Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG SINH KẾ VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN SINH KẾ NGƯ DÂN VỊNH HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 43 trang )

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG SINH KẾ
VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
TRONG PHÁT TRIỂN SINH KẾ NGƯ DÂN VỊNH HẠ LONG

Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ của dự án Sáng kiến liên minh Hạ
Long - Cát Bà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương và cộng đồng
do Cơ quan quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển Cộng đồng (MCD) chủ trì thực hiện phối hợp với Trung tâm Con người và
Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
(CECR).

Hà Nội, 5/2015.

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project
Award number : AID_440A_14_00003


MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ BÁO CÁO ............................................................................. 3
I.
THÔNG TIN CHUNG ..................................................................................... 11
1.1. Mục tiêu của báo cáo ...................................................................................... 11
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11
1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 11
1.4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 11
1.5. Các công việc đã thực hiện ............................................................................. 11
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 12
2.1. Đặc trưng tự nhiên và kinh tế - xã hội địa phương ......................................... 12
2.2. Về việc di dời các khu dân cư trên biển lên đất liền....................................... 15
2.3. Thực trạng sinh kế của người dân khu vực tái định cư Cái Xà Cong ............ 21
2.4. Các yếu tố tác động đến nghề đánh bắt và nuôi thủy sản của người dân Hạ


Long 26
2.5. Thực trạng các nguồn lực cho phát triển sinh kế ............................................ 29
2.6. Vấn đề quản lý môi trường tại các khu dân cư sau di dời .............................. 32
2.7. Vai trò và sự phối hợp của các bên liên quan trong phát triển sinh kế nuôi
trồng thủy sản của người dân tái định cư ................................................................. 33
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 38
3.1. Ghi nhận mong muốn của người dân địa phương .......................................... 38
3.2. Khuyến nghị về hỗ trợ nuôi trồng thủy sản cho người dân khu vực tái định
cư........... ................................................................................................................... 39

2


TÓM TẮT KẾT QUẢ BÁO CÁO
Người dân ở khu tái định cư Cái Xà Cong thuộc phường Hà Phong, TP. Hạ Long,
Quảng Ninh vốn là các ngư dân có nguồn gốc từ hai làng thủy cư cổ Giang Võng, Trúc
Võng đã sinh sống hàng trăm năm trên vịnh Hạ Long. Họ là những chủ nhân đầu tiên và lâu
đời nhất của khu di sản thế giới. Với họ, thuyền là nhà và vịnh Hạ Long là quê hương.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ngư dân Hạ Long tụ cư ổn định thành 4 làng chài
Vung Viêng, Cống Tàu, Ba Hang, Cửa Vạn. Năm 1963 thành lập thôn Cửa Vạn trực thuộc
xã Hùng Thắng. Năm 2005, 4 thôn chuyển thành 3 khu dân cư gồm Cửa Vạn, Cặp Dè và Ba
Hang với gần 300 hộ dân và khoảng 1.300 nhân khẩu trực thuộc phường Hùng Thắng. Đến
năm 2014, tổng số dân của 3 khu dân cư là khoảng 1.500 người.
Sinh kế chính của ngư dân vịnh Hạ Long là khai thác thủy sản tự nhiên ven bờ (đánh
lưới, thả câu, đặt lờ bẫy hoặc thu lượm nhuyễn thể...) và nuôi cá lồng bè. Những năm gần
đây có thêm nghề thu mua hải sản, bán hàng thực phẩm, dịch vụ chèo đò và thuyết minh cho
khách du lịch và một số công việc thời vụ khác. Cuộc sống của cộng đồng dân chài đã góp
phần làm nên giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo và tăng tính hấp dẫn của du lịch Hạ Long,
nhưng mặt khác cũng tạo nên những áp lực môi trường và khai thác tài nguyên thiếu bền
vững. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, cộng đồng dân chài còn chịu tác động hiện

hữu và tiềm tàng từ nguy cơ nước biển dâng và gia tăng thiên tai cực đoan.
Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện việc di dời các khu dân cư- làng
chài trên biển lên đất liền đến khu tái định cư Cái Xà Cong thuộc phường Hà Phong. Tổng
số các hộ đã ổn định nhà ở là 330 hộ/ 364 căn hộ với tổng số 1.581 người.
Những khó khăn lớn nhất của người dân chài sau tái định cư là: hòa nhập cuộc sống
trên đất liền và phát triển kinh tế mới. Mong muốn chính của đa số người dân là trở lại “đi
biển” và tiếp tục nghề nuôi cá lồng bè ở các làng chài gắn với làm dịch vụ du lịch (chèo đò
và bán hải sản). Nghề nuôi trồng thủy sản hiện đang gặp nhiều khó khăn, cả về vốn tài
chính, nhân lực kĩ thuật cao và thể chế chính sách, cụ thể: (i) Người dân chưa được cấp
phép nuôi trồng chính thức tại 6 điểm nuôi trồng theo quy định trên vịnh; (ii) Thiếu vốn đầu
tư vì chi phí đầu tư cho nuôi cá lồng bè cao; (iii) Việc di chuyển, đi lại từ nhà trên đất liền ra
vịnh gặp khó khăn; (iv) Người dân chài thiếu kiến thức, nhận thức, kĩ năng và quy trình kĩ
thuật về nuôi thủy sản bền vững; (v) Thiếu cơ chế, chính sách mới, đặc thù về việc hỗ trợ
cho người dân chài nuôi trồng thủy sản; (vi) Môi trường vùng nuôi bị xuống cấp: (vii) gia
tăng rủi ro từ thiên tai và biến đổi khí hậu.
Hiện người dân khu tái định cư đang tự phát trở lại nghề đánh bắt ven bờ và nuôi
trồng thủy sản ở một số điểm làng chài cũ trên vịnh Hạ Long dù chưa được cấp phép. Để
tiện làm nghề, phần lớn họ ở lại qua đêm trên vịnh, sinh sống trên thuyền hoặc nhà bè và thi
thoảng trở về nhà, ở khu tái định cư chủ yếu còn lại người già và trẻ em. Điều này dẫn đến

3


hình thành tự phát các xóm thuyền chài và nhà bè trên vịnh mà không thuộc sự quản lý hành
chính của cơ quan nào, gây khó khăn cho quản lý con người và vấn đề môi trường.
Phát triển sinh kế bền vững nói chung và nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng cho
người dân chài Hạ Long sau tái định cư không phải công việc của riêng chính quyền mà cần
sự phối hợp liên ngành của các cơ quan liên quan tại địa phương:

Hình 2.3. Sơ đồ vai trò các bên liên quan đến phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy

sản của ngư dân trên vịnh Hạ Long

 Thực trạng các nguồn lực cho phát triển sinh kế
Nguồn lực hay vốn sinh kế hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật
chất mà con người có được để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn sinh kế được
chia thành 5 loại chính: i) vốn nhân lực, ii) vốn tài chính, iii) vốn vật chất, iv) vốn xã hội và
v) vốn tự nhiên. Ngoài ra còn cần xét đến yếu tố quan trọng có thể tác động và thúc đẩy các
nguồn vốn trên, đó là thể chế, cơ chế chính sách.
2.5.1. Nguồn lực/ vốn tự nhiên:
Vốn tự nhiên là những gì thiên nhiên ban tặng, có sẵn, bao gồm vị trí địa lý và điều

4


kiện tự nhiên đặc thù của vùng vịnh Hạ Long cùng các nguồn lợi thủy sản và tài nguyên
thắng cảnh tự nhiên, giá trị đa dạng sinh học. Đây là nguồn vốn sẵn có, quý giá nhất của ngư
dân và cơ hội chia đều cho các hộ dân.
Đặc thù địa hình vũng vịnh, biển đảo rất phù hợp cho NTTS và đánh bắt tôm cá.
Nguồn vốn này có đầu tiên nhưng rất hữu hạn và nhạy cảm, vốn này có duy trì được lâu hay
không còn phụ thuộc nhiều vào vốn con người (nhận thức, thói quen khai thác tự do). Cho
đến nay, bà con ngư dân do khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên của vịnh Hạ Long
trong quá trình sống thủy cư trên vịnh qua hàng trăm năm.
Trong khoảng 10 năm qua, người dân chài đã tận dụng triệt để các lợi thế về địa hình,
độ mặn, chất nước... để phát triển nghề NTTS và những lợi thế này vẫn sẽ được khai thác
trong thời gian tới như một nguồn vốn đầu tiên và cơ bản đã sẵn có.
2.5.2. Nguồn lực/ vốn nhân lực:
Vốn nhân lực còn gọi vốn con người, bao gồm: sức khỏe, kiến thức, nhận thức, kinh
nghiệm, kĩ năng của người dân chài trước và sau khi di chuyển nơi ở đến khu tái định cư.
Để phát triển nghề NTTS và đánh bắt thì đây là nguồn vốn lớn nhất của các hộ dân vì
nhìn chung họ có sức khỏe, lực lượng lao động dồi dào, giàu kiến thức và kinh nghiệm đi

biển hoặc nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên, đa phần các hộ dân chưa có nhận thức tốt và thực
hành tốt về NTTS bền vững theo hướng thân thiện môi trường, sinh thái, do vậy khi tiếp tục
nghề NTTS trên vịnh thì người dân còn thiếu rất nhiều các kiến thức, kĩ năng mới liên quan.
Cá biệt một số hộ muốn quay lại nghề đánh bắt thủy sản nhưng lại thiếu nhân lực có
sức khỏe, ví dụ các hộ phụ nữ đơn thân hoặc người cao tuổi, người hay ốm đau.
2.5.3. Nguồn lực/ vốn tài chính:
Đó là số tiền tích lũy có sẵn hoặc tích lũy, để dành từ các thu nhập thường xuyên của
các hộ gia đình dân chài, hoặc các nguồn vốn vay. Các nguồn tài chính của người dân sử
dụng cho NTTS nói riêng và phát triển sinh kế nói chung gồm:
thu từ các công việc khác nhau như đánh bắt thủy sản, làm thuê tự do hoặc bán
hàng dịch vụ, chèo đò hoặc nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, phần tích lũy của
người dân rất ít.
cho người dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng. Hộ dân có thể
vay trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... Ngoài

