Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự việt nam (phần chung) trong 40 năm sau cách mạng tháng tám (1945 1985)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.55 KB, 79 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ VN NM

MộT Số VấN Đề CƠ BảN Về Sự HìNH THàNH Và PHáT TRIểN
CủA PHáP LUậT HìNH Sự VIệT NAM (PHầN CHUNG)
TRONG 40 NĂM SAU CáCH MạNG THáNG TáM (1945-1985)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ VN NM

MộT Số VấN Đề CƠ BảN Về Sự HìNH THàNH Và PHáT TRIểN
CủA PHáP LUậT HìNH Sự VIệT NAM (PHầN CHUNG)
TRONG 40 NĂM SAU CáCH MạNG THáNG TáM (1945-1985)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS.TSKH. Lấ VN CM

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư, tiến sỹ khoa học Lê Văn Cảm. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
ngoài một số luận điểm cơ bản được thể hiện tại 02 bài báo của GS. TSKH Lê
Văn Cảm và tôi là đồng tác giả đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 19,
20/2016 và số 17/2017. Các nội dung trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ VĂN NĂM


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN CHUNG) GIAI ĐOẠN 1945-1955 ........ 7
1.1.
Quá trình xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự của
Nhà nước công nông Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu ..... 7

1.2.
Sự hình thành các quy định pháp luật hình sự Phần chung của
Nhà nước công nông Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu ... 17
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 31
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN CHUNG) GIAI ĐOẠN 1955-1985...... 33
2.1.
Sự phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật hình sự Việt
Nam trong giai đoạn 1955-1985 ....................................................... 33
2.2.
Sự tiếp tục phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam (Phần chung) giai đoạn 1955-1985 .......................................... 40
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 53
Chương 3: VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN GIAI ĐOẠN
1955-1985 ......................................................................................... 55
3.1.
Một số vẫn đề về thực tiễn xét xử và vai trò của nó đối với sự hình
thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn
này ..................................................................................................... 55
3.2.
Vai trò của thực tiễn xét xử đối với pháp luật hình sự Việt Nam
trong giai đoạn được nghiên cứu....................................................... 57
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu của khoa học luật hình sự Việt Nam
trong hàng chục năm qua của nước ta, kể từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các văn bản pháp luật hình sự của chế độ
thực dân - phong kiến (năm 1955), thậm chí cho đến tận khi thông qua Bộ
luật hình sự thứ ba của Việt Nam (năm 2015), đã cho thấy, trong số các công
trình nghiên cứu chuyên khảo và đồng bộ dưới dạng các luận văn thạc sĩ, luận
án tiến sĩ luật học thì chưa có công trình nào đề cập, phân tích khoa học riêng
biệt về lịch sử của pháp luật hình sự nước ta với cùng một lúc 3 nhóm vấn đề
lý luận cơ bản sau đây:
1) Quá trình xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự từ sau
Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu
tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất (1945-1985);
2) Sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam (Phần chung) trong giai đoạn 40 năm đã nêu;
3) Vấn đề áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử của các Tòa
án giai đoạn 30 năm trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam thống nhất (1955-1985).
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của
pháp luật hình sự Việt Nam (Phần chung) trong 40 năm sau Cách mạng tháng
Tám (1945-1985), trên cơ sở làm sáng tỏ về mặt lý luận, những bài học của
lịch sử, sẽ cho phép nhìn nhận lại để lĩnh hội những kinh nghiệm lập pháp
hình sự hữu ích trong quá khứ của các thế hệ tiền nhân và bằng cách đó, có

1


thể góp phần nhất định cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự đương
đại của nước nhà trong tương lai. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu vấn
đề nêu trên ở khía cạnh lịch sử là thực sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và

khoa học sâu sắc.
Là một cán bộ công tác trong lực lượng Công an nhân dân, với mong
muốn góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự đương đại của nước nhà,
tôi quyết định chọn đề tài: "Một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát
triển của pháp luật hình sự Việt Nam (Phần chung) trong 40 năm sau
Cách mạng tháng Tám (1945-1985)", làm Luận văn thạc sĩ Luật học.
Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp và phạm vi rộng lớn của lịch
sử pháp luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong suốt 40
năm trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất nên trong khuôn khổ một luận văn
thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của
pháp luật hình sự Việt Nam (Phần chung) giai đoạn 40 năm đầu tiên, kể từ
sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
thứ nhất của nước Việt Nam thống nhất (năm 1985).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật hình sự là một vấn đề cơ bản của nhà nước pháp quyền, được
tất cả các quốc gia coi trọng trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, cũng như hoạt
động thực tiễn.
Việc phân tích các sách, báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ,
giáo trình giảng dạy về Phần chung pháp luật hình sự như: Lịch sử Luật hình
sự Việt Nam – Trần Quang Tiệp, NXB Chính trị Quốc Gia, 2003; Kiều Đình
Thụ - Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1996;
Nhưng trong đó chưa đề cập nhiều đến việc phân tích các quy định của pháp
luật hình sự dưới khía cạnh lịch sử - lập pháp hình sự, có nghĩa là sự phân tích

