Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lúa Séng Cù Mường Lò, của người dân địa bàn xã Nghĩa Lợi – Thị xã Nghĩa Lộ Tỉnh Yên Bái (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HOÀNG CHUNG HIẾU
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRỒNG LÚA SÉNG CÙ
MƢỜNG LÒ, CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA LỢI
THỊ XÃ NGHĨA LỘ - TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HOÀNG CHUNG HIẾU
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRỒNG LÚA SÉNG CÙ
MƢỜNG LÒ, CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA LỢI
THỊ XÃ NGHĨA LỘ - TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: KT & PTNT
: K43 – KTNN
: 2011 – 2015
: Th.S Cù Ngọc Bắc

Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp :“Nghiên cứu hiện trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lúa Séng
Cù Mường Lò, của người dân địa bàn xã Nghĩa Lợi – Thị xã Nghĩa Lộ Tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên
cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy
giáo Ths.Cù Ngọc Bắc.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực và lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Chung Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lúa Séng
Cù Mường Lò, của người dân địa bàn xã Nghĩa Lợi – Thị xã Nghĩa Lộ Tỉnh Yên Bái”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá
nhân, cơ quan và nhà trường.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc

biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo phó trưởng khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn Ths. Cù Ngọc Bắc người đã tận tình chỉ bảo
và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Lợi, các hộ trồng lúa Séng Cù tại các
thôn, Sà Rèn, Bản Xa đã cung cấp cho em những nguồn tư liệu hết sức quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp K43 - Kinh tế
nông nghiệp và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi, cùng tôi chia
sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với gia
điǹ h - những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Chung Hiếu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của thôn Sà Rèn và thôn Bản Xa.................................... 18
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Nghiã Lơ ̣i giai đoạn
20112– 2014 .................................................................................................... 25
Bảng 3.2: Số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Nghĩa Lợi giai đoạn 2012 2014 ................................................................................................................. 28
Bảng 3.3. Diện tích lúa Séng Cù của xã Nghiã Lơ ̣i năm 2012-2014.............. 34
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lươ ṇ g lúa Séng Cù của xã Nghĩa Lợi năm
2012 – 2014 ..................................................................................................... 35
Bảng 3.5: Năng suất và sản lươ ̣ng giống lúa Séng Cù của các hộ điều tra..... 36
Bảng 3.6: Bảng thông tin chung của các hộ điều tra xã Nghĩa Lợi ................ 38
Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế, tài sản nguồn vốn của hộ .................................. 40

Bảng 3.8: Chi phí sản xuấ t cho 1 sào lúa Séng Cù ......................................... 41
Bảng 3.9: HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù các nhóm hộ trong ................. 42
xã năm 2014 .................................................................................................... 42
Bảng 3.10: So sánh giống Séng Cù với giống lúa lai nhị ưu 838 ................... 43
Bảng 3.11: Phân tích ảnh hưởng trình độ văn hóa của chủ hộ đến HQKT sản
xuất giống lúa Séng Cù ................................................................................... 45
Bảng 3.12: Phân tích ảnh hưởng của mức bón lân đến HQKT sản xuất giống
lúa Séng Cù ..................................................................................................... 46
Bảng 3.13: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân viên nén dúi sâu đ

ến

HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù................................................................. 47
Bảng 3.14: Phân tích ảnh hưởng của các hộ tập huấn đến HQKT sản xuất
giống lúa Séng Cù ........................................................................................... 48


