số dụng cụ thí nghiệm và rèn luyện 1 số thao tác thí nghiệm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Hóa chất
Dụng cụ
-Nước cất.
-Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên.
-Nước tự nhiên. ( nước ao, nước khoáng )
-Đèn cồn, kẹp gỗ
-Cốc
-Nhiệt kế
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc STLDH/13
- Làm bài tập: 1,2 STLDH/14
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
1. Theo em, làm thế nào biết được tính chất của chất?
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
Trả lời:
1. Cách xác định tính chất của chất: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích :
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
- Biết sử dụng các chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu chất tinh khiết và hỗn hợp.
-Hướng dẫn HS quan sát chai nước -HS quan sát: nước khóang, III.
CHẤT
TINH
khóang, mẫu nước cất .
nước cất.
KHIẾT VÀ HỖN HỢP.
nhận xét điểm giống nhau gữa nước
1. Hỗn hợp.
cất và nước khoáng về trạng thái, màu
-HS trả lời.
sắc,thành phần?
-Thông báo:
-Hỗn hợp: gồm hai hay
+Nước cất: không có lẫn chất khác gọi
nhiều chất trộn lẫn với

là chất tinh khiết.
nhau .
+Nước khóang, nước ao có lẫn 1 số
-HS trả lời.
chất khác gọi là hỗn hợp.
-Theo em hỗn hợp là gì?
-Nước sông, nước biển, … là chất tinh
khiết hay hỗn hợp?
9


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
-GV làm thế nào thu được nước cất?
-GV giới thiệu bộ thí nghiệm chưng cất -HS trả lời
nước tự nhiên.
-Làm thế nào để khẳng định được nước -HS theo dõi .
cất là chất tinh khiết?
-Vậy chất tinh khiết là gì?
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm rút ra - HS trả lời.
nhận xét: sự khác nhau về tính chất của
chất tinh khiết và hỗn hợp?
-HS làm việc theo nhóm.
-GV nhận xét.
-Chất tinh khiết: có những tính chất
(vật lý, hóa học) nhất định.
-Hỗn hợp: có tính chất thay đổi (phụ
thuộc vào thành phần của hỗn hợp)
2. Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp .
-Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi -HS trả lời.
nước muối ta phải làm thế nào?

-GV như vậy, để tách được muối ăn ra
khỏi nước muối, ta phải dựa vào sự
khác nhau về tính chất vật lý của nước
và muối ăn.
(tos nước=1000C,tos muối ăn=14500C)
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí -HS thảo luận theo nhóm  Tiến
nghiệm sau: Tách đường ra khỏi hỗn hành thí nghiệm:
hợp gồm đường và cát.
b1:Cho hỗn hợp vào nước 
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày Khuấy đều Đường tan hết.
cách làm của nhóm.?
b2:Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần
-GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm. cát không tan Còn lại hỗn hợp
-Theo em để tách riêng 1 chất ra khỏi nước đường.
hỗn hợp cần dựa vào nguyên tắc nào?
b3:Đun sôi nước đường, để
-Ngoài ra, chúng ta còn có thể dựa vào nước bay hơi  Thu được đường
tính chất hóa học để tách riêng các chất tinh khiết.
ra khỏi hỗn hợp.

2.Chất tinh khiết.
-Chất tinh khiết: là chất
không bị trộn lẫn với bất
kì chất nào khác.

3. Tách chất ra khỏi
hỗn hợp.

Dựa vào sự khác nhau
về tính chất vật lý có thể

tách 1 chất ra khỏi hỗn
hợp.

-HS để tách riêng 1 chất ra khỏi
hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự
khác nhau về tính chất vật lý.
IV. DẶN DÒ.
-Học bài.
-Làm bài tập 3,4,5 STLDH/14,15.
-Đọc bài 3 STLDH / 16,17.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................…….………………..
...........................................................................................................................................................