2


khoa học về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự thực định
Việt Nam hầu như rất ít được đề cập đến.
Chính vì vậy, trong luận văn thạc sĩ của mình, tác giả sẽ cố gắng làm

sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề nêu trên – tức là phân tích sự hình
thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự (Phần chung) Việt
Nam trong thời kỳ 40 năm nói trên (1945-1985).
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Thông qua trình bày, phân tích khoa học dưới góc độ lịch sử để làm
sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của
pháp luật hình sự (Phần chung) nước ta trong giai đoạn 40 năm (1945 - 1985),
tức là từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật
hình sự thứ nhất của Nhà nước Việt Nam thống nhất (năm 1985).
3.2. Nhiệm vụ
3.2.1. Trình bày quá trình xây dựng, hình thành các quy định của pháp
luật hình sự (Phần chung) Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách
mạng tháng Tám (1945-1955);
3.2.2. Trình bày, phân tích sự phát triển các quy định của pháp luật
hình sự (Phần chung) Việt Nam trong 30 năm trước khi ban hành Bộ luật hình
sự đầu tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất (1955-1985), qua đó để thấy
được sự phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật, các quy định của pháp
luật hình sự (Phần chung) trong giai đoạn này;
3.2.3. Làm rõ một số vấn đề về áp dụng pháp luật hình sự trong thực
tiễn xét xử của các Tòa án nước ta giai đoạn 30 năm trước khi ban hành Bộ
luật hình sự đầu tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất (1955-1985).

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu dưới góc độ lịch sử - lập pháp hình
sự, tức là đưa ra sự phân tích về sự hình thành và phát triển của các quy

định của pháp luật hình sự (Phần chung) trong 40 năm sau Cách mạng
tháng Tám đến khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam
thống nhất (1945-1985).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do tính chất đa dạng, phức tạp và phạm vi rộng lớn của những vấn đề
khoa học xung quanh chủ đề lịch sử - lập pháp hình sự Việt Nam, nên trong
khuôn khổ của luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự hình thành
và phát triển của pháp luật hình sự (Phần chung) Việt Nam giai đoạn 40 năm
đầu tiên, kể từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (năm 1985).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về pháp luật hình sự, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Luận văn sử dụng các
phương pháp của triết học duy vật biện chứng như: Kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn; phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử cụ thể. Đồng thời,
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác
như: Thống kê, phương pháp hệ thống, để làm sáng tỏ những vấn đề tương
ứng được đề cập.

4


6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành và phát triển pháp luật hình
sự Việt Nam 40 năm đầu tiên sau Cách mạng tháng 8 (1945-1985), tiếp tục kế
thừa các giá trị pháp luật truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong giai
đoạn nêu trên (Đặc biệt là thông tư số 413-TTg ngày 9/11/1954 của Thủ
tướng chính phủ về đại xá) đã đưa ra kiến giải lập pháp cụ thể dưới dạng một

điều luật về đại xá.
6.2. Luận văn đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về lịch sử - lập pháp hình
sự đối với các quy định của Phần chung pháp luật hình sự thực định trong giai
đoạn được nghiên cứu (1945-1985).
6.3. Luận văn đã đưa ra sự phân tích khoa học và chỉ rõ giá trị của thực
tiễn xét xử hình sự tại Tòa án nhân dân tối cao trong việc sáng tạo pháp luật
hình sự trong thời kỳ pháp luật hình sự đất nước chưa được pháp điển hóa
(1955-1985).
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo tương đối đồng bộ, có
hệ thống và khá toàn diện về một số vấn đề lịch sử - lập pháp hình sự trong
khoa học luật hình sự Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận ở
khía cạnh lịch sử một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của
pháp luật hình sự Việt Nam (Phần chung) trong giai đoạn 40 năm kể từ sau
Cách mạng tháng 8 năm 1945 (1945-1985).
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể góp phần nhất định cho việc
tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự đương đại của nước ta trong thời gian
tới. Và có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy hoặc sử dụng nhằm
nâng cao nhận thức về áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử của
các cán bộ tòa án trước yêu cầu của sự phát triển nhà nước pháp quyền ở nước
ta hiện nay.

5


8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1. Sự hình thành các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
(Phần chung) trong giai đoạn 1945-1955.

Chương 2. Sự phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
(Phần chung) trong giai đoạn 1955-1985.
Chương 3. Về vấn đề áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử
của các Tòa án giai đoạn 1955-1985.

6


Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM (PHẦN CHUNG) GIAI ĐOẠN 1945-1955
1.1. Quá trình xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự
của Nhà nước công nông Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu
Dưới khía cạnh lịch sử, Mục 1.1, Chương 1 này sẽ đề cập đến việc
nghiên cứu quá trình xây dựng và hình thành các quy định của pháp luật hình
sự (Phần chung) nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thập kỷ đầu tiên sau
Cách mạng tháng Tám (1945-1955). Chính vì vậy, sẽ là hợp lý và có căn cứ
khoa học khi những vấn đề trong Mục 1 này sẽ được phân tích tương ứng
theo 2 nội dung của pháp luật hình sự, đó là: (1) việc xây dựng hệ thống các
văn bản pháp luật hình sự thực định và (2) sự hình thành các quy định của
pháp luật hình sự (Phần chung).
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chế độ thực
dân - nửa phong kiến ở Việt Nam đã bị lật đổ và Nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu Á với tên gọi là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
đã được tuyên bố thành lập (ngày 02/9/1945). Trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của đất nước ta giai đoạn 1945-1955, nhân dân Việt Nam đã phải tiến
hành cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược quan trọng có ý nghĩa sống còn
đối với sự tồn vong của Nhà nước công nông đó là: Một mặt, vừa phải tiến
hành công cuộc xây dựng những nền tảng của chế độ xã hội mới nhằm
củng cố chính quyền Cách mạng còn non trẻ; Mặt khác, vừa phải tiến hành

