I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
LNG BCH THY
PHáP LUậT Về QUảN TRị CÔNG TY Cổ PHầN VIệT NAM
DƯớI GóC NHìN SO SáNH VớI CáC NGUYÊN TắC
QUảN TRị CÔNG TY CủA OECD
LUN VN THC S LUT HC
HA NễI - 2018
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
LNG BCH THY
PHáP LUậT Về QUảN TRị CÔNG TY Cổ PHầN VIệT NAM
DƯớI GóC NHìN SO SáNH VớI CáC NGUYÊN TắC
QUảN TRị CÔNG TY CủA OECD
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. PHAN TH THANH THY
HA NễI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lƣơng Bích Thủy
MỤC LỤC
Trang
Trang phu ̣ bià
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY ................ 8
1.1.
Sơ lƣợc về quản trị công ty ................................................................ 8
1.1.1. Định nghĩa quản trị công ty .................................................................. 8
1.1.2. Nội dung quản trị công ty cổ phần ..................................................... 11
1.1.3. Ý nghĩa của quản trị công ty............................................................... 12
1.1.4. Tầm quan trọng của việc quản trị công ty cổ phần ............................ 13
1.2.
Các công cụ quản trị công ty ........................................................... 15
1.2.1. Các quy định của pháp luật ................................................................ 15
1.2.2. Các văn bản quản trị nội bộ ................................................................ 16
1.2.3
Các công cụ khác ................................................................................ 17
1.3.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD .................................. 17
1.3.1. Các nguyên tắc quản trị công ty và ý nghĩa của các nguyên tắc
quản trị công ty ................................................................................... 17
1.3.2. Tầm quan trọng của việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty
trong các quy định của pháp luật về quản trị công ty Việt Nam ........ 18
1.3.3. Nội dung cơ bản các nguyên tắc quản trị công ty của OECD ............ 19
1.3.4. Những yêu cầu cần đáp ứng để tiếp thu Bộ nguyên tắc quản trị
công ty của OECD .............................................................................. 30
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỦA OECD TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM ............................................................ 33
2.1.
Cơ sở đánh giá ảnh hƣởng của các nguyên tắc quản trị công
ty của OECD đối với pháp luật về quản trị công ty Việt Nam..... 33
2.2.
Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong
pháp luật về quản trị công ty Việt Nam .......................................... 34
2.2.1. Về nguyên tắc đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công
ty hiệu quả .......................................................................................... 34
2.2.2. Về nguyên tắc quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản ....... 39
2.2.3. Về nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông............................... 44
2.2.4. Về nguyên tắc vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản
trị công ty ............................................................................................. 50
2.2.5. Về nguyên tắc công bố thông tin và tính minh bạch .......................... 52
2.2.6. Về nguyên tắc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị ............................ 59
2.3.
Đánh giá việc thực thi pháp luật Việt Nam về quản trị công ty
so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD ............... 63
2.3.1. Đánh giá theo tiêu chí quyền cổ đông ................................................ 64
2.3.2. Đánh giá theo tiêu chí đối xử công bằng giữa các cổ đông................ 65
2.3.3. Đánh giá theo tiêu chí về vai trò của các bên liên quan: .................... 66
2.3.4. Đánh giá theo tiêu chí về công bố và minh bạch thông tin ................ 66
2.3.5. Đánh giá theo tiêu chí trách nhiệm của Hội đồng .............................. 67
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 68
Chƣơng 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM ................................................. 69
3.1.
Những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam dựa trên Bộ
nguyên tắc quản trị công ty của OECD.......................................... 69
3.1.1. Ban hành Quy chế quản trị công ty theo hướng áp dụng nguyên tắc
tuân thủ hoặc giải trình ........................................................................ 69
3.1.2. Bổ sung các quy định nhằm hỗ trợ cổ đông thực hiện quyền tham
gia vào quản trị công ty ...................................................................... 70
3.1.3. Bổ sung các quy định nhằm tăng cường vai trò của các bên liên
quan đến quản trị công ty cổ phần ....................................................... 71
3.1.4. Bổ sung yêu cầu công bố thông tin .................................................... 72
3.2.
Kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp
luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam .............................. 72
3.2.1. Tạo khung pháp lý cho những báo cáo khảo sát đánh giá tổng
quan và công khai kết quả .................................................................. 72
3.2.2. Nâng cao hiệu quả của việc giám sát, xử phạt và giải quyết
những tranh chấp liên quan đến quản trị công ty cổ phần.................. 73
3.3.