10


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 2: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 4

Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS làm quen với phòng thí nghiệm và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- HS biết một số quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất.
- Hướng dẫn HS một số thao tác cơ bản phòng thí nghiệm.
- HS biết tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Kỹ năng:

- Làm việc nhóm.
- Thao tác thí nghiệm đúng.
- Thực hành thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
- Trình bày kết quả thí nghiệm.Viết tường trình thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Cốc, muỗng, đũa khuấy, phễu, ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, giá sắt.
- Muối, cát, nước.
2. Học sinh:
- Phiếu tường trình thực hành, TLDH hóa 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy ngoài học lý thuyết các em còn được làm quen
với thí nghiệm thực hành, để đảm bảo thí nghiệm thành công, an toàn , tiết kiệm thời gian,…chúng
ta cần tuân thủ một số các quy tắc sau:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

I-/ Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
Hoạt động 1: Một số quy tắc an -HS đọc phụ lục trang103.
1/ Một số quy tắc an toàn
toàn trong phòng thí nghiệm.
trong phòng thí nghiệm.
-GV: Khi làm TN cần đảm bảo an
-Phụ lục TLDH/trang 103
toàn Cho HS đọc phần phụ lục,
TLDH Hóa 8/trang 103.

Hoạt động 2: Một số thao tác -HS đọc TLDH trang 16
trong phòng thí nghiệm.
-Thao tác lấy hóa chất.
-Thao tác đun.
-Giữ khoảng cách an toàn.
 GV thao tác TN minh họa cho
HS quan sát.
II-/ Tiến hành thí nghiệm:
Hoạt động 3: Tách riêng chất từ
hỗn hợp muối ăn và cát.
-HS đọc trình tự làm TN:
-Cho HS đọc trình tự làm TN.
+Trộn hỗn hợp muối ăn và
cát.
+Hòa tan hỗn hợp trong
11

2/ Một số thao tác trong
phòng thí nghiệm.
-TLDH /trang 16

3/ Học sinh làm TN tách
riêng chất từ hỗn hợp muối
ăn và cát, ghi phiếu tường
trình.


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
nước. Dùng đũa khuấy đều.
-GV thao tác mẫu cho HS quan +Gấp giấy lọc làm phễu, lót

sát.
vào phễu thủy tinh, làm ướt
phễu giấy.
+ Đặt phễu lên giá, phía
dưới có ON, rót từ từ hỗn
hợp (nước, muối, cát) theo
đũa thủy tinh vào phễu.
-Lưu ý HS khi đun miệng ON + Lấy phần chất lỏng thu
quay về phía không có người, tắt được đun cho bay hết hơi
đèn cồn dùng nắp đèn đậy nhẹ nước.
nhàng.
-HS làm TN theo nhóm, quan sát, -Làm TN theo nhóm.
trả lời câu hỏi:
- Chất rắn ở đáy ON sau khi đun
+Chất rắn ở đáy ON là
là gì?
muối ăn.
-So sánh chất rắn ở đáy ON với +Muối ăn ở đáy ON trắng,
hỗn hợp muối và cát ban đầu.
sạch so với hỗn hợp muối
-Trong đời sống, người ta làm và cát ban đầu.
sạch muối ăn cũng bằng cách này,
nhưng với quy trình lớn và số
lượng nhiều hơn.
IV. DẶN DÒ
- Hoàn tất phiếu tường trình thí nghiệm.
- Về nhà mỗi em tự nghiên cứu bài nguyên tử, ôn lại các kiến thức có liên quan mà môn vật lý đã
học ( hạt electron, proton, nơtron…)
-Nhóm 1 trình bày phần I.
-Nhóm 2 trình bày bài tập 1 và 2.

-Nhóm 3 trình bày phần II.
-Nhóm 4 trình bày bài tập 3 và 4.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM-BÀI THỰC HÀNH 1
Mục đính thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết quả thí nghiệm
Tách riêng chất từ hỗn -Hỗn hợp trước khi lọc bẩn, muối tan,
hợp muối ăn và cát.
cát không tan.
-Hỗn hợp sau khi lọc trong suốt,
không màu.
-Cát được giữ lại trên giấy lọc.
-Khi đun, nước bay hơi hết, trong ống
nghiệm còn lại muối ăn sạch.
(*)
( Muối ăn + cát + nước) Lọcc

Cát trên giấy
lọc
Nước muối

12

-Tách riêng được muối ăn và
cát.
-Sơ đồ thí nghiệm quá trình

tách muối ăn khỏi cát: (*)

Đun

Hơi nước
Muối ăn


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 3 : Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 5

Bài 4: NGUYÊN TỬ
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
. - Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ
nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được
sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối
nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kỹ năng:
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào
sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