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính trong hoàn cảnh
lịch sử - chính trị đầy khó khăn và phức tạp như vậy, việc xây dựng những
nền tảng mới của hệ thống pháp luật hình sự nước Việt Nam dân chủ cộng

7


hòa trong thập niên đầu tiên từ sau lập quốc đến khi cấm hoàn toàn các văn
bản pháp luật hình sự của chế độ cũ (1945-1955) đã được Nhà nước công
nông triển khai theo 03 hướng chính, đồng thời cũng là 03 đặc điểm cơ bản
của sự hình thành nên hệ thống pháp luật hình sự nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa giai đoạn nêu trên, như sau:
1) Bãi bỏ một bộ phận lớn các đạo luật hình sự cũ (tức là các văn bản
pháp luật hình sự của chế độ thực dân - nửa phong kiến) đã hiện hành trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2) Tạm thời giữ nguyên hiệu lực thi hành một số đạo luật hình sự cũ
trước Cách mạng với việc lồng vào đó nội dung chính trị - giai cấp mới của
Nhà nước công nông Việt Nam để áp dụng trong những trường hợp rất hạn
chế của thực tiễn đời sống xã hội.
3) Soạn thảo và thi hành các văn bản pháp luật hình sự mới (bao gồm
các đạo luật hình sự và các văn bản pháp luật có tính chất hình sự của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa để làm nền tảng pháp lý hình sự cho việc đấu
tranh với tội phạm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước).
Như vậy, 03 hướng chính đã được Nhà nước công nông Việt Nam
triển khai trong 10 năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945-1955) để
xây dựng nên những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự của
đất nước, thực chất là tương ứng với 05 đặc điểm cơ bản của quá trình xây
dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước công nông Việt
Nam trong giai đoạn được nghiên cứu. Chính vì thế, tác giả luận văn sẽ cố

gắng làm sáng tỏ về mặt khoa học quá trình xây dựng hệ thống các văn bản
pháp luật hình sự ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua sự phân
tích dưới đây:

8


1.1.1. Bãi bỏ một bộ phận lớn các đạo luật hình sự cũ (tức là các văn
bản pháp luật hình sự của chế độ thực dân - nửa phong kiến) đã hiện hành
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Việc phân tích các văn bản pháp luật
hình sự những năm đầu tiên sau Cách mạng đã cho thấy, bản chất cốt lõi của
đặc điểm cơ bản đang nghiên cứu trong quá trình xây dựng những nền tảng
đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự của Nhà nước công nông Việt Nam
giai đoạn này đã được thể hiện rõ qua nội dung Thông tư số 19-VHH/HS
ngày 30/6/1955 của Bộ tư pháp về việc áp dụng luật lệ mà trong đó đã chỉ rõ:
Chính sách trừng trị trong chế độ dân chủ nhân dân về cơ bản khác với chính
sách trừng trị trong chế độ cũ. Bởi vậy, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến 9
năm chống thực dân Pháp và giải phóng hoàn toàn Miền Bắc chúng ta không
thể thừa nhận di sản của pháp luật cũ, vì vậy trong bất cứ trường hợp nào các
đạo luật cũ không thể dùng làm căn cứ pháp lý cho các Tòa án nhân dân trong
việc định tội và lượng hình [40, tr 5-6; 47, tr.190].
1.1.2. Tạm thời giữ nguyên hiệu lực thi hành một số đạo luật hình sự cũ
trước Cách mạng để áp dụng trong những trường hợp rất hạn chế với việc
lồng vào đó nội dung chính trị - giai cấp mới của Nhà nước công nông Việt
Nam. Việc phân tích đặc điểm cơ bản này của quá trình xây dựng những nền
tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa trong giai đoạn này đã cho thấy, các đạo luật hình sự cũ trước Cách
mạng tháng 8 năm 1945 được tạm thời giữ nguyên hiệu lực thi hành, luôn có
vai trò là nguồn thứ yếu, mà không phải là nguồn chủ yếu. Vì lúc bấy giờ, chỉ
có các văn bản pháp luật hình sự (bao gồm các đạo luật hình sự và các văn

bản mang tính hình sự mới) do chính quyền Cách mạng soạn thảo ra mới
được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật hình sự nước Việt Nam mới. Điều
này có thể nhận thấy ngay qua nội dung các quy định của 2 văn bản có liên
quan dưới đây đề cập vấn đề áp dụng luật của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, chẳng hạn như:

9


Trên cơ sở nội dung các quy định tại các điều 8-10 Sắc lệnh số 47 ngày
10/10/1945 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tạm thời áp dụng các
đạo luật đã hiện hành đến trước khi ban hành các bộ luật thống nhất của cả
nước [3, tr.35] thì: Ba Bộ luật hình sự đã được chế độ cũ áp dụng trước Cách
mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên hiệu lực pháp lý để thi
hành trên lãnh thổ 3 kỳ (miền) là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa; Ngoài ra, theo Điều 12 của Sắc lệnh này cũng còn bổ
sung thêm một quy định mang tính nguyên tắc và bắt buộc đối với các cơ
quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi áp dụng pháp luật
hình sự là: các quy định trong các đạo luật cũ được tạm thời giữ lại theo Sắc
lệnh này chỉ được áp dụng khi nào không trái với nguyên tắc độc lập và chính
thể của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cũng trên cơ sở các quy định trong Thông tư số 20 ngày 19/8/1947 của
Bộ tư pháp về vi phạm các quy tắc cảnh sát [47, tr.142-143] cho thấy, trong
những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng 8/1945 đối với các vi phạm hình sự
nhỏ (mà văn bản này gọi là vi cảnh) thì các cơ quan tư pháp của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa cũng đã được phép áp dụng các đạo luật hình sự cũ,
đó là các điều 86 và 323 Bộ luật hình sự Bắc kỳ, cũng như Điều 401 và Điều
408 Bộ luật hình sự Trung kỳ.
1.1.3. Soạn thảo và thi hành các văn bản pháp luật hình sự mới (bao
gồm các đạo luật hình sự và các văn bản pháp luật có tính chất hình sự của

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để làm nền tảng pháp lý hình sự cho việc
đấu tranh với tội phạm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước). Trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955) thì
đặc điểm thứ ba này không chỉ là đặc điểm (hướng) cơ bản hơn cả mà có thể
còn được coi là đặc điểm (hướng) chủ yếu nhất mà Chính quyền Cách mạng
đã triển khai nhằm xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của hệ thống pháp luật

10


hình sự mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, khi phân tích
bản chất pháp lý của các văn bản pháp luật hình sự của Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã được thi hành trong giai đoạn này thì chúng ta cần phân chia
chúng thành 2 nhóm văn bản pháp luật (mà trong luận văn này tạm gọi chung
là các văn bản pháp luật hình sự) đã tạo nên hệ thống pháp luật hình sự nước
nhà, mà cụ thể là:
1) Nhóm văn bản pháp luật đầu tiên thông thường là các Sắc lệnh đã
được ban hành đề cập riêng đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
riêng biệt, vì trong nhóm này nhà làm luật thường quy định các cấu thành tội
phạm riêng biệt và trực tiếp quy định cụ thể các chế tài hình sự đối với việc
thực hiện các tội phạm riêng biệt (tức các tội phạm và các hình phạt), hay nói
một cách khác thì nhóm văn bản pháp luật (các Sắc lệnh) đầu tiên này chính
là các đạo luật hình sự (đúng với nghĩa của chúng).
2) Nhóm văn bản pháp luật tiếp theo có thể tạm được gọi là các văn bản
pháp luật có tính chất hình sự vì thông thường đây là các Sắc lệnh quy định về
nhiều lĩnh vực khác nhau mà Nhà nước Việt Nam sau Cách mạng đã thi hành
trong quá trình xây dựng những nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
v.v.... của đất nước. Vì trong các Sắc lệnh thuộc nhóm văn bản pháp luật này
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuy không trực tiếp quy định cụ thể về
các tội phạm và các hình phạt (như trong nhóm văn bản pháp luật đầu tiên đã

nêu ở trên) nhưng ở các mức độ khác nhau chúng có ghi nhận một số quy
định của pháp luật hình sự (hay còn gọi là mang tính hình sự) vì trong các Sắc
lệnh đó khi quy định các biện pháp xử lý đối với sự vi phạm các quy định đã
được nêu trong từng văn bản pháp luật thuộc nhóm này, thì về cơ bản nhà làm
luật thường ghi nhận cả các chế tài hình sự. Nói một cách khác, nhóm Sắc
lệnh này tuy không phải là các đạo luật hình sự (như nhóm Sắc lệnh đã nêu
trên) nhưng chúng là các đạo luật mang tính hình sự.

11


3) Mặt khác, khi nghiên cứu 02 nhóm văn bản pháp luật (văn bản pháp
luật hình sự và văn bản pháp luật mang tính hình sự) đã được hình thành nên
trong hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai
đoạn này (1945-1955) chúng ta cũng đặc biệt phải chú ý rằng, theo Hiến pháp
năm 1946 thì các Sắc lệnh là do Chủ tịch nước ban hành nhưng đôi khi trong
số các văn bản pháp luật thuộc cả 2 nhóm này cũng còn bao gồm cả một số
văn bản pháp luật khác nữa (như Thông tư, Điều lệ,...) do Bộ Tư pháp ban
hành. Việc phân tích kỹ 02 nhóm văn bản pháp luật hình sự này cho thấy
chúng chính là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật hình sự nước
nhà và chúng đã bảo vệ một cách hữu hiệu bằng pháp luật hình sự các thành
quả của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
mà nhân dân ta đã giành được sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.
4) Dưới đây, để thấy rõ quá trình xây dựng hình thành nên hệ thống các
văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong giai
đoạn 10 năm đang nghiên cứu (1945-1955) thì khi xem xét vấn đề này chúng
ta cần phân chia chúng (các văn bản ấy) tương ứng trong 03 lĩnh vực sinh
hoạt lớn và cơ bản hơn cả nhà nước - xã hội (mà các văn bản pháp luật hình
sự đã được ban hành) nhằm bảo vệ là: Công cuộc kiến thiết - tổ chức bộ máy
Nhà nước; Các giá trị thuộc về nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự và

nhân phẩm), sở hữu cá nhân, các quyền và tự do cơ bản của công dân; Công
cuộc xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội nước nhà.
a) Trong công cuộc kiến thiết - tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955) đã có rất nhiều văn
bản pháp luật hình sự thuộc 02 nhóm đã nêu trên (các đạo luật hình sự và các
đạo luật mang tính hình sự) được Nhà nước công nông ban hành để bảo vệ
các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này như:

12


Nhóm thứ nhất là các đạo luật hình sự bao gồm: Sắc lệnh số 223
ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ [47,
tr.104]; Sắc lệnh số 163 ngày 14/4/1948 về trừng trị các tội đánh bạc [17,
tr.5]; Sắc lệnh số 106 ngày 15/6/1950 về trừng trị việc trốn tránh nghĩa vụ
quân sự [22, tr.170]; Sắc lệnh số 128 ngày 17/7/1950 về trừng trị những
hành vi bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của Chính phủ và thư từ của
tư nhân [21, tr.194]; Sắc lệnh số 154 ngày 17/11/1950 về trừng trị việc tiết
lộ bí mật của cơ quan hoặc công tác của Chính phủ [23, tr.303]; Sắc lệnh số
133 ngày 20/1/1953 về trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn Nhà nước
đối nội và đối ngoại [24, tr.16].
Nhóm thứ hai là các đạo luật mang tính hình sự bao gồm: Sắc lệnh số 6
ngày 5/9/1945 về cấm phục vụ trong Quân đội bù nhìn, bán thực phẩm cho
bọn đế quốc Pháp và hợp tác với chúng [2, tr.5]; Sắc lệnh số 68 ngày
30/11/1945 về ấn định thể lệ trưng dụng, trưng thu và trưng tập [5, tr.107];
Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán [7,
tr.64]; Sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946 (với các bổ sung bởi Sắc lệnh số 264
ngày 1/12/1948) về việc thành lập Tòa án binh lâm thời đặt tại Hà Nội [12, tr.
471; 19, tr.11]; Sắc lệnh số 200 ngày 8/7/1948 về việc trưng tập công chức
trong thời kỳ kháng chiến [17, tr.17]; Sắc lệnh số 93 ngày 22/5/1950 về nghĩa

vụ kháng chiến [21, tr.140]; v.v...
b) Trong việc bảo vệ bằng pháp luật hình sự các quan hệ xã hội liên
quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, cũng như các quyền và
tự do cơ bản của công dân ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn đang
nghiên cứu đã có một số văn bản pháp luật hình sự thuộc 02 nhóm đã nêu trên
(các đạo luật hình sự và các đạo luật mang tính hình sự) được Nhà nước công
nông đã ban hành để bảo vệ các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực này là: Sắc
lệnh số 27 ngày 23/2/1946 về trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát [9,

13


tr.141]; Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 về đảm bảo tự do cá nhân (các điều
18-22) [10, tr.64]; Sắc lệnh số 128 ngày 17/7/1950 về trừng trị những hành vi
bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của Chính phủ và thư từ của tư nhân
(đã nêu trên); Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng chính phủ về
trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân [29, tr.170].
c) Trong công cuộc xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955) đã có một loạt
các văn bản pháp luật hình sự thuộc 02 nhóm đã nêu trên (các đạo luật hình sự
và các đạo luật mang tính hình sự) được Nhà nước công nông ban hành để
bảo vệ các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực này là:
Nhóm thứ nhất là các đạo luật hình sự bao gồm: Sắc lệnh số 26 ngày
25/1/1946 (được bổ sung bởi Sắc lệnh số 92 ngày 4/6/1946) về trừng trị các
hành vi cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp công sản [9, tr.140]; Sắc lệnh số 12 ngày
12/3/1949 về trừng trị tội trộm cắp tài sản của Quân đội [18, tr.4]; Sắc lệnh số
180 ngày 20/12/1950 về trừng trị các hành vi xâm phạm hệ thống tiền tệ [21,
tr.137]; Sắc lệnh số 151 ngày 12/4/1953 về trừng trị các hành vi chống đối
pháp luật của bọn địa chủ [25, tr.51; 47, tr.98-100]; v.v...
Nhóm thứ hai là các đạo luật mang tính hình sự bao gồm: Sắc lệnh số 7

ngày 5/9/1945 về việc cấm tích trữ thóc gạo nhằm mục đích đầu cơ [2, tr.6];
Sắc lệnh số 45 ngày 5/4/1946 về lạc quyên xổ số trái phép [11, tr.218]; Sắc
lệnh số 202 ngày 15/10/1946 về thể lệ buôn bán vàng bạc [13, tr.559]; Sắc
lệnh số 61 ngày 5/4/1947 về cấm xuất cảng tư bản [15, tr.2]; Sắc lệnh số 257
ngày 19/11/1948 về cấm tích trữ hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân
dân nhằm mục đích đầu cơ [16, tr.6]; Sắc lệnh số 68 ngày 16/8/1949 về thể lệ
bảo vệ các công trình thủy nông [19, tr.6]; Sắc lệnh số 124 ngày 27/10/1949
về việc mở hiệu bào chế theo lối Âu Mỹ và cửa hàng đại lý bán thuộc Âu Mỹ

