Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SƠ LƯỢC VỀ 7 VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.03 KB, 22 trang )

SƠ LƯỢC VỀ 7 VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
09/08/2010 16:09 | 5,222 lượt xem

1. Vùng Tây Bắc (Việt Nam)
Vị trí vùng Tây Bắc trong bản đồ Việt Nam(Màu xanh da trời)
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới
với Lào vàTrung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng
của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Địa lý


Các tiểu vùng miền Bắc
Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí.



Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng
đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy



theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30
km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m.
Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn
của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà Phình, Mộc Châu, Nà
Sản là các cao nguyên ở đây.
Nguy cơ động đất: Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.[1]


Hành chính
Sông Đà, đoạn tại đập thủy điện Hòa Bình, Hòa Bình
Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân [1]:









Hòa Bình
Sơn La
Điện Biên
Lai Châu
Lào Cai
Yên Bái
Mặc dù một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do
dòng sông chạy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc
không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ.

Các sắc tộc và Văn hóa
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nhìn từ Sa Pa
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu [[múa
xòe]tiêu biểu là điệu mua xoè hoa rất nổi tiếng được rấ nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có
dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như mèo,nùng... Ai đã từng qua Tây
Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng
cho Tây Bắc.


Lịch sử
Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955 Khu tự trị Thái-Mèo được
thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc.
Khu tự trị này giải thể năm 1975.

Quân sự
Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân
khu 2 bảo vệ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự
ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời
kì Chiến tranh Đông Duơng
2. Vùng Đông Bắc (Việt Nam)
Vị trí vùng Đông Bắc trong bản đồ Việt Nam(Màu hồng)
Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là
Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà
Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2
tiểu vùng kia là Vùng Tây Bắc vàĐồng bằng sông Hồng). Đôi khi vùng Đông Bắc bao gồm cả
Đồng bằng sông Hồng.

Đặc điểm địa lý
Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí
giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông
Hồng, hay nên làdãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông
bởi đường biên giới Việt-Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với
vùng đồng bằng sông Hồng.


Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía đông thấp hơn
có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng
cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ

Long nổi tiếng.
Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti,
cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Tây Nam thấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng.
Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông
Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ
thống sông Thái Bình),sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...
Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể
cả quần đảo Hòang Sa và Trường Sa).

Khí hậu
Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về
Tam Đảo, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai,
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí tuyết.
Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá
đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "RétThái Nguyên rét về Yên Thế".

Phạm vi hành chính
Các tiểu vùng miền Bắc
Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Đôi khi Lào
Cai, Yên Bái vốn thuộc Vùng Tây Bắccũng được xếp vào vùng này.

Sắc tộc và văn hóa
Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo.Nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm
xúc từ vùng đất này để sáng tác nên nhiều bà hát rất hay như "Hà Giang quê hương tôi" và còn
rất nhièu bài hát khác.

Kinh tế
An ninh quốc phòng
Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần

các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con
đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng
Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào
Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay
khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như
Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn
như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970
và trong thập niên 1980, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam
chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông Bắc.
3. Đồng bằng sông Hồng


Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng trong bản đồ Việt Nam(Màu đỏ)
Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông
Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên,Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Gần
như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung
du và núi cao thượng du.

Vị trí, diện tích
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ 19°53´B (huyện Nghĩa Hưng) đến 21°34´B (huyện Lập
Thạch), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).
Phía bắc và tây bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía
đông là vịnh Bắc Bộ và phía năm vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi
triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Đồng bằng còn có nhiều hồ ao vốn là các lòng sông cũ cũng như các vùng đất trũng úng. Dọc bờ
biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh dấu một đường bờ biển cũ có thời kỳ sông lấn biển. Đây
là điều kiện để có thể phát triển một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời.
Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,5% diện tích của cả nước.


Dân số
Dân số là 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước. [1]

Tài nguyên thiên nhiên


Các tiểu vùng miền Bắc
Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có




giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái



Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều



ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ
tấn. Khí thiên nhiên đươc thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản
làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…

Điều kiện kinh tế - xã hội



Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều




kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức
mua lớn.
Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A,
quốc lộ 5, 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay
quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…





Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các
trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…
với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.