5


ra với các hộ/ cá nhân vay số tiền nhỏ (dưới 10 triệu đồng) thì có thể vay từ quỹ
của các đoàn thể (do các hội viên đóng góp sau đó cho vay luân phiên), thư ờng là
hội Phụ nữ, tuy nhiên nhóm này rất ít. Đối tượng vay chủ yếu là các hộ có nhu cầu
nuôi thủy sản, vay số tiền lớn. Tuy nhiên khả năng tiếp cận số vốn lớn rất khó vì
người dân cần trình bày được đề án nuôi trồng chi tiết, có giấy phép và phương án
trả nợ rõ ràng. Đây là một khó khăn với ngư dân.
chài và đã được duy trì trong suốt quá trình sống lênh đênh trên biển. người dân chài thi
thoảng vay theo hình thức vay họ hàng vì cách thức đơn giản và nhanh, số tiền nhỏ, chỉ cần
sự tin tưởng. Tuy nhiên số người dân chài có tiền cho vay rất ít và thời gian trả ngắn.
lẫn nhau. Đây là hình thức vay phổ biến nhất của bà con từ khi còn sống trên biển.

nhiều, chủ yếu làm công việc chèo đò du lịch hoặc vệ sinh môi trường. Khoản thu

nhập này thường được sử dụng cho sinh hoạt, ít còn cho tích lũy hoặc đầu tư.
Tóm lại, nguồn vốn tài chính của người dân sau tái định cư rất hạn chế, khó khăn
chung là thiếu vốn, khó huy động vốn dẫn đến hạn chế đầu tư phát triển sinh kế, chỉ có thể
làm ở quy mô nhỏ lẻ, lạc hậu trong khi đầu tư ban đầu cho nuôi trồng và khai thác TS đòi
hỏi vốn lớn.
2.5.4. Nguồn lực/ vốn vật chất:
Vốn vật chất bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phương tiện sản xuất hiện
có hoặc khả năng sẽ có của các hộ dân và chính quyền địa phương.
Về cơ sở hạ tầng thì khu Cái Xà Cong đã được trang bị, đầu tư gần như đầy đủ hệ
thống điện, nước, đường giao thông đi lại và tất cả vẫn còn mới, khu vực bến đỗ neo đậu tàu
thuyền cũng đã gần hoàn thành, thuận lợi cho những người làm nghề biển. Các hộ đánh bắt
hầu như đều có thuyền hoặc tàu cá riêng, ít hộ phải mua sắm mới hoàn toàn. Tuy nhiên, các
tàu, thuyền đa phần nhỏ, thiếu các trang thiết bị cần thiết (như phao, lưới, thiết bị dự báo
thời tiết, ...). Với nghề NTTS thì người dân thiếu hẳn nhà bè (chỉ có một số ít hộ còn nhà
bè), lồng nuôi và các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ việc nuôi trồng như má y chế
biến thức ăn, máy bơm nước...
Với các nghề khác người dân cũng hạn chế về phương tiện như phương tiện đi lại (xe

6


máy, xe đạp cho chạy xe ôm hoặc đi làm) hay địa điểm kinh doanh phù hợp.
2.5.5. Nguồn lực/ vốn xã hội – văn hóa:
Yếu tố văn hóa - lịch sử là những đặc trưng nổi bật và độc đáo, hình thành nên giá trị
riêng của người dân chài ở vịnh Hạ Long. Bản thân cuộc sống sinh hoạt, làm nghề hàng
ngày của họ tại trên mặt biển đã là 1 bảo tàng sống sinh động nhất và là những sản phẩm du
lịch văn hóa độc đáo nhất. Từ khi vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận danh hiệu Di
sản thiên nhiên thế giới năm 1994 thì người dân chài đã tận dụng lợi thế này như 1 nguồn
vốn quan trọng để tạo thu nhập. Hàng năm có hàng ngàn du khách đến thăm quan các làng
chài trên vịnh và ngư dân làm các công việc như chèo đò, bán hàng, giới thiệu về làng chài.

Mối quan hệ dòng tộc gắn bó thân thiết, cư trú theo họ hàng, luôn đoàn kết tương trợ
cũng là một yếu tố hỗ trợ người dân khắc phục được khó khăn khi phát triển sinh kế trong
điều kiện mới hiện nay. Đặc biệt nghề NTTS và đánh bắt cá đều đòi hỏi sự hợp sức của các
thành viên trong gia đình, họ hàng – những người thân thiết và đáng tin.
2.5.6. Thể chế - chính sách:
Các đường lối, định hướng, chủ trương, chính sách của nhà nước ở các cấp khác nhau
(đặc biệt là cấp tỉnh và thành phố) có liên quan đến sự phát triển đời sống, sinh kế của người
dân chài Hạ Long, đặc biệt là chính sách liên quan đến khai thác và NTTS. Nếu có cơ chế,
chính sách phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu và năng lực của người dân trong phát triển sinh
kế thì sẽ là thuận lợi rất lớn và thúc đẩy tăng cường các nguồn vốn kia.
Người dân khu tái định cư đã và đang được hưởng nhiều chính sách, ưu đãi của nhà
nước để ổn định cuộc sống mới và phát triển kinh tế (như đào tạo nghề, giới thiệu việc
làm, cho vay vốn,...). Tuy nhiên để có thể tiếp tục trở lại biển làm nghề NTTS, đánh bắt cá
và kinh doanh hải sản thì người dân cần có cơ chế hỗ trợ/ ưu tiên đặc thù về: thủ tục cấp
phép và diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, cấp giáy phép kinh doanh, chính sách hỗ trợ
cho vay vốn với thủ tục đơn giản, cơ chế về hỗ trợ trong trường hợp gặp rủi ro thiên tai,
hoặc được tạo điều kiện để mua bảo hiểm nông nghiệp (cho NTTS), cơ chế hỗ trợ mua sắm
trang thiết bị và đào tạo năng lực đánh bắt xa bờ... Đây được xem là những khó khăn, cản
trở lớn nhất cho người dân trong phát triển sinh kế thủy sản.
Tóm lại, trong các nguồn vốn cần thiết để phát triển sinh kế nói chung và phát triển nghề
khai thác, nuôi trồng TS nói riêng, người dân sau tái định cư gặp khó khăn nhất về cơ chế,
chính sách, về thiếu vốn tài chính và tiếp đó là thiếu nguồn nhân lực có kiến thức cũng như
hạn chế các phương tiện, trang thiết bị cần thiết cho công việc hàng ngày.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

7


Khuyến nghị về hỗ trợ nuôi trồng thủy sản cho người dân khu vực tái định cư
Giai đoạn trước mắt (2015-2016):