Kết luận ............................................................................................. 74
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần có những bước phát
triển, tiến gần hơn với nền kinh tế thế giới, đồng thời tiếp nhận nhiều
nguồn vốn từ nước ngoài. Cùng với sự hội nhập, việc tạo ra một môi
trường pháp lý tương thích với yêu cầu phát triển, đồng thời tạo được niềm
tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước đang
là một nhu cầu cấp thiết.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước thành lập và hoạt động
hiệu quả, hệ thống pháp luật cần phải có sự điều chỉnh thích hợp để tạo khung
pháp lý hỗ trợ. Quản trị công ty là một trong những vấn đề vô cùng quan
trọng cho việc hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, và của nền kinh tế
nói chung. Việc xây dựng một hệ thống quản trị công ty hiệu quả là yếu tố cốt
lõi cho việc tạo ra hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và bảo đảm quyền
lợi cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cho đến này, pháp luật về Doanh nghiệp đã có nhiều lần sửa đổi, từng
bước tạo ra một khung pháp lý cho việc quản trị công ty. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu hướng phát triển của quy định về quản trị công ty ở Việt Nam vẫn
còn là một nhu cầu cần thiết. Trên thế giới, có rất nhiều bộ nguyên tắc quản trị
công ty đã được soạn thảo và áp dụng trên thế giới, cụ thể là Bộ nguyên tắc
quản trị công ty của OECD – Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế ban hành
để làm hướng dẫn cho việc quản trị công ty trong các doanh nghiệp mà Việt
Nam có thể áp dụng. Tuy nhiên, do đặc điểm của Bộ nguyên tắc chỉ đưa ra
những nguyên tắc khái quát mang tính khuyến nghị để từng quốc gia tham
khảo xây dựng cho mình những quy định về quản trị công ty, cũng cho từng
doanh nghiệp lựa chọn hình thức quản trị công ty phù hợp. Vì vậy, nghiên
1
cứu đặc thù cũng như đánh giá điều kiện thực tế của hệ thống pháp luật Việt
Nam để có định hướng phù hợp cho việc xây dựng quy định về quản trị công
ty là cần thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc quản trị công
ty mới chỉ được chú trọng và xiết chặt đối với công ty niêm yết và công ty
đại chúng, trong khi thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa thực sự phát
triển và chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các công ty cổ phần được thành lập.
Do vậy, việc quản trị đối với các công ty cổ phần thông thường vẫn chỉ phụ
thuộc vào quy định của Luật doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn nói trên,
người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần Việt Nam
dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, trong
đó nghiên cứu việc quản trị công ty cổ phần thông thường theo Luật doanh
nghiệp Việt Nam để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, người viết đã tìm hiểu sơ bộ về
một số tài liệu có thể sử dụng để tham khảo như sau:
- “Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)”
của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
- Báo cáo đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam của Ngân
hàng thế giới World Bank;
- Cẩm nang quản trị công ty do Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) phối
hợp với UBCKNN phát hành;
- Sách: “LDN bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn” (2011) của TS.
Bùi Xuân Hải. Cuốn sách này tập trung phân tích làm rõ thực trạng pháp luật
về quyền của cổ đông, cách thức và biện pháp bảo vệ cổ đông công ty cổ phần
trên cơ sở có so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra
kiến nghị sửa đổi, bổ sung LDN năm 2005 nhằm tăng cường bảo vệ cổ đông
công ty cổ phần .
2
- Bài viết “Một số so sánh về công ty cổ phần theo LCT Nhật Bản và
LDN Việt Nam”, của Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
số 25/2009;
- Bài báo cáo “Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới
và Việt Nam”, của TS. Bùi Xuân Hải, Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản
trị công ty - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2011;
- Bài viết: “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”
của TS. Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006;
- Bài viết “Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong
Luật Liên minh châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, của Phan
Huy Hồng, Tạp chí khoa học pháp lý, tháng 3/2010;...
- Và một số chuyên đề nghiên cứu, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về pháp
luật quản trị công ty tại Việt Nam như: Luận văn “Hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về quản trị công ty cổ phần” của Thạc sỹ Hoàng Thị Mai; Luận văn: “So
sánh Pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả rập Xê út” của
Thạc sỹ Vũ Thành Công; Luận văn “Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị
công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của Việt Nam”
của Thạc sỹ Võ Thị Hà Linh,.v.v
Những tài liệu và luận văn nói trên hầu hết đã phân tích và so sánh
những vấn đề chủ yếu trong quy định về quản trị công ty cổ phần của Việt
Nam với những nguyên tắc quản trị công ty trên thế giới cũng như theo bộ
nguyên tắc OECD, tuy nhiên chủ yếu phân tích chi tiết vào các loại hình công
ty cổ phần đặc biệt như công ty niêm yết hoặc công ty đại chúng. Do vậy,
nhằm hoàn thiện hơn những nghiên cứu đã có, luận văn tiếp tục đánh giá khía
cạnh còn chưa được quan tâm là việc quản trị công ty đối với các công ty cổ
phần thông thường theo quy định hiện hành về quản trị công ty.