. - Mô hình nguyên tử của một số nguyên tử thường gặp.
- Chuẩn bị một số bảng phụ bài tập.
2. Học sinh:
- TLDH hóa 8.
- Nhóm 1 trình bày phần I.
- Nhóm 2 trình bày bài tập 1 và 2.
- Nhóm 3 trình bày phần II.
- Nhóm 4 trình bày bài tập 3 và 4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử. Năm 1808, nhà hóa học, nhà vật lý
học người Anh John Dalton đưa ra thuyết cấu tạo nguyên tử, cho rằng nguyên
tử là những hạt rất nhỏ và không thể phân chia nhỏ hơn. Tuy nhiên, cuối thế kì
XIX, các nhà khoa học đã chứng minh các nguyên tử có chứa các hạt nhỏ bên
trong. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nguyên tử và cấu tạo nguyên
tử.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nguyên tử là gì
- GV: Các chất được tạo nên từ
I.Nguyên tử là gì?
những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa
- Nguyên tử là hạt vô cùng
về điện gọi là nguyên tử.
nhỏ và trung hoà về điện
- GV: Vậy nguyên tử là gì ?
- Nguyên tử gồm:
+ Một hạt nhân mang điện
- GV Yêu cầu nhóm 1 trình bày
- HS : Nhóm 1 lên trình bày phần I tích dương.

phần I.
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều
- GV: Treo tranh mô hình một
-HS trả lời:
electron mang điện tích âm.
nguyên tử. Yêu cầu HS nêu cấu
Hạt electron mang điện tích âm (- - Electron
tạo của nguyên tử đó, từ đó rút ra
1), kí hiệu: e
+ Kí hiệu: e
kết luận nguyên tử được cấu tạo
- HS: Nghe và ghi vở.
+ Điện tích ; -1
như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK và cho biết đặc điểm của hạt
electron?
13


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
- GV: Nhận xét và bổ sung
- GV: Yêu cầu nhóm 2 lên trình
bày bài tập 1, 2/ 21( SGK).
GV: Nhận xét và cho điểm.

HS: Nhóm 2 trình bày bài tập 1, 2/
21( SGK)
HS: nghe và làm bài tập vào vở
Hoạt động 2: cấu tạo nguyên tử.

- GV giới thiệu: Hạt nhân nguyên - HS: nhóm 3 trình bày cấu tạo
tử được tạo bởi 2 loại hạt là proton nguyên tử
và nơtron.
- GV: Yêu cầu nhóm 3 lên trình
bày cấu tạo nguyên tử.
GV: Nhận xét và cho điểm.

- GV: Nguyên tử có cùng số
proton trong hat nhân đựơc gọi là
nguyên tử cùng loại.
- GV: Em có nhận xét gì về số
proton và số electron trong nguyên
tử?
- GV: Em hãy so sánh khối lượng
của hạt electron vơi hạt proton,
hạt notron?
- GV: Vì vậy khối lượng của hạt
nhân được coi là khối lượng
nguyên tử.
- GV: Yêu cầu nhóm 4 trình bày
bài tập 3, 4/21 (SGK).
- GV: Nhận xét và cho điểm.

-HS: Số p = Số e
- -HS: Nghe, ghi vở.

II. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi
proton và nơ tron
- Hạt proton

+ Kí hiệu: p
+ Điện tích : +
-. Hạt nơtron
+ Kí hiệu: n
+ Điện tịch: không mang
điện
- Các nguyên tử có cùng số
proton trong hạt nhân được
gọi là các nguyên tử cùng
loại
- Nguyên tử trung hoà về
điện nên:
Số p = Số e
mnguyên tử = mhạt nhân = mp + mn

HS: Nhóm 4 trình bày bài tập 3,
4/21 (SGK)
HS: Nghe và làm bài tập vào vở

IV. DẶN DÒ
- Xem trước bài “Nguyên tố hoá học”.
.- Nhóm 1, 2 trình bày phần I.
- Nhóm 3,4 trình bày phần II.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..

