Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chương 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.41 KB, 12 trang )

Chương 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quan niện của Chủ nghĩa Mác- Lênin về sự ra đời của
ĐCS
+ Phong trào công nhân
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin
- Quan điểm của HCM
=> Đảng Cộng sản Việt Nam = Chủ nghĩa Mác- Lênin
+ Phong trào công nhân+ Phong trào yêu nước
+ Vai trò của Chủ nghĩa Mác- Lênin đối với Phong trào
công nhân và Phong trào yêu nước
* Trước khi có Chủ nghĩa Mác- Lênin
• Phong trào yêu nước
✓PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885 - 1896)
✓PHONG TRÀO DUY TÂN : Những chuyển biến
trong lòng xã hội Việt Nam, cùng sự ảnh hưởng của
tư tưởng từ ngoài vào đã làm nảy sinh tính chất dân
chủ tư sản trong phong trào yêu nước và cách mạng
do các sĩ phu phong kiến tiến bộ lãnh đạo. Đó là
Duy tân Hội và phong trào Đông du (1904 - 1908),
phong trào Duy tân (1905 - 1908), Đông Kinh
nghĩa thục (1907), phong trào chống sưu thuế ở
Trung Kỳ (1908), Việt Nam Quang phục Hội (1912
- 1917),... Tựu trung, các phong trào này diễn ra
theo hai xu hướng chính: xu hướng bạo động và xu
hướng cải cách ôn hòa, với các đại diện tiêu biểu là


Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Hai xu hướng


này song song tồn tại và không đối lập nhau một
cách tuyệt đối mà đan xen, hòa lẫn vào nhau, tạo
điều kiện cho nhau phát triển.
✓PHONG TRÀO CHỐNG SƯU THUẾ 1908: Phong
trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 là một
trong những sự kiện nổi bật của phong trào yêu
nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu
thế kỷ XX.
✓CUỘC VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA NĂM 1916 Ở
TRUNG KỲ
⇨Tuy nhiên các phong trào nổ ra đều thất
bại. Nguyên nhân: Thiếu học thuyết lý
luận đúng đắn soi đường và thiếu một
Đảng chính trị phù hợp lãnh dạo
• Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào công
nhân diễn ra sôi nổi và quyết liệt
✓Trong thời gian những năm 1919-1925, số lượng
công nhân bỏ trốn, phá giao kèo với chủ đã lên tới
4877 người. Càng ngày, công nhân đã biết sử dụng
hình thức đấu tranh đặc thù của mình là bãi công,
mặc dù hình thức này bị ghép vào tội “phá rối trị
an” và bị kết án tù
✓Từ năm 1922, phong trào công nhân bắt đầu có nét
khởi sắc mới. Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của
600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn.
✓Năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân
nhà máy dệt, rượu, xay gạo ở Nam Định, Hà Nội,
Hải Dương,.. Năm 1925, phong trào công nhân đã



xuất hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn và có
tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất định. Trong
đó, điển hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công
nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8/1925
✓Tuy nhiên các phong trào nổ ra đều thất bại
✓Nguyên nhân: Thiếu học thuyết lý luận đúng đắn
soi đường và thiếu một Đảng chính trị phù hợp lãnh
dạo
* Từ khi có Chủ nghĩa Mác- Lênin
• HCM tiếp thu Chủ nghĩa Mác- Lênin từ phương diện
lý luận:
✓1923- 1924: Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí
mật rời Pari đi Liên Xô. Ngày 30/6/1923, Người
đến Pêtơrôgrát, quê hương của Cách mạng Tháng
Mười và ít ngày sau Người lên xe lửa đi Mátxcơva.
Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người Việt Nam đầu
tiên có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân Liên
Xô đã được tự do và đang xây dựng một cuộc sống
hạnh phúc, bình đẳng. Trên đất nước của Lênin,
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động, học tập để
hướng tới con đường giải phóng dân tộc và góp
phần phát triển tư tưởng độc lập tự do cho các dân
tộc bị áp bức trên thế giới. Cùng với hoạt động thức
tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn hiểu sâu sắc việc cần
phải học tập nâng cao nhận thức lý luận về chủ
nghĩa Mác-Lênin. Cho nên, cuối năm 1923,
Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tham gia lớp học
ngắn hạn của trường Đại học Phương Đông. Được
học ở ngôi trường này, Người đã nhận thức rõ hơn