Trước mắt, ưu tiên giải pháp hỗ trợ người dân được nuôi trồng thủy sản tại các điểm quy
định theo hướng dẫn của UBND TP. Hạ Long. Có thể xem xét thực hiện đồng thời các hoạt
động sau:
thống các cơ chế, chủ trương, chính sách, quy hoạch của địa phương liên quan đến nuôi
trồng thủy sản;
cầu và trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên liên quan: Người dân – doanh nghiệp – BQL
vịnh Hạ Long – Sở Nông nghiệp và Phát triển NT – UBND TP. Hạ Long;
Xin cấp phép từ UBND tỉnh và UBND TP. Hạ Long thực hiện mô hình thí điểm nuôi
thủy sản bền vững (nuôi cá lồng bè) gắn với làm dịch vụ đón tiếp khách du lịch tại một
trong 6 điểm nuôi trồng theo quy định; Có thể liên minh với các doanh nghiệp du lịch trên
vịnh (như HTX du lịch vạn chài Hạ Long hoặc HTX sản xuất, dịch vụ, du lịch Hạ Long –
1 HTX của chính các ngư dân mới thành lập);
thông qua cam kết, thỏa thuận ràng buộc giữa các bên;

nghiệp trong trường hợp có rủi ro thiên tai;
g cao nhận thức cho người dân khu Cái Xà Cong về phát triển sinh kế
nuôi trồng và khai thác thủy sản trong bối cảnh BĐKH và suy thoái môi trường. Một số chủ
đề truyền thông, tập huấn có thể là: sinh kế thích ứng bền vững, BĐKH, cơ chế chính sách
liên quan, kĩ năng quản lý chi tiêu gia đình, kĩ năng dịch vụ du lịch, và các tập huấn về kỹ
năng mềm (giao tiếp trong kinh doanh dịch vụ, du lịch...);
nguồn lực cùng thực hiện các giải pháp về sinh kế và xây dựng năng lực cho cộng đồng. Ví
dụ: Đề án Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên vịnh Hạ Long
giai đoạn 2014-2020 của BQL Vịnh Hạ Long; Đề án nuôi trồng thủy sản kết hợp dịch vụ du
lịch của HTX Du lịch vạn chài Hạ Long;..
mối chính để giải quyết vấn đề phát triển ổn định kinh tế cho người dân tái định cư.
Về lâu dài

8



t về việc nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ
Long đối với các hộ dân thuộc diện di dời. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các
chủ trương, chính sách liên quan đến người dân nhằm tạo được sự thấu hiểu, đồng thuận và
thực hiện quyền lợi, đóng góp trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân.
chặt quản lý các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh thủy sản trên vịnh Hạ Long là một vấn đề
cấp thiết được đặt ra. Có quy hoạch phù hợp, có quy chế, quy định cụ thể và phổ biến,
hướng dẫn cho người dân để người dân có định hướng, phương án phát triển sinh kế phù
hợp với năng lực của hộ.
du lịch văn hóa theo hướng du lịch có trách nhiệm. Cần có sự cộng tác phối hợp giữa cơ
quan quản lý vịnh, chính quyền và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trường hợp Hợp
tác xã vạn chài Hạ Long sử dụng lao động ngư dân chèo đò và nuôi trồng nhằm khai thác du
lịch là một ví dụ có thể tham khảo. Điểm quan trọng là cần làm rõ và có cơ chế ràng buộc,
quản lý, giám sát việc thực thi trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch về bảo vệ môi trường
và bảo tồn đa dạng sinh học vịnh Hạ Long.
vịnh Hạ Long đều cần xem xét toàn diện các yếu tố chủ quan và khách quan có liên quan,
cần xét đến và hài hòa nhu cầu và năng lực của người dân với các chủ trương, định
hướng, chính sách của chính quyền. Đặc biệt chú ý tới các đặc trưng văn hóa, lối sống, tập
quán của người dân thủy cư. Việc tách rời người dân khỏi không gian văn hóa truyền thống
của họ sẽ gây ra nhiều khó khăn.
các giải pháp sinh kế cho người dân có gắn với cảnh quan, môi trường khu Di sản thế giới
vịnh Hạ Long. Địa điểm sinh sống và sản xuất của ngư dân là khu vực nhạy cảm về môi
trường và sinh thái, là nơi có giá trị ĐDSH cao. Người dân nếu được định hướng, quản lý và
giám sát khai thác hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì nghề nghiệp, văn
hóa của họ cũng có thể đóng góp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản.
Xà Cong, cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng sinh kế để làm cơ sở
đề xây dựng chiến lược sinh kế thích ứng bền vững, phù hợp với các nguồn lực, năng lực
hiện có của người dân và địa phương. Ngoài ra, cần tính đến và tranh thủ các nguồn lực từ
bên ngoài như sự hỗ trợ của các dự án trong nước và quốc tế của các tổ chức phi chính phủ,

9



các cá nhân hoặc doanh nghiệp trên địa bàn. Việc thu hút, đẩy mạnh trách nhiệm và mối
quan tâm của doanh nghiệp địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường của vịnh Hạ
Long và sinh kế của ngư dân sẽ giúp huy động được nguồn l ực tại chỗ và lâu dài.

10


I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Mục tiêu của báo cáo


Phân tích, đánh giá được hiện trạng sinh kế của những ngư dân Hạ Long trong bối
cảnh đã được di dời lên đất liền hoặc chưa được di dời lên đất liền để làm cơ sở cho
việc rà soát, lựa chọn sinh kế bền vững phù hợp với nguyện vọng của người dân và
định hướng của tỉnh Quảng Ninh.



Xác định được vai trò của các cơ quan liên quan tại Quảng Ninh trong phát triển
sinh kế nuôi trồng thủy sản ở địa phương và lỗ hổng trong công tác phối hợp.

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Người dân chài trên vịnh và khu vực tái định cư: Khu dân cư Cửa Vạn, khu Vông
Viêng, khu Hoa Cương;




Chính quyền địa phương (UBND tỉnh Quảng Ninh, TP. Hạ Long UBND và phường
Hùng Thắng, phường Hà Phong;



Các cơ quan, ban, ngành có liên quan tại tỉnh Quảng Ninh: Ban quản lý Vịnh Hạ
Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch,
Hợp tác xã Vạn chài Hạ Long.

1.3. Phương pháp nghiên cứu


Khảo sát, điều tra trên thực địa (phỏng vấn sâu người dân)



Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (thu thập và xử lý thông tin)



Tham vấn các cơ quan liên quan (phỏng vấn sâu và thảo luận)



Sử dụng công cụ phân tích sơ đồ Venn

1.4. Nội dung nghiên cứu



Thu thập thông tin đầu vào về KT-XH của TP. Hạ Long nói chung và UBND
phường Hùng Thắng và phường Hà Phong.



Phân tích hiện trạng các sinh kế hiện tại ở khu vực vịnh Hạ Long, TP. Hạ Long nói
chung và 2 phường Hùng Thắng, Hà Phong.



Phân tích sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển sinh kế hiện tại ở
vùng VHL (bao gồm người dân đã sinh sống và di dời lên đất liền).

1.5. Các công việc đã thực hiện


Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu thứ cấp



Khảo sát thực địa và Tham vấn các cơ quan liên quan tại địa phương



Tổng hợp thông tin và phân tích số liệu

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project
Award number : AID_440A_14_00003





Xây dựng báo cáo

II. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc trưng tự nhiên và kinh tế - xã hội địa phương
2.1.1. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên
Những người dân sống tại khu tái định cư Cái Xà Cong thuộc phường Hà Phong,
thành phố Hạ Long, Quảng Ninh vốn là các ngư dân sống ở các làng chài trên vịnh Hạ Long
– kỳ quan thiên nhiên, một trong 10 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nông điển hình, thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu
vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố
Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long có 1.969 hòn đảo, chủ yếu đảo đá vôi với tổng diện tích 1.553km2.
Đây là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển đa nghành, đa mục tiêu, đặc biệt nổi tiếng về
cảnh đẹp thiên nhiên và các giá trị di sản quý giá cần được bảo tồn. Vịnh Hạ Long được
UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 với giá trị cảnh quan
tự nhiên và năm và 2000 với giá trị địa chất-địa mạo.
Từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994) và
thành phố Hạ Long (thành lập năm 1995) trở thành một trong các trung tâm phát triển của
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, các hoạt động kinh tế - xã hội ở đây diễn ra sôi động.
Hiện nay, vịnh Hạ Long là một trong những khu vực phát triển năng động nhất ở vùng biển
miền Bắc Việt Nam nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có với tiềm năng lớn về du lịch,
nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy, cảng biển, công nghiệp
và đô thị hoá. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích vượt trội về kinh tế, các hoạt động này đã làm
suy thoái chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái và gây ra nhiều vấn đề môi
trường, đặc biệt là môi trường nước.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực vịnh Hạ Long. (Nguồn: EcoBoat – FFI)


