Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIÁO AN ôn THI THPT QUỐC GIA GDCD 11 bài 8, 9, 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.73 KB, 17 trang )

Tiết PPCT: TN9
Ngày soạn: 08/01/2018
Lớp
12D2

12D3

12D4

12D10

Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nêu được tính
tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước
đó ở Việt Nam.
3. Thái độ:
- Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia
xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, làm việc cá nhân, thảo luận lớp...
2. Phương tiện dạy học
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.


- Tài liệu tham khảo khác.
IV. Tiến trình dạy học
1. Lý thuyết
Hoạt động 1: Kiểm tra đề cương (4’)

Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức (15’)
Thời Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
gian
10’
GV: Em hãy nêu những đặc 1. Về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
trưng cơ bản của chủ nghĩa ở nước ta, Cương lĩnh 2011 đã khẳng
xã hội mà Đảng và nhân dân định: “Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
ta đang xây dựng theo Cương dựng là một xã hội:
lĩnh xây dựng đất nước trong 1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
thời kỳ quá độ lên CNXH ở văn minh;
Việt Nam năm 2011?
2. Do nhân dân làm chủ,
HS: Phát biểu.
3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
GV: Chuẩn kiến thức.
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
GV: Lấy ví dụ về biểu hiện tiến bộ phù hợp;
các đặc trưng có bản của chủ 4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
nghĩa xã hội ở Việt Nam tộc;
1


trong cuộc sống hằng ngày?
HS: Lấy ví dụ.


5’

GV: Đi lên CNXH có những
hình thức nào? Vì sao nước
ta lại chọn con đường đi lên
CNXH chứ không phải là tư
bản chủ nghĩa?
HS : Trả lời
GV : Chốt kiến thức.

5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển;
7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo;
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới''(1)
2. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam:
- Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt
Nam
+ Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Một là, quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội.
Hai là, quá độ giãn tiếp từ xã hội tiền tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát

triển tư bản chủ nghĩa.
- Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam:
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
khách quan. Bởi vì:
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước
mới thực sự độc lập.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp
bức, bóc lột.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc; mọi người mới có điều
kiện phát triển toàn diện.

Hoạt động 3: Bài tập vận dụng (25’)
Câu 1. Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước đang xây dựng có mấy đặc trưng?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 2. Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội xuất phát từ
A. ý muốn chủ quan của Đảng.
B. tính tất yếu khách quan.
C. do tình hình thế giới tác động.
D. mơ ước của nhân dân.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Do nhân dân lao động làm chủ.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc.
C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
D. Có nhiều đảng lãnh đạo đất nước.


2


Đáp án D. Xem các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo cương lĩnh 2011.
Câu 4. Khẳng định “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật” thể hiện đặc trưng nào sau đây của chủ
nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
Đáp án C. Nhà nước pháp quyền là nhà nước sử dụng sức mạnh của pháp luật để quản lí đất nước.
Câu 5. Các hoạt động của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thăm các nước trên
thế giới thể hiện đặc trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Do nhân dân làm chủ.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 6. Khẳng định mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện đặc
trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Do nhân dân làm chủ.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Đáp án C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chính là quyền dân chủ, quyền làm chủ của
công dân.
Câu 7. Khẳng định công dân các dân tộc ở Việt Nam đều được hưởng thụ một nền giáo dục của
nước nhà thể hiện đặc trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
Câu 8. Khẳng định các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, các phong tục
tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy thể
hiện đặc trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Do nhân dân làm chủ.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Đáp án B. Nội dung đặc trưng đề cấp đến lĩnh vực văn hóa.
Câu 9. Tại đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ năm 2017 ngày 7/1/2018, người đẹp dân tộc Ê Đê
H'Hen Niê đã đăng quang với ngôi vị cao nhất. Điều đó thể hiện đặc trưng nào sau đây?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.