Công nghiệp
Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là : luyên kim , cơ khí , hóa chất , vật liệu
xây dựng ,chế biến thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng , nhiệt điện
Các ngành công nghiệp khai thác : khai thác khí dầu , khai thác đá vôi , khai thác sét cao lanh
Giá trị sản xuất công nghiệp tặng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng ( 1995 ) lên 55,2 nghìn tỉ đồng ,
chiếm 21% GDP trong công nghiệp cả nước
Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội , Hải Phòng


Nông nghiệp
Sản lượng lúa tăng từ 44,4 tạ/ha ( 1995 ) lên là 56,4 tạ /ha ( 2002 )
Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô , khoai tây , cà
chua , cây ăn quả ... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng . Đem lại hiệu quả cho ngành
kinh tế của vùng . Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính
Nuôi lợn , bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng

Dịch vụ
Có đường giao thông thuận lợi , hoạt động vận tải sôi nổi nhất . Có nhiều đường sắt nhất đi qua
các nơi khác nhau trong vùng
Có nhiều địa danh như Chùa Hương, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn, Cúc
Phương, Đồ Sơn,Cát Bà,...
Sân bay : sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài ( Hà Nội ) . Cảng : có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà
Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng . Hà Nội là trung tâm thông tin , tư vấn , chuyển
giao công nghệ , có nhiều tài chính , ngân hàng lớn nhất nước ta

Những hạn chế và khó khăn




Dân số đông, mật độ dân số cao (1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung
bình Việt Nam)gây áp lực nên tài nguyên:nước, rừng...
Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão từ biển vào, lũ lụt do nước đổ về hạ lưu
Sông bị lấp đầy do phù sa
4. Bắc Trung Bộ (Việt Nam)






Vị trí Bắc Trung Bộ trong bản đồ Việt Nam(Màu xanh lá cây)
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới
Bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập
quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn được giao thực hiện trong 2
năm 1994-1995 với sự tham gia của gần 30 cơ quan, Viện Nghiên cứu ở Trung ương và 6 tỉnh
thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng nhiều chuyên gia.
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh






Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên-Huế
Về quốc phòng thì các tỉnh này do Bộ tư lệnh Quân khu 4 quản lý.

Địa lý
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, trên trục giao
thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển
Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội,
Vũng Ánh, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây...)có các đầm phá
thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản,là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước(động
Phong Nha-KẻBàng,Cố đô Huế.v.v.)tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa VN và các nước

Lào,MianMa.v.v..
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông(Vịnh Bắc
Bộ)cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đang
dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi
dụng hợp lí. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao
lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.
Các tỉnh thành khu vực Bắc Trung Bộ

Diện tích, dân số các tỉnh miền Bắc Trung Bộ
STT

Tỉnh

Diện tích (km²) Dân số (người) {2004} Mật độ (người/km²)

1

Thanh Hóa

11.106

3.520.000

317

2

Nghệ An

16.487


3.003.200

180

3

Hà Tĩnh

6.055,6

1.286.700

312

4

Quảng Bình

8.051,8

831.600

103

5

Quảng Trị

4.745,7


616.600

130

6

Thừa Thiên-Huế 5.053,99

1.134.480

224,50

An ninh - Quốc phòng



Địa bàn Bắc Trung Bộ Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiến đấu,
phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử. Từ xa xưa đây đã từng là
chốn “biên thùy”, là “phên dậu”, là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ
nước của dân tộc Việt Nam.
Thời 1000 năm bắc thuộc, nơi đây đã hình thành nên các cuộc khởi nghĩa chống giặc



ngoại xâm phong kiến Trung Hoa.
Lý Bí vốn là Giám quân ở Đức Châu (tức vùng Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã liên kết với
hào kiệt mấy châu mưu việc đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư nhà Lương. Cuộc kháng chiến thành công
và Lý Bí đã lập nên nhà Tiền Lýnăm 542.