12


2.1.2. Lịch sử làng chài và các đặc trưng về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng
Ngư dân sống thủy cư ở các khu dân cư trên vịnh Hạ Long thường được gọi theo cách
gọi truyền thống là các làng chài có lẽ là những chủ nhân đầu tiên và lâu đời nhất của vùng
danh thắng này. Theo các tài liệu nghiên cứu, ngư dân Hạ Long có nguồn gốc từ hai làng
thủy cư cổ Giang Võng, Trúc Võng xưa trong khu vực vịnh Cửa Lục thuộc vịnh Hạ Long.
Người dân hai làng cổ Giang Võng, Trúc Võng sống thủy cư thành làng, xóm trên mặt
nước trong các tùng, vụng kín sóng gió và có khả năng chống chịu được bão gió. Nhà của
họ là các con thuyền và họ coi cả vùng vịnh Hạ Long là quê hương.
Xưa, làng Giang Võng thuộc tổng An Khoái, huyện Hoành Bồ, phủ Hải Đông, trấn
An Quảng còn làng Trúc Võng thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ. Khi không đi đánh
cá hoặc có hội làng họ thường đỗ thuyền ven chân đảo Sa Tô, xã Thành Công (nay là phố
Thành Công thuộc phường Cao Xanh). Dân hai làng tuy sống trên thuyền, dưới biển nhưng
đều có đình làng riêng trên đất liền.
Trong chiến tranh chống Pháp, ngư dân hai làng Giang, Trúc tản ra cư trú rải rác ở các
vụng đảo kín sóng gió trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Sau ngày giải phóng vùng mỏ
25/4/1955, phần lớn bà con trở về tụ cư ổn định trên vịnh Hạ Long và dần hình thành nên
các làng chài trong đó Cửa Vạn là lớn nhất.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ngư dân Hạ Long tụ cư ổn định thành 4 làng chài
Vung Viêng, Cống Tàu, Ba Hang, Cửa Vạn. Năm 1963 thành lập thôn Cửa Vạn trực thuộc
xã Hùng Thắng. Năm 2005, 4 thôn chuyển thành 3 khu dân cư gồm Cửa Vạn, Cặp Dè và Ba
Hang với gần 300 hộ dân và khoảng 1.300 nhân khẩu trực thuộc phường Hùng Thắng. Đến
năm 2014, tổng số dân của 3 khu dân cư là khoảng 1.500 người.
Đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử của họ gắn bó mật thiết với trời nước
biển đảo Hạ Long. Do vậy, khi có những thay đổi về chính sách an sinh xã hội, về nơi ở...
thì sẽ kéo theo những thay đổi lớn trước mắt và lâu dài về kinh tế, văn hóa.
 Văn hóa – tín ngưỡng:
Với ngư dân Hạ Long trước đây, con thuyền vừa là nhà - không gian sinh hoạt của cả

gia đình và là phương tiện đi lại và đánh bắt. Tất cả các lễ tục văn hóa của người dân đều
gắn với biển hoặc mang màu sắc văn hóa biển độc đáo. Một số nét văn hóa chính gồm:
Lễ trở mũi thuyền (giở mũi thuyền) tục trồng cây nêu,văn hóa dân gian với Hát giao duyên
và Hát đám cưới, tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thủy thần và nhân thần,... và một kho tri
thức dân gian phong phú với các kinh nghiệm đi biển, chữa bệnh dân gian hay đánh bắt.
2.1.3. Vị trí phân bố các làng chài – khu dân cư trên vịnh Hạ Long
-

Khu Cửa Vạn: gồm làng chài Cửa Vạn, xóm chài Cống Tàu và Bồ Nâu.

Làng chài nằm trong vụng Tùng Sâu thuộc đảo Hang Trai phía Nam vịnh Hạ Long
cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 25km về phía Đông Nam. Làng chài Cống Tàu nằm trong

13


khu vụng bà Men, cách Cửa Vạn khoảng 3km về phía Tây Nam. Làng chài Bồ Nâu nằm tại
khu vực Vụng Bồ Nâu – hang Sửng Sốt, cách Cửa Vạn khoảng 4km về phía Tây Bắc.
Khu Cửa Vạn có tổng số trên 200 nhà bè với hơn 800 nhân khẩu trong đó có khoảng
75% người trong tuổi lao động (số liệu năm 2013).
-

Khu Ba Hang: gồm làng chài Ba Hang và làng chài Hoa Cương

Khu Ba Hang nằm ở phía Tây Nam khu vực hang Thiên Cung, hang Đầu Gỗ thuộc
tuyến tham quan số 1 trên Vịnh Hạ Long. Khu Ba Hang có 75 nhà bè và một số nhà bè của
các hộ gia đình trên bờ tạm trú làm dịch vụ phục vụ khách du lịch. Tổng số nhân khẩu
khoảng gần 300 nhân khẩu trong đó hơn 65% trong độ tuổi lao động.
-


Khu Cặp Dè: gồm làng chài Vung Viêng, Cặp La và Cống Đầm.

Làng chài Vung Viêng nằm ở phía Đông Nam vịnh Hạ Long, thuộc vụng – núi Vung
Viêng, cách cảng tàu Bãi Cháy khoảng 30km. Khu Cặp Dè có khoảng 120 nhà bè với gần
400 nhân khẩu trong đó khoảng 70% người trong tuổi lao động.

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí các làng chài trên vịnh Hạ Long
(Nguồn: EcoBoat – FFI)

2.1.4. Sinh kế truyền thống của ngư dân vịnh Hạ Long
 Nghề khai thác thủy sản tự nhiên (đánh bắt thủy sản):
Những đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn gốc lịch sử văn hóa đã
khiến người dân chài vùng vịnh Hạ Long sáng tạo nên nhiều hình thức khai thác thuỷ sản
đơn giản mà hiệu quả, phổ biến nhất là đánh lưới, thả câu, đặt lờ bẫy hoặc tìm bắt, thu lượm
các loài nhuyễn thể - gọi chung là đánh bắt ven bờ. Công việc này không cố định làm ngày
hay đêm mà phụ thuộc nhiều vào thời tiết, con nước và sự may mắn. Người già, phụ nữ và
thậm chí trẻ em đều có thể làm. Giá bán các loại hải sống do đánh lưới hay câu được thường
có giá rất cao, được bán cho thương lái hoặc khách du lịch. Vì vậy có khi gặp may mắn họ

14


chỉ đi câu hoặc thả lưới vài giờ cũng có thể thu về vài triệu động. Tuy nhiên khi thời tiết xấu
thì ngư dân nghỉ làm hoàn toàn.
Nghề khai thác thủy sản tự nhiên là nghề chính mang thu nhập thường xuyên cho cả
gia đình. Tuy nhiên những năm gần đây nghề này gặp nhiều khó khăn do lượng tôm cá ngày
càng ít đi và các thiên tai, thời tiết bất thường có xu hướng gia tăng, khó đoán nên ngư dân
không chủ động được như trước kia.
 Nghề nuôi cá lồng:
Ngoài nghề đánh bắt truyền thống, từ những năm 1995, bà con dân chài bắt đầu một

nghề mới là nuôi cá lồng, ban đầu rải rác một vài hộ, sau phát triển thành hàng chục nhà bè
trên vịnh. Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh nhất vào khoảng những năm 2000. Cá được
bán cho các thương lái từ Tp. Hạ Long và bán trực tiếp cho khách du lịch. Tuy nhiên, những
năm về sau nghề nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro gia tăng từ thời tiết, nước bị ô
nhiễm, kĩ thuật nuôi lạc hậu... dẫn đến cá hay bị bệnh và chết nhiều hoặc chậm lớn, hiệu quả
nuôi thấp. Một số hộ dân kết hợp việc nuôi cá lồng với đón khách du lịch thăm quan để có
thể bán cá với giá cao hơn hoặc nấu ăn trực tiếp cho khách.
 Các nghề phụ khác:
Các nghề khác có tính thời vụ và mang lại thu nhập cho người dân gồm thu mua hải
sản, bán hàng dịch vụ (thực phẩm, nước ngọt, chất đốt…).
Ở tất cả các làng chài trên vịnh đều có thuyền thu mua hải sản và bán hàng tạp phẩm,
chủ thuyền là người trong thôn. Từ nước ngọt, chất đốt đến đồ ăn thức uống hàng ngày đều
có thể mua được dễ dàng. Tôm cá đánh được không phải mang về tận đất liền bán như trước
nữa mà bán tại chỗ cho các thuyền buôn thu mua hoặc bán cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, ở làng chài có một số thanh niên làm công nhân hợp đồng theo mùa vụ
cho các công ty nuôi ngọc trai trong vùng, một số ít khác đi làm thuê (lao động phổ thông)
trong đất liền, tuy nhiên công việc và thu nhập không ổn định.
2.2. Về việc di dời các khu dân cư trên biển lên đất liền
2.2.1. Đặc điểm phường Hà Phong
Phường Hà Phong nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố xa trung tâm thành phố Hạ
Long. Phường có địa hình đồi núi trải dài, dân cư sinh sống phân tán không tập trung.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là than, đá vôi tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai
thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng.
Phường Hà Phong được thành lập từ năm 1981 (trên cơ sở tách ra từ Thị trấn Hà tu thị xã Hòn gai cũ). Diện tích tự nhiên là 24.12km2 trong đó chiếm phần lớn là các khai
trường khai thác than. Đất nông nghiệp đang canh tác là 84,5ha. Toàn phường có 3.117 hộ
dân với tổng số 11,852 khẩu (2014), chia thành 10 khu dân cư với 83 tổ dân. Phường có 6
dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 10% dân số.