3
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu khái quát
Người viết mong muốn có thể đi sâu vào nghiên cứu những nguyên tắc
quản trị công ty của OECD áp dụng đối với công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp 2014 cũng như so sánh với các luật Doanh nghiệp được ban hành
trước đó để thấy được sự ảnh của các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
đối với loại hình công ty này
3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của Luận văn là nhằm nghiên cứu, so sánh những nguyên tắc
mang tính khuyến nghị về quản trị công ty mà OECD đã ban hành với những
nguyên tắc, quy định về quản trị công ty hiện có trong pháp luật về quản trị
công ty Việt Nam, cụ thể là các bộ Luật Doanh nghiệp đã được ban hành để
tìm ra những điểm tương đồng và những điểm mà các bộ Luật này đã tiếp thu,
tiếp thu nhưng chưa đầy đủ, hoặc chưa tiếp thu, để tìm ra hướng phát triển của
pháp luật Việt Nam về quản trị công ty từ trước đến nay và đưa ra hướng
hoàn thiện, bổ sung vào pháp luật Việt Nam về quản trị công ty.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung vào chủ yếu vào nghiên
cứu ảnh hưởng của các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đối với pháp
luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam dưới góc nhìn so sánh với các
quy định của pháp luật liên quan đến quản trị công ty kể từ thời điểm luật
doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, Luận văn có phân tích các quy định của pháp
luật về quản trị công ty cổ phần Việt Nam trước đó để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn sẽ bao gồm các nguyên
tắc quản trị công ty của OECD và các quy định của Luật Doanh nghiệp
2014, các văn bản hướng dẫn thi hành về quản trị công ty cổ phần, tập
4
trung vào quản trị công ty cổ phần nói chung. Trong những trường hợp cụ
thể, luận văn có đề cập đến các biểu hiện của các nguyên tắc này trong
quản trị công ty cổ phần niêm yết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn đã sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: các nguyên tắc quản trị công ty
của OECD và các quy định pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty niêm
yết. Trong đó đặc biệt tập trung vào các quy định của Luật Doanh nghiệp.
Luật Chứng khoán, Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty
áp dụng cho các công ty đại chúng và các văn bản khác có liên quan sẽ được
đề cập trong tùy từng trường hợp.
- Phƣơng pháp so sánh: dùng khi so sánh các quy định pháp luật của
Việt Nam với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.
5. Tính mới của đề tài
Bộ nguyên tắc quản trị công ty được xây dựng để áp dụng cho mô
hình công ty cổ phần , do vậy có những đặc thù rất riêng mà chỉ có công ty
cổ phần mới có. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về Bộ nguyên tắc này, hầu
hết các đề tài nghiên cứu khoa học đều hướng tới việc so sánh Bộ nguyên
tắc này với nguyên tắc quản trị công ty của công ty cổ phần
trong pháp
luật Việt Nam. Tuy nhiên, người viết cho rằng, các nguyên tắc quản trị
công ty trong Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD có thể áp dụng cả
các loại hình doanh nghiệp khác, nếu như có thể dung hòa được những sự
khác biệt giữa mô hình công ty và những đặc thù khác của hệ thống pháp
luật và nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, người viết mong muốn có thể
đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh này thông qua việc nghiên cứu để tìm ra
những khoảng cách, xung đột giữa Bộ nguyên tắc quản trị công ty của
5
OECD và pháp luật về quản trị công ty của Việt Nam, nguyên nhân của các
hạn chế này và những giải pháp khắc phục.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu Luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty và nguyên
tắc quản trị công ty
- Chương 2: Ảnh hưởng của các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
trong pháp luật về quản trị công ty Việt Nam
-
Chương 3: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về quản trị công ty cổ phần Việt Nam
Trong chương 1, người viết tập trung vào phân tích làm rõ những vấn
đề cơ bản về quản trị công ty, bao gồm những định nghĩa, ý nghĩa của quản trị
công ty nói chung, quản trị công ty cổ phần nói riêng, đồng thời nêu những
khái niệm cơ bản về nguyên tắc quản trị công ty. Chương 1 của Luận văn
cũng giới thiệu sơ bộ về nhu cầu cần thiết phải tiếp thu những nguyên tắc
quản trị công ty, cũng như giới thiệu về bộ Nguyên tắc quản trị công ty của
OECD, như một nguồn tham khảo quan trọng đối với việc xây dựng hệ thống
quản trị công ty.
Chương 2 người viết tập trung phân tích những ảnh hưởng của các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật về quản trị công ty của
Việt Nam, giới hạn trong việc quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh
nghiệp. Những quy định pháp luật Việt Nam sẽ được phân tích dựa trên việc
so sánh với từng nguyên tắc của OECD, đồng thời có sự đối chiếu và phân
tích sự thay đổi, phát triển từ những quy định về quản trị công ty đã có trước
khi Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời, để thấy rõ sự phát triển từng bước và ảnh
hưởng của bộ nguyên tắc của OECD. Bên cạnh phân tích, người viết cũng có
đưa ra những đánh giá về việc tuân thủ, tuân thủ đầy đủ hay chưa tuân thủ của
6
pháp luật Việt Nam đối với những nguyên tắc đó và chỉ ra những điểm còn
chưa hoàn thiện.