3


D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
Đáp án B. Thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 10. Bạn H là một học sinh giỏi, sau khi tốt nghiệp THPT, H tiếp tục dự thi tuyển sinh vào ngành

Công nghệ thông tin của một trường đại học và được gia đình tạo mọi điều kiện để H học tập. Điều
đó thể hiện đặc trưng nào sau đây?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
Đáp án A. Thể hiện quyền tự do của công dân trong học tập.
Câu 11. Khẳng định nào sau đây không phải là lí do mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn để đưa nước
ta đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Đi lên CNHX thì đất nước mới thực sự độc lập.
B. Đi lên CNXH mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột.
C. Đi lên CNXH mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
D. Đi lên CNXH đất nước mới có nhiều đảng lãnh đạo.
Đáp án D. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam.
Câu 12. Nước ta đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là
A. bỏ qua tất cả những gì của chủ nghĩa tư bản.
B. bỏ qua việc xác lập hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản.
C. bỏ qua những thành tựu khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản.
D. bỏ qua những thành tựu về văn hóa của chủ nghĩa tư bản.
Đáp án B. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH.
Câu 13. Chủ trương “hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới
thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Là một xã hộ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ.
C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
D. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đáp án D. Có tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ gìn những truyền thống văn hóa,

bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Câu 14. Có bao nhiêu hình thức quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án A. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.
Câu 15. Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn sau khi hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đi lên
A. chủ nghĩa quốc tế.
B. chủ nghĩa xã hội.
C. chủ nghĩa tư bản.
D. chủ nghĩa vô sản.
Bài tập về nhà
Câu 16. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta về chính trị?
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ.
C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

4


Câu 17. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011 là
A. có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. có nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. có nền văn hóa tự do, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 18. H nói chuyện với T rằng: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan

đại biểu cao nhất của nhân dân, do cử tri cả nước bầu ra để thay mặt nhân dân quyết định những
công việc chung của cả nước. T không đồng ý, vì cho rằng Quốc hội chỉ làm việc phục vụ cho quyền
và lợi ích của các cơ quan nhà nước. Nếu em nghe cuộc trao đổi đó, em sẽ sử dụng đặc trưng nào
sau đây để giải thích cho bạn T hiểu?
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ.
C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 19. Để mọi công dân đều có thể được hưởng quyền và thực hiện những nghĩa vụ của mình,
đồng thời nhà nước ban hành chính sách, pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân là nói đến đặc trưng nào sau đây của chủ nghãi xã hội ở Việt Nam?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.
Câu 20. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội để giải thích cho mọi người hiểu
mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được thực
hiện quyền bầu cử (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác)?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển.
C. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo.
D. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp.

4. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)

- Xem lại nội dung bài học, làm các câu hỏi phần bài tập về nhà.
- Làm đề cương bài 9 – Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

5


Tiết PPCT: TN10
Ngày soạn: 13/01/2018
Lớp
12D2

12D3

12D4

12D10

Ngày giảng
Sĩ số lớp

ÔN TẬP
NHÀ NƯỚC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Biết được nguồn gốc của nhà nước; Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


6


2. Về kỹ năng
- Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều
kiện bản thân.
3. Về thái độ
- Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, làm việc cá nhân, thảo luận lớp...
2. Phương tiện dạy học
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Tài liệu tham khảo khác.
IV. Tiến trình dạy học
1. Lý thuyết
Hoạt động 1: Kiểm tra đề cương (3’)
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức (17’)
Thời
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
gian
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn 1. Nguồn gốc của nhà nước
gốc nhà nước
- Nguồn gốc của nhà nước: Nhà nước chỉ ra
GV: Nhà nước xuất hiện đầu đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản
tiên khi nào? Điều kiện cần và
xuất, khi có sự phân hóa thành các giai cấp,
đủ để nhà nước xuất hiện là gì?

mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay
HS: Trả lời
GV: Kết luận về nguồn gốc nhà gắt đến mức không thể điều hòa được.
nước.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhà 2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nam
GV: Thế nào là nhà nước pháp a. Thế nào là nhà nước pháp quyền
quyền và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
- Nhà nước pháp quyền là NN quản lí mọi
XHCN Việt Nam?
mặt đời sống XH bằng pháp luật, mọi hoạt
HS: Trả lời
động của các cơ quan nhà nước và công dân
GV: kết luận 2 khái niệm, yêu
đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
cầu HS ghi nhớ.
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
GV: Nhà nước ta mang bản
nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội
chất của giai cấp nào? Nêu
bằng pháp luật do Đảng Cộng sản Việt Nam
những biểu hiện cơ bản của bản
lãnh đạo.
chất của nhà nước ta?
b. Bản chất của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam
HS: Trả lời

- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công
7


GV: Kết luận về bản chất của
nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam. Lấy một số VD về
tính nhân dân và tính dân tộc
của nhà nước ta.