15



Trên địa bàn phường có 11 cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp, có 1 chợ và 3
hợp tác xã với hơn 500 xã viên. Cơ cấu kinh tế được xác định là nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ thương mại.
Từ ngày 23/5/2014, phường Hà Phong tiếp nhận 344 hộ dân với 1.624 nhân khẩu là
cư dân các khu dân chài trên vịnh Hạ Long về tái định cư tại khu 8, phường Hà Phong theo
Đề án Di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long theo QĐ số: 2178/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của
UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v Phê duyệt phương án di dời đối với nhà bè trên vịnh Hạ
Long”. Việc chuyển đổi nơi ở lên định cư trên đất liền đã làm thay đổi hoàn toàn môi
trường sống của bà con dân chài Hạ Long và dẫn tới nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội.
2.2.2. Tình hình khu tái định cư Cái Xà Cong
Từ 2013, Quảng Ninh đã dành gần 8 ha đất tại phường Hà Phong để xây dựng khu tái
định cư làm nơi ở mới cho ngư dân từ 3 khu dân cư trên vịnh Hạ Long. Dự án khu tái định
cư này xây mới 364 căn nhà với hạ tầng đồng bộ trên diện tích hơn 7,9ha, được khởi công
từ cuối tháng 3-2013, với tổng vốn đầu tư 167 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân
sách của tỉnh và của TP Hạ Long. Trước đó, Quảng Ninh cũng vận động, lấy ý kiến của
ngư dân về việc di dời chỗ ở và hầu hết người dân làng chài đồng thuận.
Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, đến tháng 8/2014, trên vịnh Hạ Long có tổng
số 614 bè (597 nhà bè của cá nhân, 17 nhà bè của tổ chức). Trong đó, TP Hạ Long đã tuyên
truyền, vận động được 147 nhà bè và tổ chức cưỡng chế được 5 nhà bè di dời. 462 nhà bè
được di dời trong năm 2014. TP Hạ Long đã phê duyệt 449/449 phương án bồi thường, hỗ
trợ tái định cư, trong đó có 324 hộ đủ điều kiện giao đất và nhà tái định cư, 38 hộ có nhà
trên bờ chỉ được hỗ trợ về kiến trúc, 87 hộ không được hỗ trợ, phải tự di chuyển.
Cho đến cuối năm 2014, việc di dời người dân về khu tái định cư đã được hoàn thành.
Thực tế khảo sát cho thấy, cơ sở hạ tầng khu tái định cư được đầu tư khá đồng bộ: Đường
giao thông, điện chiếu sáng công cộng, điện dân dụng, cống thoát nước, vỉa hè, bờ kè, nhà
văn hoá, trường mầm non, cây xanh công cộng… v.v.. đã được hoàn thiện và đưa vào sử
dụng. Các hộ dân được cấp căn hộ có diện tích từ 64-128m2/căn, công trình vệ sinh khép
kín, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình ngư dân khi di dời lên bờ.
Cho đến tháng 5/2015, theo thông tin từ BQL vịnh Hạ Long và UBND phường Hùng

Thắng (nơi quản lý các khu dân cư “làng chài” trước đây): Hiện có 28 hộ tại khu vực Hoa
Cương không đủ điều kiện mua nhà thuộc sự quản lý hành chính của UBND phường Hùng
Thắng. Trong số 28 hộ có một nửa đã được công nhận NTTS hợp pháp theo quyết định 679
của UBND TP Hạ Long, vài hộ được cấp phép kinh doanh hải sản, còn lại không có giấy
phép kinh doanh hay NTTS. Các hộ này do phường Hùng Thắng quản lý về nhân khẩu
nhưng hoạt động NTTS lại thuộc quản lý của TP. Hạ Long. Tuy nhiên hiện các hộ này đều
sinh sống thường xuyên hoàn toàn trên nhà bè nuôi cá và kinh doanh hải sản tại Hoa
Cương. Theo quy định thì các hộ dân này đang cư trú trái phép trên vịnh Hạ Long.
 Về tình hình dân cư:

16


Tổng số các hộ đã nhận căn hộ và ở ổn định là 330 hộ/ 364 căn hộ với tổng số 1.581
người, trong đó:
 Số người trong độ tuổi lao động là 899 người (Nam 467; Nữ 432).
 Trẻ em dưới 6 tuổi là 103 cháu
 Số trẻ đang đi học là 260
 Số hộ cận nghèo là 4 hộ
 Số đối tượng được nhận bảo trợ xã hội
 Về giáo dục:
Trong khi chưa bố trí được kinh phí đầu tư xây dựng trường học theo quy hoạch được
duyệt, UBND TP Hạ Long đã bố trí các lớp học tại phân hiệu 2, Trường Tiểu học và THCS
Minh Khai (thuộc tổ 6B phường Hà Phong, cách khu tái định cư khoảng 500m) nhằm tạo
điều kiện cho các em học sinh dễ dàng đến trường. Trường tổ chức xe đưa đón học sinh và
phụ huynh đóng góp tiền xe. Năm học 2014-2015, làng chài tái định cư có tổng số hơn 200
em học sinh bậc Tiểu học và THCS được đến lớp.
 Về đầu tư cơ sở hạ tầng:
Để ổn định cuộc sống ngư dân, chính quyền đã đốc thúc việc xây dựng bến cảng,
luồng lạch phục vụ nhân dân đi lại, khai thác hải sản và kinh doanh dịch vụ trên vịnh, việc

xây dựng Khu neo đậu tàu thuyền và nạo vét luồng Cái Xà Cong đã hoàn thiện. Tuyến
đường từ khu tái định cư làng chài ra khu bến đã được xây dựng giúp đảm bảo giao thông đi
lại của người dân. Hiện nay, TP Hạ Long đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án công trình thành
phố thi công xong phần bến để bà con cập tàu; nạo vét trước bến đảm bảo tàu thuyền ra vào
và thành lập bến neo đậu tàu thuyền. Đồng thời tổ chức lập đề án tạo ra các sản phẩm du
lịch mới phục vụ khách du lịch trên Vịnh, giải quyết việc làm cho các hộ nhà bè di dời
nhằm ổn định cuộc sống.
 Về đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm:
Được chỉ đạo của UBND thành phố Hạ Long, UBND phường Hà Phong đã triển khai
thống kê, rà soát nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn và giải quyết, đáp
ứng về y tế, giáo dục. Bảo hiểm y tế, văn hóa – xã hội .v.v.
-

Về đào tạo nghề:

Phường Hà Phong phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Tp. Hạ Long khảo
sát nhu cầu việc làm, học nghề để có hướng tập trung giải quyết cho phù hợp với thực tế
người dân tái định cư. Trên cơ sở các lao động chưa có việc làm và học nghề, bằng nhiều
biện pháp đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tự tạo việc làm phù hợp và học nghề. Các
nhóm nghề chính gồm: Nuôi trồng thuỷ sản bền vững, đan lưới, lái xe, sửa chữa cơ khí...
Cùng với đó là phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và các đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn tổ chức phiên chợ việc làm nhằm tuyển sinh đào tạo nghề mới và giải
17


quyết việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động tuổi v.v.. TP. Hạ Long tổ chức cho đào
tạo nghề miễn phí, lấy kinh phí từ ngân sách nhà nước. UBND phường Hà Phong đã khảo
sát và lấy ý kiến, nhu cầu của người dân, kết quả là có 37 người đăng ký học nghề, trong đó
đăng ký học lái xe máy là 12 người, học lái ô tô 10 người, học đan lưới 10 người, học nấu
ăn 4 người, học cơ khí – sửa chữa ôtô, tàu thuyền là 2 người. Số người đăng ký cần hỗ trợ

tìm việc làm là 30 người.
-

Về hỗ trợ tìm kiếm việc làm:
 Tổ chức chợ phiên việc làm vào tháng 6/2014 và đã có 11 đơn vị tham gia tuyển
dụng cho hơn 400 vị trí công việc; đã có 222 người dự tuyển và có 56 lao động
trúng tuyển.
 Tự tạo việc làm (bán hàng, kinh doanh nhỏ tại nh); 48 hộ = 76 lao động tại chỗ.
 Giới thiệu cho Công ty môi trường đô thị tiếp nhận 04 lao động là người khu tái
định cư làm vệ sinh môi trường tại chỗ.
 Số lao động tham gia tổ dịch vụ chèo đò đưa khách tham quan vịnh Hạ Long: 10
lao động (là thanh niên)
 Số lao động làm nghề tự do, lao động phổ thông là khoảng 250 người trong đó 09
người làm nghề lái xe honda ôm;
 Số người làm nghề “đi biển” đánh bắt cá như trước đây: từ 370 – 440, gồm cả
thanh niên, phụ nữ và người già.

Kết quả cho đến đầu năm 2015 là:
 Những người đăng kí đi học đã được tham gia các khóa học và có trên 50% đã tốt
nghiệp, biết làm nghề, chủ yếu là lái xe và sửa chữa ô tô, tàu thuyền. Khoảng gần
50% số người đã bỏ học giữa chừng với lý do khó tìm việc làm và nếu đi làm thì
lương thấp, cần công việc khác phù hợp hơn. 05 người học lái xe đã học xong, lấy
bằng và được C.ty Cổ phần Minh Anh tiếp nhận vào làm việc ổn định tại đây.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2015, theo phản ánh của người dân khu 8 – Cái Xà Cong
và của cán bộ phường Hà Phong thì có một số người sau khi đi làm được vài
tháng đã bỏ việc, trở lại nghề đi biển, ví dụ lái xe taxi thì 2/5 người đã bỏ việc.
 Nhóm 10 người đăng ký học đan lưới thì sau đó không ai học dù phường đã tuyên
truyền, vận động và phát đơn đăng ký học nghề đến từng hộ. Nhưng khi triển khai
mở lớp học thì các hộ nói không học nữa vì về cơ bản đã biết đan và vì giá bán sản
phẩm đan lưới quá thấp, thu nhập không đáng kể nên không làm công việc đó nữa.