Dựa vào những phân tích được nêu tại chương 2, người viết đưa ra
những kiến nghị cần thiết đối với pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ
phần và rút ra những kết luận cần thiết.
7
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ
NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.1. Sơ lƣợc về quản trị công ty
1.1.1. Định nghĩa quản trị công ty
Định nghĩa “quản trị công ty” trên thế giới được hiểu bằng rất nhiều
cách khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và theo những học thuyết khác
nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau, nhằm phục vụ cho từng đối
tượng khác nhau.
Một số định nghĩa tiêu biểu về “quản trị công ty” có thể tham khảo như
định nghĩa của Sternbeg (1998) như sau: “quản trị công ty mô tả những cách
thức để bảo đảm rằng những hoạt động, tài sản và đại diện của doanh nghiệp
được điều hành nhằm đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp do cổ đông
công ty đề ra”. Định nghĩa này được đưa ra với định hướng chỉ nhấn mạnh
vào khía cạnh bảo vệ quyền lợi của cổ đông và cho rằng mục tiêu của doanh
nghiệp chủ yếu do cổ đông công ty đề ra chứ không có yếu tố tác động từ bên
thứ ba bên ngoài công ty.
Một định nghĩa khác đáng chú ý là định nghĩa về quản trị công ty của
Shleifer và Vishny (1997). Định nghĩa này đã mở rộng hơn so với định nghĩa
truyền thống bó hẹp về quản trị công ty cổ phần chỉ đơn thuần có ý nghĩa theo
góc nhìn của cổ đông, mà còn mở rộng ra những ảnh hưởng của các chủ nợ
khác. Định nghĩa này nhấn mạnh vào việc những người có tham gia vào việc
tạo dựng nên nguồn vốn hay cung cấp một phần vốn cho hoạt động của công
ty cũng có được một sự đảm bảo nhất định rằng ngoài lợi ích của cổ đông, lợi
ích của các chủ nợ cũng được để tâm và các chủ nợ cũng có khả năng tác
8
động vào hoạt động quản trị công ty để chắc chắn cho phần tài sản họ đã bỏ ra
có thể thu hồi, và có thể có thêm lợi nhuận [18].
Những lý thuyết về quản trị công ty (corporate governance) hầu hết đều
gắn liền với các ý niệm về phân chia quyền lực, về đại diện, và mục đích của
quản trị công ty tốt [19].
Hiện nay, một trong những định nghĩa xuất hiện trong nền kinh tế hiện
đại và được sử dụng rộng rãi nhất tại các nền kinh tế phát triển và một số nền
kinh tế đang phát triển là định nghĩa quản trị công ty của OECD, được đưa ra
trong Bộ nguyên tắc quản trị công ty sửa đổi vào năm 2004. Theo OECD:
Quản trị công ty là hệ thống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội
bộ và việc thực thi các nội dung đó nhằm định hướng, điều hành và
kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên
có quyền lợi liên quan. quản trị công ty cũng tạo ra một thể chế
nhằm đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện
để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt
động của công ty. quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi
khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị hoạt động với
mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của các cổ đông và
các bên liên quan một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử
dụng các nguồn lực một cách tốt hơn [12].
Định nghĩa này đưa ra một định nghĩa rất rộng về quản trị công ty và
được coi như nguồn tham khảo và áp dụng đối với tất cả những nước hiện
đang là thành viên của OECD. Định nghĩa này đặt ra những mối quan hệ
giữa ban quản trị công ty, Hội đồng quản trị và các ủy ban, cổ đông và các
bên liên quan khác. Theo đó, quản trị công ty chính là hệ thống được xây
9
dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty
chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần
khác nhau có liên quan tới công ty cổ phần như Hội đồng quản trị, Giám
đốc, cổ đông, và những chủ thể khác có liên quan. quản trị công ty cũng giải
thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành công
ty. Bằng cách này, quản trị công ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người
ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay
giám sát hiệu quả công việc.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật doanh nghiệp không đưa
ra một định nghĩa chính xác về quản trị công ty, mà giải thích khái niệm
“quản trị công ty” là một “hệ thống những nguyên tắc” để nhằm đảm bảo
những yêu cầu của pháp luật đối với hoạt động công ty . Những yêu cầu của
pháp luật đưa ra có liên quan đến cổ đông, những người liên quan, Hội đồng
Quản trị, Ban kiểm soát.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau đến quản trị công ty nhưng
túm chung lại có thể thấy rằng các định nghĩa đều hướng tới việc coi “quản trị
công ty” đồng nghĩa với việc đặt ra những yêu cầu, những quy trình, những
thủ tục, những điều kiện mà những người quản lý, quản trị công ty phải tuân
thủ theo, nhằm giúp cho việc hoạt động của công ty đi đúng hướng và đạt
được những yêu cầu kỳ vọng từ cổ đông và những người liên quan. Từ những
kết luận này, có thể đưa ra một khái niệm về quản trị công ty như sau: “Quản
trị công ty là một hệ thống các quy tắc và cơ chế nhằm định hướng, vận
hành và kiểm soát công ty, được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cụ
thể để có thể đáp ứng những yêu cầu và bảo đảm lợi ích của những bên có
liên quan”.