về tầm quan trọng của việc đào tạo lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ của phong trào cách mạng Việt
Nam.
✓1934- 1938: Mùa thu năm 1934, Quốc tế cộng sản
ra Quyết định số 45 cử Người đi học tại Trường
Bồi dưỡng Lý luận quốc tế mang tên Lênin, đăng
ký trong danh sách sinh viên số hiệu 375, bí danh
Lin, niên khóa 1934-1935.
✓Người tự nghiên cứu, tìm hiểu: Hồ Chí Minh tiếp
thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý
luận Mác - Lênin, trước hết là từ khát vọng giải
phóng dân tộc Việt Nam.
● HCM vận dụng Chủ nghĩa Mác- Lênin: Cái này

xem chương 1 các hoạt động của HCM giai
đoạn 1921-1930.
● HCM truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin
✓HCM mở lớp huấn luyện CT tại Quảng Châu,
TQ ( 1925-1927)
✓Dạy các thanh niên, trí thức Việt Nam yêu
nước => đây là một bộ phận của Phong trào
yêu nước
✓Dạy Chủ nghĩa Mác- Lênin
✓Sau đó, một số ít được cử sang Liên Xô để
đào tạo tiếp. Một số được đưa về học tại
trường quân sự Hoàng Phố. Phần đông được
đưa về hoạt đông tại Việt Nam để truyền bá
Chủ nghĩa Mác- Lênin: Họ làm việc tại các
nhà máy, xí nghiệp để truyền bá Chủ nghĩa

Mác- Lênin cho giai cấp công nhân, họ về
nông thôn để truyền bá cho nông dân, về các


đô thị để truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin
cho tầng lớp tri thức tiến bộ. Giai cấp công –
nông Việt Nam chính là một lực lượng đông
đảo của Phong trào yêu nước
⇨Có lý luận soi đường, Phong trào công
nhân và Phong trào yêu nước Việt Nam
phát triển. Từ ngày 6 -l đến ngày 7-21930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng
sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương
Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất
trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông
qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt
của Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử
như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng
Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết
quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc ở nước ta trong những năm
đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước;
là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng
lọc nghiêm khắc của lịch sử và của
quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư

tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ
cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn
Ái Quốc.


+ Phong trào yêu nước
* Là cơ sở xã hội rộng lớn cho Chủ nghĩa Mác- Lênin
* Là cơ sở xã hội rộng lớn và sức mạnh của Đảng Cộng
sản Việt Nam
● Nông dân là lực lượng đông đảo, là nguồn sức
mạnh cho Đảng Cộng sản Việt Nam
● Tầng lớp rí thức có học, có uy tín trong xã hội nên
dễ dàng đứng ra vận động các tầng lớp, giai cấp
khác. Trí thức yêu nước có vai trò quan trọng trong
việc kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam
+ Phong trào công nhân: Là lực lượng chủ yếu của cách
mạng
1. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải
do Đảng Cộng sản lãnh đạo
+ Nguyễn Ái Quốc phân tích: "Phàm làm việc gì cũng
vậy, bất kỳ lớn bé, bất kỳ khó dễ, nếu không ra sức thì
chắc không thành công... việc giải phóng gông cùm nô
lệ cho đồng bào, cho nhân loại" là "việc to tát" nên phải
gắng sức. "Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm
chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng
tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa
xong thì đời sau nối theo làm thì phải xong”. Muốn làm
cách mạng thì phải bền gan, đồng chí, đồng lòng và

quyết tâm, "lại phải biết cách làm thì làm mới chóng’,
"Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy
là rất khó. Nhưng biết cách làm biết đồng tâm hiệp lực


mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó. Khó dễ
cũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm được"
+ Nhưng muốn làm cách mệnh, "trước phải làm cho dân
giác ngộ... phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân
hiểu". "Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải
bày sách lược cho dân... Vậy nên sức cách mệnh phải
tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh"'.
+ Trong tác phẩm Đường cách mệnh. Người khẳng
định: "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm
lái có vững thuyền mới chạy"
- Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam
+ Kết hợp lý luận Mác Lênin về Đảng Cộng sản với
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin trên
một loạt vấn đề về cách mạng giải phóng dân tộc, xây
dựng nên một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Người cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng
của giai cấp vô sản", đồng thời là "Đảng của dân tộc
Việt Nam", "Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và

lao dộng trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong
sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân
dân".
+ Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm quan trọng, bổ
sung thêm cho lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về


