Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

XÂY DỰNG TỔNG đài ELASTIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 42 trang )

ĐỒ ÁN 3

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................................VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................................IX
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................X
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VOIP VÀ TỔNG ĐÀI ELASTIX...............................1
1.1

GIỚI THIỆU..................................................................................................................1

1.1.1

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài........................................................................1

1.1.2

Hướng giải quyết đề tài......................................................................................1

1.1.3

Hướng nghiên cứu đề tài....................................................................................1

CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ VOIP VÀ CÁC GIAO THỨC VOIP................................3
2.1


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VOIP......................................................................................3

2.1.1

Khái niệm VOIP..................................................................................................3

2.1.2

Các thành phần cơ bản trong VoIP.....................................................................4

2.1.3

Các mô hình kết nối trong mạng VoIP................................................................5

2.1.4

Phương thức hoạt động của VoIP.......................................................................7

2.1.5

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ VoIP.....................................................7

2.2

GIAO THỨC SIP..........................................................................................................9

2.2.1

Khái niệm về SIP.................................................................................................9


2.2.2

Các thành phần trong giao thức SIP..................................................................9

2.2.3

Các loại bản tin SIP..........................................................................................12

2.2.4

Phương thức hoạt động của mạng SIP.............................................................15

2.3

GIAO THỨC H.323....................................................................................................18

2.3.1

Giới thiệu giao thức H.323...............................................................................18

2.3.2

Các giao thức của H.323..................................................................................18

2.3.3

Các thành phần cơ bản trong giao thức H.323................................................19

2.3.4


Phương thức hoạt động của H.323...................................................................21

2.4

SO SÁNH GIỮA HAI GIAO THỨC SIP VÀ H.323.........................................................26

2


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TỔNG ĐÀI NỘI BỘ ELASTIX...........................................27
3.1

KHÁI NIỆM TỔNG ĐÀI ELASTIX................................................................................27

3.2

NHỮNG TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA TỔNG ĐÀI ELASTIX................................................27

3.3

MÔ HÌNH TỔNG ĐÀI THIẾT KẾ TRONG ĐỀ TÀI...........................................................28

3.4

NHỮNG DỊCH VỤ TRONG MÔ HÌNH ELASTIX NÀY.....................................................29

CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG CUỘC GỌI TRÊN ELASTIX...........................................30
4.1

GIAO DIỆN PHẦN MỀM VIRTUAL VÀ ELASTIS...........................................................30


4.2

KIỂM TRA TIME CONDITION.....................................................................................32

4.3

RUNG CHUÔNG ĐỒNG THỜI – RINGGOUP.................................................................34

4.4

RUNG CHUÔNG LẦN LƯỢT – QUEUE.........................................................................34

4.5

GỌI RA SỐ BÊN NGOÀI – TRUNKS.............................................................................35

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..................................................................................................36
5.1

KẾT LUẬN.................................................................................................................36