14


[20, tr.2]; Sắc lệnh số 163 ngày 17/11/1950 về hạn chế giết thịt trâu bò [23,
tr.309]; Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955 của Thủ tướng chính phủ về thuế
kinh doanh nghệ thuật [28, tr.131]; v.v...
1.1.4. Một số yếu tố của pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp với tư cách
là kết quả tất yếu của tính thừa kế pháp luật vẫn còn được giữ lại trong hệ
thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn đang
nghiên cứu (1945-1955). Đặc điểm cơ bản thứ 4 này trong quá trình xây dựng
những cơ sở để hình thành nên hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa trong giai đoạn đang nghiên cứu có thể được lý giải bởi 02
nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
1) Nguyên nhân thứ nhất: trong vòng vây thù trong giặc ngoài mưu
toan phá hoại nền độc lập và những thành quả đầu tiên của Cách mạng tháng
Tám mới giành được của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (như: bọn Việt
gian phản động trong nước, bọn Tàu Tưởng ở Miền Bắc và bọn thực dân Pháp
ở Nam bộ) vì chúng ta vừa phải lo triển khai công cuộc xây dựng và củng cố
những cơ sở chính trị - pháp lý đầu tiên của Nhà nước công nông còn non trẻ
và lại vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến Thần thánh lần thứ nhất (19461954) chống bọn thực dân Pháp (vì tuy đã bị thất bại sau Cách mạng tháng
8/1945 song chúng vẫn luôn gây hấn ở Nam bộ vì vẫn không từ bỏ âm mưu

xâm lược nước ta một lần nữa) nên chính quyền Cách mạng ít có thời gian
dành cho hoạt động lập pháp.
2) Nguyên nhân thứ hai: do đội ngũ chuyên gia pháp lý đã được đào tạo
ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong giai đoạn này còn thiếu hụt nghiêm
trọng vì lực lượng đông đảo quần chúng nước ta đi theo Cách mạng chủ yếu
chỉ là 02 giai cấp (công nhân và nông dân, trong đó nông dân chiếm đa số với
hơn 90 % dân số), trong khi đó tầng lớp trí thức pháp lý nếu sống ở Việt Nam

15


thì cũng chủ yếu được đào tạo theo chương trình luật của Pháp (nhưng đa số
những người này chủ yếu sống và làm việc ở Pháp). Do đó, theo đường lối
đoàn kết đại dân tộc của Hồ Chủ tịch đội ngũ trí thức pháp lý đi theo Cách
mạng đã sử dụng và kế thừa các kiến thức của mình đã được đào tạo để góp
phần đáng kể vào hoạt động lập pháp của Nhà nước công nông Việt Nam trẻ
tuổi trong 10 năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945-1955). Mà trong
số này đã có những luật gia kỳ cựu dày dạn kinh nghiệm đã làm việc tại Vụ
nghiên cứu pháp luật thuộc Tòa án nhân dân tối cao cho đến tận những năm
80 của thế kỷ XX ( như: các cố luật gia Lê Kim Quế, Vũ Thiện Kim, Phan
Huy Xương, v.v...).
1.1.5. Vẫn chưa có sự phân chia rõ ràng giữa các quy định của Phần
chung và Phần riêng trong hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955). Đặc điểm cơ bản này
có thể được lý giải như sau:
1) Vì việc nghiên cứu các quy định được nhà làm luật Việt Nam ghi
nhận trong 2 nhóm văn bản pháp luật đề cập đến việc đấu tranh chống tội
phạm giai đoạn này cho thấy, thời điểm đó vì các điều kiện lịch sử - chính trị kinh tế cụ thể của nước nhà nên pháp luật hình sự nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa chưa phân biệt giới hạn giữa các chế định pháp lý trong Phần chung
và các quy định về các tội phạm cụ thể trong Phần riêng pháp luật hình sự.

2) Bởi lẽ, trong giai đoạn này Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
chủ yếu là ban hành trực tiếp các Sắc lệnh đề cập đến trách nhiệm hình sự đối
với các tội phạm cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị kinh tế - xã hội của đất nước (vì trong các Sắc lệnh đó phần lớn ghi nhận các
quy định liên quan đến các cấu thành tội phạm cụ thể của Phần riêng).
Chính vì vậy, liên quan đến các quy định của Phần chung pháp luật

