Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn chủ đề hãy chung tay xây dựng giao thông xã nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 13 trang )

Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

I. TÌNH HUỐNG.
- Nhà em cách trường khoảng 1km, trên đường đến trường em phải đi qua
đoạn đường giao thông mà bên cạnh đường là khu họp chợ của xã, vì vậy nhiều
khi em đến trường muộn học vì lí do tắc đường ở khu chợ.

1
CẢNH TẮC ĐƯỜNG KHU CHỢ VÀO BUỔI SÁNG


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

Buổi chiều khi tan học, thỉnh thoảng em lại bắt gặp tình trạng tương tự, lí do là
vì trường em và trường tiểu học của xã có giờ tan học không chênh nhau nhiều
và vì hai trường cùng nằm bên cạnh đường trục của xã, do đó số lượng phương
tiện đi lại và phụ huynh đi xe máy, xe đạp đón con (em) cũng rất đông.

- Từ tình huống thựcCẢNH
tiễn đó,
emĐƯỜNG
muốn làm
một điều
gì đó để nhằm góp phần
TẮC
Ở CỔNG
TRƯỜNG
vào việc cải thiện tình hình giao thông của xã, vì vậy em đã rủ thêm một bạn nữa


cùng thực hiện ý tưởng. Chúng em đã đặt tên cho tình huống trên là:
“Hãy chung tay xây dựng giao thông xã nhà”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Mục tiêu giải quyết tình huống: Cải thiện tình hình giao thông trên đường
trục của xã, không còn xảy ra hiện tượng ùn tắc trong giờ “cao điểm”.
- Hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra trên địa bàn xã
- Để hoàn thành tốt tình huống “Hãy chung tay xây dựng giao thông xã nhà”
chúng em cần phải:
+ Vận dụng kiến thức một số môn học.
+ Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông trên địa bàn xã và các vụ tai nạn giao
thông đã xảy ra trong những năm gần đây và nguyên nhân của nó.
+ Kêu gọi, vận động thầy, cô giáo, các bạn học sinh, nhân dân trên địa bàn xã
ủng hộ cho ý tưởng bằng những hành động cụ thể như: Vẽ tranh, đóng kịch…
+ Tìm hiểu tình hình giao thông trên địa bàn huyện, đất nước và những hậu
quả của nó bằng các kênh thông tin như đài, báo, mạng Internet…
2


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Từ việc giải quyết tình huống chúng em được rèn luyện kĩ năng sống, hiểu
biết kiến thức pháp luật, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Chấp hành
nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ.
- Vận dụng kiến thức liên môn ở một số môn học như: Giáo dục công dân,
Ngữ văn, Mĩ thuật, Toán, để áp dụng vào việc giải quyết tình huống thực tiễn.
- Có thêm kinh nghiệm, khả năng tiếp xúc, giao tiếp và tự tin khẳng định bản
thân.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
* Tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông hiện nay.

- Tai nạn giao thông ngày một diễn biến phức tạp. Việc thực hiện trật tự an
toàn giao thông là việc làm cần thiết để giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh ùn
tắc, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian và tiền của cho người tham gia giao
thông.
- Đặc biệt, khi xem thời sự chúng em thấy có những vụ tai nạn giao thông gây
tổn hại đến nhiều người, làm chết nhiều người, tổn hại nhiều đến kinh tế của cá
nhân và của đất nước.
- Mỗi gia đình, mỗi thôn xóm, mỗi xã, phường là một quần thể nhỏ của xã hội,
do đó trước tiên chúng ta phải cùng nhau xây dựng giao thông nơi mình đang
sinh sống.
- Ở xã em, cách đây 5 năm về trước (lúc đó
em học lớp 4), không có hiện tượng tắc đường
như chúng em nêu ở trên, lý do vì điều kiện
kinh tế người dân quê chúng em lúc đó chưa
được như bây giờ, nên các em học sinh ở cả hai
cấp ở các thôn gần trường chỉ đi bộ đến trường
và người dân cũng không có nhiều xe máy như
bây giờ, mỗi gia đình chỉ có một đến hai cái xe
máy. Giờ đây, cùng với sự phát triển của xã Cảnh đường chợ khi vắng người.
hội, cuộc sống của người dân có phần được
nâng nên, phương tiện xe máy, ô tô nhiều hơn,
các em nhỏ lớp 1, 2 cũng được gia đình mua
cho xe đạp nhỏ để đi đến trường, cùng với sự
tham gia giao thông của phụ huynh đi đón các
em nên con đường liên thôn của xã trở lên nhỏ
hẹp hơn và hiện tượng ùn tắc giao thông trước
cổng trường khi tan học đã xảy ra.
3



Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Cũng trên đường trục của xã, khu người dân họp chợ, hàng sáng vào khoảng
6 giờ 45 phút đến 7 giờ 00 hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy ra, lý do là
một số gia đình bán hàng có cửa hàng cố định bên lề đường đã tự ý bán mái lấn
ra phần không gian phía trên, ở dưới thì bầy hàng lấn ra lòng đường và một số
người dân bán rau cũng ngồi bên lề đường, nên phần đường còn lại dành cho
người tham gia giao thông không nhiều, tỷ lệ nghịch với số lượng người tham
gia giao thông trên đoạn đường này tại thời điểm đó, nếu có một chiếc xe con 4
chỗ đi qua chợ lúc đó thì hiện tượng ùn tắc lập tức xảy ra.
* Khi tìm hiểu vấn đề em thấy có thể vận dụng kiến thức một số môn học
trong nhà trường để giải quyết tình huống đã nêu ở trên. Chẳng hạn như:
* Môn giáo dục công dân 9
- Bài 1. Ngoại khoá: Giáo dục về an toàn giao thông
- Bài 14. Thực hiện trật tự an toàn giao thông
+ Vận dụng kiến thức bài trật tự an toàn giao thông để phổ biến luật giao thông
đường bộ.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và
cộng đồng.
* Môn Ngữ văn:
- Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu cảm để
tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản thân, nhà
trường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đền an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn xã nhà.
- Làm thơ về đề tài an toàn giao thông ở địa phương.
- Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông.
* Môn Mĩ thuật:
Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông như: Biển báo, cảnh sinh hoạt thể hiện ý
thức của con người khi tham gia giao thông. . .

* Môn Toán:
- Đặt ra bài toán kinh tế cho người dân.
- Thống kê số liệu các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn xã nói riêng, địa bàn
huyện nói chung.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm kiếm thông tin trực tiếp từ thực tế, qua sách báo, qua các phương tiện
thông tin đại chúng, trên mạng internet.
- Cập nhật số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn xã, huyện từ công an xã.

4


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ
nhiệm tổ chức cuộc thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông.
- Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh niên
các thôn và đoàn xã tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn trong xã.
- Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm tuyên
truyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công tác
điều tra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông.
- Làm các biển báo “ … Điểm hay xã ra tai nạn.. .”, băng dôn tuyên truyền…
V. THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
- Sau khi học kiến thức về an toàn giao thông ở môn giáo dục công dân chúng
em thấy vấn đề về an toàn giao thông ở trường, ở địa phương chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc.
- Hiện nay, chúng em thấy vấn đề giao thông là vấn đề cấp thiết, mỗi người
dân cần nhận biết vai trò quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
- Hàng năm, hàng tháng, hàng ngày các vụ tại nạn giao thông cứ liên tiếp xảy
ra ở khắp nơi trên cả nước. Tai nạn giao thông dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau,

nhẹ thì hư hỏng phương tiện, gây đau đớn, bệnh tật cho người bị tai nạn hoặc
gây ra tai nạn và đặc biệt nặng là dẫn đến tử vong (một hậu quả nặng nề).
- Mấy năm gần đây trên địa bàn xã chúng em cũng xảy ra tai nạn nhiều hơn với
nhiều lý do khác nhau: Do người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong
người cao, do phóng nhanh vượt ẩu…..Đặc biệt trong năm 2014, có hai vụ tai
nạn dẫn đến chết người xảy ra trên địa bàn của xã chúng em.
Vụ thứ nhất, người điều khiển (người bị chết) phương tiện là một học sinh
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện (anh bị tai nạn vì lý do đi quá
nhanh không xử lý được tình huống). Gây tổn thất rất lớn về tâm lý và tiền của
đối với gia đình anh.
Vụ thứ hai, người bị chết là một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, người dân
của xã em, lý do xảy ra tai nạn là vì người đó uống rượu nhiều nên bị say, không
làm chủ được tốc độ (người này là một phụ huynh của một bạn học sinh lớp 9
hiện đang học ở trường em, hiện nay bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ và phải ở với ông
bà).
Gần đây nhất có xảy ra vụ tai nạn trên đoạn đường liên xã chúng em ở và xã
bên cạnh, do hai học sinh một trường trung học phổ thông trên địa bàn xã điều
khiển xe máy, rất may vụ tai nạn này không có tổn hại nhiều tới sức khoẻ và
phương tiện.