5.2

HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................37

3



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 2-1: MÔ HÌNH TRUYỀN THOẠI VOIP TỪ HN ĐẾN HCM [3]......................3
HÌNH 2-2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG VOIP [2].......................................5
HÌNH 2-3: MÔ HÌNH COMPUTER TO COMPUTER [1]............................................5
HÌNH 2-4: MÔ HÌNH COMPUTER TO PHONE [1]......................................................6
HÌNH 2-5: MÔ HÌNH PHONE TO PHONE [1]...............................................................6
HÌNH 2-6: PROXY SERVER [8]......................................................................................10
HÌNH 2-7: REDIRECT SERVER [8]...............................................................................10
HÌNH 2-8: REGISTRAR SERVER [8]............................................................................11
HÌNH 2-9: LOCATION SERVER [8]...............................................................................11
HÌNH 2-10: HOẠT ĐỘNG SIP THÔNG QUA PROXY SERVER.............................15
HÌNH 2-11: HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA REDIRECT SERVER [6].......................17
HÌNH 2-12: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA H.323 [4]........................................19
HÌNH 2-13: HOẠT ĐỘNG GATEKEEPER BÁO HIỆU ĐƯỢC ĐỊNH TUYẾN [2]22
HÌNH 2-14: MÔ TẢ HAI BƯỚC ĐẦU QUÁ TRÌNH [3]..............................................23
HÌNH 2-15: GỬI THÔNG ĐIỆP SETUP [3]...................................................................23
HÌNH 2-16: GỬI THÔNG ĐIỆP CALL PROCEEDING [3]........................................24
HÌNH 2-17: GỬI THÔNG ĐIỆP ALERTING VÀ CONNECT [3]..............................24
HÌNH 3-1: MÔ HÌNH TỔNG ĐÀI ELASTIX CHO DOANH NGHIỆP NHỎ..........28
HÌNH 3-2: THÔNG SỐ FILE WAV SỬ DỤNG TRONG ELASTIX...........................29
HÌNH 4-1: GIAO DIỆN VIRTUAL..................................................................................30
HÌNH 4-2: KIỂM TRA IP MẠNG SỞ HỮU...................................................................30
HÌNH 4-3: GIAO DIỆN ELASTIX...................................................................................31
HÌNH 4-4: THIẾT LẬP RINGGOUP CHO PHÒNG KỸ THUẬT.............................31
HÌNH 4-5: THIẾT LẬP QUEUE CHO PNS VÀ PKD...................................................32

4



HÌNH 4-6: KIỂM TRANG TRẠNG THÁI CÁC MÁY NHÁNH................................32
HÌNH 4-7: LOG SỐ 302 GỌI CHO 201...........................................................................33
HÌNH 4-8: LOG KIỂM TRA THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG...........................................33
HÌNH 4-9: RING GOUP HAI SỐ RUNG CHUÔNG ĐỒNG THỜI...........................34
HÌNH 4-10: LOG RUNG CHUÔNG LẦN LƯỢT QUEUE..........................................34
HÌNH 4-11: LOG GỌI RA SỐ BÊN NGOÀI..................................................................35

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 2-1: CÁC BẢN TIN CÓ MÃ TRẢ VỀ VÀ Ý NGHĨA.......................................12
BẢNG 2-2: SO SÁNH GIAO THỨC SIP VÀ H323......................................................26
BẢNG 3-1: CÁC DỊCH VỤ SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH ELASTIX....................29

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7


ĐỒ ÁN 3
Trang 1/37

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ VOIP VÀ TỔNG ĐÀI ELASTIX


1.1 Giới thiệu
- Năm 1995, công ty VOCALTEC đưa ra thị trường phần mềm thực hiện cuộc
gọi thoại qua Internet đầu tiên trên thế giới. Sau đó có nhiều công ty đã tham gia
vào lĩnh vực này. Năm 1996, VOLCALTEC kết hợp với DIALOGIC tung ra thị
trường sản phẩm kết nối mạng PSTN và Internet. Sau đó, các nhà sản xuất thoại qua
mạng máy tính ra đời và thực hiện chuẩn hoá dịch vụ cuộc gọi thoại qua mạng
Internet. Việc truyền tin thoại qua internet đã gây được chú ý lớn và đã dần được
ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
1.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu giao thức SIP và H.323.
-

Xây dựng tổng đài nội bộ và cuộc gọi.

-

Mô phỏng bằng phần mềm ảo Virtual box và Elastux on centos.

1.1.2 Hướng giải quyết đề tài
- Hiểu được hai giao thức SIP và H.323, so sánh sự khác biệt của hai giao thức
với những ưu khuyết điểm.
-

Xây dựng tổng đài nội bộ Elastix với các ứng dụng: IVR (lời chào khách

hàng, định hướng cho cuộc gọi tiếp theo), Ring Group (rung chuông đồng thời),
Queue ( Rung chuông lần lượt).
1.1.3 Hướng nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu cơ bản về VOIP, tìm hiểu hai giao thức SIP và H.323.
-


Tìm hiểu và sử dụng phần mềm Elastux on centos.