iv

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BVTV


Bảo vệ thực vật

2

ĐVT

Đơn vị tính

3

GO/1 đ chi phí

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí

4

GO/ha

Giá trị sản xuất trên 1 hecta

5

GO/IC

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

6

GO


Tổng giá trị sản xuất

7

HQKT

Hiệu quả kinh tế

8

IC

Chi phí trung gian

9

MI/1đ chi phí

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí

10

MI/IC

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

11

MI


Thu nhập hỗn hợp

12

Pr/1đ chi phí

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí

13

Pr/IC

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

14

Pr

Lợi nhuận

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

VA/1đ chi phí


Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí

17

VA/IC

Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian

18

VA

Giá trị gia tăng

19

PTBQ

Phát triển bình quân

20

BQ

Bình quân

21




Lao động

22

GTSX TM - DV

Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ

23

GTSX

Giá trị sản xuất

24

KT - XH

Kinh tế xã hội

25

IPM

Phòng trừ dịch hại tổng hợp

26

HQSX


Hiê ̣u quả sản xuấ t


v

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1 Vị trí, vai trò của sản xuất giống lúa Séng Cù trong sự phát triển
kinh tế ................................................................................................................ 4
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT ............................................................. 5
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
1.2.1. Tình hình sản xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa
Lộ, tỉnh Yên Bái .............................................................................................. 11
1.2.2.Tình hình sản xuất giống lúa Séng Cù xã Nghĩa Lợi , thị xã Nghĩa Lộ ,
tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù ... 12
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường .......................... 12
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội............................................................... 13
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật .......................................................................... 14
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 17

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu ............................................... 17
2.4.3. Phương pháp phân tích.......................................................................... 19
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù.............. 20
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất .......................................... 20


vi

2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ ...................... 21
2.5.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù .............. 22
2.5.4. Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ........................................................ 22
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 23
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Nghĩa Lợi .................................................... 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Nghĩa Lợi ........................................... 27
3.2. Thực trạng sản xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi ........................ 33
3.2.1. Hiện trạng sản xuất................................................................................ 33
3.2.2. Tình hình sử đụng lúa giống ................................................................. 36
3.2.3. Tình hình sử dụng các kỹ thuâ ̣t giao trồ ng và thu hoa ̣ch lúa ................ 36
3.2.4. Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 37
3.3. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù tại
xã Nghĩa Lợi ................................................................................................... 38
3.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động, điều kiện kinh tế của các nhóm hộ
điều tra ............................................................................................................. 38
3.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra .................... 38
3.3.2. Chi phí sản xuất 1 sào lúa Séng Cù ....................................................... 40
3.3.3. Đánh giá HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù của các nhóm hộ đã điều tra
trong xã và so sánh HQKT gi
ống lúa Séng Cù với giống lúa lai nhị ưu 838 .........41
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù

của các hộ nông dân tại xã Nghĩa Lợi ............................................................. 44
3.4.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ ................................................................. 44
3.4.2. Mức bón phân lân.................................................................................. 46
3.4.3. Mức bón phân viên nén dúi sâu. ........................................................... 47
3.4.4. Sự tiếp cận khoa học kỹ thuật. .............................................................. 48
3.5. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao
HQKT của giống lúa Séng Cù xã Nghiã Lơ ̣i. ................................................. 49


vii

3.5.1. Những thuận lợi..................................................................................... 49
3.5.2. Những khó khăn .................................................................................... 50
3.6. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất
giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi................................................................ 50
3.6.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 50
3.6.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 51
PHẦN 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT SẢN
XUẤT CỦA GIỐNG LÚA SÉNG CÙ TẠI XÃ NGHĨA LỢI ............................. 54