Hệ thống quy tắc và cơ chế mà quản trị công ty đặt ra được thể hiện ở
việc thiết lập mô hình quản trị, cùng với việc phân công quyền và nghĩa vụ
10
của từng yếu tố cấu thành mô hình quản trị, cũng như đặt ra cách thức vận
hành đối với các bộ phận đó. Khi bộ phận làm nhiệm vụ quản trị công ty thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, các quy tắc, cơ chế do hệ thống quản trị
công ty đặt ra giúp việc điều hành công ty được đúng hướng, và nằm trong
giới hạn cho phép để nhằm hạn chế tối đa rủi ro, cũng như tạo điều kiện cho
chủ sở hữu công ty kiểm soát hoạt động. công ty muốn hoạt động hiệu quả
và thỏa mãn được những yêu cầu cũng như bảo đảm lợi ích của cổ đông và
các bên liên quan, cần phải tuân thủ theo những chính sách, luật lệ đã được
đặt ra. Những mối quan hệ có liên quan đến quá trình quản trị công ty, tùy
theo từng hệ thống pháp luật hoặc theo từng mô hình quản trị có thể khác
nhau, nhưng bao gồm các mối quan hệ giữa công ty và những đối tượng như:
cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, người lao động trong công ty, hoặc
các bên thứ ba khác.
1.1.2. Nội dung quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ
biến hiện nay, là “phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người
để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh
tế của mỗi quốc gia phát triển” [1, tr.38].
Đối với công ty nói chung, hay công ty cổ phần nói riêng, công ty
được coi như là chủ thể pháp lý, là “người” do pháp luật tạo ra. Luật pháp đã
trao cho công ty “quyền năng: giống như một cá nhân thực hiện các công việc
kinh doanh cho chính mình.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, công ty cổ phần là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó vốn Điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Những người nằm giữ cổ phần được gọi là
cổ đông, mỗi công ty cổ phần có tối thiểu ba cổ đông và không hạn chế số
11
lượng. Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình công ty tồn tại và hoạt động.
Trong khuôn khổ luận văn, công ty cổ phần được sử dụng chung để chỉ
các công ty cổ phần đóng, không niêm yết và không phải công ty đại chúng.
Trong trường hợp có sử dụng định nghĩa riêng cho từng loại công ty cổ phần
(niêm yết, đại chúng) thì các định nghĩa đó sẽ được sử dụng riêng biệt.
Nội dung của quản trị công ty chính là cơ sở để đưa ra các cơ chế quản
trị công ty cổ phần. Theo lý thuyết cơ bản, quản trị công ty cổ phần nhất thiết
phải có 3 nội dung chính:
- Thứ nhất, chú trọng vào việc xây dựng các cơ chế bảo đảm quyền lợi
cho các cổ đông và những bên có liên quan.
- Thứ hai, xây dựng bộ máy thực hiện những cơ chế nói trên, thông
qua tổ chức bộ máy quản trị công ty. Cơ cấu quản trị của công ty đều bao gồm
những thành phần độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực cũng như kiểm
tra giám sát lẫn nhau, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Những
người tham gia vào quản trị công ty phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông
về hiệu quả hoạt động của mình.
- Thứ ba, hướng tới việc cân bằng giữa lợi ích của công ty và các bên
có quyền và lợi ích liên quan.
1.1.3. Ý nghĩa của quản trị công ty
Việc quản trị công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc duy trì
hoạt động của công ty một cách hiệu quả, cũng như tạo được niềm tin cho cổ
đông và các bên liên quan đối với hoạt động của công ty . Khi mà việc điều
hành của công ty được thực hiện thông qua một thiết chế đại diện chứ các
chủ sở hữu không thể đồng thời tham gia vào việc quản trị, ra quyết định cho
các hoạt động của công ty , thì việc biết rõ quá trình quản trị đó được thực
hiện như thế nào, đồng thời có những cơ chế giám sát hiệu quả là vô cùng
12
quan trọng. Dựa trên những quy định, quy tắc đã được đặt ra trong việc quản
trị công ty, cổ đông và các bên liên quan dễ dàng nhìn thấy được liệu công ty
có đang hoạt động theo định hướng nhằm phục vụ lợi ích cho các cổ đông hay
không, công ty có đang phát triển theo hướng bền vững hay không, mục tiêu
bảo toàn và tạo lợi nhuận cho các khoản đầu tư của cổ đông có được bảo đảm
hay không. Khi có bất cứ vấn đề bất thường xảy ra, những quy tắc về việc
quản trị công ty có thể giúp xử lý những tình huống đó mà không gây ra quá
nhiều sự đình trệ không cần thiết đối với hoạt động của công ty .