 Trong 30 người đăng ký cần hỗ trợ tìm việc làm thì có 08 người đi làm chả mực
cho nhà hàng tại chợ Hạ Long 1; 22 người đi làm tại các nhà hàng, quán ăn của
Công ty Âu Lạc và nhà hàng Mạnh Hoạch do Phòng Lao động giới thiệu.
 Giải quyết nhu cầu cho vay vốn để kinh doanh:

18


Vay vốn để tạo dựng nghề mới và phát triển nghề truyền thống là nhu cầu của hơn
50% hộ dân, tuy nhiên việc xét duyệt cho vay dựa vào nhiều tiêu chí nên không nhiều người
đủ điều kiện được vay.
Để người dân có vốn sản xuất, tuỳ theo nhu cầu của các hộ dân, trong năm 2014,
UBND TP Hạ Long đã thống nhất cùng Ngân hàng Chính sách ưu tiên hỗ trợ cho vay vốn
đối với các hộ nghèo thuộc đối tượng di dời nhà bè hoặc vốn phát triển sản xuất. Nhu cầu về
vốn chủ yếu để kinh doanh, mua sắm, sửa chữa phương tiện đi biển, nuôi trồng thủy sản và
mua phương tiện phục vụ đi lại và làm nghề xe ôm (mua xe máy). Tổng số người đăng ký
được vay vốn là 224 người với tổng số tiền xấp xỉ 16 tỉ đồng.
UBND phường Hà Phong cũng nhận bàn giao từ phường Hùng Thắng và tiếp tục duy
trì số hộ vay vốn cũ là 35 hộ với số tiền 562 triệu đồng.
 Về việc giải quyết các thủ tục hộ khẩu, an ninh trật tự, y tế và văn hóa – giáo dục:
Người dân được UBND phường Hà Phong tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các
thủ tục làm hộ khẩu và đăng kí khai sinh bổ sung theo quy định. Công an phường đã làm thủ
tục cho tất cả các hộ trong danh sách chuyển về khu 8, đảm bảo thuận lợi cho người dân ổn
định cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, ngay khi tiếp nhận các hộ dân đến sống ở khu tái định cư, đã có 3 tổ tự
quan được thành lập với 7 thành viên/tổ, thành lập Ban bảo vệ dân phố với 3-4 thành viên.
Công tác an ninh trật tự tại khu dân cư cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên theo phản ánh của
người dân, bắt đầu có hiện tượng trộm cắp vặt, gây tâm lý lo ngại cho người dân.
Về y tế, phường Hà Phong đã phối hợp với phòng y tế thành phố và Trung tâm, trạm
y tế thực hiện đầy đủ các quyền lợi về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo

việc tiêm chủng, uống vitamin... cho trẻ theo quy định, khám và cấp giấy khám sức khỏe
miễn phí cho những người đăng ký học nghề đi làm.
Khu phố 8 hiện đã được xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng khang trang và tiện nghi.
Người dân được tổ chức và tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể thao
thường kỳ và theo các ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước dành cho tất cả các đối tượng, đặc
biệt là trẻ em. Các chi hội đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động ổn định như Hội phụ
nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi...
Khu dân cư số 8 nhận được sự quan tâm về vật chất của chính quyền và nhiều cơ
quan, đơn vị tại địa bàn. Người dân đã được tặng 75 chiếc xe đạp, nhiều cặp sách và thiết bị,
đồ dùng học tập cho học sinh,...
 Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
Với hơn 70% bà con mù chữ, ngay khi lên bờ, lớp xóa mù chữ, bổ túc văn hóa được
triển khai đã thu hút sự tham gia của người dân. Các hoạt động khảo sát, tuyên truyền về
phổ cập giáo dục và xóa mù chữ là một hoạt động ưu tiên được phường Hà Phong và TP.
Hạ Long tiến hành ngay từ những ngày đầu di dân. Các lớp học bổ túc văn hóa, xóa mù chữ

19


đang được triển khai đều đặn. Các lớp học thường được tiến hành vào buổi tối với sự hướng
dẫn của các cô giáo tại địa bàn phường Hà Phong. Theo báo cáo của UBND phường Hà
Phong, đến tháng 1/2015 có 34 học viên xóa mù, 7 học viên bổ túc văn hóa, người cao tuổi
nhất tham gia lớp học là 67 tuổi. Đáng chú ý, có tới 2/3 học viên lớp xóa mù là nữ.
Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát thực tế (tháng 4/2015), người dân cho biết một số
học viên đã bỏ lớp hoặc tham gia không thường xuyên với lý do khác nhau, chủ yếu do
thiếu kiên trì, chưa quen việc học tập bài bản trên lớp, ban ngày đi biển về mệt, một số
người lại ở lại đêm trên thuyền trên vịnh...
 Một số khó khă, thách thức:
Cho đến nay, sau khoảng 1 năm di dời lên bờ, cuộc sống mới của bà con khu tái định
cư dù đã ổn định nơi ở, trẻ em được đến trường nhưng đời sống kinh tế vẫn còn nhiều khó

khăn và đang từng bước được khắc phục. Việc thay đổi môi trường sống từ dưới biển lên bờ
sẽ kéo theo thay đổi toàn diện về cuộc sống, phong tục tục tập quán, lối sống…
Khó khăn về hòa nhập cuộc sống trên đất liền: Người dân đã quen cuộc sống trên
biển qua nhiều thế hệ nối tiếp. Các thói quen, nếp sống trong ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt,...
đã ăn sâu và trở thành văn hóa. Do vậy, khi di chuyển địa bàn sống lên môi trường hoàn
toàn mới là đất liền, người dân không thể nhanh chóng hòa nhập và ổn định. Quá trình thay
đổi nếp sống sinh hoạt cho phù hợp với các điều kiện mới cần nhiều thời gian và đặc biệt là
cần được trang bị, tích lũy về kiến thức, nhận thức và các nhiều kĩ năng mới. Đáng lo ngại
là lớp thanh thiếu niên (khoảng từ 14-22 tuổi) không còn đi học mà đi làm từ sớm, tự chi
tiêu trong khi thiếu các kĩ năng tự quản lý bản thân, rất dễ bị lôi léo vào các thói quen xấu
như đua đòi mua sắm, đánh bài... Về lâu dài, việc hòa nhập với cuộc sống đất liền cũng có
thể dẫn đến mai một một số giá trị văn hóa truyền thống của người dân biển đã có từ hàng
trăm năm như tục hát Giao duyên, các lễ hội biển...
Khó khăn trong phát triển kinh tế: Đây là khó khăn lớn nhất theo chia sẻ của người
dân. Bà con đã quen với nghề đi biển truyền thống và nuôi cá lồng bè quy mô nhỏ. Những
kinh nghiệm, kĩ năng chính của họ là ứng phó với thời tiết, môi trường trên biển đảm bảo an
toàn cho đời sống và sản xuất hàng ngày. Trong khi đó, ở nơi ở mới là 1 phường thuộc Tp.
Hạ Long – Trung tâm thương mại, du lịch - dịch vụ, hành chính tổng hợp của cả tỉnh Quảng
Ninh thì người dân chài hoàn toàn thiếu kiến thức và kĩ năng cho các nghề mới, đặc biệt là
kiến thức về thị trường, giao dịch, mua bán hàng hóa trên đất liền. Đặc biệt, khi phát triển
nghề mới (như kinh doanh - dịch vụ nhỏ, vận tải, làm công nhân hay tiếp tục nghề nuôi cá),
người dân đều cần có vốn đầu tư ban đầu trong khi điều kiện tiếp cận các nguồn vốn của các
hộ dân là rất khác nhau, việc hoàn vốn cũng khó khăn.
Khó khăn về đi lại:
Người dân đang làm quen với các phương tiện đi lại mới như xe máy, xe đạp và ô tô.
Quãng đường di chuyển từ khu 8 – Cái Xà Cong đến bến đỗ thuyền khá xa (khoảng 3km)
trong khi đa phần người dân chưa có xe máy. Họ cũng không có thói quen đi bộ xa, do vậy
mỗi ngày đi làm (đi biển hoặc các công việc khác) bà con thường đi xe honda ôm, rất tốn
20