-

Thiết kế xây dựng tổng đài nội bộ gồm có 3 phòng ban và 6 thiết bị, thực

hiện mô phỏng cuộc gọi trên phần mềm Elastux.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 2/37

CHƯƠNG 2.

CÔNG NGHỆ VOIP VÀ CÁC GIAO THỨC VOIP

1.2 Giới thiệu chung về VOIP
1.1.4 Khái niệm VOIP
- VoIP (Voice over Internet Protocol) là công nghệ cho phép truyền tín hiệu
thoại sử dụng giao thức mạng TCP/IP (Internet Protocol), trên cơ sở hạ tầng sẵn có
của mạng internet. VoIP tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì dùng
đường dây điện thoại tương tự (analog).
-

Nguyên tắc hoạt động của VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực

hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói tin và truyền gói tin này qua mạng, tới

nơi nhận các gói tin này sẽ được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín
hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu qua giao thức RTP (thời gian thực).

Hình 2-1: Mô hình truyền thoại VoIP từ HN đến HCM [3]

1.1.5 Các thành phần cơ bản trong VoIP

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 3/37

-

Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital (và

ngược lại).
-

PBX server: như một Proxy server, máy chủ nội bộ cho phép đăng kí tài

khoản, lưu trữ lập thành danh sách các số nội bộ. Khi các phần mềm soflphone hoặc
điện thoại IP đăng nhập vào và muốn thiết lập cuộc gọi, sẽ yêu cầu PBX thiết lập
kết nối.
-

VoIP server : là các máy chủ trung tâm điều hành có chức năng định tuyến và

bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là Gatekeeper,

trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
-

End user equipments (thiết bị đầu cuối): Softphone và máy tính cá nhân

(PC). Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga,...
-

IP phone : Yealink, Panasonic, Cisco, Grandstream... Các IP phone không

cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực
tiếp với các VoIP server.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 4/37

Hình 2-2: Các thành phần cơ bản trong VoIP [2]

1.1.6 Các mô hình kết nối trong mạng VoIP
- Mô hình Computer to Computer
 Với 1 kênh truyền Internet có sẵn. Người gọi (caller) và người nhận
(receiver) chỉ cần sử dụng các ứng dụng VoIP service như: Skype,
Yahoo Messenger, Zalo, Facebook... là có thể kết nối với nhau và
cuộc hội thoại là không giới hạn.
 Mô hình này áp dụng cho các công ty, tổ chức, cá nhân đáp ứng nhu
cầu liên lạc mà không cần tổng đài nội bộ.


Hình 2-3: Mô hình Computer to Computer [1]

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 5/37

-

Mô hình Computer to Phone
 Cần phải trả tiền để có một tài khoản và một ứng dụng (VDC, Evoiz,
Netnam,…). Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện
thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong
danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Gateway đóng vai
trò rất quan trọng chuyển mạch mạng PSTN và mạng IP mới có thể
giao tiếp được với nhau.

Hình 2-4: Mô hình Computer to Phone [1]

-

Mô hình Phone to Phone
 Là một dịch vụ có phí. Không cần kết nối Internet mà chỉ cần một
VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở
thành một IP phone hoặc sử dụng mạng Internet làm mạng trung gian
kết nối với các Gateway chuyển mạch tới các mạng PSTN sau đó đẩy
vào các điện thoại.