4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về nâng cao HQKT sản xuất
giống lúa Séng Cù trên địa bàn xã Nghĩa Lợi................................................. 52
4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghiã Lơ .̣i . 52
4.2.1. Giải pháp về quy mô sản xuất giống lúa Séng Cù ................................ 52
4.2.2. Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất .................................. 53
4.2.2.1. Chọn giống ......................................................................................... 53
4.3. Kiến nghị. ................................................................................................. 55
4.3.1. Đối với xã Nghĩa Lợi. ........................................................................... 55
4.3.2. Đối với hộ nông dân sản xuất giống lúa Séng Cù. ................................ 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cây lúa gắn liền với
quá trình phát triển của dân tộc. Cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong sự phát triển của đất nước và việc sản xuất lúa gạo cho đến
nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3
đến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 tạ/ha, sản lượng lúa của Việt
Nam năm 2014 ước đạt 45 triệu tấn (khoảng 28,125 tấn gạo) tăng 2% so
với 44,17 triệu tấn năm 2013, xuất khẩu ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu
tấn gạo/năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,062 triệu tấn, trị
giá đạt 2,807 tỷ đô la, mặc dù giảm 2,3% về lượng nhưng lại tăng 2,6 % về trị
giá so với cùng kỳ năm 2013. Giá FOB bình quân 11 tháng đạt 463 USD/ tấn,
tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2013. Dự kiến xuất khẩu gạo cả năm 2014 đạt
khoảng 6,5 triệu tấn, đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa cho người nông
dân. Bên cạnh việc nâng cao sản lượng sản xuất lúa, để cây lúa tồn tại
được, phát triển và đứng vững trên thương trường thì vấn đề hiệu quả sản
xuất (HQSX) phải được đặt lên hàng đầu. Qua mỗi thời kỳ sản xuất kinh
doanh phải phân tích tìm ra những thuận lợi, khó khăn những vấn đề còn
tồn tại, từ đó có được hướng khắc phục tổ chức sản xuất, trong chu kỳ sản
xuất sao cho mang lại HQSX cao nhất.
Lúa gạo có vai trò quan trọng trong đời sống con người, gắn liền với
bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Ngoài ra sản phẩm của lúa còn làm thức ăn
cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp hay làm hàng hóa để
xuất khẩu… Trong khi dân số tiếp tục tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng giảm theo thời gian thì việc tăng sản lượng lương thực để đáp ứng

nhu cầu của con người là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết để đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.


2

Ngày nay với mục tiêu xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì ngành nông nghiệp đang phải chịu một áp lực lớn trong việc
cung cấp lương thực thực phẩm. Để giải quyết được vấn đề cấp thiết là đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam thì một trong những chiến lược được Đảng và Nhà nước quan tâm đó là
nâng cao năng suất và sản lượng. Bằng cách nghiên cứu ra những giống lúa
mới có điều kiện sinh trưởng phù hợp với địa phương và có năng suất,
sản lượng tối đa. Thời gian gần đây các cơ quan nghiên cứu trong nước đã
nhập khẩu, lựa chọn và lai tạo được một số tổ hợp lúa mới, có triển vọng
nhằm đáp ứng về năng suất, chất lượng, chống chịu và giá thành hạt lai
phù hợp điều kiện Việt Nam. Lúa Séng Cù đã được trồng thử nghiệm ở các
tỉnh thành miền Bắc đặc biệt là ở Mường Khương (Lào Cai) và bước đầu đã
có những thành tích về năng suất cũng như chất lượng.
Nghĩa Lộ là một thị xã miền núi của Yên Bái, mà trong đó Nghĩa Lợi là
một xã thuộc thị xã Nghĩa Lộ. Với chủ trương của tỉnh là đưa các giống lúa tốt
vào thí điểm sản xuất, thì những năm qua người dân đã sản xuất giống lúa Séng
Cù và diện tích sản xuất giống lúa này không ngừng tăng lên.
Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý chính vì vậy tôi đã lựa chọn khóa luận
nghiên cứu “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất của các hộ trồng lúa Séng Cù Mường Lò, của người dân địa bàn xã
Nghĩa Lợi – Thị xã Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái” với mong muốn sẽ là cơ sở để
góp phần đánh giá đúng thực trạng, và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các
giải pháp phát triển sản xuất giống lúa Séng Cù nhằm mang lại HQKT cao hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá HQKT sản xuất lúa Séng Cù trên cơ sở thực
tiễn tại xã Nghĩa Lợi. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao HQKT sản xuất giống lúa lai Séng Cù, góp phần cải thiện và nâng