kém. Nếu hộ nào có ý định mua xe máy thì một rào cản trước mắt với họ là phải thi lấy bằng
lái xe trong khi nhiều người không biết chữ.
Với riêng những người nuôi thủy sản trên vịnh hoặc làm nghề chèo đò du lịch tại các
điểm làng chài thì mỗi ngày phải di chuyển ít nhất 2 chặng: đi xe máy/ xe honda ôm từ khu
tái định cư đến bến thuyền và đi thuyền, tàu từ đó ra biển). Việc di chuyển này tốn nhiều
thời gian và tiền bạc. Riêng những người làm công việc chèo đò cho Hợp tác xã Vạn Chài
Hạ Long thì được đi tàu đưa đón công nhân của Hợp tác xã nên bớt khó khăn hơn.
2.3. Thực trạng sinh kế của người dân khu vực tái định cư Cái Xà Cong
2.3.1. Các sinh kế chính hiện nay của người dân khu tái định cư Cái Xà Cong
Chấm dứt cuộc sống trên các ngôi nhà bè nổi trên biển, người dân chài đang đối diện
với cuộc sống nhiều điều mới mẻ trên đất liền. Người dân không còn phải lo về vấn đề an
toàn khi có gió bão, thiên tai nhưng trước mắt là những khó khăn khác mà người dân không
thể tự giải quyết hoàn toàn, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề về việc làm/ sinh kế mới trong
một môi trường sinh sống mới.
Trước khi di dời lên đất liền, định cư tại khu tái định Cái Xà Cong, các nghề/ sinh kế
của người dân chài trên vịnh Hạ Long chủ yếu gồm (như đã trình bày trong mục 2.1.4):
 Nghề khai thác thủy sản tự nhiên (đánh bắt thủy sản)
 Nghề nuôi cá lồng
 Các nghề phụ: thu mua hải sản, bán hàng dịch vụ (thực phẩm, nước ngọt, chất
đốt…), chèo đò vận chuyển khách du lịch, vệ sinh môi trường,...
Sau khi đã chuyển đến nơi ở mới trên đất liền, sinh kế của người dân có nhiều thay
đổi đáng kể, không chỉ thay đổi về địa bàn sản xuất mà còn thay đổi về phương thức thực
hiện, đồng thời xuất hiện nghề/ sinh kế mới. Mặc dù môi trường sống hoàn toàn mới với các
điều kiện sinh hoạt và đã được học nghề mới, giới thiệu việc làm mới nhưng các nghề cũ
vẫn được người dân tiếp tục theo đuổi song song cùng với phát triển nghề mới. Hiện tại các
sinh kế của người dân tái định cư rất đa dạng, bao gồm:
Bảng 2.1. Các sinh kế chính hiện nay của người dân khu tái định cư Cái Xà Cong
Nghề nghiệp
1. Nghề khai thác thủy sản tự

nhiên (đánh bắt thủy sản):
đánh lưới, đánh câu, thu
lượm hải sản (đánh hà, bắt
ốc...)

Nơi làm việc

Đối tượng tham gia

- Trên vịnh Hạ Long: trên vịnh, các cồn, - Nam giới (18–60): chủ yếu
vụng, chân đảo đá, trong các khu rừng đánh lưới gần và xa bờ.
ngập mặn;
- Phụ nữ và trẻ em (trẻ từ 13- Khu vực đảo đảo Long Châu, Quan Lạn, 17 tuổi): đánh câu (mực, cá),
Vân Đồn...
kéo lưới nhỏ, thu lượm hải sản

21


(đánh hà, bắt ốc...).
Số lượng khoảng trên 400
người theo1
2. Nghề nuôi cá lồng bè:

Trên vịnh Hạ Long

- Hộ gia đình có nhiều năm
Chưa ổn đình điểm nuôi trồng, hiện vẫn rải nuôi thủy sản.
rác tại một số khu vực thường đông khách - Nam thanh niên làm thuê cho
du lịch như: Vung Viêng, Cống tàu, Hoa các nhà bè nuôi thủy sản.

Cương, Cặp La, Ba Hang, Cửa Vạn,....

Các cặp vợ chồng hoặc đi làm
ban ngày trên vịnh, tối chồng
ở lại bè còn vợ về nhà, hoặc
cả hai chồng ở luôn tại nhà
bè, tuần về 1 lần, gửi nhà và
con cái cho người nhà trông
nom.

Phần lớn các hộ nuôi thuộc diện nuôi trái
phép vì chưa được cấp phép, cấp diện tích
mặt nước.

3. Chèo đò, chèo kayak vận
chuyển khách du lịch thăm
làng chài

Tại các điểm đón nhiều khách du lịch như: - Nam, nữ tuổi từ 18–50. Phần
điểm Hoa Cương, Cống Đầm, Cặp La, Ba lớn nhóm này là các công nhân
Hang, Cửa Vạn, Bồ Nâu.
của HTX Vạn chài Hạ Long và
một vài C.ty du lịch có tour
đưa đón khách thăm làng chài.

4. Kinh doanh nhỏ (bán hàng
thực phẩm, hàng ăn uống,
kinh doanh quần áo..., dịch
vụ...) hoặc bán hàng thuê
cho các nhà hàng


- Bán hàng tại nhà ở khu dân cư Cái Xà - Chủ yếu là phụ nữ
Cong
(48 hộ = 76 lao động tại chỗ)2
- Thuê cửa hàng ngoài phố (số này chiếm
rất ít)

5. Thu mua hải sản trên biển

- Thu mua trực tiếp từ các thuyền đi đánh - Hộ gia đình
bắt và bán lại cho khách du lịch hoặc bán
tại chợ Hạ Long

6. Các nghề mới được đào
tạo: lái xe (taxi), thợ may,
nấu ăn, thợ cơ khí, làm tóc
và trang điểm...

- Một số ít làm công nhân cho các xí - Thanh niên (từ 18 – 40 tuổi)
nghiệp và công ty theo giới thiệu việc làm
của thành phố; một số khác làm thuê cho
các cơ sở sản xuất tại Tp. Hạ Long; một số
làm nghề lái xe taxi nhưng tỷ lệ bỏ việc đi
tìm việc khác khá cao với lý do lương thấp
và không phù hợp với năng lực.

- Bán hàng thực phẩm trên thuyền tại các
điểm du lịch trên vịnh Hạ Long

7. Nghề phụ khác: làm vệ - Một số ít thanh niên làm công nhân môi Thanh niên

sinh môi trường, chạy xe trường cho BQL Vịnh Hạ Long và một số
honda ôm, ...
công ty, tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.

Tuy nhiên, dù đã có hỗ trợ chuyển đổi nghề nhưng nhiều việc làm chưa phù hợp trình
độ, văn hóa, sự nhạy cảm với cuộc sống trên bờ của bà con. Bên cạnh đó, quỹ đất cho nuôi
trồng eo hẹp, đi lại không thuận lợi, không có đất cho trồng trọt, chăn nuôi.. là những cản
1
2

Theo Báo cáo của UBND phường Hà Phong và khảo sát thực tế.
Tính đến tháng 1/2015, theo báo cáo của UBND phường Hà Phong
22


trở không nhỏ. Trong khí đó, những sinh kế mới đòi hỏi người dân chài cần có kiến thức,
nhận thức và kĩ năng mới. Đây là những thách thức mà người dân cần có thêm sự hỗ trợ và
cũng cần thêm thời gian để làm quen và khắc phục dần dần.
2.3.2. Thực trạng hoạt động nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tự phát trên vịnh
Nuôi trồng thủy sản là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trên Vịnh Hạ
Long. Sản lượng hàng năm trên 30 vạn tấn, đã đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài
tỉnh, đặc biệt là phục vụ du lịch và xuất khẩu. Trong kết quả trên có đóng góp của những
người dân sinh sống tại các làng chài nổi.
Ngoài đánh bắt tự nhiên, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh hiện nay chủ yếu là cá lồng bè,
nhuyễn thể. Tính đến đầu năm 2013, trên Vịnh Hạ Long có 454 bè nuôi với 1.500 ô \lồng và
10 ha nuôi lưới chắn đáy và 04 công ty nuôi trai cấy ngọc với diện tích mặt biển 40 ha (Số
liệu thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, năm 2013).
Ngoài phương pháp nuôi cá lồng biển còn có các phương pháp nuôi mới như nuôi
bằng lưới chắn đáy, nuôi trai cấy ngọc, nuôi nhuyễn thể. Việc nuôi thủy sản ở vùng triều
cũng khá phổ biến, hiện có 1.140 ha.