nhân, vì những thành quả cách mạng của
quần chúng nhân dân lao động do giai cấp
công nhân thông qua chính Đảng của mình
là ĐCSVN lãnh đạo.
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước ta bao hàm cả tính nhân dân, tính dân
tộc sâu sắc:
+ Tính nhân dân thể hiện: Nhà nước của ta là
Nhà nước của dân, vì dân, do dân lập nên và
nhân dân tham gia quản lí; thể hiện ý chí, lợi
ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ
chủ yếu để nhân thực hiện quyền làm chủ
của mình.
+ Tính dân tộc thể hiện: Nhà nươc kế thừa
và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt
đẹp của dân tộc; Nhà nước có chính sách dân
tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích cho cộng đồng

các dân tộc VN và thực hiện đại đoàn kết
dân tộc là đường lối chiến lược và động lực
GV: Em hãy nêu và phân tích to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
chức năng của nhà nước pháp c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền
quyền XHCN Việt Nam?
XHCNViệt Nam
HS: Trả lời.
- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an
GV: Kết luận.
toàn xã hội.
- Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện
các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp
của công dân:
+Tổ chức xây dựng và quản lí nền KT
XHCN
+ Tổ chức xây dựng và quản lí Văn hoá, giáo
dục, khoa học
+ Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện
8


4’

Hoạt động 3 : Tìm hiểu trách
nhiệm của công dân trong
việc tham gia xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt
Nam
GV: Em hãy nêu những trách
nhiệm của công dân trong việc

tham gia xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam?
HS: Nêu những trách nhiệm
của công dân.
GV: Kết luận.

Hoạt động 4: Bài tập

các chính sách xã hội.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật để bảo đảm
thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích
hợp pháp của công dân.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc
tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận
động mọi người thực hiện tốt đường lối,
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: Xây
dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác
trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch.

2. Bài tập (25’)
HS làm việc cá nhân (khoanh đáp án và lí giải việc chọn đáp án vào

dòng...)
Câu 1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông
dân.
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
D. Tất cả các giai cấp trong xã
hội.
Đáp án A. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN VN.
Câu 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì
nó là
A. thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động.
B. thành quả cách mạng của giai cấp công nhân.
C. thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính
đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đáp án D. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN VN.
Câu 3. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể
hiện tập trung nhất là gì?
A. Phục vụ lợi ích của nhân dân.
B. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước.
C. Thể hiện ý chí của nhân dân.
D. Do nhân dân xây dựng nên.
Đáp án B. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN VN

9


Câu 4. Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng
A. pháp luật.

B. điều lệ.
C. chủ trương, đường lối.
D. cơ chế, chính sách.
Đáp án A. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCNVN.
Câu 5. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm cả
A. tính nhân dân và tính dân tộc.
B. tính giai cấp và tính dân tộc.
C. tính thống trị và tính trấn áp.
D. tính thống trị và tính dân tộc.
Đáp án B. Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN VN.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây không thể hiện tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Là nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
B. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
C. Là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
D. Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
Đáp án D. Căn cứ vào các từ kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
Câu 7. Khẳng định nào sau đây thể hiện tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Là nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
B. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn và chăm lo lợi ích cho các dân tộc.
C. Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
D. Nhà nước ta thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đáp án A. Căn cứ vào các từ tính nhân dân trong câu hỏi và trong đáp án trả lời.
Câu 8. Khẳng định nào sau đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
B. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn và chăm lo lợi ích cho các dân tộc.
C. Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
D. Nhà nước ta thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đáp án A. Căn cứ vào các từ tính dân tộc trong câu hỏi và trong các đáp án.
Câu 9. Nghe thông tin công an tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức bắt một số đối tượng thanh thiếu niên tổ
chức đua xe trái phép. Bạn H cho rằng điều đó là trách nhiệm và quyền của công an, đồng thời thể

hiện trách nhiệm của công an trong việc phòng, chống tội phạm để giữ gìn an ninh trật tự xã hội. H
đang nói đến nọi dung nào sau đây của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
B. Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
C. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
D. Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Đáp án C. Căn cứ vào các từ phòng, chống tội phạm để giữ gìn an ninh trật tự xã hội (chức năng
của nhà nước pháp quyền XHCN).
Câu 10. Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định nhất của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam là
A. đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
B. tổ chức và xây dựng.
C. duy trì sự thống trị giai cấp.
D. bộ máy trấn áp đặc biệt.
Đáp án B. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCNVN.
Câu 11. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được hiểu là
A. phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại đất nước.
B. xây dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
C. xây dựng và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học.
D. xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội.
Đáp án A. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCNVN.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng của nhà nước ta?
A. phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại đất nước.
B. xây dựng và quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

10


C. xây dựng và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học.
D. xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội.