14



Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 3: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 6

Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS biết những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa
học.
- HS biết kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố hóa học.
2. Kỹ năng:
- Đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
- Thảo luận , làm việc nhóm, trình bày trước tập thể lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 1.20,1.21,1.22,1.23/SGK/24,25,27.
- Bảng phụ.
2. Học sinh :
- TLDH8.
- Bài soạn của nhóm trên giấy khổ lớn, bút dạ, bảng nhóm, nam châm.
- Tranh ảnh có liên quan bài học mà nhóm sưu tầm được.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS1: Nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt, đó là những loại hạt nào?
- HS2: Làm bài tập 4/ SGK 21.
2. Bài mới :
Aristotle và các triết gia Hi Lạp từ cách đây 2400 năm đã cho rằng vật chất được tạo nên từ 4

nguyên tố là đá, lửa, nước và không khí.
(Cho HS xem hình 1.20/SGK/24)
Các nhà chiêm tinh học cổ Trung Quốc thì cho rằng có 5 nguyên tố chính: đất, lửa, nước, gỗ và
kim loại. Đồng thời họ cũng nghĩ rằng vật chất được tạo thành từ sự kết hợp bởi các nguyên tố này.
Khoa học ngày nay có quan niệm về nguyên tố hoàn toàn khác và chúng ta cùng tìm hiểu trong bài
học sau.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nguyên tố hóa học là gì?
? Cho biết chất được tạo nên từ
- HS trả lời: Chất được tạo nên
đâu?
từ các nguyên tử.
? Những nguyên tử cùng loại có
- Nhóm 1 trình bày (hoạt động
cùng số proton trong hạt nhân gọi là 1).
gì?
- Nhóm khác trả lời.
- Yêu cầu nhóm 1 lên trình bày.
- Dựa vào bảng 1.3 ( cuối
bài) hãy hoàn thành
bảng sau:
Số p
Nguyên tố hóa
học
1
2
Liti
5

Oxi
9
15

Nội dung
I/Nguyên tố hóa học là gì?
1/Định nghĩa
- Nguyên tố hóa học là tập
hợp những nguyên tử cùng
loại, có cùng số proton trong
hạt nhân.
+ Số p là số đặc trưng của
một nguyên tố hóa học.
+ Các nguyên tử thuộc cùng
một nguyên tố hóa học đều có
tính chất hóa học như nhau.


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
- Các nhóm khác cùng tương
tác với nhóm 1.
- HS: nghe giảng, trả lời.

- GV:Qua phần trình bày của nhóm
1 các em hãy cho biết thế nào là
những nguyên tử cùng loại?
-GV: Nhờ vậy, số proton là số đặc
trưng của nguyên tố hóa học. Các
nguyên tử cùng loại đều có tính
chất giống nhau.

- Lần lượt từng HS lên hoàn
- Hoàn thành BT2/SGK/30
thành.
Hoạt động 2: Kí hiệu hóa học
- GV: Trong khoa học để trao đổi
với nhau về nguyên tố hóa học, cần
phải có cách biểu diễn ngắn gọn và
ai cũng có thể hiểu được người ta
dùng kí hiệu hóa học.Vậy kí hiệu
- Nhóm 2 trình bày (hoạt động
hóa học của các nguyên tố được
3 và BT2/SGK/30).
viết như thế nào? Mời sự trình bày
của nhóm 2.
- GV: Qua phần trình bày của nhóm
2 hãy cho biết nguyên tố hóa học - Các nhóm hoàn thành trong
được biểu diễn như thế nào?
bảng phụ.
- Hoàn thành BT5/SGK/30

2/ Kí hiệu hóa học
- Kí hiệu hóa học biểu diễn
nguyên tố và chỉ một nguyên
tử của nguyên tố đó.
- Mỗi nguyên tố hóa học
được biểu diễn bằng một hay
hai chữ cái , trong đó chữ cái
đầu in hoa.

IV. DẶN DÒ:

- Học bài. Làm Bt 1,4,5/SGK/30.
- Chuẩn bị bài 5, phần II và III. Tất cả các em dùng bút chì điền vào TLDH và nghiên cứu
các BT có liên quan.
- Nhóm 3: chuẩn bị và bài tập liên quan.
- Nhóm 4: chuẩn bị III và các BT liên quan.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

16


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 4: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 7

Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt)
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS biết nguyên tử khối: khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử khối
này với khối lượng nguyên tử khối khác.
2. Kỹ năng:
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Bảng 1.3/SGK/29.
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Bài soạn của nhóm trên giấy khổ lớn, bút dạ, bảng nhóm, nam châm..
- Tranh 1.22,1.23.1.24/SGK/27, 28.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1 làm BT 4/SGK/30.
- HS2 làm BT5/SGK/30.
2. Bài mới:
Nguyên tử cũng có khối lượng. Khối lượng nguyên tử gọi là nguyên tử khối.Vậy nguyên tử
khối là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- Đến nay, các nhà khoa học đã
III/Có bao nhiêu nguyên tố
tìm ra nguyên tố hóa học thứ 117.
hóa học?
Trong đó có 92 nguyên tố có trong
- Oxi là nguyên tố chiếm gần
tự nhiên, số còn lại là nguyên tố
nửa khối lượng vỏ trái đất và
nhân tạo.
chiếm hơn nửa khối lượng
- Dựa vào hình 1.22,1.23/SGK/27 - HS nhận xét và trả lời.
trong cơ thể con người.
em hãy nhận xét về thành phần các
nguyên tố có trong vỏ trái đất và

trong cơ thể con người.
? Nguyên tố hóa học nào chiếm
thành phần khối lượng nhiều nhất
trong vỏ trái đất?
- 1 HS lên hoàn thành.
? Nguyên tố hóa học nào chiếm
thành phần khối lượng nhiều nhất
trong cơ thể con người?
- Hoàn thành BT7/SGK/30.
Hoạt động 2: Nguyên tử khối
- Làm thế nào để biết được khối
IV/ Nguyên tử khối:
lượng nguyên tử ? Chúng ta sẽ cùng
- Một đơn vị Cacbon bằng
lắng nghe phần trình bày của nhóm
1
khối lượng nguyên tử
3 và nhóm 4.
12
-Thường có thể bỏ bớt chữ đvC sau
cacbon.
các số trị nguyên tử.
- Nguyên tử khối là khối
- Mỗi nguyên tử có nguyên tử khối
lượng của nguyên tử tính
17


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
riêng biệt.Vì vậy dựa vào nguyên tử

bằng đơn vị cacbon.Mỗi
khối của nguyên tố chưa biết ta có
nguyên tử có nguyên tử khối
thể xác địng được đó là nguyên tố
riêng biệt.
nào.( Bảng 1.3/SGK/29).
Ví dụ: H = 1 đvC
- Thảo luận nhóm hoàn thành
C = 12 đvC
BT6/SGK/30.
- Các nhóm hoàn thành trong
O= 16 đvC
bảng phụ.
IV. DẶN DÒ:
- Học bài. Làm lại BT6/SGK/30 vào vở.Đọc mục nguồn gốc tên gọi các nguyên tố hóa
học.
- Chuẩn bị bài 6, phần I và II. Tất cả các em dùng bút chì điền vào TLDH và nghiên cứu
các BT có liên quan.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

18


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 4: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..

Tiết 8

Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
2. Kĩ năng:
Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất.
Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp
chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích môn học.
4. Trọng tâm:
Khái niệm đơn chất, hợp chất.
Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV: Tranh vẽ và bảng phụ.
b. HS: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
Vấn đáp – Trực quan – Làm việc với SGK – Làm việc nhóm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của : oxi, hidro, đồng, nhôm, magiê, kẽm?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Giữa muối ăn và khí oxi đâu là đơn chất, đâu
là hợp chất?

b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
 HĐ 1: điền vào chỗ trống
- GV: hầu như tất cả các em đều
đã được tiếp xúc với kim loại
đồng, khí oxi, cacbon (than), kim
loại vàng. Em hãy chon những
chất này để điền vào chỗ trống
trong các câu ở SGK
- GV hỏi: đồng, khí oxi, cacbon
(than), kim loại vàng là đơn chất,
đơn chất là gì?
- GV: yêu cầu hs lấy thêm ví dụ
về đơn chất. Sau đó gv nhận xét
về ví dụ của hs.

Hoạt động của HS
 HĐ 1: điền vào chỗ trống
- HS: điền vào chỗ trống.
1: cacbon
2: kim loại vàng
3: kim loại đồng
4: khí oxi
- HS: đơn chất là những chất
chỉ do 1 nguyên tố hóa học tạo
nên.
- HS: lấy một vài ví dụ
- HS: Lắng nghe và ghi vở.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.


 HĐ 2: Tìm hiểu đơn chất
19

Nội dung ghi bảng
I. ĐƠN CHẤT
* Hoạt động 1
1: cacbon
2: kim loại vàng
3: kim loại đồng
4: khí oxi
- Đơn chất là những chất tạo
nên từ 1 nguyên tố hoá học.

* Hoạt động 2


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
- Sau đây là mô hình tượng trưng
các mẫu đơn chất ở hoạt động 1.
Các em hãy quan sát hình vẽ và
hoàn thành các nội dung trong
bảng.