Ngoài việc tạo niềm tin cho cổ đông và những bên có lợi ích liên quan
trực tiếp, một công ty có một nền tảng quản trị công ty tốt cũng tạo được
niềm tin cho các đối tác, các chủ nợ về việc công ty đó có năng lực để thực
hiện những thỏa thuận đã ký kết giữa các bên, có cơ chế kiểm soát rủi ro
không chỉ cho các cổ đông mà còn cho các đối tác, khiến các đối tác hoàn
toàn có thể yên tâm khi giao dịch.
1.1.4. Tầm quan trọng của việc quản trị công ty cổ phần
Mỗi công ty là một tế bào của nền kinh tế, từng tế bào khỏe mạnh mới
có thể góp phần vào sự lành mạnh chung của nền kinh tế, đem lại sự phát
triển và gia tăng của cải vật chất trong xã hội. công ty cổ phần là hình thức
phát triển cao nhất trong số các loại hình công ty, là loại hình công ty có thể
đạt được quy mô lớn nhất trong số tất cả các loại hình doanh nghiệp. Mô hình
công ty cổ phần được thiết kế một cách linh hoạt, có thể huy động được
nguồn vốn vô cùng lớn từ các doanh nghiệp cho đến các cá nhân, đồng thời
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ ai mong muốn đầu tư vào doanh
nghiệp, thông qua cơ chế linh hoạt và dễ dàng chuyển đổi quyền sở hữu cổ
phần. Do vậy, ảnh hưởng của công ty cổ phần đến xã hội cũng là lớn nhất so
với các loại hình công ty khác.
13
Quản trị công ty cổ phần cũng giống như quản trị công ty khác, tuy
nhiên do tính chất linh động và thay đổi về người nắm giữ các cổ phần của
công ty cổ phần , đặc biệt đối với các công ty niêm yết, quản trị công ty cổ
phần phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn.
Thứ nhất, số lượng người tham gia vào việc quản trị công ty cổ phần
là rất nhiều. Do quy mô công ty cổ phần thường rất lớn, đặc biệt đối với các
công ty đại chúng và công ty niêm yết, do vậy số lượng các chủ sở hữu cũng
rất nhiều nhất so với các loại hình công ty khác. Đồng thời do tính chất
chuyển đổi linh hoạt quyền sở hữu cổ phần, các cổ đông công ty có thể thay
đổi liên tục và không cố định qua thời gian.
Thứ hai, sự chênh lệch giữa các cổ đông có thể gây ra nhiều bất đồng
trong việc quản trị. Trong cùng một công ty cổ phần có thể có rất nhiều loại
cổ đông với tỉ lệ vốn khác nhau cũng như độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm hoàn
toàn khác nhau. Vì vậy, đối với cùng một vấn đề, các cổ đông có thể có rất
nhiều cách hiểu và quyết định hoàn toàn trái ngược nhau. Chính vì vậy, khi
một vấn đề của công ty được đưa ra để thảo luận, sẽ có rất nhiều ý kiến trái
chiều và nếu cân nhắc toàn bộ những ý kiến đó, sẽ dễ dẫn tới những tình
huống bế tắc khi không thể thống nhất đưa ra quyết định cũng như không thể
thực hiện được đúng kế hoạch đề ra.
Thứ ba, việc quản trị công ty cổ phần được thực hiện thông qua các
đại diện, cụ thể là thông qua Hội đồng Quản trị. Nhằm giải quyết được việc
các cổ đông không thể trực tiếp tham gia vào việc hoạt động của công ty ,
thiết chế Hội đồng Quản trị sẽ thay mặt các cổ đông thực hiện các quyết định
của Đại hội đồng cổ đông. Do vậy, kiểm soát hoạt động của thiết chế đại diện
này cũng là một trong những chủ đề cần được quan tâm.
Một công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản không chỉ gây thiệt hại
cho các cổ đông công ty mà còn ảnh hưởng tới những bên liên quan, ảnh
14
hưởng đến nền kinh tế nói chung. Việc một công ty cổ phần phá sản có thể
dẫn đến việc thiệt hại khoản tiền đã đầu tư của các cổ đông, cũng như khiến
cho các chủ nợ không thể thu hồi lại phần tài sản mà họ đã sử dụng để giao
dịch với công ty cổ phần đó, cũng như người lao động có thể mất việc, dẫn
tới gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Do tính chất phức tạp của hình thức công ty cổ phần , việc quản trị
công ty cổ phần hiệu quả là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho những cổ
đông và những người có liên quan, cũng như cho xã hội, đồng thời giảm thiểu
những tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty cổ
phần , góp phần vào việc ổn định kinh tế, trật tự xã hội.