đảng cộng sản định hướng cho việc xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn kết chặt
chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả
dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
2. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong
của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp
công nhân.
+ Quan điểm của Hồ Chí Vlinh hoàn toàn tuân thủ
những quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng đảng
kiểu mới của giai cấp vô sản. Nhưng Hồ Chí Minh
còn có một cách thể hiện khác về vấn đề "đảng của
ai".
+ Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng, (tháng 2-1951 ). Hồ Chí
Minh nêu rõ: "Trong giai đoạn này quyền lợi của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là
một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó
phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"
+ Năm 1953. Hồ Chí Minh viết: "Đảng lao động là tổ
chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi

ích của cả dân tộc. Đảng là đảng của giai cấp lao
động, mà cũng là đảng của toàn dân".
+ Năm 1957. Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là
đội tiên phong của dân tộc. Trong thời kỳ miền Bắc


xây dựng chủ nghĩa xã hội năm 1961 Hồ Chí Minh
tiếp tục khẳng định: Đảng ta là đảng của giai cấp,
đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên
vị. Năm 1965, Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng ta xứng
đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp
vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
- Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau như vậy
nhưng quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về bản
chất giai cấp của Đảng là Đảng ta mang bản chất giai
cấp công nhân. Điều này cũng giống như Đảng ta
mang tên là Đảng lao động nhưng bản chất giai cấp
của Đảng chỉ là bản chất giai cấp công nhân. Trong
Báo cáo chính trị tại đại hội II, khi nêu lên Đảng ta
còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân
tộc, Hồ Chí Minh cùng nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận
và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, những
nguyên tắc này tuân thủ một cách chặt chẽ học thuyết
về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản V.I.Lênin.
- Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp cộng
nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Nội quy quy
định bản chất giai cấp công nhân không phải chỉ là số
lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà còn ở nền

tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác Lênin; mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa
cộng sản: Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt
chẽ những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của
giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh phê phán những quan
điểm không đúng như không đánh giá đúng vai trò to


lớn của giai cấp công nhân, cũng như quan điểm sai
trái chỉ chú trọng công nông mà không thấy rõ vai trò
to lớn của các giai cấp, tầng lớp khác.
=> Quan niệm Đảng: không những là Đảng của giai
cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động
và của toàn dân tộc có ý nghĩa lớn đối với cách mạng
Việt Nam. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc
cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng của chính mình. Trong thành phần,
ngoài công nhân còn có những người ưu tú thuộc giai
cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác. Đảng
ta cũng đã khẳng định rằng, để bảo đảm và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn
gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kỳ của
cách mạng. Trong quá trình rèn luyện Đảng, Hồ Chí
Minh luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố
giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không
chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt
nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác.
4.
- Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam trờ thành Đảng
cầm quyền:

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam khi đó (là Đông
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) đã họp Hội nghị hợp
nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam.


- Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
không còn người bóc lột người, thực hiện thành công
chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
- Cao trào cách mạng 1930- 1931
+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, có nhiều cuộc đấu tranh
của công nhân và nông dân nổ ra.
+ Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu
tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
+ Tháng 6 đến tháng 8, phong trào liên tục nổ ra sôi nổi.
+ Ở Nghệ An – Hà Tĩnh: Tháng 9/1930, phong trào phát
triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của
nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, được công nhân Vinh
– Bến Thuỷ hưởng ứng. Tiểu biểu là cuộc biểu tình của
8000 nông dân huyện Hưng Nguyên, kéo đến huyện lị,
phá nhà lao, đốt huyện đường… Hệ thống chính quyền
địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Sự ra đời và
hoạt động của Xô – Viết (Xô – Viết Nghệ tĩnh là đỉnh
cao của PT 1930 – 1931)
Cao Trào Vận Động Dân Chủ ĐD (1936-1939)
+ Trước tình hình thay đổi của thế giới và trong nước,
nhận thức đúng đắn những thuận lợi mới BCHTW

Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất (7/1936) dưới sự
chủ trì của Lê Hồng Phong.
+ Cao trào vận động dân chủ ĐD 36 - 39 là 1 phong
trào CM diễn ra trên quy mô rộng lớn toàn quốc thu hút
đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, sử dụng
những hình thức và phương pháp dấu tranh linh hoạt,
phong phú, sinh động.
- Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945


+ Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông
Dương: Tháng 11 - 1939, hội nghị trung ương 6 họp tại
Gia Định do Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
+ Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền:Xây dựng lực lượng chính trị, Xây dựng
lực lượng vũ trang, Xây dựng căn cứ địa cách mạng:
+ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Ngày 2 - 9 1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn
đồng bào thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
⇨Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng
cầm quyền
- Các yêu cầu đối với Đảng cầm quyền (3 gạch đầu

dòng trong giáo trình chuyển thành 3 dấu + nhé)




×