3

cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Nghĩa Lợi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất giống
lúa Séng Cù trên địa bàn xã Nghĩa Lợi năm 2012 – 2014.
- Đánh giá HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù.
- Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù Mường Lò tại xã Nghĩa Lợi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Nghĩa Lợi thấy rõ hơn được những
thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển giống lúa Séng Cù từ đó có
những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao HQKT trong việc sản xuất lúa.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đánh giá một cách tương đối về HQKT giống lúa Séng Cù. Đánh giá
được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, lượng phân
bón, khoa học kỹ thuật tới HQKT lúa Séng Cù.
5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương:
- Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Phần 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
- Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Phần 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT giống lúa Séng
Cù tại xã Nghĩa Lợi.


4

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Vị trí, vai trò của sản xuất giống lúa Séng Cù trong sự phát triển
kinh tế
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc sản xuất giống lúa Séng Cù
Lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh
tế Việt Nam. Trong những năm gần đây sản lượng lúa xuất khẩu của nước ta
ngày càng tăng và đến năm 2014 sản lượng lúa xuất khẩu đã đứng thứ nhất trên
thế giới. Hạt gạo là sản phẩm từ cây lúa được chế biến thành cơm, là món ăn
chính và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
Lần đầu tiên Dự án sản xuất giống lúa Séng Cù được triển khai thành
công tại xã Bình Lư (huyện Tam Đường). Dự án kết thúc đã góp phần tạo
nguồn giống ổn định để nhân dân trong huyện gieo cấy vụ tiếp theo. Dự án
sản xuất giống lúa Séng cù được Trung tâm Giống Nông nghiệp (Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm Giống nông lâm
nghiệp Lào Cai triển khai từ tháng 1/2012 tại 3 bản Thống Nhất, Thèn
Thầu và Tòng Pẳn (xã Bình Lư) trên diện tích 13 ha. Sau đó được nhân
rộng ra và giống đến với cánh đồng Mường Lò xã Nghĩa Lợi [10].
Trong đó có 1 ha giống lúa Séng cù dòng siêu nguyên chủng, 5 ha

giống lúa Séng cù dòng nguyên chủng, 7 ha dòng xác nhận. 80 hộ tham gia
Dự án được hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón và thuốc trừ sâu. Séng Cù là
loại gạo đặc sản được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian qua,
do yêu cầu của thị trường đối với gạo Séng Cù rất cao, một số địa phương bà
con nông dân đã đưa giống Séng Cù vào trồng đại trà nên nhu cầu giống lúa
Séng cù phục vụ sản xuất là rất lớn, nên đã nghiên cứu và cho ra đời giống
Séng Cù để phục vụ mọi người.


5

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất giống lúa Séng Cù
Lúa là cây lương thực chính được trồng ở tất cả các tỉnh trên đất
nước ta. Gạo là sản phẩm của lúa cũng là một mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam và năm 2013 lượng lúa xuất khẩu của nước ta đứng đầu thế giới. Lúa
được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy vậy mỗi vùng lại có các yếu tố như đất đai, nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm không khí, và các hiện tượng đặc biệt của thời tiết như giông
bão khác nhau. Sự khác nhau về yếu tố khí hậu giữa các vùng sinh thái tạo
nên các kiểu thời tiết đặc trưng cho mỗi vùng và cũng chính vì vậy chúng ta
cần tìm ra các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai từng vùng.
Lúa Séng Cù là loại cây trồng ngắn ngày phù hợp với các vùng nhiệt
đới, vì vậy rất phù hợp khi trồng ở nước ta. Thời gian cho thu hoạch của cây
rất ngắn và chi phí đầu tư thấp. Lúa Séng Cù có phương pháp trồng tương tự
như các giống lúa khác.
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT
1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về HQKT
Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụ
được tạo ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công
nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định. Tuy vậy khi bắt tay vào thực tế sản

xuất, con người có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào với những công
nghệ sản xuất khác nhau.
Nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong khi
đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng. Do vậy
đòi hỏi xã hội phải lựa chọn từng cơ sở sản xuất, kinh doanh sao cho với một
lượng nguồn lực nhất định để tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao
nhất. Đây là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh [1].
HQKT được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu
vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội cũng như khả