Hình 2-5: Mô hình Phone to Phone [1]


XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 6/37

1.1.7 Phương thức hoạt động của VoIP
- Để thực hiện một cuộc gọi trong VoIP:
 Xác định nơi cần gọi đến (mã quốc gia, mã tỉnh,…) và ấn số cần gọi
đến.
 Kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập.
 Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu
điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển
sang tín hiệu digital. Sau đó giọng nói được chuyển hóa sẽ được đóng
thành gói tin và gửi trên mạng IP.
 Dữ liệu gói tin sẽ được truyền tải qua kết nối được thiết lập ở lúc ban
đầu.
 Dữ liệu gói tin chứa âm thanh mà người gọi nói sẽ được chuyển hóa
trở lại thành tin âm thanh mà người nhận nghe hiểu được.
 Cuối cùng âm thanh người gọi nói ra sẽ được phát ra bên phía người
nhận.
1.1.8 Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ VoIP
- Ưu điểm:
 Gọi miễn phí nếu sử dụng cùng dịch vụ, cùng thiết bị VoIP hoặc cùng
tổng đài IP (gọi nội mạng). Hoặc nếu không thì giá thành cũng rẻ
đáng kể so với sử dụng cách gọi truyền thống PSTN (Public Switched
Telephone Network). Giải pháp VoIP cũng làm giảm đáng kể chi phí
cho việc quản lý bảo trì hệ thống mạng thoại và dữ liệu.
 Thiết kế cơ sở hạ tầng tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo

hiệu: trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, số liệu và cả báo hiệu đều
cùng đi trên một mạng IP, giúp tiết kiệm chi phí, nhân lực khi đầu tư
xây dựng các mạng riêng lẽ.
 Khả năng mở rộng: Các tổng đài điện thoại thường là những hệ thống
kín, rất khó để thêm vào đó những tính năng mới. Thoại và Fax là các
XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 7/37

ứng dụng khởi đầu cho VoIP, tính linh hoạt của mạng IP tạo ra các
tính năng dịch vụ mới.
 Trong cuộc gọi, người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các
dịch vụ khác như truyền file, chia sẽ dữ liệu hay xem hình ảnh của
người nói chuyện bên kia.
 Việc sử dụng đồng thời cả điện thoại bàn thông thường và điện thoại
IP (có dây hoặc không dây), qua hệ thống mạng LAN (Local Area
Network), đảm bảo thông tin liên lạc của doanh nghiệp không bị gián
-

đoạn khi xảy ra sự cố.
Nhược điểm
 Kỹ thuật phức tạp: để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần
thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu phải đạt được các yêu cầu: tỉ số
nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất
lạc, tốc độ xử lý của các bộ codec (Coder and Decoder) phải đủ
nhanh…
 Chất lượng dịch vụ: Truyền qua đường Internet nên chất lượng cuộc
gọi có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp mạng nghẽn hoặc độ trễ lớn.

Tính thời gian thực của tín hiệu đòi hỏi chất lượng đường truyền cao
và ổn định. Nén dung lượng càng thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp,
cho chất lượng thấp đặc biệt thời gian xử lý dài, gây trễ. Khi độ trễ
lớn tiếng vọng gấy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thoại, tạo tiếng
hú.
 Vấn đề bảo mật (Security): Mạng internet có tính rộng khắp và hỗn
hợp. Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau và các dịch vụ
khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy thông tin
của người sử dụng khó được bảo mật an toàn. Các hacker gửi các bản
tin với địa chỉ ảo làm tê liệt thiết bị đầu cuối hoặc proxy server.

1.3 Giao thức SIP
1.1.9 Khái niệm về SIP
- SIP (Session Initiation Protocol) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng
dụng được dùng để: thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 8/37

tiện (multimedia). Các phiên truyền thông bao gồm: thoại Internet, hội nghị và các
ứng dụng tương tự có liên quan, truyền đạt âm thanh, hình ảnh và dữ liệu.
-

SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và mang các

thông tin mô tả mang phiên truyền dẫn.
-


SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (mutilcast) tương ứng các

cuộc gọi điểm tới điểm và các cuộc gọi đa điểm.
-

SIP là một giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Được thiết kế

tương thích với các giao thức khác như: TCP, UDP, IP,…. để cung cấp một lĩnh vực
rộng hơn cho dịch vụ VoIP.
1.1.10 Các thành phần trong giao thức SIP
- SIP Client: là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP.
 User Agents (UA): là các đầu cuối trong mạng SIP, đại diện cho phía
người sử dụng để khởi tạo một yêu cầu tới SIP server hoặc User Agent
server.
o User Agent Client (UAC): dùng khởi tạo cuộc gọi.
o User Agent Server (UAS): dùng trả lời cuộc gọi.
-

SIP server: là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP.
 Proxy server: tiếp nhận, chuyển tiếp các SIP request tới các server
khác trong mạng. Chức năng chính của nó là định tuyến cho các bản
tin đến đích, mặt khác cung cấp các chức năng các thực thể trước khi
cho khác thác các dịch vụ.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 9/37


Hình 2-6: Proxy server [8]

 Redirect server: Tiếp nhận yêu cầu từ UA, kiểm tra tên của địa chỉ cần
gọi, tìm địa chỉ tương ứng thông qua location server, rồi gửi địa chỉ đó
về ngược lại UA để thực hiện cuộc gọi.

Hình 2-7: Redirect server [8]

 Registrar server: tiếp nhận yêu cầu đang kí và cập nhật thông tin của
người dung mà UA cung cấp từ bản tin Register vào “Location
database” nằm trong Location Sever và lưu trữ nó.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 10/37

Hình 2-8: Registrar server [8]

 Location Server: lưu lượng thông tin, trạng thái hiện tại của người
dùng trong mạng SIP, để lấy thông tin về vị trí của người gọi khi được
yêu cầu truy xuất dữ liệu.

Hình 2-9: Location Server [8]

1.1.11 Các loại bản tin SIP
- REQUEST: được gửi từ client tới server, cho phép UA và proxy có thể xác
định người dùng, khởi tạo, sữa đổi, hủy một phiên.


XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 11/37

-

INVITE: yêu cầu bắt đầu thiết lập một cuộc gọi hoặc thay đổi các đặc tính

của cuộc gói trước đó bằng cách gửi bản tin mời đầu - cuối khác tham gia.
-

ACK: bản tin xác nhận rằng máy trạm (client) đã nhận được các bản tin trả

lời bản tin INVITE. ACK chỉ có thể được sử dụng kèm với bản tin INVITE.
-

OPTION: sử dụng để xác định năng lực của máy chủ (server).

-

BYE: bản tin yêu cầu kết thúc cuội gọi.

-

CANCEL: bản tin cho phép người dùng hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi.

-


REGISTER: thiết bị đầu cuối của SIP sử dụng bản tin này để đăng ký vị trí

với SIP server.
-

INFO: sử dụng để tải các thông tin như âm báo.

-

RETURN: được gửi bởi US hoặc SIP server để trả lời cho một bản tin

request trước đó.
Bảng 2-1: Các bản tin có mã trả về và ý nghĩa

Response Category

Status
Code

Response Phrase

100

Trying

Informational

180


Ringing

(Thông tin)

181

Call is being forwarded

182

Queued

200

OK

300

Multiple choices

Success (Thành
công)
Redirection

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 12/37


(Chuyển hướng)

Client Error
(Lỗi Client)

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX

301

Moved permanently

302

Moved temporarily

303

See other

305

Use proxy

380

Alternative service

400

Bad request


401

Unauthorized

402

Payment required

403

Forbidden

404

Not found

405

Method not allowed

406

Not acceptable

407

Proxy authentication required

408


Request timeout

409

Conflict

410

Gone

411

Length required

413

Request entity too large

414

Request-URI too large

415

Unsupported media type

420

Bad extension



ĐỒ ÁN 3
Trang 13/37

480

Temporarily not available

481

Call leg/transaction does not exist

482

Loop detected

483

Too many hops

484

Address incomplete

485

Ambiguous

486


Busy here

500

Internal server error

501

Not implemented

502

Bad gateway

503

Service unavailable

504

Gateway time-out

505

SIP version not supported

Global Failures

600


Busy everywhere

Global Failures

603

Decline

Global Failures

604

Does not exist anywhere

Global Failures

606

Not acceptable

Server Error
(Lỗi Server)