1.2. Các công cụ quản trị công ty
1.2.1. Các quy định của pháp luật
Các quy định của pháp luật về quản trị công ty bao gồm luật, văn bản
hướng dẫn, bộ nguyên tắc mẫu do cơ quan Nhà nước ban hành có tính áp
dụng bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng. Những quy định pháp luật liên
quan là rất cần thiết trong quá trình quản trị công ty, đặc biệt đối với những
nước đang phát triển. Khi nền kinh tế chưa trải qua các hình thái phát triển
đầy đủ, các doanh nghiệp có thể chưa lường được hết những rủi ro trong
việc quản trị công ty yếu kém và dẫn đến việc áp dụng tùy tiện hoặc không
áp dụng những quy định về quản trị công ty, dẫn đến hậu quả không mong
muốn. Do vậy, những quy định pháp luật mang tính bắt buộc sẽ giúp đưa ra
những định hướng về những vấn đề cần quan tâm trong việc quản trị công
ty và đặt ra những giới hạn tối thiểu trong việc quản trị công ty để những
người quản trị công ty phải tuân thủ, đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu rủi ro
cho các doanh nghiệp.
Hầu hết kinh nghiệm các nước đều ban hành những bộ Luật, đạo Luật
cơ bản về doanh nghiệp để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thành lập và
15
hoạt động của công ty , doanh nghiệp, ví dụ như Đạo luật về công ty của Mỹ,
Luật công ty các nước, v.v. Bên cạnh những luật về công ty , còn có những
đạo luật riêng đối với các hình thức công ty cụ thể, như công ty đại chúng,
công ty niêm yết.
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp cũng đã được ban hành và được sửa
đổi theo từng thời kỳ dựa trên những nhu cầu thay đổi của nền kinh tế, cùng
với những văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định mẫu, điều lệ mẫu, quy
định về quản trị công ty.
1.2.2. Các văn bản quản trị nội bộ
Khi mà những quy định pháp luật được đặt ra với mục đích định hướng
chung, và không thể bao quát toàn bộ từng chi tiết để áp dụng đối với từng
công ty với những đặc thù riêng, thì những văn bản quản trị nội bộ trong
công ty là vô cùng cần thiết. Những văn bản này là văn bản do chính công ty
tự xây dựng, căn cứ vào những vấn đề cụ thể cần chú trọng đối với từng công
ty . Có thể lấy ví dụ như quy định pháp luật về quản trị công ty chỉ đưa ra yếu
tố giá trị của giao dịch làm căn cứ xác định thẩm quyền quyết định, tuy nhiên
đối với những ngành nghề đặc thù, ngoài giá trị giao dịch, còn có những vấn
đề khác cần cân nhắc (ví dụ như nội dung giao dịch có phù hợp hay không,
đối tượng giao dịch có hợp pháp hay không, đối tác có đáng tin cậy hay
không, giao dịch có thể ảnh hưởng tới uy tín của công ty hay không, có rủi ro
hay không, v.v), nhưng quy định pháp luật không đề cập tới những tiêu chí
này. Như vậy, nội bộ công ty cần có những quy định riêng, thể hiện trong các
văn bản về quản trị công ty để kiểm soát những vấn đề cụ thể.
Việc có những văn bản nội bộ về quản trị công ty là vô cùng cần thiết,
thể hiện sự quan tâm đúng đắn của cổ đông và những người quản lý của công
ty đối với việc quản trị công ty và thực sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động
của công ty , kiểm soát rủi ro và tạo niềm tin với các đối tác.
16
1.2.3 Các công cụ khác
Bên cạnh những công cụ đã nói ở trên, còn rất nhiều các loại công cụ
khác không chỉ thể hiện ở mặt hình thức mà còn thể hiện ở mặt nội dung như
quy tắc đạo đức kinh doanh, tập quán thương mại, các quy định của thị
trường, sản giao dịch và những quy tắc ràng buộc đối với hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp trên thực tế.
Trong đó, đáng chú ý nhất là các quy tắc đạo đức kinh doanh, có ảnh
hưởng trực tiếp đến cách ứng xử và trách nhiệm của không chỉ công ty mà
còn của các nhân viên công ty đối với những bên liên quan. Theo Cẩm nang
Quản trị công ty tại Việt Nam của IFC và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
Quy tắc đạo đức kinh doanh (còn được gọi là Quy tắc ứng xử
hoặc Quy tắc đạo đức hoặc Tuyên ngôn về trách nhiệm) là định hướng
cơ bản về cách ứng xử, nói lên trách nhiệm và bổn phận của các cán
bộ và nhân viên của công ty đối với các bên có quyền lợi liên quan,
bao gồm cả đồng nghiệp, khách hàng, đối tác kinh doanh (chẳng hạn
như những nhà cung ứng), chính phủ và xã hội bên ngoài [8].