6

năng khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trnh tái sản xuất vật chất,
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp các yếu
tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định [4].
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối
bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về
hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy bắt buộc xã hội phải lựa chọn
từng cơ sở sản xuất, kinh doanh sao cho sử dụng một nguồn lực nhất định để
tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa nhất. Đó là một trong
những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ
sở sản xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm
sao để có chi phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là
thấp nhất. Có như vậy thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của
người lao động và toàn xã hội mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm.
HQSX là sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn lực [3].
HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt

động kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao
HQKT. HQKT là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ
tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp
các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng
như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội,
phản ánh mặt chất lượng HQKT và phản ánh lợi ích chung của toàn xã
hội, là đặc lượng của mọi nền sản xuất xã hội.
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi
HQKT của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có
tác động đến HQKT của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Song HQKT không
đơn thuần là một phạm trù sản xuất chỉ đề cập đến sản xuất mà nó còn


7

gắn liền với ý nghĩa xã hội [2].
Cơ sở của sự phát tiển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của
lực lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và
tiêu dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia,….
Do đó trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần
quan tâm đến HQKT mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và
hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại HQKT là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái sản
xuất xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh
của con người. HQKT là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết
kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời
phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng
hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái
cần tìm là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận và

không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn đề HQKT,
phải tìm mọi biện pháp nâng cao HQKT.
1.1.2.2. Một số loại hiệu quả cơ bản
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả, phản ánh sự thành
công hay thất bại của các hoạt động, các sự vật hiện tượng. Hiệu quả được
đánh giá trên ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
quá trình sản xuất chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình
tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người,
tự nhiên để phục vụ lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã


8

hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ
không giống nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và
yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu
cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã
hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng
tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ
ra. Trên quan điểm toàn diện có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu năng cao trình độ về văn hoá, xã hội và đáp ứng nhu
cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững.
- Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm

đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là:
giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực
kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa,
tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao
động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt
các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe, đảm bảo
vệ sinh môi trường,... Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét
mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết
công ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cần phải
đảm bảo cho môi trường ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển
nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, có nghĩa là phát triển liên tục
trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo


9

tồn chúng cho thế hệ tương lai.
Trong các mô hình hiệu quả môi trường còn được thể hiện là không
có tác động gây ô nhiễm môi trường, vừa ít hoặc không được sử dụng các
loại thuốc kích thích, các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất thải trong
chăn nuôi ra môi trường vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô
nhiễm môi trường sống ngày nay.
Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy HQKT luôn là trọng tâm và
quyết định nhất. Và HQKT chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện
đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc
bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả phát triển.
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT

- Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT:
+ Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và
phương pháp xác định tính toán.
+ Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát
chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
+ Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất lúa. Xét về mặt nội
dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, nó so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả kinh tế phản ánh
hoạt động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn HQKT là tỷ số
chênh lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và chi phí bỏ ra để có kết quả đó (là
mối quan hệ so sánh giữ kết quả và chi phí của nền sản xuất).
- Chỉ tiêu tổng quát phản ánh HQKT:
H=Q – K

H = Q/K

H = Q/ K

H = K/Q

H =Q -K

H =K/Q

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế.