 HĐ 2: Tìm hiểu đơn chất
- HS: hoàn thành các nội dung
trong bảng (SGK-32)

- GV: gồm 2 loại là đơn chất kim
loại và đơn chất phi kim
+ Đồng, nhôm, sắt... là đơn chất

kim loại.
+ khí oxi, than chì... là đơn chất
phi kim.
Em hãy nêu đặc điểm chung của
từng loại đơn chất này
- GV: tổng hợp lại các đặc điểm
để phân biệt đơn chất và hợp
chất, yêu cầu hs lấy thêm ví dụ.

HS: kim loại có ánh kim, dẫn
nhiệt và dẫn điện tốt.

 Hoạt động 3: Hợp chất
- GV:trong tất cả các chất quanh
ta có hàng trăm hợp chất. Vậy
hợp chất là gì?
- GV: Giới thiệu mô hình của
nước và muối ăn, yêu cầu hs điền
vào bảng.

 Hoạt động 3: Hợp chất
- HS: Xem mô hình và nghe
giảng.
- HS điền vào bảng và trả lời
câu hỏi.

- GV: Nước, muối ăn do mấy
nguyên tố tạo nên và đó là những
nguyên tố nào?
- GV: Đó là các hợp chất. Vậy

hợp chất là gì?
- GV: Yêu cầu HS lấy thêm một
số ví dụ về hợp chất.
- GV: Giới thiệu hợp chất phân
làm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp
chất hữu cơ.
- GV: Lấy ví dụ một số chất:
NaCl, H2O, CH4, C2H4, C6H12O6,
H2, O2, S, P. Yêu cầu HS phân

VD:+ Đơn chất Cu.
+ Đơn chất cacbon C.
+ Đơn chất H2,O2.
- Đơn chất gồm 2 loại
+ Kim loại:Cu, Fe,Al…
+ Phi kim: S,P,H2…
Lưu ý:
+ kim loại có ánh kim, dẫn
nhiệt và dẫn điện tốt.
+ Phi kim không có tính dẫn
nhiệt và dẫn điện kém hơn kim
loại
+ Trong các đơn chất khí
thường có 2 nguyên tử đi kèm
với nhau: vd H2, O2

HS: Phi kim không có tính dẫn
nhiệt và dẫn điện kém hơn kim
loại.
- HS: điền thông tin vào chỗ

trống trong SGK và lấy thêm
một số ví dụ về đơn chất kim
loại, đơn chất phi kim.

- HS: Nước do 2 nguyên tố O
và H tạo nên. Muối ăn do 2
nguyên tố Cl và Na tạo nên.
- HS: Hợp chất là những chất
tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học
trở lên.
- HS: Lấy ví dụ.
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Làm việc nhóm trong 3’
và xếp các chất trên vào 2
20

II. Hợp chất
* Hoạt động 3
Hợp chất là những chất tạo nên
từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
VD: Hợp chất nước ( H2O)
do 2 nguyên tố H va O tạo
nên .
- Hợp chất hưu cơ; đường,
mêtan
- Hợp chất vô cơ: NaCl, KCl.
- Trong hợp chất, nguyên tử
của nguyên tố liên kết với nhau
theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất
định



Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
loại các chất trên vào 2 nhóm đơn nhóm đơn chất và hợp chất.
chất và hợp chất.
- HS: Lắng nghe và ghi vở.
- GV: Giơi thiệu về đặc điểm cấu - HS: Đơn chất chỉ gồm 1
tạo của hợp chất.
nguyên tố hoá học.
- GV: Vậy đơn chất và hợp chất
Hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá
có đặc điểm gì khác nhau về
học trở lên kết hợp với nhau.
thành phần?
4. Củng cố - Đánh giá – Dặn dò:
a. Củng cố:
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, SGK-35
b. Dặn dò về nhà:
- Xem trước phần phân tử
- Bài tập về nhà: 1, 2-tr35.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

21


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 5: Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..