Năm Nhâm Tuất (722) tức năm Khai Nguyên thứ mười, đời Đường Huyền Tông



ở Trung Hoa, Mai Thúc Loan đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hoan Châu, đánh đuổi quân đô hộ nhà
Đường. Ông đã cho xây dựng kinh đô Vạn An ở Nam Đàn, Nghệ An ngày nay.
Năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của



nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La.
Năm 938, Ngô Quyền vốn là người cai quản Ái châu, đã tập hợp lực lượng hào kiệt trong



nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng
nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân
tộc Việt Nam.
Thời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước Đại Việt, vua Trần Nhân Tông đã từng



nói:
"Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh."
Khi nhà Hồ, nước Đại Ngu bị quân Minh xâm lược, thì địa bàn Thuận Hóa, Nghệ An




châu, Thanh Hóa là nơi hình thành các cuộc chiến đấu, khôi phục chủ quyền quốc gia của các
vua nhà Hậu Trần.
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh, thì vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh



Hóa là địa bàn chiến lược, là hậu phương vững chắc giúp cho nhà Lê làm nên nghiệp lớn.
Khi Quang Trung lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, thì vùng Bắc Trung Bộ là nơi cung cấp



nhân tài, nhân lực, vật lực để ông xây dựng và củng cố quân đội "thiện chiến, thần tốc" và làm
nên Chiến thắng Kỷ Dậu (1789), quét sạch 20 vạn quân Thanh.
Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn suy yếu phải



nhượng bộ nhiều chính sách bất lợi cho dân tộc. Ở Bắc Trung Bộ là nơi phát tích nhiều cuộc nội
dậy, khởi nghĩa chống Pháp mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình
Phùng lãnh đạo ở 4 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh,Nghệ An, Thanh Hóa, là đỉnh cao của phong trào
Cần Vương cuối thế kỷ 19.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực Bắc Trung



Bộ vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc.
Hiện nay Quân khu 4 đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về mặt quốc phòng trên
địa bàn 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, vừa tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vừa thực hiện

nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đáp ứng với
yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Dân cư
Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-nây Kiều)
sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở
đồng bằng ven biển.

Kinh tế
Công nghiệp
Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý , đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai
thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng . Đây là ngành quan trọng nhất của vùng


Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ , cơ khí , dệt may , chế biến thực phẩm .
Phân bố không đồng đều . Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp : Thanh
Hóa , Vinh , Huế với qui mô vừa và nhỏ
Cơ sở hạ tầng , công nghệ , máy móc , nhiên liệu cũng đang được cải thiện . Cung ứng được
nhiên liệu , năng lượng

Nông nghiệp
Dịch vụ
Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào :Nậm Cắn , Cầu Treo , Cha
Lo , Lao Bảo
Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu
chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta .
Du lịch đang trên đà phát triển . Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày nhiều

Lịch sử
Văn hóa








Theo hệ thống phân vùng địa lí Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc
Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người ThanhNghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt
nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người
Việt. Những là điệu hò đặc trưng của vùng này là:
Hò sông Mã (Thanh Hoá)
Hò ví dặm Nghệ Tĩnh
Hò khoan Quảng Bình.
Hò mái nhì Quảng Trị.
Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản
thế giới:Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình
Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí
Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn,... các vua của nhà
Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn,chúa Trịnh...

Danh lam thắng cảnh
Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển
Thiên Cầm,Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô. Khu vực này có
các vườn quốc gia:Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ
Quang, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã.

Giao thông vận tải





Đường bộ và đường sắt: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, Đường Hồ Chí
Minh và Đường sắt Bắc - Nam
Đường hàng không: Sân bay Vinh, Sân bay Đồng Hới, Sân bay Phú Bài
Cảng: Cảng Vũng Áng, cảng Cửu Lò, cảng Chân Mây.
5. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên


Nam Trung Bộ Việt Nam
Vị trí vùng Nam Trung Bộ trong bản đồ Việt Nam(Màu xanh nước biển)
Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam thuộc Trung Bộ Việt Nam

Các tỉnh và thành phố
Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam được chia thành:
1.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam:

Thành phố Đà Nẵng

Tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Bình Định

Tỉnh Phú Yên


Tỉnh Khánh Hoà

Tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Bình Thuận
2.






Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh:
Tỉnh Kon Tum
Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Đắc Lắc
Tỉnh Đắc Nông
Tỉnh Lâm Đồng

Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển
Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc
cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng
cục Thống kê) trước đây lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ (chẳng hạn,
xem [1]). Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về mặt địa lý ranh giới
giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh
Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử thì
tỉnh Bình Thuận (thời đó bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào Nam Kỳtrong thời gian
khoảng 1 năm (1883-1884) theo hòa ước ký với Pháp, sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.
Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Trung Bộ.
Website trước đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh

Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ (xem [2]), nhưng ở phần
khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông
Nam Bộ (xem [3]). Các website trên đây đã bị xóa.
Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên thì Duyên hải Nam
Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các tỉnh Quảng Nam, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Địnhcùng với các tỉnh phía bắc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế hợp thành (Duyên hải) Trung Trung Bộ.
Tuy nhiên, trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 thì Á vùng du lịch Nam Trung Bộ bao


gồm cả Tây Nguyên và các tỉnh Trung Bộ từ Bình Định trở vào, thuộc Vùng du lịch Nam Trung
Bộ và Nam Bộ.

Vị trí
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao
thông bộ,sắt, hàng không và biển, gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm
miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng
hải quốc tế.

Tài nguyên
Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản
(chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loại đặc
sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại
thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu
có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu
công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm
cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta,
đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công
nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng.


Du lịch
Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung
tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là giải
Đà Nẵng - Non Nước - Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng) và Nha Trang .

Tây Nguyên
Vị trí vùng Tây Nguyên trong bản đồ Việt Nam (Màu đỏ nâu)
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên
bao gồm 5tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây
được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước
đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng
triều Cương thổ.

Nguồn gốc tên gọi


Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và nay, số 61B,
tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi công bố Hiến pháp
1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu tự trị của các sắc tộc thiểu số
và có nhắc đến Tây Nguyên.




Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành




chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ, nên có tên là vùng Cao nguyên Trung Kỳ. Ngoài ra, người
Pháp còn gọi nơi này làLes Hauts Plateaux du Sud (Cao nguyên miền Nam). Thời nhà
Nguyễn[1] , vùng đất này được thuộc vềchâu Thượng Nguyên (bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là
vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên ngày nay)
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành chính



cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ.
Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp



Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành
chính đặc biệt có tên làHoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ
vai trò là Hoàng đế.
Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập nền Đệ
nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là
vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho
đến năm 1975.

Địa lý
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. trong khi Kon Tum
có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có
chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Con đường đất đỏ Tây Nguyên một thời huyền thoại
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền
kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon
Hà Nừng, Plâykucao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn

Ma Thuột cao khoảng 500 m,Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao
khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều
được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm
Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh
Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía
Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây
Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây
điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số
một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và
đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích
rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và
tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ
rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi
chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi
trường sinh thái.


Khí hậu
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh
hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa
nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như
vùng ôn đới.

Lịch sử
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số,
chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở

đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương
quốc Champa[2] hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ. Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng
Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà
Bàn, bắt sống vua Chăm Pa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Chăm Pa thời đó vào Đại
Việt. Hai phần Chăm Pa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục
Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ,
được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú
Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây
núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này
được phong là Nam Bàn vương.
Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các
ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực
Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn
không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu
của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng
lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá
Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong)
và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở
vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo
hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn[3]. Tây Sơn thượng đạo[4], vùng đất phía Tây đèo
An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủa ban đầu. Người lãnh đạo việc
hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc. , rất nhiều chiến
binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh
nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789)
Sang đến triều nhà Nguyễn[5], quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không
thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam
(Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834). Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều
hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa
lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ). Trong cuốn Đại Việt địa dư toàn biên,

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: Thủy Xá, Hỏa Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm
Thành. Bấy giờ trong Thượng đạo tỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao. Thủy Xá ở phía Đông núi
ấy, ... Hỏa Xá ở phía Tây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nướcChân Lạp, phía


Nam thì là Lạc man (những tộc người du cư). Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông Ba
Giang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy.....
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc
thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong
lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này.
Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm
vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc
Sedang có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ
nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu
Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayréna. Vùng đất Tây
Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc
này cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang.
Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này,
người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng
đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ
Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh
tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành
chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc
vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp
cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.
Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm
thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị
của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum,
cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo. Những thực dân người

Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ
số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt được thành lập.