16


hình sự thì ở một mức độ nào đó chỉ bao gồm một số ít quy định có liên quan
trong một số văn bản pháp luật hình sự (thuộc cả 2 nhóm đã nêu trên) đã được
Nhà nước công nông ban hành trong giai đoạn này (1945-1955) mà chúng ta
sẽ lần lượt xem xét dưới đây.
1.2. Sự hình thành các quy định pháp luật hình sự Phần chung của
Nhà nước công nông Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu
1.2.1. Trước khi xem xét sự hình thành các quy định Phần chung pháp
luật hình sự của Nhà nước công nông Việt Nam giai đoạn 10 năm đầu tiên từ
sau Cách mạng tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật
hình sự của chế độ cũ (1945-1955) thiết nghĩ cần phải lưu ý rằng, do những
khó khăn của tình trạng thời chiến giai đoạn này nên lúc bấy giờ khoa học
luật hình sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa thể phát triển như
trong thời bình được và chính vì vậy, cũng hoàn toàn chưa có sự phân biệt gì
đến 2 khái niệm Phần chung và Phần riêng luật hình sự. Mặt khác, trong các
văn bản pháp luật hình sự lúc bấy giờ cũng không hề có sự phân chia rõ ràng
và dứt khoát các quy định nào là thuộc Phần chung và các quy định nào là
thuộc Phần riêng. Chính vì vậy, khi phân tích khoa học các quy định của pháp
luật hình sự trong Mục 1.2 này chúng ta cần lưu ý như sau:
1) Thực chất là khi nghiên cứu các quy định của Phần chung pháp luật
hình sự nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 10 năm đầu tiên (19451955) từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc
áp dụng các đạo luật hình sự cũ, về cơ bản chỉ là lựa chọn ra từ các sắc lệnh

đầu tiên đề cập trực tiếp đến việc đấu tranh chống tội phạm (tức là Phần riêng
pháp luật hình sự) và những gì có liên quan đến Phần chung pháp luật hình sự
mà phân tích.
2) Có nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan) khác nhau nên các

17


văn bản pháp luật được ban hành lúc bấy giờ chưa có sự phân biệt rõ ràng,
rành mạch giữa các quy định của Phần chung và Phần riêng và do đó, không
thể gọi ngay đó là Phần chung được mà trước 2 từ Phần chung ở đây đôi khi
cần phải có các thuật ngữ là có liên quan đến Phần chung thì mới bảo đảm
tính chính xác với không gian và thời gian lúc bấy giờ.
3) Vì 2 lý do nêu trên, nên thực chất khi nghiên cứu các quy định nào
có liên quan (dù chỉ là ở mức độ rất ít) đến Phần chung pháp luật hình sự giai
đoạn này để phân tích riêng (từ mục 1.2.2 đến 1.2.10) dưới đây, chúng ta gặp
không ít khó khăn vì phải chịu khó đầu tư nhiều thời gian để tìm tòi, khảo cứu
tỉ mỉ và cụ thể để chắt lọc và tách bóc riêng ra từ các văn bản pháp luật hình
sự (thuộc 2 nhóm đã nêu trên) mà trong đó chủ yếu là quy định về các tội
phạm và các hình phạt cụ thể (tức thuộc Phần riêng).
1.2.2. Khái niệm tội phạm mặc dù chưa được chính thức đề cập đến
trong bất kỳ quy định của pháp luật hình sự nào của nước ta trong giai đoạn
1945-1955. Tuy nhiên, việc phân tích cả 2 nhóm các sắc lệnh đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này chúng ta có thể nhận thấy
rằng: Ở các mức độ khác nhau nhà làm luật đã cho thấy căn cứ lập pháp lý để
hình thành nên quan niệm về hành vi (bằng hành động) hoặc bất tác vi (không
hành động) như thế nào thì bị coi là tội phạm; vì gây thiệt hại cho các quan hệ
xã hội mới (các lợi ích của Nhà nước công-nông và của nhân dân lao động)
nên người đã thực hiện hành vi đó phải bị xử phạt bằng chế tài pháp lý về
hình sự, chẳng hạn như:

1) Hành vi (bằng hành động). Một trong các sắc lệnh đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ─ Sắc lệnh số 7 ngày 5/9/1945 về việc cấm tích
trữ thóc gạo nhằm mục đích đầu cơ (đã nêu trên) quy định tại Điều 4 rằng: Kẻ
nào tích trữ thóc gạo, mưu sự đầu cơ, xét ra có phương hại đến nền kinh tế sẽ

18


bị nghiêm phạt theo quân luật và gia sản sẽ bị tich thu [40, tr.448]. Như vậy,
theo văn bản pháp luật hình sự này thì bất kỳ hành vi tích trữ thóc gạo nào
nhằm mục đích đầu cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước thì đều bị
coi là nguy hiểm cho xã hội và vì thế, bị nhà làm luật coi là tội phạm. Quy
định tương tự như vậy cũng đã được ghi nhận bởi một loạt các sắc lệnh khác
(đã nêu trên) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này như: Sắc
lệnh số 6 ngày 5/9/1945 về việc cấm phục vụ trong Quân đội bù nhìn, bán
thực phẩm cho bọn đế quốc Pháp và hợp tác với chúng; Sắc lệnh số 223 ngày
17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ; Sắc lệnh số
61 ngày 5/4/1947 về cấm xuất cảng tư bản; Sắc lệnh số 163 ngày 14/4/1948
về trừng trị các tội đánh bạc; Sắc lệnh số 180 ngày 20/12/1950 về trừng trị các
hành vi xâm phạm hệ thống tiền tệ; v.v....
2) Bất tác vi (không hành động). Bên cạnh những hành vi bị coi là tội
phạm và phải chịu hình phạt, trong các sắc lệnh đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa nhà làm luật cũng đã quy định trách nhiệm hình sự đối với
cả bất tác vi, nó bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Ví dụ:
a) Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 về ấn định thể lệ trưng dụng, trưng
thu và trưng tập (đã nêu trên) quy định tại khoản 1 Điều 12 rằng: Người nào
nhận được lệnh trưng tập mà không tuân hành sẽ bị truy tố trước Tòa án
thường và bị phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng, và phạt tiền từ 100 đồng đến 2000
đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy. Nếu tái phạm sẽ bị phạt tù từ 2 tháng
đến 2 năm và phạt tiền từ 300 đồng đến 20.000 đồng [23, tr.107]

b) Tương tự như trên, việc trừng phạt bất tác vi phạm tội cũng đã được
quy định trong một loạt các văn bản pháp luật hình sự khác của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này như: Sắc lệnh số 162 ngày 23/8/1946 về
trưng tập các y sỹ, dược sỹ, nha sỹ [6, tr.470]; Sắc lệnh số 200 ngày 8/7/1948