Tiết 9

Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện
các tính chất hoá học của chất đó.
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của
các nguyên tử trong phân tử.
2. Kĩ năng:
Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích môn học.
4. Trọng tâm:
Khái niệm phân tử và phân tử khối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV :Tranh vẽ: và bảng phụ.
b. HS: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
Thuyết trình – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đơn chất, hợp chất là gì? Cho VD? Cho hs coi hình 1.27, yêu cầu hs phân biệt đâu là đơn
chất và hợp chất?
3. Hoạt động dạy và học
a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong đơn chất và hợp chất. Ở tiết này chúng ta
sẽ tim hiểu về phân tử và khối lượng của chúng.
b. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV
 Hoạt động 4:
- GV: yêu cầu hs coi lại hình
1.25, gv trình bày về hạt hợp
thành của hidro:

- GV yêu cầu hs điền vào bảng
trong SGK sau khi đã coi hình.
- GV: Các hạt hợp thành thể

Hoạt động của HS
 Hoạt động 4:
- HS: Quan sát tranh và điền vào
bảng.
+ Khí oxi : gồm 2 nguyên tử oxi
liên kết với nhau.
+ Kim loại đồng : gồm nhiều
nguyên tử đồng liên kết với nhau
+ Khí cacbonic: gồm 1 nguyên tử
C liên kết với 2 nguyên tử O
+ Nước : gồm 1 nguyên tử O liên
kết với 2 nguyên tử H.

- HS:Nghe giảng
22

Nội dung ghi bảng
III. Phân tử
1. Định nghĩa
 Hoạt động 4:

- Phân tử là hạt đại diện cho
chất, gồm 1 số nguyên tử
liên kết với nhau và thể hiện
đầy đủ tính chất hoá học
của chất
- Đối với đơn chất kim loại,
hạt hợp thành là nguyên tử.


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
hiện đầy đủ tính chất hóa học
của một chất và được gọi là
phân tử.
- GV: yêu cầu hs điền vào chỗ
trống trong SGK.

- GV:Em hãy nhắc lại nguyên
tử khối là gì?
- GV: Tương tự như vậy hãy
định nghĩa nguyên tử khối là
gì?
- GV: Chốt lại và ghi bảng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành
nội dung trong bảng SGK bằng
cách thảo luận nhóm.

- HS: Phân tử là hạt đại diện cho
chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết
với nhau và thể hiện đầy đủ tính
chất hoá học của chất


- HS: Nguyên tử khối là khối
lượng của nguyên tử được tính
bằng đơn vị cacbon.
- HS: Phân tử khối là khối lượng
của phân tử được tính bằng đơn vị
cacbon. Bằng tổng nguyên tử khối
của các nguyên tử trong phân tử
- HS: chia nhóm và làm việc

2. Phân tử khối
- Phân tử khối là khối lượng
của phân tử được tính bằng
đơn vị cacbon.
- Phân tử khối bằng tổng
nguyên tử khối của các
nguyên tử trong phân tử chất
đó
VD: Phân tử khối của:
H2 = 1.2 = 2 (đvC )
O3 = 16.3 =48 (đvC )
CO2= 12 + 16.2 =44 (đvC )
NaCl = 23+35,5 = 58,5 đvC

 Hoạt động 5: hoàn thành sơ đồ
GV hướng dẫn hs hoàn thành sơ đồ tổng kết và ghi vào trong tập

4. Củng cố - Đánh giá – Dặn dò:
a. Củng cố:
Yêu cầu HS làm bài tập 3,4

b. Dặn dò về nhà:
Bài tập về nhà: 3,4 5, 6 SGK - 36
Chuẩn bị cho bài thực hành, các nhóm kẻ bảng tường trình.
Đọc phần đọc thêm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

23


Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
Tuần 5 : Ngày soạn: ……………….Ngày dạy:………………..
Tiết 10

Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2
SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT
I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ hơn về sự lan tỏa, qua TN sự lan tỏa của chất khí (NH3) và chất rắn (KMnO4).
- Có hứng thú say mê học tập bộ môn.
- Hình thành thói quen tư duy, suy luận, tìm tòi nghiên cứu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- Rèn kỹ năng quan sát, tính tỉ mỉ cẩn thận.
- Làm việc nhóm.