Đáp án A. Đây là chức năng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Câu 13. Vì việc anh G viết đơn tố cáo hành vi sản xuất hàng giả của chị U và chị K gửi lên cơ quan
có thẩm quyền nên chị U đã nhờ anh M bắt trói anh G và yêu cầu rút đơn tố cáo về. Biết được
chuyện này, anh Z và anh Y đã đánh anh M để bảo vệ anh G. Những ai dưới đây đã thể hiện trách
nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Anh G.
B. Anh Z và anh Y.
C. Chị U và chị K.
D. Anh G, anh Z và Y.
Đáp án A. Vì anh G thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN VN. Cách bảo vệ G của Z và Y chưa đúng pháp luật.
Câu 14. Bạn M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù
khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây
trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?
A. Trách nhiệm của công dân. B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Lí tưởng của công dân. D. Trí
tuệ của công dân.
Đáp án A. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
VN.
Câu 15. Hoạt động nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Khi tham gia giao thông luôn luôn đội mũ bảo hiểm.
B. Khi nhìn thấy bạn vi phạm luật giao thông không nhắc nhở bạn.
C. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty X vì không bảo vệ môi trường.
D. Tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường ở nơi công cộng.
Đáp án B. Các đáp án A, C, D thể hiện trách nhiệm của công dân....
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 16. Hoạt động nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.

B. Khi nhìn thấy bạn vi phạm luật giao thông không nhắc nhở bạn.
C. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty X vì không bảo vệ môi trường.
D. Đi xe phóng nhanh, vượt ẩu gây mất an toàn giao thông.
…………………………………………………………………………………………………………

Câu 17. Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, thực hiện
đại đoàn kết toàn dân tộc là thể hiện nội dung nào sau đây của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam?
A. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
B. Bản chất của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
C. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. D. Vai trò của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
…………………………………………………………………………………………………………

Câu 18. Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh cảu mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu
gây rối, phá hoại đất nước là thể hiện nội dung nào sau đây của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam?
A. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
B. Bản chất của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
C. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. D. Vai trò của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.

11


…………………………………………………………………………………………………………

Câu 19. Anh H luôn gương mẫu chấp hành các quy định của luật giao thông đường bộ khi tham gia

giao thông là thể hiện
A. trách nhiệm của công dân tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
B. bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
C. chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
D. vai trò của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
…………………………………………………………………………………………………………

Câu 20. Vì việc anh G viết đơn tố cáo hành vi sản xuất hàng giả của chị U và chị K gửi lên cơ quan
có thẩm quyền nên chị U đã nhờ anh M bắt trói anh G và yêu cầu rút đơn tố cáo về. Biết được
chuyện này, anh Z và anh Y đã đánh anh M để bảo vệ anh G. Những ai dưới đây không thể hiện
trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Anh G. B. Chị U, chị K, anh M.
C. Anh M, anh Z, anh Y. D. Chị U, chị K, anh M, anh Z và
Y.
…………………………………………………………………………………………………………


4. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Xem lại nội dung bài học, làm các câu hỏi phần bài tập về nhà.
- Làm đề cương bài 10 – Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. (GDCD lớp 11).
Tiết PPCT: TN11
Ngày soạn: 18/01/2018
Lớp
12D2
12D3
12D4
12D10
Ngày giảng
Sĩ số lớp


ÔN TẬP
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được bản chất của nền dân chủ CNXH.
- Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hoá - xã hội
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ trực tiếp dân chủ gián tiếp (dân chủ đại
diện).
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội
phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán
các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, làm việc cá nhân, thảo luận lớp...
12


2. Phương tiện dạy học
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Tài liệu tham khảo khác, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Lý thuyết
Hoạt động 1: Kiểm tra đề cương (2’)
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức (17’)
Thời

Hoạt động của GV và HS
gian
4’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản
chất của nền dân chủ XHCN.
GV : Dân chủ là gì và bản chất
của nền dân chủ XHCN có
những biểu hiện gì ?
HS : Trả lời.
GV : kết luận về bản chất nền
DCXHCN.