10


Q: Kết quả sản xuất thu được.
K: Chi phí nguồn lực.
Q: Phần tăng lên của kết quả.
K: Phần tăng lên của chi phí.
Chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật, hoặc tính theo giá trị (tiền).
Vấn đề cần thống nhất cách xác định Q và K để tính toán HQKT.
Q có thể biểu hiện là: Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị gia tăng
(VA), thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr), phần tăng lên của kết quả (Q).
K có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định
(FC), chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động
(LĐ), phần tăng lên của chi phí ( K).
Phương pháp xác định kết quả sản xuất (Q) và chi phí sản xuất (K)
nêu trên là chung nhất, từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và ở những điều
kiện cụ thể nhất định vận dụng cho thích hợp. Đánh giá HQKT trong sản xuất
kinh doanh là việc làm hết sức phức tạp, v vậy để phản ánh một cách đầy đủ,
chính xác, toàn diện thì ngoài những chỉ tiêu trên, cần quan tâm đến một số
chỉ tiêu khác như:
- Năng suất đất đai:
ND = GO(N)/D(CT)
Trong đó:
GO(N): Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
D(CT): Diện tích đất canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt.
Trong quá trình đánh giá, phân tích không chỉ đơn thuần phân
tích, đánh giá HQKT mà phải chú ý đến hiệu quả xã hội. Đồng thời phải chú
ý đến hiệu quả môi trường sinh thái như giảm gây ô nhiễm môi trường,
bảo vệ nguồn nước… trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.


11


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi, thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Được sự nhất trí của các cấp ban ngành đã nhập giống lúa Séng Cù
của Mường Khương (Lào Cai) về Mường Lò gieo cấy thí điểm để nhân
rộng giống này ra. Đối với xã Nghĩa Lợi là địa phương có đến 87% là dân
tộc Thái, hộ đói nghèo vẫn còn . Mặc dù được tập huấn hướng dẫn từ ngâm
giống đến cấy và đưa kiến thức mới vào gieo trồng... nhưng một bộ phận
nhân dân chưa tuân thủ nghiêm các biện pháp kỹ thuật, có nhiều công đoạn
như tỷ lệ bón lót phân chuồng và phân lân, nông dân vẫn tỏ ra lúng túng.
Do đó, năng suất tuy giống lúa séng cù có thấp hơn giống lúa khác nhưng
giá trị kinh tế lại cao hơn. Nhưng đến nay các xã đã khắc phục được và cử
các cán bộ khuyến nông xuống tận địa bàn để hướng dẫn bà con nên năng
suất cũng như chất lượng được tăng lên đáng kể.
Cụ thể là sản lượng lúa Séng Cù đạt 6 tạ/ha, toàn xã gieo cấy lúa Séng
Cù là 82,12 ha trên toàn xa.̃
1.2.2.Tình hình sản xuất giống lúa Séng Cù xã Nghĩa Lợi , thị xã Nghĩa
Lộ, tỉnh Yên Bái
Bà Lò Thị Vân trường thôn Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi cho biết: “Gia đình
bà có 5 sào đất cấy lúa, các năm trước thường cấy các giống lúa, như
HYT100 năng suất cao lắm cũng chỉ đạt 1,9 tạ/sào. Trong khi cấy các giống

lúa sâu bệnh hại nhiều, gạo không ngon lắm. Năm 2008 theo sự chỉ đạo của
xã, thị, gia đình cấy 5 sào giống lúa Séng Cù. Theo dõi quá trình lúa sinh
trưởng, tôi thấy đầu tư chăm sóc giống như các giống lúa trước đây, ưu
điểm là ít sâu bệnh, thân lúa cứng. Khi lúa chín, hạt lúa chắc hơn, đẹp hơn.
Gia đình gặt một ít về ăn thử, thấy hạt cơm dẻo, thơm, mềm”. Không những
người trẻ, người cao tuổi cũng dễ nuốt. Theo cụ Lò Văn Sơn (79 tuổi) già
làng ở đây nói “Từ khi có lúa Séng Cù tôi không thích ăn gạo nào nữa cả bởi
vì rất bùi và thơm dẻo dễ ăn với người già như tôi. Năng suất Séng Cù và giá