19


về việc trưng tập công chức trong thời kỳ kháng chiến (đã nêu trên); Sắc lệnh
số 93 ngày 22/5/1950 về nghĩa vụ kháng chiến (đã nêu trên); Sắc lệnh số 106
ngày 15/6/1950 về nghĩa vụ quân sự (đã nêu trên); Điều lệ tạm thời số
184/TTg ngày 14/4/1952 về nghĩa vụ dân công [47, tr.137];v.v...
1.2.3. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong pháp luật hình sự
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1955 mặc dù không được
nhà làm luật quy định chính thức bằng quy định chung nào, nhưng nó được
ghi nhận bằng 3 điều luật riêng biệt trong các văn bản pháp luật hình sự đề
cập đến trách nhiệm hình sự đối với một số loại tội phạm nhất định (đã nêu
trên) mà về cơ bản có nội dung giống nhau ─ nếu có hành động phạm pháp
chưa được quy định trong văn bản tương ứng thì sẽ theo tội (điều luật) tương
tự để xét xử, mà cụ thể là: Sắc lệnh 133 ngày 20/1/1953 về trừng trị những tội
phạm đến an toàn Nhà nước đối nội và đối ngoại (Điều 19); Sắc lệnh số 151
ngày 12/4/1953 về việc trừng trị các hành vi chống đối pháp luật của bọn địa
chủ (Điều 11); Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng chính phủ
về trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân (đoạn 2 Tiểu mục 4).
1.2.4. Lỗi với tư cách là một chế định độc lập của luật hình sự vẫn chưa
hề được ghi nhận bởi quy định nào đó trong pháp luật hình sự Việt Nam,
không chỉ giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955), mà còn cả giai đoạn 30
năm tiếp theo cho đến tận trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của
Việt Nam (1955-1985). Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật hình sự của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau Cách mạng

(1945-1955) ở một mức độ nào đó đã biết đến việc phân loại tội phạm theo 2
hình thức lỗi ─ cố ý và vô ý, cũng như mục đích phạm tội với tư cách là các
dấu hiệu bắt buộc của một số cấu thành tội phạm. Chẳng hạn như:
1) Sắc lệnh số 69 ngày 10/12/1951 về bảo vệ bí mật Nhà nước đã đề cập
đến cố ý tiết lộ (Điều 4) và vô ý tiết lộ (Điều 5) bí mật Nhà nước [47, tr.133].

20


2) Thông tư 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng chính phủ về
trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân (đã nêu trên) ─ cố ý giết người (đoạn
2 Tiểu mục 3) vô ý làm chết người (đoạn 3 Tiểu mục 3).
3) Sắc lệnh 133 ngày 20/1/1953 về trừng trị những tội phạm xâm
phạm đến an toàn Nhà nước đối nội và đối ngoại (đã nêu trên) coi mục đích
phản quốc là dấu hiệu bắt buộc của một loạt các cấu thành tội phạm (tại các
điều 8-12).
1.2.5. Đồng phạm với tư cách là một chế định độc lập của luật hình sự,
hoàn toàn vẫn chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp trong pháp luật
hình sự Việt Nam trong suốt giai đoạn 40 năm (1945-1985). Tuy nhiên, ở một
chừng mực nhất định một số văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này (19451955) đã biết đến sự phân hóa trách nhiệm hình sự của các loại người đồng
phạm khác nhau (kể cả người oa trữ, vì pháp luật hình sự giai đoạn này coi
người oa trữ như là người giúp sức (mặc dù trong tất cả các văn bản pháp luật
hình sự vẫn chưa đề cập gì đến việc có hứa hẹn trước hay không).
1) Tuy nhiên, vào những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám trong
kết quả của sự kế thừa từ pháp luật hình sự của Pháp nên pháp luật hình sự
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định trách nhiệm hình sự ngang
bằng nhau của tất cả những người đồng phạm như Bộ luật hình sự Pháp năm
1810 (Điều 59) (khi khác với những Bộ luật hình sự khác không biết đến sự
bắt buộc giảm nhẹ hình phạt cho những người đồng phạm), chẳng hạn tại một
số văn bản pháp luật (đã nêu trên) như:

a) Sắc lệnh số 27 ngày 23/2/1946 về trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền
và ám sát (Điều 2) đã quy định xử phạt những người tòng phạm (giúp sức)
hoặc oa trữ (che giấu) như chính phạm (người thực hành).
b) Sắc lệnh số 168 ngày 14/4/1948 về trừng trị các tội đánh bạc (Điều

21


×