10’

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội
dung cơ bản của dân chủ trong
các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
GV : Trong lĩnh vực chính trị,
dân chủ được thể hiện như thế
nào ?
HS : Trả lời

Kiến thức cơ bản
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa
- Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân,
là quyền làm chủ của nhân dân trong các
lĩnh vực đời sống xh của đất nước; dân chủ
là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp

thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất
giai cấp.
- Về bản chất, nền dân chủ XHCN là nền
dân chủ của quảng đại quần chúng nhân
dân, được thực hiện chủ yếu bằng Nhà
nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Bản chất của nền dân chủ XHCN được
thể hiện:
+ Mang bản chất giai cấp công nhân.
+Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất.
+ Lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng
tinh thần của xã hội.
+ Là nền dân chủ của nhân dân lao động.
+ Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong
lĩnh vực kinh tế (đọc thêm).
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong
lĩnh vực chính trị
- Là thực hiện mọi quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
- Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan
13


quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị –

GV : Phân tích, kết luận
xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung
của Nhà nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà
nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý
dân.
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận,
tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, quyền
khiếu nại, tố cáo... của công dân.
GV : Trong lĩnh vực văn hóa, c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong
dân chủ được thể hiện như thế lĩnh vực văn hoá
nào ?
- Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng
của mọi công dân trong lĩnh vực văn hoá.
HS : Trả lời
- Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá:
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn
GV : Phân tích, kết luận
hoá.
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo
văn hoá, nghệ thuật của chính mình.
+ Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ
thuật; giải phóng con người khỏi những
thiên kiến lạc hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh
thần và đưa văn hoá đến cho mọi người.
d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong
lĩnh vực xã hội

- Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã
GV : Trong lĩnh vực xã hội, dân hội của công dân.
chủ được thể hiện như thế nào ? - Biểu hiện của quyền làm chủ về xã hội:
+ Quyền lao động.
HS : Trả lời
+ Quyền bình đẳng nam, nữ. (Phụ nữ được
quyền bàn bạc, tham gia, quyết định những
GV : Phân tích, kết luận
vấn đề của gia đình và xã hội)
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo
hiểm xã hội.
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức
khoẻ.
+ Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và
tinh thần khi không còn khả năng lao động.
+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền
lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các
14


3’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hai
hình thức dân chủ trực tiếp và
dân chủ gián tiếp.
GV : Dân chủ trực tiếp là gì ?
Nêu những hình thức của dân
chủ trực tiếp.
HS : Trả lời.
GV : Phân tích, kết luận.


GV : Dân chủ gián tiếp là gì ?
Nêu những hình thức của dân
chủ trực tiếp.
HS : Trả lời.
GV : Phân tích, kết luận.

thành viên trong xã hội. Tham gia các
phong trào ở địa phương và trường học.
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
a) Dân chủ trực tiếp
- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ
với những qui chế, thiết chế để nhân dân
thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp
quyết định công việc của cộng đồng, của
Nhà nước.
- Những hình thức phổ biến của dân chủ
trực tiếp là:
+ Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn
quốc)
+ Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp.
+ Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân
tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ xung PL)
+ Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức
nhân dân tự quản, xd và thực hiện các qui
ước, hương ước phù hợp PL.
b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ
thông qua những qui chế, thiết chế để nhân
dân bầu ra những người đại diện thay mặt

mình quyết định các công việc chung của
cộng đồng, của Nhà nước.

Hoạt động 4 : Bài tập
2. Bài tập (25’)
Câu 1. Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là
A. phát triển cao nhất trong lịch sử.
B. rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
C. tuyệt đối nhất trong lịch sử.
D. hoàn thiện nhất trong lịch sử.
Đáp án B. Nền DCXHCN là nên dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân.
Câu 2. Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân do
A. đảng cộng sản lãnh đạo.
B. những người có quyền.
C. giai cấp nông dân.
D. những người nghèo trong xã hội.
Đáp án A.
Câu 3. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính
trị – xã hội là dân chủ trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hoá.
D. xã hội.
Đáp án B. căn cứ vào các từ quyền bầu cử và ứng cử. (Nội dung DC trong lĩnh vực xã hội).

15


Câu 4. Nhân dân có quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần khi không còn khả năng lao

động, quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên
trong xã hội là dân chủ trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hoá.
D. xã hội.
Đáp án D. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
C. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần.
D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
Đáp án A. Nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?
A. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
Đáp án C. Đáp án A, B thuộc lĩnh vực chính trị, đáp án D thuộc lĩnh vực văn hóa. (PP loại trừ).
Câu 7. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
B. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của mình.
C. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
D. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Đáp án B. Đáp án A, C thuộc lĩnh vực xã hội, đáp án D thuộc lĩnh vực chính trị. (PP loại trừ).
Câu 8. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
B. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
C. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
D. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần.