12

trị của cây lúa Séng Cù rất Cao nên năm nay cũng có chút dư giả hơn”.
Bà Lò Thị Loan - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi, cho biết: Địa phương
có 10 thôn, bản với tổng diện tích đất sản xuất lúa nước là 173,44 ha. Mặc
dù là vùng miền núi, người dân ở đây đã có kinh nghiệm thâm canh lúa
nước từ bao đời nay. Theo kế hoạch của UBND thị xã, vụ xuân vừa rồi
đưa vào gieo cấy 82,12 ha giống lúa Séng Cù. Nhưng do địa phương áp
dụng phương thức cấy hàng rộng hàng hẹp, nên diện tích giống lúa này tăng
lên 92,12 ha (vì cấy theo phương thức này tiết kiệm được mạ nên diện tích
tăng lên). Lý do bà con cấy hàng rộng hàng hẹp là để sử dụng phân viên nén
dúi sâu cho hiệu quả. Mấy năm nay, bà con địa phương gần 100% sử dụng
phân viên nén dúi sâu, vừa giảm chi phí, năng suất lúa lại cao hơn, ít sâu
bệnh hơn, chống rửa trôi phân bón. Năng suất nơi cao nhất đạt trên 62
tạ/ha, nơi thấp nhất 60 tạ/ha. Nếu như các vụ xuân tiếp theo được cơ cấu
giống lúa này thì chắc rằng bà con không còn lo thiếu lương thực nữa.
Ông Lò Huyên Sáng cán bộ phòng nông nghiệp xã Nghĩa Lợi chúng
tôi được phân công chuyên môn theo dõi, cho thấy giống lúa này phát
triển tốt, cây và lá cứng cáp, ít sâu bệnh, trổ đều, hạt lúa dài sáng đẹp,
phù hợp với điều kiện miền núi cao này.Với tổng số 245,65 ha đất nông
nghiệp, và đất trồng lúa là 173,44 ha, cây lúa Séng Cù tập trung trồng ở các
thôn bản Sà Rèn, Bản Xa, Chao Hạ 1, Chao Hạ 2 của xã Nghĩa Lợi.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Séng Cù
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Cây lúa là một bộ phận trong hệ thống cây trồng của hệ sinh thái
nông nghiệp, có sự trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài và có tính
mẫn cảm lớn với các yếu tố sinh thái như: Khí hậu, đất đai, cây trồng, con
người,… vì vậy, muốn có một vùng chuyên môn hoá sản xuất cây lúa phải

theo quan điểm sinh thái bền vững.
Trong hệ sinh thái nông nghiệp, đất đóng vai trò là nơi cung cấp
nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng, song với các loại đất ở các địa hình


13

khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính chất vật lý hoá học khác nhau.
Vậy nên cần phải xem xét, nghiên cứu kỹđể tìmragiống cây phù hợp với
vùng đó để có được HQKT cao.
Việc tập trung sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây lúa phải dựa
trên quan điểm hệ sinh thái bền vững, tức là phát triển phải đảm bảo ổn
định, tận dụng tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt không thuận lợi của thời
tiết, củng cố độ phì của đất, cung cấp chất dinh dưỡng và không ngừng cải
tạo nâng cao chất lượng của đất.
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Thị trường tiêu thụ:
Hiện nay tại địa phương lúa sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong gia
đình chứ chưa chuyên môn hóa thành hàng hóa. Một số hộ sản xuất nhiều
thường dùng để chăn nuôi thêm các loại gia súc gia cầm. Tuy vậy, trên một
đơn vị diện tích không đổi người dân luôn muốn tạo ra những sản phẩm
đem lại lợi nhuận và HQKT cao nhất.
- Giá cả:
Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả và HQKT sản xuất lúa. Tác động của thị trường đến sản xuất kinh
doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Nhưng do sản
phẩm làm ra chủ yếu sử dụng cho gia đình và chăn nuôi nên thị trường đầu ra
ít ảnh hưởng đến sản xuất. Song thị trường đầu vào lại ảnh hưởng lớn tới kết
quả và HQKT sản xuất lúa, đó là giá các yếu tố đầu vào như: Giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động... có vai trò hết sức quan

trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố
trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng,
gây tác động lớn tới kết quả và HQKT.
- Lao động:
Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Việc trồng
và chăm sóc cho cây lúa cũng cần có yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi người lao động