5


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Trên đây là một số vụ tai nạn tiêu biểu đã xảy ra trên địa bàn xã chúng em
trong những năm gần đây.
- Một thực trạng nữa trên địa bàn xã chúng em là: Giờ tan học của hai trường
trung học cơ sở và trường tiểu học không chênh nhau nhiều (khoảng10 phút) dẫn
đến tình trạng tắc đường tại cổng trường chúng em, vì trường của chúng em nằm

bên cạnh đường trục của xã, người dân đi lại cũng nhiều và lòng đường không
rộng lắm. Hàng ngày, vào khoảng thời gian từ 6 giờ 45 phút đến 7 giờ hiện
tượng tắc đường trên đoạn đường đi qua khu họp chợ của xã cũng thường xuyên
xảy ra, dẫn đến tình trạng học sinh đi học muộn.
- Vì vậy chúng em quyết định xây dựng đề tài:
“hãy chung tay xây dựng giao thông xã nhà”.
- Chúng em rất chăn trở với tình hình tắc đường mà chúng em đã nêu ra ở
trên, đến khi chúng em học đến bài Ngoại khoá: Giáo dục về an toàn giao
thông, trong môn Giáo dục công dân 9, nói về vấn đề an toàn giao thông, chúng
em nghĩ chăn trở của chúng em đã phần nào được giải toả.
- Sau khi nghe cô giáo giảng bài, chúng em xin phép cô giáo được nêu ý kiến.
Chúng em đã đưa ra tình hình giao thông thực tế ngoài cổng trường (khi tan
học), khi đi qua chợ vào buổi sáng và một số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn
xã mà cả cô giáo và học sinh lớp chúng em và cả học sinh trong trường đều biết.
Chúng em bày tỏ ý tưởng muốn góp sức mình để khắc phục tình trạng đó, mong
cô và các bạn ủng hộ và góp ý kiến.
* Cô trò chúng em phân tính hậu quả của một vụ tai nạn giao thông.
Đối với phương tiện là xe máy, ô tô, khi xảy ra tai nạn thì hậu quả nặng nề
hơn so với xe đạp như chúng em nói ở trên. Bài toán kinh tế đặt ra là: Nếu người
bị tai nạn gẫy chân hoặc tay, chấn thương não… thì một ngày người đó phải tiêu
tốn tiền thuốc, tiền viện phí, tiền công của bản thân, và phải có người chăm sóc
nên phải tính cả tiền công của người chăm sóc khi đi làm, như vậy thiệt hại
không nhỏ về kinh tế (Ví dụ như công của một thợ phu hồ: 180 000 đồng/ngày x
6


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

2 = 360 000/ngày, chưa kể chi phí tiền viện, thuốc, tiền xe đi lại, sức khỏe…),
chưa nói đến việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh trong thời điểm hiện

tại và tương lai.
Đối với phương tiện là xe đạp điện hoặc xe đạp do các em học sinh trường
chúng em điều khiển trên đường làng, đường xã khu vực nông thôn thì việc xảy
ra va chạm hay tai nạn cũng không nhiều, nhưng ùn tắc giao thông và dẫn tới
việc ô nhiễm môi trường do khí bụi, do tiếng ồn thì có. Hậu quả của việc ùn tắc
giao thông đó là:
- Gây mệt mỏi, ảnh hưởng sức khoẻ cho người tham gia giao thông.
- Muộn giờ làm, muộn giờ học.
- Tiêu tốn tiền của người tham gia giao thông (tiền xăng)…và một số tác hại
khác.
* Cô trò chúng em phân tích tiếp:
Đối tượng tham gia giao thông trên địa bàn xã nhà không ai khác là người
dân địa phương, học sinh, mà chủ yếu là học sinh. Chính vì vậy chúng em đã
đưa ra một số phương án như sau:
1. Tuyên truyền với học sinh trong trường về việc khắc phục tình trạng.
- Trước tiên mỗi bạn học sinh là một chủ phương tiện (xe đạp), khi tan học
ta cần nhường nhịn nhau khi đi ra cổng trường không chen lấn, sô đẩy. Buổi
sáng cố gắng đi học sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, tránh đi trong giờ “cao
điểm”.