1.1.12 Phương thức hoạt động của mạng SIP
- SIP server quản lý các Request vào bằng 2 cách. Hoạt động cơ bản là dựa
trên việc mời các hệ thống đầu cuối tham gia vào cuộc gọi. Hai chế độ hoạt động
của SIP server là Proxy server và Redirect server.
1.1.1.1


Giữa hai thiết bị SIP thông qua Proxy Server

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 14/37

Hình 2-10: Hoạt động SIP thông qua Proxy Server

-

Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình: SIP Client UAA

(user agent A) gửi bản tin INVITE cho UAB (user agent B) để mời tham gia cuộc
gọi.
 UAA gửi bản tin INVITE cho Heisenberg, bản tin này đến Proxy server
SIP.
 Proxy server sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định
vị trí hiện tại của UAB. Từ Proxy server sẽ đến Location server để định vị
trí hiện tại của UAB.
 Server định vị trả lại ví trí hiện tại của UAB.
 Proxy server gửi bản tin INVITE tới UAB. Proxy server thêm địa chỉ của
nó trong một trường của bản tin INVITE.
 UAB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.
 Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về UAA .
 UAA gửi bản tin ACK cho UAB thông qua Proxy server.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX



ĐỒ ÁN 3
Trang 15/37

 Sau khi cả hai bên đã đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP
được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.
 Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, cuộc gọi bị xóa bằng cách sử dụng
bản tin BYE và 200 OK giữa hai điểm cuối.
1.1.1.2

Giữa hai thiết bị SIP thông qua Redirect server

Hình 2-11: Hoạt động thông qua Redirect server [6]

 User A gửi bản tin INVITE 1 đến Redirect Server.
 Redirect Server xử lý và trả về mã 302 thông báo cho User A.
 User A gửi bản tin INVITE 1 đến Redirect Server User
 User A gửi bản tin INVITE 2 tới User B. Vì SIP Stateful Proxy nên bản
tin INVITE 2 được gửi khác so với bản tin ban đầu nhận từ User A.
 User B nhấc máy thì nó gửi bản tin 200 OK theo chiều ngược lại cho
User A.
 Sau khi User A nhận được bản tin 200 OK, nó sẽ gửi xác nhận ACK tới
User B.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 16/37


 Luồng RTP trực tiếp giữa hai thuê bao sẽ được thiết lập, cuộc gọi được
kết nối.
1.4 Giao thức H.323
1.1.13 Giới thiệu giao thức H.323
- H.323 là hệ thống giao tiếp dựa trên gói đa phương tiện. Là một chuẩn quốc
tế của VoIP được phát triển năm 1996 bởi ITU (International Telecommunicatinons
Union - Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế). Đây là cấu trúc chặt chẽ, phức tạp và phù
hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống. H.323 thiết kế cho việc truyền
audio, video và data qua mạng IP.
-

Sau đó H.323 phát triển thành giao thức truyền tải VoIP cung cấp các dịch vụ

thông tin multimedia, audio thời gian thực trên thế giới và được sử dụng cho đến
nay.
1.1.14 Các giao thức của H.323
 H.225 RAS (Registration, Admission and Status): Báo hiệu cuộc gọi
thiết bị đầu cuối.
 H.225 Q.931: Báo hiệu điều khiển cuộc gọi, được sử dụng để kết nối,
duy trì và hủy kết nối giữa 2 thiết bị đầu cuối.
 H.235: Bảo mật và chứng thực.
 H.245: Điều khiển đa phương tiện (audio, video, data và các thông tin
kênh điều khiển) sử dụng giao thức RTP (Truyền tải thời gian thực).
1.1.15 Các thành phần cơ bản trong giao thức H.323