14

phải có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định như:
Hiểu biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến sinh lý của cây. Là
loại cây trồng dưới nước đòi hỏi phải có lượng nước thích hợp trong từng giai
đoạn để phát triển tốt và cho năng suất cao.
- Tổ chức sản xuất và chính sách:
Giống lúa Séng Cù mới được công nhận và đưa vào sản xuất nên nhà
nước cần có những chích sách hỗ trợ cũng như hướng dẫn cho người dân có
thêm kiến thức để họ áp dụng vào sản xuất.
Ngoài ra việc cung cấp giống đảm bảo chất lượng là một vấn đề quan
trọng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Đó là bước đầu quyết định đến
năng suất cây trồng và HQKT.
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
Giống: Lúa giống chủ yếu mua từ trung tâm giống cây trồng của thị xã nên
chất lượng lúa luôn được đảm bảo, vì vậy người dân có thể yên tâm sản xuất.
Thời vụ trồng lúa: Một năm lúa được trồng chủ yếu vào 2 vụ là vụ đông
xuân và vụ hè thu. Vụ xuân người dân bắt đầu gieo mạ vào 10 - 20/01 và có thể
cấy từ 05/02- 5/02 vụ xuân cây mạ sinh trưởng khoảng 120 - 130 ngày. Còn vụ
thu lúa sinh trưởng nhanh hơn nên thời gian lúa cho thu hoạch trong khoảng 110
- 115 ngày. Vụ thu gieo mạ từ 10 - 15/5 và 30/5 - 5/6 là có thể cấy. Ngoài ra

giống lúa Séng Cù có thể gieo cấy vào vụ mùa tức là gieo mạ từ 05/6 - 10/6 và
đến 20 ngày sau thì có thể đem ra gieo cấy được.
Chăm sóc: Tùy thuộc vào loại đất, tình trạng sinh trưởng từng giai
đoạn của lúa để có thể bón các loại phân với lượng thích hợp. Người dân cần
phải theo dõi mức nước có trong ruộng để điều tiết phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của lúa. Ngoài ra người dân phải chú ý đến các loại cỏ trong ruộng để
xử lý tránh hiện tượng cỏ phát triển hút hết chất dinh dưỡng có trong ruộng lúa.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện
các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp


15

và phun đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến năng suất lúa khi thu hoạch.
Thu hoạch và bảo quản: Tùy vào từng thời điểm gieo trồng và thời tiết
thì cây lúa cho thu hoạch vào các thời gian khác nhau. Khi lúa gần chín thì
người dân cần thường xuyên theo dõi để thu hoạch kịp thời, tránh hiện tượng
để lúa quá chín khi thu hoạch sẽ bị rơi rụng và giảm năng suất lúa. Lúa sau
khi thu hoạch cần được phơi khô đóng vào bao bì cất cẩn thận tránh ẩm ướt
ảnh hưởng đến chất lượng gạo sau này.
Đổi mới công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ
kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm
nhiều hơn với một số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một
lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn.


16

PHẦN 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về HQKT và nâng
cao HQKT trong sản xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian
nghiên cứu.
- Về không gian: Tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ 15/01/2014- 15/04/2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất giống
lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
HQKT sản xuất xuất giống Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi.
+ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của xuất giống lúa Séng Cù
theo kết quả điều tra.
+ Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản
xuất xuất giống lúa Séng Cù tại xã Nghĩa Lợi.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và HQKT của
xuất giống lúa Séng Cù.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao lại đưa giống Séng Cù vào sản xuất ở địa phương?
- Tại sao lại nghiên cứu hiện trạng giống Séng Cù mà không phải là
giống cây khác?
- Ưu điểm nhược điểm của giống lúa Séng Cù khi đưa vào sản xuất có


×