Dân cư
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê
đê, Cơ Ho,Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi chung những dân tộc
này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là
người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao
nguyên miền Trung.
Nhà của đồng bào người Nùng, di cư từ miền Bắc vào
Năm 1976[6]. Riêng tỉnh Đắc Lắc[7]. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần
lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch[8] ) đang là những
vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số
01/04/2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm 1976 đã
tăng 3,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký
cư trú với cơ quan chính quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6
triệu người. và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ.
Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên


(gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá , từ 350.000 người
(1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485% , dân số Tây Nguyên là
1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm
69,7% dân số). Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây
Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 1.181.337
người (chiếm 25,3% dân số)

Văn hóa
Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do

các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê. Sử thi được biết đến
đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de
DamSan). Đến 1933, tạp chí của học viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song
ngữ Êđê - Pháp. Vào tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng
Krak tại Đắc Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con
Người - Paris. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Kinh tế, tài nguyên, xã hội và môi trường
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó
khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều
sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về
tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60%
đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu
tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây
Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có
diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.
Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk
Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là
ởBảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh chấp. Trước đây,
chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống các nông lâm trường quốc
doanh[9]. (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau
năm 1993 chuyển thành các nông, lâm trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức
kinh tế này trong thực tế bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắak, đến năm 1985, ba
xí nghiệp Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý 1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh,
cộng với 1.600.000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai toàn
tỉnh. Ở Gia Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã quản lý
70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con
số này cũng chỉ giảm đi được 26%

Đàn trâu và bò sử dụng cày kéo trên những đồi núi cao
Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng
suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng


sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông
nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm
soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ
600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn
m3/năm [10]. Hiện nay, chính quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng, khoán bảo vệ rừng
cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng [8].
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng[10] . của vùng lớn và
được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa
Nhim (160.000 kW) trênsông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW)
trên sông [[Serepôk]. Mới đây, công trình thủy điện Ya ly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm
2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây
Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là
đáng kể
Theo tài liệu cũ của Liên Xô[11]. Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng[12] và hiện nay, Tập
đoàn Than Khoáng sản Việt Nam[13]. cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bôxít, luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của
các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến
văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa Chính phủ đã ký
quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô
xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 để lại, Tây Nguyên có trữ lượng Bô xít khoảng
8 tỉ tấn

Các tỉnh
Trước 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành các
tỉnh: Kontum, Pleiku,Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần

một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Darlac và Tuyên Đức. Từ 1976 đến đầu thập
niên 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia
Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên
tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Vấn nạn Tây Nguyên



Sự gia tăng dân số nhanh chóng và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên
nhiên đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột.
Theo nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi viết cách đây 25 năm, việc thi hành chính sách dân tộc từ
sau thống nhất năm 1975 đã có những mặt tích cực như:
Trường cấp I dần dà mọc lên gần khắp các xã. Ở huyện lỵ nào, cũng có trường cấp II,
đôi khi cấp III. Con cháu người bản xứ đã được có nhiều cơ hội học tập hơn.



Nhà sàn của người Êđê ở Đắk Lắk
Sự giao thông được mở rộng, tạo điều kiện tốt cho du lịch, trao đổi hàng hóa. Thị trường
cũng được mở rộng.