- Quan sát và tường trình thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Ống nghiệm, nút ống nghiệm, bông gòn, cốc, đũa thủy tinh.
- Tinh thể thuốc tím, dd NH3 đặc, nước cất, quỳ tím.
2. Học sinh:
- TLDH hóa 8, phiếu tường trình thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Vì sao khi đứng gần các bác sỹ trong bệnh viện, ta thường ngửi thấy mùi cồn, còn sống gần nơi
có lò sản xuất bánh mì, ta thường ngửi thấy mùi bánh mì nướng,…Vì các chất có sự lan tỏa. Hôm
nay các em sẽ tự mình kiểm chứng sự lan tỏa của chất qua 1 số TN sau.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
I-/ Tiến hành thí nghiệm

Hoạt động 1: TN về sự lan tỏa
của amoiac.
-Cho HS đọc nội dung TN1.
-HS đọc lớn nội dung TN1
-Cần những dụng cụ và hóa chất -Dụng cụ : Ống nghiệm, nút
nào?
ON, bông gòn.
-Hóa chất: dd amoniac NH3,
giấy quỳ tím, nước cất.
-Thao tác TN?
-Cho mẩu giấy quỳ tím có
thấm nước vào đáy ON.
-Đậy ON bằng nút có dính
bông gòn tẩm dd NH3

-HS làm TN theo nhóm.
-HS làm TN.
-Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ -Giấy quỳ tím từ từ chuyển
tím, giải thích?
dần sang màu xanh. Vì có
sự lan tỏa amoniac từ trên
miệng ON xuống đáy ON.
Hoạt động 2: TN về sự lan tỏa
của kali permanganat trong nước.
-Để tiến hành TN này, cần những -Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh,
dụng cụ và hóa chất nào?
đũa khuấy.
-Hóa chất: Thuốc tím ( kali
permanganat), nước cất.
-Thao tác TN?
-Lấy 2 cốc chứa lượng nước
24

Nội dung
1/ TN1: Sự lan tỏa của
amoniac NH3
-HS làm TN theo nhóm, ghi
nhận kết quả, thảo luận, giải
thích, viết tường trình.

2/ TN2: Sự lan tỏa của kali
permanganat trong nước.
-HS làm TN theo nhóm, ghi
nhận kết quả, thảo luận, giải
thích, viết tường trình.



Giáo án Hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm)
như nhau.
-Cho vào mỗi cốc 0,2g
thuốc tím.
-Cốc (1) khuấy đều.
-Cốc (2) để yên.
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
-HS làm TN
-Quan sát sự đổi màu ở cốc(2).
-Cốc (2) chỗ đáy cốc gần
-So sánh màu ở hai cốc.
thuốc tím có màu đậm, càng
ghi nhận hiện tượng, giải thích. xa đáy cốc thì màu càng
nhạt.Vì thuốc tím có sự lan
tỏa chậm.
-Cốc (1) thuốc tím lan tỏa
nhanh, cả cốc đều có màu
tím đều nhau.
-Trong 2 TN trên, so với chất khí, - Sự lan tỏa của chất rắn
thì sự an tỏa của chất rắn như thế chậm hơn chất khí.
nào?
-Trong cuộc sống, khi sử dụng -Bị bay hơi, làm giảm chất
nước hoa, rượu, cồn, dầu nóng, … lượng.
mà ta đậy không kỹ, thì sẽ có kết
quả gì?
II-/ Tường trình thí nghiệm
-Yêu cầu HS ghi tường trình TN
-HS làm tường trình.

IV. DẶN DÒ
- Hoàn tất phiếu tường trình TN.
- Ôn lại các kiến thức cũ, chuẩn bị bài luyện tập 1.
- Tất cả các em dùng bút chì điền nội dung BT 1,2,3,7 vào TLDH.
- BT 4,5,6 làm vào bảng nhóm lên lớp trình bày.
V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU TƯỜNG TRÌNH - BÀI THỰC HÀNH 2
Mục đích TN
TN1 : Sự lan tỏa
của amoniac
TN2: Sự lan tỏa
của thuốc tím
(kalipermanganat)

Hiện tượng quan sát được
Quỳ tím ướt ở đáy ON từ từ chuyển
dần sang màu xanh.
-Cốc(1) thuốc tím tan nhanh, cả cốc
có màu tím đều nhau.
-Cốc (2) chỗ đáy cốc gần thuốc tím
có màu đậm, càng xa đáy cốc thì
màu càng nhạt.

25


Giải thích
-Có sự lan tỏa của ammoniac từ trên
miệng ON xuống đáy ON.
-Cốc (1) Phân tử thuốc tím chuyển
động nhanh tan nhanh ( sự lan tỏa
nhanh)
-Cốc (2) phân tử thuốc tím tan chậm
( sự lan tỏa chậm).


×