- Nếu tham gia giao thông bằng xe đạp điện và một số phương tiện khác cần
tuân thủ theo đúng luật giao thông đã quy định đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm
(lỗi này rất nhiểu người mắc phải, đặc biệt là học sinh).
- Tuyên truyền, nhắc nhở người thân thực hiện đúng luật khi tham gia giao
thông.
7


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn


- Tìm bài hát và những vở kịch hoặc tự mình dựng về vấn đề an toàn giao
thông.
- Tổ chức phổ biến những vấn đề mình tìm hiểu được chia sẻ với các bạn
trong lớp, sau đó nhắc nhở, phê bình những bạn vi phạm.
- Cùng với cô giáo chủ nhiệm tổ chức các chủ đề về an toàn giao thông vào
các tiết sinh hoạt cuối tuần.

HỌC SINH TÌM HIỂU BIỂN BÁO GIAO THÔNG

- Vẽ tranh, áp phích cổ động

HỌC SINH VẼ TRANH VỚI CHỦ ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

8


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

Tuân thủ luật giao thông

Vi phạm luật giao thông

Vi phạm luật giao thông
Vi phạm luật giao thông
- Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộc
thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông.
- Biểu dương các bạn học sinh tích cực tuyên truyền cho gia đình, địa phương
về luật an toàn giao thông và văn hóa giao thông đẹp.
- Trường học mở cuộc thi vẽ tranh, sáng tác vở kịch, làm thơ viết truyện về vấn
đề an toàn giao thông.

- Nhà trường thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các thôn tổ chức tuyên
truyền thường xuyên đặc biệt là vào dịp tết, hè khi học sinh rảnh rỗi.

9


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh
niên các thôn và đoàn xã tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn
trong xã.
- Làm biển báo nguy hiểm ở những đoạn đường hay xảy ra tai nạn, băng dôn
tuyên truyền đền từng ngõ xóm.
2. Đối với người dân địa phương về việc khắc phục tình trạng.

CÁC CHÚ CÔNG AN XÃ ĐANG DẸP
NHỮNG HÀNG QUÁN VI PHẠM

CÁC BÁC BÁN CÁ LẤN
LÒNG
ĐƯỜNG
người thân,
hàng
xóm, phân

- Nhờ chính các bạn học sinh về tác động với
tích
cho người ta hiểu rằng họp chợ ở lòng đường là không đúng, dẫn tới tình trạng
tắc đường, nên họp chợ đúng nơi quy định, và cũng nhờ người đó nói lại với
những người thân khác. Bằng cách này chúng em có thể nhanh chóng tuyên

truyền ý tưởng.
- Chúng em tự mình làm một biển bằng vải bạt với nội dung:
“KÍNH MONG BÀ CON HỌP CHỢ ĐÚNG
NƠI QUY ĐỊNH TRÁNH ÙN TẮC GIAO
THÔNG, XIN CẢM ƠN”.
Hàng ngày, vào buổi sáng khi đi học, chúng em
mang đi qua chợ để tác động trực tiếp đến những
người dân đi chợ tham gia mua bán, lúc về
chúng em lại mang về. Chúng em thực hiện như
vậy liên tục trong hai tuần.
- Chúng em cũng tự làm băng dôn với khẩu
hiệu:
“HÃY CHUNG TAY XÂY DỰNG GIAO
THÔNG XÃ NHÀ BẰNG HÀNH ĐỘNG

10


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

HỌP CHỢ ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH, CHẤP HÀNH ĐÚNG PHÁP LUẬT KHI
THAM GIA GIAO THÔNG”
Chúng em đã thực hiện treo
băng dôn đó ở các thôn, xóm
nhờ đội ngũ tình nguyện viên
các lớp.
Chúng em cũng tự làm biển
báo nguy hiểm ở hai điểm
hay xảy ra tai nạn của xã.
- Chúng em nhờ trưởng thôn của các thôn trong xã, tuyên truyền (bằng loa