Đã có mặt người dân tộc trong cơ cấu các cấp ủy, ủy ban, cơ quan. Người dân tộc được




góp phần có tiếng nói riêng của mình.
Gia tăng sản xuất, chẳng hạn như việc đưa lúa nước mà năng suất cao hơn để thay thế



lúa rẫy, nhưng đồng thời cũng thay đổi phương pháp canh tác từ lâu đời.
Tuy nhiên cũng theo ông Chi, bên cạnh mặt tích cực, cũng có những mặt tiêu cực có thể là mầm
mống gây nên những xung đột Kinh-Thượng thường trực nén sâu trong tâm tư người dân tộc:
Nạn phá rừng, khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ và không quan tâm đến



việc trồng mới và bảo vệ rừng. Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi.
Sự di dân không được kế hoạch chu đáo. Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông



(78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của người dân tộc, đẩy họ vào sâu trong
rừng thẳm và gây nên hiềm khích kéo dài.
Phá hỏng hoặc thay đổi cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân
tộc. Bên cạnh đó, thái độ của những cán bộ và người Kinh[14]. đối với phong tục, tập quán cổ
truyền của các dân tộc chưa tương xứng.
Đến nay những cảnh báo trên đã có phần thành hiện thực. Trong Hội nghị phát triển kinh tế - xã
hội Tây nguyên giai đoạn 2006-2010 tổ chức vào tháng 7 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng[15] đánh giá rằng Tây Nguyên "phát triển chưa tương xứng với tiềm năng". Theo ông Mai
Văn Năm, Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, nói rằng chính phủ "vẫn chưa xây
dựng được chính sách tổng thể nhằm giải quyết toàn diện vùng dân tộc thiểu số" và "Còn thiếu
sự chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách".
Thêm vào đó, việc khai thác Bô xít[13]. Trong thư của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp[11]. gửi
thủ tường có viết "Cần nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo

sát khai thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON...
Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã
khuyến nghị Chính phủ Việt Nam không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ
gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng
những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết
định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê,
chè...) trên Tây Nguyên..." được tiến hành vào năm 2009, mặc dù đã vấp phải sự phản đối quyết
liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực
đến văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa
6. Đông Nam Bộ (Việt Nam)







Bản đồ vị trí Đông Nam Bộ (Màu vàng)
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được
người dânmiền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một
thành phố:
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bình Dương
Bình Phước
Đồng Nai
Tây Ninh





Thành phố Hồ Chí Minh
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người,
chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều
dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống.
Tp. Hồ Chí Minh
Vũng Tàu
Cảng Sài Gòn
Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số
liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Nam Trung
Bộ) vào miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận
vào Trung Bộ.
Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có
tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Đôi lúc,
tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào
vùng Tây Nguyên.

Lịch Sử Hình Thành Các Tỉnh Đông Nam Bộ
Năm 1957, Đông Nam Bộ gồm 13 tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long,
Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy,Bình Tuy và Long An
Năm 1975: Đông Nam Bộ Gồm 4 Tỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh (Tỉnh Gia Định, Đô thành Sài
Gòn và 1 phần tỉnh Hậu Nghĩa), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long),
Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy, tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào miền
Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ.

Địa lý






Phía Bắc và phía Tây giáp với Campuchia.
Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên.
Phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông.

Địa hình
Đông Nam Bộ năm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có thể tới tất cả
các thủ đô trong Đông Nam Á . Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công
nghiệp ít , ô nhiễm nặng , trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại .
Đất có 7 loại : đất feralit , đất phù sa ( chiếm thấp nhất trong vùng ) , đất ba dan , đất xám trên
phù sa cổ , đất mặn , đất phèn ( đất mặn , đất phèn tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh ) .
Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi : Cuội ,cát , sét kết và các thành tạo bở rời

Sông ngòi
Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị
Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài
Gòn, cảng Cái Mép,cảng Thị Vải.