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 17/37


Hình 2-12: Các thành phần cơ bản của H.323 [4]

1.1.1.3 Thiết bị đầu cuối H.323 Terminal
- H.323 Terminal là thiết bị đầu cuối trong mạng LAN, có khả năng truyền
thông 2 chiều theo thời gian thực, có thể là một PC hoặc một thiết bị độc lập.
-

Các thiết bị đầu cuối H.323 phải hỗ trợ chuẩn H245 được dùng để điều tiết

các kênh truyền dữ liệu và trao đổi khả năng của thiết bị. H225 dùng để thiết lập,
báo hiệu và huỷ bỏ cuộc gọi và RTP/RTCP dùng để truyền các gói tin audio, video.
-

Ngoài ra H.323 Terminal cũng được trang bị thêm một số tính năng:
 Mã hoá và giải mã các tín hiệu audio, video.
 Hỗ trợ giao thức T120 dùng để trao đổi thông tin số liệu.
 Tương thích với MCU để hỗ trợ các liên kết đa điểm.

1.1.1.4 Gateway
- Nhiệm vụ của Gateway là đăng ký thiết bị đầu cuối gọi vào. Thiết bị
gatekeeper đóng vai trò như một bộ điều khiển trung tâm trong mạng. Tập hợp các
thiết bị đầu cuối được quản lý cùng một gatekeeper gọi là một khu (Zone). H.323

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


ĐỒ ÁN 3
Trang 18/37


gateway cung cấp khả năng kết nối giữa 1 mạng H.323 và 1 mạng không phải
H.323 ví dụ như mạng điện thoại.
1.1.1.5 Gatekeeper
- Gatekeeper là một thành phần quan trọng trong mạng H.323, được xem là bộ
não của mạng. Gatekeeper cung cấp các chức năng:
 Dịch địa chỉ: dịch từ địa chỉ hình thức của 1 đầu cuối sang địa chỉ IP tương
ứng.
 Điều khiển kết nạp: Gatekeeper sẽ chấp nhận truy nhập mạng LAN bằng
cách sử dụng các bản tin H.225 là ARQ/ACF/ARJ.
 Điểu khiển băng thông: điều khiển cấp hoặc từ chối cấp một phần băng
thông cho cuộc gọi của các thiết bị trong hệ thống thông qua bản tin H.225.
 Quản lý vùng: là một nhóm các đầu cuối H.323, các gateways, MCU được
quản lý bới gatekeeper. Thông qua các chức năng như: dịch địa chỉ, điều
khiển truy nhập, điều khiển độ rộng băng tần gatekeeper cung cấp khả năng
quản lý miền.
 Điều khiển báo hiệu cuộc gọi: nhận và xử lý báo hiệu cuộc gọi, điều khiển
hoạt động của các thiết bị đầu cuối, định hướng các thiết bị đầu cuối nối
trực tiếp với nhau qua kênh báo hiệu cuộc gọi.
 Hạn chế truy nhập: sử dụng báo hiệu trên kênh H.225 để từ chối 1 cuộc gọi
của 1 thiết bị đầu cuối khi có lỗi trong việc đăng ký.
 Quản lý cuộc gọi: duy trì danh sách các cuộc gọi đang được tiến hành nhờ
đó biết được thiết bị nào đang bận.
1.1.1.6 MCU (Multipoint Control Unit)
- Hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu
cuối. MCU bao gồm: 1 MC(multipoint controller) và 1 MP(multipoint processor).
-

Nhiệm vụ của MC: điều tiết khả năng audio, video, data giữa các thiết bị đầu

cuối theo giao thức H245, điều khiển các tài nguyên của hội thoại bằng việc xác

định dòng audio, video, data nào cần được gửi đến các đầu cuối.

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ELASTIX


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×