phát thanh, trong các buổi sinh hoạt các đoàn thể) và nói về vấn đề tắc đường
trên địa bàn khu trường học và khu chợ vào thời gian sáng sớm, và lúc tan học,
mong người dân có tinh thần xây dựng giao thông xã nhà bằng nhiều hình thức
cụ thể như: Không tham gia giao thông qua khu vực đó khi không cần thiết,
hoặc tạo điều kiện cho con đi học sớm hơn, không họp chợ ở lề đường, mua bán
nhanh chóng….Không cho ô tô lưu thông qua chợ và trường trong khoảng thời
gian họp chợ đông và giờ tan học.
- Nên đặt biển báo nơi thường xuyên sảy ra tai nạn. Đặc biệt là tuyến đường
quốc lộ chạy qua địa bàn của xã.
- Thường xuyên treo băng dôn, khẩu hiệu ngang đường giao thông hoặc những
nơi thường xuyên diễn ra hoạt động quần chúng như xung quanh khu vực Uỷ
ban nhân dân xã, hợp tác xã, hoặc trên dọc đường của thôn, xóm …nhằm nhắc
nhở trách nhiệm của người dân với sự an toàn của bản thân nói riêng và của xã
hội nói chung.
- Thường xuyên kiểm tra giao thông trên đoạn đường liên thôn trong xã, đặc
biệt đoạn đường khu trường học và uỷ ban nhân dân xã vào buổi sáng, trưa,
chiều khi học sinh cấp 2 và cấp 1 tan học, để có thể xử lý kịp thời những tình
huống không mong muốn xảy ra.
- Nhắc nhở và xử lý kịp thời những trường hợp có nguy cơ vi phạm, và làm
ảnh hưởng đến an toàn và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
- Tuyên dương, động viên kịp thời những trường hợp có những hành vi tích
cực và có văn hoá khi tham gia giao thông trên địa bàn xã thông qua đài truyền
thanh của xã hoặc trong giờ chào cờ đầu tuần (nếu là học sinh)…
* Các tư liệu được sử dụng:
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 9.
- Thông tin từ công an xã.
- Tranh ảnh tự chụp.
11



Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

- Thông tin từ vô tuyến, mạng Internet…
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông của thôn, xã nhà. Nhắc nhở
chính mình, những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm nghiêm chỉnh thực
hiện luật an toàn giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông sẽ nhanh
chóng giảm và cảnh ùn tắc giao thông trên địa bàn xã không còn xảy ra. Góp
phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Mỗi người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Các bạn học sinh là
những tuyên truyền viên tích cực ở gia đình, thôn xóm của mình. Đây là việc
làm thiết thực giúp mọi người có thêm hiểu biết ứng xử và văn hóa tham gia
giao thông.
Tuy vấn đề tuyên truyền và tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông ở trường
học cũng như ở địa phương còn ít nhưng các bạn trong trường đã có ý thức đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động tập thể, đồng thời các bạn còn
thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tính tích cực tham gia hoạt động
trong lớp, trong trường và ở địa phương nơi cư trú. Giáo dục tinh thần tương
thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng.
Rèn cho mỗi học sinh kĩ năng tham gia giao thông và kiến thức xã hội, trang
bị cho mình kĩ năng sống và ứng xử cần thiết trong cuộc sống.
Các bạn học sinh có thể sử dụng kiến thức liên môn được học trong trường
vào giải quyết tình huống thực tiễn và biết cách ứng xử có văn hóa khi tham gia
giao thông trong trường, trong làng, trong xã và ngoài quốc lộ.
Đây là việc làm rất thiết thực, lớn lao giúp các bạn có văn hóa ứng xử đẹp
khi tham gia giao thông, đồng thời giúp các gia đình giảm thiểu vi phạm, tai nạn
giao thông xảy ra (để không còn tình trạng con mất bố, vợ mất chồng), không
còn thiệt hại đến kinh tế và sức khỏe của mọi người dân, như vậy mọi người dân
khỏe thì đất nước sẽ mạnh và giàu.
Sau khi thực hiện tuyên truyền, kêu gọi người dân “Hãy chung tay xây

dựng giao thông xã nhà”. Chúng em mong muốn mọi người dân nâng cao ý
thức tham gia giao thông, có văn hóa ứng xử đẹp khi tham gia giao thông đường
bộ trên quê hương, đất nước mình. Điều đó giúp chúng ta khắc phục tình trạng
ách tắc và tai nạn giao thông, vi phạm an toàn giao thông đồng thời tạo ra được
làng xóm văn minh, xã hội văn minh.
Nhóm em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn và các thầy cô giáo,
cũng như sự hưởng ứng của tất cả mọi người.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả
12


Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn giải quyết những vẫn đề thực tiễn

13



×