Đáp án A. Vì nội dung này thuộc lĩnh vực văn hóa.
Câu 9. N tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể
hiện quyền nào dưới đây?
A. Sáng tác, phê bình văn học.
B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
D. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Đáp án B. Căn cứ vào các từ tổ chức trưng cầu ý dân và nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
Câu 10. M đang là học sinh lớp 11 nên không thực hiện được quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Ứng cử vào HĐND cấp xã.
B. Sáng tác văn học.
C. Đóng phim.
D. Tham gia bảo hiểm y tế.
Đáp án A. Vì nội dung này thuộc lĩnh vực chính trị. Theo quy định thì công dân đủ 21 tuổi trở lên
mới có quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
Câu 11. Vào đầu mỗi năm học, học sinh thường tham gia thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, đó là
việc
A. bầu giáo viên chủ nhiệm.
B. bầu ban cán sự lớp.
C. bầu chủ tịch công đoàn trường.
D. bầu hiệu trưởng.
Đáp án B.
Câu 12. Bạn A là học sinh lớp 11 nhưng thường có bài đăng trên báo. Vậy A đã thực hiện hình thức
dân chủ nào dưới đây?
A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ trực tiếp.
C. dân chủ phân quyền.
D. dân chủ liên
minh.
Đáp án B. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp.


16


Câu 13. Chị H là Đại biểu hội đồng nhân dân xã X đã trình bày ý kiến của nhân dân xã mình về vấn
đề môi trường trong cuộc họp hội đồng nhân dân xã, chị H đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau
đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ giả hiệu.
D. Dân chủ hình thức.
Đáp án A. Khái niệm hình thức dân chủ gián tiếp, chị H là người đại diện.
Câu 14. H có giọng hát hay nên bạn muốn tham gia hội thi văn nghệ do trường tổ chức, nhưng mẹ H
nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học tâp. Theo em, mẹ H đã vi phạm quyền dân chủ nào
sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền được hưởng lợi từ sáng tạo của mình.
D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đáp án B. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
Câu 15. Bạn N rất thích làm lớp trưởng nên đã đưa cho G 200 ngàn đồng để G giới thiệu với giáo
viên chủ nhiệm tên K. Biết chuyện, cô K vẫn làm ngơ không phê bình N và G trước lớp. Vậy, những
ai đã vi phạm quyền dân chủ?
A. Mình N.
B. N và G.
C. N, G và cô K.
D. Không ai vi phạm.
Đáp án C. Kể tên hành vi vi phạm quyền dân chủ từng người.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 16. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ gắn liền với
A. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

B. pháp luật, kỉ luật, trật tự.
C. kỉ cương, trật tự, công bằng.
D. công bằng, dân chủ, văn minh.
Đáp án A. Bản chất nền dân chủ XHCN (năm là).
Câu 17. Việc nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp với pháp
luật là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ trực tiếp.
C. dân chủ phân quyền.
D. dân chủ liên minh.
Đáp án B. Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp.
Câu 18. Công dân tham gia khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế là được thực hiện quyền dân chủ
trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Lĩnh vực văn hóa.
B. Lĩnh vực xã hội.
C. Lĩnh vực chính trị
D. Lĩnh vực kinh tế.
Đáp án B. Nội dung của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
Câu 19. Bà con nhân dân khu phố 5 phường X họp bàn xây dựng quy ước khu phố là thực hiện hình
thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ giả hiệu.
C. Dân chủ hình thức.
D. Dân chủ gián tiếp.
Đáp án A. Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp.
Câu 20. Vô tình đọc được bài thơ trong nhật kí của ông B, chị D đã chép lại nội dung và gửi cho báo
X với tên của mình. Báo X đăng bài thơ đó. B phát hiện sự việc nên đã nhờ Y đánh D. Trong trường
hợp này, những ai đã vi phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa?
A. Ông B, chị D.
B. Ông B, chị D và báo X.

C. Báo X và Y.
D. Mình chị D.
Đáp án D. Chị D đã vi phạm quyền tác giả.

3. Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
- Xem lại nội dung bài học, làm các câu hỏi phần bài tập về nhà.
- Xem trước nội dung quyền bầu cử và ứng cử (bài 7 - lớp 12).
17



×