Khoảng 10 năm trở về trước, nghề nuôi cá lồng bè phát triển trên vịnh đã giúp cho
nhiều hộ dân làng chài tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, từ khi thực hiện Đề án di dân tái định cư lên khu Cái Xà Cong, phần lớn các hộ
không còn được nuôi cá nữa vì không còn nhà bè. Chỉ có một số hộ được phép nuôi theo
quy mô rất nhỏ với tính chất tạo cảnh quan làng chài.
Dù đã được cấp nhà hoặc đất và hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm mới nhưng đến nay lại
có hiện tượng nhiều hộ gia đình sau một thời gian ngắn đã quay trở lại nghề đi biển và quay
về các làng chài làm dịch vụ chèo đò, bán hải sản và nuôi cá lồng dù không được cấp phép.
Hoạt động kinh doanh mua bán hải sản tại các bè nuôi trên vịnh Hạ Long đến nay vẫn
còn tương đối phức tạp. Hầu hết các hộ không có giấy phép kinh doanh, hoặc số ít có giấy
phép kinh doanh nhưng lại kinh doanh sai địa điểm cấp phép. Tại vùng biển Hoa Cương, có
nhiều nhà bè mới xuất hiện, chủ yếu là bè từ khu vực vụng Ba Hang chuyển về "tạm trú"
cách đây chừng 2-3 tháng. Tại đây, nhiều tàu du lịch vẫn tổ chức đưa, đón khách lên các nhà
bè trồng thủy sản để tham quan, mua bán hải sản, cho dù đã có quy định cấm các hành vi
này từ năm 2013, bởi các nhà bè không nằm trong danh mục là điểm đưa đón khách tham
quan. Từ ngày 9/1/2015, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra các hoạt
động nuôi trồng và kinh doanh thủy sản trên vịnh Hạ Long.
Theo BQL vịnh Hạ Long, tại khu vực Cửa Vạn hiện có 18 nhà bè, khu vực Hoa
Cương có 30 nhà bè, khu vực Vông Viêng có 14 nhà bè. Theo quy định, tại mỗi làng chài
chỉ được giữ lại một số ít nhà bè (ví dụ làng chài Cửa Vạn có 6 hộ được giữ lại nhà bè nhỏ)
và cho duy trì nuôi cá lồng quy mô nhỏ nhằm mục đích tạo cảnh quan phục vụ du lịch.
Những ngôi nhà bè này thuộc sự quản lý của BQL Vịnh Hạ Long. Những hộ được giữ lại
nhà bè này chỉ được phép đưa 1 lao động ra làm việc vào ban ngày, sáng – chiều đi về theo
23


tàu công tác của Ban. Dù vậy, lấy cớ trông nom lồng cá, các hộ vẫn ở lại nhà bè (thường là
cả hai vợ chồng), chỉ thi thoảng về nhà trên đất liền vào ngày Rằm, mùng Một hoặc khi có
công việc cần thiết. Những hộ này ban ngày đi đánh lưới, câu hoặc chèo đò, bán hàng, tối
nghỉ lại. Một số các nhà bè còn lại trên vịnh đều thuộc diện không được bố trí tái định cư do

đã có nhà trên đất liền, hoặc người từ địa phương khác đến sinh sống. Đa số các nhà bè này
đều có các hoạt động nuôi trồng và kinh doanh thủy sản. Mặc dù thuộc diện di dời đi nơi
khác nhưng nhiều bè vẫn ở lại, khi chính quyền cưỡng chế di chuyển thì họ kéo nhà đi, sau
một thời gian lại quay về, phổ biến như khu vực Hoa Cương, Cống Tàu, Bồ Nâu, Vung
Viêng. Việc này gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính về con người và môi trường,
đặc biệt trong các trường hợp khi có thiên tai hoặc sự cố bất ngờ.
Đối với những hộ dân có hộ khẩu tại
TP Hạ Long sau khi di dời vẫn có nhu cầu
tiếp tục nuôi thuỷ sản, TP cho phép được
tiếp tục nuôi tại 6 điểm nuôi trồng trong quy
hoạch đã được tỉnh phê duyệt (gồm: Khu
vực Vạ Giá, Vung Viêng – Cặp Dè, Cặp La,
Cống Tàu và Hoa Cương). Tuy nhiên, có rất
nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới nhu cầu
nuôi thủy sản của hộ dân khó thực hiện.
Hình 2.3. Một số người dân thuộc khu Vung Viêng
Có thể nói, thiếu quy hoạch chi tiết,
làm nhân viên chèo đò đưa đón khách du lịch cho
cập nhật và quy chế quản lý đối với lĩnh
Hợp tác xã vạn chài Hạ Long.
vực nuôi trồng và kinh doanh thủy sản trên
vịnh Hạ Long là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phát triển tự phát các
hoạt động nuôi trồng như hiện nay.

Hiện nay, tại khu dân cư số 8 Cái Xà Cong đã có một nhóm các hộ dân kết hợp với
nhau và thành lập doanh nghiệp Hợp tác xã Sản xuất, dịch vụ và du lịch Hạ Long với hoạt
động chính là nuôi thủy sản và vận chuyển, đón tiếp khách du lịch tham quan làng chài Cửa
Vạn. Hợp tác xã đang xúc tiến các thủ tục xin UBND Tp. Hạ Long cấp diện tích mặt nước
cho nuôi cá lồng bè, đồng thời xây dựng đề án nuôi thủy sản bền vững với quy mô và phạm
vi phù hợp năng lực. Nếu được cấp diện tích mặt nước, HTX này sẽ có cơ sở lập phương án

đề xuất vay vốn và tiến hành các hoạt đông nuôi trồng, dịch vụ du lịch theo quy hoạch, quy
chế và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên quá trình này còn gặp nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan là người dân còn thiếu kiến thức, kinh
nghiệm trong việc hoàn thành thủ tục hành chính.
 Những khó khăn của người dân trong phát triển nuôi trồng thủy sản:
Hiện nay, nhiều hộ dân có có nhu cầu tiếp tục nghề nuôi cá trên vịnh nhưng gặp rất
nhiều khó khăn như sau:

24


 Chưa được cấp phép nuôi trồng chính thức tại 6 điểm nuôi trồng theo quy định
trên vịnh Hạ Long: phẩn lớn các hộ khi đăng ký đều không đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu về nuôi thủy sản bền vững, ví dụ về số ô lồng, kích cỡ, quy chuẩn kỹ thuật, chứng
minh kiểm soát đầu vào của con giống, các quy định về môi trường...
 Thiếu vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho nuôi cá lồng bè rất cao, bao gồm đầu tư về lồng,
bè nuôi, hệ thống phao, các trang thiết bị phụ trợ, chi phí mua con giống và thức ăn hàng
ngày... Trong khi đó, phần lớn các hộ ngư dân đều không có vốn tích lũy. Việc vay vốn
yêu cầu phải thế chấp tài sản hoặc tín chấp nhưng đa phần các hộ không đáp ứng hết các
yêu cầu này.
 Việc di chuyển, đi lại từ nhà đất liền ra vịnh gây nhiều khó khăn trong việc quản
lý, chăm sóc các lồng bè cá do việc di chuyển di lại hàng ngày mất nhiều thời gian, tốn
kém chi phí. Điều này dẫn đến việc người dân tự ý ở lại bè dài ngày. Đồng thời, để quản
lý và chăm sóc tốt lồng bè nuôi, người dân sẽ ở lại chăm sóc cả ngày – đêm, đặc biệt khi
thời tiết có biến động hoặc thiên tai. Tuy nhiên theo quy định, những người dân chài đã
được di dời thì không được ở lại trên vịnh và không được xây dựng nhà bè. Nếu không
quản lý tốt, việc cho phép các hộ dân phát triển nghề nuôi cá sẽ dẫn đến số dân cư tạm
trú trên vịnh tăng nhanh, các khu dân chài sẽ hình thành tự phát trở lại và là thách thức
lớn về môi trường và an ninh trật tự.
 Người dân chài thiếu kiến thức, nhận thức, kĩ năng và quy trình kĩ thuật về nuôi

thủy sản bền vững: Thông thường người dân chài nuôi tự phát theo quy mô nhỏ, ít có sự
đầu tư bài bản và đúng quy trình kĩ thuật nên cá chậm lớn, hay bị bệnh, gây ô nhiễm môi
trường nước dẫn tới nguy cơ rủi ro cao, năng suất bấp bênh và thu nhập không ổn định.
Cách nuôi trồng theo thói quen cũ là sử dụng thức ăn cá tạp tự nhiên cũng gây áp lực về
khai thác thủy sản tận diệt (dùng lưới quét mắt nhỏ hoặc đánh mìn), gây suy thoái tài
nguyên ĐDSH và ô nhiễm nước. Người dân cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật chuyên môn.
 Thiếu cơ chế, chính sách mới về việc hỗ trợ cho người dân chài sau tái định cư
được phép nuôi trồng. Hiện nay, TP. Hạ Long vẫn thực hiện theo Quyết định số
1360/QĐ-UBND ra ngày 14/10/2009 Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản vịnh Hạ Long giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo quy hoạch, trên vịnh Hạ Long có 6 điểm được phép nuôi trồng và phải tuân thủ
đúng các yêu cầu kĩ thuật như trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.2. Các điểm được phép nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long
Điểm quy hoạch (QH)
nuôi
Điểm QH số 1: Khu vực
Vạ Giá thuộc quần thể

Diện tích khu
vực tiềm năng
(ha)

Độ sâu
trung bình
(m)

Diện tích
quy hoạch
(ha)


Diện tích lối
vào (ha)

Đối tượng quy
hoạch

54,8

6-7

36,9

17,9

Cá song, giò, hồng,

25


×