Những quy tắc đạo đức kinh doanh này có thể do doanh nghiệp tự
xây dựng dựa trên những yêu cầu của thị trường và xã hội hoặc theo những
quy tắc chung sẵn có đối với từng ngành nghề, do những tổ chức nghề
nghiệp xã hội.
1.3. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
1.3.1. Các nguyên tắc quản trị công ty và ý nghĩa của các nguyên tắc
quản trị công ty
Các nguyên tắc quản trị công ty có thể được hiểu là những tiêu chí và
yêu cầu cần được bảo đảm trong việc quản trị công ty. Dựa vào những tiêu chí,
yêu cầu này, những quy tắc, luật lệ và cơ chế quản trị công ty được thiết lập sao
cho đảm bảo được những yêu cầu về quản trị công ty được đáp ứng đầy đủ.
17
Các nguyên tắc quản trị công ty không phải là một hệ thống những tiêu
chí cực kỳ chi tiết mang tính định lượng mà chủ yếu là định tính, để làm định
hướng chung cho các quy tắc cụ thể được thiết lập dựa vào đó. Các nguyên
tắc này bắt buộc phải là những nguyên tắc mang tính khái quát để có thể áp
dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp, đối với đặc thù của từng loại công ty ,
nhằm đảm bảo tính khách quan của từng nguyên tắc mà không bị cứng nhắc,
thiên lệch, hoặc không hợp lý.
Nếu không có những nguyên tắc này, việc đặt ra những quy định về
quản trị công ty sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhận thức chủ quan của nhà làm luật,
cũng như phong tục tập quán, thói quen của từng quốc gia khi xây dựng quy
định pháp luật liên quan, và tương tự như vậy đối với những công cụ nội bộ
về quản trị công ty, dẫn đến tình trạng thực hiện quản trị công ty theo cách
nghĩ chủ quan, không lường trước được những rủi ro chưa được biết đến và
không có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, cũng như dẫn đến những bất
đồng khi quyết định các vấn đề của công ty .
1.3.2. Tầm quan trọng của việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công
ty trong các quy định của pháp luật về quản trị công ty Việt Nam
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD không phải là quy định của
pháp luật, không có tính bắt buộc nhưng là những tư tưởng chỉ đạo về những
khuôn mẫu và cách thức quản trị công ty hiệu quả được đúc rút từ các thông
lệ về quản trị công ty tốt ở những nước tiến tiến, do do có giá trị khuyến cáo
và tham khảo rất tốt đối với quản trị công ty cổ phần tất cả các nước. Do vậy
việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt đối với những quốc gia
đang phát triển, là vô cùng quan trọng. Các nguyên tắc quản trị công ty trên
thế giới hầu hết đều được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế kinh doanh của các
nước phát triển, trải qua các thời kỳ biến động, đồng thời cũng được thử
nghiệm qua thời gian dài và chứng tỏ được hiệu quả trong việc quản trị công
18
ty tại các nước đó. Do vậy, việc tiếp thu những nguyên tắc quản trị công ty
trong quy định pháp luật có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu và tìm hiểu
những vấn đề liên quan quản trị công ty, đồng thời giảm bớt rủi ro đối với nền
kinh tế những nước đang phát triển khi có những biện pháp phòng ngừa sẵn
đối với những vấn đề có thể phát sinh trong tương lai, theo đúng quy luật phát
triển của nền kinh tế đã được các nước phát triển đúc rút.
Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến dần từng bước đến việc hội
nhập với nền kinh tế thế giới, việc tiếp thu những kinh nghiệm thế giới, cũng
như áp dụng những thông lệ, nguyên tắc kinh doanh nói chung, nguyên tắc
quản trị công ty nói riêng, là một sự tất yếu cần có. Pháp luật Việt Nam, dưới
tác động của việc Việt Nam tham gia các hiệp định, các tổ chức về thương
mại quốc tế, cũng đã trải qua nhiều lần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho những nhà đầu tư
nước ngoài có hứng thú với việc đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, việc có một
khung pháp lý phù hợp áp dụng những nguyên tắc quản trị công ty là một
định hướng vô cùng đúng đắn với phát triển của nền kinh tế cũng như phù
hợp với việc phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam, bắt kịp với sự phát
triển của xã hội.
1.3.3. Nội dung cơ bản các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Khi nhắc đến nguyên tắc quản trị công ty, đặc biệt là quản trị công ty
cổ phần , thì một nguồn tham khảo quan trọng không thể bỏ qua là Bộ nguyên
tắc quản trị công ty của OECD, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết
tắt: OECD, tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement
économiques, OCDE) ban hành để làm tài liệu hướng dẫn cho các thành
viên trong tổ chức, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát
triển nhất thế giới.
19