Bờ biển


Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực
ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu).
Vùng biển ấm, ngư trường rộng , hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác va nuôi trồng
thủy sản
+ Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển
+ Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí

Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ
Đa số các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam


(trừ Lâm

Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận ).
Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ
STT

Tỉnh

Diện tích (km²) Dân số (01/04/2009) Mật độ (người/km²)

1

Thành phố Hồ Chí Minh2.095

7.162.864

3.419

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.982,2

996.682

503

3


Bình Dương

2.695,5

1.481.550

550

4

Bình Phước

6.857,3

873.598

127,4

5

Đồng Nai

5.903,940

2.486.154

421

6


Tây Ninh

4.029,6

1.066.513

264,6

Kinh tế
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả
nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.
Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình
Dương vàThành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu
tư nước ngoài. Năm2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với
hơn 1,1 tỷ USD.
Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm công
nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện
như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút
nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô.Bốn huyện thành này
tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai.
Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển
trong tương lai của tỉnhĐồng Nai.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Với các
huyện công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé
này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần
to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng
với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tam giác phát triển nhất



cả nước. Khu tam giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến
năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành
phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng
Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp
mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai),đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Vũng Tàu.
7. Đồng bằng sông Cửu Long
Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam(Màu xanh dương)
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc
miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền
Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố:

An Giang
Bến Tre
Bạc Liêu
Cà Mau
Thành phố Cần Thơ

Đồng Tháp
Hậu Giang
Kiên Giang
Long An

Sóc Trăng
Tiền Giang
Trà Vinh
Vĩnh Long


Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
17.178.871 người.

Địa lý tự nhiên
26´(xã Mĩ Đức, Thị°Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106 xã Hà Tiên,
tỉnh Kiên Giang°), cực Đông ở 106 1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam
ở°Giang), cực Bắc ở 11 33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có
các đảo°8 tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.48
´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km².
Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được
hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển;
qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động
hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông
lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm
tích Pleistocentừ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển
một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm
tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C 14 cho thấy nó có tuổi
tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988). Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao
tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder
và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng
thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định


tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680
năm (Ngộ, 1988).
Đồng cỏ ở Đồng Tháp Mười

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã
bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.).
Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự
xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985), và
rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên,
trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những
cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới
những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu
sinh phèn (pyrit).
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự
giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L. J. và những người khác, 1982). Sự hạ
thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế
thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy
song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát
chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C 14 cho thấy có tuổi
tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988).
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà
ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi
những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực
thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.,Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến
một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L. J. và
những người khác, 1989).
Ghe chở chôm chôm trên sông cửu long
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng
châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³
nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R., 1961), những mảnh vỡ bị bào
mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng
được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985). Những vật liệu
sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một
phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến

thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không gian vùng (Pons L. J. và csv., 1982). Các con
sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm
tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961). Tuy
nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa
sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài
Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển
khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi
nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành


đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm
tàng (Moormann và Pons, 1974).

Tài nguyên
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng
3 tỉ tấn dầu quy đổi,[ Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây
dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.

Khí hậu
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp ( mưa
nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực .

Nông nghiệp
Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Tiền
Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực
đầu người gấp 3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu
Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau
đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi...
Nghề chăn nuôi cũng khá phát triển như trâu , bò , vịt ... . Trâu chỉ được dùng nhiều cho cày cấy ,
bò dùng để lấy thịt . Vịt được nuôi nhiều nhất Bạc Liêu , Cà Mau , Trà Vinh , Vĩnh Long , Sóc

Trăng . Gia súc nuôi ở đây không được nhiều và cũng là tỉnh có bình quân nuôi thấp nhất cả
nước ( 15 con / 100 người )
Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông , khí hậu thuận lợi cho sinh
vật dưới nước , kênh rạch chặt chịt , nhiều sông ngòi , lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho
cá , có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản , sản
lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là
Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) ,
An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi
trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh
bắt rất thuận tiện
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau ,
đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi
trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng .

Công nghiệp
Phát triển rất thấp chỉ chiếm khoảng 20% GDP cả nước ( 2002 ) . Chế biến lượng thực chiếm
nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế
biến lương thực ,luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt may và vật liệu xây dựng .Thành phố Cần
Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước

Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập
khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ đông lạnh và hoa quả .
Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất


Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , các hòn đảo . Tuy nhiên
chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư
để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực




×